Thời kỳ có thai và những tạp chứng lúc có thai – Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thời kỳ có thai và những tạp chứng lúc có thai

Bài viết Thời kỳ có thai và những tạp chứng lúc có thai

Tham khảo từ chương 4 “Phụ đạo sán nhiên” quyển I, tập 1, 2 “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” – Nhà xuất bản Y học.

Tác giả Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Tải file PDF Tại đây.

THỜI KỲ CÓ THAI

XÉT NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ CỦA BỆNH

Sào-Nguyên-Phương nói: “có thai 1 tháng kết thành một hạt giống như hạt sương, do thái cực động mà sinh dương gọi là “phôi thai”. Phôi: là thiên nhất sinh thủy (1), mạch kình Túc quyết âm nuôi dưỡng, kinh nguyệt bế lại. ăn uống hơi khác trước.

Hai tháng gọi là “thủy cao” (nước cao) biến thành sắc đỏ như cánh hoa đào, do thái cực tình mạch sinh âm Thai: là địa nhị sinh hỏa (2), mạch kinh Túc thiếu dương nuôi dưỡng, nôn, mửa, lợm, tức, hoặc ham ăn một thứ, thế là thấy một tạng đã hư hao.

Ba tháng gọi là “Thủy thai” (3) mạch Thủ quyết âm nuôi dưỡng, hình tượng bát. đâu hóa để chia trai gái, đạo càn thì thành trai, đạo khôn thì thành gái. Kinh Dịch nói: “một âm một dương gọi là đạo, trời với người một lẽ như nhau, trai gái đúc nên tinh, muôn vật tự hóa sinh, thì càn là đầu mọi khí dương, khôn là đầu mọi khí âm, đạo càn thành trai, đạo khôn thành gái, bộ máy trai gái sinh ra như vậy

Bốn tháng mới chịu tinh hoa của thủy làm thành huyết mạch, hình tượng đủ, sáu phủ thành, mạch Thủ thiêu dương nuôi dưỡng.

Năm tháng mới chịu tinh hoa của hóa, làm thành khí âm dương; gân xương đã thành, lông tóc mới mọc.

Sáu tháng mới chịu tinh hoa của kim để làm thành gân, miệng mắt đều thành, mạch Túc dương minh nuôi dưỡng.

Bây tháng mới chịu tinh hoa của mộc để làm thành xương thai này ra hòn, hay cựa động tay trái 1 vị trí gan ờ bẽn trái đố tàng hòn mạch Thủ thái âm nuôi dưỡng.

Tâm tháng mới chịu tinh hoa của thổ lãm thành da dẻ, hình hài dần lớn, chín khiếu đều thành, thai nẩy ra phách, (vị tri phổi ở bên phải để tàng phách, mạch Thủ dương minh nuôi dưỡng.

Ghín tháng mới chịu tinh hoa cùa thạch (đá) làm thành da vã lông, trăm khớp xương đầy đủ, thai chuyển mình ba lần, mạch Túc thiêu âm nuôi dưỡng. Mười tháng thi mạch Thái dương nuôi dưỡng. Tinh thân đầy đủ, chịu khí mà sinh ra.

Chỉ có quân chủ (tâm và tâm bào lạc) không phải làm, nên không nuôi dưỡng gi cả.

Có thuyết bàn vế dưỡng thai mà lại lấy ngũ hành chia ra 4 mùa. Phàm người ta từ lúc thụ thai ở thai trong dạ con thì khí huyết chạy khắp 12 kinh mạch chân tay để dưỡng, hộ vệ nguyên khí của thai, có lý nào lại theo từng tháng mà chia kinh, kinh nào thì nuôi dưỡng thai vào tháng nào bao giờ, Mã-huyền-Đài đã bác bò, nên không chép vào đây. Sào-nguyên-Phương mà nói một tháng hai tháng là nói về số tháng có thai thì đúng lý vậy.

PHÂN BIỆT CHỨNG TRẠNG

Mọi chứng bệnh khi có thai, đều vì thai khí mà sinh ra.

Động thai và lậu thai đều bị ra máu, nhưng động thai thì đau bụng mà lậu thai thì không đau bụng, cho nên động thai nên dùng thuốc hành khí, lậu thai nên dùng thuốc thanh nhiệt.

Ác trở (1) là buồn nôn làm trở ngại việc ăn uống, người gầy là vì nhiều nhiệt thì nên dùng thang Nhị trần gia giảm (Nhật 93).

Tử phiên là phiền táo, tâm thần rối loạn.

Tử giản là đờm dãi sục lên, mắt xếch miệng câm.

Tử thũng là mặt mắt sưng, chân tay và thân thể phù thũng.

Tử khí là hai chân phù thũng.

Tử lãm là tiểu tiện gắt, ít.

Chuyển bào là tiểu tiện không thông.

Tử huyên là thai khí không thuận, xông vào tim mà trướng đau, chỉ vì chủ chốt việc vận hóa, đàn bà có thai thì cơm nước vận hóa không thông lợi mà sinh thấp, thấp thì sình đờm, đờm thì sinh nhiệt, nhiệt, thì sinh phong.

Tử thũng, tử khi là thuộc về thấp; ác trở là thuộc về đờm; tử phiền, tử lâm là thuộc về nhiệt, tử gián, là thuộc về phong;

Tử huyền là thuộc về khí; chuyển bào là thuộc về hư. Cách dùng thuốc bệnh thấp thì hút ráo, bệnh đởm thì tiêu đi, bệnh nhiệt thì thanh giải, bệnh phong thì dẹp âm, bệnh khí thì tán đi, bệnh hư thì bổ vào, tóm lại cần đuổi tà giữ thai làm chù yếu. (Nên xét kỹ ở mục tạp chứng dưới đây).

HƯ THỰC

Thân thể đầy đặn, mạch thực, thanh niên vô bệnh, ăn mạnh là thực; thân hèn yếu, mạch hư, đứng tuổi nhiều bệnh, án yếu là hư. Đại phàm những người ăn béo bổ, ngồi an nhàn thì phần nhiều hay hư.

CÁCH TRỊ

Lúc mới phôi thai, chân khí mới gặp, như hoa đào ngưng kết, niêm yếu dễ bị thương cho nên phải ăn kiêng đồ cay nồng, là sợ tan mất cái ngưng kết, thức ăn phải chọn đồ ngon ngọt là muốn bổ cho chất mềm yếu. Hai khí đã ngưng kết lại như bùn ở trong khuôn, vàng ở trong mẫu, chỉ được rèn đúc mới nên hình. Nhờ khí cùa mẹ để nuôi hình thể nhờ vị của mẹ để nuôi tinh khí, hình thể tinh khí được nuôi dưỡng, là nhờ khí vị làm cân bàn, hễ mẹ hàn là con hàn, mẹ nhiệt là con nhiệt, mẹ no con cũng no, me đói con cũng đói, vì vị hư mà cảm bệnh, tùy cảm bệnh mà biến chuyển, cho nên lúc có thai há không nên cẩn thận mà điều dưỡng hay sao?

Phòng sẩy thai, nên phòng vào tháng thứ 1, thứ 3, thứ 5 và thứ 7, vì những tháng lẻ đều do tạng dưỡng thai mà tháng thứ 3, lại là tháng tướng hỏa làm chủ, thai rất dễ động, càng nên giữ gìn cẩn thận, vậy nên uống thứ thuốc giải nhiệt mát huyết, lại theo khí huyết hư thực của tạng phù dưỡng thai từng tháng mà điều trị.

Sách Thánh tế nói: “có người bảo có thai thì không nên chữa, mà bàn đến sự hại thai phá huyết”. Nào có biết bệnh tà quầy rối, chính khí hưu hao, nếu cứ câu chấp mà không cho uống thuốc, thì mẹ sẽ hèn yếu, bảo vệ sao được thai nhi. Nội kinh nói: “người có thai mà uống thuốc, vì có bệnh thì không hại, nhưng bệnh chữa bớt quá nửa thì thôi, nên chữa cách trung bình thích đáng với bệnh thì cũng không nghi ngại đến công phạt. Người cẩn thận chỉ sợ công phạt phá huyết có hại đốn thai chăng.

Trong phép an thai có nói: “mẹ có bệnh mà đến nói động thai, chỉ chữa mẹ thì thai tự an, nếu thai khí không vững, hoặc cứ bị xúc động đến nỗi làm mẹ đau thì nên an thai là mẹ tự khỏi (cấm dùng thuốc hạ, hãn và lợi tiếu). Con gái còn tuổi trẻ, thiên quí chưa đến thì thuộc Thiếu âm, Thiên quí đã ra thì thuộc quyết âm, đến thiên quý đã hết thì thuộc Thái âm. Chữa bệnh thai sản mà theo Quyết âm đấy là theo từ nguồn gốc nguyên sinh hóa; phép chữa không phạm đến vị khí là theo nguồn gốc hậu thiên sinh hóa đến cả không được hạ, không được lợi tiểu tiện, là sợ làm mất tân dịch mà hại đến sính khí

Phàm con ở trong bụng mẹ, nhờ khí của mẹ là để nuôi dưỡng tinh khí, nhờ vị của mẹ là để nuôi dưỡng hình thể cho nên thai nguyên (1) cốt lấy tỳ vị ăn uống làm căn bản mà cả mẹ và con đều nhờ vào đó. Ngày nay người ăn đồ béo vị ngon, uất kết nồng nặc mà rồi khí huyết suy dần, đởm hỏa tất thịnh mà sinh ra mọi chứng ác trở, tử gián, tử thũng, Nhưng mọi chứng bệnh trong lúc có thai, thì đều lấy an thai làm chủ, cốt sao cho khí huyết hòa bình thì tràm bệnh không sinh, nếu khí huyết hao tổn mà thai không an, thì nên thanh nhiệt dưỡng huyết làm chủ; nếu sinh hoạt ăn uống đều dưỡng đúng cách lại tuyệt không thèm muốn (2) để an dưỡng thai khí, thì dẫu có cảm bệnh cũng không can hại.

Đan-Khê nói: Bạch truật, Hoàng cầm là vị thuốc thánh an thai”. Thầy thuốc tầm thường thì nói thuốc ôn nhiệt có thể dưỡng thai, mà không biết lúc có thai, rất nên thanh nhiệt, làm cho huyết luân hành theo kinh mà không chạy bậy nên mới an thai được. Bạch truật bổ tỳ để bồi dưỡng cho mẹ của muôn vật, Hoàng cầm thanh hỏa, để tư nhuận cho tử cung, làm cho có lợi để trừ cái hại, mà thai tự an. Cỏ ích mẫu hoạt huyết hành khí có công năng bổ âm, lúc có thai không trệ, lúc sản hậu không hư, là do trong hành khí mà lại có bổ.

Thai đến 3, 4 tháng bỗng thấy đau bụng thì chỉ Sa nhân và chút ít Mộc hương là hay chữa đau và hành khí để cho an thai. Thai đến 8, 9 tháng tất nên thuận khí, thì dùng các loại Chỉ xác, Tử tô, những người khí hư, nên bổ khí để khỏi trệ, thì dùng Sâm, Truật, Trần bì, Qui, Thược, Cam thảo, Phúc bì, khí thực nên tả khí để chế bớt dương khí thì dùng Hoàng cầm, Bạch truật, Trần bì, Cam thảo gia thêm Chỉ xác.

Triệu-Dưỡng-Qui nói: “có người hỏi Bạch truật, Hoàng cầm là thuốc thánh an thai, thì lúc có thai không thể thiếu được chăng? – Trả lời rằng: chưa hẳn đã như vậy, vì cuống thai dính vào thận cũng như chuông treo vào xà nhà, cột không vững thì xà tất phải lung lay, cho nên muốn an thai trước phải giữ vững hai bộ thận, làm cho trong bộ thận êm ấm, thì tỳ mới sinh khí, hà tất phải nhất định dùng Bạch truật, Hoàng cầm mới an thai được sao? Phàm trong bụng có nhiệt mà thai không an thì nên dùng thuốc mát, trong bụng có hàn, thai cũng không an thì tất phải dùng thuốc ôn, cái đó là thường. Huống chi trong hai quả thận có đủ nguồn thủy hỏa, làm căn bản cho mạch Xung mạch Nhâm mà rất quan hệ với thai nguyên, thì không phải Bạch truật, Hoàng cầm mới làm cho an được. Như trong bộ phận thủy kém thì nên làm cho thủy mạnh (Lục vị địa hoàng) (1), trong bộ phận hỏa suy thì nên bổ hỏa (Bát vị địa hoàng, (33), điều kinh thì nén dùng Đỗ Trọng, Tục đoạn, A giao, Ngải điệp, Đương qui, Ngũ vị; căn cứ vào thủy hòa mà dùng thuốc là mau kiến hiệu, nám vững một lẽ thông suốt, mà các sách chưa hề nói đến, đó là lời bàn của họ Triệu rồi Phùng tiên-sư nên rõ ra. Vả lại, tạng phủ bẩm thụ, hàn nhiệt không giống nhau, có người tạng hàn không có nghén, phải uống Bát vị, Thập bổ mới có thai, sau khi đã có thai, vẫn dùng thuốc như trước, vì tạng phủ đã quen nên không thấy Quế Phụ là nhiệt, vẫn cho là thường, mà cũng yên ổn vô sự, lại luôn luôn nuôi dương được thai nguyên. Nếu không dùng thuốc nóng ấm mà dùng thứ thuốc Hoàng cầm thanh nhiệt, nào có biết, cái người đã bổ dương đưa lên được thì bổ âm kéo xuống là không lợi đâu! Tất nhiên rồi đến bị sẩy thai và cũng tổn hại đến thai nguyên nữa, là vì tạng phủ của người cực hư, thì ít khi dương hòa thăng trưởng (3) của xuân, hạ, mà nhiều khi âm hàn hạ giáng (4) của thu đông. Người xưa dùng Hoàng cầm an thai, là do tử cung quá nhiệt không an, cho nên dùng thuốc đắng và hãn để cho thai an, nhưng khí huyết vượng tỳ vị hòa thì thai tự nhiên không lo, nếu mà sai trái thì thai sẽ sẩy ngay, cho nên thai nguyên toàn nhờ khí, huyết để nuôi dưỡng, mà khí huyết lại nhờ cơm nước để hóa sinh, vì thế mà tỳ là chủ chốt cho mọi khí trong ngoài của thận người, mà bộ máy vận hóa của thai nguyên, toàn nhờ vào tỳ thổ, cho nên dùng Bạch truật để giúp vào. Nhưng chỉ người gầy huyết nhiệt, phần dinh đi quá nhanh, thai thường bức lên trên, quá động không an là đúng thôi, nếu người béo khí suy, thai thường trệ xuống thì không có Nhân sâm để nâng thai lên là không an được; người chắc nịch khí thịnh, thai thương không vận được, thì không có Hương phụ, Sa nhân để tiêu bớt đi thì không an; người mình béo, đởm nhiều, lợm mửa, chóng mặt, không có Bạch linh, Bán hạ để khai thông thì không an, trên đây đều là chữa về khí mẹ bị chênh lệch.

Chất đất vốn nặng, nhưng được khí trời đùm bọc mà nâng lên, thì bộ máy sinh hóa không ngừng, nếu chỗ âm u giá lạnh, ánh sáng mặt trời không chiếu vào, thì các loài vật sinh sống rất ít. ví như thân thể người ta, da thịt, đầy đặn, tức là huyết vượng, nhưng huyết vượng dễ đến khí suy, lâu lâu sẽ thấy hơi thiên lệch.

Khí với huyết phải cùng giàn giữ nhau mà không nên thiên lệch, khí làm chủ thì huyết lưu thông, huyết làm chủ thì khí trái lại không lưu thông, không phải là khí suy nhưng khí không lưu thông thì cũng giống như suy, cho nên những thuốc bổ khí, nhất thiết không nên dùng, mà trái lại có khi dùng thuốc hao khí, bởi vì khí được bổ thì cố kết lại, chi bằng tiêu hao đi để giúp cho nó lưu thông, thì huyết động đã lâu lại trở về nơi chủ quản (tâm can). Đạo sĩ ở Nam sơn đề ra bài Sấu thai hoàn (thuốc làm thai gầy) là do lẽ ấy.

Thân tạng của đàn bà để giữ lấy thai tức là chân khí của mẹ mà con nhờ đó để sính dưỡng, nên sau khi có thai phải trấn tĩnh, thì khí huyết điêu hòa, trong không phạm đến thất tình, ngoài không tham nhiêu Ngũ vị, đồ ăn lạnh quá nóng quá đều là kiêng kỵ, khí độc mưa, nắng, gió, sương không thể xâm phạm được và cũng không nên giao cấu để xúc động dục tình. Kiêng giữ ăn uống, như ăn thịt thỏ thì con sứt môi, ăn thịt chó thì con bị câm, ăn cá độc thì con ghé lở (1), Tâm khí kinh sợ thì con sinh điên, thận khí không hòa thì con gầy còm, tâm khí hư kém thì con kém tinh thần, con là theo khí mẹ, mẹ không cẩn thận sao được. Nếu không thai động, thai đau, không bị đi tả đi ly, không bị cảm mạo phong hàn thì không nên uống thuốc.

Sách Tiện sản tu tri có nói: “chớ uống nhiều thứ thuốc; chớ uống rượu quá nhiều; chớ châm cứu xằng xiên; chớ đi đại tiểu tiện vào chỗ không thường đi, chớ trèo cao, chớ mà giao cấu thì khó đẻ mà con tất điên giản; chớ nằm ngủ nhiều, nên thường đi thường dạo; chớ lao lực qúa, làm cho thận khí thiếu kém mà sinh con hở mỏ ác. Mặc không qúa ấm; ăn không quá no; nếu tỳ vị không điều hòa, vinh vệ bị hư kém thì con tất gầy còm nhiều bệnh. Nếu phạm phải việc xây nhà đáp đất, hơi đất làm cho con hình hài tan rã mà chết (1), bị dao chặt thì thân con tất bị thương, bị ngâm bùn thỉ lỗ khiếu con phải tức, bị đánh đập thì con sác xanh mờ, bị trói buộc thì con cũng co quắp. Nếu có những lâm lỗi kể trên thì nó phản ứng nhanh như tiếng dội nên nhất thiết phải kiêng dè.

Họ Sào nói: “có thai 3 tháng, gọi là “thủy thai” mà hình tượng mới hóa, chưa có kiểu cách nhất định, theo cảm xúc mà biến đổi. Muốn con thẳng thắn nghiêm trang, thì nên miệng nói lời ngay thẳng, mình làm việc ngay thẳng; muốn đẻ con trai thì nên mang cung tên, muốn đẻ con gái thì nên mang vòng da nạm ngọc (2); muốn đẻ con xinh đẹp thì nên đeo hòn ngọc quí, muốn con hiền tài thì nên đọc sách. Phép đổi gái ra trai của người xưa, hoặc lấy Hùng hoàng bó vào túi vải đỏ mà mang bên trái, hoặc thầm lấy tóc và móng tay móng chân cùa người chồng để xuống dưới chiếu, hoặc thầm lấy lưỡi búa để xuống dưới giường mà để bề lưỡi xuống dưới, hoặc thầm lấy 3 cái lông đuôi thật dài của gà trống đặt xuống dưới u, mà chớ cho người đàn bà ấy biết. Trên đây là do hình tượng bên ngoài mà cảm động vào trong, nếu không tin hãy thử vào con gả mà xem thì một trứng sẽ đều nở ra gà trống hết cả. Bởi vỉ phép thai hóa cũng là lẽ tự nhiên, cho nên ăn thịt gà trống là lấy toàn dương tinh cùa trời sinh ra, đeo Hùng hoàng là lấy toàn dương tinh của đất sinh ra; cầm cung tên, mượn dao búa, là lấy vật cứng mạnh ứng với việc người. Do cùng khí loại thầm cảm nhau, mà tạo hóa biến đổi cách kín đáo, là vật lý vẫn có, cho nên đàn bà chửa mà thấy tượng thần hay vật lạ thì hay đổ ra qui thai, quái thai, chứng cớ đó rất rõ rệt.

Lược….

Nhưng trong tạo vật. có chỗ đất không có cỏ, so với người thì đàn bà cũng có người không có tử cung; trong tạo vật không có quãng trời não không mưa móc, so với người thi đàn ông đều hay sình hóa, chỉ người tự làm trái phép mới mất giống nòi. Người muốn có con, há chẳng mạnh dạn mà xét mình sao?

==>> Xem thêm: Cầu tự và tổng luận về thụ thai – Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác 

XỬ PHƯƠNG

Như gần ngày sinh mà thai bị nhiệt thì dùng Tam bổ hoàn (71) gia Hương phụ, Bạch thược, hoặc là dùng Địa hoàng cao. Như huyết hư thì không ngoài Tứ vật địa hoàng thang (72) gia ích mẫu để dự bị cho lúc sinh đẻ. Còn như thầy thuốc tầm thường cho thuốc an thai thì hay dùng Ngải cứu, Hương phụ, Sa nhân, làm hại người càng lấm, họ có biết đâu khí huyết thanh hòa, không có hòa nung nóng thì thai an mà vững chắc, khí hư thì nâng lên không nổi, huyết nhiệt thì loang ra chạy bậy, thai muốn không sẩy được sao? Hương phụ, Sa nhân đều là những thứ thuốc thơm và táo, nếu người khí huyết đều thương tổn thì lại làm hại cho thai chỉ có người hàn uất khí trệ là nên dùng mà thôi.

Phùng Tiên sinh chữa đàn bà ốm nghén bị nôn ói lâu không thôi, mạch vi, tay chân lạnh cứ dùng thang Phụ tử lý trung, gia Ngũ vị, uống luôn vài ngày thì an, nhưng phải gia bội Sâm, Truật; Chích thảo thì có thể che chở thai nguyên, tính của Khương, Phụ cũng phải theo tính của Sâm, Truật để ôn bổ trung châu, dẫu sức mạnh chạy xuống của Phụ tử cũng không thể một mình thi thố được.

Nếu bị cảm phong hàn mà thai không an thì Quế chi thang (73), Hương tô tán (74), Thông bạch hương sị thang (75) đều nên chọn dùng, như bị thời khí có phục tà thì càng nên kíp hạ, đó là dùng thuốc an thai, nhưng trong thang thuốc hạ thì không nên dùng đến Mang tiêu. Nếu có cảm mạo mà dùng Bạch truật, làm cho nhiệt tà lẩn quẩn không giải ra được, hoặc người vốn hư hàn mà dùng Hoàng cầm, làm cho trung khí của tỳ vị càng thương tổn, đều là làm hại cho thai cả.

Ngày xưa Hồ Dương công chúa người béo khó đẻ, Đạo sĩ ở Nam Sơn cho uống thuốc Sấu thai Chỉ xác tán (7G) rồi sinh đẻ được thuận lợi. Bởi vì thân thế béo đẫy, thai nằm ở trong khít chặt không hở, vì thế mà thứ thuốc gây thai, chỉ có thể hao được lớp khí bên ngoài chứ không thể hao được chân khí bên trong, đó là lối khéo dùng thuốc. Cho nên thai tiền nôn thuận khí, khí thuận thì không trệ, nên dùng Chi xác thúc thai tán là vì người khí mạnh béo đẫy, nhàn rỗi buồn phiền uất ức mà đặt ra, nếu người khí kém, gầy còm, nguyên khí bất túc, hoặc hư đầy trướng hoặc hư hàn đau bung, thì nên dùng Sâm, Truật đại bổ lẽ nào còn bảo thai tiền tất phải dùng thuốc hao khí sao?

Đàn bà có thai, chỉ cốt phù âm ức dương mà thôi, nhưng thời kỳ có thai dùng thuốc rất ghét dùng nhiều đội, nếu thuốc không đồng một đội thi âm dương lộn lẫn, mà sinh ra bệnh khác, duy có Chỉ xác tán là để ức dương, Tứ vật thang là để âm, nhưng Chỉ xác tán thì hơi hàn, uống một mình nó sợ thai hàn mà sinh đau bụng, phải lấy Nội bổ hoàn mà giúp vào thì dương không đến mạnh âm không đến yếu, âm hòa bình, dương kín đáo mà thai nghén mới an, đàn bà ngày thường dương thịnh mà không tật bệnh, thì lúc có thai, tự hay kinh bế để dưỡng thai nếu khí dương quá thịnh thì dương lấn mất âm rồi đường kinh đi bậy, thai mới không củng cố, cho nên cốt ức dương, trự âm là vì thế.

Đan Khê nói: “thường thấy những người buồn uất, ở nể, những người giàu sang bồi dưỡng là hay khó đẻ, còn người nghèo đói khó đói nhọc thì không khi nào khó đẻ. Trong sách thuốc chỉ có một y án về sáu thai ấm, thật chưa phải là xác luận, vì Hồ Dương công chúa là người được phụng dưỡng quá hậu, vị khí tất thực, làm tiêu bớt khí để cho điều hòa, cho nên dễ sinh, vì Chỉ xác là thuốc ức dương giáng khí, ông đạo sĩ họ Ôn lại gia Mộc hương, Đương qui để trợ vào, Còn người minh béo, là khí tất hư, ở nể lâu ngày thì khí không vận chuyển mà càng yếu, con ở trong bào thai, vì khí mẹ không thể tự vận chuyển nên khó đẻ, vậy nên bổ khí cho mẹ để con mạnh mà dễ dẻ, thì nên dùng Đại toàn phương (77), Tử tổ ẩm (78) gia thuốc bổ khí hư Sâm Truật, nhưng tùy hình sắc và bẩm tinh người mẹ mà gia giảm, gọi là “Đại sinh tán” (79) (Nhân sám, Bạch Truật, Bạch Thược, Đương qui, Phúc bì, Tử tô. Trần bi, Cam thảo) gia Sa nhân, Chỉ xác, thuốc này hơn Sấu thai tán nhiều lắm.

Khi có thai mà dùng thuốc thì thanh nhiệt dưỡng huyết làm cốt yếu, mà sau khi thanh nhiệt dưỡng huyết rồi thì bổ tỳ là cốt yếu, đó là căn bản bồi dưỡng nguyên khí của hậu thiên. Còn như Triệu Dưỡng Quỳ thì không dùng Cầm Truật mà lại dùng Địa hoàng ẩm (1) gia Đỗ Trọng, Tục đoạn để bổ thận Thai liên hệ ở thận, thận kiên cố thì thai tự an, do đó mà bổ tỳ không bằng bổ thận tốt hơn, vậy nên xét đủ các lẽ, tùy bệnh chứng mà dùng thuốc. Nhưng mệt tinh thần, xung tức giận, nổi tình dục, các thú hóa ấy đều hay sẩy thai, mà xét đến căn nguyên thì đều vì hỏa nhiệt. Hỏa hay tiêu vật là lẽ tự nhiên, thì không cần dưỡng huyết mà trước nên chữa tỳ vị rồi uống thang “Bổ trung ích khí” (2) cho tỳ vị mạnh, ăn uống ngon thì khí huyết mới do đó mà sinh hóa được.

Có thai 2, 3 tháng bỗng nhiên đau bụng không ăn, thì dùng “Đương quy ấm” (Dương quy 2 đồng, A dao, Cam thào đều 1 đong, hành 4 tép) sắc uống. Nếu kinh bế mà còn hồ nghi, thì dùng phép nghiệm thai: lay bột Xuyên khung 1 đồng, đến canh nấm sắc nước là Ngải cứu hòa vào thuốc bột mà uống, trong bụng im lặng là bệnh kinh bế, trong bụng thấy hơi động là có thai.

Nếu trước đã bị sấy thai, nay lại thai khí không hòa, chuyển động không an, rốn và bụng đau nhức, thi dùng phép nghiệm thai: lấy bột Xuyên khung 2 đồng cân điều với rượu nóng mà uống, gia Đương quy càng hay. Như thai không an và eo lưng đau không chịu nối, thì dùng bài Cổ dậu tục hoàn (80) càng hay. Nếu vì hàn trệ thì chỉ uống Sa nhân tán với nước cơm, nó hành khí hết đau rất chóng, nhưng không nên uống nhiêu, sợ lại tích nhiệt, (có thai 6 – 9 tháng thi uống được).

Cảm phong sinh ho, nhức đầu phát nóng thì dùng Sâm tô ẩm (81) bỏ Bán hạ mà uống nóng, da thịt nhuận mà khỏi. Bị phong nhiệt thì dùng Song giải tán (82) bỏ Mang tiêu, Thạch cao.

Cảm hàn, ngực đầy. nôn mửa nước đắng bụng đầy và đau, đại tiện lỏng thì dùng Chính khí tán (83) bỏ Bán hạ gia Ngô thù, A dao.

Cảm nắng xay xẩm, phiền khát, đái đỏ, kinh sợ, nôn mửa, dưới rốn đau quặn thì dùng Hương nhự tán (84) hợp với Cầm trật thang (85) hoặc Thập vị hương nhự tán (86).

Cảm thấy bụng trướng mình nặng thì dùng Bình vị tán; ỉa chảy thì Tam bạch thang (87) gia Sa nhân, Hậu phác, Thương truật; trong bụng nóng thì gia Hoàng cầm, nội thương lao lực đến nổi bụng dưới thường sa xuống, nâng nữa mà tử cung sa lồi ra thì Bổ trung ích khí thang (2) nếu do phòng lao thì Bát trân thang (3) gia Hoàng kỳ sao rượu làm chủ, Phòng phong, Thăng ma chút ít.

Trong bị tích vi ăn uống, ngực hông đầy tức thi dùng Bình vị tán (88) đổi Bạch truật gia Sơn tra, Mạch môn, Hoàng liên.

Trong bị gừng, rượu, tiêu, ớt, đồ tanh, đồ xào đến nỗi thai nhiệt làm cho người mẹ hai mắt mờ tối, nhức đầu, sưng tai, cứng cổ thì dùng Tiêu phong tán (89) hoặc Tứ vật thang (5) gia Câm, Liên, Kim, Phòng.

Trong bị ăn đồ uống sống lạnh mà băng huyết, hoặc có cảm hàn, đến nỗi thai lạnh không chuyển động, rốn và bụng quặn đau, sôi bụng ỉa chảy, thì nôn theo cách quyền biến dùng Lý trung thang (90) mà chửa. Đi ỉa chảy nặng quá thì gia Mộc hương, Kha tử, Trần bì, Bạch thược, Túc mễ, hỗ trứng bệnh là thôi dừng dùng nữa.

Nhân cảm mạo đến nỗi thai bị hư hàn, thì dùng thang Bát vật gia Ngô thù, A dao.

CÁCH DÙNG THUỐC

An thai dùng Đỗ trọng, có thai dùng Tục đoạn, Hoàng cầm trị thai nhiệt, Bạch truật bổ tỳ, Sa nhân trị thai hàn và Hà thủ ô, ích mẫu, củ gai (1). Bổ khí dùng Sâm Truật, Linh, Kỳ, Thảo, bổ huyết dùng Khung, Quy, Thực, Thược, Đan sâm, Trạch lan, Sa sâm khí trệ dùng Chỉ xác, Tô ngạnh, Hương phụ, Trần bì, Hậu phác, thanh nhiệt thì Hoàng cầm, Hoàng bá, Chi tử, cảm trúng hàn thi Can khương, Ngô thù, Ổi khương, Nhục quế, Đại phụ từ, (khương, quế, phụ, dùng trúng bệnh thì thôi).

TẠP CHỨNG LÚC CÓ THAI

Nôn nghén (Ác trở, ố trở)

“Ác” là trong lòng thấy khó chịu, “trở” là tạng khí bị ngăn cách không được tuyên thông. Đàn bà ăn cơm nước vào thì hóa ra khí huyết, rồi xuống thành kinh nguyệt. Lúc mới có thai, kinh nguyệt tụ lại một tháng là trứng hai tháng là mầm ba tháng là thai. Thai đã thành thì hướng lên trên mà chịu sự nuôi dưỡng cùa mẹ nhưng lúc ba tháng là lúc tưởng hòa hóa thai, chưa có thể hướng lên trên mà chịu sự nuôi dưỡng của mẹ, khí huyết chưa đủ, năm vị (cay, chua, mặn, ngọt, đắng) chưa hóa, khi trung tiêu tác lai, làm cho hơi bẩn nhớp của đởm hòa uất trệ, xông lên dạ dày, cho nên nôn mửa và ngăn cách, đàn bà vốn thể chất yếu đuối, khiếp sợ thì hay có chứng này. Sách Kim – quỹ i: ”đàn bà thấy mạch bình thường, mạch âm hơi yếu mà bụng đói không hay ăn, không nóng rét mà nôn mửa, thì đó là đã có thai. Đúng phép 60 ngày thì nên có bệnh ấy, bệnh phát ra nôn mửa không ăn hoặc trong lòng phiền muộn, giống như say rượu, mình mẩy tay chân nặng trĩu, kém ăn ghét ăn, ghét nghe mùi đồ ăn, tối mắt váng đau, hay ngủ ít dậy, rất ham ăn đồ quả chua mận, dó là can thận bắt túc, án chua mặn để tự cứu, nếu có thầy thuốc chữa bậy, thai mới 1 tháng đã cho uống thuốc bổ, hạ thì thôi đi (nghĩa là thôi hẳn uống thuốc), để vậy rồi tự an.

Huyết đã dưỡng thai, tim mất phân vinh nhuận, cho nên tâm hư phiền muộn, đúng phép nên điều huyết, tán uất, mà dùng Sâm, Truật, Thảo để bổ trung khí: Quất hồng, Tử tô, Mộc hương, Sinh khương để tán uất. khí, Phục linh, Mạch đông, Hoàng cầm Trúc nhự để thanh nhiệt, giải phiền, gọi là “Sâm quất ẩm”, người ta nói thai tiền nên thuận khí là đúng như thế. Nhưng thai tiền không hay hàn, sản hậu không hay nhiệt, đến như nôn mửa ẩu thổ càng hay thuộc nhiệt, nhưng cũng có khi nhân hàn mà thổ, đó là vì bệnh, chứ không phải vì nôn nao, nếu thổ không thôi là thuộc về hư, thì nên lấy hoàn Nhân sâm, Can khương, Bán hạ làm chủ, không nên quá dùng thuốc cay, nếu thổ lắm càng uổng thuốc chi thổ, lại càng thổ gấp, thì đừng uống thuốc hơn 1 tháng, sẽ tự an.

Trong Thiên-kim-phương có thang Bán hạ, Phục linh (91) Phục linh hoàn (92) chuyên trị chứng nôn nghén, gần đây người ta ít dùng, bởi vị Bán hạ hay động thai (thai mới kết, sợ thuốc cay nóng dễ tan) phải tẩm nước gừng sao để chế bớt độc. Phàm nôn nghén không có Bán hạ không hay khỏi, cho nên Trọng-Cảnh dùng Nhân sâm, Bán hạ hoàn (93), La-Khiêm dùng Nhị trần (16) bỏ Trần bì, Cam thảo, gọi là thang Bán hạ Phục linh, Đan-Khê bảo người béo hay vì đởm người gầy hay vì hỏa, dùng Nhị Trằn gia giảm, kiêm chữa nôn nghén đởm nghịch, ẩu thổ, tâm phiền váng đầu, ghét ăn đều công hiện Nội Kinh nói: hữu cố vô vần, nghĩa là có bệnh thi dùng thuốc không có hại, tức là nghĩa ấy.

Ông Lập-Trai nói: “Bán hạ là thứ thuốc hay về mạnh tỳ khí hóa đờm trệ. Tỳ vị hư yếu, nôn mửa hoặc đờm dãi trì trệ, ăn uống ít, thai không an, tất dùng thang Bán hạ phục linh, bội gia Bạch truật để an thai kiện tỳ, thường dùng rất hiệu nghiệm, nôn nghén lại cả đau eo lưng, muốn phòng sẩy thai thì càng nên dùng thang Nhị trần tứ vật gia Điều cầm, Bạch truật để hòa trung tiêu chữa tỳ làm chù, không nên thăng dề vì chứng nôn nghén là khí đã đưa lên, nay thuốc lại đưa lên, thì phạm cái lôi “có lên không xuống”, trên thêm thực mà dưới thêm hư, lại giục cho thai chóng sẩy.

Tử phiền

Có thai buồn phiền là có 4 chứng: có chứng trong tim phiền, có chứng trong ngực phiền, có chứng con phiền, 3 chứng ấy thuộc về nhiệt: còn tạng hư mà khí lẫn vào tim làm cho người phiền muộn thì gọi là hư phiền. Nếu tích đờm, tích nước mà ẩu thổ đờm dãi thì gọi là trong ngực phiền, hoặc huyết tích, nước đọng, hàn nhiệt chống nhau, đến nỗi thai khí không an, thì gọi là con phiền.

Dại để phần nhiều do âm đã đổ xô vào lo dưỡng thai, dương độc vượng, một mình tim phổi hư nhiệt cho nên rối loạn không yên. Lại có lúc chính đang mùa hè, quân hỏa đi mạnh, đều có thể lấn vào phổi mà sinh phiền táo, thai động khôn ăn, đó là vì thời tiết mà sinh bệnh, thì cũng nên nhân thời tiết mà chữa, dùng Sinh mạch thang (94) rất tốt, hoặc Tri mẫu tán bột, hoàn với mật bằng bột Khiếm thực mỗi lan uống 3 viên với rượu; nếu tâm thần không an thì dùng Châu sa an thần hoàn, (95) buồn bực lắm sợ tổn hại đến thai thì dùng Tráo thai tản (96) nhất thiết không nên chữa bằng thuốc hư phiền. Hoặc có tích đởm đọng nước, trệ ở ngang ngực mà phiền đến nỗi động thai thì dùng Phục linh, Phòng phong, Mạch đông, Hoàng cầm đều bằng nhau, Trúc diệp giảm nửa, sắc nước rồi hòa Trúc lịch vào mà uống.

Phiền táo miệng khô

Có thai mà phiên táo miệng khô, là do khí ở Túc thái âm tỳ kinh thông lên miệng, khí ở Túc thiếu tâm kinh thông lên lưỡi; nếu tạng phù khí hư nhiệt lấn vào tâm tỳ, tân dịch khô ráo, cho nên tâm phiền, miệng khô cùng tử phiền, đại thể giống nhau mà hơi khác thì nôn dùng Bối mẫu hoàn (97), nếu can kinh hỏa động thì gia vị Tiêu dao tán M2), nếu thận kinh hỏa động thì gia vị Địa hoàng hoãn (nhật 154).

Xưa có người đàn bà khát nước dữ quá, rồi chỉ uống nước Ngũ vị. Thấy danh y Cảnh-Ngung xem mạch nói: “đây là huyết muốn ngưng kết lại chứ không phải đờm”, rồi quả nhiên có nghén. Cho nên phương thuốc xưa có chữ chứng huyết muốn ngưng mà khát thì uống nước Ngũ vị. Chứng này căn bản thuộc phế thần ‘2 kinh có hỏa, vi hỏa vào phế thì phiền, hỏa vào thận thi táo, mà thai gắn liền với thận, thận thủy phải dưỡng thai nguyên thì không đủ rưới vào hỏa trong thận, nên hỏa bốc lên đốt phe mà biên ra phiền táo, đó là chứng kim động thủy khô, đúng phép nên tư nhuận nguồn sinh hỏa thanh kim để bảo phế trọng trọc để tráng thủy bổ thận làm chủ.

Tử huyền

Sách Bán tháo nói: “Tử tô ẩm (lương mô /6) trị có nghén, thai khí không hòa, bào thai đưa lên, đầy trướng đau nhức, gọi là tử huyền, Tử huyền là trọc khí đưa đẩy thai lên, thai nhiệt khí nghịch, tim và dạ dày đầy trướng, chứng này thuộc khi phần nhiều, muốn bớt khí, thư uất, không có Tử tô, Phúc bì, Xuyên khung, Trần bì thì không thông khí được, không có Quy Khung thì không dưỡng huyết được, khí huyết đã hòa thì thai tự trở xuống. Nhưng tà thấu vào được là vì chính khí đã hư, cho nên dùng Nhân sâm. Cam thảo bổ vào. Lại nói: “Có thai mà trong bụng đầy trướng là do trong bụng sẵn có hàn khí, mới khiến nước đọng lại, cùng khí tranh nhau, cho nôn làm cho tim bụng đầy trướng, thì nên xét mạch sắc trì mà phân biệt. Như không ăn được thi dùng bài (lỗ linh truật thang bội Bạch truật, Bạch thược, nếu hỏa thịnh quá, tâm khí buồn phiền muốn thì dùng Tử tô ẩm, uống luôn mấy thang mà cứu chữa.

Tử mán, tử thũng, tử khí

Tử mãn là đàn bà có thai đến 5, 6 tháng, bụng to khác thường, ngực bụng đầy trướng tay mặt mắt phù thũng, khí nghịch lên không an, tiểu tiện không thông, đó là vì trong bào thai đọng nước, gọi là thai thủy. Nêu không sớm trị thì sẽ sinh con tay chân mềm ngắn và có tật, hoặc thai chết trong g thi dùng Thiên kim lý ngư thang (98) để trị vè thủy. Nếu tỳ hư không chuyên vận được, chất trong chất dục không chia rành thì dùng Tứ quân tử thang làm tá (9). Nếu mặt mắt đen phù, tay chân mình mẩy như khí thủy thị dùng Toàn sinh bạch truật tán (99). Nếu tỳ tháp vã hư nhiệt nửa người phía dưới phù thủng thì dùng Bổ trung thang (2) gia Phục Linh. Nếu ăn uống không điều độ mà ẩu thổ tả thì dùng Lục quân tử thang (41). Nếu chân đùi phát thũng, suyễn thở phiền muộn không yên hoặc kẽ ngón tay chảy nước thì dùng Thiên tiên dàng tán (100). Nếu tỳ phế khí trệ thi dùng Gia vị Qui tỳ thang (101) mà Gia vị Tiêu dao tán làm tá (42). Nhưng khắp mình phù thũng, mà bụng thũng lại trướng đầy quá lẫm thì gọi là tử mãn. Nếu chi chân và mặt phù thũng, đi đứng khó khăn hoặc giữa kẽ ngón chân có nước vàng chảy ra thì gọi là Tử khí, mãi đến lúc đẻ rồi mới tiêu hết. Cho nên có thai chân thùng, đến 8, 9 tháng thì chân và ống chân đều thũng khác vài chứng thủy khí, không nên trị theo bệnh thủy mà làm hại đến chân khí. Phàm người có thai mà thũng như thế tất là để đẻ vì trong tạng của bào thai thủy và huyết đều nhiều, không đến nói khô thai. Còn lúc mới có thai mà thũng ngay, là thủy khí nhiều, con chưa thành hình, thì thai tất phải hỏng. Tử thũng với Tử khí cùng giống nhau, nhưng Tử khí thì phía dưới mình. Tử thũng thì ở trên đầu mật, còn Tử mãn thì sau 5, 6 tháng, nên không giống Tử khí và Tử thũng, vì thũng to thì đầy, đầy thì khí chạy khắp mình mà phù thũng.

Bụng đau, thai đau

Sách Kim-Quỹ chép ràng: “Đàn bà có thai 6, 7 tháng, mạch huyền phát sốt, thai càng trướng to, bụng đau ớn lạnh, bụng dưới như quạt thổi, là vì tử cung mở rộng ra, nên dùng Phụ tử thang (102) để làm ấm tử cung”. Tử Trung Khổ nói: “Có thai 6, 7 tháng thì dạ dày và phổi dưỡng thai, mà khí bị hàn làm trở trệ, cho nên thai càng trướng lên, hàn ở trong thì bụng đau ớn lạnh, nhưng ớn lạnh cũng có thuộc biểu, mà ở đây liền với bụng đau, mới biết là hàn đã làm hại ở trong; bụng dưới lạnh buốt từng cơn như cách quạt gió, đó là ớn lạnh mà lại khác. Vả lại chỉ đau ở bụng dưới, là vì tử cung bị hàn không thể kín lại, cho nên bụng dưới chỉ mở ra mà không khép được. Phụ tử hay vào thận kinh để ẩm hạ tiêu, cho nên dùng Phụ tử thang đế làm cho ấm kinh.

Đàn bà chửa bỗng nhiên bị thương, thai động không an, đau không chịu được thì dùng Sa nhân cả vỏ không củ nhiều ít, để cả vỏ sao cháy tán nhỏ dùng 2 đồng nuốt với rượu nóng, không uống rượu thì dùng nước cơm, trong bụng thấy nóng là thai tự an.

Có thai bị đau tim và bụng, hoặc trước đã có đau, hoặc mới bị cảm phong hồn, đều vì tạng hư mà phát đau… Tà khí với chính khí xung đột nhau mà nhất là ở khí, theo khí mà lên xuống, khí xông lên tim thì tim đau, khí xông xuống bụng thì bụng đau, hai khí tà và chính, choảng nhau ở trong, đau lâu không khỏi, xông lên bào thai ắt động đến thai, thì dùng Địa hoàng đương qui thang (103) để chữa đàn bà có thai bị đau. Đan-Khê chữa bằng cách chữa huyết hư cho nên dùng Tứ vật thang, bội Thục địa bỏ Xuyên khung, đó là đúng tâm pháp. Có thai mà bỗng chốc đau bụng hoặc bụng dưới nặng tràn xuống thì gọi là thai thống, dùng Địa hoàng 3 đồng, Đương quỵ 1 đồng mà gia Nhân sâm, Bạch truật, Trần bi, sắc cho uổng, nếu vì trung khí hư, mà thai trệ xuống thành đau, thì dùng Bổ trung ích khí thang để đưa lên.

Đau eo lưng

Có thai mà đau eo lưng, phần nhiều thuộc lao lực quá nặng nhọc, cho nên hại đến dây bào thai mà đau, đau lắm thì dây bào thai muốn rời ra phần nhiêu đến nỗi sấy thai, cho nên nên dùng thuốc an thai làm chù, thai an thì đau tự khỏi, đau khỏi thì thai mới an. Nếu người vốn an nhàn (ở nhưng) mà eo lưng đau, thì tất là do giao cấu không dè dặt, làm hại đến dây bào thai.

Mạch di hoãn lại gặp trời âm u, hoặc ngồi lâu mà đau, là chứng thấp nhiệt. Eo lưng nặng như có mang vật gì mà lại lạnh là chứng hàn thấp; mạch đại đau mà không thôi là thận hư, mạch sác mà ngày nhẹ đêm nặng là khí huyết ngưng trệ; mạch phù là phong tà lấn vào; mạch thực là bị đụng chạm bổ ngã; tới tháng sinh mà eo lưng đau như rời thận ra là sắp đẻ.

Có thai ra máu

Hùng-Tông-Cổ nói: “Có đàn bà chửa, kinh nguyệt ra không dứt mà thai không tổn hại, đó là khí suy huyết thịnh mà người đó tất nhiên là béo ra, nếu chửa theo chứng lâu thai thì thai tất phải sấy mà không chữa theo chúng lậu thai thi thai chưa hẳn đã sẩy” lời nói ấy rất có ý nghĩa.

Sào Thị nói: “Có thai thì huyết kinh chứa lại để dưỡng thai, nếu đã có thai mà kinh huyết mỗi tháng cứ thấy cùng chưa chắc đã vì huyết thịnh, ló là vì huyết ỏ vinh có phong, thì kinh huyết ham động là vi phong mạnh, mà huyết xuống dó không phải là thứ huyết dưỡng thai. Nếu chữa theo lậu thai tất phải uống thuốc bảo dưỡng bổ thai, mà thai vốn không bị hại, lại cường uống thuốc hổ vào tức là giúp cho cái thế gió thổi nước động thì thai tất phải sẩy, nếu biết huyết ở vinh cô phong chỉ chuyên một mặt chữa phong, thì kinh nguyệt có thể chỉ được, hoặc không cần uống thuốc thai cũng không sao. Thuốc bí truyền Bảo thai thần hiệu hoàn cùa Phùng tiên sư, trong có vị Hồng hoa, Một dược, cũng là ý ấy. Nếu thai vốn đã không vững chắc, lại nhãn giao cau không dè dặt, rồi trước lậu mà sau sẩy thì phải chữa theo lậu thai. Thiên-kinh-phương trị có thai ra huyết không chỉ, thì gọi là lậu thai, huyết ra hết là con chết thì dùng Sinh địa 8 lạng tẩm rượu già nát vát lấy nước mà uống luôn luôn. Có thai mà ra máu là do mạch Xung mạch Nhâm hư, cho nên không thể quản lý kinh huyết ở Thù thái dương và Thiếu âm lại được Mạch Xung mạch Nhâm là cái bế cùa kính lạc, khởi từ trong tử cung cùng biểu lý vôi Thủ thái dương và Thù thiếu âm, phân trên làm sữa, phân dưới làm kinh huyết, người có thai sở dĩ tác kinh là kinh huyết ưng tác lại để dưỡng thai, Xung Nhâm khí hư thì trong bào thai bị tiết, không thể giữa được kinh huyết, cho nên cứ hàng tháng lại ra huyết, gọi là bào lậu, huyết ra hốt thi chốt. Lại có lúc mừng, lúc giận, lúc làm lụng không dè dặt, ồn uổng đò sống lạnh, cảm mạo phải phong hàn, tử cung bị phong hàn xám vào, khí huyết mất bình thường, làm cho thai không an, cho nên cũng đến hạ huyết. Đan Khô nói: “thai lậu phần nhiều vì huyết nhiệt, nhưng cũng người khí hư huyết ít, uống thuốc mát mà huyết xuống càng nhiều, rồi kém ăn lười nhác đó là tỳ khí hư không quản lý được huyết, nên xét mạch và chứng mà tham khảo.

Đàn bà chửa mạnh thực, sáu mạch bình hòa, ăn uống như thường, cũng không đau đớn gì, nhưng kinh huyết cứ thường xuống thì đó là khí huyết vượng, mà là huyết thừa của số huyết, dưỡng thai, thi không nên cưỡng ngăn nó lại, cũng không nên làm cho nó xuống, chỉ nên hòa huyết, mát huyết, mạnh tỳ làm chú, thì dùng Phật thù tán <104) gia Điều cầm, Bạch truật, A dao, hoặc Bát trân thang (3Ị gia A dao, Ngải cứu.

Đau bụng mà ra huyết là thai động, không đau bụng mà ra huyết là thai lậu. Nếu nhiệt mà ra huyết, tất hay do nóng và khát nước, thì dùng Tứ vật thang (5) gia Bạch truật, Cầm, Liên, ích mẫu, gia vị Dưỡng vinh thang (18); như ra huyết đen thành từng cục, thì dùng Tam bổ hoàn (711 gia Hương phụ, Bạch thược; như huyết kém ra ít thì dùng Cổ giao ngải thang 1105) hoặc hợp với Tứ vật thang, Trưởng thai Bạch truật hoàn (106); như khí kém thì dùng Tứ quân thang (19) gia Hoàng cam, A dao; vì làm việc nhọc mà cảm hàn, đến nỗi khỉ hư thai trệ xuống muốn sẩy thì dừng Khung quy bổ trung thang í 107) hoặc ra huyết như thông kinh, đến nối bào thai khô, mẹ con tổn hại, thi dùng Thục địa (sao), Can khương đêu 2 đòng tán bột, hòa vào nước cơm mà uống.

Đái ra máu

Đàn bà chửa làm nhọc tổn thương đến kinh lạc mà nhiệt lấn vào huyết, huyết được nhiệt thì thấm vào bọng đái cho nên làm cho đái ra máu. Thai lậu thì huyết từ cửa mình nhỏ ra, đái ra máu thì máu từ bàng quang đái ra, có thai mà đái ra máu thì thuộc nhiệt là phàn nhiều, nên dùng Tứ vật thang gia Sơn chi, Phát khôi (tóc đốt ra tro) hoặc các vị A dao, Thục địa, Mạch môn, Ngũ vị. Nếu vì cảm nắng thì dùng ích nguyên tán (50) sắc nước Thăng ma làm thang mà uổng, nếu hơi hư thì dùng Giao ngải tứ vật thang (108), ra máu lâu ngày thì dùng Long cốt 1 đồng, Bồ hoàng 5 đồng, tán bột hòa với rượu mà uống.

Có thai bị lâm lậu (Tử lâm)

Có thai mà tiểu tiện gắt, ít, dầm dề thì gọi là tử lâm, là vì khí huyết tụ lại để nuôi dưỡng thai nguyên, không kịp ngấm khắp đường vinh, nên làm cho bàng quang (bị) uất nhiệt, thì nên dừng Quy Thược để điều huyết, Nhân sâm để bổ khí, Mạch môn để thanh phế, mà tư nhuận được nguồn thận thủy, Hoạt thạch, Thông thảo để lợi tiêu tiện mà thanh được uất trệ, thì gọi là “An vinh tán”. Trong cổ phương còn có Hoạt thạch, nhưng loài thạch là thuốc nặng tuột, sợ gây sẩy thai, nếu đến tháng sinh thì dùng rất hay, nêu trước tháng thứ 7 thứ 8 thì nên bò Hoạt thạch mà gia Thạch hộc, Sơn chi càng ổn. Nếu bệnh đã lâu ngày mệt mỏi, mạch bốn phải vi nhược đó là khí hư trệ xuống, có lúc sẩy thai, vì khí kém ruột yếu mà khó lưu thông, thì chỉ uống Nhân sâm cho vận khí là tiểu tiện tự dễ đi. Khi thai nghén ăn uống rồi tích nhiệt ở bàng quang đến nỗi tiểu tiện bí gắt thì nên dùng Cố khung quy thang (27) gia Mộc thông, Mạch môn, Nhân sâm, Cam thảo, Đăng tâm, tới tháng thì gia Hoạt thạch làm quân, nhiệt lấm thì Ngủ lâm tán (109), vì phòng lao tổn hại đến cửa bào thai mà mạch Xung mạch Nhâm bị hư thì Tứ vật thang (5) hợp với Lục quân thang (41) hoặc là Thận khí hoàn (33).

Đái không dược (Chuyển bào)

Chuyển bào là bọc con chèn ép bàng quang gây ra tiếu tiện không thông, bọc con trên mà bàng quang ở dưới, nếu cho bọc con với bàng quang là một thi sai quá. Những bệnh chuyên bào cũng bệnh tử lâm giống nhau, đái rát nhỏ từng giọt mà đau là tử lâm, nếu đi đái rát ra ít mà không đau là chuyên bào; lại cũng có lúc hơi đau, mà van không giống với tử lâm: về chứng chuyến bào thì đau xoắn dướn rốn, tiểu tiện không thông, phàm gượng nín đái hoặc đái vội phải chạy hoặc ăn no nín đái, hoặc nín đái đê’ hành phòng lãm cho khí nước nghịch lẽn, khí bức ở bào thai, nên đái gắt không được khoan khoái mà sinh bệnh, không phải tiểu trường, bàng quang bị bệnh, mà thuốc lợi tiếu làm cho dỗ dãi dược. Phép chữa thì nên chữa về khí là khỏi, nếu bào thai sa xuống là chết, những phụ nữ mà người bản chất yếu ót, người lo phiên nhiều, người tính nóng nẩy và người an dô béo bổ thỉ hay sinh bệnh này.

Cổ phương thường dùng những thứ thuốc hoạt lợi thì ít thấy công hiệu, vì thể mà tòi nghỉ là bàng quang không thể tự chuyển, đó chỉ vì tử cung chèn ép. nếu tử cung mà nâng lên thì bàng quang tự hở ra mà đường nước tự lưu thững dược. Vậy nên dùng thang Bổ trung ích khí (21 sau khi uống thuốc rồi móc cổ cho mửa để nâng khí lên thì đái tự thông. Sau lúc đái thông, còn sợ thai sầy nên dùng ngay Sâm Kỳ đại bổ, là Tứ vật thang hợp với Lục quân thang, mà bò Phục linh, móc cố cho mửa để nâng khỉ lên, không nên chuyên dùng thuốc hoạt thấm. Co’ người bản chất to béo mà bị gầy vả hai bộ xích (mạch) cùng yếu, là do âm hư thì dùng Thận khí hoãn làm chù, nặng hơn thì dùng các thuốc Dông quỳ tử, Xích phục linh, Xích thược sắc nước rồi hòa vào chút ít tro tóc rối, nếu nhiệt thi dùng Cổ cẩm truật thang (85) hợp với ích nguyên tán (Nhật 122).

Đan Khê nói: có bà chửa đến 9 tháng thì bị chuyển bào, tiểu tiện không ra được, chạy xuống chân sưng to, muốn chết, mạch bên phải sác, bên trái hơi hòa hoãn, là vì ăn no quá hại đến khỉ, dạ con không tự nâng lén được, mà sa xuống chèn ép bàng quang lệch về một bên, khí lập tức bế lại, cho nên lỗ nước đái không ra được, phương thuốc dùng Sâm, Truật, Trần bì, (Trích thảo, Quy Thược, Bán hạ, Sinh khương, để bổ khí dưỡng huyết, khí huyết đã vượng, thì bào thai tự nâng lên, khi uống thuốc ròi móc cổ cho mửa. Uống thuốc như thế 4 lần thì tiểu tiện thông, đái ra nước đen, rồi lại điêu bổ mạnh vào là khỏi. Lại có người có mang 7, 8 tháng, tiếu tiện không thông xem mạch thì tế nhược, đó là do trung khí hư kém, không thê’ nâng thai lên, thai dè nghẹt lây miệng dưới bàng quang mà không đi đái dược, thì dùng Bổ trung thang gia các thứ thuốc có tính thăng.

Có thai bị tác tiếng

Nội kinh nói: “đàn bà có thai 9 tháng mà tắc tiếng là mạch lạc cùa bào thai bị tuyệt thì không càn chữa”. V) tác tiếng là có nói mà không ra tiếng. Nôi kinh nói: “không thể nói” thì không, tức là không phải tuyệt nhiên không nói được. Người xưa có thuyết chia kinh để dưỡng thai trước hết âm kinh, sau đến dương kinh, đầu ở mộc, cuối ở thủy, như tháng đầu thì can kinh dưỡng thai, tháng thứ hai, đởm kinh dưỡng thai, theo thứ tự tương sinh cho đến tháng thư 9 tà thận kinh, tháng thứ mười là Bàng quang kinh, lẫy số ngũ hành tương sinh mà suy. Nhưng dường mạch của 12 kính, ngày đêm lưu hành không gián đoạn, không ngày giờ nào là không nuôi dưỡng thai khí, thì dưỡng thai mà chia ra từng kinh tất là vô lý. Lúc đến 9 tháng mà tác liếng đó là thai nhi lớn, lạc mạch ở bão cung liên hệ với thận kinh trên nổi với cuống lưỡi mà đường mạch ngăn cách, thì không thể nói được nên đến 10 tháng sau khi đẻ là sẽ nói được, không càn phải chữa thuốc, nếu có chữa chỉ nên bổ tâm thận. Nếu quả thật, lạc mạch của thận bị tuyệt, thì bệnh tất là bất trị, chứ lẽ nào sau khi đẻ rồi lại nói được? Cho nên Nội-Kinh nói: “lạc mạch của bào thai tuyệt” chữ “tuyệt” đây nên giảng làm chữ “ngăn cách”.

Són dái (di niệu)

Đàn bà chửa són đái, cổ phương thì dùng Bạch thược, Bạch vị phân lang bằng nhau, tán bột, mỗi lần dùng 3 đồng uống với rượu. Nhưng chứng có nhiệt, có hư: đái đỏ thuộc huyết nhiệt, dùng Cổ cam truật thang (85) gia Sơn thù và chút ít Ngũ vị; đái tràng thuộc hư hàn, dùng An thang ẩm (lương mô 12> hoặc Kê hình tán. Tóm lại chứng són đái là do bào thai có nhiệt hoặc tỳ phế khí hư mà sinh bệnh.

Trúng phong

Trúng phong cũng có tên là tử giản: đàn bà chửa đờm dài sôi sục, bỗng nhiên ngất ngã hoặc có lúc co quắp bất tỉnh nhân sự, đó là huyết hư, âm hỏa xông lên, làm cho đởm kéo sôi sục, mạch bên tả hơi sác (nhanh) mạch bên hữu hoạt mà đại, nên dùng Tứ vật thang gia Hoàng cầm tẩm rượu để thanh nhiệt, Nhị trăn thang để long đờm, điều khí. Cơ yếu nói: “phong vốn là nhiệt, nhiệt quá thỉ phong động, nên yên tĩnh để dẹp bớt khô nóng, tức là dưỡng huyết. Phép chửa vàn lấy an thai làm chủ, chớ quá dùng thứ thuốc trúng phong, vì bệnh này hay do huyết hư thì sinh nhiệt, nhiệt mạnh quá thì sinh phong, mà đều do thứ phong hòa ở trong nổi lên, thì đường huyết là phong, hỏa tư dập tát. Nếu tâm can bị phong nhiệt thì dùng Câu đằng thang (110), can tỳ huyết hư thì dùng Gia vị Tiêu dao tán (42), can tỳ uất giận thì Gia vị Quy tỳ thang (67), khí nghịch, đờm trệ thì Tử tô ấm (781, tỳ uất dòm trệ thì Nhị tràn thang (16) gia Trúc lịch, khương tráp.

Khi tỉnh khi lởn cơn, có người gọi là nhi vựng, bệnh năng mà uốn ván thì dùng “Tiểu tục mệnh thang” (11), bệnh nặng lắm thì “Hác dương giác thang” (112), bệnh nhẹ thỉ “Tứ vật thang” gia Cát căn, Mẫu đơn, Tần giao, Tế tân, Phòng phong, Trúc lịch; có đờm thì gia Bối mẫu: Trần bì, Phục linh, Cam thảo; hoặc “Khung hoạt tán” (113).

Thương hàn

Có thai bị thương hàn thì chuyên lấy thanh nhiệt an thai làm chủ, ngoài dùng phép đáp rốn để giữ thai, hoặc lại dùng phép phát hãn, hoặc hạ lợi, đều tùy theo chứng ở biểu hay ở lý và mạch hiện ra thế nào, mà chữa. Nếu có biểu chứng nên phát hãn, thì dùng Khương hoạt xung hòa thang (114), gia các thứ Sài hồ, Đương quy, Thược dược, Tô diệp, Thông bạch; nếu lý nhiệt, chứng thực, đại tiện bí, khô ráo và khát nước, cũng dùng Đại hoàng chế rượu cho bớt độ, có bệnh thì bệnh chịu không can gì; nếu như bệnh thật hàn hàn, mạch phục, và móp lạnh, thì dùng Khương quế, Phụ tử, Khương quế dầu nhiệt mà dùng Hoàng liên, Cam thảo chế nó đi thì cũng không hại. Huống chi nên phạm mà phạm, thì giống như không phạm mà phạm, nếu không gấp rút điều trị để tiêu trừ những bệnh cực nhiệt, cực hàn, thì thai bị bệnh tác hại mà khó được bảo toàn, cớ sao những thứ thuốc hàn nhiệt trừ được khỏi bênh mà mọi người đều sợ, những chứng bệnh hàn nhiệt hại đến sinh mệnh thỉ ngược lại mọi người cứ yên tâm, là tại làm sao?

Sốt rét

Có thai bị sót rét, là vì khí huyết hư kém phong hàn nhiêm vào: phong là dương tà, hóa khí làm ra nhiệt, hàn là âm tà, hóa khí làm ra hàn, cả âm tà và dương tà hợp lại hiện ra chứng nóng rét. Nội kinh nói: “Dương hư thì ớn lạnh, âm hư thì phát sốt”, đều vì hư mà sinh ra không phải vị khí nắng mà sinh ra, vây nên nhẹ giải biểu tà mà kiêm bổ mạnh khí huyết làm chù, chớ câu nệ vào chỗ giả nóng rét, nếu nóng rét không hết, nung nấu đến thai, thì thai tất bị thương tổn.

Lại có người hay lo vê thai ngược, rồi mỗi lần có thai là bệnh sốt rét phát ra, vì người ấy vốn sản co’ can hòa, he co’ thai là thủy phải nuôi dưỡng thai nguyên, thành ra can hư huyết táo, nóng rét qua lại giống sốt rét mà không phải sốt rét, thì dùng Tiêu dao tán để thanh can hỏa, dưỡng can huyết, kiêm dùng Lục vị hoàn để tư nhuận nguồn sinh hóa. Nếu bị tử ngược (1) nóng nhiều thì dùng Tỉnh tỳ ầm (115) bỏ Bán hạ, rét nhiều thì dùng Nhân sâm dưỡng vị thang (116) bỏ Bán hạ, nếu lâu ngày không khỏi thì nên dũng Thắng kim đan (117) để cho chặn cơn nếu thương hàn mà sốt và lỵ cùng phát thì nên dũng Tỉnh tỳ ấm tử (115).

Kiết lỵ

Ăn uống đồ sống lạnh, hại tỳ, đau bụng, bệnh lỵ mới phát sình, còn như trong bụng nặng trĩu, thai khí không ăn, đó là bụng nặng trệ xuống, nguyên khí phía dưới bị hư, không thăng đề được, tức là chân khỉ hãm xuống, thì dùng đại tễ Bổ trung thang là tự an, nhất thiết chớ dùng thuốc thuận khí, hành khí làm cho càng sa xuống. Thai liên hệ với thận, như chuông trọ ở xà nhà, cột nhà không vững, chuông tất rơi xuống, huống chi giống lỵ mà không phải lỵ, phần nhiều trung khí hư không hay thăng lên, tỳ khí hư không hay thầm thấp, thận khí hư không hay tàng trữ, cho nên chớ lấy giả trệ hữu hình mà lên đến nguyên khí vô hình, một khi, nguyên khí bị tổn thương, biên sinh trầm chứng, thì thai có thể bảo toàn được hay không.

Hoắc loạn

Vì ăn đồ ngọt béo quá chừng, đọng tích thành đơm, thất tình uất kết, khí thịnh thành hỏa chứa chất trong dạ dầy, lại bị cảm phải nóng lạnh, tà khí và chính khí chống nhau, âm dương cùng hỗn tạp, cho nên làm cho trong bụng đau thắt, thổ tả cùng phát ra một khí, vật vã rối loạn. Nếu bệnh tà ở trẽn vị quản thỉ đau ngang tim mà mửa nhiều, bệnh tà ở dưới vị quản thì đau ngang rốn mà tả nhiều, bệnh tà ở trung quản thì đau chỉnh giữa bụng mà thổ tả đều nhiêu. Thổ nhiều thì hại khí, tả nhiêu thì hại huyết, khí huyết bị thương tổn, không thể bào dưỡng dược thai, tà khí đánh mạnh vào thai nguyên thì cả mẹ và con khống  không tổn hại, đó là chứng nguy không thể không chữa gấp, nôn dùng Hương tố tán (74) gia Hoắc hương, uống rồi cố móc cho mửa.

Ỉa chảy

Có thai bị ỉa chần nhiều do hai tạng tỳ và thận bị hư, vì huyết do tỳ thống quản, mà huyết ùng tắc ở thai nguyên, thì tỳ âm hư mà ăn vảo không tiêu hóa được, vùng hạ tiêu ưng trệ mà thanh khí khó thư, rồi thủy cốc khôi tiêu mà sinh ra ỉa chảy. Vả lại, thai liên hệ ở thận, thai rút lấy khí để hộ vệ, nên thận khí bị yếu, mạng môn hòa suy, không thể nung nấu lên tỳ thổ, vì thế mà có mang bị ỉa chảy, đó là nguyên do làm cho đàn bà co’ thai bị ỉa chảy. Dàu trong đó không khỏi bị ngoại cảm phong hàn thử thấp và nội thương ăn uống sống lạnh nhưng cân bản là do cả hai tạng tỳ và thân đều hư.

Thương thực

Phần nhiều vì trung khí hư yếu không hay vận hóa, nếu trung khí mà mạnh chắc thì không có bệnh nãy. Nhưng thai nguyên nhờ tỳ vị làm chù, tỳ vị mạnh thì cuống thai như chuông treo mà sa xuống, nếu tích ăn không tiêu hóa, tỳ bị bệnh mà thai không thể giữ vững, cho nên phàm muốn ăn tiêu ăn không trệ trước phải bổ tỳ dưỡng vị làm chủ, để nhồi đầy cốc khí thì ăn uống tự tiêu hóa, nếu chỉ chuyên vào tiêu tán công phạt, không những thai nguyên đã dễ sa mà tỳ hư lại hư thêm, bộ máy cùa nguồn sình hóa cũng bị kiệt sức.

Thổ huyết

Phàm bên trong tổn hại đến thát tỉnh, bên ngoài cảm nhiễm phải lục dâm, đều dù sinh ra chứng thất huyết. Có mang bị thổ huyết thì hòa nhiệt sinh ra là vì khí huyết đọng lại nuôi dưỡng thai nguyên, hoặc bị ngoại cảm khí nghịch mà hòa lấn lên, trong lòng phiền muộn rồi huyết trào ra. Nhưng chứng hỏa co’ chia ra hư thực: thực hỏa nên tư ẵm để bổ thủy, như Lục vị (12) Quy tỳ thang (6) thì huyết vốn được mà thai cũng giữ vững, nếu chỉ dùng thứ thuốc, hành huyết, tiêu huyết, thì thai tất sẩy mà nguy hại sẽ nơi nơi.

Thai nghịch nỗi cơn suyễn

Có thai mà sinh suyễn thở, có người cảm phải phong hãn mà nằm không được là bệnh tà mạnh, phát tân là tự khỏi, dùng Sâm tố âm 181/ làm chủ. Nếu tỳ hư chân tay yêu sức, phế hư không chịu nổi phong hàn, thận hư lưng đau hơi đoản, không thể bước đi được bỗng nhiên thở gióc không ngớt, đó là tỳ lệ vốn yếu, mẹ hư con cũng hư, khỉ của thận không về chỗ mà lấn lên phế thì dùng Sinh mạch tán (94) hoặc Bổ trung thang (2> bỏ Thăng sài làm chủ. Đan-Khê bảo: hỏa động nổi cơn suyễn, thì co’ thai hay bị chứng này.

Lại có người uống nhầm phải thuốc độc, thường hay thương tổn đốn thai mà sinh suyễn nên không thể không xét kỹ. Có người vợ lẽ có thai bị vợ cả ghen ghét, bổ thuốc độc cho thai bị chết, bệnh suyễn nổi lên nằm không được. Thầy thuốc xem mạch, bộ Khí khấu mạnh gấp bội bộ Nhân nghinh, bộ Quan bên tả huyền, động mà chạy nhanh, hai bộ Xích đều đoản mã ly kinh, biết là bị thuốc độc, thai chết, đến nỗi hối hả xông lên, chứ không phải do phong hàn mà sinh suyễn, bèn dùng Khung quí thang gia thuốc thôi sinh cho uống, quả nhiên ra được, thai chết mà suyễn khỏi.

Tạng táo buồn bực

Trọng-Cảnh nói: “Dàn bà tạng táo mà bi thương muốn khóc, giống như ma ám vào miệng, ngáp luôn, thì dùng Cam thảo tiểu mạch đại táo thang làm chủ” vì có mang vô cớ mà bị thương là thuộc vê bệnh phổi; tạng táo là tạng phổi bị khô ráo, lúc có thai khí huyết nuôi dưỡng thai nguyên thi tân dịch không thể nhuần thấm đầy đủ, nên phối bị khô ráo, vậy phải dùng Cam thảo, Đại táo để bổ tỳ.

Lập-Trai chữa một người đàn bà chừa, buồn bực vật vả, người chồng hòi tại sao? thì nói chảng tại sao cả, nhưng chỉ muốn buồn bực thè thôi, rồi dùng phương thuốc của Trọng-Cành và dùng Dạm trúc như thang (118) lại uổng thêm Bát trân thang (3) mà khỏi Đây Lập-Trai dùng Bát trân thang đố bổ dưỡng khí huyết, là phát huy cái người xưa chưa phát huy. Lại có bà chửa khóc rồi cười, thì dừng Hồng táo đốt tôn tính, uống với nước cơm

Thai động, thai lậu

(Nên cùng xem lại mục thai lậu ra huyết ở mục 10 trang 235)

Người có mang thai động không an, là do mạch Xung, mạch Nhâm bị hư, thụ thai không đầy đủ; có người uống rượu rồi giao cấu quá độ, mà tổn hại đến thai không an; có người bị chạm mạnh hay ngã nhào mà thai không an; có người tức giận hại can, uất kết không tan xúc động đến mạch máu mà thai không an; có người vì uống thuốc nóng nhiều quá, và phạm đến thuốc kiêng kỵ mà thai động không an; có người vì mẹ ốm mà thai động thì chỉ chữa bệnh mẹ mà thai tự an; có người vì thai không kiên cố, động lây đến mẹ đau, thì nên an thai là mẹ khỏi bệnh. Còn như mặt đỏ lưỡi xanh là con chết, mặt xanh lưỡi đỏ là mẹ chết, môi, miệng, lưỡi, mặt đều xanh mà thổ ra bọt thì mẹ con đều chết. Nhưng thai động cùng thai lậu đều có ra huyết; mà thai động thỉ đau bụng, thai lậu thì không đau bụng; thai động nên điều khí, thai lậu thì nên thanh nhiệt. Song tử cung bị hư lâu ngày thì hay làm cho sấy thai, cái nguy hại như ngọn đèn trước gió, không ví với chính sản được, phải kíp uống Dỗ trọng hoàn (119) để phòng, để bảo vệ lấy thai nguyên.

Nếu vì vật rơi xuống đè phải, đến nỗi thai động bụng đau, thì dùng Sa nhân sao cháy tán nhỏ, uống với rượu nóng, nước muối nóng hoặc nước ngải cứu nóng đều được cả, hễ trong bụng thấy nóng là thai tự an. Chỉ co’ phạm phòng ra máu mới thật là lậu thai, thì dùng Bát trân thang (3) gia A dao, Ngải cứu mà chữa.

Thuốc an thai thì Hoàng cầm Bạch truật lã thư thuốc hay, Diều cầm là thuốc thánh về an thai, người đời không biết, cho là hàn mà không dám dùng thuốc ôn nhiệt để dưỡng thai, nào có biết trước khi đẻ nên thanh nhiệt, để cho huyết theo kinh mà không chạy bậy, thì mới dưỡng thai được, chi cô người mạch trầm trì, tỳ kém vị yếu là không nên dùng.

Con chết trong bụng

Nhau chưa xuống, còn gấp hơn là thai chưa sinh, con chết trong bụng còn nguy hơn là nhau chưa xuống, vì nhau chưa xuống, con cùng mẹ còn thông với nhau bởi hồ hấp, nếu con chết trong bụng, bào thai khí hàn, huyết thai ngưng trệ. khí không lên xuống được, phương thuốc xưa hay dùng thứ thuốc hành huyết, thuận khí và các loài Tiêu thạch, Thủy ngân, Lỗ sa, nhưng thai đã chết thì thằn hình đã lạnh, huyết ngưng khí tụ, lại còn dùng thứ thuốc rất hàn đê’ hạ xuống thỉ không nhủng vô ích mà hại đến tính mệnh mẹ rất nhiều. Nào có biết người xưa lập ra phương thuốc là dụng ý rất sâu, bởi vì nguyên nhân con chết có hai ngả, mà dùng thuốc hàn hay thuốc ôn đều phải đúng lẽ. Có người co’ mang bị thai lậu, huyết nhỏ ra hết mà con chết, có người bị rơi xuống hay vấp ngã, trong bụng thương tổn mà con chết, co’ người bệnh làu ngày, thai yếu mà con chết thì dùng Phụ tử thang (102) cho uống ba lần để cho bào thai ấm áp, huyết ngưng được trôi chảy, vỉ Phụ tủ hay phá được khí làm sẩy thai, dùng thuốc ôn là do ý ấy. Lại có vỉ bị các bệnh thương hàn, bệnh nhiệt, bệnh ôn ngược, thai bị khí độc cùa nhiệt tà, trong ngoài chống nhau, đến nỗi thai chết đọng lại ở trong bụng, người xưa chỉ lo thai bị khí độc tất nhiêu sưng to, cho nên dùng các loại thuốc Tiêu thạch, Thủy ngân, Lỗ sa không những khiến thai không trướng lên, mà còn làm cho thai hóa nát ra, rồi cho uống thứ thuốc hành huyết, thuận khí thỉ thai chết liền xuống, đo’ là thâm ý của người xưa khi lập phương. Dại phàm mạch tam dương (Thái dương, Dương minh, Thiếu dương), đều thịnh thì gọi là song thai nếu Thiếu âm (đốc mạch) hơi khẩn, huyết liền ngưng đọng lại không chạy khấp nuôi kinh, thì thai một bên non yếu, tức là một cái chết, một cái sống, thì dùng càng cua cho xuống cái chết, dùng A dao để hộ cái sống, Cam thảo để điêu hòa tính thuốc, ý tứ lập phương rất sâu xa. VỊ khí của người mạnh chắc, huyết Xung, Nhâm điều hòa thì thai được chó bổ dưỡng, như cá ở chỗ vực sâu, tự nhiên thỏa thích, nếu khí huyết hư nhược, không bố dưỡng được, sẽ không thể thành thai, thì nên cho ra đề khỏi tai họa. Nhưng thai bị thương vẫn nôn cho ra, mà phép cho ra rất nên cẩn thận, nhưng thai chết trong bụng, trước phải xét xem đích xác là lưỡi xanh, bụng lạnh, miệng thối mới nên cho ra, và trước phải giữ vững căn bản cho đàn bà chửa là bổ dưỡng khí huyết rồi sau mới trục thai

  1. Nếu có chỗ còn ngờ, chưa hay xét kỹ, mà vội dùng thuốc mãnh liệt, dể công phạt, thì sao khỏi tai vạ không ngỏ, chỉ cốt yếu về 4 chữ “thuận theo tự nhiên” là rất hay. Lập Trai cũng nói: “Thai quả thật không thể an được, môi nên bàn đến việc cho ra, phải nên cẩn thân, lời răn dạy cùa thánh hiền xưa rất lã sâu sác. Nếu muốn hạ tử thai thì Tiêu thạch quyết không thể thiếu.

Sẩy thai

Mọi kỉnh mạch dưỡng thai lúc đàn bà co’ mang: tháng thứ ba thuộc về tâm, tháng thứ năm thuộc về tỳ, tháng thứ bảy thuộc về phế. Tạng thuộc âm, chân âm dễ thiếu, cho nên hay sẩy thai). Trước những tháng lẻ nên phòng ngừa, cho uống thứ thuốc mạnh tỳ, ích khí, dưỡng huyết, như 3 tháng thường hay sây thì trước hai tháng nên bồi bổ, 5 tháng, 7 tháng củng vậy) nên dùng thuốc liên tục hàng ngày không nên gián đoạn, chỉ co’ tháng đầu (thứ nhất) mà sấy thai người ta không biết dược. Có thai một tháng thuộc vồ can, hễ giận thì hay bị sẩy, tám rửa nửa mình thỉ lỗ khiếu mỏ ra cũng hay sẩy. Một làn bị sẩy làm cho can mạch thương tổn thì làn sau cũng lại sấy. Nay những người không con, quá phan nửa là 1 tháng bị sẩy thai, nhưng không phải ròi không thụ thai cả đâu, cho nên sau một lần giao cấu, rất nên kiêng dè cẩn thận đê phòng 1 tháng sầy thai, nếu bị sấy luôn vài lần, thai nguyên tổn hại quá, nen uống nhiều thuốc bổ khí vào thi thai nguyên phục hoi lại được. Dùng thuốc cốt để dưỡng huyết điều khỉ, bổ thận, ích tỳ, như Tú vật thang bỏ Xuyên khung đổi Sinh địa dùng Thục địa, gia Nhân sâm, Trần bì, Bạch truật, Diều cảm, A dao, Tục đoạn, Dỗ trọng. Khí huyết không hay bổ dưỡng được thai mà tự sẩy, cũng ví như cành khô thì quả rụng, dây héo thì hoa rơi, có người vì 7 tình thái quá, 5 hòa uất bên trong, rồi hỏa tiêu hao vật mà sẩy thai, có người vì lao lực, té ngã thương tổn đến thai mà sẩy thai, co’ người vì tức giận động can hỏa, sơ tiết quá mạnh mà sẩy thai, có người vì giao cấu quá chừng, tiết mất nguyên khí của thai mà sẩy thai, mà tiểu sản thì nặng hơn chính sàn, vì tạng thai tổn thương, cuống rau mục nát, thỉ phép chữa nên đại bổ khí huyết để sinh da thịt, nuôi tạng khí, và ghé về mặt tiêu ứ. Nếu vốn có bệnh sẩy thai thì nên xét chứng mà sớm chữa chứ để đến lúc gặp thì có bổ vào cũng không kịp nữa. Như vì vấp ngã hại đến thai thỉ nên trục ô uế, sinh tân dịch lãm chù, dùng Phật thủ tán là rất hay, như đau bụng, gia ích mẫu thảo, thuốc uống khỏi cổ là hết đau, mẹ con được an ổn. Nếu thai đả bị tổn hại vật ô uế cùng xuống thì lại gia Hương phụ (chế với nước giải trẻ con), cỏ ích mẫu, Trần bì, sắc nước đặc mà uống. Như từ trên cao rơi xuống, đau bụng ra máu, buồn phiền, thì gia Sinh địa Hoàng kỳ cho an, như vì đi dại tiện mà đau bụng ra huyết thì gia Sâm Truật, Trần bì, Phục linh, Chích thảo, Sa nhân tán bột để bảo vệ lấy thai. Nếu thai bị sẩy mã huyết ra nhiều quá, hôn mê muốn chết, mạch to mà vô lực thì dùng Dộc sâm thang sác đặc hòa với nước đái trẻ em mà cho uống, đẻ non vốn do khí huyết đại hư, nay đương sau lúc đẻ non, lại càng hư thêm, cho nên so với đẻ đúng ngày tháng, cũng nên bồi bổ.  một phương thức giản tiện, chữa người hay quen sẩy thai, hoặc đến 3, 4 tháng là sẩy, thì trước hai tháng lấy Dỗ trọng 8 lạng, sắc nước gạo nếp tẩm thấu đều, sao bò tơ. Vục đoạn 2 lạng tấm rượu sấy khô, Sơn dược 5, 6 lạng, đều tán bột, luyện hồ làm viên bàng bộ’., ngô đòng, mỗi làn uống 50 viên, thang vối nước cơm vào lúc đói.

TAM HỢP BẨO THAI PHƯƠNG

do Nội bổ hoàn, Đỗ trọng hoàn, Bạch truật tán,

3 phương trong tập Ấu ấu đúc kết lại.

Thục địa Đương quy

Bạch truật Điều cầm

Tục đoạn Đỗ trọng

Các vị bằng nhau, tán bột luyện với mật làm viên, uống vào buổi sáng và tối. (Chế ra phương này là để ch’ỉa cho người vốn quen sẩy thai).

Chữa bán sản (đẻ non) cùng chính sản dùng thuốc không khác nhau, đều không ngoài phép chữa Dan khê, đại bổ khí huyết làm chù. Nếu trước 3, 4 tháng thai chưa thành hình mà bị sẩy, thỉ gọi lã ‘trụy thai“, sau 5, 6 tháng, thai đã thành hỉnh mà sẩy thỉ gọi là ‘đẻ non“ đều do khí huyết hư nhược, đến nỗi thai nguyên không vững chác, càng lâu khí huyết lại càng hư, cho nên phương Thiên kim bảo thai hoàn (120) rất hay, mà ông Triệu Dương Quỳ thì cho Lục vị thang gia Dỗ trọng, Tục đoạn, Ngũ vị, A dao lại càng hay hơn. Hai phương trên đều thực là phương thuốc an thai rất công hiệu.

Mộ.; 1’ãn sẩy bằng ba lần đẻ, bởi vì quả chín tự rụng, là thuận theo tự nhiên, quả xanh bị gãy, cuống gốc tất phải rách nát, nên thường thấy vỉ sơ suất đến nỗi chết là phần nhiều. Vì do yếu đuối mà sẩy thai, nên máu hôi ra rất ít, nếu có cục mà đau cũng thuộc về huyết hư khí nghịch, chi nên ôn bổ cho mạnh thì huyết mới sinh ra mà huyết ứ tiêu hết, nếu chỉ chuyên tiêu ứ phá trệ thì khí nghịch càng công lại càng nghịch lên, thường hay không chữa được, nên phải cẩn thận. Huống chi huyết hư mà đau bụng, tức là chân âm hư tổn hay không nạp khí, đến nỗi sinh chứng sán (đau xoắn bụng dưới) sinh chứng hà (huyết tích thành khối). Phùng tiên sư thường dũng Bát vị hoàn gia Ngưu tất, Ngũ vị sớm tối cho uống mà an.

Giống lừa, ngựa có thai, hễ con đực đến gần là đá, tức là để bảo hộ lấy thai, cho nên lừa ngựa tuyệt không tiểu sản. Thai người dính liền ở trong bào cung, do khí huyết nuôi dưỡng, yên tĩnh thỉ tinh thần tàng trữ, lửa dâm dục động lên thì tinh thần chạy tan, mà hỏa quẩy rói ở trong, làm cho sẩy thai, thế thì người muốn có con mà chỉ biết dâm dục chứ không biết kiêng sao được.

Người đẻ non là khí huyết không tiếp tục đầy đủ, không thể nuôi ớn được thai nguyên, nhưng trong khí huyết không đầy đủ, con có bẩm tính khác nhau là hoặc hàn hoặc nhiệt, hoặc thiên về âm hoặc thiên về dương, nên phải dựa vào mạch mà chữa. Như người âm hư bên trong nhiệt mà lại dùng thuốc nóng ấm: như Ngải cứu, Phụ tử, Bạch truật, Sa nhân, thì đường âm lại càng hư, ví như cây cò không được mưa móc, tự nhiên phải khô héo; như người dương hư bên trong hàn, mà lại dùng thuốc mát huyết, như Hoàng cầm, Bạch thược, thì tỳ vị hư hàn, khí huyết thêm yếu, ví như giống quả, mùa xuân mùa hạ dễ sinh, mùa thu mùa đông ít đâu. Cho nên đoán chứng đúng bệnh, dẫu dùng thuốc đại hàn đại nhiệt, đều hay bổ ích cho người. Nội Kinh bảo “nên phạm mà phạm, giống như không phạm”.

Thai không lớn

Tức là quá tháng mới sinh, hoặc vì khí huyết vón hư, hoặc vì thai lậu ra huyết, thường hay quá tháng không đẻ, có người 12, 13 tháng, hoặc 17, 18 tháng, hoặc hơn 20 tháng mới đẻ, đều do khí huyết không đầy đủ mà thai khó lớn cho nên đẻ quá tháng. Phàm người co* thai, sau 10 tháng mà chưa đẻ, thỉ nên uống thứ thuốc đại bổ khí huyết, để bồi dưỡng, đến lúc đẻ mới khỏi lo.

Sách Tống lục nói: “người ta thụ khí lúc mới sinh, 12 kinh mạnh cùng nuôi dưỡng lẫn nhau. Phàm thai ở trong bào cung hoặc bị khô héo, là do đàn bà chửa thể chất yếu đuối không đủ nuôi dưỡng, âm dương khí huyết chênh lệch, không lạnh thỉ nóng, bào thai mất chỗ nuôi dưỡng, cho nên khô héo không lớn là vì thể, chỉ nhờ vào khí huyết mẹ, thì thai mới lớn được.

Quái thai

Tạng phù người ta điều hòa khí huyết đầy đủ, phong tà ma quỷ không thể xâm phạm được. Nếu khí huyết hư tổn, tinh thần suy yếu, thì yêu ma tỉnh quái nhằn đo’ cảm nhiễm vào, giống như mang thai, cho nên gọi là quỉ thai. Nhưng Ngu Thiên Dân nói: “ban ngày nghĩ cái gì là ban đêm nghỉ cái ấy, phàm trai gái tính dâm mà thể yếu, tướng hòa của can thận không lúc nào không nổi dậy, cho nên người ốm yếu hay chiêm bao thấy giao cấu với quỉ, gọi là quỉ thai, tức là ngụy thai (1), không phải thật có quỉ than giao cấu, mà thành thai đâu. Tức như Nội kinh bảo là tư tưởng miên man, ý muốn không thỏa, sinh ra bạch dâm, bạch trọc, lọt vào tử cung, kết thành quái thai, chính là huyết dịch dâm tính của bản thân người đàn bà, kết đọng thành khối, trong bụng trướng đầy, giống hệt như người có thai nghén, không phải ngụy thai là gì? Sách Y nghiêm của Hoạt-Bá-Nhân nói: Có người con gái họ Dương buổi chiều tới miếu chơi, trông thấy một vị thần mặc áo vàng, trong lòng cảm động, đêm hôm nằm mơ giao cấu với thằn áo vàng, bụng ngày to dàn như co’ thai. Bá-Nhân xem mạch nói: “đây là quái thai” người con gái nói rõ đàu đuôi câu chuyện, ông mới cho uống thuốc phá huyết trụy thai, rồi tống xuống được những vật như nòng nọc, như mắt cá đến vài thăng mới an. Đó không phải gập thần giao cấu với sao? Thưa rằng vẫn có việc ấy, nhưng thật sự là vô lý, lẽ nào cái tượng đất, tượng gỗ, giao cấu được với người, mà co’ tinh để thành thai được? Đó không phải thần cảm tinh với cô gái, chính cô gái có cảm tỉnh với than (2). Ông Tiết-lập-Trai nói: Quái thai là do thất tình can phạm với nhau, tỳ phế hư tổn, huyết khí suy yếu, tuần hoàn thất thường, Xung nhâm sai trái, đến nỗi như thế, là vì nguyên khí bất túc, bệnh tà hữu dư, cho nên kinh nguyệt không điều thì uống thuốc điều kinh bổ huyết, mới mong khỏi bệnh. Chứng này cốt bổ nguyên khí làm chủ, phụ thêm những thuốc hành huyết tán khỉ vào. Một người đàn bà kính bế tắc tám tháng, bụng to dần, sác mặt khi xanh khi vàng, cho uống thuốc an thai không nhúc nhích, rồi xem mạch đoán bệnh thỉ mặt xanh, mạch sác, nóng rét qua lại, là bệnh huyết ở can kinh, mặt vàng bụng to, kém ăn biếng nhác, là bệnh huyết ở tỳ kính, đó là chứng bệnh do uất giận thương tổn đến can tỳ, chứ không phải co’ thai, rồi dùng Gia vị qui tỳ thang, và Gia vị tiêu dao tán, chỉ hai thứ thuốc đó mà thôi.

Ruột sinh thịt thừa giống có thai

Nội kinh nói: “Chứng ruột sinh thịt thùa (trường đàm) là khí lạnh vào ở phía ngoài ruột, cùng vệ khí không được lưu thông, vì thế mà kết đọng lại ở trong, khí độc mới nổi lên, thịt thửa mới sinh ra. Lúc mới sinh lớn bàng quả trứng gà, dần dần lớn thêm như kiểu mang thai, ăn vào thì cứng, đẩy đi thì di động mà kinh nguyệt thường thường cứ thấy, thế là đúng chứng. Dây là khí đã bịnh mà huyết chưa bệnh, cho nên kinh nguyệt không dứt, vậy, Mộc hương thông khí tán ([2] > là thuốc đại tấn nhiệt làm chù, đo’ là khí kết ở đại trường thành ra bệnh khí.

Tích huyết giống có thai

Chiết-Quảng-Lục nói: “Con dâu tôi là Tân thị, hay uất giận, thường bị trấn huyết, bụng dần lớn lên, cho là có thai, nhưng đến mười tháng không thấy đẻ, mà mọi chứng dần hiện ra, thì lấy làm ngờ. Thầy thuốc cũng ngờ là đọng huyết muốn hạ, lại nghĩ người yếu, sợ hạ không chịu nổi, trước hết nên cho uống những thuốc hành huyết điều huyết để tiêu dần, rút cục bệnh cũng không khỏi được. Về sau nghe nói Thịnh-Khải-Động chữa bệnh cho bà Đông cung (vợ con vua) thi rất hối hận và thương tiếc. Nguyên bà Đông cung Trương thị, nguyệt kinh tắt đã 10 tháng, thầy thuốc đoán là có thai, bụng càng trướng to, vua sai Khải-Đông xem mạch, thấy rõ bệnh chứng rồi cho toàn là thứ thuốc phá huyết, thì ra huyết đến vài đầu mà bệnh khỏi. Bệnh của con dâu tôi giống hệt bệnh này, lúc ngoài 10 tháng đã biết đích xác là không có thai, nên cương quyết cho thuốc hạ, tiếc thay thầy thuốc non gan, thật là đáng tiếc”. Bênh này do tích huyết ở tử cung, tức là bệnh huyết.

Thái nghén khác thường

Lý Thời Trân nói: “Con gái 14 tuổi, là thiên quý đến, 49 tuổi là thiên quý hết, đó là lẽ thường. Nhưng có cố gái mối 12, 13 tuổi mà đã đẻ con, như sách Chư ký thất chép là con gái ông Tô Đạt Khanh ở Binh Giang, tuổi mới 12 mà co’ nghén, lại có bà già 50, 60 tuổi mà đẻ con, như Liêu Sử chép là vợ ông Cức Phổ 60 tuổi mà sinh 2 trai 1 gái, đó đều là rất lạ thường.

THỜI KỲ LÂM BỒN

Về chữa bệnh khi lâm bồn, ờ phụ khoa trên, tôi đã biên tập Tọa thảo lương mô, phàm những cản bệnh, những phương thang về sàn phụ mảy may không thiếu sót, để giúp cho lúc cấp cứu, mới chép riêng ra một tập khác, vậy nên tham khào.

==>> Xem thêm: Tạp chứng khi chưa có thai và cách chữa theo Y học cổ truyền

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here