Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Herbesser 30mg tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Herbesser 30mg là thuốc gì? Thuốc Herbesser 30mg có tác dụng gì? Thuốc Herbesser 30mg giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Herbesser 30mg là thuốc gì?
Herbesser 30mg là một sản phẩm của công ty PT Tanabe Nhật Bản, là thuốc dùng trong điều trị cơn đau thắt ngực và bệnh tăng huyết áp không rõ nguyên nhân, với các hoạt chất là Diltiazem hydrochloride. Một viên Herbesser 30mg có các thành phần:
Diltiazem hydrochloride hàm lượng 30mg.
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên nén.
Thuốc Herbesser 30mg giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Herbesser 30mg có 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 170.000vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Herbesser 30mg là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Herbesser 30mg tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
Thuốc Pletall được sản xuất bởi KOREA OTSUKA PHARMACEUTICAL CO.,LTD.
Tác dụng
Diltiazem hydrochloride:
Tác dụng làm giãn động mạch vành chính và các nhánh động mạch vành để làm tăng lưu lượng máu từ mạch vành đến các vùng thiếu máu cục bộ trên cơ tim.
Ức chế động mạch vành tim co thắt.
Tác dụng làm giảm mức tiêu thụ oxy ở cơ tim nhưng không làm giảm lưu lượng tim.
Tác dụng bảo vệ cơ tim, bảo toàn chức năng cơ tim và làm giảm kích thước nhồi máu cơ tim.
Làm hạ huyết áp một cách từ từ.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị ở bệnh nhân có cơ đau thắt ngực hoặc các biến thể khác nhau của cơ đau thắt ngực.
Điều trị cho người bị huyết áp cao từ thể nhẹ đến thể trung bình mà không rõ nguyên nhân.
Điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân gặp tình trạng nhồi máu cơ tim
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Dạng viên: Nên uống thuốc vào lúc no hoặc đói đều được. Thuốc được bào chế dạng viên nén nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai nát viên thuốc, phải uống cả viên với nước đun sôi để nguội.
Liều dùng:
Liều dùng điều trị tình trạng cơn đau thắt ngực hoặc biến thể của đau thắt ngực: Liều duy trì là ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên. Sau đó có thể tăng liều nếu có chỉ định của bác sĩ là ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 viên.
Liều dùng điều trị cho bệnh nhân huyết áp cao không rõ nguyên nhân: Liều duy trì là ngày uống 3 lần, mỗi lần 1-2 viên. Sau đó có thể tăng liều để có hiệu quả điều trị tốt hơn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Herbesser 30mg cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với phụ nữ có thai, có ý định có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.
Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị bệnh tim có biểu hiện xung huyết nặng.
Không dùng cho người bị block nhĩ-thất cấp độ 2 và 3, người bị hội chứng nút xoang yếu.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Herbesser 30mg
- Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bị suy tim có biểu hiện xung huyết.
- Cẩn trọng khi dùng cho bệnh nhân bị chậm nhịp tim hoặc block nhĩ-thất nhẹ.
- Thận trọng khi dùng cho người bị tụt huyết áp.
- Thận trọng khi sử dụng cho người bị bệnh về gan hoặc thận nặng.
- Không được ngừng thuốc đột ngột.
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Herbesser 30mg
Tác dụng phụ thường gặp
- Trên hệ tiêu hóa: đau dạ dày, táo bón,…
- Trên hệ tim mạch: hoa mắt chóng mặt, chậm nhịp tim, đỏ mặt,…
- Đau đầu, dễ bị dị ứng,…
Tác dụng phụ ít gặp: block nhĩ-thất, mê sảng, co cơ, giảm bạch cầu và tiểu cầu,…
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Herbesser 30mg thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng thuốc Herbesser 30mg, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể.
Thận trọng khi sử dụng cùng thuốc hạ huyết áp khác do có thể làm huyết áp của bệnh nhân tụt quá mức.
Thận trọng khi sử dụng với một số thuốc chẹn beta như: Propanolol, Antenolol,…
Thận trọng khi sử dụng cùng các thuốc có nguồn gốc thực vật như: Reserpin, Digoxin,…
Không nên phối hợp với các thuốc chống loạn nhịp tim như: Amiodarone, Aprindin,…
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế thần kinh trung ương như: thuốc ngủ, thuốc an thần, thuốc mê,…
Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc Carbamazepine, Selegiline, Theophylline, Cilostazol, Cyclosporin, Phenytoin, Cimetidine, thuốc điều trị HIV và thuốc chống lao,…
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Herbesser 30mg
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ nhưng biểu hiện nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống gấp đôi liều để bù.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.