Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Ferup softules, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, nhà thuốc Ngọc Anh xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Ferup softules như: Ferup softules là thuốc gì? Thuốc Ferup softules có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Ferup softules được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết:
Thuốc Ferup softules là gì?
Ferup softules là 1 thuốc bổ sung sắt cho những đối tượng tăng nhu cầu sử dụng sắt hoặc kém hấp thu gây thiếu hụt sắt như: phụ nữ có thai, trẻ suy dinh dưỡng, bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt…
Ferup softules có thành phần gồm:
- Sắt fumarate hàm lượng 152.0 mg
- Kẽm sulfat hàm lượng 15.0 mg
- Vitamin B12 hàm lượng 15.0 mg
- Acid folic hàm lượng 1.5 mg
Phối hợp tá dược: tinh dầu bạc hà, Lecithin, Butylated hydroxyanisole, Butylated hydrox, toluene, Methyl paraben, Propyl paraben, Gelatin, Natri citrate, Sáp ong trắng, Silic dioxid keo, Dầu hạt bông, nước vừa đủ
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang với thành phần vỏ nang là: gelatin, glycerin, dung dịch Sorbitol 70%, Propylparaben, Methylparaben, Titan Dioxid, Vanillin, Colour Ponceau 4R, nước.
Thuốc Ferup softules giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Ferup softules do Cadila sản xuất, được nhập khẩu từ Ấn Độ, hiện đang được bán tại các nhà thuốc và cơ sở y tế trên cả nước với giá khoảng 384.000 VNĐ/ hộp.
Hiện nay, thuốc đang có bán tại nhà thuốc Ngọc Anh với dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí.
Bạn nên liên hệ các cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Ferup softules đảm bảo chất lượng, tránh mua phải thuốc giả, không đạt được hiệu quả mong muốn khi sử dụng, đôi khi còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Ferobipha được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm quốc tế ABIPHA
Thuốc Bofit F được sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược Hậu Giang – VIỆT NAM
Thuốc Gestiferrol được sản xuất bởi Kela N.V – BỈ
Thuốc Ferup softules có tác dụng gì?
Ferup softules với thành phần:
Sắt fumarate: là khoáng chất cần thiết, tham gia cấu tạo và hoạt động của hồng cầu và enzyme hô hấp cytochrome C. Khi thiếu sắt, cơ thể không thể tổng hợp hemoglobin, myoglobin… và dẫn đến thiếu máu rất nguy hiểm. Vì vậy, Ferup softules có tác dụng bổ sung sắt cho các trường hợp bệnh nhân rối loạn hấp thu sắt, trường hợp thiếu máu để kích thích quá trình tạo máu của tủy xương.
Kẽm sulfat: có tác dụng bổ sung kẽm trong các trường hợp thiếu kẽm như hội chứng kém hấp thu, biếng ăn, tiêu chảy, nôn, bỏng, viêm da đầu chi, trẻ suy dinh dưỡng…
Vitamin B12: : có tác dụng tham gia quá trình chuyển hóa acid folic và tổng hợp ADN, cần thiết cho quá trình tạo hồng cầu và chuyển hóa các chất Ceton, được dùng phối hợp với các thuốc khác trong điều trị thiếu máu và viêm dây thần kinh…
Acid folic: là 1 loại vitamin B giúp cơ thể sản xuất và duy trì sự ổn định của tế bào mới, ngăn chặn biến đổi cấu trúc AND, ngăn hình thành các tế bào ung thư, tăng cường sản xuất máu, chống thiếu máu.
Do vậy, khi phối hợp các hoạt chất trên, thuốc Ferup softules có tác dụng bổ sung sắt, hỗ trợ sản sinh hồng cầu, tham gia quá trình tạo máu.
Chỉ định
Ferup softules được chỉ định trong các trường hợp sau:
Điều trị và dự phòng thiếu máu do thiếu sắt
Bổ sung sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Dự phòng dị tật ống thần kinh ở thai nhi
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên thích hợp khi dùng Ferup softules cho các trường hợp bệnh lý khác.
Cách dùng – liều dùng
Cách dùng:
Ferup softules được bào chế dạng viên nang, dùng bằng đường uống. Nên uống thuốc sau khi ăn.
Liều dùng:
Người lớn: uống 1 viên/ lần, ngày uống 2 lần
Trẻ em: uống 1 viên/ lần/ ngày
Phụ nữ mang thai: uống 1 viên/ lần/ ngày.
Hãy tham khảo lời khuyên từ bác sĩ và tuân thủ liều dùng theo chỉ định để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chống chỉ định
Ferup softules không được dùng trong các trường hợp sau:
Dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc (Không chỉ với Ferup softules mà bất kì thuốc nào nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc đều không được phép sử dụng)
Bệnh gan nhiễm sắt
Thiếu máu tan huyết hoặc đa hồng cầu
Thừa sắt
U ác tính (do vitamin B12 có tác động kích thích sự tăng sinh ở tế bào và mô)
Tác dụng phụ
Khi sử dụng Ferup softules có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn sau:
Thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa do thành phần có chứa sắt gây kích ứng hệ tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón bất thường, đi ngoài phân đen
Thành phần vitamin B12 có thể gây mụn trứng cá, mẩn ngứa, mề đay, hồng ban trên da
Trên đây không phải đầy đủ tất cả tác dụng phụ có thể xảy ra khi uống Ferup softules. Với cơ thể mỗi người mà tác dụng phụ của thuốc có thể khác nhau. Hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề gặp phải khi dùng Ferup softules để có được các biện pháp hỗ trợ hoặc lựa chọn thuốc thay thế thích hợp.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng
Xem kĩ nhãn thuốc, hạn dùng và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc
Lưu ý với các chế phẩm có cùng thành phần hoạt chất.
Không dùng kéo dài với người có lượng sắt trong máu bình thường và dừng ngay dùng thuốc nếu có hiện tượng không dung nạp.
Với phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú thì nhu cầu về sắt tăng nên cần dùng thêm các chế phẩm bổ sung sắt, acid folic… vừa tránh tình trạng thiếu máu, vừa dự phòng được dị tật ống thần kinh ở thai nhi
Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C để tránh tình trạng thuốc biến đổi gây mất tác dụng thậm chí là tăng độc tính thuốc.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Khi dùng đồng thời Ferup softules với:
Các chất kháng acid folic (Aminopterin, Methortrexate, Pyrimethamine, các Sulfonamid…): làm mất tác dụng của thuốc
Nhóm kháng sinh Aminosid, Chloramphenicol, thuốc chống co giật, chống động kinh…: gây giảm hấp thu vitamin B12, giảm tác dụng của thuốc.
Các thuốc gây cảm ứng enzym (như Phenobarbital, Phenylbutazon, Rifampicin…) làm kích thích quá trình giáng hóa thuốc, hoạt chất bị đào thải nhanh, giảm nồng độ Ferup softules trong huyết tương, do đó giảm hoặc mất tác dụng điều trị.
Các thuốc ức chế enzyme (Cimetidine, Cloramphenicol, Isoniazid…) làm ức chế quá trình giáng hóa thuốc gây tăng nồng độ Ferup softules trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ quá liều và tăng tác dụng phụ của thuốc
Chính vì tương tác thuốc ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả cũng như độc tính khi sử dụng thuốc nên bạn cần hỏi bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác. Nếu như không thể nhớ được tên thuốc, bạn có thể đem theo thuốc đang sử dụng cho bác sĩ kiểm tra.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Qúa liều: chưa ghi nhận bất kì trường hợp quá liều nào khi dùng thuốc.
Khi sử dụng Ferup softules quá liều quy định sẽ làm tăng khả năng gặp phải cũng như tăng mức độ trầm trọng của tác dụng phụ.
Nếu quá liều gây ra các triệu chứng ngộ độc cấp, hãy lập tức gây nôn cho bệnh nhân bằng cách móc họng khi mới nuốt và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, duy trì mạng sống bằng cách dùng thuốc giải độc đặc hiệu, thẩm tách máu, rửa dạ dày, ruột… cũng như hạn chế được di chứng về sau.
Quên liều: Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để có phương án dùng thuốc đúng nhất. Không tự động gộp liều để bù hoặc uống 2 liều quá gần nhau làm tăng độc tính và khả năng ngộ độc thuốc
Hãy đặt thông báo dùng thuốc đúng giờ kèm theo liều cần uống để thực hiện tuân thủ điều trị.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.