Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Tinidazol tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Tinidazol là thuốc gì? Thuốc Tinidazol có tác dụng gì? Thuốc Tinidazol giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Tinidazol là thuốc gì?
Tinidazol là thuốc được sản xuất và đăng kí bởi Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG – VIỆT NAM
Thuốc có thành phần dược chất chính là Tinidazol có hàm lượng khác nhau tùy dạng bào chế và có tá dược khác như Magnesi stearate ,Tinh bột ngô, Avicel M101, Natri starch glycolat(DST), Titan dyoxyd , Povidon K30, Hydroxylpropyl, methylcellulose(HPMC) 2910, Polyethylene glycol (PEG) 6000, Talc.
Thuốc Tinidazol giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay các nhà thuốc trên toàn quốc đều có bán Tinidazol vì vậy mà người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua thuốc với giá cả khác nhau
Giá của Tinidazol khác nhau tùy vào nhà thuốc và hàm lượng bào chế tuy nhiên dao đọng khoảng 37.000đ/hộp 500mg 10 vỉ x 10 viên.
Thuốc bán tại nhà thuốc Ngọc Anh.
Tuy nhiên hãy tìm cho mình một cơ sở bán thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm tránh không mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Thuốc tương tự:
Nicardipine Aguettant 10 mg/10 ml do Công ty Laboratoire Aguettant sản xuất
Tác dụng của thuốc Tinidazol
Thuốc có tác dụng trên vi khuẩn kị khí bắt buộc và nguyên sinh vật sau khi thuốc vào cơ thể sẽ được hấp thu hết hoạt động theo cơ chế xâm nhập vào tế bào vi khuẩn qua đó ức chế sự tổng hợp DNA hoặc phá hủy chuỗi DNA do đó vi khuẩn không thể nhân lên và phát triển.
Sau khi vào cơ thể thuốc phân bố vào các mô cơ quan nhưng chỉ có 12% thuốc gắn với huyết tương, thời gian bán rã của thuốc trong cơ thể khoảng 12-14 giờ. Sau đó thuốc sẽ được đào thải qua thận, một phần nhỏ thuốc đào thải qua phân.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc được điều trị dự phòng cho bệnh nhân nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn kị khí sau phẫu thuật, đặc biệt là các phẫu thuật đại tràng, dạ dày và phụ khoa
Điều trị nhiều nhiễm khuẩn do vi khuẩn kị khí ví dụ như: viêm nội mạc tử cung, áp xe vòi buồng trứng, viêm âm đạo không đặc hiệu, viêm loét lợi cấp, nhiễm khuẩn da và mô mềm, nhiễm khuẩn vết thương sau phẫu thuật, viêm phổi, viêm màng phổi mủ, áp xe phổi, viêm màng bụng, áp xe,….
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm kí sinh trùng ở đường sinh dục tiết niệu cả nam và nữ do Trichomonas, nhiễm Giardia, amip ruột, amip tại gan,…
Là thuốc được sử dụng thay thế trong trường hợp bệnh nhân không dung nạp với metronidazol
Ngoài ra còn có trong phác đồ điều trị viêm loét dạ dày-hành tá tràng do vi khuẩn H.p
Cách dùng – Liều dùng
Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén bao phim, viên nén nên sử dụng theo đường uống bạn có thể sử dụng chung với nước đun sôi để nguội ngoài ra một số thuốc sử dụng dưới dạng thuốc tiêm,… có thể dùng trong hoặc sau khi ăn.
Đối với các bệnh nhân nhiễm khuẩn kị khí sử dụng liều 4 viên/ngày duy trì điều trị trong vài ngày trong một số trường hợp cần thiết có thể điều trị trong thời gian dài hơn khoảng 1 tuần, tuy nhiên sau đó phải giảm liều cho bệnh nhân xuống 1 nửa tránh nguy cơ tác dụng phụ.
Bệnh nhân mắc phải kí sinh trùng Trichonomas, Giardia sử dụng liều duy nhất 4 viên
Để tránh nhiễm khuẩn sau phẫu thuật thì trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân sử dụng liều duy nhất 4 viên do nếu bị nhiễm khuẩn bệnh viện sẽ rất nguy hiểm vì vi khuẩn bệnh viện kháng kháng sinh rất cao
Đối với trẻ em tùy theo cân nặng và độ tuổi mà chỉ định liều dùng.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho bệnh nhân bị mẫn cảm đối với bất kì thành phần nào có trong thuốc
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và các sản phụ đang cho con bú chống chỉ định với Tinidazol
Bệnh nhân có rối loạn thần kinh thực thể và những bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tạo máu hoặc có tiền sử loạn chuyển hóa porphyrin cấp chống chỉ định với Tinidazol.
Tác dụng phụ của thuốc Tinidazol
Tác dụng phụ của Tinidazol nói chung thường không nặng, nhẹ, có thể tự khỏi và không kéo dài. Tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, ăn không ngon và đau bụng là các tác dụng phụ hay gặp nhất khi sử dụng thuốc.
Có thể gặp các phản ứng quá mẫn, nổi mề đay, ngứa ngáy,choáng váng, bệnh thần kinh ngoại vi, nước tiểu sẫm màu, giảm bạch cầu thoáng qua,… nặng hơn có thể bị co giật
Khi người bệnh gặp bất kì các biểu hiện bất thường nào thì nên gặp bác sĩ để có thêm tư vấn tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mình.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Tinidazol
Điều trị bằng tinidazol không nên sử dụng các sản phẩm có rượu vì có thể gây ra các phản ứng khó chịu giống như disulfiram, bao gồm buồn nôn, nôn, nhức đầu, tăng huyết áp, đỏ bừng và khó thở.
Khi xuất hiện các rối loạn về thần kinh sau khi sử dụng thuốc như chóng mặt, mất cân bằng, choáng váng, co giật thì nên ngừng sử dụng thuốc.
Đối với phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu không sử dụng thuốc, vì thuốc bài tiết qua sữa nên sau khi uống thuốc sau 72 giờ không nên cho trẻ bú.
Đối với người cao tuổi do các chức năng gan, tim bị suy giảm nên điều chỉnh liều theo chỉ dẫn bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Nếu dùng cholestyramin hoặc colestipol sẽ làm giảm tác dụng của thuốc nên dùng Tinadazol sau 2 giờ khi dùng thuốc trên.
Nên giảm tần suất dùng, liều lượng dùng khi sử dụng các chế phẩm có Disulfiram, Fluorouracil , ethanol do có thể bị nôn, buồn nôn, nhức đầu, tăng huyết áp,…
Cimetidin có thể làm giảm sự bài tiết của tinidazol, ức chế sự chuyển hóa của Tinidazol ở gan, gây tăng độc tính của thuốc. Ngược lại khi sử dụng Rifampicin sự thải trừ Tinidazol tăng thể do tăng chuyển hóa tinidazol ở gan và làm giảm tác dụng điều trị.
Nên cung cấp cho bác sĩ các thuốc đang sử dụng để hạn chế các rủi ro không mong muốn
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Tinidazol
Quá liều có thể làm tăng nguy cơ bị tác dụng phụ do đó nên sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ, thuốc giải độc khi quá liều Tinidazol không có nên biện pháp giải quyết khi quá liều là rửa dạ dày.
Quên liều:quên liều sẽ làm giảm khả năng điều trị,bệnh nhân nên bỏ liều dùng đã bỏ không nên uống chồng liều,do đó bệnh nhân nên tuân thủ điều trị để đạt được kết quả mong muốn.