Bàn về kinh nguyệt, băng huyết, rong huyết theo Y học Cổ truyền

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bàn về kinh nguyệt, băng huyết, rong huyết theo Y học Cổ truyền

Bài viết Bàn về kinh nguyệt, băng huyết, rong huyết theo Y học Cổ truyền

Tham khảo từ chương 4 “Phụ đạo sán nhiên” quyển II, tập 1, 2 “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” – Nhà xuất bản Y học tải bản pdf Tại đây.

Tác giả Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

TỔNG LUẬN VỀ KINH NGUYỆT

Sách Nội kinh chép rằng: “3 mạch Xung, Nhâm, Dốc cùng một nguồn gốc, mà chia ra 3 ngả”. Mạch Xung khởi đầu từ huyệt Khí nhai, cùng kinh Thiếu âm, từ bụng dưới theo hai bên rốn đi lên ngực, tỏa ra tưới thấm vào các kinh, dưới thì vào chân, làm thành cái bể của 12 kinh, đường ra vào đều di theo kỉnh Thiếu âm, nên gọi là Huyết hải (bể máu). Mạch Nhâm làm nhiệm vụ ở phía trước thân thể, khởi đầu ở phía dưới huyệt Trung cực ở lông mu, đi theo bụng lên huyệt Quan nguyên, đến cuống họng, nên gọi là bể của âm mạch. “Nhâm” nghĩa là “Nhậm”, tức là nhiệm vụ chung của âm mạch, là nơi bắt đầu sinh ra và nuôi người ta. Mạch “Dốc” là đốc xuất, bát đầu tư du huyệt ở hạ cực, rồi tư bụng dưới theo chính giữa xương sống lên đến huyệt Phong phù vào trên đỉnh đầu, đi theo trán đến sống mũi, nên gọi là của dương mạch. “Dốc” có nghĩa là “đô”, tức lã quản đốc đường dương mạch. Sách nội kinh chép: “Mạch Xung là bể huyết, mạch Nhâm chủ về bào thai, hai mạch đều thông thì kinh nguyệt đúng kỳ mà có, kinh nguyệt co* rồi, thì huyết trống rỗng, sau 7 ngày lại đầy lên dãn dằn, giống như “mặt trăng co’ lúc tròn lúc khuyết”. Sách Nội kinh nói: “Mạch Xung là cái bể của máu, các kinh hội tụ ở đó”. Về nam giới, thỉ vận chuyển mà lưu hành, không tích mà không đầy, khí là dương nam giới nhờ khí mà vận hành, nên dương khí ứng, mà nam giới mỗi ngày mỗi lần dương vật cương. Về nữ giới, thì đình trệ mà ngăn giữ lại: có tích mà hay đầy, vỉ huyết là âm, nữ giới theo huyết đầy thịnh, nên âm huyết mỗi tháng một lần thấy kinh. Nhưng cũng nên biết Huyết hài có thưa, do 12 kinh đều thưa, chứ không phải chỉ một mình Huyết hải, cho nên kinh mới có được.

Sách nói: Mạch Nhâm đảm nhiệm âm huyết của toàn thân. Thái xung thuộc kinh Dương minh là bể của huyết, cho nên cốc khí thịnh thì bể huyết đầy, mà kinh nguyệt đến kỳ ra”.

Sách nói: “Kinh nguyệt của đàn bà gốc ở bốn kinh, không phải chì riêng ở mạch Xung, mạch Nhâm, mà còn ở kinh Thủ Thái dương Tiểu tràng thuộc phủ, chủ ở phần biểu, là dương, và ở kinh Thủ thiếu âm Tâm thuộc tạng, chù ở phần lý, là âm. Hai kinh này ở trên là sữa, ở dưới là kinh nguyệt”.

Sách Nội kinh nói: “Con gái 7 tuổi, thận khí thịnh, răng thay, tóc dài, 14 tuổi thiên quý (1) đến mạch Nhâm thông, mạch Thái xung thịnh, hai mạch lưu thông, kinh nguyệt đầy dần, đúng thời kỳ ra giống như mặt trăng có lúc tròn lúc khuyết, nên gọi là “kinh nguyệt”, và kinh đến không sai hẹn, nên cũng gọi là “nguyệt tín”, nhưng bởi vì thận thuộc thủy, quý cũng thuộc thủy, do khí của tiên thiên súc tích đến cực độ mà sinh ra, cho nên gọi là âm tinh là thiên quý. Vương Băng cho kinh nguyệt là thiên Quý là sai, vì tĩnh của đàn ông cũng là thiên qúy, thế thì thiên quý của đàn ông cũng là huyết hay sao? Như giống chim muông không có thiên quý mà thành thai, là vì giống chim muông chỉ biết ăn uống và giao cấu, cho nên vận tinh huyết đi lại chỉ tụ ở chó phao câu (vỉ lư)”.

Sách Nội kinh nói: “Thức ăn vào dạ dày, tràn đầy tinh khí, trên thì chuyển vận lên tỳ, tỳ khí phân tán đưa lên phổi, mà thông điều đường thủy, dưới thủy chuyển vận xuống bàng quang, tinh túy của nước lưu hành ra khắp kinh mạch của năm tạng”. Do đo’, thì thấy huyết mà đầy tràn được là nhờ tinh túy của năm vị mà ta ăn uống vào, tức là tinh khí của cơm nước.

Sách nói: “Bổ huyết thường dùng thuốc chữa tỳ vị mà có công hiệu”, tức là ý nghĩa đó.

Lý Đông Viên nói; “Tỳ là nguồn gốc sự sinh hóa, tâm cai quản huyết của các kinh, tâm và tỳ hòa bình, thì kinh nguyệt ra đúng lệ thường. Nếu bên trong bị thất tình day dứt, bên ngoài thì bị khí lục dâm xâm phạm, ăn uống không chừng mực, lúc nghỉ lúc làm việc không đúng thời giờ, thì tỳ vị hư tổn, tâm hòa động xằng, mà sinh ra kinh nguyệt không đều”.

Sách nói: “Kinh nguyệt và sữa, gốc ở chất tinh ba cùa cơm nước trong dạ dày, chất ấy đi về tim, ngang qua phổi, dồn vào mạch Xung, mạch Nhâm mà làm thành kinh nguyệt, biến ra sắc đỏ làm thành máu, tức là bẩm thụ theo màu sắc của âm hòa. Khi có thai, huyết phải nuôi thai, khi đẻ rồi, chất tinh túy ấy trở về phế kim đi ra các mạch, chảy vào vú, biến ra sắc trắng mà thành sữa, tức là bẩm thụ theo màu sắc của phế kim. Nếu không cho bú, thì khiếu của Kính Dương minh không thông, tân dịch trong dạ dày lại trở về phổi, biến ra sắc đỏ mà lại thành kinh nguyệt.

Sách nói: “Khí tự nhiên của vô cực (lúc chưa có trời đất) tính của âm dương và ngũ hành, hòa hợp với nhau mà ngưng kết lại, cần đạo (2) thành trai, khôn đạo (3) thành gái. Trai 1 tuổi khởi đầu từ cung dần (4), gái 1 tuổi khởi đầu bằng cung thân (5). Dần là âm trong dương, thuộc về số 8. Thân là dương trong âm, thuộc về sổ 7, cho nên trai đến tuổi 2 lần 8 (8×2 = 16) mà tính thông, gái đến tuổi 2 lần (7×2 = 14) mà kinh nguyệt có âm dương hòa hợp mới có thể sinh con. Trai đến tuổi 8 lần 8 (8×8 = 64), số quẻ (số 8) đã hết, thì dương tinh teo lại (dương sự không cử nữa) gái đến tuổi 7 lần 7 (7×7 = 49), số quẻ (số 7) đã hết, thì kinh nguyệt khô kiệt (huyết không ra nữa), không co’ thể sinh con được nữa. Cho nên, đàn bà thụ chất âm nhục lấy huyết làm gốc. m huyết như nước chảy dưới đất, dương khí như gió thổi trên trời, gió thổi thì sinh nước cử động, dương khí không đạt thì âm huyết điều hòa, đó là lẽ tự nhiên.

Sách nói: “Gái thấy kinh sớm thì tính khôn khéo, thấy kinh chậm thì đần độn”, đó là một lẽ nói tâm chủ về thần kinh (tinh không sáng suốt).

KINH NGUYỆT

XÉT NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ CỦA BỆNH

Trong minh ngư bỉ ta có trăm chứng bệnh, mà bệnh đàn bà cũng không khác đàn ông, chỉ khác nhau về các chứng kinh nguyệt, thai sản, băng huyết, rong huyết, khí hư, sưng vú, lở âm hộ v.v… Phàm con gái 13 tuổi đã thấy kinh nguyệt, 14 tuổi chưa thấy kinh nguyệt là bản chất yếu ớt hay có chứng âm hư hay nóng về ban đêm, mà đến 18, 19 tuổi, còn chưa thấy kinh nguyệt, thì nên kịp thời bồi bổ, và thong thả hãy kết hôn mới tốt. Nếu con gái thiên quý đã đến hơn 10 năm mà không giao hợp với con trai, thì kinh không đều. Chưa quá 10 năm, mà muốn được cùng với con trai giao hợp, kinh cũng không được đều. Kinh không đều thì huyết cũng không ra, huyết mới đi sai đường hoặc tích vào trong xương, hoặc biến thành phù thũng. Về sau tuy giao hợp, nhưng khó kết thai. Giao hợp nhiều thì tân dịch khô, có thể làm cho người hư yếu đi. Đẻ nhiều thì huyết khô có thể làm cho người chết. Lại một thuyết nói; “Cho bú nhiều thì âm huyết (1) khô, có thể làm cho người chết”. Cũng có người vì gió lạnh nhân lúc hư lọt vào trong bào thai; cũng có người do huyết mạch ở Xung, Nhâm bị thương tổn mà kinh không đều, cũng có người vì khí huyết lao thương, gió lạnh nhân đó lấn vào, tỳ vị đã thương tổn, thì ăn uống kém dần, vinh vệ ngày càng suy, da thịt vàng gây, mạch Xung, mạch Nhâm bị tổn thương mà kinh không đều. Cho nên hễ lúc có kinh phải rất cẩn thận. Nếu không thì sẽ thành bệnh giống như các bệnh sản hậu.

Các bệnh của đàn bà đều tự tâm sinh ra. Huống chi đàn bà tính thiên về hay uất, một khi hỏa ngũ chí (2) bốc lên, thì tâm hỏa lại càng bốc mạnh, lâm cho-huyết ở tâm ngày một hao dần, không còn gì để tàng về can, và công việc xuất ra và nạp vào của huyết bị khô kiệt.

Sách Nội kinh nói: “Mẹ có thể làm cho con hư”, cho nên tỳ không làm việc tiêu hóa mà ăn ít, tức như câu thường nói “bệnh nhị dương (dương minh) phát ở tâm tỳ, là như thế. Vì ăn ít, nên phế khí cũng bị mất chỗ nuôi (tỳ nuôi phế), mà khí trệ không lưu thông, thì không lấy gì để tư nhuận thận âm. Huống chi âm ra huyết hoàn toàn nhờ thận thủy để hoàn thành, thận thủy đã thiếu thì kinh nguyệt ngày một khô dần hoặc thấy trước hoặc thấy sau, ra đầm đìa, không đúng kỳ hạn nào. Nếu không chữa sớm, tất bị chứng bế tắc không thông, mà biến thành chứng lao nặng. Kinh nguyệt bình thường cứ 30 ngày ra một lần. Nếu phần dương thái quá thì trước kỳ đã thấy kinh, phần dương bất cập thì sau kỳ mới thấy kinh. Lại có người kinh ra lúc nhiều lúc ít, lúc dứt hẳn không ra, lúc bâng, rong không cầm, đều do âm dương thịnh hay suy mà sinh ra. Về chứng kinh ra nhiều và trước kỳ, là do dương khí lấn vào âm, thì huyết chạy lan tràn (Nội kinh gọi là: “trời nắng đất nóng, nước bị bốc sôi”). Về chứng kinh ra ít và sau kỳ, là do âm khí lấn vào dương thì tử cung lạnh, khí cũng lạnh, huyết không vận hành được (Nội kinh gọi là: “trời đất giá lạnh, nước đọng thành băng”).

Một thuyết nội: “Có người kinh ra trước kỳ mà không có hỏa, có người kinh ra sau kỳ mà có hỏa”. Phàm màu kinh ra sắc bầm, phần nhiều thuộc hỏa quá vượng. Cũng có người hư hàn mà kinh ra sác cũng bầm. Còn như kinh ra sắc trắng nhợt, thì hòa không vượng rõ lắm. Nhưng lại có người kiêm đờm mà sắc trắng nhợt; có người kiêm thấp đờm, sác vẫn vàng và đục, cho nên cần phải phân tích về mạch tri hay xác và thân thể mạnh hay yếu nữa.

Trai gái đều có tinh, nếu tình dục không có điều độ, đều có thể rất hại đến tinh khí, cho nên hễ tinh khô là chết người, chẳng riêng gì về phía con trai.

Sách nói: “Con gái ham tình dục hơn con trai, nên cảm bệnh nhiều hơn con trai”. Huống chi các bệnh thuộc về sinh đẻ, khí hư có đến 36 bệnh, thương tổn khí huyết, chứng nọ kèm chứng kia, nhiều nguyên nhân. Cho nên phụ nữ càng nên phải trong sạch tâm chí, tiết chế tình dục, đó là một ý nghĩa đầu tiên về điều kinh trừ bệnh.

==>> Xem thêm: Bảo thai thần hiểu toàn thư: các phương thuốc trị bệnh phụ nữ

PHÂN BIỆT CHỨNG TRẠNG

Đàn bà lấy huyết làm chủ yếu, lúc hành kinh cũng như lúc sinh đẻ, rất nên cẩn thận. Lúc đó, nếu có một giọt ứ huyết chưa sạch, hoặc ngoài bị cảm phong, hàn, thấp, nhiệt và thử, hoặc trong bị thương tổn vì ăn đồ sống, lạnh, hoặc tắm rửa lâu quá, bị lạnh ngấm vào, hoặc ăn lầm phải chất chua lạnh, rồi thất tình bị uất kết, ngùng đọng ở trong, thì gọi là huyết trệ. Hoặc sau khi tắt kinh rồi, dùng sức lao động thái quá hoặc nhập phòng nhiều quá và ăn đồ khô nóng, làm cho hỏa động, tà khí thịnh, tân dịch khô, thì gọi là huyết khô. Hoặc sau khi tắt kinh rồi, bị sợ hãi, khí huyết rối loạn chạy ngược lên, theo mũi và miệng trào ra, chạy ngược ra khắp thân thể thì huyết và nước giao kết với nhau mà biến thành chứng thủy thũng. Hoặc giận dữ thì khí huyết chạy ngược vào khoảng eo lưng, bắp đùi, bụng, lưng, sườn, tay, chân, làm cho n thể nặng nề đau đớn không yên, hễ thấy kinh thì bệnh phát, hết kinh thì bệnh khỏi; hoặc giận quá bị thương can, thì sinh ra các chứng chóng mặt, nôn mửa, tràng nhạc, huyết phong (nốt phỏng) và nhọt lở v.v… cộng vào đó, kinh nguyệt bị thấm vào, thành các khiếu lở loét, đầm đìa mãi không khỏi, thấp, nhiệt giao kết với nhau làm thành chứng băng, chứng đói, (băng huyết và khí hư); huyết kết ở trong thì sinh ra chứng trưng hà (hòn cục). Phàm các chứng bệnh biến chuyển như vậy, chẳng qua do huyết trệ và huyết khô mà thôi; bệnh nặng thì kinh nguyệt bế tắc không thông, gây thành chứng lao trái (1) cho nên lúc phạm sai lầm thì nhẹ như lông, lúc thành bệnh thì nặng như núi. Vì thế chữa bệnh phụ nữ, cần phải hỏi kinh nguyệt trước tiên.

Kinh nguyệt là âm huyết, âm theo dương, mà phối hợp với khí, tùy theo khí mà gây thành, khí nhiệt thì huyết nhiệt, khí hàn thì huyết hàn, khí trệ thì huyết trệ, thành hòn cục là do khí ngưng kết lại; kinh sắp ra mà đau bụng là khí trệ, khí trệ thì huyết trệ, sau khi kinh ra rồi mà đau bụng, là khí huyết đều hư; kinh sai kỳ và huyết chạy xàng là khí làm rối loạn; kinh nguyệt màu nhợt là hư mà có nước lẫn vào, kinh nguyệt màu tía là khí nhiệt, kinh nguyệt màu đen là nhiệt lắm, màu bầm thành hòn và đau, mà đều cho là phong lạnh là nhâm (nên dùng thuốc ôn nhiệt), vì nhiệt thái quá hay kiêm thủy hóa (hóa ra nước), nên nhiệt thị sắc tía, nhiệt lắm thì sắc đen. Thiên Ngọc Cơ nói: “kinh lạnh thì ngưng đọng mà không ra, kinh đã ra rồi mà sắc bầm đen, cho nên biết là không phải hàn, nên lấy mạch để phân biệt: mạch trì là hàn, mạch sác là nhiệt” Lại một thuyết: ” hàn tà bên ngoài; lúc mới cảm vào kinh thì đau, lâu thì uất lên thành nhiệt, như chứng thương hàn lại thành bệnh nhiệt, thì rõ”.

Kinh nguyệt không hành. Sách Nội kinh nói; “nhị dương có bệnh, là do tâm tỳ phát sinh, bệnh nhân không thể bộc lộ được ẩn tình, nên con gái không thấy kinh nguyệt, rồi truyền biến sang thành chứng phong tiêu (2), đến phát ra chứng tức bôn (3), thì chết không chữa được”. Nhị dương tức là dương minh mạch của vị, chức năng giữ kho tàng, chủ việc thu nạp cơm nước, mà lại không thu nạp được là tại sao? Đó là bệnh do ở tâm, tỳ phát ra đàn bà có sự uất ức không thể bộc lộ được ẩn tình mà uất kết vào tâm, nên tâm không thể sinh huyết, huyết không nuôi được tỳ. Lúc đầu vị có thu nạp mà tỳ không thể vận hóa được, đến sau bị dần dần không thể thu nạp được, cho nên bệnh ở vị mà do ở tâm tỳ phát ra là thế. Do đó cơm nước ăn uống vào yếu kém, không lấy gì hóa ra chất tinh vị, mà huyết mạch lại khô, kinh nguyệt không thể thấy đúng theo kỳ nữa, truyền sang chứng phong tiêu, là vì dương minh chủ về bắp thịt, nếu huyết không đủ thì bắp thịt làm thế nào mà không bị tiêu mòn. Gọi là “phong” tức là do ở “hỏa” sinh ra.

Kinh bế. Có người vì tỳ vị bị hư đã lâu, thân thể gầy yếu, khí huyết đều suy gây nên kinh nguyệt bế tắc: có người vì lao tâm quá độ, tâm hỏa bốc lên, không thông xuống bào mạch, nên kinh nguyệt không ra: có người vì khí lạnh phạm vào huyệt bào môn, huyết lạnh ngưng kết nên kinh nguyệt không ra: có người thân thể béo, mỡ dày đờm nhiều, gắn chặt Huyết hải, kinh nguyệt bị tắc không ra; có người vị hoặc kém hàn, hoặc kém nhiệt mà huyết xấu ngừng trệ không ra; có người  đồ ăn và đờm thấp làm lấp tắc kinh Thái âm, mà kinh bế sinh đau cần phải biết hàn hay nhiệt, hư hay thực, thì hiện ra mạch trì hay sác, hữu lực hay vô lực, hai đàng cách nhau một trời một vực. (Cũng có người con gái chưa có chồng, mơ tưởng chứa chất trong tâm, lo nghĩ quá độ, sinh ra lao tổn, lao tổn thì hại đến tâm, tâm bị hại thì huyết kiệt mà kinh nguyệt bế tắc. Tâm là mẹ đã bị bệnh thì tỳ là con cũng bị hư mà kém ăn, ăn đã kém thì phế cũng hư, phế kim đã hư thì thủy cũng kiệt).

Huyết khô kinh bế. Đây là nói về huyết ở tràng vị có’ ít và khô ráo. Lý Đông Viên chia cách chữa theo thứ tự tam tiêu: thượng tiều là tâm chủ về huyết. Lao tâm quá độ, âm huyết bị hao, không lấy gì để tàng trữ ở gan, do đó Huyết hải bị khô. Trung tiêu là vị, là cái bể của khí huyết, nếu dịch vị không đủ, thì tiêu cơn chóng đói, mà khí cơm nước vận chuyển được. Huyết là tinh khí của cơm nước. Điều hòa ở 5 tạng, tưới khắp ra 6 phủ, nếu nguồn gốc hóa ra huyết đã bị tuyệt ở trung tiêu (vị) thì tự nhiên kinh nguyệt cũng bị kiệt ở hạ tiêu. Hạ tiêu là đại tràng, chủ về “tân” (1), và tiểu tràng chù vẽ “dịch” (1), lẽn trên thì làm thành sữa, và xuống dưới thì làm thành kinh nguyệt Nếu tân dịch ở hai kinh này không đù, thì đại tiện và tiểu tiện tự nhiên bị táo kết, huống chỉ kinh nguyệt vận hành thế nào mà không bị kiệt. Nhưng tiền âm (2) và hậu âm (3) bị táo kết lại còn do thận thủy (4) không được nuôi dưỡng thì rất rõ.

Phàm con gái chưa có chồng tình dục động không được thỏa mãn, gây nên âm dương không điều hòa mà giao tranh với nhau, sinh ra lúc nóng lúc rét như chứng sốt rét. Lúc đầu thì sinh các chứng kinh nguyệt bế tắc không thông, bạch dâm (5) ứ đọng và ngược lên, hoành cách mô bị đầy hơi, buồn bực, mặt đen, gầy còm, lâu ngày thành ra chứng lao. Những chứng bệnh đó đều là bệnh của người đàn bà góa chồng … Phàm mạch can thấy mạch huyền vượt khỏi thống khẩu lên đến Ngư tế (6), đều do khí trệ, huyết uất mà sinh ra bệnh.

Kinh mỗi tháng ra một lần là bình thường. Nếu kinh ra trước kỳ hay sau kỳ, hoặc thông hoặc bế tắc, đều là bệnh.

Có người đến kỳ hành kinh, chỉ thấy thổ huyết, hoặc chảy máu mắt, hoặc chảy máu tai, như thế gọi là chứng đảo kinh.

Có người ba tháng thấy kinh một lần, gọi là cư kình;

Có người 1 năm thấy kinh 1 lần, gọi là tỵ niên.

Có người cả đời không thấy kinh mà thụ thai, đó là ấm kinh. Có người sau khi thụ thai rồi, mà hàng tháng vẫn thấy kinh và đẻ con, gọi là thịnh thai, tục gọi là cấu thai.

Có người thụ thai được vài tháng, bỗng nhiên ra huyết nhiều mà thai không bị thương trốn gì, gọi là lậu thai.

Những trường hợp đó, là do khí huyết hữu dư hay bất túc mà khác với thường độ của mọi người.

Có người đàn bà đang hành kinh mà giao cấu, tinh và huyết xung đột nhau, đi vào mạch nhâm, lưu lại ở trong bào cung, gây nên bụng dưới bị kết thành hòn giống như chứng phục lương (1), đi đái nhắt gọi là chứng tích tinh, phần nhiều gây thành chứng kinh lậu đầm đìa, tục gọi là chủng huyết sa, (2) huyết lãm (3). Cho nên, đàn bà sau khi sạch kinh tiến hành giao cấu thì tinh ngưng kết, huyết bọc lấy tinh mà có thể thành thai. Nếu kinh đương ra mà không kiêng việc giao cấu thì huyết xấu không ra được, tinh vào cùng xung đột với nhau, mà gây ra các chứng bệnh, cần phải giữ gìn.

Đàn bà hành kinh mà kiểm soát cơn đau bụng, nặng thì ho hen, đổ mồ hôi, nôn mửa, ỉa, thì khí huyết càng bị thương tổn, trăm bệnh nổi lên lung tung, huyết trệ tích vào cốt tủy thì sính chứng nóng âm ỉ trong xương; huyết trệ ứ tích lại cùng với huyết mới sinh ra hàng ngày, hai bên kết cấu nhau thì gây nên chứng sốt từng cơn, huyết khô không thể nuôi dưỡng được toàn thân thì nóng hầm ở trong, huyết khô mà hỏa ở mạch xung mạnh – quá, hoặc kèm đờm khí, ăn không tiêu, lạnh lẽo thì gây thành chứng ứ, chứng đau nhức: khí hư không thể tiêu hóa thì mửa, la lòng, tự đổ mồ hôi. Tất cả các chứng trên, đều làm cho kinh không đều, thì trước hết trị hết bệnh, rồi sau mới có thể điều kinh được.

HƯ THỰC

Mạch trì mà vô lực là mạch hư, mạch hàn; mạch sác mà hữu lực là mạch thực, mạnh nhiệt. Hình thể trắng bệch, hơi ngắn, sợ lạnh, là khí hư. Hình sắc đầy đặn xương thịt cân đối, thần sắc kín đáo vững chắc là hình thực. Kinh ra trước kỳ là nhiệt thực; kinh ra sau kỳ là hư hàn. Lại có thuyết nói: “Kinh ra trước kỳ là hữu dư; kinh ra sau kỳ là bất túc; kinh đương ra mà đau bụng là huyết tích; kinh ra rồi mà đau bụng là huyết hư; kinh ra có lúc phát nóng, là huyết hư có tích”.

CÁCH CHỮA

Thấy kinh bụng quặn đau như dùi đâm, hết nóng tới lạnh, kinh ra như nước đậu đen, 2 mạch xích tràm sác, các mạch khác đều huyền cấp, đó đều do hàn thấp ở hạ tiêu, kính bác vào mạch Xung, mạch Nhâm, đau quá thì nóng, nóng thì kinh ra gặp phải hàn thấp mà sinh chất đục, cho nên kinh ra như nước đậu, nên trị ở hạ tiêu, dùng thứ thuốc tân tán, khổ ôn mà chữa, cũng có khi do huyết sáp, huyết hư, thì dùng thuốc dưỡng huyết mà trị, gia thêm thuốc thận khí. Tâm thống huyết, tỳ nhiếp huyết, nếu khí trệ huyết sáp không lưu thông, phần nhiều do lo lắng hại tỳ, phế kim (phế thuộc hành kim) không được nuôi dưỡng, thận thủy không được tư nhuận, kinh huyết khô kiệt, gây nên không điều hòa theo tuần trăng mà dần dần đến bế tắc mất kinh, sinh ra các chứng hư tổn, nóng trong, cất chưng (1), lao trái, cho nên khó mà cứu được. Duy chỉ có cách dưỡng tâm thì huyết sinh, bổ tỳ thì khí phân phối mạnh, tâm và tỳ vững mạnh thì khí vượng huyết thông, tự nhiên có thể hóa đồ ăn ra chất tinh vị mà chuyển vận làm cho huyết tươi tốt, không nên cứ là: huyết ứ (từ huyết) mà truyền thông quá, cũng không thể ôn bổ mạnh quá, vì thuốc tân nhiệt tốt làm cho tinh huyết khô kiệt, cho nên trước hết nên dùng những đại tễ có tính chất trọng trọc tư âm làm chủ yếu.

Kinh nguyệt có lúc không điều hay không thông, có lúc kèm chứng đau bụng, có lúc kèm chứng phát sốt. Trong chứng kinh không điều, hoặc huyết ra trước kỳ hoặc ra sau kỳ, ra trước kỳ thì trị nhiệt, ra sau kỳ thì trị hư. Trong chứng kinh không thông có khi là huyết trệ, có khi là huyết khô, trệ thì nên vận hành, khô thì nên tự bổ. Trong chứng đau bụng, có khi thường thường đau, có khi trước lúc hành kinh bị đau, đều là huyết tích; có khi sau lúc hành kinh bị đau, đều là huyết hư. Trong chứng phát sốt có khi thường thường phát nóng, đều là huyết hư có tích; khi đương có kinh mà phát sốt là huyết hư. Đại để đều cho bên trong lo nghĩ, giận dữ, bên ngoài nhân uống đồ lạnh, thân thể lạnh, bên trong nhận giận dữ, thì huyết uất kết không thông, bên ngoài nhân gặp lạnh thì ngưng đọng mà huyết tì chưa sạch. Đó là kinh nguyệt không đều không thấy kinh và thấy kinh đau bụng hay thấy kinh phát sốt. Cách chữa thì nên thì nên điều khí mà thông huyết, khai uất mà bổ hư, lương huyết mà thanh nhiệt, vì khí hành thì huyết hành, khí ngưng thì huyết ngừng, cho nên chữa bệnh huyết thì trước hết là phải hành khí, như loại Hương phụ … là đúng. Nhiệt thì lưu thông, hàn thì ngưng kết, cho nên chữa bệnh huyết thì dùng thuốc nóng để giúp sức như loại Nhục quế v.v… là đúng. Còn như sau lúc bị bệnh nặng mà kinh bế thì đều do khí huyết hư, chỉ nên bổ tỳ dưỡng huyết: nguyên khí đầy đủ thì tự nhiên kinh hành, đó là cách chữa “không cần chữa mà tự nhiên chữa được”.

Huyết khô và huyết cách là chứng trạng của kinh bế không thông. Nhưng “khô” với “cách” khác nhau, có thể như nước với than hồng: “khô” là “kiệt”, là huyết cực hư; “cách” là “trở”, là huyết vốn không hư, nhưng bị khí hoặc hàn hoặc tích cản trở, cách thì bệnh phát tạm thời, chứng hiện ra hoặc đau hoặc thực, dùng phép thông thì huyết vận hành mà bệnh khỏi. Còn khô thì bệnh phát dần dần từ trước, mạch Nhâm mạch Xung khô kiệt chứng trạng hiện ra không rõ. Huyết đã khô thì nên đại bổ, âm khí, huyết chưa đến nỗi khô kiệt thì khí huyết họa may có thể đầy đủ dần lên. Nếu dùng thuốc thông kinh công phạt, thì huyết đã khô lại càng khô, mà cái chết có thể đến ngay.

Huyết trệ kinh bế thì nên phá huyết, là vị ăn uống phải đồ nhiệt độc hoặc đột nhiên giận dữ, huyết ứ đờm tích, thì nên dùng loại thuốc đại hoàng, càn tất, để đổi huyết cũ thay huyết mới, làm cho huyết cũ tiêu hết, mà huyết mới sinh ra; Nếu khí vượng huyết khô mà do nhọc mệt, lo nghĩ sinh ra thì nên ôn hòa, tự bổ, hoặc kèm có đờm, hòa, thấp nhiệt thì nên thanh tả đờm hỏa lương huyết trừ thấp và thường dùng Nhục quế, để giúp thêm, vi nhiệt thì huyết mới hành, không nên dùng toàn thứ thuốc mạnh quá hại đến âm huyết, chỉ nên bổ ích tinh vệ, điều hòa ăn uống, tự nhiên khí huyết lưu thông, nếu không căn cứ vào căn bản, mà chỉ dùng thứ thuốc mạnh dữ để công phạt, thì không khác gì đòi lấy ngay nghìn vàng ở người ăn xin. Có khi con gái 14 tuổi thấy kinh rồi lại ngừng, gọi là tỵ niên (trấn huyết), về sau kinh sẽ tự ra, vì chân khí còn yếu, bẩm chất bạc nhược, thị chỉ bổ chân khí, làm cho thủy đi lên, hỏa đi xuống, năm tạng điều hòa mà kinh mạch thông suốt. Cũng có con gái thấy kinh 2, 3 lần rồi lại tới 2, 3 năm không thấy nữa; hoặc có khi 4 năm mới thấy kinh 1 lần, hoặc có khi cách 15 ngày lại thấy kinh. Đó là do bẩm thụ suy nhược, huyết mạch chưa đầy đủ, cho nên kinh lúc ra có lúc không. Cách chữa chỉ nên thuận khí dưỡng huyết, khí huyết vượng thì kinh tự thông, chớ nên công phạt, trở thành bệnh nặng. Sách nội kinh nói: “Trăm bệnh đều gây nên bởi khí (mừng, giận, lo, nghĩ, kinh, khủng, buồn, nóng, lạnh là 9 khí) mà nhất là bệnh đàn bà”. Vì huyết theo khí mà đi, khí trệ thì huyết cũng trệ theo, hoặc kinh nguyệt không đều, tim và bụng đau nhức, hoặc kinh nguyệt sắp có thì đau bụng, hoặc kinh nguyệt ra đầm đìa mà không dứt, sinh nóng lạnh, hòn cục hoặc đau ran đến co lưng, hông sườn, trên dưới nhói đau, nghịch lên không ăn được, bắp thịt teo rộc, thì chẳng những không có thai, mà lâu ngày có thể thành chứng lao trái, đó là do khí làm nên bệnh. Cho nên điều kinh dưỡng huyết trước hết phải làm cho khí thuận là điều chủ chốt.

Phàm điều kinh thì phải bổ phần thủy làm gốc, không cần bổ huyết, vì hễ thiên quý đến, thì mạch Nhâm thông, mạch Thái xung thịnh, mà kinh nguyệt đến kỳ là ra. Cho nên điều kinh thì phải bổ chân âm trong thận. Có người hỏi: “Kinh nguyệt cũng sác đỏ, thì không phải là huyết hay sao?” Đáp: nó là chỗ ràng buộc bào thai là chỗ dưỡng kinh hệ bào của con gái, được nuôi 1 tháng là kinh ra, kinh ra rồi thì có chỗ trống rỗng, nhân lúc trống rỗng đó mà giao cấu, nếu thụ thai thì nước đó (thiên quý) nuôi thai mà không thành kinh nguyệt nữa. Sau khi sinh con rồi, thì nước đó hóa thành sữa, mà cũng không thành kinh nguyệt. Sắc sữa trắng, sao lại là huyết? Bàn cho đến cùng lý, thì huyết cũng là thủy: thủy theo hỏa hóa ra thì sắc đỏ (bẩm thụ sắc của tâm hỏa nên đỏ). Sữa cũng là thủy, thủy theo khí hóa ra thỉ sắc trắng (bẩm thụ của phế kim nên sắc uống). Huống chi đàn bà đến 49 tuổi, thì thiên qúy hết cái chỉ là thủy của thiên qúy, còn huyết lưu hành vẫn không thấy khô cạn, mà vẫn chạy  trong khoảng kinh lạc và bì phu đó, tức như lúc 14 tuổi, khí  thiên quý tới mạch nhâm mới thông, thì kinh nguyệt mới theo kỳ mà ra. Như thế là đủ thấy kinh nguyệt chẳng những là do thủy của thiên quý, mà còn do khí của thiên chân nữa, cho nên không cần bài Tứ vật bổ huyết, mà cần dùng bài Lục vị để tư thủy. Tư thủy có thể kiếm bổ huyết, còn bổ huyết không thể kiêm tư thủy được . Vì quy và khung thơm bốc lên khó tới thận được, và cũng không là thuốc dung hòa được chân âm. Huống chi huyết là do đồ ăn, uống của hậu thiên vào dạ dày biến thành tinh khí mà sinh ra; còn kinh nguyệt là do mạch Xung, Nhâm làm chủ, đều thuộc về thứ mạch vô hình của thận kinh, tức là bể của kinh mạch; con gái bẩm thụ ở thủy này để làm cái nguồn sinh sinh (sinh rồi lại sinh không bao giờ hết), cũng cùng một khí với cái tinh của con trai lúc 16 tuổi, đều theo cái nguồn “thiên nhất” (1) mà sinh ra, chứa chất lại một tháng là đầy, đầy thì tràn ra, giống như huyết mà thực chẳng phải là huyết. Nhưng mạch xung mạch nhâm khởi đầu từ trong tử cung, con trai để chứa tình, con gái để gìn giữ bào thai, mà làm thành công dụng ấy, trong đó lại đặc biệt có một điểm hỏa của mệnh môn làm chủ. Cho nên hỏa vượng thì kinh đỏ, hòa suy thì kinh nhợt, hỏa quá vượng, thì kinh đỏ bầm, hỏa quá suy thì kinh trắng bệch. Vì thế, đã tư thủy lại kiêm dương hỏa. Hỏa quá lắm thì kinh khô cằn không thông , tuy nói là hỏa quá thịnh nhưng cũng do thủy quá hư, thì cũng không nên dùng thuốc đáng lạnh để giáng hỏa, mà chỉ nên bổ mạnh vào thủy theo nguồn “thiên nhất” để nuôi dưỡng làm cho kinh nguyệt đầy, kinh đầy rồi thì tự nhiên chảy tràn ra, chứ không có thứ thuốc mạnh dữ nào có thể làm thông kinh được.

Phàm chữa bệnh đàn bà, trước hết phải hỏi về thai nghén, vì đã có bệnh thì mạch có thai hay không không thể phân biệt dễ dàng được, cho nên không thể dùng thuần thuốc phá khí hành huyết, vì sợ rằng có thai mà làm nghi ngờ chưa rõ chăng. Bệnh đàn bà so với đàn ông thì khó chữa gấp đến 10 lần. 14 tuổi trở lên, âm khí tràn, trăm mối tư tưởng bên lòng, trong hại đến năm tạng, kinh nguyệt có lúc có lúc không, lúc trồi lúc sụt, ứ huyết ngưng trệ, giữa chừng đứt đoạn, lại có lúc có thai mà nửa chừng bị bệnh hay sảy, không thể nói hết được. Hơn nữa, con gái hay yêu, hay ghét ghen tuông, cho nên gốc bệnh sâu mà khó chữa. Đến như ni cô và đàn bà góa, chi thuần âm mà không dương, ôm ấp lòng uất ức mà hại đến tâm, tỳ lại càng không phải là loài cỏ cây dễ dàng chữa được bệnh họ. Có khi vì trước khi bệnh rồi sau kinh nguyệt không đều, có khi vì kinh nguyệt không đều rồi sau sinh ra các bệnh: nếu là trước bị bệnh rồi sau kinh nguyệt không đều, thì trước phải chữa hết bệnh, bệnh hết thì kinh nguyệt tự đều; còn như kinh nguyệt không đều mà sau sinh các bệnh thì trước hết phải điều kinh, kinh điều thì bệnh tự khỏi. Còn như tỳ vị hư tổn, tâm hỏa nổi bệnh lên, thì kinh nguyệt cũng không đều. Vì huyết sinh ở tỳ, nên phàm bệnh về huyết, cần dùng thuốc can ôn, để giúp âm khí và sinh âm huyết, mà trong khi hành kinh, kiêng dùng thuốc đắng lạnh, và ăn uống cũng kiêng như thế. Lại phàm con gái trước khi thiên quý chưa đến, bị bệnh nhiều phần do tâm, tỳ; sau khi thiên quý đã đến, bị bệnh phần nhiều do can, thận. Cách chữa: về chứng tràng vị ít huyết mà huyết khô, kinh bế. Đông Viên có chia ra cách chữa thứ tự tam tiêu, đều lấy cách tả hỏa bổ huyết làm chủ yếu. Những bệnh tràng vị (nhị dương tức dương minh) táo sáp, lại do ở thận thủy suy phải dùng mạch mà phân ra nguyên nhân ở thượng, trung và hạ tiêu mà điều trị lâu ngày thì có thể mong chuyển khô ráo thành nhu nhuận, và kinh nguyệt sẽ lưu thông. Nếu dùng bậy các vị thuốc hương táo, tân, nhiệt, khắc, phạt, chỉ làm hại thêm.

Lúc có kinh mà giao cấu, tinh và huyết xung đột nhau, mà sinh bệnh gọi là chứng “tích tinh”. Cách chữa; nên điều hòa khí huyết đế tạng phủ được điều hòa thì huyết cứ tự tiêu đi. Bệnh đàn bà kín đáo, sự ham muốn thiên lệch, nguồn tinh tứ thầm giấu nếu không xét kỹ mạch biết rõ chứng thì sao có biết được gốc bệnh? Chu-Dan Khê có nói: “thà chữa 10 người đàn ông hơn chữa 1 người đàn bà”, cũng là nhấn mạnh về phụ khoa là chữa rất khó vậy. Tại sao phụ khoa người xưa lại cho là khó chữa? Vì đàn bà các nhà phú quý, nằm kín trong màn, khám bệnh trong chỗ tối tăm, thì 4 điệu: Vọng, văn, vấn, thiết đã thiếu mất 3, thầy thuốc phải tìm nhăng đoán bậy như người đứng giữa ngã 3 đường không biết đi nam hay về bấc. Vả lại mạch thì khó rõ, giống phải giống không. Cho nên Trương Cảnh Nhạc nói: “Trong trí nghĩ rõ ràng mà để ngón tay vào thì khó thấy rõ”. Nay chỉ xem được mạch mà bỏ mất vọng, vân, vấn, mà muốn biết bệnh tính đích xác là rất khó.

XỬ PHƯƠNG

Đàn bà lấy huyết làm chủ, Thường nhân khí của thất tinh uất lên mà sinh bệnh như lo nghĩ thì khí kết, giận dữ thì khí nghịch mà huyết cũng nghịch. Như chưa tới kỳ mà kinh đã ra, tức là có hỏa, nên dùng Lục vị hoàn (Huyền 2) để tư thủy thì hòa tự đẹp. Nếu chưa tới kỳ mà kinh ra nhiều, thì cũng dùng lục vị mà gia thêm Hải phiêu tiêu, Bạch chỉ, Sài hồ, Bạch thước, Ngũ vị. Nếu mới nửa tháng hay 10 ngày mà kinh đã ra hay liên miên không ngừng đó là thuộc về khí hư thì dùng Bổ trung ích khí thang. Nếu quá kỳ mà kinh mới ra là hỏa suy, là hư, là hàn, là uất, là đờm, thì cũng dùng Bổ trung ích mà gia thêm lá Ngải cứu, Hương phụ, Bán hạ. Nếu kình chậm mà vẫn màu nhợt, thì dùng phương vừa rồi mà gia thêm Nhục quế.

Sau khi có kinh rồi đau mình: Khí huyết thịnh thì âm dương hòa hình thể khoan khoái. Nếu bên ngoài thì vệ khí kém không nuôi dưỡng đầy đủ, bên trong thì vinh huyết thiếu, không tưới thẫm điều hòa, cho nên hễ thấy kinh là đau mình. Hoặc có người nói: “huyết hải có thừa, thì đến kỳ kinh tràn ra, huyết hải không đủ, thì đến kỳ mà huyết toàn thân cũng đều bị thương, cho nên kinh muốn ra là mình phải đau trước. Còn như ra rồi mà đau bụng, lại càng thuộc về khí huyết đều hư, nên dùng Bát trân thang (Khôn 42) nhưng cũng có khi trong chứng hư lại có chứng nhiệt, thì nên dùng Bát vị tiêu dao tán (Nhật 2). Cũng có khi khí trệ mà kinh ra chưa hết, nên dùng Tứ vật thang (Khôn 2) gia Mộc hương. Có khi sau lúc có kinh thì phát nóng, mỏi mệt, 2 mắt chính như có miếng lụa che nhìn không rõ, vị tỳ là đầu các tạng âm, mắt là chủ huyết mạch, do đó tỳ âm hao tổn, mà năm tạng đều mất chỗ nuôi dưỡng, không thể đem cái sáng tới cho mắt. được, thì dùng Bổ Trung ích khí thang (Khôn 1), Quy tỳ thang (Khôn 50), chuyên chủ về tỳ, vị và điều bổ huyết, đó tức là nghĩa “mát nhờ huyết mà có thể trông thấy”. Nếu nhầm dùng thuốc thanh, lương để làm sáng mắt, thì lại biến thành bệnh to.

Có người đàn bà, trước lúc hành kinh là đi ỉa lỏng 2 – 8 ngày, rồi sau mới có kinh, xem mạch thấy đều nhu nhược: đó là tỳ, thận đều hư. Vì tỳ có thể thống quản huyết hải bị hư, không thể thẩm thấp để cùng cố tỳ; thận chủ về ngăn giữ để kinh nguyệt đến kỳ thì xuống, thiên thủy hao tổn ở trong, mà thận mất cái quyền ngân giữ thì nên dùng Quy tỳ thang (Khôn 50) gia giảm để bổ tỳ, thận làm chủ. Nếu kinh ra quá nhiều, có lúc ra huyết trắng ngày nhẹ đêm nặng, đi ỉa lỏng bất thường, đó là dương hư bị hãm, gọi là thoát dương (âm quá thịnh, dương không ngăn giữ lại được), nên dùng Thập toàn đại bổ (Khôn 43) hay Bổ trung ích khí thang (khôn 1) làm chủ yếu.

Công việc của đàn bà thể theo đạo quẻ khôn (thuộc về đất, về âm), cho nên chữa bệnh đàn bà thì lấy ’âm’ làm chủ, vì thế kinh nguyệt không đều thì dùng Tứ vật thang (Khôn 21) làm chủ và tùy theo hàn, nhiệt, hư, thực mà gia giảm châm chước. Xét ra trong phương này, Đương quy, Địa hoàng và Thược dược đều là thuốc có vị hậu. Vị hậu là âm ở trong âm, cho nên có bổ ích cho huyết, lại có thuyết nói; “Đương quy vào tâm tỳ, Thược dược vào can, Thục địa vào thận, Xuyên khung thì thông suốt trên dưới, mà vận hành khí ở trong huyết. Do đó Tứ vật thang là thuốc chủ yếu về việc điều kinh của đàn bà.

Phàm những thuyết nói là làm hao phí khí để ích huyết, đem dùng vào phép chủ chốt chữa bệnh kinh nguyệt hình như đúng mà thực không đúng. Vì huyết là cái phối hợp của khí, khí vận hành thì huyết vận hành, khí ngưng trệ thì huyết ngưng trệ, khí hàn, khí nhiệt, khí thăng khí giáng đều nương nhau y như vậy. Nếu quả có hòa uất mà khí thịnh hơn huyết mới có thể dùng đơn Hương phụ hoàn hay tán, gia thêm Mộc hương, Bình thị lang, Chỉ xác để khai uất, hành khí. Nếu khí loạn thì làm cho điều hòa khí lạnh làm cho ôn hoàn, khí hư thì bổ, dương sinh thì âm tự nhiên lớn lên, khí suy thì huyết cũng khô cạn, há có thể riêng làm cho khí hao đi được hay sao? Vả lại đàn bà tính hay uất ức, hoặc làm vợ lẽ, chỉ không được thỏa mãn, uất giận luôn luôn, cho nên Hương phụ là thứ thuốc hay nhất của đàn bà. Nếu ngoại cảm phong, hàn, bụng, rốn bị đau, thì dùng Xuyên khung, xích thược, Đào nhân, để làm cho huyết hành, và Quế chi, Cam thảo, để làm cho hàn tán đi (Gọi là Đào nhân thang). Ngoại cảm phong, hàn, nhiệt nhập huyết thất (1) thường phát nóng lạnh, thì dùng Tiểu sài hồ thang (Nhật 37) gia thêm Sinh địa, hoặc Hoàng cầm Thược dược thang (Nhật 87), gia thêm Sinh địa. Khi kinh ra, trong bị thương vì ăn đồ sống, lạnh, ngoài thì bị cảm hàn thấp, sinh ra ứ huyết kết đọng, nên dùng Ngũ tích tán (Nhật 88) bỏ bớt Ma hoàng, gia thêm Mẫu đơn, Hồng Hoa. Phong hàn cảm nhiễm ở ngoài, thất tình uất kết ở trong sinh ra tắc trở kinh lạc, nên dùng Ôn kinh thang: Xuyên khung , Đương quy, Đan bì, Thược dược, Ngưu tất, để nhuận huyết; Nhân sâm, Chích thảo để tăng thêm khí: Quế tâm, Hoàng kỳ để trục hàn, thông bế; sau dùng thêm trạch lan, Dương quy, Bạch thược, Mạch môn, Chích thảo để trừ ứ huyết, sinh tân dịch, Bên trong bị thương về thất tình, tâm khí uất kết mà kinh nguyệt không ra, thì nên dùng Phân tâm khí âm (Nhật 89)  bớt khương hoạt, Bán hạ, thanh bì, Tang bì, gia thêm Xuyên khung, Hương phụ, Nga truật, Huyên bồ; có hỏa gia thêm Hoàng cầm, hoặc Tiểu điều kinh thang (Nhật 90) và Đơn hương phụ hoàn (Nhật 86).

Phàm khí huyết thịnh hay suy, kính lạc hồng hay bế, hoặc có lúc kèm thêm đờm thỉ chỉ dùng Đơn đại hoàng cao (Nhật 91) hoặc vắt lấy nước cỏ roi ngựa, nấu cô thành cao làm hoàn, hoặc đốt tồn tính sác nước Hồng hoa, Đương quy mà uống. Nếu bên trong bị thương về ăn uống, nhọc mệt, tỳ, vị thương tổn, khí yếu, thân thể mỏi mệt, phát nóng, đau bụng, sôi bụng, ăn ít, không sinh huyết được thì nên dùng thang Bổ trung (Khôn 1), gia thêm Xuyên khung, Hồng hoa, Dại hoàng. Có khi sôi bụng, kinh nguyệt không ra thì bệnh ở vị, vị hư là không thể sinh được khí huyết, thì nên dùng vị Hậu phác 5 đồng cân, sắc uống lúc bụng đói, hoặc dũng Đơn thương truật cao (Nhật 92), ỉa chảy, ăn ít nôn dùng Thăng dương ích vị thang (Khôn 4). Không ỉa chảy mà ăn ít nên dùng Nhị trần thang (Nhật 93), gia thêm Bạch truật, Hoàng Kỳ, Hương phụ (chế bằng nước tiểu trẻ em) Xuyên khung, Đương quy, Thược dược, Mẫu đơn, Mạch môn, Sơn tra, Mạch nha. Đồ ăn uống mà tích lại thì gia thêm Nga truật, Chỉ xác. Thấp đờm dính ở chỗ huyết hải (mạch Xung) mà kinh bế tắc, thì nên dùng Đạo đàm thang (Nhật 94), gia thêm Xuyên khung, Hoàng liên, Bẩm thụ hư, mình gầy, miệng ráo, hay ăn đồ béo bổ sinh ra đờm hỏa, sốt từng cơn, thì nên dùng Bát vị tiêu giao tán (Nhật 11) bỏ Bạc hà, gia thêm Hoàng cầm hoặc gia vị Dưỡng vinh thang (Nhật 95) hoặc tứ quân thang (Khôn 10) gia Hoàng cầm, để bồi bổ khí huyết. Đại khái, người béo phần nhiều khí kém yếu có thấp đờm, người gầy phần nhiều huyết kém mà có hỏa: thai nghén và sinh đẻ phần nhiều hại huyết, hoặc dùng làm thuốc khắc phạt, khí huyết suy kém. Kinh không ra thì nên dùng Thập toàn đại bổ, Kinh sau kỳ mà ra, là huyết ít mà không đủ, nên dùng Tứ vật thang gia thêm Hoàng Sâm, Hoàng liên. Kinh hoặc ra trước hoặc ra sau nên dùng Đương quy thang (Nhật 96). Điều kinh tán (Nhật 97), hoặc chi dùng Đan sâm tán (Nhật 98).

Kinh lúc có lúc không, đầm đỉa không dứt trong bụng đau nhói, đó là hàn khí, nhiệt tà lưu ở trong bào thai, huyết hải ngưng trệ. Nên khí ở dưới rốn nghịch lên, ngực và hoành cách mô uất kết mà buồn nôn, thì nên dùng Đào nhân tán (Nhật 90), hoặc dùng Đương quy 4 đồng cân. Cần tất 3 đồng cân, hoàn với mật mà uống. Nếu đau eo lưng, bụng và rốn, nên dùng Ngưu tất tán (Nhật 100). Kinh lúc có lúc không mà đau tim, thì nên dùng Thất tiêu tán (Nhật 101). Nếu kinh thoát ra thoát dứt, lúc nóng lúc rét thì trước hết uống Tiểu sài hồ thang (Nhật 37) gia thêm Địa hoàng, sau dùng Tứ vật thang (Khôn 21) để điều hòa. Có khi kinh ra lắt nhắt thì nên dùng Tứ vật thang, gấp bội, gấp bội. Thược dược gia thêm Hoàng cầm, nếu kinh ra không ngừng gia thêm Địa du, A giao, Kinh giới; có nhiệt thì bôi Hoàng cầm, hoặc uống Cố kinh hoàn (Nhật 102). Kinh ra sắc tía là có phong thì nên dùng Tứ vật thang gia thêm Phòng phong, Bạch chỉ, Kinh giới, sắc đen là nhiệt, nên dùng Tứ vật thang, gia thêm Hoàng cầm, Hoàng liên, Hương phụ; sắc nhợt là hư thì dùng Cổ khung quy thang (Nhật 103) gia thêm Nhân sâm, Hoàng kỳ, Thược dược, Hương phụ; hoặc kèm thêm đờm và tích nước, thì dùng Nhị trần thang (Nhật 93), gia thêm Xuyên khung, Đương quy, Nếu kinh ra đen như khói như bụi, thì nên dùng Nhị trần thang gia thêm Tần giao, Phòng phong, Thương truật. Kinh ra như nước đậu nành , thì dùng Tứ vật thang gia thêm Hoàng cầm, Hoàng liên. Kinh có ra hòn cục là khí trệ thì dùng Tứ vật thang, gia thêm Hương phụ, Huyền hồ, Trần bì và Chỉ xác.

Kình ra mà nóng hâm hấp có thời giờ nhất định, là nội thương và nội hư thì nên dùng Đại ôn kinh thang (Nhật 104). Nóng sốt từng cơn không có thời giờ nhất định, là ngoại cảm, là thực nhiệt, thì nên dùng Tứ vật thang gia thêm Hoàng cầm, Sài hồ. Kinh sắp ra mà bụng rốn đi xoắn là huyết trệ, nên dùng Tứ vật thang gia thêm Huyền bồ, Khổ luyện, Mộc qua, Binh lang (mỗi thứ một đồng cân). Nếu đau quá thì nên dùng Vạn ứng hoàn (Nhật 105). Sau khi kinh ra mà bụng đau là huyết hư, nên dùng Bát trân thang (Khôn 42) hoặc Tiểu ô-kê hoàn (Nhật 106). Con gái gần 20 tuổi mới có thể lấy chồng, vì âm khí khó thành, hoặc ăn bậy các thức ăn chua, lạnh, nấu, xào, nóng, đến nỗi khí huyết ưng trệ không thông, thì nên dùng Hồng hoa, Đương quy tán (Nhật 107), hoặc Tử quy tán (Nhật 108). Nếu quá tuổi mà chưa lấy chồng hoặc chưa đến tuổi mà nghĩ đến con trai, nghĩ thì hại tâm huyết, hỏa bốc làm ráo phổi, thận khô mà huyết bế, thành chứng lao thì khó chữa, nên dùng Tứ vật thang gia Sài hồ, Hoàng cầm hoặc Bát vị tiêu dao tán (Nhật 11), gia thêm Chi tử, Hoàng cầm, Hoàng liên hoặc Thận khí hoàn tức Bát vị hoàn (Huyền I) Đàn bà góa buồn uất trăm đường hoặc lo nghĩ việc nhà, năm hỏa (hỏa 5 tạng) bốc nóng, đến nỗi sợ gió, mình mỏi mệt, lúc nóng lúc lạnh, mắt đỏ tâm phiền, tự ra mồ hôi, thì phải nén phần âm can, nên dùng Sài hồ ức can thang (Nhật 109) hoặc ức âm địa hoàng hoàn (tức Lục vị hoàn, gia Sinh địa, Sài hồ, Ngũ vị (Huyền 2) hoặc Việt chúc hoàn (Nhật 110).

DÙNG THUỐC

Huyết hư thì dùng Tứ vật thang làm chủ, và các vị Thung dung, Tỏa dương, Ngưu tất, Câu kỷ tử, Quy bản, Hạ khô thảo, sữa người, Lộc nhung, Mê nhung, Lộc giác giao, Mê giác giao.

Huyết hàn thì dùng Can khương, Nhục quế, Phụ tử, Quế tâm.

Huyết ráo thì dùng sữa người, sữa bò, Thiên môn, Mạch môn, Thung dung, Tỏa dương, A giao.

Huyết nhục thì dũng Hoàng cầm, Hoàng liên, Mẫu đơn, Sơn chi, Khổ sâm, Sinh địa nước ngó sen.

Huyết ứ, huyết trệ thì dùng Đào nhân, Hồng hoa, Tô mộc đan bì, huyết kiệt, nước cốt, lá hẹ, nước tiểu trẻ con, Sơn khô, Nga truật, Tam lăng, Bồ hoàng, Ngũ linh, Huyền hồ, Chỉ thực, Xuyên khung, Quy Vị.

Huyền băng thì dùng Địa du, Bách thảo sương, Tro bẹ móc, A giao sao đen, Bồ Hoàng sao đen, Linh chi, Bách diệp khôi, Thỏ ty khôi, Mực tàu, Long cốt.

BĂNG HUYẾT, RONG HUYẾT

(Băng tựa như núi lở, rong tựa như nhà giột. Băng thì cấp, rong thì hoãn)

Băng huyết
Băng huyết

XÉT NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ CỦA BỆNH

Băng là kinh huyết bỗng nhiên ào ra hoặc trong hoặc đục, hoặc ra toàn ứ huyết, như núi lở không thể ngăn được. Nội kinh nói: “buồn quá thì tâm hệ (1), căng thẳng, lá phổi trướng lên, đến nỗi thượng tiêu không thông, nhiệt khí uất lại ở trong ngực, cho nên huyết chạy bậy làm băng” Nội kinh lại nói: “mạch âm hư mà mạch dương kích động mạnh, hỏa bức bách làm cho huyết chạy xằng, gọi là băng” Vì mạch xung, mạch Nhân là bế của kinh tạng phủ, kinh nguyệt đến kỳ là ra. Nếu mệt nhọc quá độ khí của 2 mạch Xung, Nhâm bị hư, không thể chế ước được kinh nguyệt, huyết mới tuôn ra. Lại nói: “âm hư thì mạch Xích hư, âm huyết đã tổn thương, mạch thốn lại kích bác, hư hỏa càng bốc, hỏa bức huyết chạy bậy mà gọi là báng”.

Nội kinh nói: “Dương lạc thương thì huyết tràn ra ngoài; lạc bị thương thì huyết tràn vào trong” Lại nói: ”tỳ thống quản huyết, can tàng trữ huyết”. Cho nên, chứng băng lậu gây bệnh đều do tỳ vị hư tổn, không thể cai quản làm cho huyết vận hành, hoặc do can kinh có hỏa, huyết gặp nóng thì chảy xuống, hoặc do can kinh có phong, huyết nhân phong mà đóng xàng; hoặc do giận đến can hỏa, huyết nhiệt bốc sôi, hoăc do can kinh phát nóng, huyết không trở về cho được; hoặc do buồn thương thái quá, đường mạch lạc của bào thai bị thương mà huyết thấm nhỉ ra.

PHÂN BIỆT CHỨNG TRẠNG

Phàm bệnh băng huyết do buồn thương sinh ra, là chứng băng huyết thuộc về thất tình làm thương tâm; do lao lực sinh ra là chứng băng thuộc về nội thương nhọc mệt. Lại nóì: “hỏa bức bách huyết mà huyết đi xằng, đều từ trong tâm bạo lạc đi ra. Huyết ra lâu ngày đã quen đường đi, thì huyết ở kinh tâm bào bị thiếu, mà huyết của 12 kinh đều theo đường đó thấm nhỏ ra. Nhưng bào lạc dưới dính vòi thận, trên thông với tâm, cho nên chứng băng huyết thực có quan hệ với 2 kinh tâm và thận, nên mới có cái mạch âm hư mà dương bác kích như thế.

Băng là huyết bỗng nhiên ào ra, rong là huyết ra từng giọt mà không dứt, đều do mệt nhọc quá độ mà hại tỳ, mừng giận quá độ mà hại can, tỳ bị hư thì không thông quản được huyết, can bị hư thì không thể tàng trữ được huyết cho nên sinh ra chứng băng huyết rong huyết.

Phàm bị nhiệt mà huyết sắc đỏ, gọi là Dương băng; bị hàn mà huyết sắc nhợt gọi là âm băng; 5 tạng đều bị hư, thì huyết băng ra có 5 sắc; một tạng nhó bị hư, thì tạng ấy sắc gì thì băng cũng hiện ra sắc ấy: như huyết băng ra sắc trắng là tạng phế hư lạnh; sắc xanh như chàm là tạng can hư lạnh; sắc vàng như dưa bở là tạng tỳ hư lạnh; sắc đỏ như vải đỏ là tạng tâm hư lạnh; sắc đen như huyết, trong gan, là tạng thận hư lạnh; 5 tạng đều hư thì 5 sắc lẫn lộn gọi là Ngũ băng.

HƯ THỰC

Chứng băng thì huyết chảy ào ào ra là huyết nhiệt, nhiệt thì phần nhiều là thực; chứng rong thì huyết ra từng giọt, là huyết hàn, hàn thì phăn nhiều là hư. Nhưng chữa hàn như thế, còn phải xem hình thể bẩm thụ mạnh hay yếu, mạch chạy nhanh hay chậm, có lực hay không có lực. Nếu hình thể và mạch đều hư, thì dù có nóng lắm, cũng chỉ là nóng giả tạo.

CÁCH CHỮA

Nếu băng huyết do mệt nhọc quá độ thì cách chữa nên bổ mạnh vào khí huyết và nâng đỡ khí của tỳ, vị lên, gia thêm một ít thuốc nén tâm hỏa xuống, bổ âm tả dương mà chứng băng tự khỏi. Nếu quá dùng thuốc hàn lương, thì là ức chế dương khí ở Khí hải, kinh huyết càng khổ được mát mẻ trong sạch. Người xưa phần nhiều dùng Can khương, Quế tâm đều đốt thành than, các phương thư dùng để chữa chứng băng huyết thuộc hàn chứ không phải là chữa hàn, vì theo nghĩa tòng trị để tán kết.

Chữa chứng băng huyết thì phải phân ra âm, dương: khí, huyết tức là âm dương trong mình người ta. Dương chủ thăng lên, âm chủ giáng xuống. Âm gốc ở dương, dương gốc ở âm, một bên thăng một bên giáng xuống, theo kinh mà đi, thì huyết không có băng lậu, Nếu dương có thừa thì thông mạnh hơn, huyết sẽ theo các khiếu trên mà ra; dương không đủ thì giáng mạnh hơn, huyết sẽ theo các khiếu dưới mà ra, cho nên huyết cứ theo đường khí mà thăng lên giáng xuống. Dương khí là gió (phong), gió hay thăng lên trên. Nhưng cần phải là gió ôn hòa của phương đông mới có thể làm cho thăng, làm cho lớn mà sinh sản nuôi dưỡng muôn vật được.

Có khi có băng quá lắm mà bụng đau, người ta phần nhiều ngờ là huyết hôi chưa hết, lại thấy sắc huyết vì đen, càng tin là huyết nội mà không dám dùng thuốc chỉ huyết. Nhưng không biết huyết theo kinh lạc mà đi, thì sắc tươi mà không ứ trệ, còn như huyết đã đi ra ngoài kinh lạc, thì mất khí nóng ấm, lại không được khí vận chuyển, cũng như trời rét gió lặng, nước đông thành băng, huyết đình trệ ở trong bụng, tức là ứ huyết, cho ứ huyết là huyết hôi; nào có biết ứ huyết không phải là do hư lạnh sao? Huyết ứ mà đau bụng, thì huyết hành là hết đau, huyết băng mà đau bụng thì làm cho huyết ngừng là hết đau, nên dùng Khung quy thang, gia thêm Can khương, Phụ tử, để trị huyết là đau tự khỏi. Nếu cho sắc đen là ứ huyết mà lại cứ trục ứ thì huyết trong kinh lạc nhân hư mà ra, không lúc nào chỉ được, chỉ khi khí thoát, người chết thì huyết mới chỉ thôi. Đờm giải uất trệ ở ngực mà thanh khí không thăng lên, cho nên kinh lạc bị ngăn chặn mà khí giáng xuống, nếu không khai đờm dãi thi không thể hành được khí, không làm cho khí thăng lên thỉ huyết không thể trả về đường chính cùa nó. Cách chữa nên dùng về loại Nhị trần thang (Nhật 93), trước hết cho uổng thuốc, rồi sau móc miệng cho mửa. Dã khai được đờm dãi ở ngực và hoành cách mô, lại tán được trọc khí uất trệ, thỉ phần thanh thăng lên, phàn trọc giáng xuống, huyết trở về chỗ mà không bảng ra nữa.

Đàn bà mà huyết băng như thủy triều lên mạnh, rõ ràng là luồng nhiệt chạy xằng, nhưng không thể dùng thuốc hàn đế chữa, vì hàn thì huyết ngừng đọng mà nhiệt uất ở trong, hại rất lớn. Cách chữa nên thanh bổ kiêm thăng đề thì huyết tự đi theo kỉnh, kinh tự thu giữ được huyết, cho nên cũng không thể vôi chỉ huyết ngay, nên dùng loại Đại hoàng, A giao, Thược dược, Mạch môn, Tam nhung khôi, Mộc nhĩ khôi, v.v… Bệnh lậu thì phần nhiều cũng hư hàn, người coi trọng việc ôn bổ tỳ, thận, phải càn lấy mạch mà xét. Phàm chứng huyết phần nhiều kiêm dùng thuốc sắc đen, vì sắc đen thuộc về thủy, sắc hồng thuộc về hỏa, thủy có thể chế được hỏa, đen có thế chế được đỏ.

Trước sang sau hèn mà sinh bệnh “thất tinh” trước giàu sau nghèo mà sinh bệnh , gọi là “thoát đính”. Đó là tâm khí bất túc, hỏa đốt ở trong huyết mạch, kỳ kinh không điều hòa, mà ngoài thân thể, dáng mặt hình như không có bệnh gì, đó là bệnh của tâm, không hiện ra bên ngoài. Đến như ăn uống không chứng mực thỉ bệnh hiện ra rõ ràng chứng bệnh đó, nên khuyên giải để yên ủi trong lòng, lại bổ mạnh vào khí huyết để điều bổ tỳ, gia thêm một chút thuốc trấn áp tâm hỏa, bổ âm tả dương thì kinh tự điều hòa.

Lý Đông Viên dùng thuốc dẫn kinh huyết vào 12 kinh, để huyết trở về 12 kinh, rồi sau mới dùng thuốc đen để chỉ huyết. Nếu không trước uống thuốc dẫn huyết về kinh, thì huyết chỉ rồi không có chỗ nào chứa, thế tất phải chảy tràn ra càng ngày càng tăng, mà không ngăn cản lại được. Nên càng phải thanh tâm, tuyệt dục, thì tâm mới giữ được tính yên tĩnh của nó, thân cũng giữ được các chức năng cất giấu (bế tàng) của nó, can mới không gây cái hại tiết xằng ra được.

Có khi quá lo, nghĩ, buồn, sợ dương khí động ở trong chân âm càng hư, không thể trấn dẹp được dương, tướng hòa ở bào lạc làm bức bách huyết mà sinh ra chứng băng, cho nên cần phải dưỡng huyết an thần làm chủ. Nếu tỳ, vị khí hư sa dẫn xuống dưới, thận và tướng hỏa dưỡng huyết làm chủ yếu; hoặc nhân mãi để non mà vội giao cấu hoặc kinh ra chưa hết, tình dục đã nổi lên, mà hại đến Huyết hải, sinh ra băng huyết hay rong huyết, đều nên tìm xem trong 4 tạng: tâm, can, tỳ, thận, tạng nào bị bệnh thì điêu khí dưỡng huyết tạng đó.

Thất tinh cùa người ta quá lắm, thì hỏa của 5 chí nổi lên, hỏa của 5 chí quá lắm, như gió động cây lay, lửa đốt nước sôi vậy.

Chữa chứng băng huyết theo thứ tự: trước hết phải chỉ huyết để lấp dòng chảy, giữa chừng dừng thuốc thanh nhiệt lương huyết để làm cho nguồn được yên tĩnh. Sau cùng dùng thuốc bổ để huyết được đẩy dù lại như cũ. Nếu dùng ngăn lấp dòng mà không chữa yên, thì nước ngập tràn không thể nào ngăn được. Nếu chỉ chữa yên cái nguồn mà không phục hồi cái cũ, thì dương cô độc không thể nào đứng vững được. Cho nên, cấp thì chữa ngọn, hoãn thì chữa gốc, gốc và ngọn không bỏ sót, hoãn và cấp không sai trái thì mới có thể bàn tới việc chữa bệnh được. Lập trai nói: “cốt yếu việc chữa băng huyết, nên điều khí, giáng hỏa, làm cho thăng để lên: cốt yếu chữa bệnh lậu huyết, nên tư âm, bổ khí, nuôi huyết hoặc kiềm chế hỏa nữa”.

Bệnh băng huyết, lậu huyết không ngừng, trư ốc hết nhân tâm hỏa mạnh quá, do đó huyết mạch tràn lan, đến nỗi can đã thịnh mà không nạp được huyết, công việc xuất ra nạp vào phải bê trễ. Sách Nội kinh nói: “Con có thế làm cho tà khí của mẹ thịnh lên” Cho nên, tướng hỏa can, thận bốc lên, kèm thêm cái thế mạnh của tâm hỏa, hùa với nhau mà thổi mạnh, đến nói kinh nguyệt sai kỳ đi xàng, tràn ngập không chừng, nếu không chữa sớm sẽ biến thành chứng huyết khô, phát nóng và hưu lao.

XỬ PHƯƠNG

Đàn bà huyết xấu li rỉ ra hoài hoặc bỗng nhiên băng huyết không ngừng, phần nhiều ra chất như nước cơm rượu, đều do ăn uống không chừng mực, hoặc nhọc mệt thương tỳ, hoặc tâm khí không đù. Tỳ là kinh Chí âm (tức Thái âm), nuôi dưỡng cả toàn thân, tâm chủ về huyết mà thông với thận, làm đày tỳ. Hai tạng ấy bị bệnh là đều bệnh ở mạch mà mạch là nơi chứa a huyết là thần của mạch. Tâm không làm chủ mệnh lệnh được, thì Tâm bào lạc thay thế vào; tâm hệ là mạch cùa bào lạc và mệnh môn, chủ về kinh nguyệt, sinh đẻ và thai nghén, Do thận hư mà bào lạc lấn vào, nếu nước và huyết rỉ ra không ngùng, phải nên trừ thấp khử nhiệt, dùng Trừ thấp thang (Nhật 14) đã làm cho dương khí bị hãm xuống được nâng lên, lại mượn súc phong dược để tháng được cái thế của thấp nhiệt. Nếu bệnh đã khỏi, kinh huyết và chất độc đã ra hết, tất phải dũng loại thuốc như Hoàng kỳ, Nhân sâm. Đương quy, Cam thảo để bồi bổ lại. Nếu kinh huyết và chất độc cứ ra không ngừng, là do hư không thu giữ được, thì nên bổ tỳ vị và khí huyết, kiêm thuốc thảng đề và thuốc ngừng chí. Nếu do ở nhiệt, thì kiêm thuốc thanh tàm, lương huyết, Lập Trai nói: “có người đàn bà bị chứng băng huyết, uống quá nhiều nước nhiều, ăn cơm không được, có lúc lại hôn mê, mạch hồng đại, mà ấn xuống thì vị, nhược, đó là hỏa vô can bên trong hư hàn mà bên ngoài giả nhiệt. Nên dùng Thập toàn đại bổ thang (Khôn/43), gia thêm Phụ tử mà chứng băng đỡ, hàng ngày uống Bát vị hoàn (Huyền/1) mà bệnh khỏi.

Có người bị băng huyết đã lâu, uống Tứ vật thang và thuốc lương huyết thì lúc bệnh phát lúc lại chỉ. Có người chù ý giáng hỏa để chữa, lại thêm đau bụng, chân tay lạnh, đó là tỳ, vị hư gây nên, trước hết đùng Phụ tử lý trung thang (nhật/41), sau dùng Tế sinh quy tỳ thang (nhật/11) hoặc Bổ trung ích khí thang (Khôn/1), mà chứng băng lại càng băng và thêm chứng ỉa chảy nữa, đó là khí  Tiền âm (lỗ đái) và Hậu âm (lỗ ỉa) đều không vững thoát xuống dưới. Trong những thang trên, có Nhân sâm, Hoàng kỳ, Phục linh, Bạch truật, lại gia thêm Thăng ma, Sài hồ để đại thăng, đại bổ thì là tốt. Còn như bệnh tự thấy giá lạnh như nước, có lúc thích ấm, cho nên ra nước nhơ bẩn, giống như nước nhà dột hoặc nhiều huyết bạc, mạch tuy hồng, khẩn mà vô lực hoặc trầm, phục, đó là do trọc khí uất trệ ở Xung, Nhâm mà gây nên, phải làm cho thăng dề, khai uất, bình can làm chù yếu, lại kiêm thuốc tân tán, và thuốc tân lương, còn như thuốc thuần nhiệt hay thuần hàn, đều không thể dùng được. Thí dụ như loại Hoàng bá (sao), Thương truật, Hương phụ, Xuyên khung, Bán hạ, Thanh bì, Trần bì, Bạch chỉ, Sài hồ, Nhục quế, Bào khương (gừng nướng) v.v… đều rất hợp.

Tiết-lập-Trai nói: huyết băng mà tim đau, là vì tâm chủ huyết, huyết ra quá nhiêu, tâm không có cái nuôi dưỡng, nên sinh ra đau, nên dùng Thập toàn dại bổ thang (Khôn/43), mà cho gấp đôi liều lượng Nhân sâm, Bạch truật và uống cho nhiều. Nếu ứ huyết không ra, nên dùng Thất tiêu tán (nhật/101); âm huyết hao tán thì nên dùng ô tặc hoàn (nhật 112) để thu liễm lại. Nhưng bảng là chứng cấp, rong là chứng hoãn chứng bảng tất là quá giận hại đến can xung đột đến Huyết hải, hoặc hòa quá thịnh, huyết nhiệt mà bóc tràn ra. Rong huyết thì do dâm dục quá độ, thương tổn đến mạch Xung, mạch Nhâm, khí hư không thể chế ước được kinh huyết.

Phàm tỳ vị hư nhược, thi nên dùng Lục quân thang (Khôn/12), gia thêm Xuyên khung và Dương quy. Tỳ vị hư hãm thì nên dùng Bố trung ích khí thang (Khôn/1) gia thêm Bạch thược. Huyết nhiệt ở can kinh thì nên dùng Tứ vật thang (Khôn/21), gia thêm Sài hồ và Sơn chi, Phong nhiệt  can kinh, thì nên dùng Gia vị Tiêu dao tán (nhật 81). Nếu giận dữ động đến can hỏa, cũng dùng bài thuốc trên (tiêu dao tán). Uất hỏa ở tỳ kinh, thì nên dùng Quy tỳ thang (Khôn/50) gia thêm Sơn chi, Sài hồ và Mẫu đan bì. Buồn thương hại đến bào lạc thì nên dùng Tứ quân thang (Khôn/10) gia thêm Thăng ma, Sài hồ và Sơn chi.

Đại khái, bệnh mới phát, phân nhiều theo nhiệt mà chữa, bệnh đã lâu, lại phải theo về hàn mà chữa. Nhưng dương mạnh mà âm yếu, thì băng huyết lại càng thêm, mà âm lại càng hư càng nhiệt, nhiệt đó là giả nhiệt của âm hư, không thể theo về hãn lương làm phép chính trị.

Đông Viên nói: “phàm chứng hạ huyết, nên dùng Tứ quân thang (Khôn/10) gia thêm Nhân sâm và Hoàng kỳ; nếu do lao lực; thì cho gấp bội Nhân sâm và Hoàng kỳ, gia thêm Thăng ma. Nếu sau khi ra huyết nhiều quá, không dùng mạch để xét đoán được nữa thì kíp dùng Độc sâm thang (nhật/46) để cứu lại. Về chứng phát sát, sốt từng cơn; và ho mạch sác, là nguyên khí hư nhược, chấn dương không thể tàng liễm, chân âm không thể giữ gìn được ở trong, đó là mạch giả nhiệt, lại càng nên dùng Độc sâm thang. Các chứng trạng nói trên đều do tỳ, thận trước đã hư tổn mà sinh ra, cho nên mạch hồng, đại, xét xem trong đó còn có vị khí và chịu được thuốc bổ thì có thể cứu chữa được. Nếu dùng làm thuốc hàn lương làm thương tổn sinh khí của tỳ, vị, không thể thu huyết về nguồn được, thì là làm cho mau nguy đến tính mạng. Vì chữa các chứng về huyết, thường dùng thuốc chữa tỳ, vị mà thành công; bởi tại tỳ có thể thống quản huyết, mà lại là nguồn gốc sinh huyết hóa huyết nữa.

Mệt nhọc hại khí huyết, mạch Xung, mạch Nhâm hư tổn, kinh nguyệt ra dâm dề không ngừng, và lúc có thai điều dưỡng giữ gìn không đúng phép, thai không yên, hoặc nhân thương tổn, lao động sinh lậu huyết hại đến thai, thì nên dùng Giao ngải thang (Khôn/36). Đàn bà suy yếu, huyết hư mà có nhiệt, kinh nguyệt không đều, sinh ra các chứng bâng huyết, rong huyết, khí hư và nóng âm ỉ trong xương, không thể thành thai được, thì nên dùng Ô kê cốt hoàn (nhật/114).

Đàn bà sau 49 tuổi, thiên quý đáng lẽ ngừng, mà hàng tháng kinh nguyệt vẫn ra, hoặc kinh ra quá nhiều không ngưng, thì nên dùng Cầm tâm hoàn (nhật/115). Lại trong chứng băng huyết mà huyết ra không ngưng, thì nên dùng Thập khôi hoàn (nhật/116), hoặc Bị kim tán (nhật/117). Nếu kinh ra không ngưng, thì nên dùng Liên hồng tán (nhật/118) làm chủ yếu.

Khí huyết đều hư, không thể chế ước được huyết, thì nên dùng Đại ôn kinh thang (nhật/104). Khí hư thì nên dùng Tứ vật thang (Khôn 20), gia thêm Nhân sâm và Hoàng kỳ. Huyết hư, thì nên dùng Bá tử quy phủ hoàn (nhật/119). hư hàn mà rốn bụng lạnh đau, thì nên dùng Phục long can tán (nhật/9); hết thảy các chứng hư, đều nên dùng Nội cứu hoàn.

Ăn nhiều đồ cao lương ngon béo, đến nỗi thấp khí ở tỳ dồn xuống thận cùng tướng hòa (hỏa của thận) hợp thành thấp nhiệt, bức bách kinh nguyệt rỉ ra, sác đen tía, mùi hôi thối, thì nên dùng Giải độc tứ vật thang (nhật/1212); hoặc có người tuổi đã già mà bị băng huyết lâu thì nên dùng Phục long can tán; nếu về mùa nắng thì nên dùng Cầm tâm hoàn (nhật/115), hoặc ích nguyên tán (nhật/122) gia thêm Bách thảo sương, nếu có thấp thì nên dùng Trừ thấp thang (nhật/14).

DÙNG THUỐC

Làm cho chứng băng huyết ngưng chỉ lại, thì dùng tro tóc rối, tro bồng năng (Bồ hoàng khôi), tro gương sen và tro sừng tê

=> Tham khảo thêm: Bách bệnh cơ yếu: Lý luận và kinh nghiệm chữa bệnh.

HUYẾT TRẮNG (đái hạ)

XÉT NGUYÊN NHÂN CƠ CHẾ CỦA BỆNH

Sách Nội kinh nói: “tưởng nhớ vô cùng không đạt được sở nguyện ý dâm lộ liễu ra ngoài, nhập phòng thái quá phát sinh chứng Bạch dâm”. Bạch dâm là huyết trắng chảy ra, giống như tinh khí. Dàn ông nhân lúc đi tiểu tiện thì chảy ra, đàn bà thỉ trong âm hộ liên miên chảy ra. Bạch dâm gốc từ mạch Dái mà ra, mạch Dái là một trong 8 mạch kỳ kinh, nó ở giữa khoảng eo lưng và rốn, vòng quanh người như vân một cái thát lưng thòng ra phía trước, nó tổng hợp các mạch lại không cho chạy bậy. Nhưng tám mạch đều thuộc về kinh thận, mạch Dái trong thân thể người lớn, tóm thu phàn thủy vô hình cả toàn thân. Thận khí ở hạ tiêu bị hư tổn, thì mạch Dái rỉ nước xuống, sinh ra bệnh khí hư, bệnh này tức lả bệnh của mạch Dái, mạch Nhâm. Sách Nội-kinh nói: “Mạch Nhâm khởi đâu từ phía dưới huyệt Trung cực lên chỗ chòm lông mu theo phía trong bụng, lên huyệt Quan nguy ôn, đến yết hầu lên cầm, theo mặt, đi vào mát”, mạch Nhâm từ trên dạ con, đi qua mạch Dái, thông lên phía trên rốn, bệnh phát ra là chính ở chỗ đi qua mạch Dái, vì ra tùng giọt không dứt, nên gọi là “đái bệnh’.

Đàn bà hay lo, nghĩ, uất, giận, tổn hại đến tâm tỳ, can hỏa thường phát ra, huyết không trở về kinh, cho nôn hay bị chứng khí hư, sắc đỏ hay sắc trắng (xích, bạch đái hạ). Khí hư sắc trắng (bạch đái) phần nhiều là tỳ hư, vì can khí uất thi tỳ bị thương, tỳ bị thương thì khí thấp của tỳ bị hãm xuống dưới (tức là tỳ kinh không tự giữ được, nên không thể vận chuyển được, kinh huyết trở về, mà chảy ra chất nước nhờn trắng. Đó đều là do can bị uất ở trong (thổ tỳ) mà gây nên thế. Một thuyết nói: “hay tức giận thì hại can, can tà lấn sang tỳ thì tỳ bị tổn thương mà sinh thấp, thấp sinh nhiệt, nhiệt thì lưu thông cho nên chất đục, nhờn thấm vào bàng quang mà nhi ra.

PHÂN BIỆT CHỨNG TRẠNG

Đàn bà gọi là đái hạ hay bạch đám (huyết trắng), đàn ông gọi là di tinh hay bạch trọc (đái đục) đều là do sự lo, nghi, mùng, giận, sinh đè, dâm dục mà tổn thương đến vinh vệ, thấp nhiệt và trọc khí thấm vào bàng quang, cho nên chất ô uế sắc trắng như nước mũi chảy xuống không ngưng, sắc mặt không tươi sáng, bàn chân, eo lưng nhức đau, tinh thần suy kém.

Đàn bà bị chứng khí hư đỏ hay trắng (xích, bạch đái hạ) mà không đặc dính, cùng với chứng đái đục của đàn ông, hoàn toàn do ở tướng hỏa (thận hỏa), giống như hỏa trong mây mưa, sấm chớp quấy rối mà không trong lặng được, đó là thuộc về Túc thái âm và Túc thiếu dương. Nếu có chất trơn, trắng đặc, dính, gọi là khí hư, đó là thuộc Tâm bào lạc, Thủ quyết âm và Thủ thiếu dương, giống như tỉnh khí của đàn ông tiết ra, quá lắm thì giống như chứng Sa lâm (10 và Thạch lâm 92), vì Tâm bào lạc dính liền với xương sống, liên lạc với Mạch đái, thông với mạch Nhâm, đi xuống tới huyệt Dũng-tuyền, đi lên đến Nê hoàn (tức huyệt Bách hội ở giữa đỉnh đầu cũng gọi là Thượng đan điền). Bạch dâm với Dái hạ khác nhau là như thế.

HƯ THỰC

Chứng này phần nhiều do ở hư mà sinh ra, vì thận là bê’ chứa tỉnh huyết, chủ về việc bế tàng (cất giấu). Do thận khí không kiên cố, mà tinh không tàng liễm được. Chỉ có người hình thế đầy chác (thực) mà vốn co’ thấp nhiệt, thì bắt đầu nên dùng thuốc thanh nhiệt thẩm thấp; thì phân ra âm hư và dương hư mà bồi bổ và cố sáp lại.

CÁCH CHỮA

Vương-Thúc-Hòa nói: băng huyết lâu ngày, sinh ra chứng khí hư nước trắng; huyết rỉ ra lâu ngày thì thận thủy khỏ. Do’ là nói băng huyết lâu ngày, khí huyết hư thoát, Tuy co’ phân ra hàn nhiệt, nhưng đêu là khí huyết chảy ra dầm dề mà sinh bệnh, tóm lại đều đĩ tới chỗ hư dâm nên dùng thuốc thanh bổ làm chủ, chữa chứng khí hư nên dùng những huyết dược để bồi bổ. Dối với người bênh vốn có thấp nhiệt, người ta biết do hạ tiêu hư hàn, mả không biết do trung tiêu có thấp nhiệt, lại dùng thuốc táo nhiệt, ôn bổ riêng giúp cho dương hỏa, khi dương hỏa mạnh, thì âm huyết bị đốt hao dần, ví như mỡ heo, rán nóng thì chảy ra, để nguội thì đông lại, Trung tiêu có thấp nhiệt, khí dâm không trong sạch được, thì sinh ra chứng khí hư, cho nên hỏa thăng lên, thủy giáng xuống thỉ sinh ra trên nóng dưới lạnh, hạ tiêu hàn lạnh, chì chất nhơ đục ngưng kết lại. Nếu co’ nhiệt khí nung nấu thi gây thành hơi hôi tanh như thế sao lại chỉ bảo là có một chứng hư thôi? Cách chữa, nen làm cho trên mát dưới thực, thì chất đục tự phân ra, điều bổ tỳ nuôi huyết thì thấp nhiệt tự nhiên giải tán; lại thêm ôn bổ hạ nguyên (3), để làm cho thủy thăng lên, hỏa giáng xuống (thủy hỏa giao nhau) mà chứng khí hư tự nhiên trù khỏi. Cho nên Chu Dan Khê nói: “đỏ là thuộc huyết, tráng là thuộc khí, thuộc đờm”, Nhưng đơm tích ở trong vị, chảy thấm xuống bàng quang thì nên dùng thuốc làm cho thăng lên. Người béo phần nhiều thuộc về thất đàm người gầy ít khi bị bệnh khí hư, nếu có bị bệnh này, cũng chỉ thuộc về nhiệt đàm thì nôn dùng loại Nam tỉnh, Bán hạ, Thương truật, Hải thạch, Hoàng bá sao, Thanh đại, Xuyên khung, Xuân thụ bỉ v.v…

Tỳ bị thương có thấp, thấp sinh nhiệt, mà Chu Dan Khê dũng thuốc vị đắng tính lạnh để chữa, là đúng; cổ nhân cho là thấp hàn mà dùng thuốc vị cay tính ôn để chữa là sai. Nhưng cổ nhân đã tìíng dùng thuổc vị cay tính ôn để chữa mà khỏi, đó là một lẽ mà người ta khống biết: dùng thuốc vị đấng tính hãn là cách chữa chính trị(4), dùng thuốc vị cay tính ôn lã cách chữa tòng trị (5). Vì thấp nhiệt trộ uất ở trong, sinh ra đau bụng mà ra xích đái hay bạch đái, nếu không phải thuốc vị cay tính ôn, chữa theo cách tòng trị, liệu có thể phá tan được chăng? Còn như với chứng thấp nhiệt chưa đến nặng lắm, mới chỉ ra xích đái hay bạch đái mà khỗng đau, thì chí bằng tạm dùng thuốc vị đắng tính hàn mà chữa là đúng.

XỬ PHƯƠNG

Chứng xích đái là có hỏa. Cách chữa đều lấy bổ thận làm chủ. Chứng bạch đái nhiều xích đái ít, thì nếu tỳ hư, dùng Lục-quân-tử thang (Khôn/12), gia thêm Thăng-ma; nếu khí hư, dùng Bổ-trung-ích-khí thang (Khôn/1), nếu can hư, dừng Bát-vị-tiêu-dao tán (nhật/11) kềm thêm Lục-vị-hoàn (Huyền/2); nếu can uất hại tỳ là do mộc uất ở trong thổ (tỳ), thì nên khai và nâng can khí lên, để giúp đỡ, bồi bổ cho nguyên khí cùa tỳ, thì dùng Bổ trung ích khí thang (Khôn/1) gia thêm loại Táo nhân, Phục linh, Sơn dược, Hoàng bá, Thương truật, Mạch môn, v.v… sác đặc, uống lúc nào cũng được, lại dùng thêm Lục vị hoàn. Một thuyết: gia thêm Mẫu lệ, Hải phiêu tiêu, Đỗ trọng, Ngưu tất, viên với mật, to bằng hột đậu đỏ, uống với nước nóng khi đói bụng, mỗi lần uống 5, 6 đồng cân. Chứng bạch đái vốn thuộc về khí hư thỉ bổ khí, làm mạnh tỳ, kiêm làm cho thăng lên. Nếu ra nước mù hôi thối quá lắm là do thấp nhiệt thái quá, thì nên dùng loại Thương truật, Bạch truật, Hoàng bá, Phục linh và Xuân thụ bì v.v… giúp thêm thuốc làm cho thăng lên. Nếu bạch đái ra như lòng trắng trứng gà, là tỳ thận hư quá, sắc mặt tất nhiên không tươi, bàn chân và ống chân tất nhiên phù lên, eo lưng và bắp đùi tất nhiên đau nhức, thì nên dùng Ngũ vị tử hoàn, (nhật/123), Bát vị hoàn (Huyền/1), uống xen thêm thuốc khai tỳ, dưỡng tâm như loại Quy tỳ thang (Khôn/50) v.v…

Nếu âm hư có hỏa, nên dùng Bát vị hoàn, gia thêm Ngũ vị, Thò ty, Xa tiền và Hoàng bá. Nếu nhờn, trắng, đặc, dính gọi là khí hư (đái hạ), người đời nệ theo tho*ỉ thường dùng cách chữa lưu đàm dùng loại thuốc Mẫu lệ, Long cốt, Địa du để làm cho cố sáp lại, đồng thời dùng Tứ vật thang (Khôn/21), gia thêm thuốc thăng đề. Nhưng không biết ràng gốc rễ đã tổn thương, đến nói thôi nát mà còn làm cho sáp lại, thì cái chất hàn trệ không trong sạch kia lại càng trệ thêm và cái khí thăng đề không thuần chính kia lại càng uất thêm, vậy chỉ nên dùng Lục long cố bản hoàn (nhật/124) hoặc Lục vị bảo nguyên thang (nhật/125) làm chủ yếu. Chữa chứng xích đái hoặc bạch đái, bụng đau không muốn ăn uống, ngày một gầy mòn dần, thì nên dùng Dương quy tiễn (nhạt/126). các chứng bạch đái, bạch dâm và bạch trọc đi đái như nước vo gạo, nên dùng Uy hỉ hoàn (nhật/127). Dàn bà Huyết hải hư lạnh, thường ra bạch đái, bụng rỗng nhói đau, nên dùng Dại hiệu củng thần hoàn (nhật/128), thuốc này uống lâu làm cho người thêm tuổi thọ, tinh than đầy đủ vững mạnh, sinh con thêm nhiều. BỊ chứng bạch đái, lâu ngày gày mòn yếu sức, eo lưng và đùi nhức đau, ăn uống không biết ngon, mặt vàng và phù thũng, đi đái giát, khí hư, huyết ít, nên dùng Nhâm sâm hoàng kỳ tán (nhật/54). Người gãy phần nhiều là nhiệt, mạch sác, chứng hiện ra ngoài thì có cơn sốt cơn phiền, tức lè âm hư hoả thịnh, nên dùng Câm bá thư bì hoàn (nhật/129), vì kỉnh nguyệt ra rỉ rỉ, không ngừng hoặc bỗng chác băng huyết hoặc đẻ rồi huyết ra quá nhiều đến nỗi âm hư dương kiệt, vinh khí không thăng lên được, kỉnh mạch ngừng trộ, vị khí hãm xuống, tinh khí đọng trệ ở hạ tiêu, uất tích thành nước trắng nhờn như nước mũi chảy ra tanh hồi, nên dùng Hoàng kỳ kiến trung thang (Nhật 130) bỏ Quế gia thêm Đương qui và uống thêm Khổ luyện hoàn (Nhật 131). Nếu lâu ngày không ngừng, bụng rốn đau ran tới âm hạ, thì nên dùng Cố chân hoãn (nhật/132) cùa Lý Dông Viên. Nếu trong chứng hư lại co’ hỏa, thì dùng Bổ kinh cố chân hoàn (nhật/133), hoặc Đại ô kê hoàn. Con gái chưa có chồng, mới có kinh một lần đầu, vì sợ hãi hoặc tám nước lạnh, hoặc hóng gió mát, cho nên kinh bị ngừng roi sinh ra chứng khí hư (đái hạ), thỉ nên dùng Hổ phách châu sa hoàn (nhật/135). Dàn bà chửa mà có bệnh khí hư đều do thấp nhiệt, thì nên dùng Cầm truật vu bỉ hoàn (nhật 136) gia thêm Hương phụ. Nếu lúc ngày thường tình dục quá nhiều đến sau ki đẻ rồi bị mất huyết, hạ tiêu hư, phong tà nhân hư lọt vào tử cung thì nên dùng Ngải phụ noãn cung hoàn (Khôn 37) gia thêm Can khương, Phụ tử và Ngô thù hoặc Hoàng kỳ kiến trung thang bỏ bớt quế gia thêm Quy (đàu) sắc với nước, uống với Khổ luyện hoàn.

DÙNG THUỐC

Khí hư thì dùng Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật, Chích thảo.

Huyết hư thì dùng Dương quy, Sinh địa, Bạch thược, Xuyên khung, A dao, sữa người, Dan sâm, Địa du, Ban long.

Hư hàn thì dùng Quan quế, Dại phụ tử, Can khương, Ngô thù và Tiểu hồi.

Thực nhiệt thì dùng Hoàng cầm, Hoàng bá, Mẫu đơn, Dại cốt bì, Hoạt thạch, Tri mẫu, Huyền sâm, Hoàng liên, Thanh đại, Chi tử.

Thẩm thấp thì dùng Phục linh, Trạch tả, Thương truật, Trư linh, Xa tiền.

Thu sáp thì dùng Mẫu lệ, Long cốt, Bạch chỉ, Xuân căn bì, Bách thảo sương, Vu bỉ, Bá tử nhân, Trắc bá diệp, Hải thạch, Bạch quỳ hoa, Xích thạch chỉ, Hồng quỳ, Phá cổ chỉ, Hải phiêu tiêu.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here