Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Siro Tiffy tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Siro Tiffy là thuốc gì? Thuốc Siro Tiffy có tác dụng gì? Thuốc Siro Tiffy giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Siro Tiffy là thuốc gì?
Thuốc Siro Tiffy được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt cùng với các loại thuốc giảm đau hạ sốt khác.
Siro Tiffy được sản xuất dưới dạng siro, chứa trong chai có dung tích 30ml.
Trong mỗi 5ml siro có chứa các thành phần chính là:
Paracetamol hàm lượng 120mg.
Phenylephrin hydroclorid hàm lượng 5mg.
Chlorpheniramine maleate hàm lượng 1mg.
Ngoài ra còn có sự kết hợp của tá dược vừa đủ 1 chai.
Thuốc Siro Tiffy giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Hiện nay, thuốc Siro Tiffy có xuất xứ trong nước, do Công ty TNHH Thái Nakorn Patana Việt Nam sản xuất.
Với mỗi một hộp thuốc chứa một chai siro Tiffy 30ml, đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh với giá 8.500 đồng/hộp và được phân phối rộng rãi khắp cả nước. Các bạn có thể tìm mua Siro Tiffy tại các nhà thuốc, các quầy thuốc ở địa phương với giá hợp lí.
Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ là nên lựa chọn cơ sở y tế uy tín để mua được thuốc đảm bảo chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Tylenol 8 hour do Janssen-Cilag., Ltd sản xuất.
Thuốc Acemol do Công ty CP Dược phẩm 2/9 sản xuất.
Thuốc Decolgen ND do Công ty TNHH United International Pharma sản xuất.
Tác dụng của thuốc Siro Tiffy
Tác dụng của Siro Tiffy dựa trên sự phối hợp của 3 hoạt chất chính tạo nên thuốc.
Paracetamol hay Acetaminophen, là thành phần được dùng khá phổ biến hiện nay với tác dụng giảm đau hạ sốt. So với aspirin, Paracetamol có tác dụng êm dịu hơn, mạnh hơn và kéo dài hơn và có khả năng dung nạp tốt hơn. Nhưng Paracetamol lại không có hiệu quả trong điều trị viêm. Cơ chế hoạt động của hoạt chất này là tác động lên vùng dưới đồi, làm tăng giãn mạch và lưu lượng máu ngoại biên gây hạ nhiệt.
Phenylephrin là một loại thuốc cường giao cảm a1, có khả năng làm co mạch, tăng huyết áp, giảm phù nề do hoạt chất này tác động trực tiếp lên các thụ thể a1-adrenergic. So với Norepinephrin, tác dụng làm tăng huyết áp của Phenylephrin chậm hơn nhưng thời gian tác dụng của thuốc lại kéo dài hơn. Bên cạnh đó, Phenylephrin còn gây ra giảm lưu lượng máu qua thận, giảm thể tích máu tuần hoàn, gây chậm nhịp tim. Nếu sử dụng Phenylephrin ở liều điều trị thì hệ thần kinh trung ương sẽ không bị tác động.
Còn Chlorpheniramine là một thuốc kháng histamin (là một chất trung gian hoá học có khả năng gây dị ứng nhờ gây giãn mạch và tăng độ thấm ở thành mạch máu) ở thụ thể H1. Với cấu trúc của mình, Chlorpheniramine ức chế cạnh tranh với histamin, do đó có tác dụng chống dị ứng, giúp cơ thể ngăn ngừa và điều trị các bệnh như viêm mũi dị ứng, viêm da do dị ứng, viêm kết mạc mắt do dị ứng, giảm các triệu chứng như đỏ, ngứa hay hắt hơi liên tục.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Siro Tiffy được bác sĩ chỉ định dùng để chuyên trị các triệu chứng thông thường như viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, phù nề, giảm đau, hạ sốt.
Ngoài ra, các chứng như đau đầu, đau nửa đầu, nhức cơ xương khớp, đau ổ răng, mệt mỏi, đau do chấn thương, phẫu thuật, bỏng, sốt… cũng có thể sử dụng thuốc Siro Tiffy.
Cách dùng – Liều dùng
Thuốc Siro Tiffy được điều chế dưới dạng siro và được dùng theo đường uống.
Cách dùng thuốc Siro Tiffy rất đơn giản, bạn chỉ cần rót dung dịch bên trong chai một lượng theo chỉ định và uống trực tiếp.
Liều dùng:
– Đối với người lớn: mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần uống 2 thìa cà phê tương đương 10 ml dung dịch.
– Đối với trẻ từ 6-12 tuổi: mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần uống từ 1-2 thìa cà phê tương đương 5-10 ml dung dịch.
– Đối với trẻ từ 3-6 tuổi: mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần uống 1 thìa cà phê tương đương 5 ml dung dịch.
Lưu ý: Đối tượng sử dụng Siro Tiffy là người lớn và trẻ em trên 3 tuổi, trẻ em dưới 3 tuổi không được khuyến cáo sử dụng.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Siro Tiffy cho bệnh nhân mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Ngoài ra, các bệnh nhân bị cường giáp, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, suy gan nặng, huyết khối màng treo ruột, huyết khối ngoại biên, tắc môn vị – tá tràng, tắc cổ bàng quang, hen suyễn hay rối loạn tuyến tiền liệt thì không được dùng thuốc Siro Tiffy.
Đặc biệt, chống chỉ định dùng thuốc với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.
Tác dụng phụ của thuốc Siro Tiffy
Khi sử dụng thuốc Siro Tiffy, các tác dụng phụ có thể xảy ra thường nhẹ như chóng mặt, buồn ngủ, ngủ lơ mơ, khô miệng, đắng miệng, khô họng hay phát ban.
Nếu xảy ra các tác dụng phụ mạnh, hãy ngừng sử dụng thuốc và đến gặp bác sĩ điều trị để nhận được lời khuyên hợp lí.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Trước khi quyết định sử dụng thuốc, bạn nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khoẻ hiện tại, tiền sử bệnh án hay các dị ứng nếu có để bác sĩ nắm được và đưa cho bạn những lời khuyên quan trọng.
Nếu bạn đang điều trị các chứng bệnh có liên quan đến gan, thận, tuyến giáp, tuyến tiền liệt, tim, cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc.
Do thuốc có khả năng gây buồn ngủ, chóng mặt nên tránh dùng thuốc nếu như bạn có ý định lái xe hay vận hành máy móc.
Đối với phụ nữ mang thai hay cho con bú, hiện nay chưa có đầy đủ nghiên cứu nên nếu cần sử dụng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Nếu sau 7 ngày, bệnh vẫn chưa hồi phục hay xuất hiện cơn đau kéo dài hơn 5 ngày, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Tuyệt đối không dùng thuốc Siro Tiffy với liều lượng và thời gian điều trị ít hơn, nhiều hơn hay lâu hơn so với chỉ định của bác sĩ.
Hãy đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Một số thuốc có khả năng tương tác với thuốc Siro Tiffy là: thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chẹn beta, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc chống đông máu (Courmarin, dẫn chất indadion), thuốc ức chế monoamin oxydase, isoniazide, thuốc chống co giật (barbiturat, carbamazepin, phenytoin), các thuốc gây kích thích thần kinh hay hạ sốt khác.
Trên đây không phải là tất cả danh sách thuốc có khả năng tương tác với Siro Tiffy. Vì vậy, để đảm bảo an toàn và thuốc đạt hiệu quả điều trị cao, hãy báo với bác sĩ về tất cả các loại thuốc bạn đang hay có ý định sử dụng trong thời gian tới.
Cách xử lí quá liều, quên liều thuốc Siro Tiffy
Quá liều: Nếu dùng thuốc Siro Tiffy quá liều, có thể gây tăng nguy cơ độc tính trên gan do Paracetamol. Hãy gọi ngay trung tâm cấp cứu 115 hay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời. Đồng thời, trong thời gian chờ đợi, hãy hỗ trợ hô hấp liên tục cho bệnh nhân cho đến khi bệnh nhân được vào viện.
Quên liều: Nếu bạn quên một liều, hãy cố gắng bù liều đó càng sớm càng tốt. Nếu thời gian bù liều gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng thuốc theo kế hoạch đã định trước. Tuyệt đối không được gộp chung liều đã quên vào liều sau để sử dụng.
Nếu muốn biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ với bác sĩ hay dược sĩ.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.