Tạp chứng khi chưa có thai và cách chữa theo Y học cổ truyền

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Tạp chứng khi chưa có thai và cách chữa theo Y học cổ truyền

Bài viết Tạp chứng khi chưa có thai và cách chữa theo Y học cổ truyền

Tham khảo từ chương 4 “Phụ đạo sán nhiên” quyển I, tập 1, 2 “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” – Nhà xuất bản Y học tải pdf Tại đây.

Tác giả Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Nhiệt nhập huyết thất

Đàn bà bị bệnh thương hàn phát nóng, lúc đó lại có kinh, ban ngày thì tỉnh táo, ban đêm thì nói nhàm, hình như thấy ma quỷ, đó là chứng Nhiệt nhập huyết thất. Cách chữa: không nên phạm đến vị khí và thượng tiêu cùng trung tiêu, thì bệnh tất nhiên tự khỏi, chỉ cần hòa biểu tà kiêm thêm thanh nhiệt  huyết thất là đủ rồi, vì mạch xung là Huyết hải, tức là huyết thất, gặp nóng thì bức bách, huyết đi trở xuống. Bệnh này đàn ông cũng có.

Huyết phần và thủy phân

Kinh hết rồi sinh chứng thủy thũng, gọi là “Huyết phần” bệnh này khó chữa. Trước bị bệnh thủy thũng rồi sau hết kinh, gọi là “Thủy phần. Thủy khí đi lên, tràn ngập bỉ phu, tản ra bốn chân tay, phát ra phù thũng, bị bệnh thủy rồi, kinh mới đứt, cho nên gọi là Thủy phần. Nếu bệnh ở Huyết phần, mà lầm chữa sang Thủy phần thì tại hại chẳng vừa. Cách chữa phải nên dùng Tiểu điều kinh tán (nhật/90) vì huyết không thông thủy không hóa huyết. Có lẽ nào thủy không thông mà có thể hóa huyết được. Huyết không thông mà có thể hóa ra thủy tức là khí bị ưng trệ không thể hóa được mà thành ra thủy vậy. Xem bài “Đào nhân hoàn” thì có thể thấy rõ ý nghĩa này.

Mai hạch (khối thịt trong họng)

Sách Kim quỹ nói: “trong họng người đàn bà có một khối như thịt nướng, nên dùng Bán hạ hậu phác thang làm chủ”. Khối thịt ấy là thịt khô, trong họng nhầy nhầy như có một miếng thịt nướng, nhả không ra, nuốt không xuống, ăn uống đại tiểu tiện không trở ngại gì, đó là khí tích bị hàn làm hại, không hòa hợp với huyết được, nên khí trong huyết tràn ra mà nổi lên ở trong họng, lại hợp với khí của thủy và thấp ngưng trệ không di dịch được; đàn ông cũng có người bị bệnh như vậy, nên dùng Bán hạ hậu phác thang làm chủ, tức là Nhị trần thang bỏ bớt Trần bì, Cam thảo gia thêm Hậu phác, tử tô, Sinh khương. Bài này chuyên trị về khí thất tinh của đàn bà bị uất trệ không tan, ngưng kết thành đờm dãi, hoặc thành như một hột mơ ở trong họng, khạc không ra, nuốt không xuống, hoặc trong dạ dày tích trệ không khoan khoái, hoặc bị đàm ẩm (1) đỉnh trệ ở trong, lợm giọng ọe mửa, đều chữa được. Vĩ hán hạ giáng khí nghịch, hậu phác tiêu bí kết, Sinh khương, Phục linh thông được khí trệ i trên và hạ được thấp khí, Tử tô vị cay, khi thơm sắc tía, tính ôn, co’ thể đi vào phần âm, và hòa dược huyết thì khí với huyết hòa hợp mà không bốc lên trên nữa.

Trưng, hà, huyền, tịch ( hòn cục, tích báng)

Do tạng phù đàn bà hư nhược khi hành kinh không kiêng đồ ăn sống, lạnh, đờm huyết kết tụ thành khối, cùng với khí tạng phủ kết cấu, ngày một to lớn, kiên cố, trong mình không được yên, gặp lạnh thì đau dữ dội gần chết. Chứng này nên phân biệt như sau:

Trưng là cứng rán mà không di chuyển: do tích đồ ăn thành khối gọi là thực trưng; do ứ huyết thành khối, gọi là huyết trưng. Đó là những thứ tích ở khoảng tràng vị cùng với khí ngũ tạng kết lại cứng rắn mà đẩy không di chuyển được.

 là khối giả kết thành hình, đẩy đi có thể di chuyển được.

Huyền là ở chỗ gần 2 bên rốn, đều nổi lên một làn gân mạch đau gấp, lớn thỉ bàng cánh tay, nhỏ thỉ bằng ngón tay. Đó là do khí nổi lên, như hình dây cung (huyền).

Tịch là mọc ở khoảng 2 bên sườn, thỉnh thoảng mới có lúc nổi cơn đau.

Sán là bệnh ở bụng dưới, đau ran lên cả bụng trên và eo ưng.

Đại khái, lẫy tay đẩy mà không di chuyển là trưng; di chuyển được là hà; huyền tịch và sán thì chứng hiện ra ngay với chứng đau bụng cùng một lúc mà bụng không đau là lận đi ngay.

Cách chữa, nên điều bổ tỳ vị làm chủ, giúp thêm thuốc tiêu tích trệ. Nếu hình khí của bệnh nhân đầy đừ, vững chắc, thì điều khí mà phá huyết, tiêu thực mà thông đờm, bệnh bớt quá nửa thì ngừng thuốc, không được công phá quá mạnh để tổn thương đến nguyên khí. Có người nói: “đợi cho hòn khối tiêu kết, rồi sau hãy bổ dưỡng”, nếu như thế thì vị khí còn lại được cũng là ít lắm, chẳng những không chữa được hết bệnh mà rút cục rồi cũng không chữa được, lại phàm bệnh nhân hòn cục mà mạch huyền, cấp thì sống, mạch hư, nhược, vi, tế là chết.

==>> Xem thêm: Bàn về kinh nguyệt, băng huyết, rong huyết theo Y học Cổ truyền

Sưng âm hộ

Có khi nhân lạc mạch cùa bào thai bị hư tổn, phong lạnh phạm vào, cùng khí huyết kết cấu mà sưng lên; có khi nhân uất giận thương tổn đến can, tỳ; có khi nhân phòng lao (dâm dục) quá độ, thấp nhiệt đến xuống; có khi nhân tình dục quá mạnh, mà nóng dữ sinh trùng, đến nỗi sưng và ngứa. Các chứng đó đêu phải nằm riêng phòng (kiêng nằm chung với chồng) mà kịp chữa ngay, nếu không thì tà khí dần dần thịnh lên mà âm hộ lở loét không thu miệng được. Nếu do khí huyết hư nhược thì dùng Bổ trung ích khí thang (Khôn 1) để nâng đỡ cho thăng lên. Can kinh có thấp nhiệt thì nên dùng Long đởm tả can thang (nhật 62) để thẩm thấp và thanh nhiệt. Do can, tỳ uất giận, nguyên khí bị hãm xuống dưới, thấp nhiệt ưng trệ, thì buổi sáng dùng Quy tỳ thang (Khôn 50) gia thêm Thăng ma, Sài hồ để giải uất khí bổ tỳ khí, buổi chiều dùng Bát vị tiêu dao tán (Nhật 11), để can hỏa mát đi, mà can huyết sinh ra mà trừ thấp khử nhiệt.

Mạch đi qua âm hộ có 2: một là mạch Can, hai là mạch Dốc: sách Nội kinh nói: “mạch Túc quyết âm đi vào chỗ lông mu, qua âm hộ, tới bụng dưới đó là đường mạch Can đi qua; mạch Dốc bắt đầu ỏ bụng dưới đi xuống chính giữa xương bẹn, ở đàn bà thì qua lỗ đái vào âm hộ, ở đàn ông thì đi theo ngọc hành đến Hội âm, cũng giống như đàn bà, đó là đường mạch Dốc đi qua.

Ngứa lỗ âm hộ

Chứng này phần nhiều do trùng ăn gây nên: trước hết nhân có thấp nhiệt, sinh ra một vài con trùng ở khoảng tràng vị, rồi nhân tạng hư, trùng mới nổi lên, ăn lấn vào mầu mờ trong âm hộ, cho nên có lúc nổi cơn ngứa, nặng thì đau ngứa không dứt, hoặc loét hoặc lở. Con gái chưa chồng, đàn bà góa, ni cô, phần nhiều mắc phải chứng này, vì tư tưởng tích lũy lại mà không được thỏa mãn, thì tinh huyết ngừng trệ, gây thành thấp nhiệt, lâu ngày không tan được, mới thành 3 thứ trùng, ngứa không thể chịu được, đi sâu vào trong tạng phủ thì chết, làm cho người hay phát sốt sợ lạnh giống như chứng lao, cũng có khi vì tình dục quá độ, đến nỗi nhiệt ưng trệ sưng ngứa, trong thì đau, ngoài thì thành chứng tiện độc (1), đó là do dâm dục quá độ, tổn thương đến can thận, thận âm kém mà can hỏa vượng lên, mộc (can) bị uất muốn đạt ra, nên hỏa uất trệ ở can kinh chạy tới chỗ khiếu trống không mà dồn xuống dưới, thành chứng ngứa chứng trùng, thì nên dùng Long đởm tả can thang, hoặc Bát vị tiêu dao tán (nhật 11) để chủ trị ở bốn trong, bên ngoài thì dùng Xà sàng tử đun nước sôi mà xông rửa. Lại dùng Đào nhân nghiền cao hòa bột Hùng hoàng thẩm vào miếng gan gà cho xông vào âm hộ để trị trùng, nếu chân, tay, thân thể mệt mỏi, trong âm hộ ngứa ngáy khó chịu, tiểu tiện đỏ sòn thì dùng Quy tỳ thang (Khôn 50) gia thêm Sơn chi, Bạch truật, Cam thảo, Mẫu đơn bì. Nếu chỉ cho là thấp nhiệt, dùng thuốc táo thấp thanh nhiệt, thì khí huyết ngày một suy, cái hại không những ngứa âm hộ mà thôi.

Lạnh âm hộ

Nhân nhọc mệt hại đến tử cung, gió lạnh lấn vào, nếu tiểu tiện sáp trệ, bụng dưới tích đau, thì nên dùng Long đởm tả can thang. Nếu tiểu tiện trong, ăn uống ít, đại tiện không rắn, thì nên dùng Bát vị hoàn (huyền 1). Bát vị trị chứng huyết kém không thế nuôi dưỡng được tạng phủ, tân dịch khô sáp, hàn phạm vào tử cung má âm hộ bị lạnh, rất hiệu nghiệm.

Sa dạ con

Sa dạ con mà đau ran đến eo lưng và bụng câng, là hoặc do mạch lạc của tử cung bị thương tổn, hoặc do tử cung hư lạnh, hoặc dâm dục không cẩn thận bị phạm phòng, hoặc lúc đẻ rặn quá sức gây nên bệnh, nên lấy cách thăng bổ nguyên khí làm chủ yếu. Nếu can, tỳ bị uất kết, khí hư chìm xuống dưới, thì nên dùng Bổ trung ích khí thang (Khôn/1), hỏa bị thấp nhiệt, tiếu tiện dò sa thì nên dùng Long đởm tả can thang (Nhật 62).

Lòi âm hộ

Âm hộ lòi ra ngoài hình như cái nấm, vách âm hộ sưng đau, đi đái nhắt, buổi chiều phát nóng, hình như ngứa như đau, tiểu tiện khó đi, đó là can hỏa kiêm thấp nhiệt mà sưng đau, tỳ hư hãm xuống dưới mà đi đái khó, thì trước hết dùng Bổ trung ích khí thang (Khôn 1) gia thêm Sơn chỉ, Phục linh, Thanh bì để cho can hỏa mát đi và tỳ khí thăng lên, lại dùng thêm Gia vị quy tỳ thang (Nhật 138), để điều trị uất. Bên ngoài dùng mỡ heo sống hòa với bột lê lô mà bôi cho thụt vào.

Con gái mới lấy chông đau lỗ âm hộ

Con gái mới lây chồng bị đau lỗ âm hộ thì nên làm cho khí uất khoan khoái và huyết điều hòa, dùng Tư vật thang (Khôn 21) gia thêm Hương phu, Hồng hoa.

Giao cấu ra máu

Giao cấu ra máu, đó là can hỏa quá thịnh mà sơ tiết ra quá chứng. Vả lại can hư không thể tàng liễm được huyết, tỳ hư không thể tiếp thu được, nên dùng Bổ trung ích khí thang (Khôn 1) và Quy tỳ thang (Khôn 50) thay mà dùng. Nếu 6 mạch đều hồng  thận âm hư mã không bế tàng được, nên dùng Lục vị thang (Huyên 2) gia thêm Ngũ vị, Mạch môn làm chủ.

Âm hộ ra hơi (âm xuy)

Sách Kim quỹ nói: “dạ dày tống hơi xuống, âm hộ thổi ra như có tiếng kêu”. Đó là cốc khí không thể bốc lên, lại không thể theo kinh đi xuống hậu môn, âm dương sai lệch, tiểu tiện và đại tiện thay đổi chỗ mà ra (vi dụ: đại tiện ra lối âm hộ, tiểu tiện ra hậu môn) như chứng giao tràng. Quá hơn nữa thì có tiếng kêu như tiếng lỗ đít đánh rám nên dừng Bổ trung ích khí thang, gia thêm Ngũ vị làm chủ.

Thịt thừa và cục tích (bưu huyền)

Đàn bà có khối thịt thừa và cục tích ở bụng dưới, là: hoặc do thấp nhiệt ở can kinh dồn xuống, hoặc do uất giận tổn thương đến can tỳ, chứng hiện ra 2 bên bụng dưới sưng đau hoặc âm hộ sưng đau, sợ rét, phát nóng, tiểu tiện đáp trệ, trong bụng đau gấp, hoặc bụng dưới đày tức, xông lên hai bên sườn, đó là thấp nhiệt ở can kinh gãy nên, nên dùng Long đởm tả can thang (Nhật 62). Âm hộ sưng trướng, là can hòa hư, nên dùng Gia vị tiêu dao ẩm (Nhật 81).

Nếu cứ cho uống thuốc tán huyết công độc thì là lầm.

Gót chân sưng

Đàn bà có chứng sưng đau gót chân, ngón chân, gan bàn chân phát nóng, đều do lúc có thai nghén, lúc sinh đẻ, lúc hành kinh không biết giữ gìn, làm tổn tương đến 3 Kinh âm chân, sinh hư nhiệt mà gây nên bệnh. Nếu sưng đau hoặc ra mủ, thì nên dùng Lục vị hoàn (Huyền 2) làm chủ, giúp thêm Bát trân thang (Khôn 12). Nếu hư biếng ăn, thì dùng Lục quân tử thang. Nếu nóng rét hay nóng ở trong, uống thêm Bát vị tiêu dao tán (Nhật 11); nếu buổi chiều phát nóng lắm, đau mắt choáng váng, uống thêm Bổ trung ích khí thang (Khôn 1). Phàm các chứng phát nóng hay cứ đến buổi chiều thì phát nóng, tự ra mồ hôi hay ra mồ hồi trộm, đều do âm hư giả nhiệt. Cho nên Chu Đan Khê nói: “hòa cháy ngâm ở cửu tuyền (chó cực âm) là âm hư quá lắm”. Gót chân là chỗ mạch Dốc phát nguyên, là chỗ mạch thận đi qua và là chỗ cản bàn gánh vác các xương. Nếu chữa bệnh không tìm đến gốc mà dùng làm thuốc hàn lương thì làm cho người ta chết oan uổng rất nhiều. Đàn ông rượu chè, dâm dục quá độ, cũng hay bị chứng này.

Ngón chân nóng

Dàn bà: 10 ngón chân nóng như dầu đốt, là do khí của vinh vệ bị hư, khí thấp đốc ngưng trệ ở kinh lạc, đi lên phạm đến tim thì tim đau, đi xuống phạm đến chân thì n đau, ngón chân như bị đốt, giống như loại bệnh cước khí. Nội kinh nói: “âm khí suy ở phần dưới, phát thành chứng nhiệt quyết tức là chứng này.

Lở ống chân (liêm sang)

Đàn bà bị lở ở hai ống chân: hoặc do lúc có thai nghén, sinh để điều dưỡng không đúng phốp, hoặc lo nghĩ uất giận, hư tổn can tỳ đến nổi thấp nhiệt dồn xuống mả sinh bệnh. Phía ngoài ống chằn thuộc 3 Kinh dương chân bị lở thì dể chữa; phía trong ống, chân thuộc 3 Kinh âm chân bị lở thi khó chữa. Nếu lúc bắt đầu sưng đỏ và đau, là thấp độc lấn vào, nên dùng Nhân sâm bại độc tán (Nhật-139). Nếu sưng đau lan tràn, hoặc không sưng không đau, là thuộc tỳ hư, thấp nhiệt dồn xuống nên dùng Bổ trung ích khí thang (Khôn 1), hoặc dùng Bát trân thang (Khôn 42) gia thêm loại Tỳ giải, Kim ngân hoa v.v… Nếu nước mủ đầm đìa, mình mỏi ăn ít, trong nóng, miệng khô, thuộc về tỳ khí yếu, nên dùng Bổ trung ích khí thang gia Phục linh, Bạch thược tẩm rượu. Nếu buổi chiều phát nhiệt, mình mỏi, thuộc vê huyết hư, nên dùng thang trên gia thêm Xuyên khungThục địa, hoặc Lục vị hoàn (huyền 2). Nếu chân tay và thân thể sợ lạnh, ăn uống ít, là thuộc về tỳ, vị hư hàn, nên dùng Thập toàn đại bổ thang (Khôn 43), hoặc Bát vị hoàn. Bệnh này, sắc đỏ là thuộc về nhiệt độc, dễ chữa; sắc mờ là thuộc về hư hàn, khó chữa.

Lở do huyết phong (huyết phong sang)

Đàn bà có chứng lở vì huyết phong, là do can, tỳ bị phong nhiệt, uất hòa và huyết táo mà sinh ra. Bên ngoài mình mọc nốt mụn, khi đau, khi ngứa không thường gãi toạc ra thành nốt lở, mủ ra đầm đỉa. Bên trong kinh nguyệt không chừng, tiếu tiên không điều hòa, ban đêm phát nóng, tự ra mô hôi, sợ nóng, sợ lạnh, mệt mỏi, biếng ăn, nên trước dùng Gia vị tiêu dao ẩm (Nhật 81), hoặc Tiểu sài hồ thang (Nhật 31), hợp với Tứ vật thang gia thêm Hồ ma tử, sau dùng thêm Quy tỳ thang gia thêm Thục địa và Mộc hương.

Nầm mộng thấy giao cấu với ma quỉ

Nhân vì khí huyết hư suy, và lo nghĩ quá độ, tinh thần hao tổn, ngoại tà nhân lúc hư mà phạm vào, chứng trạng như: lúc cười, lúc khóc, không muốn trông thấy người, hình như có sự chống đối nhau tức là bệnh đó, mạch thì trì, phục, hoặc như chim mổ, hoặc tới liên miên không đếm rõ là bao nhiêu lần, lúc đại, lúc tiểu, lúc đoản, lúc trương. Tóm lại là do thất tình làm hư tổn tâm huyết, tinh thần không có chỗ dựa mà gây nên, nên dùng các thứ thuốc an thần, định chí (1), chính khí hồi phục lại là tinh thần tự yên. Nhưng 5 tạng người ta, đều có cái tàng trữ ở trong: tâm huyết hư tinh tàn không dựa vào đâu, can huyết hư thì hồn không phụ vào đâu; phế khí hư thì tinh thần không quy vào đâu; tỳ, thận đều hư thì với ý chí hoảng hốt mà không thể tự chủ. Cái chức năng tinh thần đã rối loạn thì hồn phách cũng tách rời thân thể, đêm nằm mê thấy tà ma, hình như có trông thấy, đó tức là hồn phách cùa ta, chứ sự thật có ma qui nào cùng ta giao cấu được. Lập Trai đoán là thất tinh làm hao tổn tâm huyết, tinh thần không có chỗ dựa mà gây nên thế, thực đã biết rõ chân lý cùa bệnh trạng.

==>> Xem thêm: Bảo thai thần hiểu toàn thư: các phương thuốc trị bệnh phụ nữ

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here