Thuốc Advagraf 5mg được nhiều người biết đến phổ biến với công dụng ngăn ngừa sự thải loại mảnh ghép. Vậy thuốc Advagraf 5mg có tốt không? Lưu ý cách dùng của thuốc như thế nào? Xin mời quý bạn đọc cùng Nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu các thông tin cụ thể về sản phẩm ở bên dưới.
Advagraf 5mg là thuốc gì?
Thuốc Advagraf 5mg là thuốc thuộc nhóm ức chế miễn dịch, thường được dùng trong các trường hợp ngăn ngừa sự thải loại mảnh ghép: gan, thận hay các cơ quan khác.
Dạng bào chế: Viên nang cứng phóng thích kéo dài
Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x10 viên
Nhà sản xuất: Astellas Ireland Co.,Ltd.
Công ty đăng ký: Janssen Cilag Ltd.
Số đăng ký: VN-16291-13
Mô tả hình dạng viên: Viên nang gelatin có in chữ “5 mg” màu đỏ ở trên phần nắp màu đỏ xám, trên phần thân màu cam và chứa thuốc bột màu trắng.
Thành phần
1 viên nang Advagraf 5mg có chứa các thành phần chính sau:
Tacrolimus (dạng Tacrolimus monohydrate) hàm lượng 5mg.
Ngoài ra còn chứa các tá dược bao gồm: Hypromellose, Ethylcellulose, Magnesi stearat, Lactose monohydrat.
Tác dụng của thuốc Advagraf 5mg
Ở mức độ phân tử, tác động của tacrolimus có qua trung gian của FKBP12-tacrolimus liên kết chuyên biệt và cạnh tranh với calcineurin và ức chế chất này, làm ức chế đường dẫn truyền tín hiệu tế bào T có phụ thuộc canxi, do đó ngăn chặn quá trình sao chép của bộ cytokin gen nhất định.
Tacrolimus là thuốc ức chế miễn dịch hiệu lực cao và đã được chứng tỏ hoạt tính trong các thử nghiệm in vitro và in vivo.
Đặc biệt là, tacrolimus ức chế sự hình thành các tế bào lympho độc tế bào, chịu trách nhiệm chính cho sự thải ghép. Tacrolimus ức chế quá trình hoạt hóa tế bào T và ức chế quá trình tăng sinh tế bào B phụ thuộc tế bào T giúp đỡ, cũng như việc hình thành các lymphokin (interleukin-2, -3, và γ-interferon) và giúp biểu hiện thụ thể interleukin-2.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Advagraf 5mg
Thuốc Advagraf 5mg được dùng trong một số trường hợp sau:
Phòng ngừa sự thải ghép gan hoặc thận ở người nhận trưởng thành.
Điều trị những trường hợp thải loại ghép dị sinh kháng với các thuốc ức chế miễn dịch khác trên người trưởng thành.
==>> Xem thêm Thuốc Chamcromus 0,03% 10g lưu ý về cách dùng, giá bán bao nhiêu, mua ở đâu
Dược động học
Hấp thu: thuốc được hấp thu qua ống tiêu hóa, dạ dày – ruột. Thời gian trung bình để thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu (Cmax) khoảng 2 giờ (tmax). Sinh khả dụng khoảng 20-25%, thức ăn làm giảm sự hấp thu thuốc. Cả tỉ lệ và mức độ của sự hấp thu của Advagraf đều giảm khi sử dụng chung với thức ăn.
Phân bố: tỷ lệ thuốc gắn kết với huyết tương khoảng hơn 98,9%, chủ yếu gắn với albumin và alpha-1-acid glycoprotein. Thể tích phân bố khoảng 1300 l (ở người khỏe mạnh).
Chuyển hóa: thuốc được chuyển hóa nhiều tại gan, chủ yếu bởi enzym cytochrom P450-3A4 và nó còn chuyển hóa đáng kể trong ruột.
Thải trừ: thuốc có độ thanh thải kém, thời gian bán hủy kéo dài và thay đổi. Ở người khỏe mạnh, thời gian bán hủy khoảng 43 giờ.
Liều dùng và cách dùng của Advagraf 5mg
Liều dùng
Sau đây là liều dùng được khuyến cáo sử dụng:
Phòng ngừa thải ghép thận
Khởi đầu với liều 0,20-0,30 mg/kg/ngày và dùng ngày một lần vào buổi sáng. Dùng thuốc bắt đầu trong 24 giờ sau khi hoàn tất phẫu thuật.
Phòng ngừa thải ghép gan
Khởi đầu với liều 0,10-0,20 mg/kg/ngày và dùng ngày một lần vào buổi sáng. Dùng thuốc nên bắt đầu trong 12-18 giờ sau khi hoàn tất phẫu thuật.
Chuyển bệnh nhân đang điều trị với Prograf sang Advagraf
Những bệnh nhân ghép tạng dị sinh đang duy trì liều ngày 2 lần với Prograf cần chuyển sang ngày một lần Advagraf và nên chuyển theo tỉ lệ 1:1 trên tổng liều dùng hàng ngày. Advagraf nên uống vào buổi sáng.
Chuyển ciclosporin sang tacrolimus
Liệu pháp điều trị chủ yếu dựa vào tacrolimus được khởi đầu trong 12-24 giờ sau khi ngưng ciclosporin.
Điều trị chống thải ghép
Điều trị chống thải ghép dị sinh sau khi ghép gan/ thận: Đối với việc chuyển các thuốc ức chế miễn dịch khác sang Advagraf ngày 1 lần, nên bắt đầu với liều uống khởi đầu như đã được khuyến cáo tương ứng cho sự phòng ngừa thải ghép ở ghép gan/ thận.
Điều trị chống thải ghép dị sinh sau khi ghép tim: Trên bệnh nhân trưởng thành chuyển sang Advagraf, liều uống ban đầu là 0,15 mg/kg/ngày nên đượcdùng ngày một lần vào buổi sáng.
Điều trị chống thải ghép dị sinh sau khi ghép những tạng khác: Trên những bệnh nhân ghép phổi với liều khởi đầu đường uống là 0,10-0,15 mg/kg/ngày, những bệnh nhân ghép tụy liều khởi đầu là 0,2 mg/kg/ngày và trong ghép ruột liều khởi đầu là 0,3 mg/kg/ngày.
Đối tượng đặc biệt
Suy gan: xem xét giảm liều trên bệnh nhân này.
Suy thận: không cần thiết điều chỉnh liều trên bệnh nhân này.
Chủng tộc: bệnh nhân da đen cần dùng liều cao hơn da trắng.
Giới tính: không thấy bằng chứng sự khác nhau về liều dùng giữa nam và nữ.
Bệnh nhân lớn tuổi: không cần điều chỉnh liều.
Bệnh nhân trẻ em: Thông tin về an toàn, hiệu quả của Advagraf ở trẻ em dưới 18 tuổi chưa được xác lập. Dữ liệu hiện có giới hạn nên không có khuyến cáo về chế độ liều cho đối tượng này.
Cách dùng Advagra
Advagraf là dạng bào chế uống mỗi ngày một lần của tacrolimus.
Uống sau bữa ăn khoảng vài giờ.
Chống chỉ định
Thuốc được chống chỉ định trong các trường hợp sau:
Quá mẫn cảm đối với tacrolimus hay với bất kì thành phần tá dược nào của thuốc.
Quá mẫn cảm với các macrolide khác.
Tác dụng phụ
Sau khi dùng thuốc có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn dưới đây:
Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng.
Tân sinh lành tính, ác tính và không có phân định được.
Các rối loạn hệ thống máu, bạch huyết
- Thường gặp: thiếu máu, giảm tiểu cầu, phân tích tế bào hồng cầu bất thường, giảm bạch cầu, bệnh bạch cầu.
- Ít gặp: bệnh lý về đông máu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn bộ các loại bạch cầu, phân tích máu chảy máu đông có bất thường.
- Hiếm gặp: giảm prothrombin, xuất huyết giảm tiểu cầu.
- Không rõ: tiêu bạch cầu hạt, bất sản nguyên hồng cầu, thiếu máu tán huyết.
Các rối loạn hệ miễn dịch: dạng phản vệ, các phản ứng dị ứng.
Các rối loạn về nội tiết
- Hiếm gặp: chứng rậm lông.
Các rối loạn về chuyển hóa, dinh dưỡng
- Rất thường gặp: đái tháo đường, tăng đường huyết, tăng kali máu.
- Thường gặp: toan chuyển hóa, bất thường về điện giải khác, quá tải dịch, hạ natri máu, tăng acid uric máu, giảm magnesi máu, giảm calci máu, giảm ngon miệng, giảm kali máu, tăng cholesterol máu, tăng lipid máu, giảm phosphat máu, tăng triglycerid máu.
- Ít gặp: mất nước, giảm protein trong máu, giảm đường huyết, tăng phosphat máu.
Các rối loạn tâm thần
- Rất thường gặp: mất ngủ.
- Thường gặp: lẫn lộn, rối loạn khả năng định hướng triệu chứng lo âu, hoang tưởng, , trầm cảm, bệnh tâm thần, giảm khí sắc, rối loạn khí sắc, câm, ác mộng.
- Ít gặp: bệnh loạn thần.
Các rối loạn hệ thần kinh
- Rất thường gặp: đau đầu, run.
- Thường gặp: rối loạn về nhận thức, rối loạn hệ thần kinh động kinh, bệnh thần kinh ngoại vi, dị cảm, loạn cảm, chóng mặt, giảm khả năng viết.
- Ít gặp: bệnh lý ở não, tai biến mạch máu não, xuất huyết hệ thần kinh trung ương, hôn mê, bất thường về lời nói, ngôn ngữ, giảm trí nhớ, liệt và liệt nhẹ.
- Hiếm gặp: tăng trương lực cơ.
- Rất hiếm gặp: nhược cơ.
Các rối loạn ở mắt
- Thường gặp: nhìn mờ, rối loạn thị giác, sợ ánh sáng.
- Ít gặp: đục thủy tinh thể.
- Hiếm gặp: mù.
Các rối loạn ở tai và ống tai
- Thường gặp: ù tai.
- Ít gặp: giảm thính lực.
- Hiếm gặp: điếc dẫn truyền.
- Rất hiếm gặp: điếc.
Các rối loạn về hệ tim mạch
- Thường gặp: nhịp tim nhanh, bệnh mạch vành.
- Ít gặp: suy tim, loạn nhịp thất, ngưng tim,bệnh lý cơ tim, ECG bất thường, loạn nhịp trên thất, phì đại thất, khám thực thể nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực và mạch có bất thường.
- Hiếm gặp: tràn dịch màng ngoài tim.
- Rất hiếm gặp: khoảng QT kéo dài trên điện tâm đồ, siêu âm tim có bất thường, xoắn đỉnh.
Các rối loạn về mạch máu
- Rất thường gặp: tăng huyết áp.
- Thường gặp: huyết khối thuyên tắc, thiếu máu cục bộ, xuất huyết, bệnh giảm huyết áp do mạch máu, bệnh mạch máu ngoại biên.
- Ít gặp: sốc, nhồi máu, thuyên tắc tĩnh mạch sâu ở chi.
Các rối loạn ở hệ hô hấp, lồng ngực, trung thất
- Thường gặp: bệnh nhu mô phổi, tràn dịch màng phổi, khó thở, ho, viêm họng, phù nề, viêm mũi.
- Ít gặp: suy hô hấp, hen, bệnh đường hô hấp.
- Hiếm gặp: hội chứng suy hô hấp cấp.
Các rối loạn hệ tiêu hóa
- Rất thường gặp: tiêu chảy, buồn nôn.
- Thường gặp: nôn, đau bụng, viêm dạ dày ruột, loét và thủng dạ dày ruột, xuất huyết dạ dày ruột, báng bụng, viêm loét niêm mạc miệng, táo bón, khó tiêu, đầy hơi, phân lỏng, chướng bụng.
- Ít gặp: viêm tụy cấp và mạn, liệt ruột, amylase tăng, trào ngược dạ dày thực quản, chậm tháo rỗng dạ dày.
- Hiếm gặp: nang giả tụy, bán tắc ruột.
Các rối loạn về gan mật
- Rất thường gặp: chức năng gan bất thường.
- Thường gặp: bệnh ống mật, viêm gan, tắc mật, vàng da.
- Hiếm gặp: thuyên tắc động mạch gan, bệnh gan tắc tĩnh mạch.
- Rất hiếm gặp: suy gan.
Các rối loạn về da, mô dưới da
- Thường gặp: nổi mẫn, ngứa, mụn, rụng tóc, tăng tiết mồ hôi.
- Ít gặp: nhạy cảm ánh sáng, viêm da.
- Hiếm gặp: hoại tử thượng bì do nhiễm độc.
- Rất hiếm gặp: hội chứng Stevens-Johnson.
Các rối loạn cơ xương, mô liên kết
- Thường gặp: đau khớp, co thắt cơ, đau trong chi*.
- Ít gặp: bệnh ở khớp.
- Hiếm gặp: giảm vận động.
Các rối loạn thận và tiết niệu
- Rất thường gặp: suy thận.
- Thường gặp: suy thận, bệnh thận nhiễm độc, bất thường tiết niệu, triệu chứng bàng quang, niệu đạo.
- Ít gặp: hội chứng tán huyết, vô niệu.
- Rất hiếm gặp: xuất huyết bàng quang.
Các rối loạn hệ sinh sản và vú
- Ít gặp: rối loạn kinh nguyệt, chảy máu tử cung.
Các rối loạn toàn thân, tình trạng nơi tiêm truyền
- Thường gặp: sốt, đau, khó chịu, suy nhược, phù, alkaline phosphatase máu tăng và tăng cân.
- Ít gặp: giảm cân, bệnh giống cúm, lactate dehydrogenase tăng, căng thẳng thần kinh, suy đa cơ quan, chẹn ở ngực.
- Hiếm gặp: té ngã, tức ngực, loét, khát.
- Rất hiếm gặp: tăng mô mỡ.
Tổn thương, nhiễm độc, các biến chứng của thủ thuật
- Thường gặp: rối loạn chức năng tạng ghép chính.
==>> Xem thêm Thuốc Immulimus 0,03% là gì, lưu ý cách sử dụng, giá bán bao nhiêu, mua ở đâu
Tương tác thuốc
Thuốc kết hợp | Sự tương tác |
Các thuốc kháng nấm (ketoconazol, fluconazol, itraconazol và voriconazol), kháng sinh erythromycin nhóm macrolid hoặc thuốc ức chế protease của virus gây suy giảm miễn dịch (ritonavir, nelfinavir, saquinavir) hoặc thuốc ức chế protease virus viêm gan (telaprevir, boceprevir) | có thể tăng nồng độ Tacrolimus |
Bromocriptin, cortison, ergotamin, gestoden, lidocain, mephenytoin, dapson, miconazol, midazolam, nilvadipin, quinidin, norethindron, tamoxifen, (triacetyl) oleandomycin. | có khả năng ức chế chuyển hóa đối với Tacrolimus |
Nước bưởi | có thể tăng nồng độ Tacrolimus |
Lansoprazol và ciclosporin | có thể tăng nồng độ Tacrolimus |
Metoclopramid, cisaprid, cimetidin, magnesium-aluminium-hydroxide | có thể tăng nồng độ toàn thân của tacrolimus |
Phenobarbital, corticosteroid, carbamazepin, metamizol, isoniazid, prenisolon, methylprednisolon | giảm nồng độ Tacrolimus trong máu |
Phenytoin | tăng nồng độ của Phenytoin trong máu |
Aminoglycosid, chất ức chế gyrase, vancomycin, cotrimoxazol, NSAID, ganciclovir hoặc aciclovir. | độc thận, độc thần kinh |
PVC (polyvinylclorid) | tương kỵ với Tacrolimus |
Lưu ý sử dụng và bảo quản thuốc
Lưu ý và thận trọng
Trong thời kì đầu sau ghép, phải theo dõi các thông số định kỳ: Đo huyết áp, trạng thái thần kinh và thị giác, điện tim, đường huyết lúc đói, điện giải, xét nghiệm chức năng gan/ thận, các thông số huyết học, lượng protein huyết thanh, điện tim.
Có khả năng tương tác khi sử dụng cùng thuốc ức chế CYP3A4/ cảm ứng CYP3A4 do đó cần điều chỉnh liều.
Tránh dùng kết hợp với ciclosporin, thận trọng khi dùng tacrolimus cho bệnh nhân trước đó dùng ciclosporin.
Tăng kali huyết đã được báo cáo khi sử dụng tacrolimus, cần theo dõi nồng độ của kali huyết thanh.
Tacrolimus có thể gây suy giảm chức năng thận trên bệnh nhân sau ghép.
Tránh sử dụng các vắc-xin sống giảm độc lực.
Thủng dạ dày ruột đã được báo cáo trên những bệnh nhân điều trị bằng tacrolimus.
Phì đại thất hoặc phì đại vách ngăn đã được báo cáo là bệnh lý cơ tim.
Bệnh lý tăng sinh lympho bào, các bệnh lý ác tính có thể xảy ra.
Có nguy cơ gây ung thư thứ phát chưa được biết.
Gây các thay đổi ác tính trên da, phải hạn chế phơi nắng, tránh tia UV.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội (như vi trùng, nấm, virus và đơn bào).
Độc tính đối trên thần kinh.
Các trường hợp bất sản nguyên hồng cầuđã được báo cáo.
Viên nang Advagraf chứa lactose, không nên dùng cho bệnh nhân có di truyền hiếm gặp liên quan đến lactose.
Lưu ý đối với phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: thuốc có thể đi qua hàng rào nhau thai và gây dị tật chi thai nhi, nguy cơ sinh non, tiền sản giật…do đó chỉ dùng khi lợi ích vượt cao hơn nguy cơ.
Phụ nữ cho con bú: thuốc bài tiết qua sữa mẹ, do đó không nên dùng đối với phụ nữ cho con bú.
Lưu ý đối với người lái xe và vận hành máy móc
Có thể gây ra rối loạn thị giác và thần kinh do đó cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30 độ C.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Triệu chứng: run, đau đầu, buồn nôn, nôn, nhiễm trùng, ngủ gà, tăng nồng độ urea nitrogen máu, creatinin, nổi mề đay, alanin aminotransferase huyết thanh.
Cách xử trí: Chưa có thuốc đối kháng đặc hiệu. Nếu lỡ xảy ra quá liều, áp dụng các biện pháp hỗ trợ và điều trị triệu chứng.
Quên liều
Tránh quên liều. Nếu quên cần uống ngay sau nhớ hoặc khi sắp đến liều tiếp, cần bỏ qua liều quên và dùng liều tiếp.
Thuốc Advagraf 5mg có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc dạng viên nang cứng phóng thích kéo dài, đây là dạng bài chế đặc biệt giúp làm giảm số lượng thuốc và số lần dùng thuốc trong ngày.
- Thuốc được nhập khẩu từ Châu Âu, cụ thể là Iraland.
- Thuốc được Cục quản lý Dược phê duyệt từ năm 2013 cho đến nay.
Nhược điểm
- Vì hiệu quả sử dụng thuốc mang lại rất lớn do đó giá thành khá chênh lệch so với các thuốc có cùng công dụng khác.
Một số thuốc có thể thay thế Advagraf 5mg
Advagraf 1mg được sản xuất tại Astellas Ireland Co., Ltd – Ireland, thuốc có tác dụng ngăn ngừa thải loại mảnh ghép, đặc biệt sau phẫu thuật.
Thuốc Prograf 1mg được sản xuất tại Astellas Ireland Co.,Ltd. – Ireland, thuốc có tác dụng phòng ngừa sự thải mảnh ghép gan, thận hay một số cơ quan khác.
Trên đây là các sản phẩm có cùng hoạt chất Tacrolimus với thuốc Advagraf, bạn có thể tham khảo thông tin. Nếu muốn thay thế cần hỏi thăm ý kiến của bác sĩ.
Thuốc Advagraf 5mg giá bao nhiêu?
Thuốc Advagraf 5mg có giá dao động khác nhau tùy theo mỗi khu vực, giá của sản phẩm sẽ được cập nhật ở phía trên.
Mua thuốc Advagraf 5mg ở đâu uy tín, chính hãng?
Thuốc Advagraf 5mg đang có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn cần chọn các cơ sở uy tín, chất lượng để mua thuốc.
Nguồn tham khảo
Hướng dẫn sử dụng thuốc Advagraf 5mg. Xem đầy đủ file PDF tại đây
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Hà Đã mua hàng
mua thuốc qua website thuận tiện, nhan chóng