Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Capelodine tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Capelodine là thuốc gì? Thuốc Capelodine có tác dụng gì? Thuốc Capelodine giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Capelodine là thuốc gì?
Capelodine là một sản phẩm của công ty TNHH sinh dược phẩm Hera, là thuốc dùng trong điều trị ung thư vú và ung thư đại trực tràng , với hoạt chất chính là Capecitabin. Một viên nén Capelodine có các thành phần:
Capecitabin 150mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên nén bao phim.
Thuốc Capelodine còn có các dạng bào chế 500mg.
Thuốc Capelodine giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Capelodine có 6 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén, được bán tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 100.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Capelodine là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Capelodine tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
Tác dụng
Capecitabin:
Capecitabin không có nhiều tác dụng dược lý cho đến khi vào trong cơ thể, chịu tác dụng của enzym xung quanh tế bào ung thư và biến đổi thành fluorouracil- một loại thuốc chống chuyển hóa. Sau khi biến đổi thì thuốc có tác dụng ức chế sự tổng hợp ADN, làm sai lệch sự tổng hợp ARN từ đó ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein. Thuốc còn tác động lên quá trình phân bào của tế bào ung thư. Do đó Capecitabin khi vào trong cơ thể thì có tác dụng làm chậm hoặc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và thu nhỏ kích thước khối u.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị cho bệnh nhân ung thư dạ dày đang tiến triển.
Là lựa chọn tốt nhất trong điều trị cho người bị ung thư đại trực tràng có di căn.
Chỉ định điều trị hoặc điều trị hỗ trợ cho các trường hợp hậu phẫu cắt bỏ khối u nguyên phát ung thư đại tràng giai đoạn III.
Điều trị cho bệnh nhân ung thư vú tiến triển tại chỗ.
Điều trị ung thư vú di căn cho bệnh nhân không đáp ứng khi điều trị bằng Anthracyclin hoặc bị tái phát bệnh sau khi dùng Anthracyclin.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Dạng viên: Nên uống thuốc vào khoảng 30 phút sau khi ăn. Thuốc được bào chế dạng viên nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai nát viên thuốc, phải uống cả viên với nước đun sôi để nguội.
Nếu dùng đồng thời với Docetaxel thì người bệnh phải uống Capelodine trước.
Liều dùng:
Ngày uống 2 lần vào buối sáng và tối.
Liều dùng điều trị ung thư vú:
Nếu dùng cùng Docetaxel: Liều ban đầu là 2500mg/m2/ngày chia 2 lần sáng- tối. Điều trị trong 2 tuần, sau đó nghỉ dùng thuốc 1 tuần. Duy trì điều trị trong ít nhất 6 tuần. Sau liều ban đầu bác sĩ có thể điều chỉnh liều cho phù hợp với bệnh nhân. Dùng cùng Docetaxel liều 75mg/m2 truyền tĩnh mạch sau khi dùng Capelodine 1 giờ vào ngày đầu tiên của chu kỳ.
Nếu chỉ điều trị bằng Capelodine: Liều ban đầu là 2500mg/m2/ngày chia 2 lần sáng- tối. Điều trị trong 2 tuần, sau đó nghỉ dùng thuốc 1 tuần. Duy trì điều trị trong ít nhất 6 tuần để đánh giá đáp ứng. Sau liều ban đầu bác sĩ có thể điều chỉnh liều cho phù hợp với bệnh nhân.
Liều dùng điều trị ung thư đại trực tràng:
Liều điều trị hỗ trợ ung thư đại tràng: Liều ban đầu là 2500mg/m2/ngày chia 2 lần sáng- tối. Điều trị trong 2 tuần, sau đó nghỉ dùng thuốc 1 tuần. Điều trị trong vòng 6 tháng, tổng cộng 8 chu kỳ ( 3 tuần 1 chu kỳ). Sau liều ban đầu bác sĩ có thể điều chỉnh liều cho phù hợp với bệnh nhân.
Liều điều trị ung thư đại trực tràng bị di căn: Liều ban đầu là 2500mg/m2/ngày chia 2 lần sáng- tối. Điều trị trong 2 tuần, sau đó nghỉ dùng thuốc 1 tuần. Sau liều ban đầu bác sĩ có thể điều chỉnh liều cho phù hợp với bệnh nhân.
Liều dùng cho người bị suy gan nhẹ: không cần hiệu chỉnh liều
Liều dùng cho bệnh nhân suy thận: Cần hiệu chỉnh liều cho phù hợp.
Liều dùng cho người già: Cần giảm liều cho phù hợp.
Chú ý: sự điều chỉnh liều phải dựa theo khả năng dung nạp của bệnh nhân, sự thay đổi diện tích da của người bệnh, bác sĩ cần xem xét kỹ liều dùng để có đáp ứng điều trị tốt nhất và tác dụng gây độc là ít nhất.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Capelodine cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp
Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị suy thận nặng.
Không dùng thuốc cho người bị thiếu hụt DPD.
Không dùng cho trường hợp bị giảm số lượng bạch cầu hoặc giảm số lượng tiểu cầu nặng.
Không dùng cho bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc Sorivudin hoặc các thuốc cùng nhóm với Sorivudin.
Chóng chỉ định cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Capelodine
- Thận trọng khi dùng thuốc cho người già.
- Thận trọng khi sử dụng Capelodine cho bệnh nhân suy thận hoặc suy giảm chức năng gan.
- Cẩn trọng khi dùng đồng thời thời thuốc chống đông máu Coumarin.
- Thận trọng khi dùng cho người phải lao động cần sự tập trung cao do thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ trên thân fkinh trung ương như: hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa,…
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Capelodine
Tác dụng phụ thường gặp
- Trên hệ thần kinh trung ương: hoa mắt, nôn nao, đau đầu,…
- Trên tiêu hóa: tiêu chảy, nôn mửa, ăn không ngon miệng, táo bón,…
- Trên gan: tăng men gan
- Một số tác dụng phụ thường gặp khác: phù nề, giảm số lượng các tế bào máu, khó thở, viêm da,…
Tác dụng phụ ít gặp
- Trên thần kinh: Đau đầu, hoa mắt, trầm cảm, loạn thần.
- Trên da: nổi mẩn đỏ, bợt màu da, rụng tóc,…
- Trên tiêu hóa: táo bón, tiêu chảy, mất vị giác, viêm ruột, xuất huyết,…
- Một số tác dụng phụ khác: ho nhiều, đau mỏi xương khớp, giảm thị lực, nhiễm bệnh cơ hội khác,…
Tác dụng phụ hiếm gặp: một số bệnh trên tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, sốc tim,…
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Capelodine thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng thuốc Capelodine, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể.
Không dùng đồng thời Capelodine với Natalizumab, Phenytoin, vaccine sống, kháng vitamin K, thuốc chống đông máu Coumarin,… do Capelodine sẽ làm tăng tác dụng và độc tính của các thuốc này.
Không dùng cùng với thuốc Sorivudin và các thuốc cùng nhóm do các thuốc này có thể làm tăng độc tính của Capelodine.
Tránh dùng đồng thời với thuốc Alopurinol do có thể làm giảm tác dụng của Capelodine.
Nên uống Capelodine trước khi uống các thuốc antacid ít nhất 2 giờ.
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Capelodine
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.