Thuốc Keikai ngày càng được kê đơn phổ biến trong điều trị mất ngủ. Tuy nhiên, các thông tin về thuốc Keikai trên thị trường chưa được đầy đủ. Vì vậy, Nhà Thuốc Ngọc Anh xin gửi đến bạn đọc các thông tin cần biết về thuốc Keikai trong bài viết sau đây.
Keikai là thuốc gì?
Thuốc Keikai được sử dụng để điều trị ngắn hạn chứng mất ngủ nguyên phát (không có nguyên nhân xác định) ở bệnh nhân từ 55 tuổi trở lên. Hiệu quả của thuốc được xác định thông qua cải thiện các triệu chứng khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, cũng như chất lượng giấc ngủ kém.
-Dạng bào chế: Viên nang mềm
-Quy cách đóng gói: Hộp x 6 vỉ x 10 viên nang
-Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú (DAVIPHARM)
-Số đăng ký: VD-28469-17
-Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần của thuốc Keikai
Thuốc Keikai có thành phần chính là Melatonin với hàm lượng 3 mg.
Các tá dược khác: Butylated hydroxytoluen, butylated hydroxyanisol, dầu cọ, sáp ong trắng, lecithin, dầu đậu nành, gelatin 200 bloom, sorbitol lỏng, glycerin, methyl paraben, propyl paraben, ethyl vanillin, titan dioxyd, màu brilliant blue.
Tác dụng của thuốc
Thuốc Keikai có hoạt chất chính là melatonin – một hormon tự nhiên được sản xuất bởi tuyến tùng. Về mặt sinh lý, melatonin được tăng tiết ngay sau khi mặt trời lặn, đạt đỉnh vào khoảng 2 – 4 giờ sáng và giảm dần khi trời sáng.
Melatonin có vai trò trong điều hòa giấc ngủ, nhịp ngày đêm và do đó, nó được cho là hữu ích trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt là ở bệnh nhân trên 55 tuổi bị mất ngủ nguyên phát.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Keikai được chỉ định đơn trị liệu ngắn hạn trong chứng mất ngủ nguyên phát, đặc trưng bởi chất lượng giấc ngủ kém ở người trên 55 tuổi.
Dược động học
Hấp thu
Sau khi uống, melatonin được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa và có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Ở người cao tuổi, khả năng hấp thu có thể giảm khoảng 50%.
Nồng độ thuốc trong huyết tương tuyến tính ở khoảng liều từ 2 – 8 mg.
Do thuốc được chuyển hóa lần đầu mạnh (85%) nên sinh khả dụng chỉ đạt 15%.
Phân bố
Melatonin có tỷ lệ liên kết với protein huyết tương khoảng 60% in vitro, chủ yếu với albumin, acid 𝛂1-glycoprotein và lipoprotein tỉ trọng cao.
Chuyển hóa
Melatonin được chuyển hóa tại gan thông qua các cytochrom P450 CYP1A1, CYP1A2 và CYP2C19. Chất chuyển hóa chính được tạo thành là 6-sulphatoxy-melatonin không có hoạt tính.
Thải trừ
Thời gian bán thải của thuốc trong huyết tương là 3,5 – 4 giờ. Khoảng 89% liều thuốc được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng 6-hydroxymelatonin liên hợp sulfat và glucuronid, 2% dưới dạng không đổi.
Liều dùng – Cách dùng
Cách dùng
Viên nang Keikai được sử dụng bằng đường uống, trước khi đi ngủ từ 1 – 2 giờ và sau khi ăn.
Liều dùng
Keikai là thuốc kê đơn, do đó việc sử dụng phải được tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Liều dùng thông thường được khuyến cáo là 1 viên/ ngày (chỉ mang tính chất tham khảo).
Chống chỉ định
Thuốc Keikai được chống chỉ định ở bệnh nhân quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc
Ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100)
Tâm thần: Khó chịu, căng thẳng, bồn chồn, mất ngủ, ác mộng, lo lắng.
Thần kinh: Nhức đầu, chóng mặt, lơ mơ, tăng động, ngủ gà.
Mạch máu: Tăng huyết áp.
Tiêu hóa: Đau bụng, khó tiêu, loét miệng, khô miệng, buồn nôn.
Gan – mật: Tăng bilirubin huyết tương.
Da và mô dưới da: Viêm da, ngứa, phát ban, khô da, đổ mồ hôi đêm.
Cơ – xương và mô liên kết: Đau các đầu chi.
Thận – tiết niệu: Glucose/ protein niệu.
Cơ quan sinh sản: Các triệu chứng mãn kinh.
Tổng quát: Suy nhược, đau ngực.
Hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR < 1/1000)
Nhiễm trùng: Herpes zoster.
Huyết học: Giảm bạch cầu và tiểu cầu.
Chuyển hóa và dinh dưỡng: Tăng triglycerid huyết, hạ calci và natri huyết.
Tâm thần: Thay đổi tâm trạng, trầm cảm, các triệu chứng căng thẳng, mất phương hướng, thức dậy sớm, tăng ham muốn tình dục.
Thần kinh: Hôn mê, suy giảm trí nhớ, rối loạn chú ý, hội chứng chân không yên, giấc ngủ kém chất lượng, dị cảm.
Mắt: Thị lực giảm, tăng tiết nước mắt.
Tai và mê lộ: Chóng mặt.
Tim: Nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, đau thắt ngực.
Mạch máu: Nóng bừng.
Tiêu hóa: Viêm dạ dày, trào ngược dạ dày – thực quản, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, niêm mạc miệng phồng rộp, lưỡi lở loét, nôn, âm thanh ruột bất thường, tăng tiết nước bọt, hôi miệng.
Da và mô dưới da: Eczema, ban đỏ, viêm da, vảy nến, phát ban toàn thân, rối loạn móng.
Cơ – xương và mô liên kết: Viêm khớp, đau cổ, co thắt cơ, chuột rút về đêm.
Thận – tiết niệu: Tiểu ra máu, đa niệu, tiểu đêm.
Sinh sản và tuyến vú: Cương và đau dương vật kéo dài, viêm tuyến tiền liệt.
Toàn thân: Mệt mỏi, đau, khát.
Xét nghiệm: Tăng enzym gan, rối loạn điện giải trong máu, xét nghiệm cận lâm sàng bất thường.
Chưa rõ tần suất:
Miễn dịch: Phản ứng quá mẫn.
Da và mô dưới da: Phù mạch, miệng hoặc lưỡi.
Sinh sản và tuyến vú: Tiết nhiều sữa.
Tương tác thuốc
Các nghiên cứu tương tác thuốc chỉ mới được thực hiện ở người lớn.
Tương tác dược động học:
Melatonin cảm ứng CYP3A in vitro ở nồng độ cao hơn nồng độ trị liệu. Chưa rõ mối liên quan trên lâm sàng của phát hiện này. Nếu tác dụng này xảy ra, có thể làm giảm nồng độ huyết tương của một số thuốc dùng đồng thời.
Melatonin không cảm ứng enzym CYP1A in vitro ở nồng độ cao hơn nồng độ trị liệu. Do đó, tương tác giữa melatonin và các hoạt chất khác do tác dụng trên CYP1A của melatonin không đáng kể.
Melatonin chuyển hóa chủ yếu qua trung gian enzym CYP1A. Vì vậy, có thể có tương tác giữa melatonin và những thuốc khác có tác động trên enzym CYP1A.
Nên tránh phối hợp melatonin với fluvoxamin vì fluvoxamin có thể làm tăng nồng độ melatonin do ức chế chuyển hóa melatonin bởi enzym gan P450 CYP1A2 và CYP2C19.
Thận trọng khi phối hợp với 5- hoặc 8-methoxypsoralen, cimetidin, oestrogen do có thể tăng nồng độ melatonin do ức chế chuyển hóa.
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân đang điều trị với cimetidin, một chất ức chế CYP2D, có thể làm tăng nồng độ melatonin huyết tương do ức chế chuyển hóa.
Hút thuốc lá có thể làm giảm nồng độ melatonin do cảm ứng CYP1A2.
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân đang sử dụng estrogen (như thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormon) vì có thể làm tăng nồng độ melatonin do ức chế chuyển hóa bởi CYP1A1 và CYP1A2.
Chất ức chế CYP1A2 như các quinolon có thể làm tăng nồng độ melatonin.
Chất cảm ứng CYP1A2 như carbamazepin và rifampicin có thể làm giảm nồng độ melatonin.
Có một lượng lớn thông tin từ các dữ liệu liên quan đến tác dụng của các thuốc chủ vận/ đối kháng adrenergic, các chất chủ vận/ đối kháng opiat, thuốc chống trầm cảm, các thuốc ức chế prostaglandin, benzodiazepin, tryptophan và rượu đối với sự bài tiết melatonin nội sinh. Ảnh hưởng những hoạt chất này đến dược lực học hay động học của melatonin hoặc ngược lại chưa được nghiên cứu.
Tương tác dược lực học:
Không sử dụng rượu cùng với melatonin vì làm giảm hiệu quả của thuốc.
Melatonin có thể tăng tác dụng an thần của các benzodiazepin và không benzodiazepin như zaleplon, zolpidem và zopiclon.
Trong một số nghiên cứu, dùng đồng thời melatonin với thioridazin và imipramin, các hoạt chất ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương, không thấy có tương tác dược động học đáng kể. Tuy nhiên, dùng đồng thời có thể làm tăng cảm giác yên tĩnh và khó thực hiện công việc so với khi chỉ dùng imipramin và tăng cảm giác khù khờ so với khi chỉ dùng thioridazin
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào xác định tính an toàn khi sử dụng melatonin ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận, tuy nhiên melatonin không được khuyến cáo cho các bệnh nhân này.
Tương tự, tính an toàn cũng chưa được xác lập trên bệnh nhân mắc bệnh tự miễn, nhưng việc sử dụng melatonin cũng không được khuyến cáo.
Melatonin có thể gây buồn ngủ, do đó cần thận trọng vì thuốc có thể làm giảm khả năng lái xe cũng như vận hành máy móc.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Melatonin không được khuyến cáo cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú.
Lưu ý cho trẻ em
Tính an toàn và hiệu quả của melatonin đối với trẻ em dưới 18 tuổi chưa được thiết lập, do đó không nên sử dụng thuốc cho trẻ em.
Bảo quản
Bảo quản thuốc trong bao bì gốc của nhà sản xuất và chỉ lấy ra khi cần sử dụng.
Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C và xa tầm với của trẻ.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Các trường hợp quá liều melatonin đã được ghi nhận. Theo đó, ngủ gà là tác dụng phụ thường xảy ra nhất, tuy nhiên mức độ chỉ từ nhẹ đến trung bình.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, sử dụng melatonin liều 5mg/ ngày trong vòng 12 tháng không làm thay đổi đáng kể các tác dụng phụ. Ngoài ra, dùng liều 300mg hằng ngày cũng không gây tác dụng phụ có ý nghĩa lâm sàng.
Không có biện pháp điều trị đặc hiệu nào đối với trường hợp quá liều melatonin vì chỉ gây buồn ngủ và thuốc có thể thanh thải hoàn toàn sau 12 giờ.
Quên liều
Nếu bạn quên không dùng 1 liều thuốc, hãy uống ngay sau khi nhớ ra và trước khi đi ngủ. Mặt khác, bạn cũng có thể bỏ qua và chờ đến thời điểm uống tiếp theo như đã định. Ngoài ra, không được uống gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.
Thuốc Keikai giá bao nhiêu?
Một hộp thuốc Keikai có 6 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nang mềm và được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 200.000 VND, hoặc có thể thay đổi tùy theo từng nhà thuốc cũng như các khu vực địa phương khác nhau, bạn có thể tham khảo giá trên để mua thuốc với chi phí hợp lý.
Thuốc Keikai mua ở đâu?
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy thuốc Keikai tại các cơ sở bán lẻ thuốc, nhà thuốc bệnh viện hoặc thậm chí là các trang web dược phẩm. Tuy nhiên, việc mua nhầm thuốc giả/ thuốc kém chất lượng cũng không nằm ngoài khả năng. Do đó bạn nên chọn mua thuốc tại các cơ sở uy tín để đem lại hiệu quả và an toàn cho sức khỏe của mình.
Hiện nay, giá của thuốc Keikai đang được cập nhật và bày bán tại Nhà Thuốc Ngọc Anh. Đặc biệt, Nhà Thuốc Ngọc Anh cũng cung cấp dịch vụ giao hàng trên toàn quốc để giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi lại.
Nguồn tham khảo
Tờ HDSD của thuốc Keikai. Tải về tại đây.
Diệp Minh Thành Đã mua hàng
Giấc ngủ quan trọng lắm fens ơi, ko ngủ ngon thì còn sức đâu mần ăn nữa, mới bị thì điều trị ngay, không để lâu vừa mệt mỏi vừa khó nhằn đấy. Theo như em tìm hiểu thì melatonin là hoocmon tự nhiên, trong cơ thể người, 1 loại hoocmon có tính gây buồn ngủ nên thường đc xài trong việc giúp điều hòa giấc ngủ cũng như nhịp sinh học của con người. Keikai melatonin 3mg em biết luôn, vì trước đi khám mất ngủ ở bv cũng được kê loại này. Xài đúng theo chỉ dẫn, đủ liệu trình thì dừng. Ko gây phụ thuộc ( phải đúng loại như ảnh nhé)
Tuy nhiên cần kết hợp tốt cả chế độ ăn uống nghỉ ngơi, chứ bác uống mỗi ngày 1 viên thuốc keikai xong cứ giã cho 3 ly cafe, rồi cầm điện thoại xem jav tới tận 1,2h sáng thì thánh cũng ko cứu nổi