Điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn đường tiết niệu - sinh dục

Bài viết Điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục tham khảo từ Chương 2 Sách Hướng dẫn điều trị Kháng sinh theo kinh nghiệm (2016) – Nhà xuất bản Y học – tải file PDF tại đây.

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh

Trưởng khoa cấp cứu Bệnh Viện Bạch Mai

Trưởng bộ môn Hồi sức cấp cứu – Trường Đại học Y Hà Nội.

Hội chứng đái khó – đái mủ (hội chứng niệu đạo cấp)

Phân loại Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị đường TM Điều trị đường uống
Hội chứng niệu đạo cấp S. saprophyticus

C.trachomatis

E. coli (<105 khuẩn lạc/mL)

Không áp dụng Doxycyclin 100mg (uống) mỗi 12h/lần x 10 ngày

hoặc

Quinolon (uống)* x 7 ngày

* Ciprofloxacin 500 mg mỗi 12h/lần hoặc Levofloxacin 500mg mỗi 24h/lần.

Biểu hiện lâm sàng: Đái khó, đái dắt, đái gấp hay không nhịn tiểu được, khó chịu vùng bụng dưới, sốt < 39°C.

Xem xét chẩn đoán: Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng viêm bàng quang với đái mủ song cấy nước tiểu không mọc hoặc nồng độ E. coli thấp ( ≤103 khuẩn lạc/mL). Bằng chứng nhiễm khuẩn do S.saprophyticus là pH nước tiểu kiềm và có hồng cầu trong nước tiểu.

Lưu ý: Gần giống với tình trạng viêm bàng quang “cấy nước tiểu âm tính”.

Xem xét điều trị: S. saprophyticus nhạy với hầu hết các kháng sinh được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Tiên lượng: Cực kỳ tốt.

Viêm bàng quang

Phân loại Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị
Vi khuẩn Enterobacteriaceae

E. faecalis (VSE)

S. agalactiae (liên cầu nhóm B)

S. saprophyticus

Amoxicillin 500 mg (uống) x mỗi 12h/lần x 3 ngày

hoặc

TMP-SMX viên nén hàm lượng 1SS (uống) x mỗi 12h/lần x 3 ngày

hoặc

Levofloxacin 500mg (uống) mỗi 24h/lần x 3 ngày

hoặc

Nitrofurantoin 100mg (uống) mỗi 12h/lần x 3 ngày

Trực khuẩn Gram âm đa kháng thuốc kháng sinh (MDR GNBs) Fosfomycin 3g (uống) mỗi 24h/lần x 3 ngày
Nấm C.albicans * Fluconazol 200mg (uống) x 1 liều, sau đó 100mg (uống) mỗi 24h/lần x 4 ngày
Các chủng Candida phân lập được kháng Fluconazol * hoặc bệnh nấm không đáp ứng với điều trị bằng Fluconazol Amphotericin B 0,3 rng/kg (TM) x 1 liều

Từ viết tắt: VSE (Vancomycin-sensitive enterococci): cầu khuẩn ruột nhạy với vancomycin; MDR GNBs (Multidrug resistant Gram negative bacillus): trực khuẩn Gram âm kháng lại với nhiều thuốc kháng sinh.

Ghi chú: Enterobacteriaceae bao gồm: Citrobacter, Edwardsiella, Enterobacter, E. col1, Klebsiella, Proteus, Proviedencia, Shigella, Salmonella, Serratia, Hafnia, Morganella, Yersinia.

* Viên bàng quang do C. albicans.

* Tình trạng kháng fluconazol.

Viêm bàng quang do vi khuẩn (Bacterial cystitis)

Biểu hiện lâm sàng: Đái khó, đái rắt, đái gấp hoặc khi nhịn tiểu được, khó chịu vùng bụng dưới, sốt < 39°C.

Xem xét chẩn đoán: Đái mủ kết hợp với có vi khuẩn trong nước tiểu (bacteriuria).

Lưu ý: Các đối tượng bị suy giảm miễn dịch (Vd: người dùng steroid dài ngày, bệnh nhân ĐTĐ, bị bệnh lupus ban đỏ hệ thống, xơ gan, đa u tủy xương) có thể cần điều trị 3-5 ngày. Một liều amoxicillin hoặc TMP-SMX duy nhất có thể đủ trong viêm bàng quang cấp không biến chứng đối tượng là người bình thường.

Xem xét điều trị: pyridium 200mg (uống) mỗi 8h/lần sau bữa ăn x 24-48 giờ rất hữu ích để làm giảm đái khó (cần thông báo cho bệnh nhân là nước tiểu của họ sê chuyển sang mầu da cam).

Tiên lượng: Cực kỳ tốt ở các đối tượng là người bình thường.

Viêm bàng quang do Candida (Candida cystitis)

Xem xét chẩn đoán: Đái mủ rõ rệt, nitrat niệu âm tính ± hồng cầu niệu. Khác biệt nếu không phải là viêm bàng quang do Candida albicans.

Lưu ý: Không thấy có đáp ứng với điều trị hoặc xuất hiện “bóng nấm” trong hệ thống ống góp thận gợi ý nhiễm nấm Candida thận.

Xem xét điều trị: Nếu điều trị bằng fluconazol thất bại, sử dụng amphotericin. Đối với bệnh nhân suy thận mạn/lọc máu mạn có tình trạng Candida niệu (candiduria), sử dụng amphotericin B deoxycholat để rửa bàng quang (như đối với tình trạng Candida đường tiết niệu liên quan với đặt catheter bàng quang, xem ở dưới). Rút bỏ các ống thông hoặc các thiết bị đặt tại đường tiết niệu và sửa chữa các bất thường giải phẫu là điều quan trọng để bảo đảm điều trị thành công.

Tiên lượng: Các bệnh nhân bị suy giảm chức năng miễn dịch bảo vệ, có bất thường hệ thống ống góp thận, có các nang thận, bị bệnh thận hoặc sỏi thận dễ có khuynh hướng bị nhiễm khuẩn niệu tái phát/ sepsis do nhiễm khuẩn tiết niệu (urosepsis).

Có vi khuẩn niệu liên quan với đặt ống thông tiểu (CAB)

Phân loại Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị
Có vi khuẩn niệu liên quan với đặt ống thông tiểu (CAB)** E. coli

E.faecalis (VSE)

Nitrofurantoin 100 mg (uống) mỗi 12h/lần x 3 ngày

hoặc

Amoxicillin 500 mg (uống) mỗi 12h/lần x 3 ngày

E.faecium (VRE) Nitrofurantoin 100 mg (uống) mỗi 12h/lần x 3 ngày

hoặc

Fosfomycin 3g (uống) mỗi 24h/lần x 3 ngày *

Klebsiella kháng với nhiều thuốc kháng sinh *

Acinetobacter kháng với nhiều thuốc kháng sinh *

P. aeruginosa kháng với nhiều thuốc kháng sinh *

Nitrofurantoin 100 mg (uống) mỗi 12h/lần x 3 ngày *

hoặc

Fosfomycin 3g (uống) mỗi 24h/lần x 3 ngày *

hoặc

Meropenem 1g (TM) mỗi 8h/lần x 3 ngày **

hoặc

Doripenem 1g (TM) mỏi 8h/lần x 3 ngày **

Từ viết tắt: VSE/VRE (Vancomycin-sensitive/resistant enterococci): Cầu khuẩn ruột nhạy/kháng Vancomycin; MDR (multidrug resistant): Tình trạng kháng với nhiều thuốc kháng sinh hay tình trạng đa kháng thuốc; CAB (Catheter Associated Bacteriuria): Có vi khuẩn niệu liên quan với đặt ống thông tiểu.

Rút bỏ/thay mới catheter Foley trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh.

** Không cần điều trị đối với tình trạng có vi khuẩn niệu liên quan với đặt ống thông tiểu (CAB) ở các đối tượng là người có chức năng miễn dịch bình thường; Điều trị chặn trước (pre-emptive therapy) được gợi ý áp dụng cho các đối tượng bị suy giảm miễn dịch, Vd: bệnh nhân xơ gan, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường, đa u tủy xương, dùng steroid, dùng thuốc ức chế miễn dịch và các đối tượng bị suy thận.

* Các liệu trình điều trị kéo dài hơn có thể cần thiết cho các đối tượng bị suy giảm miễn dịch. Nếu thấy tình trạng đái mủ giảm đi rõ rệt sau 2 ngày điều trị, kết thúc liệu trình sau 3 ngày điều trị. Nếu không thấy có đáp ứng nói trên, tiếp tục điều trị trong 7 ngày.

*Chỉ khi không thể điều trị được bằng đường uống.

Nhiễm nấm Candida niệu liên quan với đặt ống thông tiểu (CAC)

Phân loại Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị
Nhiễm nấm Candida niệu liên quan với đặt ống thông tiểu (CAC)** C. albicans Fluconazol 200mg (uống) x 1 liều, sau đó 100mg (uống) mỗi 24h/lần x 2 tuần
C.albicans kháng Fluconazol /các chủng Candida không phải albicans Amphotericin B 0,3-0,6 mg/kg mỗi 24h/lần x 1-7 ngày

hoặc

Flucytosin 25 mg/kg x 4 lần/ngày (uống) x 7-10 ngày

hoặc

Rửa bàng quang với Amphotericin B (Rửa liên tục: 50mg trong 1000mL nước vô khuẩn trong vòng 24h x 1 -2 ngày; Rửa ngắt quãng: 50mg trong 200-300mL nước vô khuẩn mỗi 6-8h/lần x 1-2 ngày)**

Từ viết tắt: CAC (Catheter Associated Candiduria): Nhiễm nấm Candida niệu liên quan với đặt ống thông tiểu

*Rút bỏ/thay mới catheter Foley trước khi bắt đầu điều trị kháng sinh.

* Không cần điều trị đối với tình trạng nhiễm nấm niệu liên quan với đặt ống thông tiểu (CAC) ở các đối tượng là người có chức năng miễn dịch bình thường; Điều trị chặn trước (pre-emptive therapy) được gợi ý áp dụng cho các đối tượng bị suy giảm miễn dịch, Vd: bệnh nhân xơ gan, bệnh lupus ban đỏ hệ thống, đái tháo đường, đa u tủy xương, dùng steroid, dùng thuốc ức chế miễn dịch và các đối tượng bị suy thận.

** Hiệu quả hạn chế.

Biểu hiện lâm sàng: Bệnh nhân đang đặt ống thông trong đường tiết niệu (Catheter Foley) có tình trạng vi khuẩn niệu (bacteriuria) và đái mủ; không có triệu chứng lâm sàng.

Xem xét chẩn đoán: Đái mủ kết hợp với có vi khuẩn niệu/nấm Candida niệu (Candiduria). Bệnh nhân thường không sốt hoặc thân nhiệt < 38°C.

Lưu ý: Có tình trạng vi khuẩn niệu/nấm Candida niệu thường biểu hiện tình trạng vi sinh vật cư trú, mà không phải là nhiễm trùng. Tinh trạng Candida niệu kéo dài dai dẳng sau khi rửa bàng quang bằng amphotericin B deoxycholat gợi ý bệnh nhiễm nấm Candida thận.

Xem xét điều trị: Tránh điều trị tình trạng có vi khuẩn niệu liên quan với đặt ống thông tiểu cho các đối tượng là người bình thường không có bệnh lý/bất thường đường tiết niệu- sinh dục. Các đối tượng bị suy giảm miễn dịch (Vd: người ĐTĐ, lupus ban đỏ hệ thống, dùng steroid dài ngày, đa u tủy xương, xơ gan) có thể cần điều trị trong thời gian lưu ống thông tiểu. Nếu không làm sạch được vi khuẩn/ nấm Candida niệu bằng điều trị kháng sinh thích hợp, thay ống thông tiểu. Đối với bệnh nhân bị suy thận mạn/lọc máu chu kỳ có tình trạng nhiễm nấm Candida niệu, sử dụng amphotericin B deoxycholat để rửa bàng quang. Hiệu quả của điều trị nhiễm nấm Candida niệu liên quan với đặt ống thông tiểu còn hạn chế và tình trạng tái phát thường xẩy ra trừ khi ống thông tiểu được thay mới hoặc (thường được ưu tiên lựa chọn) là rút bỏ ống thông tiểu.

Tiên lượng: Cực kỳ tốt ở đối tượng là người khỏe mạnh. Không điều trị đối với tình trạng có vi khuẩn niệu/ nhiễm nấm Candida niệu ở các đối tượng bị suy giảm miễn dịch có thể gây nhiễm trùng lan lên (Vd: viêm thận-bể thận) hoặc nhiễm khuẩn huyết/ nhiễm nấm huyết.

Viêm mao tinh hoàn

Phân loại Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị đường TM được ưu tiên lựa chọn Điều trị đường TM thay thế Chuyển điều trị từ đường TM sang đường uống
Cấp tính

Nam giới trẻ tuổi

C. trachomatis Doxycyclin 200mg (TM) mỗi 12h/lần x 3 ngày, sau đó 100mg (TM) mỗi 12h/ lần x 4 ngày Levofloxacin 500mg (TM) mỗi 24h/lần x 7 ngày Doxycyclin 200mg(uống) mỗi 12h/lần x 3 ngày, sau đó 100mg (uống) mỗi 12h/ lần x 7 ngày*

hoặc

Levofloxacin 500mg (uống) mỗi 24h/ lần x 10 ngày

hoặc

Ofloxacin 300mg (uống) mỗi 12h/lần x 10 ngày

Nam giới có tuổi P. aeruginosa Cefepim 2 g (TM) mỗi 8h/lần x 10 ngày

hoặc

Meropenem 1g (TM) mỗi 8h/lần x 10 ngày

Ciprofloxacin 400 mg (TM) mỗi 8h/ lần x 10 ngày

hoặc

Levofloxacin 750mg (TM) mỗi 24h/lần x 10 ngày

Ciprofloxacin 750 mg (uống) mỗi 12h/lần x 10 ngày
Mạn tính M.tuberculosis

Blastomyces dermatiditis

Điều trị như đối với lao phổi hoặc bệnh nấm Blastomyces phổi.

Thời gian điều trị biểu thị tổng thời gian điều trị theo đường TM, điều trị theo đường uống hoặc thời gian điều trị theo đường tĩnh mạch + thời gian điều trị theo đường uống. Hầu hết bệnh nhân khi đang được điều trị theo đường tĩnh mạch có thể dùng được thuốc đường uống nên được chuyển sang điều trị theo đường uống khi tình trạng lâm sàng cải thiện (thường < 72 giờ).

* Không cần dùng liều nạp khi chuyển sang dùng thuốc theo đường uống nếu đang dùng cùng thuốc theo đường tĩnh mạch.

Viêm mào tinh hoàn cấp (Chlamydia trachomatis/Pseudomonas aeruginosa)

Biểu hiện lâm sàng: Đau cấp tính một bên tinh hoàn ± sốt.

Xem xét chẩn đoán: Siêu âm để loại trừ xoắn tinh hoàn hoặc khối u tinh hoàn.

Lưu ý: Loại trừ xoắn tinh hoàn bằng hình ảnh siêu âm và triệu chứng sốt (không sốt trong xoắn tinh hoàn).

Xem xét điều trị: Các nam giới trẻ tuổi đáp ứng với điều trị chậm trên 1 tuần. Các nam giới có tuổi đáp ứng với điều trị pseudomonas trong vòng 72 giờ.

Tiên lượng: Cực kỳ tốt ở nam giới trẻ. Liên quan với tình trạng sức khỏe nền của bệnh nhân là người có tuổi.

Viêm mào tinh hoàn mạn (Mycobacterium tuberculosis/Blastomyces dermatiditis)

Biểu hiện lâm sàng: Viêm mạn tính tinh hoàn – mào tinh hoàn (epididymo- orchitis) với các hạt nhỏ ở mào tinh.

Xem xét chẩn đoán: Chẩn đoán bằng cách phát hiện được trực khuẩn kháng cồn-toan (AFB) từ bệnh phẩm sinh thiết/nuôi cấy từ bệnh phẩm mào tinh hoàn bị viêm. Viêm mào tinh hoàn do trực khuẩn lao luôn kết hợp với lao thận. Viêm mào tinh hoàn do Blastomyces là một biểu hiện của nhiễm trùng nấm toàn thân.

Lưu ý: Viêm mạch (Vd: viêm nhìều động mạch nút) và u lympho có thể có biểu hiện tương tự.

Xem xét điều trị: Được điều trị giống như đối với lao/nhiễm trùng do nấm Blastomyces.

Tiên lượng: Tốt.

Viêm bể thận cấp tính

Phân loại Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị đường TM được ưu tiên lựa chọn Điều trị đường TM thay thế Chuyển điều trị từ đường TM sang đường uống
Viêm thận – bể thận cấp tính

(Điều trị khởi đầu được dựa trên kết quả nhuộm Gram nước tiểu)

Entero- bacteriaceae Ceftriaxon 1g (TM) mỗi 24h/lần x 2 tuần

hoặc

Levofloxacin 500mg (TM) mỗi 24h/lần x 2 tuần

Meropenem 1g (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

hoặc

Aztreonam 2g (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

hoặc

Gentamicin 240mg (TM) mỗi 24h/lần x 2 tuần

Levofloxacin 500mg (uống) mỗi 24h/ lần x 2 tuần

hoặc

Amoxicillin 1g (uống) mỗi 8h/lần x 2 tuần

Enterococcus faecalis (VSE) * Ampicillin 1g (TM) mỗi 4h/lần x 2 tuần

hoặc

Linezolid 600mg (TM) mỗi 12h/lần x 2 tuần

hoặc

Meropenem 1g (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

Quinolon * (TM) x 2 tuần Amoxicillin 1g (uống) mỗi 8h/lần x 2 tuần

hoặc

Linezolid 600mg (uống) mỗi 12h/lần x 2 tuần

hoặc

Levofloxacin 500mg (uống) mỗi 24h/lần x 2 tuần

Enterococcus faecium (VRE) Linezolid 600 mg (TM) mỗi 12h/lần x 2 tuần Quinupristin/ dalfopristin 7,5 mg/ kg (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

hoặc

Doxycyclin 200 mg (TM) mỗi 12 giờ/lần x 3 ngày, sau đó 100mg mỗi 12h/lần x 2 tuần

Linezolid 600mg (uống) mỗi 12h/lần x 2 tuần

hoặc

Doxycyclin 200 mg (uống) mỗi 12h/lần x 3 ngày, sau đó 100 mg (uống) mỗi 12h/lần x 2 tuần*

Trực khuẩn Gram âm kháng nhiều thuốc kháng sinh (MDR GNB) Meropenem 1 g (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

hoặc

Ceftolozan/ tazobactam 1,5 g (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

Colistin 5mg/kg (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần
Enterobacteriaceae kháng carbapenem (CRE) Ceftazidim/ avibactam 2,5 g (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần Tigecyclin 200mg (TM) x 1 liều, sau đó 100mg (TM) mỗi 24h/lần x 2 tuần**

hoặc

Colistin 5mg/kg (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

Từ viết tắt: VSE/VRE (Vancomycin-sensitive/resistant enterococci): cầu khuẩn ruột nhạy/kháng Vancomycin. MDR GNB (Multidrug resistant Gram Negative Bacillus): Trực khuẩn Gram âm kháng nhiều thuốc kháng sinh; CRE (Carbapenem-Resistant Enterobacteriaceae): Enterobacteriaceae kháng lại carbapenem.

Ghi chú: Enterobacteriaceae bao gồm: Citrobacter, Edwardsiella, Enterobacter, E. coli, Klebsiella, Proteus, Proviedencia, Shigella, Salmonella, Serratia, Hafnia, Morganella, Yersinia. 

* Không cần dùng liều nạp khi chuyển sang dùng thuốc theo đường uống nếu đang dùng cùng thuốc theo đường tĩnh mạch.

** Phụ thuộc vào nồng độ ức chế tối thiểu của thuốc (MICs), có thể cần tới các liều cao hơn. Liều nạp: 400mg (TM) x 1 liều, sau đó dùng liều duy trì: 200mg (TM) mỗi 24h/lần.

* Điều trị E. faecalis kháng vancomycin như đối với cầu khuẩn ruột kháng vancomycin (VRE).

Viêm bể thận mạn tính/Lao thận

Phân loại Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị đường TM được ưu tiên lựa chọn Điều trị đường TM thay thế Chuyển điều trị từ đường TM sang đường uống
Viêm thận- bể thận mạn Enterobacteriaceae Điều trị đường TM

Không áp dụng

Quinolon* (uống) x 4-6 tuần

hoặc

TMP-SMX viên nén hàm lượng 1 DS (uống) mỗi 12h/lần x 4-6 tuần

hoặc

Doxycyclin 200mg (uống) mỗi 12h/lần x 3 ngày, sau đó 100mg (uống) mỗi 12h/lần x cho đủ tổng thời gian điều trị là 4-6 tuần

Lao thận M. tuberculosis Điều trị đường TM

Không áp dụng

Được điều trị giống như lao phổi

Thời gian điều trị biểu thị tổng thời gian điều trị theo đường TM, điều trị theo đường uống hoặc thời gian điều trị theo đường tĩnh mạch + thời gian điều trị theo đường uống. Hầu hết bệnh nhân khi đang được điều trị theo đường tĩnh mạch có thể dùng được thuốc đường uống nên được chuyển sang điều trị theo đường uống khi tình trạng lâm sàng cải thiện (thường < 72 giờ).

Ghi chú: Enterobacteriaceae bao gồm: Citrobacter, Edwardsiella, Enterobacter, E. coli, Klebsiella, Proteus, Proviedencia, Shigella, Salmonella, Serratia, Hafnia, Morganella, Yersinia.

* Ciprofloxacin XR 1000mg (uống) mỗi 24h/lần hoặc Ciprofloxacin 400mg (TM) mỗi 12h/lần hoặc Levofloxacin 500 mg (TM hoặc uống) mỗi 24h/lần.

Viêm bể thận cấp tính do vi khuẩn (Enterobacteriaceae, E. faecalis/faecium)

Biểu hiện lâm sàng: Căng đau hố thắt lưng một bên có sốt ≥ 39°C.

Xem xét chẩn đoán: Có vi khuẩn niệu kết hợp với đái mủ và đau hố thắt lưng một bên, nhiệt độ ≥39°C. Có vi khuẩn trong máu thường, đi kèm với viêm thận – bể thận cấp. Tiến hành cấy máu và cấy nước tiểu.

Lưu ý: Thân nhiệt giảm đi trong vòng 72 giờ dù bệnh nhân được điều trị hoặc không được điều trị kháng sinh. Nếu nhiệt độ không giảm sau 72 giờ điều trị kháng sinh, cần nghi vấn ápxe thận/ápxe quanh thận.

Xem xét điều trị: Điều trị khởi đầu được dựa trên kết quả nhuộm Gram nước tiểu: Nếu thấy trực khuẩn Gram âm, điều trị như nhiễm khuẩn do Enterobacteriaceae. Nếu thấy cầu khuẩn Gram dương thành chuỗi (cầu khuẩn ruột), điều trị như E. faecalis, nếu Enterococcus sau đó được phân lập là E.faecium, điều trị một cách phù hợp. Viêm bể thận cấp thường được điều trị khởi đầu trong 1-3 ngày theo đường tĩnh mạch, sau đó chuyển sang đường uống cho đủ liệu trình 4 tuần dùng kháng sinh để hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ tiến triển thành viêm bể thận mạn tính. Tiến hành chụp CT/MRI ở các bệnh nhân tiếp tục sốt dai dẳng sau điều trị kháng sinh 72 giờ để loại trừ sỏi thận, tắc nghẽn, ápxe hoặc viêm bể thận u vàng (xanthomatous pyelonephritis).

Tiên lượng: Cực kỳ tốt nếu đợt bệnh đầu tiên được điều trị thỏa đáng bằng kháng sinh trong 4 tuần.

Bạn đọc xem thêm: Điều trị kháng sinh cho các nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Viêm bể thận mạn tính do vi khuẩn (Enterobacteriaceae)

Biểu hiện lâm sàng: Tiền sử trước đó bị viêm thận – bể thận cấp với cùng các triệu chứng như viêm thận – bể thận cấp ngoại trừ triệu chứng căng đau hố thắt lưng và sốt nhẹ hơn.

Xem xét chẩn đoán: Chẩn đoán bằng chụp CT/MRI cho thấy có các thay đổi của viêm thận-bể thận mạn kết hợp với có vi khuẩn trong nước tiểu (bacteriuria)/đái mủ. Cấy nước tiểu có thể âm tính từng lúc trước khi điều trị. Viêm thận bể thận mạn là một tổn thương bệnh lý ở cả hai bên thận song được biểu hiện trên lâm sàng ở một bên thận.

Lưu ý: Cấy nước tiểu có thể dương tính từng lúc sau điều trị; cần xét nghiệm nhắc lại hàng tuần x 4 lần để khẳng định nước tiểu vẫn tiếp tục cho kết quả nuôi cấy âm tính.

Xem xét điều trị: Điều trị x 4-6 tuần. Cấp máu cho mạch tủy thận kém/ các biến dạng giải phẫu thận khiến khó loại bỏ được vi khuẩn gây bệnh hoàn toàn.

Tiên lượng: Liên quan với mức độ rộng của tổn thương thận.

Lao thận (Mycobacterium tuberculosis)

Biểu hiện lâm sàng: Tổn thương thành khối của thận với các bất thường niệu quản (dày hẹp lòng niệu quản hoặc xoắn niệu quản) đái máu vi thể /đái mủ vô khuẩn. Không đau trừ khi bị biến chứng tắc nghẽn niệu quản.

Xem xét chẩn đoán: Kết hợp bất thường đường tiết niệu trên/dưới ± đái máu vi thể/ pH nước tiểu ≤ 5.5. Chẩn đoán bằng cấy tìm lao từ nước tiểu. Sử dụng kỹ thuật PCR tìm trực khuẩn lao trong nước tiểu là một xét nghiệm đặc hiệu song không thật nhạy.

Lưu ý: Phim chụp Xquang ngực bình thường ở 50% các trường hợp, song hầu hết bệnh nhân có phản ứng bì với tuberculin (phản ứng Mantoux) dương tính. Loại trừ các nguyên nhân nhiễm khuẩn/viêm khác gây đái mủ vô khuẩn (Vd: Trichomonas, viêm thận kẽ).

Xem xét điều trị: Điều trị như đối với lao phổi.

Tiên lượng:Tốt nếu được điều trị trước khi xẩy ra tắc nghẽn niệu quản/phá hủy nhu mô thận.

Ápxe thận (trong thận/quanh thận)

Phân loại Tác nhân gây bênh thường gặp Điều trị đường TM được ưu tiên lựa chọn Điều trị đường TM thay thế Chuyển điều trị từ đường TM sang đường uống
Vùng vỏ thận

(Điều trị khởi đầu với MSSA; nếu sau đó phân lập được tác nhân gây bệnh là MRSA điều trị một cách phù hợp)

 

Tụ cầu vàng (S.aureus) MSSA:

Nafcillin 2g (TM) mỗi 4h/lần*

hoặc

Ceftriaxon 1 g (TM) mỗi 24h/lần*

hoặc

Clindamycin 600mg (TM) mỗi 8h/lần*

MSSA

Meropenem 1g (TM) mỗi 8h/ lần*

hoặc

Ertapenem 1g (TM) mỗi 24h/lần*

MSSA/MRSA

Linezolid 600mg (uống) mỗi 12h/lần*

hoặc

Minocyclin 100mg (uống) mỗi 12h/lần*

 

MRSA:

Linezolid 600mg (TM) mỗi 12h/lần*

hoặc

Minocyclin 100mg (TM) mỗi 12h/lần*

MRSA

Vancomycin 1 g (TM) mỗi 12h/lần*

Vùng tủy thận Entero-bac- teriaceae Quinolon (TM) ** TMP-SMX 2,5mg/ kg (TM) mỗi 6h/ lần* Quinolon (uống) **

Từ viết tắt: MSSA/MRSA (Methicillin-sensitive/resistant S. aureus): Tụ cầu nhạy/kháng methicillin

Ghi chú: Enterobacteriaceae bao gồm: Citrobacter, Edwardsiella, Enterobacter, E. coli, Klebsiella, Proteus, Proviedencia, Shigella, Salmonella, Serratia, Hafnia, Morganella, Yersinia.

Thời gian điều trị biểu thị trong thời gian điều trị theo đường TM, điều trị theo đường uống hoặc thời gian điều trị theo đường tĩnh mạch + thời gian điều trị theo đường uống. Hầu hết bệnh nhân khi đang được điều trị theo đường tĩnh mạch có thể dùng được thuốc đường uống nên được chuyển sang điều trị theo đường uống khi tình trạng lâm sàng cải thiện.

* Điều trị tới khi ổ ápxe thận thoái triển hoàn toàn hoặc không còn giảm kích thước trên CT/MRI.

** Levofloxacin 500 mg (TM/uống) mỗi 24h/lần.

Biểu hiện lâm sàng: Tương tự như viêm thận bể thận song sốt vẫn tiếp tục tăng cao sau khi dùng kháng sinh 72 giờ.

Xem xét chẩn đoán: Tiến hành chụp CT/MRI để chẩn đoán ápxe quanh thận/ trong nhu mô thận và để loại trừ tổn thương dạng khối. Ápxe vỏ thận thường thứ phát do lan theo đường máu/đường kế cận tới thận. Ápxe tủy thận thường, do lan rộng của nhiễm trùng trong nhu mô thận.

Lưu ý: Cấy nước tiểu có thể âm tính trong ápxe vùng vỏ thận.

Xem xét điều trị: Hầu hết các ápxe lớn cần được dẫn lưu. Nhiều ổ ápxe nhỏ được điều trị nội khoa. Cần hội chẩn bác sĩ chuyên khoa tiết niệu.

Tiên lượng: Liên quan với mức độ rối loạn chức năng thận nền.

Viêm/ápxe tuyến tiền liệt

Phân loại Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị đường TM được ưu tiên lựa chọn Điều trị đường TM thay thế Chuyển điều trị từ đường TM sang đường uống
Viêm /ápxe tuyến tiền liệt cấp Entero- bacteriaceae Quinolon* (TM) x 2 tuần

hoặc

Ceftriaxon 1g (TM) mỗi 24h/ lần x 2 tuần

TMP-SMX 2,5mg/ kg (TM) mỗi 6h/ lần x 2 tuần

hoặc

Aztreonam 2g (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

Quinolon* (uống) x 2 tuần

hoặc

Doxycyclin 200mg (uống) mỗi 12h/ lần x 3 ngày, sau đó 100mg (uống) mỗi 24h/lần x 11 ngày

hoặc

TMP-SMX viên nén hàm lượng 1SS (uống) mỗi 12h/lần x 2 tuần

Viêm tuyến tiền liệt mạn Entero- bacteriaceae Điều trị đường TM không được áp dụng Quinolon* (uống) x 1-3 tháng

hoặc

Doxycyclin 100mg (uống) mỗi 24h/lần x 1-3 tháng

hoặc

TMP-SMX viên nén hàm lượng 1 DS (uống) mỗi 12h/lần x 1-3 tháng

Trực khuẩn Gram âm kháng lại nhiều thuốc kháng sinh (MDR GNB) Fosfomycin 3g (uống) mỗi 48h/lần x 30 ngày

±

Doxycyclin 100mg (uống) mỗi 24h/lần x 1-3 tháng

Thời gian điều trị biểu thị tổng thời gian điều trị theo đường TM, điều trị theo đường uống hoặc thời gian điều trị theo đường tĩnh mạch + thời gian điều trị theo đường uống. Hầu hết bệnh nhân khi đang được điều trị theo đường tĩnh mạch có thể dùng được thuốc đường uống nên được chuyển sang điều trị theo đường uống khi tình trạng lâm sàng cải thiện (thường < 72 giờ).

Ghi chú: Enterobacteriaceae bao gồm: Citrobacter, Edwardsiella, Enterobacter, E. coli, Klebsiella, Proteus, Proviedencia, Shigella, Salmonella, Serratia, Hafnia, Morganella, Yersinia.

* Ciprofloxacin XR 1000 mg (uống) mỗi 24h/lần hoặc Ciprofloxacin 400 mg (TM) mỗi 12h/lần hoặc Levofloxacin 500mg (TM hoặc uống) mỗi 24h/lần.

Viêm/Ápxe tuyến tiền liệt cấp

Biểu hiện lâm sàng: Viêm tuyến tiền liệt cấp được biểu hiện như một tình trạng bệnh lý sốt cấp tính ở nam giới với đái khó và khám không thấy căng đau hố thắt lưng. Ápxe tuyến tiến liệt được biểu hiện bằng những cơn sốt kiểu nhiễm khuẩn huyết song không có dấu hiệu khu trú.

Xem xét chẩn đoán: Viêm tuyến tiền liệt cấp được chẩn đoán bằng tình trạng có vi khuẩn niệu, đái mủ cộng với có các sợi nhầy (mucus threads) trong nước tiểu và khám tuyến tiền liệt thấy căng đau nhẹ và được gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi. Cấy nước tiểu dương tính do nước tiểu bị nhiễm bẩn khi đi qua tuyến tiền liệt bị nhiễm khuẩn. Ápxe tuyến tiền liệt được chẩn đoán bằng siêu âm qua trực tràng hoặc chụp CT/MRI tuyến tiền liệt.

Lưu ý: Không được bỏ sót viêm tuyến tiền liệt cấp ở nam giới có tình trạng vi khuẩn niệu (bacteriuria) song không có dấu hiệu khu trú hoặc ápxe tuyến tiền liệt ở các bệnh nhân có tiền sử bị viêm tuyến tiền liệt.

Xem xét điều trị: Điều trị viêm tuyến tiền liệt cấp đủ 2 tuần để làm giảm nguy cơ tiến triển thành viêm tuyến tiền liệt mạn tính. Ápxe tuyến tiền liệt được điều trị giống như viêm tuyến tiến liệt cấp kết hợp với dẫn lưu ngoại khoa.

Tiên lượng: Cực kỳ tốt nếu được điều trị sớm bằng liệu trình kháng sinh đủ thời gian (kết hợp với dẫn lưu đối với ápxe tuyến tiền liệt).

Viêm tuyến tiền liệt mạn tính (Enterobacteriaceae/trực khuẩn Gram âm đa kháng thuốc)

Biểu hiện lâm sàng: Các triệu chứng tiết niệu mơ hồ (khó tiểu nhẹ ± đau thắt lưng), tiền sử bị viêm tuyến tiền liệt cấp, không sốt hoặc sốt nhẹ.

Xem xét chẩn đoán: Chẩn đoán dựa trên có tình trạng vi khuẩn niệu kết hợp với đái mủ với các sợi nhầy trong nước tiểu (mucus threads) ± khám thấy tuyến tiền liệt căng đau nhẹ. Cấy nước tiểu/tinh dịch/ dịch thu được khi khám và ấn nặn tuyến tiền liệt đều dương tính.

Lưu ý: Nguyên nhân thường gặp nhất gây điều trị thất bại là thời gian điều trị không thỏa đáng. Viêm tuyến tiền liệt mạn tính với vôi hóa tuyến tiền liệt (siêu âm qua trực tràng) sẽ không khỏi hoàn toàn khi dùng kháng sinh; Cắt bỏ tuyến tiền liệt qua niệu đạo (transurethral resection of prostate (TURP)) kèm lấy bỏ tất cả các mảng vôi hóa là phương pháp điều trị triệt để.

Xem xét điều trị: Ở bệnh nhân dị ứng sulfa, có thể sử dụng TMP đơn độc thay thế cho TMP-SMX.

Tiên lượng: Cực kỳ tốt nếu được điều trị x 1 – 3 tháng. Ápxe tuyến tiền liệt là một biến chứng hiếm gặp song nghiêm trọng (có thể gây tình trạng sepsis do nhiễm khuẩn niệu).

Sepsis do nhiễm khuẩn tiết niệu (Urosepsis)

Phân loại Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị đường TM được ưu tiên lựa chọn Điều trị đường TM thay thế Chuyển điều trị từ đường TM sang đường uống
Mắc phải ở cộng đồng

(Điều trị khởi đầu được dựa trên kết quả nhuộm Gram nước tiểu)

 

 

Entero- bacteriaceae

(ESBL (-))

Ceftriaxon 1 g (TM) mỗi 24h/lần x 7 ngày*

hoặc

Levofloxacin 500mg (TM) mỗi 24h/lần x 7 ngày*

Amikacin 1g (TM) mỗi 24h/ lần x 7 ngày*

hoặc

Aztreonam 2g (TM) mỗi 8h/ lần x 7 ngày*

Levofloxacin 500mg (uống) mỗi 24h/lần x 7 ngày*

hoặc

TMP-SMX viên nén hàm lượng 1SS (uống) mỗi 12h/lần x 7 ngày*

Entero- bacteriaceae

(ESBL (+))

Meropenem 1g (TM) mỗi 8h/lần x 7 ngày* Doripenem 1g (TM) mỗi 8h/ Iần x 7 ngày* Fosfomycin 3g (uống) trong 3 ngày x 7 ngày*
E.faecalis (VSE)

Liên cầu nhóm B

Ampicillin 2g (TM) mỗi 4h/lần x 7 ngàỵ* Meropenem 1g (TM) mỗi 8h/ lần x 7 ngày* Amoxicillin 1g(uống) mỗi 8h/ lần x 7 ngày*

hoặc

Levofloxacin 500 mg (uống) mỗi 24h/lần x 7 ngày*

(Không nhuộm Gram nước tiểu) Entero- bacteriaceae

E. faecalis (VSE)

Liên cầu nhóm B

Meropenem 1g (TM) mỗi 8h/lần x 7 ngày* Piperacillin/ tazobactam 3,375mg (TM) mỗi 6h/lần x 7 ngày* Levofloxacin 500mg (uống) mỗi 24h/lần x 7 ngày*
Liên quan với
thủ thuật tiết
niệu(Điều trị khởi đầu đối với P.aeruginosa…
Nếu sau đó phân
lập được tác
nhân gây bệnh không phải là
Pseudomonas
aeruginosa, điều
trị phù hợp)
P. aeruginosa

Enterobacter

Klebsiella

Serratia

 

Meropenem 1g (TM) mỗi 8h/lần x 7 ngày

hoặc

Ciprofloxacin 400mg (TM)
mỗi 8h/lần x 7 ngày

hoặc

Levofloxacin 750mg (TM) mỗi 24h/lần x 7 ngày

hoặc

Cefepim 2g (TM) mỗi 8h/ lần x 7 ngày

 

Doripenem 1g (TM) mỗi 8h/lần x 7 ngày

hoặc

Piperacillin 4g (TM)
mỗi 8h/lần x 7 ngày

hoặc

Aztreonam 2g (TM) mỗi 8h/lần x 7
ngày

hoặc

Amikacin 1g (TM) mỗi 24h/lần x 7
ngày

hoặc

Ciprofloxacin 400mg (TM) mỗi 8h/lần x 7 ngày

Ciprofloxacin 750 mg (uống) mỗi 12h/lần
x 7 ngàyhoặcLevofloxacin 750mg (uống) mỗi 24h/lần x 7 ngày
Trực khuẩn Gram âm kháng lại nhiều thuốc kháng sinh Meropenem 1g (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

hoặc

Ceftolozan/ tazobactam 1,5g (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

Colistin 5 mg/kg (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần
Entero- bacteriaceae kháng carbapenem (CRE) Ceftazidim/ avibactam 2,5g (TM) mỗi 8h/ lần x 2 tuần

hoặc

Tigecyclin 200mg (TM) x 1 liều sau đó 100mg (TM) mỗi 24h/lần x 2 tuần*

Colistin 5 mg/kg (TM) mỗi 8h/lần x 2 tuần

Từ viết tắt: ESBL (Extended spectrum – β lactamase): Enzym ESBL hay enzym β lactamase phổ mở rộng; VSE (Vancomycin sensitive enterococci): Cầu khuẩn ruột nhạy với vancomycin

Ghi chú: Enterobacteriaceae bao gồm: Citrobacter, Edwardsiella, Enterobacter, E. coli, Klebsiella, Proteus, Proviedenáa, Shigella, Salmonella, Serratia, Hafnia, Morganella, Yersinia.

* Có thể cần thời gian điều trị kéo dài hơn nếu có tình trạng bất thường tiết niệu/thận.

Từ viết tắt: CRE (Carbapenem-Resistant Enterobacteriaceae): Enterobacteriaceae kháng carbapenem.

Ghi chú: Enterobacteriaceae bao gồm: Citrobacter, Edwardsiella, Enterobacter, E. coli, Klebsiella, Proteus, Proviedencia, Shigella, Salmonella, Serratia, Hafnia, Morganella, Yersinia.

Thời gian điều trị biểu thị tổng thời gian điều trị theo đường TM, điều trị theo đường uống hoặc thời gian điều trị theo đường tĩnh mạch + thời gian điều trị theo đường uống. Hầu hết bệnh nhân khi đang được điều trị theo đường tĩnh mạch có thể dùng được thuốc đường uống nên được chuyển sang điều trị theo đường uống khi tình trạng lâm sàng cải thiện.

* Phụ thuộc vào nồng độ ức chế tối thiểu (MICs), có thể cần dùng liều cao hơn. Liều nạp: 400 mg (TM) x 1 liều, sau đó liều duy trì: 200 mg (TM) mỗi 24h/lần

Sepsis do nhiễm khuẩn đường tiết niệu mắc phải từ cộng đồng (Community-Acquired Urosepsis)

Biểu hiện lâm sàng: Sepsis từ nguồn gốc đường tiết niệu.

Xem xét chẩn đoán: Cấy máu và nước tiểu dương tính với cùng tác nhân gây bệnh đường tiết niệu. Nếu bệnh nhân không bị ĐTĐ, lupus ban đỏ hệ thống, xơ gan, đa u tủy xương, dùng steroid, có bệnh thận hoặc tắc-nghẽn đường tiết niệu từ trước đó, tiến hành chụp CT/MRI niệu-sinh dục để loại trừ ápxe/tắc nghẽn. Ápxe tuyến tiến liệt hiếm khi là nguyên nhân gây sepsis do nhiễm khuẩn tiết niệu.

Lưu ý: Cấy nước tiểu thấy có kết hợp vi khuẩn Gram dương/âm gợi ý mẫu bệnh phẩm bị nhiễm bẩn hoặc có rò bàng quang- ruột.

Xem xét điều trị: Điều trị theo kinh nghiệm dựa trên kết quả nhuộm Gram nước tiểu. Nếu nhuộm Gram nước tiểu cho thấy có mủ niệu và cầu khuẩn Gram dương, điều trị như đối với cầu khuẩn ruột nhóm D (E. faecalis- cầu khuẩn ruột nhạy với vancomycin [VSE]). Nếu thấy có trực khuẩn Gram âm, điều trị như đối với Enterobacteriaceae. Tụ cầu vàng/Phế cầu không phải là tác nhân gây bệnh đường tiết niệu.

Tiên lượng: Liên quan với mức độ nặng của tình trạng bệnh lý nền gây sepsis do nhiễm khuẩn tiết niệu và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Đọc thêm: Tiêm steroid trong thương tổn: Tiêm khi nào và như thế nào?

Sepsis do nhiễm khuẩn tiết niệu (Urosepsis) sau thủ thuật đường tiết niệu

Biểu hiên lâm sàng: Tình trạng sepsis xẩy ra trong vòng 24 giờ sau khi tiến hành thủ thuật trên đường tiết niệu-sinh dục.

Xem xét chẩn đoán: Cấy máu và nước tiểu dương tính với cùng tác nhân gây bệnh đường tiết niệu. Sử dụng kết quả cấy nước tiểu trước thủ thuật để nhận diện vi sinh vật gây bệnh đường tiết niệu và để hướng dẫn điều trị.

Lưu ý: Nếu không phải P. aeruginosa trong nước tiểu/máu, chuyển sang dùng TMP-SMX trong khi chờ kết quả xét đánh giá độ nhạy với kháng sinh của vi khuẩn.

Xem xét điều trị: Điều trị bằng một thuốc theo kinh nghiệm đối với P. aeruginosa sẽ bao phủ được hầu hết các vi khuẩn gây bệnh khác trên đường tiết niệu.

Tiên lượng: Liên quan với mức độ nặng của tình trạng bệnh lý nền gây sepsis do nhiễm khuẩn niệu và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Bệnh lý viêm vùng khung chậu (Pelvic Inflammatory Disease[PID]), Viêm vòi tử cung (Salpingitis), Ápxe phần phụ (Tuboovarian Abscess), Viêm nội mạc tử cung (Endometritis)/Viêm nội mạc-cơtửcung (Endomyometritis), nhiễm khuẩn huyết sau nạo phá thai (Septic Abortion)

Phân loại  Tác nhân gây bệnh thường gặp Điều trị đường TM được ưu tiên lựa chọn Điều trị đường TM thay thế Chuyển điều trị từ đường TM sang đường uống
Bệnh nhân nằm viện * B. fragilis

Entero- bacteriaceae

Lậu cầu (N.gonorrhoeae)

C. trachomatis

C. sordelli ** (nhiễm khuẩn sau phá thai)

Đơn trị liệu bằng

Moxifloxacin 400mg (TM) mỗi 24h/lần x 2 tuần

hoặc điều trị kết hợp với

Doxycyclin 200mg (TM) mỗi 12h/lần x 3 ngày, sau đó 100mg (TM) mỗi 12h/ lần x 11 ngày

kết hợp với hoặc

Piperacillin 4g (TM) mỗi 6h/lần x 2 tuần

hoặc Ertapenem 1g (TM) mỗi 24h/lần X 3-10 ngày hoặc Cefoxitin 2g (TM) mỗi 6h/lần x 2 tuần hoặc Cefotetan 2g (TM) mỗi 12h/lần x 2 tuần

Điều trị kết hợp thay thế:

Doxycyclin 200mg (TM) mỗi 12h/lần x 3 ngày, sau đó 100 mg (TM) mỗi 12h/ lần x 11 ngày cộng với Ampicillin/ sulbactam 3g (TM) mỗi 6h/lần x 2 tuần hoặc Quinolon* (TM) mỗi 24h/lần x 2 tuần cộng với Metronidazol 1 g (TM) mỗi 24h/lần x 2 tuần

Đơn trị liệu bằng

Moxifloxacin 400mg (uống) mỗi 24h/lần x 2 tuần

Bệnh nhân ngoại trú (chỉ bị bệnh lý viêm vùng khung chậu nhẹ)

 

Lậu cầu

(N. gonorrhoeae)

C. trachomatis

B. fragilis

Enterobacteriaceae

Moxifloxacin 400mg (uống) mỗi 24h/lần x 2 tuần ** hoặc Doxycyclin 100mg (uống) mỗi 12h/lần x 2 tuần

Ghi chú: Enterobacteriaceae bao gồm: Citrobacter, Edwardsiella, Enterobacter, E. coli, Klebsiella, Proteus, Proviedencia, Shigella, Salmonella, Serratia, Hafnia, Morganella, Yersinia.

Thời gian điều trị biểu thị tổng thời gian điều trị theo đường TM, điều trị theo đường uống hoặc thời gian điều trị theo đường tĩnh mạch + thời gian điều trị theo đường uống. Hầu hết bệnh nhân khi đang được điều trị theo đường tĩnh mạch có thể dùng được thuốc đường uống nên được chuyển sang điều trị theo đường uống khi tình trạng lâm sàng cải thiện.

* Chỉ điều trị bằng đường TM hoặc chuyển điều trị từ đường TM sang đường uống đối với viêm vòi tử cung (salpingitis), ápxe phần phụ (tuboovarian abscess), viêm nội mạc tử cung (endometritis), viêm nội mạc- cơ tử cung (endomyometritis), nhiễm khuẩn huyết sau nạo phá thai hoặc bị bệnh lý viêm vùng khung chậu (PID) nặng.

* Levofloxacin 500 mg (TM hoặc uống) mỗi 24h/lần hoặc Ofloxacin 400mg (TM hoặc uống) mỗi 12h/ lần.

** Tình trạng lậu cầu kháng với quinolon xuất hiện gần đây đòi hỏi phải theo dõi cẩn thận trong/sau điều trị.

** Điều trị kháng sinh đối với nhiễm khuẩn huyết sau phá thai tương tự như điều trị viêm vòi tử cung, viêm nội mạc từ cung cộng với nạo buồng tử cung lấy hết các thành phần bên trong tử cung.

Biểu hiện lâm sàng: Bệnh lý viêm vùng khung chậu (PID)/viêm vòi tử cung được biểu hiện bằng dấu hiệu căng đau khi thăm khám phụ khoa /lay động cổ tử cung, đau vùng bụng dưới và sốt. Viêm nội mạc tử cung/ viêm nội mạc-cơ tử cung được biểu hiện bằng căng đau tử cung khi khám ± ra khí hư/sốt. Viêm nội mạc-cơ tử cung (Endomyometritis) là nhiễm khuẩn sau đẻ thường gặp nhất.

Xem xét chẩn đoán: Đau bụng dưới một bên ở một bệnh nhân nữ không có nguyên nhân trong khung chậu nào khác, gợi ý bệnh lý viêm vùng khung chậu/ viêm vòi tử cung.

Lưu ý: Tiến hành chụp CT/MRI bụng/khung chậu để khẳng định chẩn đoán và để loại trừ các bệnh lý khác hoặc ápxe vòi tử cung- buổng trứng.

Xem xét điều trị: Ápxe phần phụ thường cần được dẫn lưu/lấy bỏ khối ápxe ± cắt toàn bộ tử cung qua đường bụng/ và cắt bỏ cả hai bên vòi tử cung-buồng trứng, kết hợp với kháng sinh x 1-2 tuần sau khi dẫn lưu/loại bỏ khối ápxe. Nhiễm khuẩn huyết sau phá thai được điều trị như đối với viêm nội mạc tử cung/viêm nội mạc-cơ tử cung kết hợp với nạo hút buồng tử cung.

Tiên lượng: Liên quan với sự kịp thời điều trị/dẫn lưu thỏa đáng nếu có ápxe vòi tử cung-buồng trứng. Các biến chứng muộn của bệnh lý viêm vùng khung chậu/viêm vòi tử cung bao gồm sẹo hẹp vòi tử cung/ vô sinh.

Tài liệu tham khảo

  1. Linden PK. Treatment options for vancomycin- resistant enterococcal infections. Drugs 62:425-41,2002.
  2. Lipsky BA, Berendt AR, Deery HG, et al. Diagnosis and Treatment of Diabetic Foot Infections. Clin Infect Dis 39:885-910, 2004.
  3. Lipsky BA, Byren I, Hoey CT. Treatment of bacterial prostatitis. Clin Infect Dis. 50:1641-1652,2010.
  4. Loddenkemper R, Sagebiel D, Brendel A. Strategies against multidrug-resistant tuberculosis. Eur Resplr J Suppl 36: 66S-77S, 2002.
  5. Lok AS. Chronic hepatitis B. N Engl J Med 346: 1682-3,2002.
  6. Lok AS, MacMahon BJ. Chronic hepatitis B. Hepatology 45:507-539,2007.
  7. Maartens G, Wilinson RJ Tuberculosis. Lancet 370:2030-2043, 2007.
  8. Martin SS, Hollingsworth CL, Norfolk SG, et al. Reversible cardiac dysfunction associated with pandemic 2009 influenza A (H1N1). Chest. 137:1195-1997,2010.
  9. McLaughlin SP, Carson cc Urinary tract infections in women. Med Clin North Am 88:417-29,2004.
    Meddings J, Rogers MAM, Macy M, et al.
    Systematic review and meta-analysis: reminder systems to reduced catheter- associated urinary tract infections and urinary catheter use in hospitalized patients. Clin Infect Dis. 51:550-560,2010.
    Mermel LA. What is the Predominant Source of Intravascular Catheter Infections? Clin Infect Dis 52:211-212,2011.
    Metlay JP, Fishman NO, Joffe MM, et al. Macrolide resistance in adults with bacteremic pneumococcal pneumonia. Emerging Infect Dis 12:1223-30,2006.
    Michalopoulos A, Falagas ME. Treatment of Acinetobacter infections. Expert Opin Pharmacotherapy. 11:779 788, 2010.
  10. Minnaganti V, Cunha BA. Infections associated with uremia and dialysis. Infect Dis Clin 16: 385-406,2001.
  11. Musher DM, Musher BJ. Contagious acute gastrointestinal infections. N Engl J Med 351:2417-27,2004.
  12. Musher DM, Aslam s, Logan N, et al. Relatively poor outcome after treatment of Clostridium difficile colitis with metronidazole. Clin Infect Dis 40: 1586- 1590,2005.
  13. Mylonakis E, Calderwood SB. Infective endocarditis in adults. N Engl J Med 345: 1318,2001.
  14. Nicholson KG, Wood JM, Zambon M. Influenza. Lancet 362:1733-45, 2003.
  15. Nucci M, Anaissie E, Betts RF, et al. Early removal of central venous catheter in patients with candidemia does not improve outcome: analysis of 842 patients from 2 randomized clinical trials. Clin Infect. Dis. 51:295-303,2010.
  16. Parry CM, Hien TT, Dougan G, et al. Typhoid fever. N Engl J Med 347:1770-82,2002.
  17. Peipert JF. Genital Chlamydial Infections. N Engl J Med 349:2424-30, 2003.
  18. Perea 5, Patterson TF. Invasive Aspergillus infections in hematologic malignancy patients. Semin Resplr Infect 17: 99-105, 2002.
  19. Perencevich EN, Diekema DJ. Decline in invasive MRSA infection, where to go from here? JAMA 304:687-689,2010.
  20. Peterson LR. Penicillin for treatment of pneumococcal pneumonia: does In vitro resistance really matter? Clin Infect Dis 42: 224-33, 2006.
  21. Piccirillo JF. Acute bacterial sinusitis. N Engl J Med 351:902-10,2004.
  22. Razonable RR. Management of cytomegalovirus infection after renal transplantation. Infect Dis in Clinical Practice 17:220-230, 2009.
  23. Relman DA. Bioterrorism preparedness: what practitioners need to know. Infect Med 18:497-515, 2001.
  24. Rex JH. Approach to the treatment of systemic fungal infectious. In: Kelley WN (ed), Kelley’s Textbook of Internal Medicine, 4Ihed., 2279-2281, 2000.
  25. Rodriguez-Bano J. Seleơion of empiric therapy in patients with catheter-related infections. Clin Microbiol Infect 8:275-81, 2002.
  26. Ross AGP, Bartley PB, Sleigh AC, et al. Schistosomiasis. N Engl J Med 346:1212-1220, 2002.
  27. Rovers MM, Schilder AGM, Zielhuis GA, et al. Otitis media. Lancet 363:465-73,2004.
  28. Ruhe J J, Monson T, Bradsher RW, Menon A. Use of longacting tetracyclines for methicillin- resistant Staphylococcus aureus infections: case series and review of the literature. Clin Infect Dis 40: 1429-1434, 2005.
  29. Safdar A, Bryan C5, Stinfon s, et al. Prosthetic valve endocarditis due to vancomycin- resistant Enterococcus faecium: treatment with chloramphenicol plus minocycline. Clin Infect Dis 34:61-3, 2002.
  30. Schlossberg D. Treatment of multi-drug resistant turberculosis. Antibiotics for Clinicians 9:317-321, 2005.
  31. Slenczka w, Klenk HD. Fort years of Marburg virus. J Infect Dis 196: SI 31-SI 35, 2007.
  32. Small PM, Fujiwara PI. Management of tuberculosis in the United States. N Engl J Med 345:189-200, 2001.
  33. Sobel J. Botulism. Clin Infect Dis 41:1167-1173, 2005.
  34. Sobel JD, Wiesenfeld HC, Martens M, et al. Maintenance fluconazole therapy for recurrent vulvovaginal candidiasis. N Engl-J Med 351:876-83, 2004.
  35. Spellberg BJ, Filler SG, Edwards JE. Current treatment strategies for disseminated candidiasis. Clin Infect Dis 42: 244-251, 2006.
  36. Stanek G, Strle F. Lyme borreliosis. Lancet 362: 1639-47, 2003.
  37. Strader D8, Wright T, Thomas DL, et al. Diagnosis, management, and treatment of hepatitis c. Hepatology 39:1147-1171, 2004.
  38. Tegnell A, Wahren B, Elgh G. Smallpox – eradicated, but a growing terror threat. Clin Microbiol Infect 8:504-509, 2002.
  39. Teshae EH, Hu DJ, Holmberg SD.The two faces of hepatitis E virus. Clin Infect Dis. 51:328- 334, 2010.
  40. Thielman NM, Guerrant RL Acute infectious diarrhea. N Engl J Med 350:38-47,2004.
  41. Tolkoff-Rubin NE, Rubin RH. Recent advances in the diagnosis and management of infection in the organ transplant recipient. Semin Nephrol 20:148-163, 2000.
  42. Tunkel AR, Hartman BJ, Kaplan SL, et al. Practical guidelines for the management of bacterial meningitis. Clin Infect Dis 39: 1267-84, 2004.
  43. Van de Beek D, de Gans J, Spanjaard L, et al. Clinical features and prognostic factors in adults with bacterial meningitis. N Engl J Med 351:1849-59, 2004.
  44. van de Beek D, de Gans J, Tunkel AR, Wijdicks EFM. Community-acquired bacterial meningitis in adults. N Engl J Med 354: 44-53,2006.
  45. Viale p, STefani s. Vascular catheter- associated infections: a microbiological and therapeutic update. Journal of Chemotherapy 18:235-49,2006.
  46. Walsh TJ, Rex JH. All catheter-related candidemia is not the same: assessment of the balance between the risks and benefi ts of removal of vascular catheters. Clin Infect Dis 34: 600-602,2002.
  47. Wormser, GP. Discovery of new infections diseases Bartonella species. N Engl J of Med 356:2346-2347,2007.
  48. Wormser, GP. Early Lyme Disease. N Engl J Med 354:2794-801,2006.
  49. Yeh E, Luo RF, Dyner L, et al. Preferential lower respiratory tract infection in swine-origin 2009 A (H1N1) influenza. Clin Infect. Dis. 50:391-394, 2010.
  50. Schwartz RH. Practice guidelines for the diagnosis and management of group A streptococcal pharyngitis. Infectious Diseases Society of America. Clin Infect ‘Dis 35:113-25,2002.
  51. CDC MMWR Sexually transmitted diseases treatment guidelines, 2010. (RR-12) 59:1- 110,2010.
  52. Chapman sw, Bradsher RW Jr, Cambell CD Jr, et al. Practice gu idelines for the management of patients with blastomycosis. Infectious Diseases Society of America. Clin Infect Dis 30:679-83,2000.
  53. Cordonnier c, Pautas c, Maury s, Vekhoff A, et al. Empirical versus preemptive antifungal therapy for high-risk, febrile, neutropenic patients: A randomized, controlled trial. Clin Infect Dis 48:1042-1051,2009.
  54. Dworkin RH, Johnson RW, Breuer J. Recommendations for the management of Herpes zoster. Clin Infect Dis 44: S1-26, 2007.
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here