Thuốc Trừ Phong Thấp: Phương thuốc và dược liệu

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốctrừ phong thấp.

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng

Đại cương

Thuốc có công năng chủ yếu là trừ phong thấp, giảm đau nhức xương khớp được gọi là thuốc trừ phong thấp. Phần lớn thuốc thuộc nhóm này có vị đắng, cay, tính ấm, quy vào các kinh can, tỳ, thận. Vị cay trừ phong; vị đắng trừ thấp, tán hàn; vì thế thuốc có tác dụng trừ phong thấp, tán hàn. Một số thuốc còn có tác dụng thư cân, chi thống, mạnh gân cốt. Thuốc trừ phong thấp được chia thành: thuốc trừ phong thấp, tán hàn; thuốc trừ phong thấp, thanh nhiệt và thuốc trừ phong thấp, mạnh gân cốt. Thuốc trừ phong thấp, tán hàn

bao gồm độc hoạt, uy linh tiên, xuyên ô (ô đầu), lôi công đăng… Thuốc trừ phong thâp, thanh nhiệt bao gồm: tần giao, phòng kỷ, hy thiêm, ty qua lạc… Thuốc trừ phong thấp, mạnh gân cốt bao gồm: ngũ gia bì, tang ký sinh… Phương thuốc thường dùng có Độc hoạt ký sinh thang, Đại hoạt lạc đan.

Theo y học cổ truyền, đau khớp thường do sự xâm nhập của các tà khí bên ngoài như phong, hàn, thấp. Các tà khí này làm tắc nghẽn các kinh lạc, dẫn đến khí huyết, kinh lạc trở trệ, làm cho cơ bắp, khớp, gân xương đau, tê, nóng, khó vận động thậm chí là sưng khớp, biến dạng khớp. Ban đầu chủ yếu xảy ra tê mỏi ở cơ bắp, các đường kinh, khớp.

Theo y học hiện đại, đau khớp chủ yếu liên quan đến các bệnh viêm khớp do nhiễm trùng, do chuyển hóa hoặc các yếu tố miễn dịch gây nên, như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, xơ cứng bì, lupus ban đỏ hệ thống, viêm mô xơ mạn tính… Ngoài ra còn có liên quan chặt chẽ đến các tổn thương mô xương, khớp và mô mềm. Nhìn chung, thuốc trừ phong thấp có tác dụng dược lý:

Chống viêm

Nhóm thuốc này có mức độ ức chế khác nhau trên các mô hình viêm cấp tính và mãn tính. Nhiều vị thuốc, phương thuốc như độc hoạt, lôi công đằng, ngũ gia bì, phòng kỷ, xú ngô đồng, Độc hoạt ký sinh thang, Đại hoạt lạc đan… ức chế đáng kể phản ứng viêm sên mô hình phù chân và phù tai do xylen ở chuột; giảm quá trình viêm thông qua ức chế sự tăng tính thấm mao mạch ở chuột gây ra bởi acid acetic, histamin. Lôi công đằng và ngũ gia bì ức chế đáng kể sự tăng sinh của u hạt ở chuột cống ường mô hình gây u hạt thực nghiệm (cầu bông). Lôi công đằng, độc hoạt, ngũ gia bì, phòng kỷ ức chế đối với các bệnh viêm khớp thực nghiệm. Các hoạt chất có tác dụng chống viêm bao gồm osthol, gentianin, sinoacutin, tetrandrin, trippetgium glycosid, triptolid…

Tác dụng chống viêm của tần giao, lôi công đằng, ngũ gia bì và tetrandrin có liên quan đến khả năng kích thích trục tuyến yên – tuyến vỏ thượng thận. Tác dụng chống viêm của tần giao, lôi công đằng là thông qua tăng tiết ACTH, làm tăng cường chức năng vỏ thượng thận, tăng tổng hợp và giải phóng hormon vỏ thượng thận; không có tác dụng chống viêm trên động vật thí nghiệm bị cắt bỏ tuyến yên, điều đó chứng tỏ tác dụng của các thuốc này là thông qua nó hoạt động dưới tác động của dẫn truyền vùng dưới đồi- tuyến yên. Tetrandrin có thể tác động trực tiếp lên tuyến thượng thận, tạo ra các hiệu ứng giống như ACTH. Teừandrin ức chế hoạt động của PLA2, làm giảm Ca2+ trong bạch cầu trung tính, giảm sản sinh và giải phóng các chất trung gian gây viêm. Osthol ức chế 5-LO và tripterin ức chế sự giải phóng PGE2 từ các tế bào, gây nên tác dụng chống viêm.

Giảm đau

Xuyên ô, thanh phong đằng, độc hoạt, tần giao, ngũ gia bì, phòng kỷ, uy linh tiên thể hiện mức độ giảm đau khác nhau, có thể làm tăng ngưỡng đau do kích thích nhiệt, điện và hóa chất trên động vật thí nghiệm.

Ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch.

Hầu hết các loại thuốc trong nhóm có tác dụng ức chế miễn dịch. Lôi công đằng, độc hoạt, ngũ gia bì, hy thiêm, thanh phong đằng thể hiện tác dụng ức chế miễn dịch của cơ thê, đặc biệt là lôi công đằng với khá nhiều báo cáo vê tác dụng ức chê miễn dịch của vị thuốc này. Các chế phẩm từ lôi công đằng và các hoạt chất khác nhau thể hiện tác dụng ức chế miễn dịch qua trung gian tế bào lympho T, miễn dịch qua trung gian tế bào lympho B, tế bào diệt tự nhiên (NK), đại thực bào, các lymphokin khác nhau và miễn dịch không đặc hiệu. Triptolid có tác dụng ức chế sự biểu hiện của các gen khác nhau trong các tế bào T, bao gồm các yếu tố phiên mã và các chất điều hòa con đường tín hiệu. Hy thiêm làm giảm trọng lượng của tuyến ức và lá lách của chuột, làm giảm tỷ lệ hình thành E garland. Sinoacutin ức chế tập họp bạch cầu trung tính do bổ thể gây ra. Tetrandrin ức chế có chọn lọc các phản ứng miễn dịch phụ thuộc tế bào T và có thể ức chế sự hình thành kháng thể.

Một số ít thành phần hoạt chất làm tăng chức năng miễn dịch. Saponin toàn phần và polysacarit của ngũ gia bì hương làm tăng chức năng thực bào của hệ thống lưới nội mô.

Ngoài ra, một số loại thuốc điều trị thấp khớp có tác dụng nhất định đối với hệ thống tim mạch và máu. Ví dụ, độc hoạt và phòng kỷ chống kết tập tiểu cầu, hy thiêm làm giãn mạch máu gây hạ huyết áp, lôi công đằng cải thiện lưu biến huyết dịch. Các thuốc có tác dụng trừ phong thấp, thanh nhiệt như tần giao, hy thiêm, phòng kỷ còn có tác dụng kháng khuẩn, thuốc trừ phong thấp, mạnh gân xương như ngũ gia bì có tác dụng của hormon sinh dục và thúc đẩy quá trình tổng hợp DNA.

Tóm lại, thuốc trừ phong thấp chủ yếu có tác dụng chống viêm, giảm đau và điều chỉnh chức năng miễn dịch.

Một số vị thuốc thường dùng

Độc hoạt

Là rễ phơi hay sấy khô của cây độc hoạt Angelica pubescens Maxim., họ Hoa tán (Apiaceae). Thành phần hoạt chất chính là các coumarin, bao gồm osthol, scopoletin, columbiametin, columbianetin,*bergapten, xanthotoxin, columbianadin… Độc hoạt còn chứa tinh dầu, thành phần chính là a-pinen và L-citricen. Ngoài ra, còn có chứa acid- aminobutyric, acid angelic…
Độc hoạt có vị cay, đắng, tính hơi ấm, quy kinh can, thận và bàng quang. Công năng trừ phong thấp, chỉ thống, giải biểu. Chủ trị đau do phong hàn thấp, đau lưng gối, đau đầu (thiếu âm phục phong đầu thống). Độc hoạt có các tác dụng:

– Chổng viêm: dịch chiết nước và cắn chiết methanol của độc hoạt thể hiện tác dụng chống phù chân chuột do carrageenan và phù tai chuột do dimethylbenzen rõ rệt; có tác dụng chống viêm khớp, ức chế u hạt thực nghiệm trên mô hình cầu bông ở chuột. Osthol, columbianadin, columbianetin, bergapten đều thể hiện hoạt tính chống viêm mạnh. Osthol có thể ức chế 5-LO, do đó ức chế sự hình thành các chất trung gian gây viêm.

Giảm đau, an thần: dịch chiết nước, cắn chiết methanol, cloroform và ethyl acetat của độc hoạt làm tăng đáng kể ngưỡng đau của chuột lên mô hình mâm nóng và mô hình gây đau quặn bằng acid acetic. Columbianadin, columbianetin, bergapten đều có hoạt tính giảm đau. Dịch chiết nước và cắn chiết ethanol độc hoạt đều có tác dụng an thần, làm giảm hoạt động tự chủ ở cả chuột nhắt và chuột cống, đồng thời có tác dụng chống co giật do strychnin gây ra trên ếch. Acid angelic và umbelliferon là thành phần hoạt chất quyết định tác dụng an thần.

Chống kết tập tiểu cầu và chống huyết khối: cắn chiết ethanol độc hoạt ức chế đáng kể sự hình thành huyết khối động mạch và tĩnh mạch ở chuột cống, làm giảm trọng lượng của huyết khối ỉn vivo và cả in vitro. Dịch chiết nước, cắn chiết ethanol và methanol có tác dụng chống kết tập tiểu cầu do ADP ở chuột và thỏ. Các thành phần hoạt tính là columbiametin, columbianetin, osthol, columbianadin. Chống kết tập tiểu cầu là cơ sờ chính cho tác dụng chống huyết khối của độc hoạt.

Tác dụng lên hệ tim mạch: tác dụng ức chế tim ếch bị cô lập. Tiêm tĩnh mạch cắn chiết ethanol độc hoạt làm hạ huyết áp trên chó và mèo gây mê. Osthol làm giãn mạch máu và hạ huyết áp, với liều 10mg/kg có thể làm giảm 30% huyết áp động mạch của mèo gây mê trong 1 đến 2 giờ. GABA chiết tách từ độc hoạt có tác dụng đối kháng chứng loạn nhịp tim trong các thử nghiệm khác nhau, làm chậm sự xuất hiện của nhịp nhanh thất (ventricular tachycardia/VT), làm giảm tỷ lệ và rút ngắn thời gian của nhịp nhanh thất.

Chống co thắt: tinh dầu độc hoạt có tác dụng chống co thắt nên ruột chuột lang cô lập, thể hiện tác dụng ức chế rõ rệt co thắt ruột do histamin và acetylcholin gây ra, tác dụng này phụ thuộc vào liều; chống co thắt trên tử cung in vivo và in vitro. cắn chiết ethanol độc hoạt đối kháng tác dụng co thắt khí quản do histamin gây ra bệnh chuột lang. Osthol ức chế hoạt tính phosphodiesterase một cách phụ thuộc liều lượng và tạo ra tác dụng chống co thắt.

Chống lão hóa: dịch chiết nước và cắn chiết ethanol có thể sửa chữa cấu trúc phospholipid trong vỏ não của chuột nhắt trong mô hình gây lão hóa, làm tăng hàm lượng interleukin-2 (IL-2) ở chuột trong mô hình lão hóa, dọn gốc tự do và chống viêm; cải thiện rõ rệt hoạt tính của phức hợp enzym chuỗi hô hấp ty thể trong mô não của chuột nhắt lão hoá.

Tóm lại, độc hoạt có công năng trừ phong thấp, thể hiện thông qua tác dụng chống viêm, giảm đau. Thường được sử dụng để điều trị đau do phong hàn thấp, đau lưng gối, đau đầu (thiếu dương phục phong đầu thống). Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy độc hoạt có tác dụng chống co thắt, chống lão hóa và tác dụng đối với hệ tim mạch. Các thành phần hoạt chất chính quyết định tác dụng dược lý của độc hoạt là osthole và columbianadin.

Độc tính và phản ứng bất lợi: xanthotoxin tiêm bắp trên chuột cống có giá trị LDso là 160 mg/kg TT. Xanthotoxin 200-300 mg/kg TT có thể gây ra tình trạng đục tế bào gan chuột lang, biến tính chất béo và hoại tử xuất huyết cấp tinh, thận xung huyết nặng (hyperemia), đi tiểu ra máu. Sử dụng dịch chiết nước độc hoạt điều trị viêm phế quản, có thể có các phản ứng bất lợi như tê lưỡi, buồn nôn, nôn và đau dạ dày. Các họp chất furano coumarins có trong độc hoạt như bergapten, xanthotoxin… có tính chất “quang hoạt”. Khi hấp thu vào cơ thể và có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc tia cực tím, có thể gây viêm da do ánh nắng với các triệu chứng da sưng đỏ, nám và biểu bì có hiện tượng dày lên.

Lôi công đằng

Là rễ phơi hay sấy khô của cây lôi công đằng Trỉppetgium wilfordii Hook. F., họ Dây gối (Celastraceae). Thành phần hoạt chất chính là diterpen, triterpen, sesquiterpen và alcaloid. Diterpen bao gồm triptolid, tripdiolid, triptonid, wilfomid, tripterin, wilfomid, wilforgin, wilfortrin và wilfordin…

Lôi công đằng có vị cay, đắng, tính hàn và đại độc, quy kinh can, tâm. Công năng trừ phong thấp, chỉ thống, hoạt huyết, thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết, tiệt trùng, cầm máu… Chủ trị phong thấp, nhọt độc, bệnh phong, nấm biểu bì… Lôi công đằng có các tác dụng dược lý sau:

Chống viêm: ức chế tăng tính thấm của mạch máu trong giai đoạn đầu của viêm, ức chế phản ứng hóa học của các tế bào viêm và ức chế sự tăng sinh của u hạt trong giai đoạn sau. Tiêm màng bụng lôi công đằng có thể ức chế phù chân do formaldehyd và ức chế sự tăng sinh của u hạt ở chuột cống trong mô hình gây u hạt thực nghiệm bằng cầu bông. Tripterygium glycosid, triptolid, tripterin… là những hoạt chất chống viêm của lôi công đằng. Tripterygium glycosid trong dịch chiết lôi công đằng (GTW) có tác dụng ức chế viêm khớp do tác nhân hoá học hoặc collagen. Nhiều thí nghiệm trên lâm sàng đã xác nhận rằng triptolid có tác dụng chống viêm tốt.

Khi dùng triptolid điều trị bệnh phong thấp có thời gian phát huy tác dụng khá nhanh (trung bình 2,57 ngày), làm giảm sưng đau khớp và chức năng khớp rõ rệt.

Cơ chế: triptolid kích thích trục hạ đồi-tuyến yên-tuyến thượng thận. Polyglycosid ức chế sự biểu hiện của COX-2, ức chế sự phóng thích và xâm nhập của các yếu tố gây viêm yếu tố hoại tử khối u (TNF-a), PGE2.

Ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch: tác dụng ức chế miễn dịch mạnh. Triptolid có thể kích hoạt tế bào lympho T ức chế (Ts) dẫn đến tác dụng ức chế miễn dịch. Ts có tác dụng ức chế hoạt động tạo ra kháng thể của tế bào T và tế bào B. Các alcaloid lôi công đằng có mức độ ức chế khác nhau đối với khả năng miễn dịch tế bào và miễn dịch thể dịch ở chuột nhắt. Wilfordin và euonin ức chế chức năng thực bào của hệ thống lưới nội mô. Lôi công đằng ức chế sự tăng sinh của tế bào lách chuột và tế bào lympho. Nói tóm lại, lôi công đằng ảnh hưởng đến chức năng và cấu trúc của các cơ quan miễn dịch bằng cách ảnh hưởng đến sự tăng sinh và kích hoạt tế bào lympho T và B, điều chỉnh tỷ lệ của các phân nhóm tế bào T, ảnh hưởng đến việc tiết kháng thể và các cytokin, nhờ đó phát huy được tác dụng ức chế miễn dịch.

Tác dụng ức chế miễn dịch của lôi công đằng có hiệu quả tốt trong hạn chế phản ứng thải ghép. Triptolide kéo dài đáng kể thời gian tồn tại mô ghép trong dị ghép (allogeneic transplantation). Có mối liên quan chặt chẽ giữa tác dụng và liều lượng, thời gian sử dụng.

Kháng tế bào ung thư: triptolid và tripdiolid có hoạt tính kháng ung thư phổ rộng, kháng lymphocytic bạch cầu chuột (LI210), P388, L615 và các chủng khác in vivo, kháng tế bào ung thư biểu mô vòm họng ở người, tế bào ung thư bạch cầu ở người, tế bào ung thư vú in vitro, ức chế sự hình thành cụm tế bào của các dòng tế bào ung thư dạ dày. Triptolid có tỷ lệ ức chế 98% trên dòng tế bào MGC80-3 ở nồng độ lOng/mL. Cơ chế tác dụng là ảnh hưởng đến khả năng can thiệp vào chu kỳ tế bào, từ đó ức chế sự tăng sinh tế bào và gây ra sự tự chết theo chu trình (apoptosis) của tế bào khối u.

ức chế sinh sản: lôi công đằng và các thành phần hoạt chất khác nhau có tác dụng ức chế sinh sản. Lôi công đằng làm giảm hàm lượng DNA trong nhân của các tế bào sinh tinh, ức chế tế bào sinh tinh và tinh trùng; tác dụng trực tiếp ở tinh hoàn, mào tinh hoàn và tinh trùng; vị trí tác dụng và mức độ tổn thương có liên quan đến liều sử dụng. Triptolid có tác động đến tinh trùng, mào tinh hoàn và ức chế phản ứng thay thế histon – tinh trùng trong quá trình biến chất, làm cho protein hạt nhân của tinh trùng bất thường. Trên lâm sàng, lôi công đằng có thể làm giảm kinh nguyệt và thậm chí vô kinh ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, gây teo tế bào âm đạo ở các mức độ khác nhau; làm giảm nồng độ tinh trùng và các chỉ số liên quan khác giảm đến mức vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, tác dụng này là có thể đảo ngược, sau khi ngừng thuốc 6-8 tháng, chức năng sinh sản có thể được phục hồi.

Ảnh hưởng đến hệ huyết dịch và mạch máu: cắn chiết ethyl acetat của lôi công đằng làm giảm độ nhớt của máu và huyết tương, giảm hàm lượng fibrinogen ở chuột viêm khớp thực nghiệm, giảm hematocrit, giảm tốc độ kết tập tiểu cầu tối đa, do đó cải thiện lưu biến học của máu chuột viêm khớp thực nghiệm. Polysaccarid chiết từ lôi công đằng làm giảm mức độ tăng sản nội mạc ở chuột trong mô hình tổn thương nội mô mạch máu và số lượng tế bào viêm cục bộ.

Diệt côn trùng và kháng khuẩn: dịch chiết nước lôi công đằng, cắn chiết ethanol, cắn chiết ether ethylic có thể tiêu diệt côn trùng, giòi, ruồi, tằm… Các thí nghiệm in vitro cho thấy, lôi công đằng ức chế các loài cầu khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus. Bacillus sp. và Mycobacterium sp. kháng acid. Lôi công đằng có hoạt tính kháng nấm tốt, đặc biệt là nấm Candida albicans. Thành phần kháng khuẩn là tripterin.

Tóm lại, công năng trừ phong thấp, chỉ thống, hoạt huyết của lôi công đằng liên quan đến tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và cải thiện lưu biến học của máu, cung cấp cơ sở dược lý cho việc điều trị thấp khớp. Trên lâm sàng, lôi công đằng thường được
sử dụng trong điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bệnh mô liên kết và các bệnh tự miễn khác. Các tác dụng liên quan đến công năng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng tán kết, tiêu diệt côn trùng, chỉ huyết là chống viêm, ức chế sinh sản, chông khoi u, diệt côn trùng và kháng khuẩn… là cơ sở khoa học trong việc điều trị nhọt độc, nấm biểu bì. Các thành phần hoạt chất chính là triptolid, tripdiolid, triptonid và tripterin…

Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: Polyglycosid lôi công đằng có giá trị LD50 trên chuột nhắt trắng dùng đường uống, tiêm màng bụng và tiêm tĩnh mạch lần lượt là 159,7 mg/kg TT, 93,99 mg/kg TT và 0,8 mg/kg TT; LD50 triptolid trên chuột nhắt đực dùng đường uống và tiêm màng bụng là 0,788 mg/kg TT và 0,725 mg/kg TT.

Trên lâm sàng, tỷ lệ xuất hiện tác dụng không mong muốn khi dùng lôi công đằng tương đối cao. Trên đường tiêu hóa, có thể có biểu hiện buồn nôn, nôn, chán ăn, đầy hơi, tiêu chảytáo bón. Trên hệ thần kinh có thể thấy chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ… Trên máu gây giảm bạch cầu và giảm tiểu cầu, mất bạch càu hạt và thiếu máu bất sản xảy ra riêng lẻ. Độc tính trên hệ sinh sản có thể khiến nam giới ít tinh trùng, tinh trùng yếu hoặc không có tinh trùng dẫn đến vô sinh, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh. Rối loạn nhịp tim, ngộ độc nghiêm trọng có thể gây tụt huyết áp và thậm chí từ vong do sốc tim. Một số bệnh nhân bị rối loạn chức năng thận, giảm độ thanh thải inosin, gây ra bệnh tiểu nhiều, bệnh đái tháo nhạt và ngộ độc cấp tính có thể gây suy thận. Tỷ lệ phản ứng dị ứng lôi công đằng chiếm khoảng 10%, chủ yếu biểu hiện là loét da, phát ban.

Tần giao

Là rễ đã được phơi hay sấy khô của một số loài tần giao Gentiana macrophylla Pali.; G. straminea Maxim.; G. dahurica Fisch., họ Long đởm (Gentianaceae). Các thảnh phần hoạt chất chính là gentianin, gentianiain và gentanal. Ngoài ra, còn có chứa gentiopierosid, tinh dầu và đường.

Tần giao có vị đắng, cay, tính hơi hàn, quy kinh vị, đởm, can, có công năng trừ phong thấp, thư cân, thanh hư nhiệt. Được sử dụng trong các trường hợp viêm khớp dạng thấp, co rút gân, viêm xương khớp, cốt chưng triều nhiệt, trẻ em cam tích phát sốt, thấp nhiệt hoàng đản, tiểu không thành dòng… chủ yếu liên quan đến nhiễm khuẩn, sốt, chức năng gan và thận bất thường. Tần giao có các tác dụng dược lý sau:

Chống viêm: dịch chiết nước và cắn chiết ethanol cùa tần giao có tác dụng chống viêm rõ rệt khi dùng đường uống, cắn chiết ethanol tác dụng mạnh hơn so với dịch chiết nước. Thành phần hoạt chất chính quyết đinh tác dụng chống viêm của tần giao là gentianin. Trên chuột cống trắng, ở liều 90mg/kg tiêm phúc mạc, có tác dụng ức chế tương tự natri salicylat liều 200mg/kg trên mô hình viêm khớp do formaldehyd. Gentianin làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin c trong tuyến thượng thận của chuột, nhưng không thể hiện ở chuột đã bị cắt bỏ tuyến yên, cho thấy tác dụng chống viêm của gentianin là do kích thích vùng dưới đồi – tuyến yên, từ đó tăng cường chức năng tuyến thượng thận.

Hạ sốt và giảm đau: gentianin có tác dụng hạ sốt trên chuột cống trắng gây sốt thực nghiệm bằng nấm men. Dịch chiết nước và cắn chiết ethanol tần giao ức chế phản ứng đau quặn do acid acetic tiêm phúc mạc chuột nhắt trắng, có mối liên quan liều – tác dụng. Tần giao và gentianin làm tăng ngưỡng đau của chuột nhắt trắng và chuột cống trắng với các tác nhân kích thích quang nhiệt, nhưng thời gian tác dụng ngắn, khi phối ngũ với diên hồ sách và thảo ô đầu thì hiệu quả giảm đau tăng lên.

Chống dị ứng: gentianin có tác dụng chống hen suyễn thực nghiệm do histamin khí dung gây ra; có tác dụng chống sốc ở chuột lang do histamin và phản ứng dị ứng do lòng trắng trứng gây ra ở chuột cống trắng.

Khảng khuẩn, kháng nấm: thí nghiệm in vivo cho thấy, tần giao có tác dụng ức chế Bacillus anthracis, Shigella sp., Staphylococcus aureus, Pneumococcus sp. và Paratyphoid bacillus. Dịch chiết nước có mức độ ức chế khác nhau đối với các loại nấm trên da như

Trichophyton viridis và Trichophyton concentricum.Hạ huyết áp: dịch chiết nước và cặn chiết ethanol tần giao làm giãn mao mạch và đối kháng tác dụng tăng huyết áp của adrenalin. Gentianin làm hạ huyết áp rõ và ngắn hạn khi tiêm tĩnh mạch cho chó và thỏ gây mê; làm chậm nhịp tim.
Lợi tiểu: dịch chiết nước tần giao có tác dụng lợi tiểu trên thỏ; trên lâm sàng có tác dụng tăng bài tiết acid uric và giảm sưng khớp do bệnh gút.

Bảo vệ gan, lợi mật: gentiopierosid có tác dụng bảo vệ gan trong mô hình tổn thương gan do ccu ở chuột nhắt và làm giảm hoạt tính của ALT và AST trong huyết thanh. Ngoài ra, gentiopierosid còn có tác dụng lợi mật.

Tăng đường huyết: gentianin làm tăng lượng đường trong máu ở động vật thí nghiệm và giảm glycogen ở gan.
An thần: gentianin có tác dụng an thần và có thể kéo dài đáng kể thời gian ngủ của chuột nhắt và chuột cống gây ra bởi natri pentobarbital. Ở liều cao có thể gây hưng phấn TKTW ở chuột nhắt trắng, cuối cùng dẫn đến tê liệt và tử vong.

Ngoài ra, tần giao còn có tác dụng tẩy xổ và hưng phấn tử cung.
Tóm lại, công năng trừ phong thấp, thư cân của tần giao chủ yếu liên quan đến tác dụng chống viêm, hạ sốt, giảm đau, chống dị ứng… Do đó, thường được sử dụng trong điều trị các bệnh thấp khớp. Công năng thanh nhiệt, lợi tiểu có liên quan đến tác dụng hạ sốt, kháng khuẩn, lợi tiểu, hạ huyết áp, bảo vệ gan và lợi mật. Thành phần hoạt chất chính là gentianin.

Độc tính và phản ứng bất lợi: LD50 của gentianin ở chuột nhắt được cho uống và tiêm trong màng bụng lần lượt là 480,0 mg/kg TT và 350,0 mg/kg TT. Gentianin được sử dụng trên lâm sàng điều trị phong thấp, có thể gây ra các phản ứng không mong muốn trên đường tiêu hóa như buồn nôn và nôn.

Một số phương thuốc thường dùng

Độc hoạt kỷ sinh thang

Độc hoạt ký sinh thang xuất xứ từ “Bị cấp thiên kim yếu phương” bao gồm: độc hoạt 9g, tang ký sinh 6g, đỗ trọng 6g, ngưu tất 6g, tế tân 6g, tần giao 6g, phục linh 6g, quế nhục 6g, phòng phong 6g, nhân sâm 6g, cam thảo 6g, đương quy 6g, bạch thược 6g, địa hoàng 6g.
Độc hoạt ký sinh thang cỏ công năng: trừ phong thấp, ích can thận, bổ khí huyết; chủ trị: phong hàn thấp gây đau nhức mỏi lâu ngày, can thận, khí huyết hư. Các triệu chứng bao gồm đau ở thắt lưng và đầu gối, khớp vận động khó khăn, sợ lạnh, đoản hơi, tim đập nhanh, lưỡi nhạt và mạch yếu. Ngoài công năng trừ phong thấp, phương thuốc còn có công năng ích can thận, bổ khí huyết. Do vậy, hiệu quả của phương thuốc được tăng cường ở cả hai phương diện: trừ phong thấp chỉ thống và trị can thận khí huyết lưỡng hư đối với chứng phong thấp kéo dài. Trong khi đó can thận khí huyết lưỡng hư có liên quan mật thiết đến chức năng miễn dịch, hệ thống huyết dịch và hệ tim mạch. Độc hoạt ký sinh thang có các tác dụng dược lý sau:
Chống viêm: tác dụng chống viêm rõ rệt trên các mô hình viêm cấp tính, như phù tai do xylen ở chuột nhắt, phù chân do carrageenan formaldehyd trên chuột cống, ức chế tính thấm mao mạch của khoang bụng trên chuột nhắt. Trên mô hình viêm khớp do collagen ở chuột nhắt, phương thuốc làm giảm các triệu chứng viêm khớp và làm giảm nồng độ kháng thể kháng collagen c trong huyết thanh.
Giảm đau: dùng đường uống làm tăng đáng kể ngưỡng đau trên mô hình mâm nóng và ức chế phản ứng đau quặn do acid acetic tiêm phúc mạc gây ra trên chuột nhắt trắng.

Điều hòa miễn dịch: dịch chiết nước làm tăng trọng lượng của tuyến ức và lá lách ở chuột cống. Trên chuột nhắt trắng dùng đường uống, cải thiện đáng kể chức năng thực bào của bạch cầu đơn nhân. Có tác dụng ức chế phản ứng quá mẫn da chậm do 2,4- dinitrophenol gây ra ở chuột, ức chế sản sinh kháng thể hemolysin của chuột do tế bào hồng cầu gà gây ra.

Làm giãn mạch máu và cải thiện vi tuần hoàn: Độc hoạt ký sinh thang đưa trực tiếp vào tá tràng làm tăng đáng kể lưu lượng máu não và làm giảm đáng kể sức cản mạch máu não ở chó gây mê. Cải thiện lưu lượng máu não ở mèo gây mê. Tiêm phúc mạc làm tăng đáng kể đường kính mao mạch ở chuột, tăng số lần mở mao mạch, kéo dài thời gian tiềm tàng của tác dụng gây co mạch do epinephrin, chống co thắt mao mạch do epinephrin gây ra.
Cải thiện lưu biến huyết dịch: có thể làm giảm độ nhớt máu và chỉ số kết tập hồng cầu của chuột cống trong mô hình ứ máu cấp tính do kích thích của epinephrin + nước đá; kéo dài thời gian prothrombin.

Tóm lại, hiệu quả của phương thuốc đối với bệnh phong thấp chủ yếu liên quan đến tác dụng chống viêm, giảm đau, điều hòa chức năng miễn dịch, cải thiện lưu biến huyết
dịch và vi tuần hoàn. Tác dụng của bả can thận, bổ khí huyết có liên quan đến điều hoà chức năng của hệ thống miễn dịch, nhưng nghiên cứu vẫn chưa tiết lộ đầy đủ cơ chế giúp phương thuốc tăng cường hiệu quả điều trị bệnh phong thấp bằng tác dụng bổ can thận khí huyết.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here