Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Tienam tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Tienam là thuốc gì? Thuốc Tienam có tác dụng gì? Thuốc Tienam giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Tienam là thuốc gì?
Tienam là một sản phẩm của công ty Merck Sharp & Dohme, là thuốc kháng sinh dùng trong điều trị các nhiễm trùng, nhiễm khuẩn thường gặp. Trong một lọ thuốc bột pha tiêm Tienam có chứa 2 hoạt chất với tỷ lệ 1:1 (theo khối lượng) là Imipenem và Cilastatin dạng muối Natri loại 500 mg / 500 mg có các thành phần:
Imipenem 500 mg
Cilastatin Natri 500 mg
Tá dược vừa đủ hàm lượng thuốc 1 lọ, đặc biệt với Tienam IV chứa tá dược vô khuẩn không có hoạt tính như Natri Bicarbonat .
Ngoài ra, với tỷ lệ thành phần trên còn có các dạng biệt dược và hàm lượng khác như:
Pythinam bột pha tiêm 1 g (500 mg: 500 mg)
Prepenem bột pha tiêm 0,5 g (500 mg: 500mg)
Thuốc Tienam giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Tienam chứa 1 lọ 1g, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 450.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Bột pha tiêm Tienam là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Tienam tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Imipenem Cilastatin Kabi do Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar sản xuất.
Tác dụng của thuốc Tienam
Được bào chế từ 2 dược chất là Imipenem và Cilastatin, bột pha tiêm Tienam là sản phẩm thuốc kết hợp các tác dụng dược lý của cả 2 chất này.
Imipenem là kháng sinh Carbapenem bán tổng hợp trong kháng sinh Betalactam. Nhóm này có phổ rộng nhất trong các kháng sinh đã được nghiên cứu vừa có tác dụng trên cả gram âm và gram dương cả vi khuẩn hiếu khí và kị khí như: Pseudomonas aeruginosa, Enterococcus faecalis, Staphylococcus aureus, Bacteroides fragilis… đặc biệt đáp ứng tốt hơn với vi khuẩn gram dương hơn. Imipenem có ái lực với protein vi khuẩn nên gắn vào các enzym tham gia tạo vách tế bào nên ức chế tổng hợp vách tế bào vi khuẩn và tiêu diệt chúng.
Cilastatin là hợp chất hóa học không có tác dụng kháng sinh nhưng nó ức chế enzym Dehydropeptidaza ở người. Dehydropeptidaza có trong thận và có vai trò phân hủy thuốc kháng sinh Imipenem. Vì thế, kết hợp Cilastatin với Imipenem truyền theo đường tĩnh mạch nhằm bảo vệ Imipenem khỏi tác động chuyển hóa của Dehydropeptidaza giúp nó giữ được nồng độ mong muốn trong huyết tương và tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Tienam được các bác sĩ sử dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn nặng như tổn thương rộng kèm theo nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn kết hợp mắc phải ở bệnh viện, bệnh lí nhiễm khuẩn bàn chân ở người biến chứng Đái tháo đường, nhiễm khuẩn sau mổ rất nặng không rõ nguyên nhân do loại vi khuẩn nào, các nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục mà các kháng sinh khác không hoặc ít tác dụng.
Tienam không được ưu tiên hàng đầu trong các nhiễm khuẩn trung bình hoặc nhẹ để tránh hiện tượng kháng kháng sinh.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Thuốc dùng đường tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp nên yêu cầu cần có dụng cụ y tế, chuyên môn kĩ thuật pha tiêm và phải đảm bảo vệ sinh an toàn khi tiêm truyền phòng bội nhiễm. Nên đến các cơ sở y tế để tiêm và tư vấn điều trị.
Tiêm bắp sâu dạng hỗn dịch có thể pha bằng dung dịch tiêm chứa Lidocain Hydroclorid 1% không chứa Epineprin. Lưu ý không tiêm dạng hỗn dịch trực tiếp vào tĩnh mạch
Pha dung dịch truyền với thuốc bằng Natri 0,9% (hoặc Manitol 10% hoặc glucose 5%, 10%) sao cho nồng độ cuối cùng khoảng 2,5mg/ml không được quá 5mg/ml lắc đều cho thuốc phân tán đều, tùy vào nồng độ cần đạt được mà điều chỉnh tốc độ truyền phù hợp trong khoảng 30-60 phút.
Cần theo dõi bệnh nhân trong và sau khi dùng thuốc để điều chỉnh hoặc xử lí kịp thời.
Liều dùng:
Thường dựa trên mức độ nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn mà bác sĩ sử dụng liều cho hiệu quả tối ưu nhất.
Người lớn liều đầu khoảng 1- 2 g/ngày, có thể tăng lên 3- 4 g/ngày, khoảng cách giữa các liều là 6-8 hoặc 12 giờ. Nhưng không vượt quá 50 mg/kg/ngày hoặc 4 g/ngày. Với mỗi liều 500 mg, tiêm truyền trong khoảng 20- 30 phút.
Trẻ em và trẻ sơ sinh nặng dưới 40 kg, liều 15 mg/kg trong 6 giờ
Bệnh nhân suy thận liều dùng không quá 2 g/ngày.
Chống chỉ định
Tienam chống chỉ định trong các trường hợp quá mẫn cảm với Imipenem hoặc Cilastatin như dị ứng kháng sinh Betalactam, dạng tiêm bắp với Lidocain hydroclorid chống chỉ định với bệnh nhân dị ứng, sốc với thuốc gây tê amid, hoặc bệnh nhân bloc tim.
Tác dụng phụ của thuốc Tienam
Trong quá trình sử dụng thuốc sẽ có thể gặp rất nhiều tác dụng phụ tùy theo khả năng dung nạp thuốc và cơ địa mỗi người. Đã có những nghiên cứu báo cáo về tác dụng không mong muốn mà bệnh nhân gặp phải như rối loạn tiêu hóa ( buồn nôn, nôn, tiêu chảy…), đau chỗ tiêm, viêm tĩnh mạch nơi tiêm, hoặc nặng hơn là xuất hiện những cơn động kinh, tăng/ giảm bạch cầu, thiếu máu, tăng creatinin huyết, tăng men gan, vàng da…, có thể xuất hiện co giật khi sử dụng liều cao ở bệnh nhân bị tổn thương thần kinh hoặc bệnh nhân suy thận.
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng nhẹ như buồn nôn, nôn cần điều chỉnh tốc độ truyền và theo dõi nếu không cải thiện thì nên dừng thuốc và báo cáo với bác sĩ.
Nếu bệnh nhân co giật, lên cơn động kinh và các biểu hiện cấp tính cần dừng ngay và thông báo bác sĩ kịp thời xử lí .
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Tienam
Cần thận trọng với bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc sốc với kháng sinh nhóm Betalactam để xử trí kịp thời.
Cần chú ý ở những bệnh nhân có tiền sử viêm ống tiêu hóa đặc biệt là viêm đại tràng đặc biệt khi bệnh nhân có biểu hiện tiêu chảy vì nó đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Chưa có nghiên cứu về sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai nên cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
Đã phát hiện thuốc bài tiết qua sữa mẹ nên dừng cho con bú khi phải dùng thuốc.
Với trẻ em dưới 16 tuổi cần có sự điều chỉnh liều lượng phù hợp với cân nặng và khả năng dung nạp của từng cá thể
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Tránh sử dụng Tienam IV với Ganciclovir vì đã gây động kinh cơn lớn ở bệnh nhân dùng đồng thời hai thuốc này.
Tienam làm giảm nồng độ trong huyết thanh của Acid Valproic khi dùng đồng thời làn tăng nguy cơ bùng phát co giật, động kinh.
Hầu hết các thuốc đều có tương tác với rượu hoặc đồ uống có cồn do các chất này làm tăng men gan, ức chế nhiều enzym chuyển hóa nên lưu ý kiêng đồ uống có cồn khi sử dụng thuốc để tránh ngộ độc.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Tienam
Quá liều: quá liều Tienam gây ảnh hưởng xấu đến chức năng gan thận của cơ thể. Hiện nay vẫn chưa có báo cáo về quá liều thuốc nhưng nếu gặp phải bệnh nhân cần báo với bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn xử trí phù hợp.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, nghiêm cấm uống chồng liều với liều sau nếu không có chỉ định của bác sĩ.