Bách bệnh cơ yếu: Lý luận và kinh nghiệm chữa bệnh

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bách bệnh cơ yếu: Lý luận và kinh nghiệm chữa bệnh

Bài viết Bách bệnh cơ yếu: Lý luận và kinh nghiệm chữa bệnh.

Nguồn tham khảo: Quyển “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” quyển I, tập 1, 2 tải pdf Tại đây.

Tác giả Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Tích tụ

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Sách Nội kinh nói; “Tích” thuộc âm chứng, bệnh ở tạng, âm chứng thì ấn phục bên trong, cho nên chúng tích thì đau cố định một chỗ không dời đổi; “tụ” thuộc dương chứng, bệnh ở tạng, âm chứng, bệnh ở phủ, dương chứng thì nổi lên mà di động, cho nên thể hiện ra bên ngoài không chỗ nào nhất định (như thế thì khí vượng lên là sẽ tiêu dần, không chữa khỏi).

Phàm bệnh tích tụ sinh ra là do chính khí thừa hư lấn vào, khi mới phát phần nhiều cảm phải hàn tà, hoặc do ăn uống không thận trọng, hoặc làm việc nặng nhọc quá, thất tinh day dứt bên trong, tà khí ngưng kết ở khoảng huyết mạch, âm hàn vào trong trường vị, kết hợp với nguyên khí mà ngưng tụ lại, làm cho tân dịch khô sáp, rít lại mà chẳng thông, do đó mới sinh ra tích tụ. Sách lại nói. “Phần nhiều ban đầu do ngoại cảm hoặc nội thương thành khí uất, sau uống nhầm thuốc bổ vào gây trệ đọng lại mà thành tích.”

Chu Đan Khê nói: “Khí không thể tích thành khối, khối là vật hữu hình, ở khoảng giữa là đởm ấm (khoảng giữa là đường thủy cốc có lửa của ngũ tâm chưng nấu), ở bên phải là thực tích (tỳ vị chưa đồ ăn uống); ở bên trái là huyết khối (can đởm chưa huyết dịch).

Phân biệt chứng trạng

Khi thấy mặt vàng, sưng phù, bụng sôi lọc ọc, đầy trướng, đái ra nước nhờn như dâu, lông tóc vàng sém, ỉa ra chất đỏ trắng, tròng mắt vàng đỏ, khắp minh sưng nhẹ, vùng bụng nóng hơn các chỗ khác, ăn vào thì đau bụng, ngủ nhiều mà mê man, nhọc mệt,… đều là những triệu chứng của bệnh tích tụ.

Các chứng tích theo ngũ tạng

Cam tích: Gọi là “Phỉ khí”, hạ sườn nối một vật giống như cái chén úp, có đầu, có chân như con rùa, con cua đinh, làm người buồn nôn, hoặc đau hai bên sườn, lan đến bụng dưới làm ra sốt rét cách nhật, chân đau, gân rút (chứng này do phong khi có thừa, huyết không vận hành theo khí).

Tâm tích: Gọi “Phục lương”, một vật to bằng cánh tay nổi dọc trên rốn từ chớn thủy đến rốn, lâu ngày khiến cho trong lòng buồn bực (Đó là hỏa uất, gọi “Phục lương” vì hình nó giống như cái xà nhà chắn ngang dưới dưới tâm. Chứng Trường ung cũng giống như thế nhưng khác là có sưng ở lưng, quanh rốn đau thành ung nhọt).

Tỳ tích: Gọi là “Bí khí”, ở chỗ bên phải vị quản to như cái mâm, làm ra chứng nghẹt tắc mửa ỉa, lâu ngày thành Hoàng đản, mệt mỏi, uể oải, ăn uống vào vẫn không sinh da thịt (đó là dương khí bị thấp tà ngăn lại, kiêng dùng thuốc nóng).

Phế tích: Gọi là “Tức bôn”, ở dưới sườn bên phải to bằng cái chén úp, gây ra chứng đau tức ở lưng, lâu ngày thành ho suyễn, phế ung (đó là chứng suyễn thở đưa xốc lên).

Thận tích: Gọi là “Bôn đồn”, phát từ bụng dưới lên đến chớn thủy, lâu ngày sinh thở rộn lên, thành bệnh cốt nuy, khí kém (đó là ví như con heo chạy xốc, khi lên khi xuống không ngừng).

Năm bệnh tích là trưng, hà, tịch, bí, huyền

“Trưng” do thương thực mà sinh ra, tích tụ thành khối ấn vào dưới tay không thấy chuyển động, thể hiện đau nhói lên gân sườn, ngực buồn tức, ăn uống không vào, lợm giọng mửa ói (Sách nói: Trưng nghĩa là có chứng cớ).

“Hà” do tổn thương huyết mà sinh ra, hình thành một vật giả như “huyết hà” (máu), “miết hà” (cua đinh) “thạch hà” (tôm) ở trên, ở dưới, bên phải, bên trái khi động khi yên không nhất định, một chỗ có khi ở khoản hai bên sườn có cực như đá, ấn vào thì đau, không ấn vào thì nhẹ, thể hiện tức ngực, còn gọi là “huyết kết”. Trẻ em mắc bệnh này thì da vàng, gầy guộc, bụng đau trướng, nóng về đêm thành bệnh cam tích (Sách nói: “hà” nghĩa là tạm mượn, khí huyết thành hình đã từ lâu lắm ròi. “Trưng” với “Hà” đều do vệ sinh hư kém, phong hàn xâm nhập ở ngoài, thủy ấm ngưng đọng ở giữa phần âm phần dương thì thành ra chứng hà, còn như tà cùng thức ăn trệ đọng không hóa được thì thành chứng trưng).

“Bí”, lấy theo nghĩa chữ bí là tắc, là kết, là thực, vì tổn thương đến khí mà sinh bệnh, thể hiện bụng phình to lên, sườn đầy căng lên, đau nhói từng lúc ở gân bên trái, mặt vàng, thịt róc, mệt nhoài không có sức, để lâu không chữa sẽ thành cục báng (bệnh này do nhiệt khí uất ở khoảng lồng ngực thức ăn ngừng lại ở khoảng bụng sườn, khiến vinh vệ không vận hành, tạng phù không thông trở thành bí khốn. Sách nói: Chữ bí có nghĩa như trang thái bí, khí trời khí đất không giao hợp nhau, trong như (mềm) ngoài cương (cứng), muôn vật không thông.

“Tịch”, lấy theo nghĩa ẩn nấp, là có ngưng kết, ẩn nấp ở trong, ngoài không thấy được bệnh này do ngưng trệ mà thành, triệu chứng thể hiện đại tiện chặt lòng không chừng, tựa như đi lỵ mà không phải lỵ như trùng mà không phải trùng, hoặc đi ra máu tươi, bụng đau khan, ngực đầy tức, để lâu không chữa thì thành như bệnh bí.

“Huyền”, da bụng dầy, kết hạch ở trong lớp da thịt mà không trông thấy. (Sách nói: Huyền tịch là vắng hàn, ẩn lạng lại nói là huyền diệu không lường được, cho nên nói rằng bệnh tịch thì tích, bệnh huyền thì cấp).

Xét hư thực

Sách nói: Người khỏe mạnh thì không bị bệnh tích, hư yếu mới xảy ra. Vì nguyên khí mạnh thì tỳ vị vận chuyển khỏe, vinh vệ điều hòa thông đạt, chỗ chân lông không bị gì ủng trệ thì làm sao mà tích đọng được. Khi đã có thể bị tích thì biết là chân khí đã hư, nhưng khi mới mắc bệnh, tà khí chưa củng cố, hoặc nguyên khí chưa suy, da thịt chưa tổn thương, ăn uống vẫn còn tốt, thì nên chữa theo nửa thực nửa hư.

Tiên lượng

Nếu nguyên khí còn vững, vị khí còn mạnh, ăn uống còn tốt, da thịt đầy chắc là dễ chữa.

Nếu sắc mặt nhợt nhạt hoặc tím bầm, mắt đờ, bụng căng như da trống, đau nhói lên tâm, bỗng nhiên đi ra máu tươi, môi lưỡi đều đen, suyễn thở gấp, nôn khan, ợ hơi lên, ăn không được, da khô sạm có bầm tím, mửa ỉa ra lãi, sôi bụng ỉa chảy, thân thể hư yếu, lên cơn giật, mặt xanh, xều nước bọt, chân tay đều sưng, mặt đen, ỉa ra phân đen, hoặc đang ỉa thì ngừng, rồi lại ỉa nữa, gáy mềm miệng câm, chân tay teo róc…đều là chứng bất trị.

Phép chữa

Phép chữa bệnh tích là chỉ gọt dần, giũa dần, tiêu dần, hóa dần cho hết tích thì thôi. Vì bệnh tích phải chữa từ từ không phải một sớm một chiều mà chữa khỏi. Nếu công phạt gấp quá thì chính khí bị tổn thương, chuyển vận không được thi nhiệt tà trở lại mạnh thêm. Cho nên trừ tích được một nửa thì cho uống thuốc ngọt ấm để điều dưỡng, làm cho tỳ chuyển vận được mạnh lên thì phần tồn tại của bệnh không cần công trục cũng tự khắc tan.

Nếu bệnh tích tụ nặng lắm mà không công trục đi, lại cứ cho uống thuốc bổ mãi thì thật là vô ích, phải xét bệnh ở kinh nào, nguyên nhân gì gây ra tích, nhận bệnh thật chính xác, dùng những vị thuốc đánh thẳng vào thì dù có mấy lớp cứng rắn cũng bị phá tan, nhưng cũng giữ mức khỏi được quá bán thì thôi. Nội kinh nói: “Bệnh đại tụ, cơ thể công trục bớt đi, quá bán thì thôi, nếu công trục quá thì chết”, Chu Đan Khê nói: “Chữa bệnh tích có ba giai đoạn: giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối cần nên biết rõ”. Bệnh ở giai đoạn đầu, chính khí còn khỏe, tà khí đã vào sâu, nên vừa công vừa bổ; bệnh ở giai đoạn cuối, là bệnh đã lâu, tà khí lấn mạnh khí tiêu hao, chỉ nên thuần dùng thuốc bổ dưỡng, chớ nên công phát Iấy mau.

Phục lương là bệnh hòa uất (tàm), Phi khí là mộc uất (can), Bí khí là thổ uất (Tỳ), Tức bôn là kim uất (phế, Bôn đôn là thủy uất (tâm), Năm loại tích này nên xét theo chứng uất mà chữa, uất là do khí không thư thái ức uất. mà thành ra tích, không phải chỉ mới tụ có thể là thuộc khí. Cho nên phép chữa phải điều khí làm cho tân dịch lưu hành, tích tụ sẽ không do đâu mà phát sinh, song cũng không thể không kèm theo phép bổ, bởi vì người mạnh, khí lưu hành được thì khỏi, người yếu khí không thông được thì thành bệnh, cho nên nguyên nhân bệnh tích là do khí hư huyết kém. Người khéo chữa bệnh tích, không cần ở kinh nào, tạng nào, trước nên điều bổ khí trung tiêu, khiến cho ăn uổng tốt đã, khí huyết đã vượng rồi thì tích trệ tự khắc tiêu. Dù là người khỏe, đang dùng thuốc tiêu cũng phải ghé có bổ khí bổ huyết, khi chứng tích đã giảm được quá bán, thì thuần dùng thuốc cam ôn để điều dưỡng. Như thế là chỉ dưỡng chính mà tà tự khắc tiêu, nếu muốn trừ hết tích mới thôi thì vị khí dù còn cũng chẳng được bao nhiêu.

Bệnh tích, tụ, trưng, hà, bí, tịch, đều thuộc khí thái âm thổ, mà Đan Khê tiên sinh chỉ đơn cử tích tụ để nói, cho rằng huyết trệ thành tích, khí trệ thành tụ, ở giữa là tích đờm, bên trái là tích huyết, bên phải là thực tích, đó là nói tổng quát về vị trí của bệnh tích. Nhưng về phép chữa thì tích trệ nhiều thì tiêu; thông; chính khí không đủ thì bổ dần, không còn cách gì khác nữa.

Chữa tích trệ phải dùng phép tiêu đạo, tiêu là làm cho tan đi, đạo là làm cho thông đi, nhẹ thì hòa giải, nặng thì thông tiện manh, bởi vì trọc khí không lắng xuống, thanh khí không bốc lên, tà khí không trừ thì chính khí không khôi phục được, có khi tiêu bổ đều dùng, có khi bổ nhiều tiêu ít, có khi bổ trước tiêu sau, cho nên trong cổ phương, các bài thuốc phá tích đều dùng sâm, Truật, Nội kinh nói: “Chớ nuôi tà khi, chớ làm mất chính khí”, ý nghĩa là như thế.

Đại khái, bệnh tích khi mới mắc là thuộc hàn, tích đã lâu thì thành nhiệt, thế mà trong bài thuốc hay dùng Quế, Phụ, lại không thấy nhiệt độc, bởi vì các bệnh tích đều thích ấm ghét lạnh. Người ta dùng thuốc nhiệt mà không thấy trái thuốc, mới cho chứng tích là thuộc chứng trầm hàn cố lãnh, rồi cứ cho uống nhiều thuốc nhiệt vào đến nỗi chân khí tiêu hao, âm huyết khô cạn mà không chữa được nữa.

Phàm chứng bí không nên cho đi xuống thì bệnh lại kết rắn thêm, chỉ nên điều hòa tỳ vị, kiêm dùng thuốc thuận khí hóa trệ giúp vào, nếu khí trong ngực không thông mà hình như tắc nghẹt, đấy là do chính khí không chuyển vận mà gây nôn, về phép chữa là không được công phạt như chính hữu hình, vì ngực là nơi chứa khí, bị tổn thương thì ứ đọng không thông, thực ra không có vật gì trong đó cả, cho nên nói bí là tắc nghẹt (no hơi).

Cổ nhân nói: cái khó khăn trong nghề chữa bệnh là chỉ có chứng âm hư khó bổ, chứng tích lâu khó trừ. Cho nên người xưa lùng câu “núi ngọc tự đổ” để ví bệnh âm hư, “dưỡng hổ di hoạn” để ví bệnh tích lâu ngày. Ai mắc phải hai bệnh này thì phải kiêng dè sự thị hiếu để dưỡng tinh, quan sát bên trong để dưỡng thần, ăn uống thanh đạm, thong dong tự tại, sau rồi sẽ uống thuốc. Làm được thế mới mong bảo toàn tính mạng.

Dụng dược

Tích rượu, tích khí, tích huyết, tích đờm, tích nước, tích trà, tích báng, tích cơm, tích thịt, tích trứng, tích quả, tích miến, tích cá, tích cua đinh, thịt chó, giun sán, sốt rét… tùy các chứng bệnh mà chọn dùng các vị thuốc sau đây:

  • Tích rượu: Nhẹ thì dùng cát căn, Thần khúc, Hoàng liên, Bạch đậu khấu, nặng thì dùng Cam toại, Khiêu ngưu.
  • Tích khí: Nhẹ thì dùng Mộc hương, Chỉ xác, Hậu phác, Quít hồng; nặng thì dùng Chỉ thực, Khiên ngưu.
  • Tích huyết: Nhẹ thì dùng Cần tất, Đào nhân, Mẫu đơn bì, Quy vĩ, Xích thược, Hồng hoa; nặng thì dùng Đại hoàng, Manh trùng, Thủy điệt, Xuyên sơn giáp, Hoa nhị thạch.
  • Tích đờm: Nhẹ dùng Bán hạ, Qua lâu; nặng dùng Cổn đàm hoàn, hhi phù thạch để chữa tích đờm lâu ngày.
  • Tích nước: Nhẹ dùng ngũ linh tán, nặng dùng Thương lục, Cam toại, Nguyên hoa, Khiên ngưu.
  • Tích trà: Nhẹ dùng Khương hoàng, Chi ma; nặng dùng Ngô thù, Tiêu khương.
  • Tích báng: Nhẹ dùng Tam lăng, Nga truật; nặng dùng Ba đậu sương, Đại hoàng.
  • Tích cơm: Nhẹ dùng Mạch nha, Thần khúc, Cốc nha, Sa nhân, nặng dùng Kê nội kim.
  • Tích thịt: Nhẹ dùng Sơn tra, A ngùy; nặng dùng Sa tiêu thạch.
  • Tích trứng: Bạch đậu khấu, Quít hồng, Đậu sị, Khương trấp.
  • Tích quả: Đinh hương, nhục quế, Xạ hương, Miến, La bạc tử, sắc với nước gừng và rượu.
  • Tích cá, cua đinh: Tía tô, Quít bì, Mộc hương, Khương trấp, nước dái ngựa bạch chuyên chữa về tích thịt cua đinh.
  • Tích thịt chó: Dùng Sa nhân, Sơn tra.
  • Sên lái: dùng Hùng hoàng, Tích khôi (thiếc dốt thành than), Binh lang, Lôi hoàn, Vu di, Phi tử, Sử quân tử, Xuyên luyện.
  • Sốt rét: Dùng Miết giáp, Thảo quả.

Trương Tử Hòa hễ gặp bệnh là cứ cho hạ, nhưng muốn hạ cho đúng là phải xét kỹ nên hạ hay không nên hạ, bệnh gì phải hạ gấp, dùng thuốc gì đều không sai một tí. Ngày nay người ta sợ không dám hạ là do cái tôi không biết rõ bệnh căn, nếu không cẩn thận mà cứ hạ bậy thì mang lấy tội giết người. Bệnh hư vừa thì nên giúp cho chính khí để tiêu diệt bệnh dần dần, không nên công phạt mạnh.

Thoát tích đơn

Chữa tất cá chứng tích nôn mửa ợ chua, lồng ngực tắc nghẹt, hoặc thành báng, trưng, hà, đại tiện lỏng hoặc bí, tỳ vị suy yếu, ăn uống không tiêu, bụng trướng, mặt vàng, khớp xương chân tay dau buốt rù mỏi, nặng thì sinh nhọt, thũng làm thành nhọt lở, bại liệt. Chỉ dùng Bình vị tán làm chủ.

  • Khí tích không có cục gia Mộc hương, Binh lang, Thanh bì, Trần bì, Trầm hương, La bạc tử, Hương phụ làm tá, vỏ cây Long não ít miếng; nặng thì dùng Ba đậu sao chung với các vị thuốc cho vàng rồi sàng bỏ Ba đậu dùng thuốc.
  • Huyết tích có cục, gia những vị Tam lăng, Nga truật, Ngưu tất, Xuyên khung, Quy vĩ, Miết giáp, Hồng hoa, Bạng xác (vỏ trai), Đào nhân, Nhũ hương, Một dược, nặng thì lấy Nguyên hoa nấu với giấm chế vào thuốc sắc,
  • Tích rượu gia các vị Cát căn, Sa nhân, Mạch nha, Trần bì, Mộc hương, Trư linh, Trạch tả, Xa tiền.
  • Tích quả, thì gia Thảo quả, Sơn tra, Hoàng liên, Hương phụ, Ô dược, Chỉ xác, Xương bồ.
  • Tích thịt gia Sơn tra, A ngùy.
  • Tích cơm, gia Mạch nha, Cốc nha, Chỉ thực.
  • Tích nước, gia Bán hạ, Phục linh, Đình lịch, Trạch tả.
  • Có đi ngoài, gia Nhục đậu khấu.
  • Phù thũng, dùng nước Thương lục quay hồ làm việc chỉ dùng Thanh phàn sao với thuốc (phải sao để không tổn thương nguyên khí).
  • Tích đờm, gia hải cáp phấn, Thành mông thạch, Bán hạ, Bạch phàn, Phác tiêu.
  • Tích thuộc hàn và mới phát, gia Can khương, Ba đậu, Lương khương, Hồi hương, Bạch đậu khấu, Ích trí nhân, và chút ít Xương bồ.
  • Tích thuộc nhiệt, gia Hoàng bá, Đại hoàng, Hoạt thạch, nguyên khí ỵếu gia Nhân sâm.
  • Có sán lãi dùng Khổ luyện căn bì 1 cân, Tạo giác 10 quà, nấu với một bát nước, cô thành cao, để trộn với thuốc làm viên, trước dùng bột Trầm hương làm áo trong, sau dùng bột Lôi hoàn, Mộc hương làm áo ngoài, liều dùng 10 viên, uống với nước, đường cát vào lúc canh tư. Bệnh thường thì làm viên với hồ giấm bằng hạt Ngô đồng, liều dùng dăm ba chục viên uống với nước cơm vào lúc đói.

Bệnh trùng (Sên lãi)

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Vạn vật hóa không ngừng đều nhờ có khí thấp nhiệt, như gỗ mục sinh ra trùng, cỏ mục sinh ra đom đóm, tuy hình thành và sống gởi ở cỏ cây, nhưng thực ra như khí thấp nhiệt giao hợp mà hóa sinh, nuôi lớn. Trùng ở trong bụng người cũng do ăn nhiều đồ ngọt béo, sống lạnh, thích uống rượu, lâu ngày uất lại thành nhiệt, thấp nhiệt chưng nấu thành trùng tích mà chưa phát ra thời gian lâu tạng phù hư yếu hoặc vị lạnh vị nhiệt, hoặc lại ăn đồ ngọt béo thì phát bệnh ra ngay.

Trùng sinh ra là do ăn uống không kiêng dè, hoặc ăn đồ xào nướng nhiều quá, hoặc ăn với rau dền, làm cho hỏng khí ở trung tiêu, không vận hóa được mà kết thành tích, tích lâu thì thấp nhiệt nung nấu, đờm với huyết ứ ngưng kết lại, biến hóa theo khí của ngũ hành mà thành nhiều hình trạng kỳ quái. Có thuyết nói: Ở con người trong có sên lãi, ngoài có chấy rận, đều nương náu vào thân thể con người mà sống, đấy là ý nghĩa “thân thể con người là một vũ trụ thư nhỏ tại”, nếu bị hàn tà xâm vào hoặc hòa khí bức bách, cũng có thể gây thành bệnh mà chẳng yên và nếu ăn uống không thận trọng, như ăn phải thứ khó tiêu đều có thể sinh trùng; nếu nuốt nhầm lông tóc thì càng dễ sinh trùng không riêng là những giấm chua, chẳng những các vật ấy mà thôi cho đến các vật không phải là chất đặc như trà đặc, rượu mạnh uống vào rất dễ sinh bệnh, người nghiện trà nhớ trà, nghiện rượu ham rượu, cũng có người thích uống dầu, ăn rau sống, ăn đất vạch, đều là do ăn uống không thận trọng, khí huyết, bị suy kém thì hay biến sinh ra những loại trùng không thể kể xiết, chẳng hạn như trùng sợi tóc, trùng ba ba, trùng lao, trùng lao di truyền, làm cho chết cả họ. Mới hay, bệnh trùng khốc hại là ngần nào! Chu Đan Khê nói: “Trùng vốn do thấp nhiệt mà sinh ra, tạng phù hư thì trùng bám vào”.

Phân biệt chứng trạng

Khi trùng quấy lên thì cảm thấy nó qua lại, lên, xuống, thúc nhói trong bụng, người ưỡn ngửa ra, khua tay lên, tâm thần rối loạn, sùi bọt dãi hoặc mửa ra nước trong, khi đỡ, khi tăng, bụng nổi gân xanh, lợm giọng, giống như chứng động kinh chỉ khác là mắt không trông lệch, tay không co rút, nhưng sắc mặt khác thường hoặc xanh hoặc đen, quầng mắt cũng xanh đen, hoặc sắc mặt vàng úa, trên mặt có những tia máu dạng như càng cua, ăn uống sút kém, da thị không sinh, nóng rét trầm trọng, nếu không chữa sớm để trùng sinh thêm mãi, tràn đến tim thì có thể chết, lại có người bị đau vì lãi chòi (con lãi dài độ 1 thước ta, hé nó chui vào tâm là có thể chết người). Cũng có khi vì ăn đồ ngọt quá, cắn miếng to quá, làm cho lãi chòi lên thì thấy thúc lên tâm, nhói ở bụng, khi động, khi im, chợt qua chợt lại. Người bệnh thèm của ngọt, không muốn ăn cơm, mửa ra nước trong, môi miệng tim tái. Phàm các chứng đau bụng, nhất định mạch sẽ trầm nhược mà huyền, nhưng thấy mạch dại tức là đau bụng và đó là chứng đau bụng trùng của trẻ con.

Sách nói: Lao thì sinh nhiệt, nhiệt sinh trùng trùng của tâm là giun đũa, của tỳ là sán xơ mít dài 1 tấc, mẹ đẻ con đẻ, dần dần lớn lên và dài, nối nhau đến 1 thước, thời dễ làm chết người, do ăn thịt bò uống rượu mà sinh ra; trùng của thận như sợi tơ cắt từng đoạn; trùng của can như hạt hạnh giã nát, trùng của phế như con tằm. Các trùng ấy đều có thứ sát hại người mà trùng của phế là nguy hiểm hơn, nó nằm trong lá phổi, ăn phổi người nên thành bệnh lao trái, ho khạc ra máu mà mất tiếng, thuốc uống vào không tới nơi được thật khó chữa. Các thứ trùng đều sinh ở can, cho nên có bệnh trùng thì mạch bộ can lớn gấp bội (đại), thậm chí có khi những lãi đũa quấn cả nùi với nhau, khiến đau dữ mà sinh quyết nghịch giống như chứng động kinh, chỉ khác là môi miệng tím tái. Sách lại nói: người lớn hoặc trẻ em ăn no quá, không tiêu hóa được, thấp nhiệt đọng ở trong bụng, nhất định sẽ sinh ra trùng. Lại nói: trong bụng nóng, huyết ở tạng phủ kém, cho nên trùng bò đi kiếm ăn mà thấy đau. Môi trên lở là chứng “hoặc” bị trùng ăn nội tạng mà tiếng khan, môi dưới lở là chứng “hồ”, trùng ăn ở hậu môn. Còn chứng tỳ vị đều tổn thương suy bại, đến nỗi trên dưới đều có trùng ăn lở loét, hễ bị bệnh này thì 10 người không sống được một, mạch hư tiểu thì sống, khẩn cấp thì chết.

Có ba thứ trùng là: “Phục trùng” (trùng ẩn nấp) còn có tên Trường trùng, dài hơn 4 tấc, đứng đầu các thứ trùng khác; Xích trùng” giống như miếng thịt sống làm cho sôi bụng: “Nhiêu trùng” (lãi kim) giống như con sâu rau, hình rất bé, ở vào khoảng ruột to rộng, có nhiều thì gây thành trĩ, dữ dội thì thành bệnh cùi, ung thư, ghẻ lở, hắc lão, phần nhiều là do trùng này gây nên. Sách nói: lãi đũa hay làm ra bệnh, lại có thứ trùng thịt giống như hạt hạnh giã nát, làm cho người buồn phiền, đầy tức, có thứ trùng dạ dày giống như con chẫu chàng, làm cho người nôn mửa và nấc, cồn cào, hay ọe, thích ăn các thứ: đất, than, gạo sống, trà, muối, gừng, hạt tiêu. Có thứ Nhược trùng, có tên là Cách trùng, giống như muối dưa, làm cho người hay ngủ vì nó phục trong thịt làm cho vị yếu. Bốn loại trùng ấy là người lớn hay mắc, còn thứ lãi kim thì trẻ con hay bị nhiều, người lớn cũng có nhưng ít, nó gây thổ ra nước trong, đau trong tim, buồn phiền, nóng ráo, khi có khi không. Các thứ trùng khác cũng đều hại người, như “ứng thanh trùng” dài hơn hai tấc, giống hệt như hình người, hễ người bệnh nói thì trùng có tiếng nói theo (ứng thanh); “Phụ nhân trùng là đàn bà tắc kinh, bụng to lên, chỉ 1 tháng đã thấy máy động, những mãi đến quá kỳ mà vẫn chưa đẻ, nếu thấy hiện tượng ấy nhất định là bệnh trùng; “Tiểu nhi huyết miết” trẻ em hay mắc phải, người lớn cũng có, bởi vì loài cua đinh nhân có tích ứ mới thành; “nhân sắc trùng” mọc bướucổ, mổ ra thi rận bò ra vô số, ngứa không chịu được; “âm trung trùng” (trùng sinh ra ở âm mao, ngứa ngáy chịu không được, khêu trong kẽ thịt ra thấy trùng đều có 8 chân dẹt, hoặc trắng hoặc đỏ, trùng ở khe núi (sơn giản trùng), trùng ở trong quả, các loài rắn, rết, đỉa thoát tinh ra ở khe núi, lẫn vào nước, người uống nhầm nước ấy, hoặc ăn nhầm chất độc tụ trong quả, đến nỗi tim bụng đau nhói hoặc đau ran cả lưng, sườn, lúc đau lúc không đau, uống các thuốc đều vô hiệu, đó là chứng trùng. Trùng lao truyền thì là từ ông cha truyền lại, thể hiện bệnh giống như bệnh của ông cha, nó thấm nhuần trong tinh huyết, quy về trong nguy ôn dương, biến hóa rất nhiều chủng loại, người xưa gọi là:

  • “Nhất đại trùng” (trùng 1 đời) hình giống như đứa trẻ hoặc quỷ quái, hoặc như con chẫu chàng, gặp ngày Bính ngày Đinh thì ngoi lên, ăn uống no say rồi lại về tâm du.
  • “Nhị đại trùng” (Trùng lao đời thứ hai) giống như tóc rối, hoặc như con Thạch sùng, hoặc như con rết, con tôm, đến ngày Canh, ngày Tân thì ngoi lên ăn uống no say rồi về phổ du.
  • “Tam dại trùng” (Trùng lao đời thứ ba) như con muỗi, con kiến, hoặc như con bọ ngựa, lông nhím, đến ngày Canh ngày Tân thì ra ăn no say rồi về kinh quyết âm.
  • “Tứ đại trùng (trùng lao đời thứ tư) như sợi tơ vò, như gan heo, hoặc giống như con trùng, con rắn, đến ngày Mậu ngày Kỷ thì ra ăn no say rồi về tỳ du.
  • “Ngũ đại trùng” (đời thứ 5) giống như rùa, cua đinh có đầu không chân, hoặc có chân không đầu, hoặc như con chuột như tinh huyết, đến ngày Giáp ngày Ất thì ra, ăn no say rồi trở về can du.
  • “Lục đại trùng” (đời thứ 6) Hình như hai sợi lông đuôi ngựa, 1 đực 1 cái, hoặc giống như con cua đinh, có đầu, chân, đuôi, hoặc như sợi bún tàu đã nát, dài ngắn không nhất định, đến ngày Sửu ngày Hợi thì ra, ăn uống no say rồi trở về thận du. Cứ tuần hoàn như thế mãi. Chỉ có thứ trùng ăn ở phổi thì thổ ra đờm huyết, tiếng khan, thèm ăn, không chán, khó chữa khỏi.

Xét hư thực

Phàm ăn vào tỳ hư không vận hóa được thì sinh thấp, thấp sinh nhiệt, nhiệt sinh trùng, ấy là bệnh trùng do hư mà sinh ra, hư thời phải bổ. Nếu bệnh mới mắc, nguyên khí còn khỏe, nên xét theo chứng thực mà chữa gấp đi, giết giặc cũng là kế an dân.

Tiên lượng

Người mắc bệnh trùng như cây có sâu mọt, héo hon, vàng úa, làm sao mà tươi tốt nổi, là các bệnh trùng đều có hại cho người cả. Đến khi nó đã đục đến ruột, thấu đến dạ dày, xương trơ ra, thịt tóp lại, tiếng nói khàn, mặt sạm đen, bụng đau như cắt ruột, đi ngoài không chừng đối, mửa ra lãi ỉa ra các chứng như thế đều là chứng sắp chết.

Phép chữa

Bệnh nặng, chứng thực phải dùng phép công, bệnh nhẹ, chứng hư thì hãy làm cho yên, uống thuốc không chịu thì Xuyên tiêu làm cho trùng nấp đi, có cách dùng nước thuốc hòa với nước thịt để như cho trùng ngóc đầu lên mà tiêu diệt nó.

Phàm uống thuốc trừ trùng thì uống vào nửa tháng về trước mới hay, vì giai đoạn ấy là trùng ngóc đầu lên, còn nửa tháng về sau thì trùng rụt đầu xuống, khó chữa. Trước lấy thịt nướng thơm hoặc mật ong nhử cho nó ngóc đầu lên rồi mới cho uống thuốc vào.

Phàm đau bụng thi đáng lý mạch sẽ trầm huyền, nếu lại thấy mạch hồng đại thì nhất định có lãi đũa, vì nhiệt (hồng đại) sinh ra trùng.

Phàm người riêng thích ăn một vật gì, nhất định là trong bụng có trùng, hãy dùng vật thích ăn ấy để nhử trùng mà chữa. Như đau bệnh trùng thích ăn lá rau thì dùng 7 hạt Phi tử chua ngút cho ăn gia vào thuốc tẩy giun sán trùng như Duyên khởi, Lôi hoàn, Binh lang, Xuyên luyện, Sử quân tử làm hoàn thì kiến hiệu ngay.

Nhược bàng vì khí hư mà trùng không yên, chỉ điều bổ tỳ vị thi trùng tự khắc yên, các thứ trùng gặp cay thì nấp, gặp đắng thì yên, gặp chua thì im lặng.

Miệng thổ ra lãi đũa là vị hỏa bốc lên, lãi không ở yên phải theo hơi hỏa mà trồi lên. Trước nên dùng Ô mai, Hoàng liên, làm cho nó yên lại mà đi xuống, sau cho uống thuốc sát trùng là kết quả. Nhưng thuốc sát trùng cấm không được dùng Xuyên tiêu, vị thuốc này tuy sát được trùng mà vị cay, đắng khi thổ ra trùng mà vội dùng vị ấy ngay tất làm cho trùng nhào lên gây tổn thương trường vị, có nhiều khi không cứu được.

Bệnh lao trùng trong 18 bệnh truyền thi thì thân thể khí hư, nên bổ trước, truy trục sau, bệnh thực thì tùy liệu mã dùng phép thổ phép hạ. Nhưng có thứ trùng lao của 5 tạng khác nhau mà thường ở nơi phế đúng là khoảng trên cao dưới hoang, châm không đến, thuốc không thấu, chỉ nên cứu huyệt Cao hoang và Tứ hoa là ổn.

Dụng dược

Tùy chứng mà chọn dùng sau đây:

  • Thuốc khu trùng: Lôi hoàn, Quán chúng, Can tất, Lạp trần, bách bộ, Duyên khôi.
  • Thuốc mạnh nguyên khí: Gia vào các vị thuốc khu trùng, Phụ tử, Can khương.
  • Thuốc Yên trùng: Khổ sâm, Hoàng liên (vì trùng gặp đắng thì nén yên).
  • Thuốc làm cho trùng mềm yếu: Ô mai, Kha tử (vì trùng gặp chua sẽ mềm yếu).
  • Thuốc làm thổ ra trùng: Lê lô, Qua đế.
  • Thuốc tẩy trùng: Nguyên hoa, Hắc sửu.
  • Thuốc trừ trùng làm lở ngứa: Hùng hoàng, Xuyên tiêu, Xà sàng, Thủy ngân, Binh lang.
  • Thuốc trừ sâu răng: Mủ mù u, nhựa cóc, Hạt chua ngút, Thiên tiên tử tức hạt cà điên.
  • Thuốc chữa trùng ghẻ lở: vỏ dâm bụt, vỏ cây vông.
  • Thuốc chữa trùng ăn ở chín khiếu: Thanh sương tử, lá cây Phúc bồn.
  • Thuốc chữa bệnh trùng ứng thanh: Nước chàm (uống vào liền thổ ra cục thịt dài 2 tấc hơn, tiếng ứng theo sẽ hết), Lôi hoàn (bỏ da tán nhỏ sắc uống).
  • Thuốc chữa trùng trong âm vật. Ngân hạnh (xát vào), Ngâu châu (xông khói), hoặc dùng cành Đào, cành Liễu, mọc hướng đông nam, hoặc dùng rễ Ngô thù mọc hướng đông, hoặc rễ Thạch lựu mọc hướng đông, sắc uống với thuốc, hoặc chỉ dùng thạch lựu, đều sát trùng cả.

Trĩ, mạch lươn

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Nguồn gốc sinh ra trĩ là do dâm dục quá độ, hay ăn nhiều đồ ngọt béo, ăn uống no say bừa bãi rồi nhập phòng, quấy hại huyết mạch, tích huyết ở ruột, rót xuống hạ bộ mà phát sinh. Bởi vì khi no say mà giao cấu, tinh khí thoát ra thì huyết mạch trống rỗng, nhân đó, độc rượu vào mà thành bệnh trĩ, hoặc vì mót giao hợp quá mà bắt buộc phải nhịn không xuất tinh được, tinh khí đã rời vị trí, ngưng đọng lại, không hóa được, thì khí ở tiền âm chạy vào đại trường, đến hậu môn mà sinh ra bệnh trĩ. Nguyên nhân mắc phải bệnh này, trước do khí táo, sau do thấp nhiệt. Vì tửu sắc quá độ mà sinh ra thấp nhiệt, thấp nhiệt bốc hơi khắp tạng phủ kinh lạc, đi xuống hậu môn, kích động cả bên phải bên trái mà thành bệnh trĩ. Tuy chứng thấy ở đại trường, kỳ thực do âm hư hỏa thực mà gây nên. Sách Nội kinh cho ràng chảy vào 2 đường âm (lỗ đái, lỗ ỉa) đọng lại lâu ngày vỡ ra mà thành mạch lươn, vì đại trường thuộc canh kim, chức phận làm thanh khí táo, đưa tân dịch đi để hóa theo Túc dương minh vị thổ, làm cho thổ vượng để hóa sinh muôn vật. Con người hoặc khi ăn no say rồi nhập phòng, do sức nóng của rượu làm động tình mà rồi cố nhịn, không cho tiết tinh ra, để chảy đọng vào giữa tiền âm, khí của tiền âm lại đẩy tinh dịch vào đại trường, thì nước mang hơi nóng của hỏa làm tổn đến táo kim, hòa gặp táo thì đại tiện bế, đó mà hình thành bệnh trĩ, đó là mắc bệnh do khí táo, thành bệnh do vị thấp.

Phân biệt chứng trạng

Mọc mụt ở bên hậu môn, sưng đau là bệnh trĩ, cũng có khi mọc mụt có lỗ, chảy nước độc ra không lúc nào ráo là mạch lươn.

Bệnh trĩ, mạch lươn có 5 loại:

  • Mẫu trĩ: Thuộc dương chứng, thể hiện mọc mụt bên hậu môn như vú con chuột lồi ra ngoài, thường chảy ra máu mủ.
  • Tẫn trĩ: thuộc âm chứng, thể hiện mụt trĩ mọc từ bên trong hậu môn chỉ thấy sưng.
  • Khí trĩ: do ăn no ngồi lâu khí uất sinh ra.
  • Tửu trĩ: Uống rượu nhiều, thấp khí ngấm vào mà sinh ra.
  • Huyết trĩ: Đại tiện có ra máu loãng.

Lại có những chứng như hậu môn lở ngứa mà đau gọi là Trường phong trĩ; sắc dục quá độ làm động huyết mạch gọi là Mạch trĩ; hậu môn mọc hai cái mụt một cái lớn một cái bé gọi là Thư hùng trĩ, ba chứng này tên gọi khác nhau nhưng vẫn thuộc 5 loại trĩ nói trên, ban đầu thì mọc bên hậu môn giống như cái vú chuột, hoặc kết thành mụt nhỏ, đau ngứa, chảy nước khó chịu, nặng thì mình nóng, sợ lạnh.

Xét hư thực

Bệnh mới phát thân thể cùng mạch đều thực thì chữa theo chứng thực, nhưng trước hết phải chữa cho khỏi bệnh, bệnh khỏi rồi sau hãy bổ; bệnh đã lâu ngày, người hư, mạch nhược, phải bổ ngay, chờ cho khí huyết đầy đủ rồi mới tiến hành chữa bệnh.

Tiên lượng

Bệnh trĩ dây dưa lâu ngày, máu huyết tổn thương, thầy thuốc biết tìm chữa tận gốc thì không đến nỗi nguy khốn, nếu chỉ dùng thuốc hàn lương công phạt làm cho nguyên khí suy hư, biến sinh nhiều chứng nguy, cũng khó bảo toàn được.

Phép chữa

Lý Đông Viên nói: Đầu cuối đại trường sưng thành cục là chứng thấp, đau lắm là phong, đại tiện táo bón là kiêm có hỏa nhiệt, thế là có cả phong, thấp táo, nhiệt, bốn tà hợp lại. Phép chữa phải tả hỏa, nhuận táo, sơ phong, hòa khí, chỉ thống, mà thôi.

Có bệnh trĩ nhẹ mà mạch lươn nặng, có bệnh trĩ thực mà mạch lươn hư, chữa trĩ chẳng qua làm cho lương huyết; bệnh mạch lươn phát thì lương huyết, thanh nhiệt, táo thấp, lâu ngày lan cho tác lỗ mạch lươn, sát trùng kiêm ôn tán. Có người thắc mắc ràng bệnh trĩ mạch lươn căn bản là hòa chứng sao lại dùng thuốc ôn sáp? Thế là họ chưa biết chính chứng trĩ mà chảy ra máu thì trước sau đều thuộc nhiệt, nhưng chứng mạch lươn chảy ra mủ, trước là thấp nhiệt mà sau biến thành thấp, không dùng thuốc ôn thì làm sao trừ thấp tán hàn được? Chẳng riêng một bệnh trĩ mạch lươn này, các bệnh khác cũng đều trước nhiệt sau hàn, chẳng hạn như bệnh tả lỵ, ấu thổ, ban đầu thì khí của trường vị còn thực mà làm thành nhiệt, sau thì khí của trường vị hưu yếu nên biến thành hàn. Đan Khê trong mục hạ huyết ông nói: “chứng hạ huyết lâu không khỏi, sau phải dùng thuốc ôn” chính là lẽ ấy.

Phàm chứng tri đã lâu ngày, sinh ra ống, chảy nước mà thành mạch lươn, phép chữa phải hòa huyết, trừ phong, tả hỏa, bổ nguyên khí làm chú, rồi mới dùng cách chữa ngoài như xông, rửa mới tốt, không nên dùng cách châm, mổ, thắt, rất có hại mà không chắc khỏi.

Tiết Lập Trai nói: “sưng, đau, bí đại tiểu tiện thì nên thanh nhiệt lương huyết, nhuận táo, sơ phong” nếu vì dùng thuốc hàn lương làm tổn thương trung châu thi điều dưỡng tỳ, vị, bổ âm tinh; nếu đại tiện táo bón thì nhuận táo dưỡng huyết; nếu lòi trôn trê phát đau thì thanh hỏa trừ thấp; nếu ngứa thì trừ phong trị thấp; nếu sưng đau, tiểu tiện gắt thì tả can trừ thấp; nếu đau trĩ có cả chứng sán thì dùng cả hai bài Địa hoàng ích khí.

Mắc phải bệnh trĩ đều do tạng phủ hư yếu mà ngoại cảm phong thấp, trong tích nhiệt độc, và sau khi ăn nhậu no say lại nhập phòng, huyết khí dồn xuống, kết ỉại ở hậu môn mà thành bệnh, tuy là co 5 thứ tri, nói chung đều thuộc huyết hư huyết nhiệt, cho nên phếp chữa phải lương huyết, sinh huyết, nới rộng đại trường để đưa nơ lên.

Trẻ em mắc phải trĩ mạch lươn đều do khi còn ở trong thai mẹ hay uống rượu, ăn đồ xào nướng, hoặc vị hậu thiên không khéo điều dưỡng, tâm tích nhiệt truyền sang phế, dồn xuống đại trường mà thành bệnh, nên uống thuốc lương huyết giải độc, ngoài dùng phép xông, rửa.

Trĩ mạch lươn mới mắc thl trong uống những vị như Tân giao, Hòe giác, Liên kiều, Thổ bối, ngoài dùng thuốc xông để giúp cho chóng tiêu, nếu không kiêng dè sắc dục thì thối vỡ dây dưa lâu ngày xuyên ngang thủng ló biến thành mạch lươn thì phải điều bo khí huyết, bồi dưỡng cẩn thận mới có thể khỏi bệnh dàn.

Dụng dược

Tùy chứng tùy yêu cầu mà chọn dùng các vị thuốc sau đây

  • Bổ khí, bổ huyết Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Phục thần, Hoàng kỳ, Phụ tử, Sinh địa, Đương quy, Xuyên khung, A dao, Cam thảo, Bạch thược.
  • Tả hỏa giải độc: Hoàng liên, Liên kiều, Qua lâu, Thăng ma, Xích thược, Hòe hoa, ốc bươu, Trùn đất.
  • Nới rộng đại trường, vít lỗ mạch lươn: Chỉ xác, Xích thạch chi, Bạch thạch chi, Khô phàn, Hoàng đơn, Kha tử, Não tử.

Tả dụng hợp dùng các vị như Bạch chỉ, Vị bì, Lục phàn, Hồ đào nhân, Bạch phụ tử, Nam tỉnh, Kê quan hoa (Chữa chứng trường phong) Kim ngân hoa, Tàm kiến, Cá diếc, Mật gấu, Phiến não, Móng đeo sau giò heo, Hạt gấc, Củ nghệ, Hùng hoàng, Một dược, Nhũ hương, Quả bồ kết, Xuyên sơn giáp, Xà thoát, Nõ sừng bò, Long não, Phòng phong, Kinh giới, Củ mạch, Phòng kỹ.

Hoắc loạn (Dịch tả)

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Hoắc loạn có nghĩa là phát bệnh đột ngột mà dữ dội, rối loạn. Sách Nội kinh nói: Kinh thái âm gây ra hoắc loạn”. Lại nói: Thổ khí uất mà phật ra, nhân dân mắc bệnh hoắc loạn”. Lại nói: Năm thổ vận bất cấp, phong khí nổi lên dữ dội, nhân dân mắc bệnh hoắc loạn”, lại nói: “Khí quyết lạnh của kinh Túc thái âm nghịch lên thì sinh chứng hoắc loạn”. Sách Chư bệnh nguyên hậu của sào Nguyên Phương nói: “nguyên nhân sinh hoắc loạn là do khí trung tiêu bất túc, hoặc nội tương ăn uống (ăn uống không chứng mực, hoặc ăn sữa béo, uống rượu nồng, ãn đồ sống lạnh, đến nỗi thấp nhiệt sinh ra rất nhiều ở trong, tỳ thổ ờ trung tiêu không vận chuyển được, đáng thăng không thăng, đáng giáng cũng chẳng giáng dược, cho nên gây thành chứng bệnh trên thổ dưới tả, phần nhiều mạch phục, tuyệt), do bất tình khí uất, đờm dãi tụ lại ờ cách mô, bế tắc không thông thì ngoài thế hiện đờm suyễn, đầu choáng, nhất định cũng là do nội thương ăn uống), do ngoại cảm bốn tã khí (có khi ban ngày cảm nhiệt, đêm cảm hàn, trong sẵn có nhiệt uất, ngoài lại cảm hàn, phong thử), thường hay phát vào tiết hè thu, khí dương nóng bức bên ngoài khí âm lạnh nấp bên trong, khiến cho âm khí dương trái ngược nhau, chất thanh chất trọc giống nhau, bỗng nhiên khí dương vụt lên, khí âm trụt xuống cấp bách, khi rối loạn khoản trường vị, dương không giáng xuống được, âm không thăng lên được, tà chính trái ngược, trung quản bế tắc, vì trung quản là trung tâm máy phát động cho cả trên dưới bốn bên, nếu khí trung quan mạnh, có sức vận chuyển khỏe thời tống được khí của hạ quản ở đại tiểu trường theo đại tiểu tiện mà sinh ra, chỉ khi khí kém, không đủ sức tổng đạt xuống dưới, lại bị trọc khí của hạ quản đưa vào, đến nỗi các chất thanh trọc lẫn lộn, vì thế mà phát đau phát trướng. Sách Nội kinh nói: “Túc Thái âm mắc bệnh thì bụng đây, hoắc loạn thổ tả, khí thanh ở phần âm, khí trọc ở phần dương, khí ở phần dinh thuận theo mạch, khí ở phần vệ thì ngược lại, thanh trọc chống nhau làm rối loạn trong trường vị, làm thành chứng Hoắc loạn. Do là do sự đánh lộn bên trong thành điên đảo rối loạn.

Phân biệt chứng trạng

Bụng đau dữ dội hoặc trướng lên, sợ rét, nóng dữ, phiền khát, hơi thở to, miệng ráo (là bệnh cảm thử, nặng về phần dương thì lạnh nhiêu mà khát, nặng về phần âm thì lạnh nhiều mà không khát, (bỗng nhiên thổ tả, (thấp thổ bị phong thủy khắc, lại bị hơi nắng nung đốt, cho nên chứng thổ là tai biến của thử nhiệt, chứng tả là tai biến của thấp thổ), đau đầu choáng váng, tà ở thượng tiêu thì đau vùng tâm trước, mửa trước; tà ở hạ tiêu thì đau bụng trước ỉa trước; tà ở trung tiêu thì lòng bụng đều đau và vừa mửa vừa ỉa.

Do ăn uống mà phát bệnh thì bụng đau thắt, do tâm thì tâm bụng đau mà thôi, do phong hàn thì mình mấy đau nhừ, chân tay nặng trịch khớp xương đau nhức, (đó là kiêm có thấp), hoặc tự đổ mồ hôi, hoặc chân tay giá lạnh, hơi thở kém, môi xanh nhợt (đấy là kiêm có hàn), sau cơn ỉa mửa, nặng thòi vọp bé (đấy là kiêm có phong, do tai biến của phong mộc mà sinh ra, vị đại trường nuôi dưỡng cho ngọc hành, khỉ đột nhiên mửa ỉa quá nặng, tân dịch kiệt hết, trong ngoài đều bị cảm, hàn nhiệt mất điều hòa, âm dương chống báng nhau, làm các mạch đều bế tắc, khô róc, ngọc hành không được tư dưỡng nữa, cho nên rụt lại). Nhưng bệnh còn nhẹ thì vọp chi bẻ ha; chân mà thôi, bệnh nặng quá thì vọp bẻ toàn thân, chân tay lạnh toát, bụng đau như muốn chết.

Chứng hoắc loạn có ba loại: Thử hoắc loạn, Thấp hoắc loạn và Can hoắc loạn.

  • Thử hoắc loạn. Tức là thấp hoắc loạn, bệnh này về mùa hè thu mới nặng, tuy tiết lạnh cũng có nhiều, do thử khí ẩn phục mà mệnh danh, nhưng ít tử vong
  • Thấp hoác loạn. Thổ tả có tiếng, có vật, ít chết.
  • Can hoắc loạn. Nôn khan, có tiếng mà không có vật, tử vong nhiều. Chứng này bỗng nhiên đầy trướng, bụng đau thắt, muốn mửa mà mửa không được, muốn ỉa mà không ỉa ra, vật vã, hôn mê rối loạn âm dương bế tắc vọp bổ toàn thân, tay chân lạnh toát, đờm đọng, bụng trướng, trong chốc lát mà khí hết thăng giáng được làm cho ngất đi, nhảm cho ăn uống gì thì chết ngay. Đó là do hàn thấp nặng quá tỳ bị bó chặt lại không vận hóa được khí uất lại không thông, tỳ thổ quá uất không phát tiết ra được, đến nỗi hỏa nhiệt quấy ở trong, cho nên bỗng nhiên đau chân tay lạnh toát, lợm giọng (lợm giọng là buồn nôn, không cú tiếng, không co vật, trong lòng muốn mửa mà không mửa được, muốn ói mà không ói ra được. Tuy gọi lợm giọng thực ra không phải bệnh ở tâm kinh mà bệnh ở trên khoảng từ vị đến tâm, vì đờm, vì nhiệt hoặc vì hư, đều nên dùng Sinh khương và tùy chứng gia thêm vị khác, vì Sinh khương giúp tỳ làm cho long đờm), nôn ọe, tục gọi là chứng (giảo trường san là nói bệnh đau dữ dội. Bệnh này có nhiều chứng giống Hoắc loạn (nên móc cổ cho mửa ra rồi cho uống thuốc phân lợi, tiêu thực. Nhưng sau khi mới khỏi phải cấm ngặt không cho ăn cơm, dù uống nước có chất gạo cũng chết, phải chờ một vài giờ sau, khi nào đói lắm cho ăn chút cháo loãng).

Xét hư thực

Trong các bệnh nào là không do hư mắc phải, nhưng khi tà thịnh thì thành chứng thực, vả lại “bệnh cấp phải chữa từ ngọn”. Hoắc loạn là bệnh tà thịnh là cấp bách, cho nên chứng thực chi nên tổn thương vì ân uống, bên ngoài cảm phải tà khí thử thấp mà mắc bệnh, phát ra dữ dội, nên chữa theo thực chứng để đuổi bệnh tà, cứu chính khí, dù đàn bà có mang cho uống Can khương, Quế, Phụ cũng chẳng kiêng sợ. Chứng hư là người bệnh vốn hư, hoặc bệnh mới khỏi mà mắc phải thì cũng phải bệnh cho khỏi trước, sau mới điều b.ổ được. Sách có nói: “Chứng đau không có phép bổ”.

Tiên lượng

Vọp bẻ, thấy mạch hồng là dễ chữa, mạnh vi, nhược, trầm, trì thì chết.

Vọp bẻ chuyển vào bụng, lưỡi co lại, đái thụt là chết.

Giảo trường sa, thấy mạnh phù hồng thì sống, mạch vi trì thỉ chết.

Dương khí dã thoát, hoặc ỉa đái không hay, hơi thở đoản, không nói được, hoặc đổ mò hôi hột, nhớt hoặc khô quá muốn ngâm vào nước hoặc chân tay không co lại được… đều là chứng chết.

Vọp bẻ không gi ù lại được, nếu ỏ đàn ông thỉ lấy tay nắm chặt ngọc hành, ở đàn bà thỉ nằm chặt hai vú, lưỡi rụt thì chểt.

Mạch hoạt sác là chứng nôn, mạch đại là chứng hoắc loạn. Phàm chứng hoắc loạn thấy mạch đại không phải lã chứng chết, do trên dưới khí loạn không thư ra được, đợi cho khí ở tỳ yên thì tất nhiên hòi phục, mạch vi hoạt thì sống, mạch sác mạch sác tiên đoán là dữ, mạch hoạt mà không đêu nhất định là thổ tả. Sau cơn hắc loạn thấy mạch đại thì chớ cho là lạ: Vì bệnh thổ tả, mạch thầy kết, xúc, đạỉ, hoặc ẩn phục, hoặc hồng đại, đều là không phải mạch chết; thấy rõ mạch vi tế sắp tuyệt mới không chữa được.

Phép chữa

Chữa bệnh này phải làm hút các khí thấp ở vị (thẩm thấp), giải tán các tà khí. Nhưng tỳ vị có chứng hư chứng thực, ngoại cảm có âm chứng dương chứng khác nhau, nên lựa chiều mà chữa, không nên công phạt quá làm cho tỳ càng hư thêm, không nên dùng thuốc nóng quá mà làm cho hòa càng bốc lên, cũng không nên quá dùng thuốc hàn mà làm cho hỏa bị ngăn cách, nên vận dụng phép “phản tá” mới có thể khai uất tán hỏa được.

Người phương Bắc (thể chất mạnh) thỉ thích vào gân xanh cho huyết khí tiết ra; người phương Nam (thổ chăt yếu) nên trùm kín chân tay cho khí huyết lưu thông, đều co thể tán tà được. Nhưng hoắc loạn là bệnh thuộc khí, không phải thuộc huyết, thích gân xanh vẫn làm tán khí rồi huyết vì thế mà bị tổn thương. Trong con người, khí thường có dư, huyết thường không đủ, đã không đù còn làm cho tổn thương, đấy là đang không đủ còn làm cho thiếu hụt mãi, người trẻ khỏe họa may có khi khỏi được, chủ kẻ già người yếu phăn nhiều đến phải chết mất. Là vì sao? Vì khí dẫn đường cho huyết, huyết là nơi nương tựa của khỉ, nay âm huyết đã bị hao hụt, khí đang mát chó dựa, nhất định sẽ sinh chứng nóng ráo, hỏa bốc lên, không chết sao được. Huống nữa, dương hư tất sợ lạnh, âm hư tất phát nóng, nóng thời âm huyết càng hư.

Sách Nội kinh nói: ” m hư thì sinh bệnh, âm kiệt thì chết”, chỉ có cách dùng một ít muối rang, hòa với nước đái trẻ con đang nóng (chẳng những giáng được hỏa mà hành được huyết) để nguội cho uống 3 lần để gây nôn được vài lần thì khí sẽ thông ra. Làm thông bên trên, nước đái trẻ em tiết xuống dưới, thì trung tiêu sẽ thông. Hoặc chỉ dùng nước muối cho uống rồi móc cổ cho mửa, tóm lại không ngoài cái lẽ “tuyên thông, phát việt” (mở thông cho vọt ra). Sách nói: “Trong phép thổ đã có hàm nghĩa phát tán, bởi vì có vào tất có ra, nay có vào mà không ra được thành chứng bí tác là hay chết người. Có thể ra được mới có thể dùng thuốc để điều trị, phân tích thấp, nhiệt, phong, thử, thất tình nội thương hư thực để chữa.

Bệnh hoắc loạn mới phát không thể dùng thuốc được, vì khí đã rối loạn tiếp thu được thuốc, chỉ có thể dùng nước muối cho uống rồi móc cho mửa, hoặc dùng nước mới (địa tương thủy) cho uống luôn không uống được nước nóng thì dùng “âm dương thủy” tức là nửa nước sôi nửa nước lạnh hòa lẫn với muối rang cho uống càng tốt. Có khi gia thêm bột Sa-nhân uống cho đ9 mửa, lại cho uống bài Hoắc hương chính khí tán là ổn. Sau đó chưa nên cho ăn uống VỘI, chì dùng lá đậu ván (biển đậu) nấu lấy nước cho uống là hay, không co là thì dùng hạt nở sắc uống cũng tốt, cũng co thể dùng lá Thanh hao sắc để nguội cho uống (vị này chữa cả chứng vọp bẻ). Bởi vì bệnh Hoắc loạn mới phát và khi có nôn mửa đều không nên cho ăn cơm, ăn thì chết, dù 1 giọt nước gạo xuống cổ cũng chết ngay, phải đợi cho hết nôn mửa rồi mới cho ăn cháo loãng dần dần. Và khỉ mối khỏi cũng không nên dùng khí ngũ cốc. Như đã nôn mửa nhiều, nguyên khí kém quá, xét không còn tà nữa mới nên cho uống nước cơm cho khỏe.

Phàm bệnh Hoắc loạn chết ngất đi mà tim và miệng còn ấm thì dùng muối đổ đầy rốn rồi lấy ngải cứu mà cứu không kê số trắng sẽ sống lại.

Hoắc loạn vọp bẻ toàn thân, chân tay lạnh toát, sắp tuyệt, trong lúc nguy cấp, nên làm theo cách trên, đã chết rồi mà trong ngực còn hơi ấm thì sống lại ngay.

Chứng vọp bổ, chân tay lạnh toát, sắp chết, dùng kim bằng bạc thích vào ngón tay giữa chỗ cách móng bằng bề ngang lá hẹ lại thích chỗ eo hai bên đùi (phía trong), lấy nước lạnh vỗ rửa cho lộ gân xanh ra, thích cho chảy máu thì khỏi.

Bụng dưới đau, đầy, trướng, căng, lạnh và cứng ngắc như đá, không thể cho là Hoắc loạn rồi dùng bừa những thuốc mát co thể chết, phải dùng thuốc phá huyết, điều khí như Hồng hoa, Tô mộc, Dương quy, Thanh bì, Mộc hương tán nhỏ pha với nước đái trẻ em cho uống, ngoài dùng nước hành làm thang tống.

Như ỉa mửa mãi không khỏi, nguyên khí hao tán, bệnh thế nguy cấp, hoặc miệng khát, ưa uống nước lạnh, muốn được dầm trong nước nóng, phát sốt, hoảng hốt, muốn tưng ném mem áo ra. Dó là chứng âm thịnh cách dương, đĩíng thấy uống nước lạnh, cởi áo mà vội cho ràng nhiệt, phải dùng Lý trung thang, nặng lầm thì dùng Phụ tử Lý trung thang, không khỏi thì Tứ nghịch thang, đều nên uống nguội.

Bệnh hoắc loạn thì khỉ dương không thăng lên, khí âm không xuống được, đến nỗi đường lối ngăn cách, âm dương bỗng rối loạn, cho nên về phép chữa, nếu không thổ phải cho thổ, không tả cứ cho tả, làm cho âm dương thư sướng, nên xét nguyên nhân, như thiên về hàn thấp, ỉa sống phân, mặt xanh, lạnh toát, không khát, đều là chứng âm thịnh thì dùng Cứu dương thang, trái với các chứng này là thuộc chứng dương thịnh dùng Cứu âm thang. Mùa hè bị chứng hoặc loạn thổ huyết, ia xổi ra nước không cầm đưực, dùng Hoắc hương, Trần bì, gừng sống ba lát sác uống, nếu là chứng Can Hoắc loạn co vọp bẻ thl ngược lại không nên dùng.

Người hay ăn nhiều thứ hoa quả, uống nước lạnh, chân tay nặng nề, khớp xương nhức, nguyên bệnh thuộc thấp thì dùng những vị Thương truật, Bạch truật, Hậu phác, Bạch linh, Trần bì, Trạch tả, Xạ hương.

Nhân vì thất tĩnh uất kết, chân tay lạnh toát, khí kém, tinh thần tinh táo, do hàn thì dùng Tứ nghịch thang gia muối àn, co chứng vọp bẻ là phong mộc lấn tỳ thổ, dùng Bỉnh vị tán gia Mộc qua.

Như mình buồn phiền vật vã, khát lám, hơi thở to, mặt nám sạm là bệnh cảm thử, dùng Hương nhu, Hoàng liên gia ích nguyên tán cho uống nguội; do ăn uống làm hư trệ, bụng đau, sò vào đau, bệnh ở thượng tiêu, dùng nước muối uống cho thổ ra; bệnh ở hạ tiêu thỉ dùng Dại hoàng cho xổ. Nếu ia mủa không thôi, nguyên khí hao tán, thế bênh nguy cấp, hoặc có khát nước, thích uống nước lạnh, hoặc sợ lạnh, lạnh toát, hoặc phát nóng, buồn phiền, vật vă muốn tung ném mền áo thì đùng nhận lầm là nhiệt, đấy là chứng “âm thịnh cách dương”. Nôn dùng Lý trung thang sắc để nguội cho uống, hoặc gia Phụ tử, nặng thì dùng Phụ tử Lý trung thang cũng cho uống nguội, không khỏi thì dùng Tứ nghịch thang.

Dùng thuốc

Tùy chứng chọn dùng các nhóm thuốc sau đây:

  • Hành khí đạo trệ. Hoắc hương, Trần bì, Thương truật, Hậu phác, Tam lăng, Nga truật, Thanh bì, Tô tử, Mộc hương, Lưu hoàng, Hồ tiêu và muối ăn.
  • Ôn trung thắng thấp. Can khương, Phụ từ, Sinh khương, Mộc qua, Ngô thù, Tiểu mạch, Phục linh, Quê tâm, Quan quê, Đương quy, Xuyên khung, Hoạt thạch (có thấp nhiệt mới dùng).

=> Tham khảo thêm: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh.

Tiết tả (ỉa chảy)

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Sách Nội kinh có nói những câu về tiết tả như sau:

  • Mùa xuân bị phong khí tắc hại, đến mùa hè hay sinh ỉa sống phân.
  • Tà khí lưu lại lâu ngày, dễ gây ra tình trạng tháo cống.
  • Khí thanh dương ô dưới thì sinh ỉa chặy sống phân.
  • Thấp khí nhiêu gây thành chứng ỉa chảy.
  • Bỗng nhiên bức tức, ỉa tháo ra là thuộc nhiệt
  • Các bệnh đi ra nước trong và lạnh đều thuộc về hàn.

Đó là ý của kinh văn nói bốn thứ tà khí phong, thấp, hàn, nhiệt đều hay gây ra bệnh tiết tả.

Miệng trên của dạ dày gọi là “bí môn”, ân uống đều qua đó đê vào dạ dày, miệng dưới của nó gọi là “u môn”, cặn bã của cơm nước đều qua đó mà vào tiểu trường. Tiểu trường gấp lại 16 khúc, nhờ đó mà cơm nước đi chậm hóa dần. Miệng dưới của tiểu trường gọi là “lan môn” cơm nước nhờ qua đấy để gạn lọc, chất trọc thì đưa vào đại trường, chất thanh thì vào bàng quang. Nếu cơm nước không gạn lọc được mà cứ dồn cả vào đại trường thì thành ra bệnh tiết tả.

Lý Đông Viên nói: “Vị khí hòa bình, ăn uống vào vị, tinh khí của no chuyển qua tỳ thổ, đưa lên phế rồi sau mới đưa khắp vinh vệ. Khi ăn uống bị tổn thương, làm việc nghỉ ngơi không đúng lúc tổn bao vị khi thời khí trong sạch tinh ba (thanh dương chi khí) của nó đáng lý đưa lên lại phải đi xuống mà gây thành chứng ỉa sống phân”.

Phân biệt chứng trạng

Về bệnh tả có 10 chứng, bệnh tiết có 5 chứng khác nhau, đại khái như sau:

Chứng tả

  • Thấp tả. Đi ngoài như xối nước, tiểu trường không thấy đau, ruột sôi, mình nặng.
  • Nhiệt tả. Nước tiểu đỏ gắt, buồn phiền, khát nước nóng trong bụng, thức ăn có khi không tiêu hoa, biến ra các sắc xanh, vàng, hồng, tím, đỏ, đen, mình hay cựa động, tiếng nói sang sảng chân tay ấm.
  • Hàn tả. Nước tiểu trong, trắng, không khát, lạnh trong bụng, đi ngoài ra nguyên cả đồ ản mãu sắc cũng không biến đổi, co đổ cũng ra sác tráng, nhác cử động, mất lờ mờ, ăn uống không xuống, sợ lạnh, mình đau, bụng sôi, đầy trướng, ỉa ra phân lỏng mà lạnh, còn nguyên đồ ăn, nặng lắm thỉ tỳ hỏng, chân tay lạnh.
  • Tả do tạng hàn. Lấy vật nóng áp vào bụng thì thấy đỡ, phàm bệnh tả mà cơm nước đi ra đổi màu là thuộc nhiệt không đổi màu mà trong suốt, lạnh lẽo là thuộc hàn. Nếu ở hậu môn táo sáp, tiểu tiện vàng đỏ, cơm nước không biến sắc còn là thuộc nhiệt. (Đó là vì tính của hỏa thì cấp, thì chóng, ăn xuống là đi ra ngay không kịp tiêu hoá, vì tà nhiệt không hóa thức ăn).
  • Phong tả. Sợ gio, tự đổ mồ hôi, hoặc phân có pha màu xanh tức là bệnh ỉa sống phân (xan tiết) của bệnh thái âm, ăn gì thì đi ra nguyên chất ấy, bởi vì trong tiết mùa xuân bị phong khí làm thương tổn, đến mùa hè cảm phải hàn thấp mà phát ra chỗ nên đi tả dữ dội. Có sách nói: “Người lớn trẻ con bệnh giống nhau không nôn dùng thuốc ôn sáp, đến nỗi biến thành bệnh lỵ trướng.
  • Thử tả. Di ngoài ra như nước, buồn phiền, khát nước, nước tiểu đỏ.
  • Thực tà. Đau bụng dữ mà đi ngoài, đi ngoài được thì bớt đau (Đó là chứng thực tích có hỏa), phân hôi như mùi trứng thối, ợ ra hơi chua).
  • Đờm tà. Khi đi tả, khiu thì khỏi, khi thì nhiều, khi đi ít. Do là vì trong phế có đờm, lưu trữ lại đến nỗi đại trường không cố sáp được.
  • Hỏa tả. Thuộc chứng thực hỏa, khát muốn uống nước lạnh, ruột sôi từng trận, hậu môn nóng đau muốn đi ngoài gấp, phân dính đặc.

Tả thuộc thất tinh nội thương. Bụng hay nghẽn tức, muốn đi không đi được, có đi không được thông.

Ba chứng hư

Lại có ba chủng hư: tỳ hư, can hư và thận hư:

  • Tỳ hư mà tả. Do ăn uống làm tổn thương, tỳ không vận hóa được, mệt mỏi không có sức, hễ ăn uống là đi tả.
  • Can hư mà tả. Do tức giận làm thương tổn can mộc, biến thành tà khắc thổ, chân tay giá lạnh mà mặt xanh.
  • Thận hư mà tả. Do sác dục làm tổn thận, thận không bế tàng được, đi ra ngoài luôn, chân lạnh, đi lỵ lâu ngày, thịt róc; canh năm thì quặn đau bụng dưới, có khi chi hơi sôi bụng là đi được một lần mã lỏng.

Chứng thận tả, can tả thỉnh thoảng mới có, còn chứng tỳ tả thì thường đi nhiều, vì cơn người hàng ngày do ăn uống mà sinh bệnh tiết tả, bệnh tiết tả mà thuộc về tỳ vị thì ai ai cũng biết, nhưng khép chặt cửa ngõ là nhờ can khí, giữ vững phía dưới là nhờ thận khí, nếu khí can thận thực thì sự đóng gi ủ được chặt mà không sinh ra tiết tả, nếu khi ấy hư thì sự đóng giữ không được mà mất hết quyền ngăn cấm, cho nên tiết tả.

Năm chứng tiết

Lại có 5 chứng tiết, theo Nạn kinh là: VỊ tiết, Tỳ tiết, Đại trường tiết, Tiếu trường tiết, Đại hà tiết:

  • Vị tiết. Ăn uống không hóa ra được, phân sắc vàng.
  • Tỳ tiết: Bụng trướng, đi ngoài như rót nước, ăn vào thì nôn mửa.
  • Đại trường tiết. Ăn xong vội đi ngay, sắc phân trắng, ruột sôi đau như cắt.
  • Đại hà tiết. Quặn đau mót rặn, nhiều lằn đi đến cầu tiêu mà không đi được, đau trong ngọc hành mà đi tiểu gắt, khó đi. Nội kinh: Chứng hà tiết lã thận tiết, đó là chứng thận hư, muốn đi không đi được. Người không biết rõ chứng này nhầm cho là mót rặn mà chữa theo chứng trệ xuống thì tai họa thấy ngay, bởi vì bệnh lỵ mót rặn là do tà áp vào đại trường mà sa xuống, khí ở đại trường không đưa lên được mà thành mót rặn, dùng Binh lang, Đại hoàng mà chữa để tồ chỗ tà áp vào đại trường thì khỏi bệnh.

Bàn về ba chứng tả, ngược, ly, cùng một căn nguyên mà ra

Một thuyết nói: Chứng vị tiết, tỳ tiết thì gọi là tả; chứng Dại trường tiết, tiểu trường tiết, đại hà tiết thì gọi là ly. Xem như chúng tả và chứng lỵ cũng chỉ khác nhau ở chỗ co máu mủ và có phân mà thôi. Trù chứng thương hàn tà truyền và tam dương mà sinh ra đi lỵ thì căn bệnh các chứng khác nhau về thấp nhiệt, thực tích, đều trách cứ ở trường vị; Vỉ chứng tiết tả, chúng lỵ cùng một căn nguyên là do tiết nắng, khí tỳ thổ hư, ăn uống làm thương tổn mà gây nôn, nhẹ thì sinh ra tiết tả, nặng thì ngưng trệ lại mà thành sốt rét, kiết lỵ. Mà chứng sốt rét, và kiết lỵ có khác nhau là: ăn uống thành đờm kết ở ngực sườn thì sinh ra sốt rét (vô đờm bất thành ngược) còn như ăn uống tích lại dính đọng trong trường vị thỉ sinh ra lỵ (vô tích bất thành lỵ).

  • Chứng tỳ tả. Do khí thanh dương của tỳ vị sa dãn không thể vận hóa được, nguyên khí của miệng dưới tiểu trường kém, không gạn lọc cơm nước ra trong đục được, bế lại mà thành đi tả, củng do mệnh môn hỏa suy không sinh tỳ thổ được, cho nên sách nói: ” khí cùa thận du giao thông thì tự khắc chuyển hoa được vì thận chuyên việc mở đóng. Lại nói; thận khai khiếu ở nhị âm” (tức lỗ đái và lỗ ỉa). Thế thì đủ biết chẳng những thận chủ trì công việc của đường tiểu tiện, mà việc mở đóng của đường đại tiện cũng đều do thận chủ quản cả. Thận đã hư suy thời mệnh môn hỏa bị tát, mệnh môn hỏa tắt thời thận thủy tung hoành một mình, cho nên sinh ra chứng thủy tả không ngớt.
  • Chứng thận tả. Phàm đi tả vào lúc canh năm lã chứng thận tả, bởi vì thận thuộc thủy, vị trí ỏ phương Bắc, Vượng về giờ Tý giờ Hợi, cho nên bệnh nặng về giờ ấy.

Con người sinh ra nhờ khí âm dương ngũ hành hòa hợp mà thành. Khoảng giữa hai qủa thận có động khí đó là khí nguyên dương, căn bản của tiên thiên, từ sau giờ Tý (nửa đêm) nhất dương sinh thì sinh ra rồi dần dần đi lên, qua các giờ Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, 6 khí dương đã cực thịnh, rồi đến cung Ly; từ giờ Ngọ (giữa trưa) nhất âm sinh thì khí trắng (bạch khí) biến thành chất dịch đỏ (xích dịch) dần dần đi xuống đến cung Khảm, rồi lại biến thành khí trắng, ngày xoay chuyển, lần lượt lên xuống không ngừng, sách Nội kinh gọi đó là luồng khí của thiên hỏa, các nhà y bảo đo là hỏa của chân dương, là tướng hỏa, các đạo gia gọi đ là quân hỏa, là khí căn bản của tên thiên. Hỏa này từ dưới đi lên, xuyên qua trung tiêu đến tỳ vị thì làm chín nhừ cơm nước, lọc chất cặn bã hóa thành chất tinh vi. Khí ở tỳ phân bố các chất tinh vi đo* mà đưa lên phế điều hòa với đường nước mà đưa xuống bàng quang, đó là hiện tượng thanh khí đi lên trọc khí đi xuống đã hòa hợp với nhau. Sách Nội kinh nói: “âm bỉnh hòa, dương kín đáo thì tinh thần yên ổn” (âm bình dương bí tinh thần nãi trị), nếu không biết thận trọng phép dưỡng sinh thì tinh thần ngày càng hao tổn tinh khí của thận suy yếu dần mả khí “nhất dmmg sau giờ tý” không sinh ra đúng lúc mà không đưa lên được thl chất cơm nước không lấy đâu dẩ làm chín nhừ mà truyền hóa, cho nên đến giờ Dần là khí tam dương, mà khí dương đã kém thì không thể hóa vật đúng kỳ và cũng không sao đưa khí âm lên được, cho nên đến canh năm gần sáng thì đi tả, ỉa ra sột sệt gần như phân vịt, đo là chứng thận tả, cũng gọi là Dại hà tiết, là biểu hiện dương vong khí thoát (thời bổ hỏa càng cần hơn bổ khí).

  • Chứng giao trường tả. Đấy là đái tiểu tiện đổi chỗ mả ra, do quá giận, hoặc no say, đến nỗi nội tạng hỗn loạn không theo đường cũ, chất thanh trọc lẫn lộn mà gây ra.
  • Chứng hoạt tả. Hoạt tả là chứng tỳ tiết lâu ngày không thôi, lỗ đít rỗng thẳng như ống tre, phân tuột thẳng không nhịn được (ngay sống trường). Chỉ có chứng đại trường hư hoạt nguyên khí sa dãn thu lại được là chứng nặng.

Xét hư thực

Người bẩm thụ nguyên khí hư, tỳ vị bất túc hoặc tuổi già sau khi bệnh và đi tả lâu ngày, chân nguyên bị cướp mất thì hiện khí lạnh mình mát, mạch trầm vì đi ỉa sống phân, nước tiểu trong lợi, đêu chữa theo chứng hư. Nếu có nóng cũng là giả tượng bên ngoài kỳ thực là lạnh bên trong, phải chữa theo chứng hư. Nếu người vốn khỏe mạnh cảm phải tà lục dâm bên ngoài, hoặc do ăn uống làm ngưng trệ, mới đầu thấy mình nóng, uống nhiều, tiểu tiện sẻn đỏ, đau bụng đi tả như rót nước, đi rồi thì thấp dễ chịu, đều chữa theo chứng thực.

Tiên lượng

Mạch hoãn, tế thời sống, phù hồng thời chết. Di lỵ ngày hơn 10 lần mà mạch thực thì chết, đi tả lâu ngày mà mạch thấy hồng, dại, cấp, sác thời khó chữa ăn vào tuột hết xuống ngay đó là chứng “ỉa ngay sống trường là khó chữa”.

Phàm chứng đi tả mạch vi tế, da lạnh, trước đi tả sau đi lỵ không ăn uống được là thuộc 5 chứng hư, không chữa được. Chứng bụng phình trướng, đầu ngón tay ngón chân trong nhợt, thân thê gầy róc, trong chốc lát thì chết. Dưới cứ ỉa ra mãi, trên cứ thổ ra đờm không thôi, trên dưới đều thoát thỉ chết. Bên ngoài khí của sáu phủ tuyệt thời chân tay lạnh, bên troiig khí của sáu phủ tuyệt thời chân tay lạnh, bên trong khí của 5 tạng tuyệt thời ỉa chảy không dứt, nặng thời chân tay tê dại là khó chữa.

Phép chữa

Khí thanh dương ở dưới thì sình ra ỉa sống phân, đó là chứng ỉa chảy ra nước do tỳ hư bị sa dân xuống dưới. Noi tóm lại khỉ tỳ thổ mạnh thì hóa được thấp, không có thấp thì không bị tiết tả, cho nên nói khí thấp hay sinh ra 5 chứng tiết. Nếu tỳ thổ hư không chế ngự được thì phong, hàn và nhiệt đều phạm được vào để gây ra bệnh, có 9 phép chữa sau đây:

  • Một là đạm. thấm nghĩa là thấm rút nước đi, khiến tà khí theo đường tiểu mà bài tiết ra, như nhà nông chống lụt, khơi đường nước cho chảy xuống thấp, tụy ố nơi thấp gần nước cũng không lo bị ngập. Sách Nội kinh nói: “Chữa bệnh thấp không lợi tiểu tiện là không đúng quy cách”, lại nói: “nước ở dưới thì khai đường cho nó ra hết đi”, ý nghĩa là thế.
  • Hai là thăng đề, nghĩa là nâng đưa khí lên, khí thuộc dương tính nó đi lên, vì vị khí tràn đến ép nó mới sa dãn xuống dưới, dùng những vị Thăng ma, Sài hồ, Sinh khương, Cát căn, để làm khởi động vị khí, khí khởi động được thì tự khắc hết sa dân ở dưới, ví như đất ẩm gặp gió thì khô, cho nên phong dược hay làm khô ráo. Vả lại thấp là bệnh của thổ, phong là thuốc của mộc, mộc thắng được thổ, phong thắng được thấp, cho nên nói khí bị sa dãn thì nâng đưa nó lên.
  • Ba là thanh lương, nghĩa là làm cho mát, Bệnh do nhiệt nhiễm vào, bỗng nhiên rớt xuống dữ dội, áp bức ở dưới dùng thuốc đắng lạnh dẹp bớt sự nấu nung, ví như đang lúc nắng nôi nóng bức, nếu được gió thổi thì hơi nóng tự tan hết. Đó là lẽ “bệnh nhiệt phải làm cho mát”.
  • Bốn là lưu lợi, nghĩa là làm cho lưu thông, Dòm ngưng khí uất, ăn uống tích trệ đều có thể gây đi tả, phải tùy chứng mà khu trừ đi, đừng để no lưu giữ lại. Sách Nội kinh nói: “nhân chứng tả mà tả đi” (thông nhân thông dụng”, ý nghĩa là thế.
  • Năm là cam hoãn, nghĩa là dùng thuốc có vị ngọt để hòa hoãn lại. BỊ tả lỵ mãi không khỏi, tính cấp mà dồn xuống, càng dồn càng xuống làm sao cầm ỉa được. Thuốc có vị ngọt để hòa hoãn lại. Bị tả lỵ mãi không khỏi, tính cấp mà dồn xuống, càng dồn càng xuống làm sao cầm ỉa được. Thuốc có vị ngọt có thể làm hòa hoãn được trung tiêu, làm ngăn bớt tính cấp tốc lại. Vả lại ngũ cốc sinh chất ngọt, vị ngọt hợp với vị trí của tỳ thổ. Cho nên nói “bệnh cấp thì làm hòa hoãn lại”.
  • Sáu là toan thu,nghĩa là dùng vị chua để thu liêm. Chứng đi tả lâu thì khí bị tản mát mà không thu, không thể điều khiển được sự chảy rớt thì biết bao giờ mới khỏi. Chỉ dùng thuốc có vị chua, có tác dụng thu liễm mà giải quyết. Sách Nội kinh nói: “tán thì thu lại”.
  • Bảy là táo tỳ. Tỳ khí vượng thì thủy tà không tràn vào được, vì khi thổ bị thấp lấn thì gây thành đi tả, thấp sở dĩ sinh ra là bởi tỳ hư. Làm tốt việc kho tàng thì chất thủy cố phân phối ra được, nếu hư suy mà không bồi đắp thi thấp tà càng mạnh. Nội kinh nói: “hư thì bổ”, ý nghĩa là thế.
  • Tám là ôn thận. Thân chủ trì hai đường đại tiểu tiện, là căn bản của sự bế tàng. Tạng này tùy thuộc thủy mà phối hợp với chân dương. Thiếu âm quân hỏa sinh ra khí, hỏa là mẹ của thổ, hỏa đó mà suy thì lấy gì để vận hành tam tiêu làm chín nhừ cơm nước được. Cho nên ồ chứng tích, hư tất có kèm hàn, tỳ hư nhất định phải bổ mẹ. Sách Nội kinh nói: ” “Hàn thì làm cho ấm”, ý nghĩa là thế.
  • Chín là cố sáp. ỉa chảy đã lâu, miệng dưới dạ dày đã trơn tuột, dù cho uống thuốc ôn bò cũng không khỏi được, phải dùng thuốc cố sáp thì sự biến hóa mới tốt, mà phải điều độ đúng mực, bởi vậy có câu: “hoạt thì cố sáp”.

Xét chín phép trên đều là cương lĩnh chữa bệnh tả, các phép chữa không vượt ngoài phạm vi ấy được. Còn như nên chữa trước hay sau, cấp hay hoãn, thì trong khi chữa nên tùy theo chứng bệnh mà châm chước.

Chứng tiết tả tuy có chia ra tám loại như phong, thử, thấp hỏa đờm, hư, hàn, thực khác nhau nhưng phải lấy việc táo tỳ làm chủ, có thấp thỉ thấm, có hỏa thì thanh, hàn thì ôn, hư thì bổ, đờm thì làm cho long ra, thực tính thì tiêu, sa dãn thi nâng lên (thăng đồ). Chu Dơn Khê nói: “Chứng tiết tả thuộc thấp nhiệt, thuộc khí hư, lại có thuộc hỏa, thuộc thấp, thuộc đờm, thuộc thực tích… khác nhau, nhưng nói chung chủ yếu là ở tỳ, phép chữa cần phân lợi làm chủ yếu rồi hợp các chứng để ghé vào.

Phàm chứng tả đều kiêm có thấp, ban đầu cần điều lý trung tiêu, lợi thấp ở hạ tiêu, bệnh lâu thi đưa lên, hoạt thoát không khỏi sau mới dùng thuốc cố sáp. Nếu thấy có thiên về phong thì ghé thuốc giải biểu vào, có hàn thì ghé thuốc ôn trung, hoạt thoát thì cố sáp. Nếu thấy có thiên về phong thì ghé thuốc giải biểu vào, có hàn thi ghé thuốc ôn trung, hoạt thoát thì cố sáp, hư yếu thì bổ vào, thực thì thông lợi, tùy chứng mà đổi cách dùng, cũng không câu nệ theo thứ tự, với lý chứng đại khái cũng giống như thế, nếu bổ hư không nên dùng toàn thuốc ngọt ấm, vị ngọt quá sinh thấp; thanh nhiệt cũng không nên quá dùng vị đắng, đắng quá thì tổn thương đến tỳ. Luôn luôn nên kiêm dùng thấm thấp lợi khiếu mới hay.

Bệnh tiết tả có nhiều loại phức tạp. ngoài sự cảm phải lục dâm ngũ tà, ăn uống tích trệ, còn có các bệnh linh tinh khác giống như khó mà nắm được cách chữa. Cho nên gập các chứng bạo thoát thuộc hư, bỗng nhiên đi tả xối xuống 1 lần đã bất tỉnh, miệng mắt đều bế, hơi thở thỏn mỏn, hầu như sắp chết, thì cứu ngay huyệt Khí hải rồi cho uống hơn 10 thang cao Nhân sâm thì khỏi.

Chữa chứng huyết hư, như lo nghĩ quá làm cho tỳ khí kết lại mà không đưa lên được, bị hãm ở hạ tiêu mà sinh đi tả, thì mổ chỗ uất kết, bổ tỳ vị, khiến cho cốc khí tỏa lên. Chữa chứng âm hư thận mất quyền bế tàng thì hổ mạnh vào thận để làm được chức năng của nó.

Phàm ăn uống vào dạ dày, chất tinh ba tủa lên tâm, phế, khí, tất đi lên rồi mới xuống. Nếu tỳ vị bị tổn thương do thấp nhiệt kết lại, dương khí ngày càng hư không đi lên được, khí của tỳ vị chảy xuống can thận làm thành chứng ỉa chảy, kiết ly. Phép chữa phải bồi bổ trung khỉ, dùng phong được có vị nhẹ đưa nó lên, thời khí âm không không bị bệnh mà khỉ dương sinh ra được.

Phàm khí hàn lạnh tổn thương trung tiêu, làm đầy lên mà căng cứng rồi dồn xuống mà gây ỉa sống phân, dùng thuốc ôn nhiệt để tiêu thông đi. Nếu bị vật ôn nhiệt làm tổn thương trung tiêu mà đi tả ra mủ, nên dùng thuốc ôn hàn để sơ thông bên trong, đi vội (lý cấp) vàng thì hạ, mót rặn (hậu trọng) thì điều đình, đau bụng thì hòa hoãn, có máu mủ dính đặc, mỗi khi đến nhà xí lại không đi được, mạch hông đại hữu lực thì cho hạ, cho mát, chứng đi tháo cống, ruột sôi, mạch vi tế thì làm cho ấm để thu lại. Dại để chữa bệnh cần tìm chỗ bệnh nhân nó mạnh hơn, khí nào mạnh hơn thì dùng thuốc khắc chế để chữa, nhân chỗ bệnh thông lợi mà làm cho thông lợi nhằm gây lại thế thăng bằng mới thôi.

Chữa chứng giao trường tả gây môn để đưa khí thông lên. Nếu mạch hư th càng nén thăng khí thanh, giáng khí trọc, lấy bổ khí thấm tháp làm chủ, khiến cho chó đại tiểu trường gặp nhau (lan mòn) được thông lợi, gạn lọc được chất thanh trọc thì bệnh khỏi, phải kiêng uống thuốc táo nhiệt phá khí huyết.

Chữa chứng hoạt tả là chứng tỳ tiết đã lâu, đại trưởng trống rỗng, nên dùng thuốc cố sáp để cầm lại, có chứng do khí hư hạ hãm thì nâng đưa lên, củng cố khí đã thoát, nâng đưa khí lên thì bệnh khỏi. Như chứng ỉa rặn không ra là sau khi hạ lợi đã trừ hết tích trệ rồi vào, đó là vì huyết mất nhiều quá, khí thanh dương bị hãm xuống, dùng Khung, Quy, Thược gấp bội, thêm những vị thăng giúp vào để điều hòa khi thì khỏi ngay. Đại khái, bỗng nhiên đi tả dữ thì không phải là âm chứng, đi tả kéo dài thì không phải là dương chứng, cũng như bệnh thương hàn mối phát thì hàn mà sau thì nhiệt.

Phàm bệnh tiết tả cứ mỗi sáng đi 1 lần mà nhiều, nếu chỉ uống thuốc nóng khi đói bụng cũng không có hiệu quả, trước bữa ăn tối nên uống 1 lần nữa mới được. Vì thuốc hòa hoãn uống từ lúc tảng sáng, đến đêm thì dược lực đã hết, không chịu đựng nổi với khí âm hàn suốt một đêm được.

Tỳ thận khí huyết đều hư nên uống Thập toàn đại bổ thang nuốt với Tứ thần hoàn. Đại tiện hoạt tiểu tiện bế sáp chân tay mình mẩy sưng dàn, ho suyễn nhổ ra đờm, là tỳ thận suy kém, nên dùng Kim quy thận khí hoàn gia giảm. Còn như tả lỵ do tạng phù nhiêu chứng trạng rắc rối (Lý Đồng Viên soạn ra một thiên gọi “Tỳ vị luận”, chuyên dùng Bổ trung ích khí thang để nâng đưa thanh khí lên làm chủ, nhưng còn sót chứng thận tiết chưa đề cập đến. Cho nên Trọng Cảnh nói: ỉa chảy không dứt mà thầy thuốc dùng Lý trung thang cho uống thì lại càng đi dữ hơn. Ý nghĩa bài Lý trung thang là điều lý trung tiêu, mà bệnh tả lỵ này thuộc bệnh hạ tiêu, phải điều lý theo phép chữa hạ tiêu thì mới khỏi).

Bệnh thận tả (đi ngoài lúc canh năm), chỉ dùng bài Bát vị hoàn gia Bổ cốt chỉ, Thỏ ty tử, Ngũ vị tử, dùng cháo Hoài sơn làm viên để bổ chân âm chân dương thời thủy hỏa ở thận giao nhau mà nắm vững quyền đóng mở, mệnh môn hỏa vượng, hỏa sinh được thổ thời tỳ cũng mạnh. Cổ phương có bài Tiêu phụ hoàn, bài Ngũ vị tử tán… đều là phương thuốc chữa bệnh thận tả, cần nên tham khảo (Họ Tiết nói: “Tỳ vị hư hàn, khí hư hạ hãm, dùng Bổ trung gia Mộc hương, Nhục quả, Bổ cốt chỉ, Tỳ khí hư hàn đi ngoài tháo dạ không ngăn được dùng Lục quân tử thang gia Can khương Nhục quế. Mệnh môn hỏa suy mà tỳ thổ hư hàn dùng Bát vị hoàn).

Bệnh thận hư di mót rặn, nhiều lần đến cầu tiêu mà ỉa không được, đau trong ngọc hành, hoặc đại tiện đã không ra được mà tiểu tiện đi ra trước cũng gắt buốt, hoặc khi đi, muốn tiểu tiện mà cũng muốn đại tiện mà đau. Sách nói: Tinh đã hao lại làm cho kiệt (tuổi già mà ham sác dục) thì đường đại tiểu tiện đau ran; càng đau càng muốn đi, càng đi càng đau, phải dùng bài Bổ trung ích khi thang uống với Tứ thần hoàng, lại dùng nhiều bài Bát vị Dịa hoàng gia Ngũ vị tử, Bổ cốt chi.

Phàm tiết trời ẩm thấp lâu ngày, người hay mắc bệnh đau bụng đi tả, dùng Vị linh, Giao bào khương, Nhục quế.

Lãn tôi xét theo lời sách: “vị hư thời thổ, tỳ hư thèrì tả, bị phong độc hay làm cho thổ tả, vì lẽ phong mộc ham lấn vào tỳ thổ. Dành ràng các chứng tiết tả đều trách vào tỳ vị, còn như thận là cái cửa của dạ dày, là cơ quan giữ vững cho toàn thân, nếu mệnh môn hỏa suy thì một là không thể bốc hơi nóng lÊn tỳ để làm chín nhừ thúc ăn, hai là không thể làm ấm phàn âm ở hạ tiêu làm cho tiểu trường thấm nước vào, bàng quang thấm nước ra chảy lẫn lộn vào đại trường mà gây ra đì tháo. Cho nên Nội kinh nói: “các bệnh tiết tả, tiểu tiện không thông lợi” là đúng. Hơn nữa Cảnh Nhạc tiên sinh bảo rằng “bệnh tả thuộc hư, không phải là thủy có thừa, thực là hỏa không đủ, không phải là thủy không thông lợi mà thực là vì khí không vận hành”. Xét theo lẽ ấy phải dùng Bát vị hoàn gia Xa tiền, Phá cố chỉ, thực là phép tâm đắc rất hay dùng chữa chứng hư tả. Nếu là bệnh mới phát chứng còn hơi thực, người hay ăn thức ngon béo thì dùng Lục quân tử thang gia Kha tử, Nhục khấu; người thường ăn rau thì dùng Hoắc hương chính khí thang bội Hoắc hương (Hoắc hương núi mới tốt).

Dụng dược

Tùy chứng mã chọn dùng các nhóm thuốc như sau đây:

  • Thuốc tiêu thực hóa đàm. Chỉ thực, Chỉ xác, Trần bi, Thảo khấu, Sơn tra, Sa nhân, Mạch nha, Thần khúc, Hương phụ, Lương khương, Bán hạ, Hậu phác, Ngũ vị tử, Trương truật, Hoắc hương, Bạch phàn.
  • Thuốc ôn bổ chi tả, Nhục quả, Ngô thù, Nhục quế, Đinh hương, Mộc hương, Kha tử, Xích thạch chi, Long cốt, Nhân sâm, Phục linh, Sơn dược, Sa nhân, ích mẫu, Táo nhân, Bạch truật, Chích thảo, Thảo quả, Bạch đậu khấu, Trần bì, Liên nhục, Bạch biển đậu, Ối khương, Ô mai, Thỏ ty tử, Bạch thược, Tiểu hồi.

Lỵ tật (Kiết lỵ)

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Bệnh này cổ nhân gọi là trệ hạ sách Nội kinh gọi là “trường tịch”, sách ấy bảo: ăn uống bị thương tổn, làm việc nghỉ ngơi không chừng mực tốn đốn vị khí thời khí thanh hoa dáng lý phối đưa lên lại đi xuống mà lồm thành chứng ỉa ra sống phân, bệnh lâu thời Thái âm (tỳ) và Thiếu âm (thận) đều hư mà trở thành chứng trường tịch (tức là kiết ly). Sách nói: Thấp và hỏa trệ ở trong ruột cho nên gọi là chứng trệ hạ. Lại nói: bệnh lỵ gọi ià lợi, chữa phải hạ lợi.

Trương Khiết Cổ nói: Người khỏe mạnh thì không tích, người yếu mới có, thế mới biết chứng tích do yếu mã ra. Đều do tỳ vị đã hư, ăn uống lại không kiêng dè, thất tình không thoải mái, trường vị uất ức, khí huyết bị tổn thương, mưng làm máu mủ mà thành chứng trệ hạ, (tức là Kiết lỵ), bệnh này khi mới mắc có năm thứ.

  • Một là do nóng lạnh không điều, tỳ vị bỗng bị thương.
  • Hai là do cảm nắng mà phát.
  • Ba là do cảm phong hàn thấp cùng phát ra một lúc, (Phàm chứng “phong lỵ“, người bệnh sợ gió, nghẹt mũi, đau mình, mặt xanh, hoặc đi ngoài ra toàn nước trong; chứng “hàn tỵ thì đi ngoài như cứt vịt, sôi ruột, đau trệ xuống, không nặng; chứng “thấp tả” thì bụng trướng, mình nặng, đi ngoài ra nước đái đục như nước đậu đen.
  • Bốn là do thổ tả điều trị sai trái mà thành.
  • Năm là do ăn nhầm đồ lạnh, của độc lại nhân có kinh sợ mà phát ra.

Bệnh lỵ do tích dãn mà thành, có bảy chủng loại:

  • Có chứng do ăn uống tích đã lâu ngày mà thành.
  • Có chứng vì khí hư kèm nhiệt hàn mà thành (phàm chứng đau bụng mót rặn, tiểu tiện ngán ít, miệng khát, thích uống nước lạnh, miệng đại trường táo kiẽt ấy là lỵ kèm nhiệt; bụng đau, miệng không khát, thích uống nước nóng, tiểu trong dài, mình không nóng, thích lấy tay xoa nhau cho nóng chườm bụng ấy là chứng lỵ có kèm hàn).
  • Có chứng do tỳ khí bị thương tổn lâu ngày không cai quản được huyết mà huyết cứ chảy xuống.
  • Có chứng do thấp nhiệt làm tổn thương tỳ mà thành (bệnh lỵ do thấp, thấp sinh ra tù nơi đất, cho nôn dù chứng hàn hay nhiệt đều sinh ra máu mủ được. Theo lẽ của ngũ hành thì khí nhiệt nhân hỏa mà hóa thành, khí hàn nhân thủy mà hoa thành, duy khí thấp thi nương theo tứ qúy (1), đi với hỏa thì khí dương thổ có thừa mà thành bệnh thấp nhiệt đi với thủy thời khí âm thổ không đủ mà sinh tai hại hàn thấp. Thế thì biết được, khí thấp là nội nhân, khí nhiệt là ngoại nhân. Sách Nội kinh nói: “Chứng lỵ đều, thuộc thấp”, lại nói: chứng lỵ đặc dính đều thuộc hỏa, chứng lỵ có máu mủ trệ xuống đều thuộc nhiệt lại thuộc thực tích”. Song là bệnh lỵ phát ở vụ hè thu, thấp chứng uất vốn tự khí trời còn như vì nóng mà cần mát, ăn nhiều đồ sống lạnh là tại con người. Người khí mạnh mà mắc phải khí trời, phần nhiều thành chứng uất nhiệt, người khí yếu mà tự mình ăn đồ lạnh mà tổn thương thì nặng về chứng âm hàn; khí thấp thổ đã vượng vẽ 4 mùa mà khỉ đi với hỏa thì khí dương thổ có thừa mà làm ra bệnh thấp nhiệt. Sách Nội kinh gọi gò nồng cao ráo, ý nghĩa là như thế; khi đi với thủy thời khí âm thổ không đủ mà ra bệnh hàn thấp. Nội kinh nói chỗ ẩm ướt ý nghĩa là như thế. Nếu nói nhiệt mà ít hàn, nói hàn mà bỏ mất nhiệt thì không phải lỗi tại người nói sao?
  • Có chứng vì khí dương hãm ở dưới lấn vào tỳ khiến tỳ suy bại mà thành.
  • Có chứng vì ăn đồ ngon béo chiên xào nhiều quá táo nhiệt tích lại mà thành.
  • Có chứng do dịch lệ thời khí mà nhiễm phải khí độc (cùng một địa phương người lớn trẻ con đều mắc một bệnh giống nhau là chứng dịch lỵ).

Bị tổn thương ở phần khí thì đi ngoài ra sắc trắng, thuộc hàn; tổn thương ở phần huyết, đi ngoài ra sắc đỏ, thuộc nhiệt (lấy sắc đỏ cho là nhiệt, trắng cho là hàn đã đành không phải là lẽ chính xác, nếu thế thì đi ra ngoài đỏ trắng lẫn lộn, lẽ nào cả hàn lẫn nhiệt cùng một bệnh hay sao? Tất phải lấy cả sắc và mạch mà biểu hiện rõ thì hãn nhiệt mới khỏi lầm).

Khí huyết đều tổn thương thì sắc đỏ trắng đều ra (Đi lỵ ra sắc đỏ trắng có kẻ bảo rằng đấy là bệnh kiêm cả hàn nhiệt là lầm, hàn với nhiệt là hai khí trái hẳn nhau, có lẽ nào cùng đi với nhau vào trường vị để gây thành bệnh lỵ. Bệnh chỉ nhân thấp nhiệt, nhưng nặng hay nhẹ là vì thương khí, thương huyết khác nhau).

Sắc vàng là chứng thương thực, xanh là thương thấp (sắc trắng là do hàn làm trệ đường khi của trường vị, sác dò là nhiệt làm tổn thương huyết lạc của trường vị, sắc trắng là nhẹ, khí trệ ở màng mỡ mà chưa tổn thương đến huyết lạc, sắc đỏ là nặng, nóng làm tổn thương huyết lạc mà đã thâm nhập vào âm phận. Bệnh thấp nhiệt có phân ra thương khí thương huyết. Chứng tích trệ thì chi do ăn uống đồ sống lạnh xào nướng chứa đọng lâu ngày, thấp do lạnh sinh ra nhiệt do nắng xâm vào, khí lạnh nhiệt uất lại thành chứng thấp nhiệt. Trời hè nắng đốt, khách khí mạnh mà chủ khí yếu, thấp nhiệt, thám vào đại trường, mỡ màng thối loét, bắt đầu sinh ra lỵ từ đó, sác hồng là khí nhiệt trong thấp nhiệt hóa thành, sắc trắng là khí lạnh trong thấp nhiệt hóa ra, chứng bạch lỵ sinh ra tứ đại trường, hồng lỵ từ tiểu trường, vì vậy Chu Đơn Khê có nói: Lấy trắng đỏ để chia ra khí huyết.

Đại trường là cơ quan đùn đẩy (truyền tống) bệnh lỵ thuộc về phần huyết lạc của trường vy làm động đến mỡ màng của tạng phủ, cho nên chất đỏ chất trắng cùng đi lẫn vào đại trường mà chảy xuống. Còn tiểu trường là nơi gạn lọc ra nước tiểu, chưa nghe nói tiểu trường là nơi sinh ra bệnh lỵ bao giờ. Bảo là tâm chủ huyết tương quan biểu lý với tiểu trường cho nên chứng lỵ có sắc đỏ là do sắc của tiểu trường hóa ra thì có lẽ: nếu bảo rằng tiểu trường sinh ra thì không đúng. Mình nóng miệng khát, tiểu tiện gắt, đại tiện quặn đau, màu phân đỏ là thuộc nhiệt, mình lạnh miệng không khát, tiểu tiện dễ dàng mà sắc xanh lá thuộc hàn. Nhưng bệnh lỵ vì khí nắng nóng, phần nhiều là thuộc nhiệt ít có hàn nhưng âm dương thay đổi thl đỏ mà nhạt là thuộc hàn, trắng mà đặc là thuộc nhiệt, nhất định phải tham hợp cả sắc lẫn chứng mới phân rõ hàn được).

Nhưng tóm lại đều nhân thấp nhiệt, cũng như mủ chảy trong mụn nhọt ra tuy có đỏ có trắng, thực ra không thể phân biệt được hàn hay nhiệt (lý luận và phép chữa bệnh này giống như bệnh xích bạch đái của đàn bà).

Phân biệt chứng trạng

Chứng lãnh lỵ thì đi ngoài ra phân trắng.

Nhiệt lỵ thì phân đỏ.

Cam lỵ thì đi ra vàng lẫn trắng không chừng độ.

Kinh lỵ thì sắc xanh là chứng lỵ lạnh nhiệt không đều có cả sắc đỏ lẫn trắng.

Chứng Hưu tức lỵ phân đen, sắc mặt như ruột cá, trải qua lâu năm nhiêu tháng khỏi rồi tái phát (chứng này vì có hàn tà ở đáy cùng đại trường thuốc không thấu đến nơi).

Chứng Cổn lỵ thì bụng to, tích trệ thì đi lỵ, ăn uống không lên da lên thịt, hơi thối, đại tiện táo bón.

Chứng Cổ độc lỵ thời ỉa ra màu tím đen như gan gà, khát nước, trong ngũ tạng đau như dao cắt.

Chứng Câm khẩu lỵ uống thuốc thang vào miệng thì ra ngay, trệ dồn xuống cấp bách ở hạ tiêu, phần nhiều do nhiệt bốc mạnh xông lên vị khẩu, vị khí dẹp xuống mà không thống, hoặc vì hơi độc bẩn của bệnh dịch truyền vào xồng lên tạng phủ.

Chứng ngũ sắc lỵ: Tỳ vị là cái bể chứa cơm nước không vật nào mà không thu nạp vào đó, thường kiêm cả 4 tạng, cho nên nhiệt độc của năm tạng đều theo 5 chất dịch mà xuống, cho nên các sắc đều hiện ra ngoài.

Chứng Quát trường lỵ. vì độc khí làm tổn thương cho nên ăn uống vào thì đi ngay, hậu môn rộng huỵt thâm sì thấy đáng sợ, bụng dạ đau đớn, vội đi mót rặn, hay nhỏ giọt máu tươi.

Chứng Hoạt trường lỵ ngày đêm đi luôn, ăn uống vào thì đi ra ngay (với ly cấm khẩu, lỵ ngũ sắc đều là chứng dữ).

Có chứng lỵ đi lâu phát sốt, mới phát sốt, phát sốt lâu ngày đều là âm hư cả. Hậu môn đau dữ là nhiệt đi xuống. Có chứng lỵ sau cơn sốt rét, sốt rét sau cơn sốt rét thì tà đã phá hết ra rồi, tất không còn khí độc của thử nhiệt nữa mà lại sinh ra bệnh lỵ, ấy là do nguyên khí bị hãm xuống dưới, tỳ khí không đưa lên được, giống như bệnh lỵ mà không phải lỵ. Sau khi lỵ đã ra nhiều huyết, khí theo huyết đi tan ra, âm dương đều hư. Dương hư thì sợ lạnh, âm hư thì sợ nóng, cho nên có cơn nóng rét chồng nhau, giống như sốt rét mà không phải sốt rét đều là hư chứng cả.

Có chứng Phong lỵ là sau bệnh ly chân teo róc lại mà mềm yếu, không chữa gấp sẽ thành chứng Hạc tấc phong.

Có chứng Khí lỵ di ra như nước cua, co rút quá nặng.

Có chứng Tích lỵ, sắc vàng hoặc như nước nấu cá, bụng đau, ghét ăn.

Có chứng hư lỵ, mệt mỏi, ăn uống không tiêu hóa, bụng đau nhẹ hoặc đau dữ, đi ngoài không rặn lắm. Có chứng âm hư giống như bệnh lỵ, tức là chứng Đại hà tiết trong năm chứng tiết. Chứng này quặn đau mót rặn, đến cầu tiêu nhiều lần mà không ỉa ra được, đau trong ngọc hành, đi ra phân đỏ trắng lẫn lộn. Giống như bệnh lỵ, tiểu tiện ngắn gắt mà đau, hoặc không thông mà đau, hoặc khi mót đi đái thì đại tiện són ra trước hoặc muốn đi đại tiện thì tiểu tiện tự són ra, hai đường đại tiểu tiện giằng co nhau mà phát đau. Đó là chứng thận hư, rất nguy!

Xét hư thực

  • Hư thì hàn, hễ bụng đau thích nắn nót, sợ lạnh ưa nong, mạch nhược mà hư, vội đi mà di không được, đi được rồi mà bệnh không bớt là bệnh càng hư công giải càng hư thêm, và chứng thường đi vội ra quần… đều là cứng hư cả.
  • Thực thì nhiệt. Phàm bụng trướng đầy, đau quặn, sợ nắn nót, buồn phiền, khát uống nhiều nước, ưa lạnh sợ nong, mạch cường mà thực, hoặc sắc mà hoạt, sau khi đi ngoài rồi thì hơi bớt, không bao lâu lại đau dữ và vội đi mà không đồng được, đều là chứng thực.

Nhưng cốt yếu chỉ dựa vào hình thể mạnh hay yếu, bẩm thụ khỏe hay kém, mắc bệnh mới hay lâu thì (toán xét hư thực của bệnh mới hay lâu thì đoán xét hư thực của bệnh mối không sai (nên tham khảo thêm bài biện luận hư thực ở sau).

Tiên lượng

  • Chứng trường tịch đi ngoài ra bọt tráng, mạch trầm thì sống, phù thì chết (Mạch kinh nói: “Chứng trường tịch đi ngoài ra máu mù, mạch luôn luôn trầm tiểu thì sống, mạch sác tật, đại và có nhiệt thì chết, cùng chứng chân tay quyết lạnh không có mạch, cứu vào cũng không ấm lại, mạch không trở lại và hơi suyễn thì chết; mạch tế và lạnh, hơi đoản, trước đi tả sau đi lỵ, ăn uống không vào đó là chứng lỵ, mạch nhược thì tự khỏi, mạch hư sáp là thuận, mạch thực thì chết, chân tay ấm thì sống, giá lạnh thì chết; tiểu tiện không thông, hạ rồi mình nong mạch hơi hồng là không chữa được).
  • Thấy các chứng: môi đỏ như son, đi ngoài ra chất như óc cá như chất bụi mục nát, đi ra toàn máu, đi ra từng giọt như nước nhà dột, đi ra như rót nước vào ống tre, bỏ ăn; đi lỵ mãi chân tay lạnh; đi lỵ lâu mình nóng mô hôi; ruột đau nhức, phát suyễn, khát nước mình sưng vù lên như thối; đi lỵ lâu ngày nôn ói mê man, buồn phiền vật vã, hình thể gày róc; đi tả lâu biến thành lỵ do tỳ truyền sang thận cùng các chứng ỉa chảy sác mặt đen, bụng trướng, phát suyễn, môi khô, mắt lõm sâu, đồng tử mở to và sinh mây màng, có tia máu đỏ, đầu ấm chân lạnh miệng thối sinh đờm, ham uống rượu; đi lỵ nhiều lần, da bụng nhót lại, sắc mặt xanh đen; đi tả ra như mủ nhọt; như mùi trứng gà ung, dái săn đen, môi xanh hoặc khô sạm, đổ mồ hôi như mưa, mắt nhắm luôn, thở dài, tiêng như qụa kêu, mặt như giấy hồng nhợt, ngực lõm vào, miệng há hốc, móng tay chân đen, mửa ra lãi trắng hoặc bọt tráng, máu xanh, gáy mềm oặt sinh hột xoài, bụng sỏi như nấm, ia ra máu đen và hòi tanh; cùng các chứng lỵ lưỡi đen do săm tạng bị hư tổn, đi lỵ lâu lưỡi vàng là tỳ khí suy bại… Các chứng trên đều không chữa được, cùng với chứng hư của năm tạng đều là chứng chết (chỉ dùng Sâm Phụ thì 10 phần họa may cứu được một).

Phép chữa

Dùng phép “nhân đi ngoài mà cho đi ngoài” (thông nhân thông dụng) tức là phép hạ. Nhưng phép hãn, phép thổ cũng gọi là thông. Bệnh mới cảm, nguyên khí còn khỏe, có thể dùng phép hãn: qua 5-7 ngày tỳ vị đã hư, chí nên hòa giải và lợi đại tiểu tiện, tiêu trừ chất thực tích vỉ lẽ “không có tích thì không thành chứng lỵ” (vô tất bất thành lỵ). Bệnh đã lâu thì dùng các vị khí huyết gia Thăng ma, Sài hồ, Thương truật, Phòng phong để đưa lên; bệnh nặng thì dùng Túc xác. Nhục đậu khấu, Mẫu lệ, Kha tử để thu sáp lại. Kém ăn thì chuyên điều dưỡng tỳ vị, làm cho ăn uống được thì khí huyết tự khác điều hòa, vì chữa lỵ cốt lấy vị khí làm gốc. Thấy có chứng vội đi mà không có tà ở biểu thì nên dũng phép thông lợi, nếu hư mà không dám thông lợi thì hoặc hòa giải hoặc thăng đề, có khí hãm ở dưới, đi lỵ như rót thì phải tạm cố sáp lại; có chứng hoạt thoát, đau dữ là do hỏa thịnh, hãy dùng phép gây nôn cho nó thăng lên, đờm tiêu, hỏa giáng xuống thì đại trường tự khắc thu lại, nên theo mạch chứng mà xét đoán.

Bệnh lý mới phát trong ruột có tích, đi ngoài mót rặn bụng đau lại thêm lợm giọng, tức ngực, là do mới ăn uống vào mà chưa tiêu hoa được, không nên vội dùng thuốc hàn lương và thuốc hạ vì thuốc mát càng làm cho ngưng kết, thuộc hạ thì thương tổn vị khí, trước hãy dùng thuốc tiêu đạo, đợi thức ăn xuống khỏi cách mô không còn lợm giọng đầy trướng nữa, bây giờ mới có thể dùng thuốc công hạ. Nếu lợm giọng quá, trước cho uống nước muối nhạt để gây nôn (như mới cảm sốt thì có chứng vội đi thì nên hạ, có chứng sợ lạnh thì kiêng hạ).

Bệnh lỵ đều do tích trệ mã thành, nhưng vật tích muốn xuống mà khí trệ không đưa nó xuống được, ngày đêm đi hãng trăm lần, vì no ép xuống mà đau xoắn về cách chữa trước hết phải thông lợi tức là áp dụng phép “thông nhân thông dụng” của Nội kinh (cho Trọng Cảnh bảo nên hạ, đều dùng Thừa khí thang để hạ). Đại hoàng vị hàn, tính hay chạy, Hậu phát tính ôn hay thông khí trệ làm tá. cam thảo vị ngọt tính hòa hoãn, sắc cho uống để rửa sạch trường vị thấm nhuần kinh lạc, vật tích ra được hết là bệnh khỏi. Cấm dùng những thuốc Thạch tín, Hoàng đơn, Ba đậu, Tiêu thạch, sợ có độc dữ làm tổn hại khí trong trẻo của tỳ vị. Song người xưa có thuyết chuyên dùng thuộc hàn, vì cho rằng bệnh lỵ phát về mùa thu là do mùa hạ bị uất nhiệt mà gây nên. Lẽ ấy rất sáng tỏ, lời bàn cũng xuôi, nhưng chưa sáng tỏ chỗ gây nên bệnh. Nhiệt uất phần nhiều do khí nắng dữ uống nước lạnh, ăn nhiều đồ sống lạnh, khí nắng bị hàn làm uất lại lâu thì sinh ra chứng trầm hàn cổ lãnh cũng có, không thể câu nệ là chứng nhiệt. Cần xét chứng xem mạch kỹ.

Khi muốn hạ đối với chứng nhiệt ly thì dùng Đại hoàng, chứng hàn lỵ thì dùng Ba đậu, bệnh nào thuốc ấy, xét cho rõ cổ nhân đặt ra không thể sai lầm mảy may. Nhưng ông Vương Hải Tàng có nói: Chứng huyết lỵ mùa hè không dùng Hoàng liên vì mùa ấy khí âm ở trong, đó cũng là một ý kiến. Về mùa đông mức thương hàn đã trải qua bệnh nhiệt, đến mùa hè mùa thu, ba khí thử, nhiệt, thấp tập trung nung nấu kết lại thành gấp 10 lần mùa đông, nhưng khi cảm nhiệt của ba khí ấy mà đi lỵ, nhất định phải đuổi chúng ra ngoài, vì thế cho nên, chứng lỵ phải dùng thuốc tân lương giải biểu trước rồi mới dùng thuốc bổ hàn để làm mát phần lý, một hai thang là khói. Bệnh ở biểu không chữa, ngoại tà cứ nhập lý, đến chết mới thôi, cho nên bệnh tuy đã trăm ngày vẫn phải dùng phép “chèo thuyền ngược dòng” để đưa tà ra ngoài thời chứng chết có thể sống, chứng nguy có thể yên, Sách Kim quỹ cho ràng chứng lỵ, mạch huyền, phát sốt, ra mồ hôi thì tự khỏi. Xét mạch của bệnh lỵ lâu ngày, tà khí đĩ sâu vào phàn âm thì trầm, vị, nhược, bỗng chuyển thành mạch huyên đó là do khí thiếu dương, phát sinh ra, đo chẳng phải phép chèo thuyền ngược dòng hay sao? (Bệnh đã quá 5 ngày tỳ vị hư dần thì phải dùng phép tiêu đạo, thăng tán, để hành khí hòa huyết. Bệnh lâu ghé hư lại phải bố khí huyết để thu kéo lại sự hoạt thoát. Cho nên mót rặn thời nên hạ, đau bụng thời nên thông lợi, mình nặng thời trừ thấp, mạch huyên thời trừ phong, mủ đặc dính thời dùng tễ mạnh làm khô đi, mình lạnh tự đổ mồ hôi dùng thuốc gây ấm, phong tà vào trong thời phát hãn, đi ngoài lỏng là chứng lợi, nên gãy ấm, ở ngoài thời giải biểu, ở trong thời hạ, ở trên mà chưa thành chứng tích thì gây nôn, ở dưới mà đã thành lỵ thời cho ra hết, biểu nhiệt thời nên sơ thông, tiểu tiện gắt thì thông lợi, tà thịnh thời hòa giải, đuổi nó ra, ngăn nó tới… là những cách ngôn trong nghề chữa lỵ).

Tính của hỏa truyền gấp rút, có khi hóa được, co khi không hóa được thức ăn, phân đọng muốn ra mà khí ngăn lại, bởi thế muốn đi ngoài mà không đi được, bụng đau quặn, bắt đi vội mà đại trường nặng trĩu xuống, nặng lắm thì hậu môn đau, nên dùng Mộc hương Binh lang để thông khí, Đại hoàng để đưa hỏa xuống, Hoàng cầm, Hoàng liên để giải độc, Đương quy, Bạch thược để hòa huyết. Chỉ xác, Trần bì để thông kết trệ, Nội kinh nói: “Huyết hòa thì chứng di ra mủ tự khắc khỏi, khí thông thì chứng mót rặn tự khắc hết”. Có hư hỏa thì bổ bằng Sâm Truật Quy Thược, có hãn ngưng thời gây ấm bằng Can khương Nhục quế, lại như vốn có tích tụ, gặp khi khí của 1 tạng phát động lên, phạm đến trường vị mà thành ra bệnh lỵ, cần xét tạng nào xâm phạm thì dẹp yên đi.

Chữa ly cấm khẩu nên dùng Hoàng liên, Thanh liên nhục, Kim ngân hoa để thông tâm giải độc làm chủ, có chứng do khi lạnh đưa ngược lên dùng thuốc ôn đê điều bổ thì bệnh sẽ dễ chữa.

Chữa lỵ ngũ sắc thuộc thực thì thông lợi trước, thuộc hư thì điều hòa huyết, sửa chữa khí, dùng loại thuốc như Kim ngân hoa sao rượu Hoàng liên, Dương quy, bạch thược, Mộc hương để thanh nhiệt giải độc, hòa huyết… làm chủ.

Có một chứng độc lỵ, hoặc có ứ độc hãm bên trong, đi ngoài ra máu mủ, uống các thuốc cũng không khỏi, nên cho uống thuốc hòa huyết hành khí gia thêm thuốc giải độc như Kim ngân hoa, Nhũ hương, Mộc hương, Hoàng liên.

Không chia tả và lỵ ra làm hai chứng, chỉ nói lẫn lộn là do thấp nhiệt rồi dùng thuốc lợi tiểu là không đúng. Bởi vì thuốc thấm lợi có công năng lợi thủy, nước đục chảy thông được thì chứng di tả tự khác khỏi. Còn bệnh lỵ lại là do chất dơ bẩn, khí thấp nhiệt ở trường vị xông lên rồi uất lại thành, theo đường truyền tống của đại trường mà ra, không can gì đến vị khí, cho nên không được quá dùng thuốc thấm lợi làm kiệt hết chân âm, khô hết tân dịch thế là bệnh đã hãm xuống mà thuốc lại làm cho xuống nữa. Những bệnh tiểu tiện trong dài là dấu hiệu báo bệnh đã lùi dần, lựa là bệnh lỵ ư? Phàm cách chữa chứng trệ hạ với chủng hoạt tiết có thể thu sáp, cho nên người xưa cũng có dùng Túc xác, Kha tử để cố sáp lại; còn chứng trệ hạ vốn thuộc thấp nhiệt sáp trệ, phải dùng phép thông lợi, rất kiêng phép thu sáp. Đại trường là phủ của phế, đại trường có thấp nhiệt trệ lại phế cũng uất trệ không thông, người xưa biết tính của phế ưa thông lợi, nên mỗi khi dùng thuốc đêu thông lợi phế khí làm cho mát cả tạng lẫn phủ. Nếu gặp thuốc thu sáp thời thấp nhiệt không có chỗ tiết ra, phể khí không đi xuống được, chảng những bệnh ly nặng thêm khi thấp nhiệt hun nấu xông lên phê thì các chứng trướng đầy, khí nghịch, không ngủ, bỏ ăn… Sẽ thể hiện ngay. Các bệnh tiết tả, lỵ, ngược, về vụ hè thu đồng một nguyên nhân, đều do khí thử thấp làm thương tôn đến tỳ gây nên, mới ăn uống tổn thương mà gây ra tiết tả là nhẹ, ngưng trệ lâu ngày biến thành bệnh ngược, bệnh lỵ, mới là nặng, mà ngược với lỵ lại có chỗ khác nhau:

  • Ăn uống làm thành đờm, đầy ở lồng ngực là “ngược”.
  • Ăn uống lãm thành tích, bám dính trong trường vị là “lỵ”. Người xưa có nói “Không có đờm thời không thành bệnh ngược, không có tích không thành bệnh lỵ”. Cho nên khi mới mắc bệnh, người còn khỏe, tích còn nhiều, nhẹ thì dùng những vị Tam lăng, Nga truật, Bình lang, Chỉ xác, Chỉ thực, Thanh bì, Mộc hương; nặng thì dùng Đại hoàng, chế với rượu để thông lợi, không nên trù trừ như nuôi hổ để hậu loạn về sau, huống nữa, có bệnh thời bệnh tiếp thu, không tổn hại đến người đâu, nếu để dây dưa kéo dài thời gian, nguyên khí dã hư mà khí tích càng thịnh thì công hay bổ đều khó ra tay, thành ra hoại chứng. Huống chi các bệnh ly tuy thuộc chứng nặng nhưng phần nhiều bị cảm nhiễm thời khí lưu hành, cho nên 7 ngày trước bệnh nặng, tích nhiều, người mạnh, tuy đau ngặt mà không chết, khéo điều dưỡng sau 7 ngày thì bệnh bớt dàn. Nếu mới phát không nặng, người ta coi thường, đến sau 7 ngày khí tích lưu trữ lại, người đã suy, vị yếu, thế bệnh thành dữ tợn, thường thường khó chữa, không thể không biết. Chữa phải xét bệnh coi ghé có hàn hay ghé có nhiệt, hoặc hư hoặc thực. Nhiệt thời dùng phép thực mà chữa hàn thời dùng phép hư. Phàm bệnh lỵ ghé có nhiệt đáng nên dùng Mộc hương, Hoàng liên, Đại hoàng, Nhân sâm, bạch thược, Chỉ xác, Binh lăng, để thanh lợi, dùng vào lúc mới phát, người bệnh còn khỏe, tích nặng thì xổ đi, nếu bệnh có ghé hàn thì dùng Lý trung gia Khương quế để gây ấm. Nguyên nhân ngoài cảm nắng to và thấp nhiệt trong bị tổn thương do rượu miễn chiên xào làm tiêu hao, hoặc do thất tình uất kết thành chứng hỏa thực, đều khiến cho trường vị đọng lại tích lâu thành độc. Nội kinh nói: “Ăn uống không kiêng dè, làm việc nghỉ ngơi không đúng mực, phần âm mắc bệnh thì vào 5 tạng làm cho bế tắc đi, đi xuống làm thành nhọt lở, tiết tả, và đi ly. Người đời bệnh lỵ 10 bệnh có 9 bệnh hư mà thầy thuốc chữa bệnh Ịỵ không bao giờ dùng thuốc bổ. Khi đã bị hãm xuống dưới còn cho hành khí thì làm sao chứng mót rặn chẳng nặng thêm. Trung khí đã hư kém lại còn công tích, làm soa nguyên khí không kiệt hết. Tháp nhiệt làm thương tổn phần huyết, càn nên điều bổ huyết, nếu quá dùng cách tẩy trừ thì âm huyết lại tổn thương thêm, tân dịch mất thành ra khát, đáng lý phải dưỡng âm, nếu chỉ dùng thuốc thấm lợi thì tân dịch càng mất thêm. Có nhiều thầy thuốc tầm thường chỉ bo bo cái thuyết “thống vô bổ pháp” (đau không cho phép bồ) lại nói: “không nôn dùng phép bổ”. Họ không biết rằng, nhân hư mà sinh đau, càng công lại càng hư và càng đau thêm, thường thấy bệnh hữu hình chưa trù được mà nguyên khí võ hình đã thoát hết thì ăn năn sao kịp. Vây mạch vi nhược thời có thể bổ, hình sắc hư kém thì có thể bổ, đi lỵ sau cơn bệnh tật cũng phải bổ, bệnh nặng do dùng thuốc công phạt cũng phải bổ.

Có người nói: chứng lỵ thuộc hàn là sai. Hàn thời không tiêu hóa cơm nước được, làm sao mà hóa thành mủ? Về chứng hư chứng thực không rõ ràng là vì khó phân biệt. Ví như thấy miếng khát tựa hồ như chứng thực nhiệt, không biết rằng, khi bị tả lỵ nhất định tân dịch đã hao kém, chất dịch vị mát ở dưới thời chất tân kiệt ở trên, lẽ nào chẳng khô cạn. Lại cần lấy chỗ ưu uống nóng hay ưu uống lạnh mà phân biệt hư thực, lại như thấy bụng đau tựa hồ như thực nhiệt, không biết rằng bệnh lỵ từ tạng sinh ra, trường vị bị thương tổn mủ máu chảy ra làm cho dạ dày tiêu hao thì lẽ nào chẳng đau? Lại nên xét thêm chỉ đau hoãn hay cấp, ấn xuống có đau hay không, bụng trướng hay không trướng, mạch hữu lực hay vô lực… để phân biệt hư thực.

Thấy tiểu tiện vàng đỏ, ngắn, ít, tựa như thực nhiệt. Không biết rằng nước chảy theo lỵ nhất định là nước tiểu không dài, do chân âm hao tổn, chất dịch vị bị ảnh hưởng vì thế nôn nước tiểu đổi sắc, lẽ nào tiểu tiện lại không tít và đỏ. Vậy phải cần xét sắc mặt có tươi nhuận hay không, chất dịch đã cạn hay chưa để phân biệt hư thực.

Thấy chứng vội đi mót rận tựa hồ như thực nhiệt. Không biết rằng khí bị hãm thì sức chuyển vận không mạnh, phần âm huyết kiệt thi ruột cạn mà khô, lẽ nào không vội đi mót rặn, điều đó cần xét kỹ. Mót rặn mà do phế khí bị uất ở đại trường thì dũng thuổc đáng và mềm cho nhuận, thực nhiệt thì hạ, khí hư thì đưa lên, huyết hư thì điều bổ huyết. Chữa bệnh ly tuy nói rằng điều hòa huyết thì đại tiện ra mủ tự khắc khỏi, thông hành khí thì mót rặn tự khắc hết, phép này chỉ có thể áp dụng vào người già và trẻ con nguyên khi hư kém mà thôi, còn những người khỏe mạnh tích trệ nhiều, bệnh mới phát, nhất định phải hạ, như sách Nội kinh nói; “Đón bệnh mà chữa” (Nghênh nhi đoạt chi).

Có chứng lỵ đi ra máu đã hết máu rồi mà đau vẫn không khỏi là vì phần âm kém, khí uất thì trong thuốc gia vị Xuyên khung làm cho khí lưu thông, huyết điều hòa thì bệnh sẽ khỏi ngay.

Chứng âm hư có hòa, lại thêm khí thử nhiệt xâm vào thì không nên vội bổ, càng không nên làm khô ráo, chỉ nên dùng thuốc thanh bình, hơi mát mà điều hòa, nếu vẫn không khôi phải dùng thuốc mát, nhuận và bổ.

Thận chủ việc bế tàng, can chủ việc sơ tiết, phần khí của hai cơ quan ấy hư thì không làm được việc. Can hư không sơ tiết, sinh ra chứng mót rận, thận hư không bế tàng mà không ngàn giữ được. Phép chữa nên bổ can thận, lại cần uống thuốc trước hai bữa cơm sớm và chiều (Bởi vị thuốc ấm chỉ uống lúc sáng sớm thì đến đêm dược lực đã hết không chịu nổi âm khí suốt cả đêm, cho nên chỉ uống lúc sáng sớm là không công hiệu).

Nói chung, phép chữa bệnh ly mới phát thì nên tẩy trừ, bệnh lâu ngày thì nên ôn bổ, cần nhất là phải chú trọng đến vị khí. Bởi vì trăm bệnh đều lấy vị khí làm cản bản, mà bệnh lỵ lại càng cần thiết hơn, hễ ăn được là bệnh nhẹ, không ăn được là bệnh nặng, tuyệt nhiên không ăn được là chết. Thế là bệnh lỵ cốt chữa vào vị khí quan trọng đến thế mà bổ thận âm lại càng thiết yếu hơn, vì bệnh lỵ thuộc hai kinh tỳ thận. Xét thận là cửa ngõ của vị khai khiếu ở nhi âm (tức lỗ đái ló lại chưa bào giờ thấy bị vong âm mà thận không hư, cho nên chữa lỵ mà không chừa thận âm thì chữa chưa đúng phép, chi biết bệnh hữu hình bên ngoài mà không biết lọ đến nguyên khí vô hình bên trong, bởi vì tật bệnh hữu hình thì vô cùng mà nguyên khí vô cùng mà nguyên khí vô hình thì dễ kiệt. Nguyên khí đã hư mà không bổ còn đợi lúc nào? Bổ nguyên khí là chữa tận gốc của bệnh ly mà nguyên khí ở trong tỳ trong thận. Cho nên sinh ra chứng lỵ phần nhiều là gốc ở tỳ thận, tỳ giữ kho lương, thuộc thổ, là mẹ của vạn vật, hai tạng ấy đều là chỗ căn bản. Bổ trung khí để giúp cho tỳ vị, giúp thêm mệnh môn để hồi phục chân âm thì nguyên kh vượng mà vận chuyển khỏe được, âm dương hòa mà bế tàng vững thì làm gì còn chứng hỏa xông lên để uất ở trường vị nữa.

Trước bệnh lỵ mà sau sinh bệnh tả là do thận truyền sang tỳ, thuộc bệnh nhẹ (vi tà) dễ chữa; trước bệnh tả sau bệnh lỵ là do tỳ truyền sang thận, thuộc bệnh nậng (tặc tà), khó chữa. Thế mới biết ở tỳ thì bệnh tà còn nông ở thận là bệnh tà đã vào sâu. thận chủ việc ngăn giữ, là cửa ngõ của vị, chưa bao giờ có bệnh ly đã lâu tỳ hư mà thận âm không bị hao tổn, thận dương không mất. Các bài Tứ quân, Quy tỳ, Thập toàn, Bổ trung đành rằng là những phương thuốc bổ tỳ hư, nhưng nếu bệnh do hỏa suy, thổ đã không có mẹ mà không dùng Quế Phụ làm thuốc đại bổ cho mệnh môn để đưa chân dương trở về trong thận, cứu lấy mẹ của tỳ thl làm gỉ ăn uống tiến lên được, làm gì giữ vững được cửa ngõ của nó, do đâu mà chân nguyên trở về được? Nếu sợ Quế phụ nóng không dám dùng, chỉ dùng Sâm truật để bổ thì phần nhiều bệnh không khỏi được, thật đáng thương!

Bệnh lỵ sau khi sinh nở tuy tính trệ nhiều và bụng đau dữ, không được dùng những loại thuốc thông tiện như Đại hoàng mà làm tổn hại vị khí, chỉ dùng Nhân sâm, Bạch truật, Đương quy, Hồng khúc (sao giấm) Thăng ma, ích mẫu thảo, Mộc hương (lùi). Quảng bì (để xơ trắng), Chích thảo là đủ chữa, nếu huyết kém thì gia A giao (sao) hai đồng cân.

Bệnh lỵ khi có thai nên dùng Hoàng cầm, Hoàng Liên, Bạch thược, Chích thảo, Quýt hồng, Hồng khúc, Chỉ xác, Liên nhục, dùng ít Thăng ma, chưa đầy 7 ngày thì chớ dùng Hoạt thạch.

Phàm bệnh lỵ nên ôn cả can, tỳ, thận, không nên chỉ dùng thuốc ráo tỳ.

Bệnh lỵ mới mắc thường là nhiệt lỵ, nếu để dây dưa lâu ngày các chứng không bớt hoặc nặng thêm thì phải coi là hư mà chữa. Dùng bài Bổ trung ích khí vừa thăng vừa bổ, bội Sâm kỳ, muốn gây ấm thi gia phụ tử, nếu đi ngoài toàn máu thì gia Can khương sao đon, chứng hư đỡ thì ly tự khắc dứt, nếu đợi đến lúc hết máu khỏi lỵ rồi mới bổ thì đã muộn.

Bệnh ly có kiêm chứng thủy thũng nặng tràm xuống hơi xốc lên, đau như cắt đó là kiệm có chứng thiếu âm (thận), kíp gia Ngô thù, Nhục quế, Phá cố, Nhục đậu khấu.

Chứng ly vội đi luôn không biết mấy lần mà quặn đau mót rặn, miệng khát, ghét ãn, bụng dưới đau dữ, đi lỵ ra hoặc đỏ hoặc trắng nặng quá đi ra máu tiểu tiện không thông lợi, mạch bộ thốn mạnh, bộ xích yếu, dùng bài Lục vị gia Ngũ vị, Nhục quế, sớm chiêu uống luôn mới đủ sức chống đỡ với âm hàn suốt 1 đêm.

Bệnh lỵ tích lâu ngày lã bởi thấp nhiệt và đờm phải hạ mới đúng phép, bệnh mới tích mà cho hạ rồi lại còn đi thì hoặc điều hòa hoặc bổ. Chớ nên khinh suất mà công hạ nữa, nếu vị hư mà sinh bệnh ly thì dù cho có tích lâu cũng không được hạ, chỉ dùng bài Dị công tán để chữa, hư chứng khỏi thì lỵ từ khắc khỏi (Chu Đơn Khê đã dùng Sấm phụ điều bổ vị khí trước rồi sau mới hạ cũng là một phương pháp rất hay; chữa chứng hư thì nên lấm; đến như chất uế tích chưa hết phân chưa thành khuôn thì nên dùng những vị như Bạch truật, Bạch Linh, Bạch Thược, Cố trường hoàn để điều hòa sửa sang tỳ vị thì tích không sinh ra nữa. Song le, bệnh lỵ cần phải kiêng dè ăn uống, hết thảy các thứ dầu mỡ, thịt, miến, nhất thiết phải cấm hẳn thì uống thuốc mới kiên hiệu. Nếu chất bẩn tích lại từ trước chưa hết nay lại tích thêm thì trường vị bao giờ mới sạch được, cứ ùng tấc mãi như thế, tỳ tích chưa hết vị lại tích thêm, đến phải sinh ra chứng lợm giọng không ăn, hoặc cấm khẩu không ăn được.

Bệnh do đại trường khí hư hạ hãm nên dùng Tứ quân gia Thăng ma Sài hồ. Cùng có chứng nguyên khí hư quá, trong ruột không có khí để đẩy ra, chỉ nên dùng Sâm Kỳ Linh Truật để bổ mạnh trung khí.

Nếu đại trương huyết hư sinh chứng mót rặn thì dùng Tứ vật thang gia Sâm Truật (Dan Khê có nói: Chứng vội đi là trong bụng không khoan khoái, cũng có khi ngồi không mà không đại tiện được, đều là thuộc huyết hư, bởi vì trong ruột không có chất tân dịch, không vận chuyển trơn chảy được, tuy nên bổ huyết cũng phải kiêm bổ khí nữa, nếu chỉ bổ huyết thì thương tổn đến vị khí, vi lẽ khí có công năng sinh ra huyết).

Chứng thống phong sinh ra sau bệnh lỵ, khắp mình nhức quá, do trường vị có thấp nhiệt, máu xấu chưa sạch lại đi vẽ kinh lạc cho nên trệ ở các đường ngầm mà làm cho đau. Nên dùng Tứ vật thang gia Đào nhân, Hồng hoa, Ngưu tất, Trần bì, cũng có khi vì huyết hư đau nhức cần phải xét rõ.

Chứng lỵ trực trường đi không biết mấy làn. Dùng mạnh thang Tứ quân hòa bột Xích thạch chi Vũ dư lương vào, chăm uống luôn mà bụng lại đau dữ không chịu được, đó chính gọi là “thông thời không đau, đau thời có chó không thông” (thống tắc bất thông, thông tắc bất thông). Vẫn uống tiếp thuốc trước, quả nhiên bênh đỡ, sau dùng bài Tứ quân bội Phục linh, tất nhiên khỏi hẳn được.

Chứng “lỵ cấm khẩu” dùng ngay Hoàng Liên sao chung với Ngô thù rồi sàng bỏ Ngô thù, thêm Nhân sâm bằng liều lượng Hoàng liên, cho vào 1 nắm gạo nếp sác đặc, chê nước cốt gừng vào rồi cho uống dần dần nuốt xuống được 1-2 muỗng thuốc là không mửa ra nữa, nếu còn mửa lại cứ uống.

Chữa chứng “hưu tức lỵ” chỉ dùng độc vị Ba đậu nghiền nát, sao viên với sáp ong uống lúc bụng đói là khỏi, sao không tái phát nữa. Đó cũng là phép chữa “thông nhân thông dụng”.

Chứng lỵ sau bệnh sốt rét, chứng sốt rét sau bệnh lỵ… đều thuộc hư. Nên dùng Bổ trung ích khí thang gia thuốc ôn bổ.

Đàn bà có thai, sốt rét, kiết lỵ phát ra cùng 1 lúc, hết cơn sốt rồi bệnh lỵ càng nặng lại thêm đau bụng không ăn không uống được. Dùng Bổ trung ích khí thang gia Khương, Quế, tất nhiên cơn sốt rét lại phát lên dữ dội, đo là dấu hiệu tốt. Trước kia cơn sốt rét mất đi là vì âm quá thịnh dương không dám chống chọi với no; nay uống thuốc bổ dương vào, dương khí thêm uy quyền dám đánh với âm tà, lại giúp được sức mạnh cho phần dương thì âm tự khắc lui. Nhưng trong phương có gia Phụ tử 5 phân thì sốt rét và kiết lỵ nhất định khỏi cả. Kế đó uống thuốc bổ, đến kỳ tất sinh đẻ tốt và đẻ rồi rất khỏe. Cho nên Nội kinh nói: “Dáng phạm cứ cho phạm thì không hại gì” (Ưng phạm nhi phạm tựa hồ vồ phạm).

Chứng lỵ thực nhiệt mình nóng dữ, miệng khát uống nước lạnh, tiểu tiện gắt đỏ, mạch sác đau bụng rồi đi lỵ (do khí tịch mà phát bệnh, do đó biết là chứng thực). Nên dùng bài Ngũ tích (Hậu phác, Chỉ xác, Sơn tra, Thương truật, Biển đậu, bội Hương nhu, Đương quy).

Di ngoài ra máu gia Thục địa, A giao. Nếu lỵ đã lâu khí trệ hãm dưới đau ở hậu môn và lòi trôn trê thì gia Thăng ma, Sài hồ (đều sao rượu).

Chứng ly thực hàn, mình không nóng lắm, không khát, thích uống nước nóng, tiểu tiện trong lợi, mạch trầm, dùng bài Ngũ tích trên, bỏ Hương phụ gia Can Khương. Nếu đi lỵ đã lâu, khí trệ hãm ô dưới, đau ở hậu môn và lòi trôn trê, gia Thăng ma, Sài hồ (đều sao rượu).

Chứng lỵ hư nhiệt (sau cơn bệnh nặng, người hư quá mới có chứng này) sắc mặt xanh, mình hơi nóng, uống nước nóng, nước tiểu trong, không đau bụng, mạch hoãn nhược, hoặc là đi lỵ rồi mới đau bụng (do chân âm thoát) nên dùng đại tễ lục vị.

Chứng lỵ hư hàn (sau cơn bệnh nặng người hư quá mới có chứng này, mình lạnh sợ lạnh, mạch hoãn vô lực, không đau bụng, nước tiểu trong lợi, hoặc khí không hóa được mà đi ra khó, hoặc đi xuống quá mà chân tay giá lạnh, (do dương thoát). Dùng Bát vị hoàn gia Ô mai, Ngũ vị.

Dụng dược

Tùy chứng chọn dùng các nhóm thuốc sau đây:

  • Thuốc thông khí để làm cho đỡ mót rặn: Bình lang, Chỉ xác, Chỉ thực, Trần bi, Ô dược, Xương bồ, Hương phụ.
  • Thuốc hòa huyết để điều trị chứng đại tiện ra mủ: Đương quy, Xuyên khung, A giao, Bạch thược, Đào nhân, Địa du, Trắc bá, Cát căn.
  • Thuốc tiêu tích thông trệ. Hậu phác, Sa nhân, Sơn tra, Tam lăng, Nga truật, Đại hoàng, Phác tiêu, Ba đậu.
  • Thuốc khu phong trừ thấp. Tần giao, Tạo giác tử, Phòng phong, Túc xác, Trư linh, Trạch tả, Thương truật, xa tiền.
  • Thuốc chỉ lỵ. Xích linh, Kha tử, Thạch lựu bì.
  • Thuốc thanh hỏa, để chữa chứng thực, Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá, Liên kiều, Sơn chỉ, Tê giác, Hoạt thạch, Thạch cao.
  • Thuốc ôn bổ, để chữa gốc, Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Chích thảo, Nhục khấu, Đinh hương, Nhục quế, Can khương.

Lòi trôn trê (Thoát giang)

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Phế với Đại trường có tương quan biểu lý với nhau, hậu móm là cửa của đại trường. Phê thực thì khí ấm, ấm thời khí ở trong đầy mà chứa đựng lại không lòi ra, phế hư thời khí lạnh, lạnh thời khí ở trong kém mà không thu lại được cho nên đầu hậu môn lòi ra.

Nguyên nhân bệnh ngày phần nhiều do nhọc mệt quá, dâm dục quá, và khi để rặn mạnh quá, đi ly lâu ngày không khôi, vội đi, mót rặn, cố sức cho lỗ đít rộng ra, bị gió lông vào mà thành bệnh. Hoặc do bị chứng cảm nắng đi tả dữ dội như tháo cống, đầu cuống đại trường không ngân giữ được, hoặc trẻ con bẩm chất non yếu, dễ cảm phải khí lạnh, khóc thét làm cho hơi tống xuống mạnh, đại trường phải đùn ra, thường cũng nhằn vỉ phong thấp nhiệt làm thương tổn đến tỳ, tỳ hư, thì khí ở phế yếu mà đại trường cũng hư, tỳ thổ là mẹ của phế kim; thổ đã hư thì không thể sinh được kim cho nên hơi bị gió lạnh thời đầu đại trường lại lòi ra. Hậu môn là chỗ giúp việc cho đại trường, đại trường cảm phải nhiệt thì làm cho hậu môn lòi ra. Vả lại đại trường là cơ quan đùn đẩy (truyền tống) thận là cơ quan tác cường. Uống rượu, dâm dục quá độ thời thận hư mà phải hấp thu khí của mẹ, do đó mà phế cũng hư, không chủ việc điều tiết khí ở đại trường dược, cho nôn sinh ra lòi trôn trê.

Phân biệt chứng trạng

Trẻ em khí huyết còn non, người già khí huyết đã suy, đều có chứng này. Nếu đầu cuống đại trường sinh ngứa phần nhiều do đại trường bị thấp nhiệt ra trùng ăn vào hậu môn. Lở môi trên là trùng ăn vào tạng, lở môi dưới là trùng ăn ở hậu môn, lâu thòi chân răng mất sắc, lưỡi đóng trắng khắp, tay chân rũ rời, nhổ ra máu như hạt thóc, trong tâm rạo rực mà thành chứng nguy.

Xét hư thực

Bệnh này do cửa ngô không vững chắc, nghĩa là do hư yếu mà sinh ra. Nhưng bệnh hữu hình, tạm chữa theo chứng thực, khi sắp khỏi lại phải bổ gấp.

Tiên lượng

Chứng này thường thấy có trong bệnh lỵ, ít khỉ thấy có sự nguy hiểm, song hư yếu quá không thể nâng đầu cuống ruột lên, lòi ra lâu thành ngứa, sinh ra trùng ăn thủng, đầu hậu môn lở loét, cũng thành chứng bất trị.

Phép chữa

Bổ tỳ ấm vị khiến cho phế kim hấp thu được khí ấy của mẹ mà nâng lên, sau dùng thuốc sáp trường, ngoài kết hợp dùng thuốc xông. Nếu lòi ra đã lâu mà cứng ngắt thì trước dùng nước ấm ngâm rửa cho mềm rồi đầy vào dần. Phàm phép nâng lên không bài nào hơn Bổ trung ích khí thang.

Lòi trôn trê thuộc khí hư và nhiệt mà khí bị hãm ở dưới thời về phần khí hư là ít mà huyết hư là nhiều, phải bổ huyết, mát huyết kiêm cả thăng đề, ngoài dùng thuốc đắp thuốc bôi cũng có thể nâng lên được.

Ban đầu nôn dùng Hóa nặc hoàn, ngoài dùng lá ngải cứu tươi, rễ xoan đâu sắc lấy nước xông rửa. (Đan Khê bàn rằng: Chứng lòi trôn trê noi do khí hư huyết hư cũng đúng, song cũng có khi do khí nhiệt huyết nhiệt, nên xét rõ cả mạch lẫn chứng). Như khí hư thì dùng những vị Sâm, Kỳ, Truật, Thảo để bổ khí; huyết hư dùng Tứ vật thang; huyết nhiệt dùng lương huyết tứ vật thang; khí nhiệt dùng Điều càm, Thăng ma, nên luôn dũng thuốc thăng đề.

Lòi trôn trê ra dài 1 tấc là do chứng đi tả đã lâu, thuộc hư hàn, dùng Bổ trung ích khí thang bỏ Bạch truật, còn Sài hồ, Thăng ma thì sao rượu và bài Cử nguyên hoàn làm chủ; do nhiệt ở phế truyền vào đại trường, có khi thành chứng trĩ, có khi thành chứng tiết tả, dùng bài Thu giáng tán làm chủ. Còn chứng có hàn nhiệt trong khí huyết thì nên xét bệnh tư đâu để phân ra mà chữa mới ổn được.

Bệnh lỵ lâu ngày mà lòi trôn trê dùng 1 con cóc lột da bỏ ruột, đốt thành than tán nhỏ, Xa tiên tử, Trần mễ đều tán thành bột mà viên, sắc nước Xa tiền mà uống vối thuốc viên, ngoài dùng ốc sên loài bò trên cây dâu tằm, đốt cháy tán nhỏ, hòa với mỡ heo mà bôi thì rút vào ngay. Hoặc dùng xương đầu cua đỉnh đốt ra tro trộn mỡ heo bôi vào, hoặc dùng Ngũ bội tử sao vàng tán nhỏ, để vào miếng da đáy dép hơ nóng ép vào thì rút vào ngay, hoặc dùng Ngũ bội tử, Bách thảo sương (tức lọ nồi) hai thứ bằng nhau tán nhỏ xào với giấm thành cao, dùng lông ngỗng phết vào thu vào ngay.

Về hư thực của bệnh này sách Nạn kinh nói: “vào là thực ra là hư” thì lỗ đít lòi ra không phải chứng hư là gì? Nên dùng Sâm, Kỳ, Quy, Thăng ma sắc uống; huyết hư gia Thục địa, Bạch thược; hư hàn gia Can khương sao đen; hư ghé có nhiệt dùng bài Sức sa tán, ý nghĩa của bài này là dùng thuốc nhiệt làm cho lưu thông, khí nhiệt thời dùng Điều cầm 6 lạng, Thăng ma 1 lạng, viên với bột mỳ; huyết nhiệt dùng bài Tử vật gia Hoàng bá Thăng ma; phong tà dùng bài Bại độc tán; thử độc dùng bài Hoàng Liên A giao hoàn, sắc nước Bạc hà làm thang.

Phế với Đại trường có quan hệ biểu lý với nhau, phế nóng thời hậu môn bế kết; phế hàn thời hậu môn lòi ra, phải làm cho ấm phế tạng, bổ trường vị, dùng bài Bổ trung ích khí gia Kha tử, Xu bì chút ít, hoác dùng bài Thăng dương cử kinh thang, bài Vị bì tán; Câu trường hoàn; ghé có thấp nhiệt thời dùng bài Thăng dương trừ thấp thang; kiêm có chứng lỵ thời dùng bài Từ vật gia hòe hoa, Hoàng liên, Thăng ma; thận hư dùng bài Thận khí hoàn, Bát vị hoàn.

Dụng dược

Tùy chứng chọn dùng các nhóm thuốc như sau:

  • Bổ khí điều huyết. Nhân Sâm, Bạch truật, Bạch linh, Dương quy, Bạch thược, Sinh địa.
  • Thanh nhiệt trừ phong. Hoàng Liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Phong phong, Hòe hoa, Kinh giới.
  • Thuốc thăng đề. Thăng ma, Sài hồ, Quế, Hùng dởm.
  • Thuốc thu rút lại. Hài nhi trà, Bạch phàn, Từ thạch, Xương đầu cua đỉnh.
  • Thuốc đóng giữ lại. Long cốt, Kha tử, Một thạch tử, Xích thạch chi, Cù mạch, Túc xác, Phục long can.

Táo kết

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

U môn ở hạ quản là miệng dưới của dạ dày, trong thân thể trên dưới có 7 cửa đều từ dưới xông lên trên, u môn xông lên trên chỗ hút hơi tức là cái lưỡi gà trên họng thở để che đậy đồ ăn uống, u môn làm cho khí hít vào xông lên, không đi về can thận được mà bị âm hỏa chống lại cho nên tắc nghẽn không thông, chất trọc âm không đi xuống được mà đại tiện táo kết không đi được, thấp khí và âm hỏa đều ở trong vị mà làm cho bụng trướng lên, phải trách cứ ở u môn.

Nội kỉnh nói: “Phương bắc sắc đen, thông vào thận, khai khiếu ở nhị âm. Thận hư thì tân dịch kiệt mà đại tiện táo” cho nên táo kết là trách cứ ở thiếu âm thận, chứng trạng tuy có khác, vân do tân dịch khô kiệt, vì thận chủ 5 chất dịch, hễ tân dịch đủ thì đại tiện bình thường.

Phân biệt chứng trạng

Chứng này phần nhiều do làm việc nhọc mệt, không kể no đói, tổn thương vị khí không chuyển hóa được và ản quá nhiều đồ cay nóng béo bổ, hỏa tà nấp ở trong huyết hao tán chán âm, chất dịch trong huyết kém đi mà sinh táo kết.

Phân tích ra có chứng vị thực vị hư khác nhau. Vị thực là do phong hàn xâm vào, hoặc do vị hỏa bốc ra, đo là khí thấp nhiệt uất xông lên, thường táo kết, là chứng thực. Vị hư có khí do bệnh lâu, ăn uống kém, có khi do sau khi thổ tả. ra mồ hôi, tằn dịch bỗng chốc mất đi nhiều; cố khi vì tuổi tinh huyết khô kiệt đàn bà sau khi sinh nở mất huyết… đều hay sinh ra táo kết, đó là do huyết dịch khô cạn không thể tưới nhuận được mà sinh ra táo kết là thuộc chứng hư.

Chứng táo kết vì nhiệt thì mặt đỏ mình nóng, 6 mạch sác thục, có lúc muốn được mát, hoặc miệng lưỡi lở là nhiệt kết ở đại trường.

Chứng táo kết vì hàn thì trắng hoặc đen, sáu mạch trầm trì, nước tiểu trong trắng, đó là chỉ có khí lạnh đi xuyên qua trường vị làm âm khí ngưng đọng bó chặt lại mà tân dịch không lưu thông, thật ra không phải là phân táo, người bệnh bị tà khí quấy ở trong ruột, ưa nóng ghét lạnh.

Chứng táo kết vì phong là do phong tà xâm vào phế, truyền xuống đại trường, hoặc vốn đã có bệnh phong.

Chứng táo-kết vì khí thì khí không lên xuống, khi cơm nước không thông.

Chứng táo kết vì huyết thì do huyết hư tân dịch kém.

Chứng táo kết do nhiệt bí, do thực bí lại tức là khí dương kết lại, ăn được mạch thực sác.

Chứng táo kết do lạnh bí, do hư bí lại tức là khí âm kết lại không ăn được, mạch huyền vi.

Xét hư thực

  • Hư thì mạch trầm vi vô lực: Người bệnh vốn hư, già yếu, sau khi sinh nở mất máu, tân dịch suy kém, huyết khô, ruột kết, khí trệ uất kết, bí lại mà không có chứng khát chứng trướng, nên bổ mạnh khí huyết để nhuận trường.
  • Thực thì mạch phù mà sác. Người bệnh vốn khỏe, hoặc ưa ăn đồ nhiệt độc, khô táo, sáp trệ, hỏa uất bí ở đại trường mà sinh ra, khát, trường ăn uống được tiểu tiện đỏ. Nên chữa theo chứng thực.

Tiên lượng

Chứng táo kết do tổn hao tinh huyết, nếu không biết chữa theo phép tư nhuận mà cứ thông lợi, càng làm cho chân nguyên khô đi, đến khi phân táo như phân dê thì nguy mất.

Lại như chứng dương kết, mạch trầm sác hoặc súc, chứng âm kết mạch phục mà trì, hoặc kết, cũng như người già yếu mà thể hiện “Tước trác”, đều là chứng bất trị.

Phép chữa

Người gia tân dịch khô, đàn bà sinh nở mất máu, sau khi phát hãn rồi sinh bệnh ly, tiểu tiện quá nhiều, sau khi khỏi bệnh, khí huyết yếu, đều hay sinh ra táo kết, nên bồi bổ khí huyết khiến cho tân dịch sinh ra thì tự khắc hết táo kết. Không nên khinh miệt mà dùng những thuốc thông lợi như Phác tiêu, Đại hoàng, Ba Dậu, Khiên ngưu.

Đan Khê bàn về phép chữa táo kết có nhiều cách, nhưng chủ yếu là biện rõ hư thực mà thôi. Bởi vì phần dương thịnh khí trệ, thì táo, âm hư huyết táo thì kết, đó là nói về người gia và người bệnh đã suy yếu lâu, phép chữa phải làm cho sinh huyết, nhuận táo là chủ yếu, tùy chứng mà gia giảm chứ không được hạ, vì nếu hạ, chi tạm dơ được một lúc, nhưng càng hạ lại càng táo kết mà chân khí khô kiệt là nguy đến nơi. Chỉ có chứng thực nhiệt, trong trường vị có phân táo bế lại thì hạ là khôi. Một thuyết nói: chứng dương kết nên tán, âm kết nên ôn (Sách Y học nói: Táo có nhiều loại: phong táo, nhiệt táo, hỏa táo, khí huyết hư táo… xom kỹ ở mục “Táo môn”. Kết cũng có nhiêu loại, âm kết, dương kết, tuổi già khí huyết hư thành kết. Sách Y học nói: Táo thuộc bệnh thiếu âm (thận)thiếu tân dịch thì dùng vị cay để nhuận, kết thuộc bệnh thái âm (tỳ), có phân táo thì dùng vị đắng để tả, phàm sau bệnh kết vẫn nên uống thuốc nhuận khí táo, sinh tân dịch, tránh tình trạng táo kết trở lại phải dùng thuốc thông lợi nữa, làm tổn thương nguyên khí và lưu độc mãi không dứt).

Mạch phù là bệnh ở phần khí, dùng Hạnh nhân, Trần bỉ làm chủ; mạch trầm là bệnh ở phần huyết, dùng Đào nhân, Trần bì làm chủ, hai chứng đều dùng Trần bì là vì kinh Thủ thái âm (phế) với kinh Thủ dương minh (đại trường) có tương quan biểu lý với nhau, phế khí không thông xuống đến đại trường thì kho tống đạt phân ra được, song kiếm dùng cả thuốc hoạt nhuận như loại Sinh Thủ ô, Ma nhân, Quy vỉ, Nhục Thong dong.

Kinh Thiếu âm (thận) khai khiếu ở hai đằng âm, tân dịch khô cho nên hay sinh ra táo kết, vì lẽ tạng nhờ huyết mới nhuận được nếu thận âm đã hư không sinh ra tân dịch được mà muốn dùng thuốc thông lợi để chóng khỏi, thì luôn luôn xảy ra nguy khốn. Song đi vào hố xí rận mãi không ra, cũng chỉ còn có cách đại bổ tân dịch mới chữa được. Thận đã làm chủ hai đường tiện mà coi việc đóng mở, cho nên bệnh đại tiểu tiện đi son ra không ngăn cấm được là trách ồ thận, thê thì bệnh tiểu tiện không thông, lại không trách cứ vào thận hay sao? (Sách nơi: “Phương Bắc sắc đcn, thông vào thận, khai khiếu ra hai đường tiện, cho nôn thận khí hư thì đại tiểu tiện khó đi, nên dùng loại thuốc Thục địa, Nhục Thong dong, để bổ thận âm, thêm ít vị cay vào làm tá làm cho tân dịch dễ nhuận khí táo”). Có thấp hỏa ở trong mà đau bụng thì chữa dưới u môn cho thông lợi để tiết âm hỏa đi, nhuận huyết táo, sinh ra huyết mới thì u môn thông, hấp môn cũng không bị tà nữa, bệnh nghẽn tắc thông được, trướng đầy đều khỏi, chất trọc âm đi về theo đường dưới (Các sách thuốc nói: Phàm bệnh táo kết chỉ nên dùng Sơ phong nhuận táo thang, bệnh táo kết vị hãn dùng đại tễ Bát vị hoàn cho uống nguội, hoặc bài Bán lưu hoàn của Cục phương, dùng nước gừng nướng hòa với Nhũ hương làm thang tống, hoặc dũng bài Dỉc hàn hoàn trong Hải tàng, đều hay cả. Sách Hải tàng nói: Dĩ hàn hoàn, tuy nóng nhưng có các vị Bạch thược, Hồi hương dẫn đi xuống thì âm được dương để hoa, cho nên đại tiểu tiện tự thông như băng huyết gặp khí dương hòa ấm áp của mùa xuân thì tự khắc tan. Nhưng không bằng dùng Bát vị hoàn còn hay hơn, còn như bệnh nhiệt bí kiêm có chứng khí hư thì dùng bài lục vị điều Nhân sâm vào 5 đồng cân, đó lã vỉ khí hư không đẩy ra được, âm hư không nhuận tưới được).

Chứng thực thì phải tẩy sạch trường vị, mở chỗ uất kết, làm mềm chất rắn như những loại Đại hoàng, Mang tiêu, Hậu phác, Chỉ thực, loại Thừa khí thang.

Chứng hư thì nên nuôi dưỡng âm huyết, nhuận khí táo, tán khí nhiệt, khiến cho hỏa không làm ra táo nhiệt nữa, phế kim tự hóa ra khí trong mát tân dịch vào vị, tỳ thổ vận hành khỏe tự khắc không sinh ra táo kết (như những vị Quy, Địa, Đào, nhân thuộc bài Nhuận táo thang, như thường ngày ăn uống, dùng lòng lợn tiết canh chế giấm vào mà ăn, là lấy huyết để nuôi huyết, lấy tạng để nhuận tạng, hễ vị khỏe thì ăn ngon, lại uống bài Nhuận tràng hoàn để nhuận tràng, nếu không xét rõ hư thực mà dùng bậy những Mang tiêu, Đại hoàng, Ba đậu thi giết người như trở bàn tay, Cho nên Lý Đông Viên nói: Phàm người mạnh, tỳ yếu, tân dịch bị bó hẹp lại không đi khắp phía, chỉ đưa xuống bàng quang, cho nên tiểu tiện đi luôn mà đại tiện khó, dùng tỳ ước hoàn. Nếu do âm huyết khô kiệt thì nên nhuận bổ kim thủy, khiến cho phần âm lớn mạnh, tân dịch do đó mà sinh ra, làm gì còn táo kết nữa). Người bệnh nóng quá muốn ngồi vào giếng, mạch hai bộ xích tất hư hoặc tràm tế mà trì, chỉ dùng bài Lý trung thang sác để nguội cho uống, nếu không khỏi thì không nên dùng thuốc mạnh, nên sắc với mật ong để dẫn thuốc đi; có chứng hàn, thi cho thêm bột Ò đầu và mật ong vào mà sắc, có chứng nhiệt thì chế nước mặt heo vào để dẫn thuốc đi cũng được.

Bệnh lâu ngày không đi đại tiện nhưng ăn uống ít thì phân cũng ít, số ngày tuy nhiều mà không khẩn cấp lắm, chỉ nên điều bổ khí huyết, khí trung tiêu vượng thi tự khắc vận chuyển khỏe, điều nhiếp được, ăn uống thức mới thêm đầy đủ thì tự khắc đẩy được thức ăn cũ ra nhất thiết không nên dùng thuốc thông lợi, đến nói sình biến chứng hư thoát mà nguy.

Dụng được

Tùy chứng mà chọn dùng các nhóm thuốc như sau:

  • Thuốc tẩy trừ chứng táo .thực. Đại hoàng, Phác tiêu, Chỉ thực, binh lang, Ba đậu, Hậu phác.
  • Thuốc thanh hỏa trừ khí táo, Hoàng cầm, Hoàng liên, Long đởm thảo, Sơn chi, Hoàng bá, Tri mẫu, Thanh dại.
  • Thuốc trơn nhuận làm mềm chất táo. Ma nhân, Đào nhân, Hạnh nhân, Mật ong, Dầu mè, hạt Tía tô.
  • Thuốc bổ huyết nhuận táo, Sinh địa, Đương quy, Xuyên khung, Hồng hoa, A giao.
  • Thuốc bổ âm nhuận táo. Thục địa. Cao Ban long, sữa người, cao Câu kỷ, Nhục Thong dong.

Quan cách

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Nguyên nhân bệnh quan cách là hãn ở trên nhiệt ở dưới,tam tiêu rối loạn, trung khí không đủ, âm dương không giúp nhau được, chứng này rất nguy, Nội kinh nói: “Việc truyền hóa không vận hành, trên dưới không hòa hợp, lương y bó tay”. Vì nửa người trở lên, khí dương thường có, hay làm n6n bệnh nhiệt, nửa người trở xuống, khỉ âm thường có, hay làm ra bệnh hàn. Bỗng sinh ra trái nghịch, nặng thường rối loạn, mình lạnh, mạch tuyệt, đó là khí bế. Sách nói: “Bệnh quan cách là khí hàn khí nhiệt trên dưới không thông với nhau, thế là do khí hàn làm chận ngang ở giữa. Mạch hai bộ xích đêu thịnh, bổn bộ kia thì sác, ngày sau mạch lại trầm phục, thế là hàn tà theo tiêu âm thận mà vào, âm thịnh ở dưới chận ngang khỉ dương ở trên gọi là “cách dương”, cũng gọi là “quan cách”.

Phân biệt chứng trạng

Chứng “quan” là nói đại tiểu tiện đều bí, không đi được. Đó là do khí nông quá bế tắc ở hạ tiêu mà gây nên. Lại nói: “Chứng quan thì âm cực thịnh, cho nên then máy bế tắc mà nước tiểu không thông được; chứng cách thì nước ói ngược lên mà không vào vị được, đó là khí hàn thịnh quá tắc ở trong ngực làm ngăn cách hàn, không thông được. Lại nói: Cách là khí dương cực thịnh, làm ngăn cách cho nên không vào được. Thốt nhiên thành bệnh dữ tợn, trong ngực bức tức, muốn ói lên mà không ói được, muốn đưa xuống cũng không thực hiện được, muốn ăn không ăn được, khát muốn uống được trà uống vào một chốc lại thổ ra ngay, lại uống nữa, lại thổ, môi se, mắt hơi hồng, mặt đỏ hoặc không đỏ lắm, hoặc tâm đau hoặc không đau. Từ khi bệnh phát không nghĩ gì đến cơm cháo, một giọt nước cúng không nuốt xuống được, hoặc uống vào một chén thì thổ ra nửa chén.

Xét hư thực

Bệnh này vốn do dương cực âm kiệt, lẽ nào chữa theo thực chứng. Nhưng mới phát bệnh mà người còn khỏe thời tà còn thực, còn có thể tạm chữa cho thòng đạt, kiến cho thông kinh mạch mà khí lên xuống được.

Tiên lượng

Bệnh quan cách mà thấy đâu và mặt ra mồ hôi, là không chữa được. Tiểu tiện bỉ, không chữa được, tiểu tiện lợi quá cũng không chữa được, vì lẽ dương đã mất ở trên, âm cũng mất ở dưới.

Phép chữa

Nội kinh nói: Mạch Nhân nghinh lớn hơn mạch Khí khẩu 4 lần gọi là bệnh “cách dương”; mạch Khí khẩu lớn hơn mạch Nhân nghinh 4 lần gọi là bệnh “quan âm”, mạch Nhân nghinh và Thốn khẩu đều thịnh gấp 4 lần trở lên là bệnh quan cách; mạch quan cách thịnh qúa, tinh khí đã kiệt thì chết giữa cũng vô ích. Cảnh Nhạc nói; Mạch Nhân nghinh chỉ thịnh một mình là bệnh ở phủ thuộc tam dương; mạch Thốn khẩu chỉ thịnh một mình là bệnh ở tạng thuộc tam âm. Bệnh quan cách là âm dương thiên thịnh cực độ, là chứng nghịch của có dương, thực là âm dương đã hỏng hết, chỉ có cách bổ mạnh vào âm dương họa may mới vãn cứu được trong muôn một.

Chứng quan không có đường ra, cách không có đường vào, ấy là chứng cấp, khó chữa theo phép hoãn được. Chứng bệnh đã tạm thông thì phải bổ ngay, chứng hư lấy bổ mạnh làm công, nguyên do vì trung khí nguyên tiêu không lên xuống được.

Chứng này người khỏe mắc phải rất ít, người yếu người bệnh nặng mắc phải là phần nhiều, âm dương không thông, trên dưới đều bệnh, trên giả nhiệt, dưới giả hàn, cách chữa nên bổ mệnh môn làm chủ.

Xử phương

Phàm thấy bệnh quan cách có dòm ắt phải dùng phép thổ để đưa khí bế tắc chặn ngang ấy lên. Phép thổ ở đây không phải chỉ chữa đờm nên dùng Nhị trần thang rồi móc cổ cho mửa.

Thấy khí hàn kết ở ngực, trên dưới không thông thì dùng củ hành, gừng sống, hạt cải, tỏi giã nát tẩm rượu, trét trên lá đem nướng nóng rồi dịt vào bụng, khiến cho hơi thuốc thău vào cho trong bụng dễ chịu rồi mới uống thuốc. Các chứng đau thắt và đau tức đều dùng thuốc dịt này rãt hay.

Dương khí không lên được gọi là “quan”; âm khí không xuống được gọi là “cách”, rất nên dùng Bát vị hoàn gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất bội phụ tử, rất kiêng dùng thuốc khô táo thâm rút như loại Trần bì, Bán hạ, Phục linh, Bạch truật.

Bệnh nặng nghe mùi đồ ăn là mửa, nước không xuống lọt, trước dùng Can khương, Bạch truật nấu cháo cho uống từ tù, hoặc dùng nước dãi bò cho uống khi đang còn nóng, hoặc dùng gạo nếp với đất sét sao thơm để gần lỗ mũi cho ngửi để yên vị khí rồi sau mới cho uống thuốc. Lại có chứng do trung khí không vận chuyển được, dùng thuốc bổ khỉ, làm cho khí thăng lên giáng xuống được.

Phàm bệnh nãy nôn dùng Bạch thông thang của Trọng Cảnh, dùng phép “hàn nhân nhiệt dụng” tức là thuốc nóng cho uống nguội của Nội kinh. Sách ấy nói: muốn điều đình làm cho hàn nhiệt khối chồng nhau, ắt phải cùng lãm cả nóng lạnh, tức là dùng thuốc nóng mà cho uống lạnh, thuốc xuống khỏi họng tính lạnh không còn nữa, tính nóng mới phát huy ra, nhờ đó bệnh khí bế khỏi được, chứng nôn ọe đêu khỏi, nhờ biết dùng tính thuốc không trái với tính bệnh mới thu được kết quả lớn. Bài này dùng phân người hòa lẫn với nước mật heo là vật mặn co, lạnh có, dắng co, cho vào nước thuốc Bạch thông thang mà uổng, để đưa khí đi theo, có thể trừ được chứng khí hàn ngăn cách. Uống thuốc rồi thấy mạch từ từ hiện ra là sống, mạch hiện ra đột ngột là chết, trong mục Sát xa Tiết Lập Trai co bài Hồi dương phản bản thang là rất hay, khi khỏi bệnh rồi nên trường phục Bát vị hoàn.

Dụng dược

Tùy chứng chọn dùng các nhóm thuốc sau:

  • Chứng thực tạm dùng thuốc thông. Bán hạ, Phục linh, Bối mẫu, Trầm hương, Chỉ thực, Sinh khương, Tràn bỉ, Thõng bạch, Bỉnh lang, Ô dước, Mộc hương, Sa nhân, Hương phụ, Hậu phác.
  • Chứng hư bổ mạnh vào. Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Nhục quế, Câu kỷ, Lộc nhung, Sơn dược, Bá tử, Ngưu tất, Mạch môn.

Nghẽn tắc, đầy tức

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Bệnh nghẽn tắc đầy tức đều là bệnh về khí. Nhưng nghẽn tắc là đầu mối sơ khởi của khí trệ, mà đầy tức là hiện tượng khí trệ đã lâu không tan, nhân khi bị bệnh thương hàn, uống thuốc hạ sớm làm cho khí ở phần lý bị hư, hàn tà thừa hư xâm vào địa giới của tâm làm thành hiện tượng đầy tức (Đầy tức là huyết chứng, hạ hay làm vong âm tức là âm dịch thủy cốc trong tỳ vị bị hao hụt. Tâm chủ huyết, tâm hư thì tà hãm vào phần huyết cho nên kết thành đày tức). Lại vì bệnh linh tinh mà hạ nhiều quá, âm huyết hao mất mà thành đầy tức; có khi vi trung khí hư nhược, không vận hóa dược chất tinh vi mà đầy tức; có khi vì ăn uống dinh trệ không thể tiêu tan được mà dãy tức. Có khi vì thấp nhiệt nhiều quá, thổ khí lấn vào dưới tâm mà thành đầy túc.

Khí thanh dương bốc ra theo các khiếu bên trên, cho nên đày tức ở phần trên là đầy hơi (no hơi) mà không có vật; chất trọc âm tiết ra theo các khiếu bên dưới, cho nên đày ở dưới là có vật, chứ không phải đầy hơi. Hai chứng này đều thuộc nhiệt, chỉ có chứng lạnh kết. ở bàng quang, bụng dưới đầy tức thuộc hàn, lại cơ chứng chân tay giá lạnh, nên phân biệt cho rõ.

Phân biệt chứng trạng

Cổ họng nghẽn tắc dương khí không lên mà ra được gọi là “tắc”, âm khí không xuống được gọi là “nghẽn”, ban đầu thất tình uất kết, khí không thông suốt mà chỗ ngực bức tức khó chịu gọi lã “tức”? Chứng “đầy” là ngực bụng đầy tức khó chịu, không phải như chứng nhướng đầy, ngoài thể hiện đầy trướng cấp bách, vì khi thần khí huyết không lưu thông ra vào được, bị ngăn kín lại, dưới tâm tức đầy ãn vào không đau (tức đầy với trướng đầy khác nhau: trướng đầy là bên trong trướng đầy mà bên ngoài cũng thế hiện có vật có hình, tức đầy là bức tức bên trong mà bên ngoài không thấy gì, do âm khí ẩn nấp, khí dương đọng lại, khí huyết không thông ngưng lại dưới tâm mà thành ra.

Xét thực hư

Người thể chất bạc nhược, mạch không có lực, đại tiện đi dễ là chứng hư; người thể chất đầy đặn, khí lực khỏe, mạch có lực, đại tiện khó đi là chứng thực.

Tiên lượng

Chủng nãy phần nhiều do nội thương, tà ở trong gây bệnh, không phải tà bên ngoài xâm vào. Cần xét chỗ nguyên nhân mắc bệnh mà chữa gấp thì khỏi được, nếu để dây dưa chuyển thành chứng “phiên vị”, chứng “quan cách” ắt là nguy khốn.

Phép chữa

Đo tà khí bên ngoài cảm vào, từ cơ biểu truyền đen lòng ngực, là chứng bán biểu bán lý (nửa trong nửa ngoài), nên hòa giải. Hoặc đã dùng phép hạ, ngực đầy mà đau là chứng kết hung, không đau là chứng tức đầy thì chữa theo bệnh thương hàn (Phàm chứng ngực đầy đã hạ là thành chứng kết hung chưa hạ thì tà vào kinh thiếu dương không phải là chứng kết hung. Người quen có chứng kết hung là do nhiều uất, nhiều đờm hòa và hạ tiêu hư). Các bệnh thực tích ha mạnh quá, hoặc hạ nhầm thì phần âm của tỳ hỏng mất, đến nỗi khí cực thịnh ở trong ngực nhân khí hư trống mà hãm xuống phần tâm ngực, và tà bị đọng vào đấy lại cũng không tan di, nên chữa lỳ vị kiêm dùng huyết dược để điều bổ. Nếu dùng khí dược để thông lợi thời khí đi xuống mà chứng tức càng nặng thêm, lâu ngày sẽ biến thành cổ trướng, bởi vì chúng tức đều do huyết, sinh ra, nhưng thương hàn, tà từ ngoài vào trong, nên dùng vị thuốc đáng cho tiết ra, các bệnh linh tinh thì tà từ trong ra ngoài, nên dùng thuốc cay làm cho nó tan đi. Người ta chỉ biết khí không vận chuyển rối dùng đại khái như Chì xác, Cát cánh, Binh lang mà không biết vận dụng phép dưỡng âm điều huyết, tiếc thay!

Mình không nóng lắm, mạch không hồng đại và thực, nhưng trong ngực lại đầy quá, đó là khỉ bị mất gốc ở dưới chạy ngược lên trên làm cho rất đầy, thuộc chứng đại hư. Bởi vì ngực là chỗ đựng khí vô hình mã không chứa đựng được vật hữu hình, nên chữa theo phép lấy tắc chữa tắc (tắc nhân tắc dụng), lấy bổ mạnh làm tiêu, làm thuốc theo vương đạo chỉ dùng phép tiêu phép bổ chứ không dùng cần phép thổ phép hạ. Phép xưa dùng chất đắng của Cầm, Liên, sức mạnh của Chỉ thực để tiết ra, dùng tính cay của Bán hạ, Hậu phác, Sinh khương để giải tán, vị ngọt ấm của Sâm, Truật để bỏ, vị mặn nhạt của Phục linh, Trạch tả để thấm thấp…đêu là thuốc thiết yếu. Vì tỳ khí hư yếu, vận chuyển không điều, ăn uống không tiêu, mà thành chứng “tức” thì hay lấy bổ làm tiêu, hễ sự vận chuyển khỏe thì chứng hư bí tự nhiên tiêu hết. Chứng bĩ ghẻ có huyết thành hòn tích báng thì dùng loại thuốc như Hồ đào, Hồng hoa, Hương phụ, Đại hoàng. Nên dùng huyết dược để chữa tỳ vị, nếu chỉ dùng khí dược thì chứng đầy tức càng nặng thêm, nếu lại cho hạ thì khí càng trệ xuống, ắt biến thành chứng bụng đầy cổ trướng. Những người dùng khí dược chữa đầy tức mà không khỏi là vì họ chưa hiểu lẽ đó. Phép chữa này là môn độc đáo của Lý Đông Viên.

Xử phương

Muốn bổ tỳ hòa vị, thanh hỏa, tiêu đờm thi nên dùng Quất liên chỉ truật hoàn. Muốn điều hòa trung tiêu bổ khí huyết, tiêu đờm, thanh nhiệt thì nên dùng Bình bổ chỉ truật hoàn.

Dụng dược

Tùy chứng chọn dùng các nhóm thuốc sau đây:

  • Điều bổ tỳ vị khí huyết. Bạch truật, Bạch linh, Nhâm sAm, Chích thảo, Đương quy, Thục địa, Bạch thược.
  • Tiêu bí, thanh hỏa, hóa đàm. Mộc hương, Chỉ thực, Chỉ xác, Hậu phác, Sa nhân, Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc, Hoàng cầm, Hoàng liên, Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, Nam tinh.

Nấc cụt (Ách nghịch, khái nghịch uế khí)

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Chứng nấc cụt gọi là lãnh ế, (nghẽn vì lạnh), tiếng nấc nổi lên thì lắc đầu, so vai. Lại thuộc chứng vị hàn bế tắc, khỉ dương không vượt lên dược, mà đến thế. Lại thuộc chứng trên ngực có đờm do giận thành uất, đờm và nhiệt kích bác nhau, khí không thông xuống mà thành bệnh, đó đều là bệnh ở vị.

Lại thuộc chứng dưới cực lạnh đuổi hỏa bốc lên, khí từ dưới rốn xông thẳng lên khoảng ngực họng mà làm thành chứng nấc, đó là chứng thuộc âm.

Hoặc sau khi bệnh năm tạng đều tổn thương, sự thăng dáng mất bình thường, trung tiêu bế tắc, khí âm của năm tạng bị thương, hỏa của thiếu dương nóng bừng ở dưới cho nên gây thành nấc do hạ tiêu theo đường khí mà thẳng xông lên.

Hoặc sau khi bệnh khí trung tiêu đã hư, tà còn lại nhân lúc hư mà xông vào phần lý, tà chính đánh nhau, tát là vọt khí lên mà sinh năc, đó là nấc do hư gây nên.

Hỏa là kẻ địch đối với nguyên khí, khí âm trong người nhờ có vị khí nuôi dưỡng. Khi vị khí bị thương tổn thì khí của can mộc lấn sang âm hỏa, vì thế không giữ vững bên trong được, mộc hợp với tướng hở xông thẳng lên khí đạo, đó là chứng hư quá, sách nói: Hơi của chứng nấc như sấm trong mưa, như bọt trong nước. Khi dương khí bị âm khí che lấp thì phát sinh tiếng sấm, khí bị nước che lấp thì sinh ra bọt. Cho nên bảo rằng: chứng Nấc do vị hỏa xông lên đều là thuộc chủng hỏa.

Phân biệt chứng trạng

Chứng nấc cụt là khi ăn vào thi sinh nấc, có chứng từ trung tiêu, có chứng từ hạ tiêu khác nhau rõ rệt. Nấc từ trung tiêu do thức ăn không vận hóa, tiếng nấc ngắn, ăn vào thì phát nấc, là bệnh do cơm nước không tiêu. Nấc từ hạ tiêu do trung khí kém, tiếng nấc dài, không ăn cũng nấc, là bệnh do hư hỏa cùng tà chồng nhau.

Xét hư thực

Có khi nhân trong tỳ vị bị thương tổn, và sau khi bệnh nặng vị yếu, phăn nhiêu thấy mật xanh, chân tay lạnh, đại tiện phân nhão; có khi và trung khí qua hư, hoặc do hạ quá mà vị hư, âm hỏa bốc lên… đều thuộc chứng hư.

Có khi và ngoại cảm bị khô táo và giận quá no quá, phần nhiều thấy đỏ mặt, chân tay yếu, đại tiện bế; co khi và đờm làm ngăn trệ, vì huyết ứ, vì hỏa uất, vì vị nhiệt không được hạ,… đều là chứng thực.

Tóm lại nên lấy nguyên khí làm chủ, xét người bẩm chốt mạnh hay yếu già hay trẻ, mạch hư hay thực, bệnh đã lâu hay mới phát, mới thật là đúng. (Có sách nói: nấc liên thanh là thực, có thể chữa được, lâu lâu mới nấc một tiếng là chứng ho, khó chữa).

Tiên lượng

Nấc lâu ngày, trán đổ mồ hôi, nấc không cầm được là chứng thận tuyệt, rất nguy hiểm.

Mạch phế tán đại là chết, sác là hỏa đốt kim cũng chết.

Sản hậu sinh nấc là triệu chứng rất xấu.

Phép chữa

Chứng nấc từ trung tiêu, tiếng ngắn nhỏ là dễ chữa, nấc từ hạ tiêu, tiếng dài, lớn là kho chưa. Tóm lại, chứng thực thì dùng Cầm, Liên, Đinh hương, Thị đế là được.

Còn như chứng hư hỏa, tù dưới rốn nấc lên nấc không chừng dược, không được dùng thuốc mát, nên dùng bài Lục vị gia Mạch môn, Ngũ vị, Hồ đào, Phá cố chỉ để đưa khí về thận là khỏi.

Xử phương

Đới thị nói: Chỉ bệnh thương hàn mới có chứng nấc thuộc nhiệt, còn các chứng khác bỗng nhiên phát nấc đều thuộc hàn, dùng Bán hạ Sinh khương thang thì rất hay”.

Vi Nghĩa nói: “Chứng nấc là vốn do khí ốm hư sản, dương hỏa bốc lên dữ dội, xông thẳng lên vị, vào phế mà phát ra tiếng”. Lý Đồng Viên dùng thuốc mát để tả nhiệt giáng hỏa. Nếu nấc thuộc âm chứng thì khí âm đã tiêu hao rồi, dương hỏa cũng kiệt hết, bốc lên trong ngực sắp tan, cho nên không dùng thuốc hàn lương được, mà phải dùng thuốc ấm để dưỡng vị, để giữ khí dương lại, vị khí đã hòa thi khí dương sinh mà khí âm lỏn. Như bệnh mới mà thực, đều thuộc chứng đờm hỏa, thực hở, thường dùng bài Nhị trần thang; sau khi bệnh mới khỏi bệnh lâu ngày thuộc hư hàn thì dùng Lục quân tử thang, hoặc dùng Đinh hương Thị đế thang gia Trúc lịch, Bào khương, Phụ tử, Bạch truật, Bạch linh. Do thận hư thận hàn thì dùng Bát vị thang gia Mạch môn, Ngũ vị, Ngưu tất. Nếu là chứng nấc thường thì dùng xông làm cho hắt hơi là khỏi; sau khi bệnh mới khỏi mà nấc là trung khí hư, hư nhiệt thời dùng Nhân sâm, Trúc lịch, Trần bì, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo; hư hàn thời dùng Sâm, Truật, Thảo, Bào khương, Phụ tử, Đinh hương, Thị đế; đại tiện táo bón, mạch trầm thì dùng Điều vị thừa khí thang; nấc mà dưới tâm rung động thì dùng Nhị trần thang Nam tinh, Mộc hương, Trúc lịch, Khương trấp, Đinh hương, Thị đế.

Dụng dược

Tùy chứng chọn dùng các nhóm thuốc sau đây:

  • Thanh hỏa, giáng hỏa: Hoàng cầm, Hoàng liên, Sơn chi, Trần bì, Trầm hương, Hoắc hương, Thị đế, Trúc nhự.
  • m trung tiêu, bổ hư. Nhân sâm, Đinh hương, Hồ đào, Chích thảo, Ngô thù, Hồi hương, Bạch truật, Bạch linh.
  • Hỏa đàm. tiêu thực. Mạch nha, Sơn tra, Thần khúc, Sa nhân, Bán hạ, Khương trấp.

Nôn mửa (ọe khan)

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Sách nội kinh nói: “Các chứng xông nghịch lên đều thuộc hỏa”. Bởi vì khí hoạt thì bốc lên, cho nên cái khí thế đi ngược lên đều là thuộc hỏa cả, nhưng chứng âm dương hư thực đều có khác nhau (thực thì nên tả, hư thì phải bổ). Trước nôn rồi sau khát ấy là bệnh sắp khỏi: trước khát sau nôn là nước ngưng dưới tâm, nay lại không khát là vì dưới tâm có chi ẩm kết lại. Vỵ vốn thuộc thổ, thổ không có hỏa thì không sinh được, không có ấm thì không hóa được, thế thì thổ mà hàn là thổ hư, thổ hư thì hỏa hư, cho nên tỳ ưa ấm mà ghét lạnh, thổ ghét, thấp mà ưa ráo, cho nên vỉ hỏa mà nôn thì ít, vì vị hư mà nôn thì nhiều. Gặp chứng này không thể không xét kỹ nguyên nhân.

Phân biệt chứng trạng

Nôn là có vật có tiếng, mửa là có vật mà không có tiếng. Sinh ra chứng này có khi do đờm làm ngăn cách trung tiêu ăn không xuống được, có khi do khí nghịch lên, có khi do khí lạnh uất ở trên vị, có khi do khí trệ ở phần tâm phế mà thức ăn mới vào không xuống được, mà nôn mửa ra, có khi do trong vị có hỏa có đờm mà nôn, có khi do khí lạnh lổn vào trưởng vị thành quyết nghịch đi lên cho nên đau mà nôn (Nội kinh nói: “cốt yếu là do hàn tà lấn vào”). Có khi ăn vào liền nôn ra ngay là vì chất của đây tàn lên, tỳ không vận chuyển tiêu hóa thức ăn được, đầy mà nôn ra, bệnh ở kinh Túc thái âm thì cuống lưỡi cứng, ăn vào nôn ra (là vì tỳ khí vốn thể hiện ra ở lưỡi); có khi do thượng tiêu bị cảm phong hàn bế tắc lỗ chân lông, kinh khí không vận chuyển dược, tà khí bám vào, trước nôn sau đi tả mình nóng bụng đau gọi là chứng lậu khỉ (1); hạ tiêu có thực nhiệt, hai đường tiện không thông, khí nghịch lên từng lúc, nôn ra không giữ được, gọi là chứng tẩu bô (2). Chứng nôn khan thì miệng há tiếng to, tà do khí táo nhiệt ở vị xung lên, khí đi nghịch lên mà thành bệnh. Chứng nôn ra chất đắng là nhiệt tà ở đờm kinh: nôn ra nước trong phần nhiều là khí hư, nôn ra lài đũa là do vị hãn.

Xét hư thực

Người vốn hư mà mắc bệnh là do bệnh môn hỏa suy không thể chưng nóng tỳ thổ ở trên thì tỳ không vặn hóa được, vị không thu nạp được, cho nên chứng vị lạnh nôn ra là thuộc hư.

Người vốn thực, có khí vì ăn uống mà tổn thương, tỳ không vận hóa kịp; có khi vì cảm gió, vị bị thấp nhiệt, có hơi vi đờm tanh tắc ở cuống họng; có khi và nghe thấy mùi hôi mà nôn… đều thuộc chứng thực.

Tiên lượng

Nôn mửa mà đau dữ, sắc mặt như rau cỏ thì chết (đó là bỗng chốc nôn mửa không giống như phiên vị), mạch hư mạch tiểu là lành, mạch thực mạch đại là dữ. Nôn mửa mà mạch nhược, tiểu tiện không lợi, mình hơi nóng, thấy có quyết lạnh thì chết, mặt đỏ ửng, mửa ra dữ, khát uống nước là chết, chỉ nên cho uống nước đái trẻ con thì có thể cứu được.

Phép chữa

Phàm đã nôn mửa là tân dịch nhất định đã kiệt, làm sao mà không khát được, chớ nên nhận lầm là chứng hỏa nhiệt mà cho uống thuốc mát thì tai hại không vừa. Vả lại cốc khí thực đã kém hư trong ngực là hư nhiệt không thể nhận lầm là thực nhiệt. Bài vì hư thì sinh nhiệt, nhiệt phát ra thành nôn mửa, chỉ cần có chất ấm của ngũ cốc để điều hòa lại thì chứng nôn ọc tự khác tiêu hết. Nếu dùng thuốc tân ôn càng thêm táo nhiệt, nếu dùng vị thuốc khác thi vị yêu khó hấp thụ nổi. Nếu hẳn rõ là sắc mặt đỏ, ghét, nong, phiền táo, đòi uống nước, mạch hồng hoạt huyên sắc mới là thuộc bệnh hỏa.

Người hay nôn uống nhiều Gừng sống là thánh dược đối với bệnh này, vì nó có tác dụng đánh tan khí nghịch, cho nên lấy nó làm thuốc trọng yếu. Người hay nôn kiêng uống Qua lâu, Hạnh nhân, La bạc tử, Tô tử, tất cả các chất có dầu đều có thể làm tổn hại vị mà làm cho mửa, chỉ trong các thuốc hoàn gia thêm các vị thơm ấm, thông tán chút ít thì không hại gì.

Nôn mửa kỵ thuốc thông lợi đấy là việc thường, nhưng nhiệt kết ở đại tiếu trưởng bàng quang mà không thông, trên là nôn mửa trở cách thức ăn, nếu không dùng thuốc thông lợi để khai thông thì làm sao cho hết nôn mửa dược.

Tóm lại, thượng tiêu có nhiệt nên thanh lợi, trung tiêu có đình trệ nên tiêu nên thông. Lại có chứng cực hư đầu choáng váng làm cho mửa thời phải bổ, bệnh hư hàn ở hạ tiêu mà cơm nước không giữ lại được càng nên ôn bổ, Huyết là phối với khí, theo khí mà lên xuống, huyết ra từ miệng là do dương thịnh âm suy quá, có lên mà không xuống, huyết theo khí ngược lên, cho nên mửa ra có lẫn huyết. Phép chữa phải bổ âm ghìm dương, hễ khí nén xuống được thì huyết về kinh.

Xử phương

Chữa nôn khan thì lấy việc thông lợi tiểu tiện làm chủ, khiến cho phế khí giáng xuống được. Nếu trong lạnh ngoài nóng, mặt đỏ, buồn phiền vật vã, nôn khan, mạch vi sáp tuyệt thời dùng Tứ nghịch thang làm chủ.

Nôn ra lãi đũa là do trong dạ dày lạnh quá, lài bị lạnh ngoi lên mà vọt ra, uống các thuốc không khỏi mà không có chứng gì khác, đây là do lãi quấy trong ngực, hễ thấy thuốc thì động, động thi thuốc không vào được, thuốc ra mà lãi không ra. Phải trục lãi làm chủ yếu, hoặc gia thêm xuyên tiêu trong thuốc trục lãi mã uống, hoặc gia Ô mai để dẹp yên,

Người xưa cho rằng, chứng nôn thuộc kinh Dương minh, nhiều khí nhiều huyết, cho nên có vật có tiếng, khí huyết, đều bị bệnh; chứng mửa thuộc khinh Thái dương, nhiều huyết ít khí, cho nên có vật mà không có tiếng, chỉ dựa vào tiếng và vật mà phân biệt khác nhau. Nhưng đều do vị khí trệ không thông, hễ ăn thì khí thăng, khí thăng thỉ đồ ăn tự khắc xuống, phải điều hòa trung khí làm cho khí vận hành, tùy chứng thể hiện mà chữa.

Chứng nôn mửa đều là do tỳ vị hư yếu, co khi vì ăn uống làm tổn thương, cho nên khí nghịch lên mà không đi xuống được.

Trương Khiết Cổ lại theo tam tiêu mà chia ra ba nguyên nhân là khí, tích và hàn. Tà ở phần dương của thượng quản thi khí ngừng, nước tích, uống vào thời trong đục lẫn lộn thành ra đờm ẩm, thành ra bọt rãi, biến thành chứng nôn, tà ở phần âm của thượng quản thời huyết trệ mà cơm không tiêu, phân trong đục của cơm nước không phân chia ra được, thành ra nghẽn,, tắc, tức đầy đau trướng mà biến thành chứng mửa. Tà ở cuối phần khí của trung quản, thì thượng quản trung quản đều mắc bệnh, phải theo tam tiêu để chia ra ba nguyên nhân khí tích và hàn.

Thượng tiêu ở vỵ khấu, phía trên thông với thiên khí, chủ việc thu vào mà không cho ra. Trung tiêu ở trung quản, trên thông với thiên khí, dưới thông với địa khí, chủ việc làm chín như cơm nước, hạ tiêu ở giữa rốn, dưới thông với địa khí, chủ việc đưa ra mà không thu vào. Cho nên chứng mửa của thượng tiêu là do bệnh khí mà sinh ra, khí là phần dương của thiên khí, thổ hiện mạch phù hồng về chứng thì ăn vào là mửa ra dữ dội ngay, khát muốn uống nước, phép chữa phải “giáng khí, hòa trung”.

Chứng mửa của trung tiêu đều do co tích, co âm chứng, có dương chúng, khí và đồ ăn chống nhau, thể hiện mạch phù huyền, trước đau sau mửa hoặc trước mửa sau đau, phép chữa phải “khử tích, hòa khí”.

Chứng mửa của hạ tiêu là do có hàn, thuộc phần địa đạo, mạch đại (to) mà trầm trì triệu chứng sớm ăn chiều mửa, chiều ăn sớm mửa, (thức ăn chứa trong một ngày, mãi đến 6 giở sau mới mửa ra, đo là bệnh ở hạ tiêu) triệu chứng tiểu tiện không lợi, đại tiện không thông, phép chữa phải khai thông bổ tắc, làm ấm khí lạnh, dùng Bán hạ Sinh khương Đại hoàng thang làm chủ.

Các chứng kể trên, mùa càng nhanh thời bệnh càng ở trên cao (thượng tiêu), mửa càng lâu thời bệnh càng ở dưới thấp (hạ tiêu), cổ phương hay dùng Bán hạ Sinh khương làm thuốc chính. Chỉ có Lý Đông Viên nói rằng: “Sinh khương chỉ ấu”, chỉ chữa được các chứng biểu thực khi tắc: nếu thuộc chứng vỵ hư, khi cơm nước không chuyển đi được chỉ cần dùng Sâm Truật bổ vị khí, để đẩy khí của cơm nước đi mà thôi. Cho nên uống bài Tiểu Bán hạ thang không khỏi thì cho uống Đại Bán hạ thang là khỏi ngay. Bệnh có ghé hàn thời thích nóng ghét lạnh, chân tay lạnh, mạch tiếu; ghé nhiệt thời thích lạnh ghét nóng, táo khát, mạch hồng. Bệnh do khí trệ thời đẩy chứng không thông, đờm tích gặp khí lạnh mà phát ra. Bệnh do ăn uống tích trệ dùng thuốc tiêu thông thì yên. Mửa mà cho uống các thuốc không khỏi, phải dùng thuốc trọng trấn để đè nó xuống như loại Linh sa đơn. Dưỡng chính đơn. Mửa mà trung khí hư đã lâu, phải mượn hơi cơm nước đế điều hòa. Nên dùng Bạch truật sao thật đen, Trần bì, Bán hạ, Bạch linh, Cam thảo, Trần mễ, Ý dĩ nhân, Mạch nha, thường uống với nước Trần mễ.

Bệnh mửa tuy chia ra khí, tích và hàn ở tam tiêu, nhưng cốt yếu chuyên làm tán hàn ở hạ tiêu, dần dần cho uống xem thuốc điều hòa trung tiêu là bệnh khỏi. Bởi vì mệnh môn hỏa suy, dưới nồi không cùi lửa không nấu chín được cơm nước trong vỵ, trong ngực sinh đầy trướng, không được khoan khoái thư sướng, cho nên nói: ăn vào lâu rồi mới mửa là chứng không có hỏa, phải bổ thêm nguồn của hỏa, trước dùng Bát vị hoàn bổ mệnh môn hòa để giúp tâm sinh tỳ thổ, rồi sẽ dừng Phụ tử lý trung thang để sửa chữa trung tiêu, thi đều khởi hoàn toàn. Nếu không biết chữa theo cách này mà chỉ dùng Sơn tra, Thần khúc để vỵ tiêu thực thì lại chóng chết.

Có một chứng thuộc loại can hỏa, cũng nôn mà ăn không vào được, nhưng nôn ra nước chua hoặc đắng, hoặc xanh như màu chàm, đại tiểu tiện không bí, cũng hay làm cho đau tim, dơ là chứng hỏa uất, mộc uất. Mộc uất thì mở cho nó thông đạt, hỏa uất thì cho nó phát ra nên dùng Ngô thù, Hoàng liên sắc đặc cho uống mỗi khi một ít rồi lại cho uống Tiêu dao tán, bệnh khỏi thì cho uống Lục vị hoàn để điều dưỡng. Sách nội kinh nói: Các chứng nấc xông lên đều thuộc hỏa, lại nói: “ăn không vào được là có hỏa, ăn vào rồi mửa ra là không có hỏa”. Phần chân dương hư thì nên uống Bát vị hoàn gia Ngưu tất, Ngũ vị, Chân âm hư thì uống Lục vị gia Ngũ vị, Ngưu tất.

Nôn mửa dùng bán hạ, Quất bì, Sinh khương làm chủ. Lưu Hà Gian lại cho là do hỏa khí bốc lên, đó cũng chỉ nói một khía cạnh mà thôi, không phải thông dụng. Chứng trong vỵ có nhiệt, trên có đờm thì dùng Nhị trần thang gia Sơn chi, Hoàng liên, Sinh khương.

Co trưởng hợp do bệnh lâu mà nôn là do vỵ hư ăn cơm vào không chịu, dùng loại Nhân sâm, Bạch truật, Ổi khương.

Chứng ưa nóng ghét lạnh, chân tay mát lạnh, mạch sáu bộ trì tiếu mà nhược, đó là do cảm hàn, nên dùng Nhị trần thang gia Đinh hương 10 nụ, nặng thời Phụ tử lý trung thang…đều phải cho uống nguội. Vì lạnh gặp lạnh thì hợp nhau mà ăn vào thời không mửa ra, bệnh nôn thuộc nhiệt thòi ăn vào chốc lát thì mửa ra ngay.

Chứng ưa lạnh ghét nóng, buồn bực vật vã, khát đòi uống, mạch sác mà hồng. Nên dùng Nhị trần thang gia Khương (sao), Hoàng liên (sao), Hắc chi tử, Tỳ bà diệp (nướng), Trúc nhự, Càn cát, Sinh khương, hòa với nước rễ lau cho uống.

Bệnh hễ nghe hơi cơm thời nôn, uống thuốc cũng nôn, mạch bộ quan thấy hồng, đều dùng nước rễ lau để chữa nhiệt.

Chứng đỏ mặt, miệng khô, đau đầu, lợm giọng, buồn bực vật vã chẳng ăn là thuộc độc rượu gây ra, nên dũng thuốc mát để trừ, dùng Nhị trần thang gia Sinh khương, Hoàng liên (sao), Chi tử, Tô diệp, Cát căn, sắc cho uống nóng.

Ăn vào chốc lát thì mửa ra ngay gọi là nôn, dùng Tiểu Bán hạ thang, ăn vào mửa ra ngay gọi là “bạo thổ, dùng Sinh khương Quất bì thang. Ăn xong thì mửa ra gọi “Nôn mửa”, dùng Quất bì Bán hạ thang. Bệnh có ghé hàn thì sợ lạnh, tay chân lạnh, mạch trì, dùng Nhị trần thang gia Đinh hương, Bào khương, nặng thời dùng bài Lý trung gia Chỉ xác cho uống nguội, không nên dùng Hồng đậu hoàn. Ghé có nhiệt thời ghét nóng, táo khát, mạch hồng, dùng Nhị trần thang gia Chi tử, Hoàng liên, Trúc nhự, Tỳ bà diệp, Cát căn, Sinh khương. Do khí trệ thì trướng đầy không thông, dùng Nhị trần thang gia Chỉ thực, Trầm hương. Do đờm ẩm thì gặp lạnh mà phát ra, trước dùng Khương tô thang nấu lấy nước mà uống với Linh sa đơn, kế đo cho uống tiếp thuốc thuận khí.

Bệnh thuộc hàn thời dùng Lý trung thang gia Bán hạ, ích trí. Bệnh thuộc thực tích thời dùng thuốc tiêu đạo như Chỉ thực, Hậu phác, Thương truật, Thần khúc, Sơn tra, Mạch nha, Sa nhân.

Chứng lậu khí dùng Mạch đông thang, chứng Tẩu bó dùng Nhân sâm Tam hoàng thang, chứng nôn khan dùng Quất bì, Sinh khương bằng nhau. Nôn ra nước đắng dùng Hoàng liên, Cam thảo, Sinh khương, Trần bỉ, Sài hồ. Mạch bộ phế đi bé thời bỏ Hoàng liên, gia Đinh hương, Nhục quế. Nôn ra nước trong thì dùng Lục quân tử thang gia Xích Thạch chi, hòa lẫn vào cho uống, cứ thêm dần lên đến 1 cân thì suốt đời không mắc chứng thổ ra đờm và đi tả nữa.

Chứng mửa ra lãi đũa, dùng bài Lý trung thang gia Xuyên tiêu, Binh lang, Ô dược.

Dụng dược

Tùy chứng mà chọn dùng các nhóm thuốc như sau:

  • Bệnh có hỏa nên thanh, nên giáng: Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử, Cát căn, Tỳ bà diệp, Trúc nhự, Sài hồ, Mẫu đơn, Thạch cao, nước rễ lau.
  • Bệnh không hỏa nên ôn, nên bổ: Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Phụ tử, Nhục quế, Đinh hương, Can khương, Ngô thù, Trần mễ, Bạch thược, Đại táo, Bạch khấu, Nhục khấu, Ích trí, Ý dĩ nhân.
  • Hành khí, hóa trệ, tiêu đờm: Trần bì, Chỉ xác, Bạch truật, Hậu phác, Binh lang, Hoắc hương, Trần khúc, Sơn tra, Mạch nha, Nhân sâm, Bán hạ, Sinh khương.

Phụ: Ọe khan

Ọe ra có tuông ọe ọe, tựa như lợm giọng, có tiếng mà không có vật, tựa như nôn khan mà nhỏ tiếng. Do khí hàn và hơi cơm mới cùng đi vào dạ dày, mới cũ lộn xộn, chống nhau mà đi cả về dạ dày, cho nên ọe, Lý Đông Viên nói: “có tiếng không vật là ọe, là chỉ chứng ọe khan” phần nhiều phát ở bệnh lâu, chứng nguy, âm dương lìa nhau. Cho nên sách nội kinh nói: “Bệnh nặng nhất định phát sinh chứng ọc, thuộc vị, thuộc hư hàn là đa số, thỉnh thoảng cũng có đờm có nhiệt cũng nhiều. Bệnh sinh ra do âm khí đã kiệt, âm hỏa không có căn, bốc ra lên trên ngực, dương khí thượng tiêu không đủ để chế ngự, mặc cho âm hỏa long lôi xung nghịch lên mà sinh ọe, cho nên về hiện tượng của bệnh thì thuộc ở vỵ mà xét về bản chất là thuộc ở thận.

Chứng này do từ trung tiêu ọe lên thì tiếng ngắn, là bệnh về thủy cốc, thuộc vỵ hỏa, dễ chữa. Từ hạ tiêu ọe lên thì tiếng dài, là bệnh về hư tà, thuộc âm hỏa, khó chữa. Có tiếng ọe ra liên tiếp cùng một lúc là thuộc thực, có thể chữa được.

Có chứng nửa giở ọc ra một tiếng là thuộc hư, khó chữa. Có bệnh bỗng nhiên phát ra dữ dội là thuộc chứng đờm, thuộc thực tinh, thuộc huyết. Do giận dữ khiêu động mà phát ra ọe là bệnh dễ chữa. Có bệnh lâu mà dần dần phát sinh chứng ọe, chẳng hạn như bệnh tả thuộc hàn, bệnh ly, bệnh sản hậu, bệnh hư lao… là bệnh khó chữa.

Người xưa xét nhận về chứng ọe không giống nhau, có sách lấy ho xốc lên làm chứng ọe, nhân chứng như vậy là không chính xác. Chứng ho xốc là bệnh ở phế, do hỏa tới đốt hại kim; còn bệnh ọe đại khái người béo trắng thịt mát lạnh phần nhiều có hàn thấp; người gầy, đen, lộ xương ra ngoài thì phần nhiều có táo nhiệt, cần phải tham khảo cả chứng lẫn mạch. Cổ phương chữa ọe đại khái lấy bài Đinh hương Thị đế thang làm chủ. Thuốc này không có khả năng thanh khí lợi đờm, không thể bô hư giáng hỏa, vả lại sức kém, há có thể dùng chữa tất thảy bệnh này được sao!

Ợ hơi (Bợn dạ)

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Nội kinh nói: khí âm ngăn tắt các đường ngâm thời sinh ra ạ hơi. Sách nói: Trong dạ dày có hỏa uất, trên ngực có đờm đặc đều do tỳ không vận hóa, khí trọc ngăn tắc, ăn uống bị uất mà thành ợ hơi.

Phân biệt chứng trạng

Ợ hơi, nuốt chua (ở trong cổ) đều do ăn uống uất nhiệt lại, hỏa khí xông lén cho nên ợ ra có hỏa, có khí, có đờm, có thực tính khác nhau, lại còn có tỳ hư hàn, lại vi khí hãm xuống, vì hàn, vì dưới tâm đầy tức, vì sau khi phát bệnh ra mồ hôi, đều nên phân biệt rành mạch mà điều trị.

Xét thực hư

Chứng hư là người bệnh vốn hư, khí thanh dương hãm xuống, khí trọc âm lên trên, mà khí trọc âm lên xuống như thế cũng là do mệnh môn hỏa suy kém, nên phải chữa theo chứng hư.

Chứng hư là người bệnh vốn thực mà vì hoặc bởi ăn no, hoặc bởi bệnh tà, bệnh thấp nhiệt, ấy là trong dạ dày có hỏa uất, trên ngực, có đờm đặc, đều phải chữa theo chứng thực.

Tiên lượng

Bệnh này sở dĩ phát ra là do tỳ hư không vận hóa được. Thầy giỏi phải chữa từ khi chưa phát bệnh, cốt yếu là thấy được cái cơ mới lộ ra là chữa ngay, nếu sơ ý để dây dưa, thành chứng phiên vị, quan cách thì nguy.

Phép chữa

Bệnh này có phân ra thuộc khí, thuộc dởm, thuốc hỏa, thuộc thực tích. thường dùng chung là Nhị trần thang, thuộc khí gia Tử tô, thuộc hỏa gia Hoàng liên, thuộc đờm ra Chỉ thực, Trúc nhự, thực tích gia Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc, cũng có khi vì tỳ khí hư hàn hoặc sau khi bệnh mới khỏi, khí hư hãm xuống, nên dùng Lục quân tử thang. Bệnh thương hàn dưới tâm bí tắc thi chữa theo phép chữa bí, sau khi hãn hạ thuộc chứng hư nên điều bổ, trong vị có đờm hỏa, nên dùng Nhị trần thang gia Chi tử, Hương phụ, Hoàng liên, Chỉ xác, vì đờm vì hỏa trệ ở vỵ nên dùng Khu đờm hoàn, Nhuận hạ hoàn, Cổ hoàng liên hoàn, khí thực thịnh mà ợ, ăn xong rồi ợ ra mùi hôi nát phần nhiều do thương thực và thấp nhiệt gây nên, dùng Nhị trần thang gia Thương truật, Mạch nha, Thần khúc, Hoàng liên (sao) hoặc dùng Bảo hòa hoàn.

Không do ăn uống mà thường cứ ợ hơi là chứng hư, bởi ở vỵ có trọc, khí, ở cách mô có thấp đờm, đều hay sinh ra ợ hơi, nên dùng Lục quân tử thang gia Trăm hương làm quân, Hậu phác, Tử tô làm than, Ngô thù làm sứ, bệnh lậu thì dùng Quân khí hoàn, hoặc Tô hợp hương hoàn, nặng thời dùng Linh sa đơn để dìm xuống.

Dụng dược

Tùy chứng mà chọn dũng trong các nhóm thuốc sau đây:

  • Tiêu tích hóa đờm: Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc, Thương truật, Hậu phác, Sa nhân, Trần bì, Nam tinh, Bán hạ, Sa nhân, Cát cánh.
  • Thanh hỏa giáng khí: Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử, Thạch cao, Trầm hương, Hương phụ, Phúc bồn tử, Chỉ xác, Chi thực, Phúc bì, Ngô thù.
  • Kiện tỳ bổ vị: Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Thảo đậu khấu, Ích trí nhân, Đại táo, Ý dĩ nhân.

Phụ: Bợn dạ

Chứng bợn dạ là không có tiếng cũng không có vật, trong tâm muốn mửa mà không mửa được, muốn nôn mà không nôn được, tuy gọi ác tâm thực ra không phải bệnh thuộc tâm kinh mà đều do đờm ẩm ở miệng trên dạ dày làm hại. Có sách nói: Muốn mửa không mửa được, hễ thấy ăn uống thì trong tâm lùm lợm (buồn mửa). Nên dùng Nhị trần thang, hoặc lục quân tử thang, phải dùng nhiều gừng sống, vị này có công năng khai vị, thông đờm, đưa khí xuống, nặng thì dùng Lý trung thang. Có sách nói: Nhị trần thang gia Bạch đậu khấu, Hương phụ, Sa nhân, không khát là vỵ hư và vy hàn. Vỵ hư thời dùng Lục quân tử thang gia Sa nhằn, ghé có hỏa gia Khương trấp (nước cốt gừng) một ít Hoàng liên (sao); Vị hàn thì dùng Lý trung thang gia Trần bì, Bán hạ, Sinh khương đều bằng nhau. Có chứng phiền khát là vỵ có đờm nhiều quá dùng Đại tiểu Bán hạ thang. Chứng hỏa thịnh dùng Nhị trần thang gia Sinh khương, Hoàng cầm (sao), Hoàng liên (sao) chứng bợn dạ mặt đỏ bừng, đầu choáng váng, đều trị như thế. Có sách nói: bợn dạ là do vỵ bị tổn thương, chứng hư dùng Nhị trần thang gia Sinh khương, Nhân sâm; chứng thực dùng Chỉ xác, Bán hạ, Sa nhân, Trần bì, Bạch đậu khấu hương.

Nôn chua, nuốt chua (Xót ruột)

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Sách nội kinh nói: “Các chứng nôn mửa xông lên đều thuộc nhiệt”, do vỵ mà nôn chua thì chất chua ấy do hỏa ở can mộc vượng qua mà sinh ra chua. Đó là vì thấp nhiệt ở vị, khi ăn uống vào vy, thấp nhiệt uất át lại, thức ăn không vận hóa đi được mà sinh ra chua, ví như cơm thịt để trong nồi thì sẽ thiu sẽ chua, cho nên tỳ thương tổn là bản chất của bệnh, đờm hỏa là hiện tượng của bệnh, phàm ở trung tiêu có đờm ẩm thì thành bệnh xót ruột, có chất bẩn tích lại thì thành chua. Song chứng nôn chua uống nóng thòi chua, nhưng mửa chua là do ngày thường tràn dịch theo khí đi lên, uất thành đờm hỏa, lưu lại không hóa, ủ thành nước chua mà mửa ra.

Sách Tố vấn cho là thuốc nhiệt, Đông Viên cho là thuốc hàn, sao vậy? Xét nội kinh nói: Mới đầu thì nhiệt, truyền đến cuối thì hàn. Tóm lại người khỏe mạnh thì lắm hỏa, người hư yếu thì nhiều hàn.

Bệnh nôn chua là do khí của vị thổ uất lại không thư ra được, đờm ẩm do đó mà ngăn tác, thấp nhiệt uất tích ở can mà ra, ẩn phục ở khoảng phế vỵ. Bởi thanh khí ở trung cung uất trệ, cho nên đờm ngưng nước tích, thức ăn ủ lại mà thành bệnh.

Bệnh nuốt chua là do thấp nhiệt ẩn phục trong phế vỵ, khạc chẳng ra, nuốt không xuống, ăn uống uất lại mà thành. Chứng và phép chữa như nhau.

Phân biệt chứng trạng

Thấp nhiều thời nuốt chua mà đại tiện dễ đi; Nhiệt nhiều thời nôn chua mà đại tiện táo bón, Lý Đông Viên nói bệnh thuộc hàn là bàn về hiện tượng. Bệnh nuốt chua và nôn chua giống nhau không khác lắm, đều là do khí thấp nhiệt uất ở tỳ lan ra ở vy, theo khí mà phát ra, hoặc ẩn phục ở khoảng phế vỵ, khạc không ra, nuốt không xuống, hoặc nhân khi ngoài cảm phải phong hàn, thì nóng bên trong thêm uất, mùi chua nhói động đến tâm, có khi mửa ra ngay, có khi muốn mửa mà không mửa được, trong ngực khó chịu. Hoặc uống nước nóng thì tạm đỡ, vì phong hàn uất ở ngoài da, được ấm nóng thời lỗ chân lông mở ra, tiết ra. Ví như bệnh thương hàn biểu nhiệt, dùng Ma hoàng là vị thuốc nóng để giải biểu mà khỏi bệnh, do bản chất bệnh là nhiệt mà hiện tượng bệnh là hàn, người ta thường nhận làm là bệnh hàn, càng chữa theo cách cướp đoạt thì bệnh càng tăng, nhiều khi không cứu được.

Xét thực hư

Bệnh hư là người vốn hư hoặc do vỵ hàn không thu nạp, hoặc do thận hư hỏa bốc mà thành, đều phải chữa theo phép hư.

Bệnh thực là người vốn khỏe, do ăn uống tích trệ đờm hỏa uất động mà thành, đều phải chữa theo chứng thực.

Tiên lượng

Bệnh này tuy nhỏ nhưng phát sinh từ chỗ hậu thiên là nguồn sinh hóa, nếu không sớm liệu sẽ thành bệnh quan cách, phải hết sức quan tâm. Nuốt chua tuy là bệnh nhỏ mà phải chữa kịp thời, đừng để dây dưa thành bệnh phiên vỵ.

Phép chữa

Chứng nôn chua nuốt chua là do ăn uống uất tích gây ra, hiện tượng là hàn mà bản chất là nhiệt. Phép chữa khai thông uất nhiệt, tiêu đạo hóa tích, dùng ít thuốc nhiệt làm tá, để dẫn thuốc đi, nhưng người bệnh phải tự ngăn cấm không được tức giận ăn uống thanh đạm bằng những thức ra để điều dưỡng mới tốt.

Bệnh thuộc nhiệt thì dùng thuốc hàn, riêng chứng chua thì ghé thuốc nhiệt vào để chữa theo phép “tòng trị”. Sách nói phép lấy thuốc cam ôn trừ nhiệt tả hỏa dùng trong lúc bệnh chua đang thịnh hành thì bệnh càng tăng, nhất định không kiến hiệu, cho nên khử chua mà không dùng vị ngọt, chỉ có một cách dùng vị thuốc thật mạnh, có thể biến chuyển được vỵ khí mà không bị vỵ khí biến chuyển lại.

Xử phương

Chữa chứng nuốt chua nôn chua phải dùng Ngô thù du bỏ cành tẩm nước sôi nửa ngày làm quân, Bài Nhị trần hoặc Bình vỵ tán là tá. Khí uất gi? Hương phụ, nhiệt quá gia Hoàng liên sao, Chi tử sao, càng cần vị thuốc mạnh, đậm, cần phải ăn uống thanh đạm để tự điều dưỡng thì bệnh khỏi.

Chứng này nên dùng phép “tòng trị” không nên dùng thuốc hàn lương. Đông Viên thì toàn dùng thuốc ấm, Đan Khê thì tuy dùng Hoàng liên mà kiêm cả loại thuốc như Thương truật, Ngô thù, vì lẽ được nóng và hóa vượng thời sư vận chuyển được khỏe.

Chứng nôn chua nên dùng Nhị trần thang gia Ngô thù sao, thuận theo tính của nó mà chặn đi. Do là phép phản tá, càng phải dùng Hoàng liên sao làm đầu vị, và những vị như Thương truật, phục linh đều không thể thiếu được.

Có chứng khí uất thương đến đến tỳ, nếu thực chứng thì dũng Tiêu dao tán, hư chứng thì dùng Quy tỳ gia giảm làm chủ.

Bài Bình vị tán gia giảm chữa nuốt chua hoặc chứng ăn không tiêu, dùng Thần khúc, Mạch nah, Sinh khương nấu lấy nước làm thang, bao giở cũng kiến hiệu.

Nôn ra nước chua mà xanh, mạch thốn khẩu huyền cấp, thuộc can hỏa nghịch lên, dùng Nhị trần thang gia những vị như Ngô thù, Hoàng liên sao, Sài hồ.

Nôn ra nước chua trách cứ ở can, có ghé nhiệt dùng Tả kim hoàn gia Bạch đậu khấu, Sinh khương, Trúc diệp, Chỉ tử, có ghé hàn thì cũng dùng bài ấy mà gia Đinh hương, Can khương, Trầm hương, Bạch truật.

Nuốt chua tuy là chứng nhẹ, cũng cần chữa gấp, Chứng này do thủy bị thấp nhiệt của vỵ uất lại, can hỏa theo đó mà sinh ra vị chua.

Dụng dược

Tùy chúng mà chọn dùng trong các nhóm thuốc sau:

  • Khai uất thanh hòa: Trầm hương, Ngô thù, Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác, Binh lang, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử, Trúc nhự, Hoạt thạch, Tỳ bà diệp.
  • Tiêu thực hóa đờm: Thương truật, Hậu phác, Sơn tra, Mạch nha, Sa nhân, Bán hạ, Phục linh, Qua lầu, Nam tinh, Cát cánh, Cam thảo.

Phụ: Xót ruột

Bệnh xót ruột thuộc hỏa là chính, thuộc đờm là phụ. Người mà suốt năm mắc phải bệnh này nhất định là không sống được lâu. Bệnh này có cả các chứng ợ hơi, tức đầy, bợn dạ, ở trong cổ, rồi dần dần đến chứng đau nhẹ ở vị quản, do đó sẽ sinh ra chứng nấc, chứng phiên vỵ.

Bệnh này ở khoảng vỵ quản tựa như đói mà không phải đói, tựa như cay mà không phải cay, tựa như đau không phải đau, buồn phiền vật vã chẳng yên.

Nguyên nhân do đờm nhân hỏa động lẽn, do ăn uống tích lại thành nhiệt, pháp chữa phải lợi đờm thanh hỏa, ăn vào ọe khan thì dùng bài Chỉ truật hoàn gia Sơn tra, Mạch nha. Có nhiệt gia Hoàng liên, Tích nước dùng Khúc truật hoàn, ngực đầy dùng Đại an hoàn, Bảo hòa hoàn, phiền uất dùng Việt cúc hoàn, Hương liên đan, Thấp đờm khí uất không ăn dùng Tam bổ hoàn gia Thương truật, bội Hương phụ, tích ăn dùng Tam thánh hoàn; Đởn nhân hỏa động thì chữa đờm trước, dùng Nhị trần thang gia Khương trấp, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử, (ba vị đều sao) làm quân, Nam tinh, Bán hạ làm than, nóng nhiều gia Thanh đại. Chứng hỏa làm động đờm dùng Khước đờm hỏa hoàn. Chứng xót xáy canh năm là nghỉ làm tổn thương phần huyết bị tiêu hao, nên uống Bổ tiêp Tứ vật thang gia Hương phụ, Bối mẫu, Sơn chi, Hoàng liên, Cam thảo.

Có sách nói: Bệnh xót ruột là đờm nhân hỏa mà động chữa đờm trước, dùng thuốc như Hoàng liên sao gừng, Sơn chi, Hoàng câm, Nam tinh, Bán hạ, Trần bì. Như bệnh cồn cào choáng váng xây xẩm nếu không do trung khí hư kém thì cũng nhân đờm vì hỏa động, dùng Lục quân tử thang hoặc Nhị trần thang gia Hoàng cầm, Hoàng liên. Nếu là chứng xót ruột không ham ăn là do thấp đờm khí uất, là bệnh xót ruột ở người béo, cũng dùng Nhị trần thanh gia một ít xuyên khung, Thương truật, Hương phụ để bổ tỳ kiêm hóa đờm. Nếu là bệnh tâm xót ruột, tích ăn, là do vỵ hư có hỏa, nên dùng Bạch truật, Hoàng liên, Trần bì, tán nhỏ làm viên uống vối nước sôi thì yên.

Ế cách, phiên vị

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

“Ế” (ăn nghẹn) là bệnh khô ở hấp môn, hấp môn lá ở khoảng hội yểm (lưỡi gà), bệnh ở thượng tiêu, phần nhiều do vị quản khô ráo, huyết dịch suy kém, đấy là bệnh âm suy hỏa vượng.

“Cách” là bệnh khô ở thượng vị, bệnh ở trung tiêu, phần nhiều do lo nghĩ tức giận, gây thành uất kết, đờm khí ở trên cách mô (Bệnh “ế”, “cách”, phần nhiều phát ra do huyết dịch khô cạn, ghé có uất, bởi vi khí uất mà kết trệ lại mà chắn-ngang trong ngực, vì thế hay mửa ra đờm nước), hoặc làm cho trong người khó chịu không thể tả, làm cho tỳ khô khan, kém phần tươi sống, ấy là bệnh thất tình vậy. (Chu Đan Khê nói: Bệnh này chỉ có ở đàn ông tuổi cao, người trẻ thì không có bệnh Ế cách). Sách nói: Lửa thất tình hun nấu tân dịch làm thành đờm tích, tích lâu ngày thì huyết khí suy. Lại nói: Trong khi giận dữ nổi lên, ăn vào thì khí nghịch lên không xuống được, trong khi nhọc mệt thành chứng ế cách, suyễn xúc; trong khi lo nghĩ thành chứng bí, tam tiêu bế tắc, cổ họng không thông. Bởi vì thất tình quá độ, khí cơ ngưng lại làm ngăn trở, khí thanh khí trọc lẫn lộn nhau, vận hành mất bình thường, thành ra bệnh bế tắc, đấy là bệnh lo nghĩ tổn thần (phải thu vào trong mà tĩnh dưỡng).

“Phiên vỵ” là bệnh khô ở u môn, u môn là miệng dưới của dạ dày, bệnh ở hạ tiêu, bệnh thuộc vỵ mà thực ra là do mệnh môn hỏa suy, là bệnh thuộc thận kinh hư hàn vậy. Bất cứ trai, gái ,trẻ, đều có thể mắc bệnh này.

Có sách nói: Bệnh ế cách, phiên vỵ đều do nội thương như buồn phiền uất tức, không thỏa chí, hoặc do ăn uống, dâm dục, làm động hỏa của tỳ thân, hoặc do mắc các tạp bệnh, uống thuốc cay, thơm, khô ráo làm huyết dịch Lao kém đi, vị quản khô quá, khô vùng thượng vị thời khi ăn vào không xuống được, xuống thì bị đau vùng thượng vị mã chốc lát mửa ra mới thôi, ăn uống phải qua vùng thượng vị mà xuống dạ dày mà khí thì truyền vào phế, nếu vùng thượng vị ở trung tiêu khô thì ăn uống xuống được chốc lát rồi lại mửa ra. Thượng vị gần trung quản không có vị trí rõ rệt, do ở riêng giữa vỵ, cơm nước từ đó chuyển vào tiểu trương.

Bệnh khô lan môn ở hạ tiêu thời sớm ăn chiêu mửa, Lan môn ở cuối ruột non cách với đại trương, cơm nước qua đó mà vào bàng quang và đại trưởng, chia riêng ra nước tiểu và phân, thì đại trưởng và bàng quang là đường lối thông lưu của khí huyết tân dịch.

Tiết Lập Trai nói: Bệnh ế cách, phiên vỵ là do hỏa mã thành. Bởi vì khí hỏa bốc lên hun nấu tân dịch thành đờm, ban đầu thì đơm và hỏa chưa kết, cổ họng và ngực khô ráo, ăn uống vào không được lưu lợi, thành bệnh cách, bệnh ế; lâu ngày, thời đờm hòa đã kết, thượng quản của dạ dày không mở ra, tuy ăn uống được, nhưng ngưng đọng lại ở khoảng ngực, chốc lát rồi mửa ra, gọi là nôn mửa; còn như bạ quản của dạ dày không mở, tuy cũng ăn uống được, nhưng ngưng trệ ở trong dạ dày, lâu mới mửa ra gọi là “phiên vỵ”. Lại có khi vì giận quá, động càn hỏa, lo nghĩ qua động tỳ hòa, ăn đồ xào nướng mãi mà sinh vỵ hỏa, dâm dục qua làm thận hỏa bốc lên. Co sách nói: Bệnh cách là ngăn cách dưới tâm, trên dưới không thông, do khí uất đờm vướng cho nên thế; lâu ngày thì ăn uống vướng dần thành bệnh ế cách.

Phân biệt chứng trạng

  • Bệnh ế (nghẹn), là ăn uống đến khoảng giữa miệng với cổ họng, do khí làm ngàn trệ lại, nuốt nghẹn không xuống được liền, mửa ra ngay, tù họng chuyển ra cho nên gọi là ế.
  • Bệnh cách là ăn uống xuống họng, tới cơ hoảnh mà không xuống được nữa, dần dần mới mửa ra, từ cách mạc chuyển ra, cho nên gọi là bệnh cách. Chữ cách ở đây không có nghĩa ngăn cách.
  • Bệnh phiên vỵ là ăn uống nhiều hơn ngày thường, đồ ăn đã xuống khỏi cách mô vào vỵ, nhân vì hạ quản của vỵ không làm chín nhừ thức ăn và vận hóa được cho nên sớm ăn thì chiều mửa, có khí tích đến hơn 1 ngày, đầy chướng bức tức khó chịu rồi lại mửa ra nguyên thức ăn, vì từ hạ quản của vị lộn trở vào cho nên gọi là Phiên vỵ.

Có sách nói: bệnh Phiên vỵ với bệnh Phản vỵ có phân biệt khác nhau, ăn bữa thứ hai thì mửa gọi là Phiên vỵ, như ăn lần thứ nhất không mửa, đến khi ăn lần thứ hai vào thì mửa ra ngay, từ miệng dưới của dạ dày lộn lén, vọt ra cho nên gọi Phiên vy. Ăn lâu rồi mửa ra gọi là Phản vỵ, như đồ ăn đã vào dạ dày lâu rồi, trong dạ dày không làm được việc phân loại thanh trọc rồi sau trở lại mà mửa ra nên gọi là Phản vỵ.

Có sách nói, ế với cách là tên bệnh nói chung, như ăn uống không xuống, nghẽn tắc ở họng mà đại tiện không thông, thế gọi là ế tác, cho nên bài Thông u thang vì bệnh ế tắc mà đặt ra.

Có sách nói: Bệnh cách với bệnh Phản vy là tên gọi chung, chữ cách này có nghĩa ngăn cách, ý nói ngăn thức ăn mà trở ra khỏi dạ dày.

Có sách nói: Vỵ mắc bệnh thì họng và cách mạc không thông, đó là nói bệnh chỉ ở kinh dương minh mà thôi.

Có sách nói: Khí dương của 5 tạng không đi lên được, gọi là ế cho nên bệnh nhất định có kiêm cả bệnh cách.

Có sách nói: Bệnh cách, bệnh ế và bệnh phản vỵ cùng đông một bệnh. Bệnh ế, cách thì huyết dịch đều hao, vỵ quản khô khan, khô trên họng, đường nước không lưu thông, ăn khó nuốt vào, hoặc chỉ ăn được một ít gọi là bệnh ế. Khô và phần ở dưới nối liền với vỵ, ăn tuy nuốt vào được, nhưng khó vào hết đốn vỵ, ăn lâu lại trở ra, gọi là cách, cũng gọi là phản vỵ. Tuy tên gọi khác nhau, nhưng xét kỷ vẫn là một bệnh.

Sách Cục phương cho rằng bệnh ế là gần họng ăn, bệnh cách là gần dạ dày mà bỏ sót hạ tiêu, Lại đem chia càn ra làm 10 chứng cách, 5 chứng ế,… đều là không đúng với ý nghĩa của Nội kinh.

Đan Khê nói: Bệnh cách người nhiều tuổi mắc phải là không chữa được, bởi vì người thiếu niên khí huyết chưa dư, dùng thuốc chữa đờm hỏa thì bệnh khỏi hẳn, nhưng ở người già khí huyết đã suy, nếu dùng thuốc vét hết đờm hỏa, tuy được tạm khỏi rồi bệnh cũng trở lại. Như thế là do khí hư thì không vận hóa được mà sinh ra đờm, huyết hư thì không tưới nhuận được mà sinh ra hỏa, nhất thiết không nên dùng thuốc thơm ráo, nếu dùng thì sẽ chết. Nên ăn những món thanh đạm, vì chứng này thuộc nhiệt mà táo, nếu lại dùng thuốc thơm ráo thời làm cho tán khí hao huyết, vả lại món ăn béo thời hay giúp thêm hỏa, sinh ra đờm, cũng đều làm nặng thêm bệnh cả, cho nên phải kiêng kỵ. Bệnh ế cách ở người giả do huyết dịch khô khan, trung châu không vận chuyển nổi mà không biết lấy gì nuôi dưỡng tạng phủ, cho nên mạch hoãn nhược mà trầm trì, đó là hiện tượng chính khí ngày càng suy yếu, thế mà vẫn sống được qua năm này tháng nọ là nhở còn một chút khí trung hòa, chỉ đợi khi dầu khô cạn thì đèn sẽ tắt. Làm thầy thuốc cần biết bảo tồn chân khí, chỗ để tiêu tan mất, cần tưới nhuận chỗ khô sáp cho thường, đừng để ủng tác, khiến cho khí để sinh ra huyết mới mong hưởng hết tuổi thọ. vì thế Chu Đan Khê có cách chữa bằng các thứ sữa, các thứ nước tươi. Người ta chỉ biết dùng thuốc hóa đờm, bảo rằng bệnh do uất kết sinh ra thì phải khai thông, hoặc thu được hiệu quả trong chốc lát, nhưng rút cục rồi cũng đến uể oải khô héo mà chết. Bởi lẽ kinh Dương minh nhiều huyết nhiều khí, là cái bể chứa thủy cốc có nhiệm vụ nhận thứ mới thay đổi thứ cũ, công việc chỉ có thế thôi. Tất phải dùng thuốc để chữa khỏi bệnh, bình tĩnh thu nạp để đưa về nguồn, bởi vì sách cho là bệnh bởi tinh thần và tư lự cho nên phải bảo dưỡng tinh thần, dẹp bớt tư lự thì tân dịch mới tụ về trong vy, ví như trởi sàng khí trong thì nước tự nhiên xuôi dòng, không lo gì sóng gio nổi dậy. Xét người bị bệnh ế cách uống nước dễ chịu mà ăn thì khó vào là do khí âm tiêu mất phải cầu đồng loại giúp đỡ.

Bệnh “ế” vốn do tinh huyết khó khan, lo nghỉ uất kết, huyết dịch khống tưới nhuần xuống được mà thành nghẽn, cho nên hễ thấy ăn uống thì trong lòng đã thấy tắc nghẽn, đó là đều hiệu báo trước cho biết chân khí vô hình vốn đã có bệnh, cho nên phép chữa phải bồi bổ chân khí làm chủ. Lại nói: vốn là thận hư, mạch nhâm sinh bệnh, khí yếu huyết khô, lo nghĩ làm việc nhọc một mà thành khí yếu thì vận hóa không cược, huyết khô thời đường lối bế tắc. Mạch nhâm đi lên trên làn theo cổ họng, từ Thượng, Trung, Hạ quản thẳng xuống, nếu thận hư thì mạch Nhâm không tưới nhuận được khí nguyên dương ở Đan điền, không có ấm nóng để nấu chín thủy cốc. Do dó, trung tiêu truyền hóa vân xuống không được mà thành bệnh ế cách. Cho nên phép chữa phải bổ âm làm chủ.

Phàm bệnh mới phát, nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm mà thành các chứng bĩ, mãn, ợ hơi, nuốt chua, xót ruột, nếu dùng thuốc cay thơm nóng ráo của cục phương cho uống, chi tạm bớt được một lúc, biết đâu căn bệnh đã sâu mới thể hiện chứng ấy. Bệnh ấy thuộc huyết hư, khí hư, có nhiệt hoặc có đờm, tùy tùng loại mà chữa. Song phải giúp đỡ hai tạng kim thủy, bổ tỳ dưỡng thận làm chủ, bệnh đến tình trạng khí huyết đều hư thì vỵ quản khô khan, phép chữa lại càng kho, nếu chữa nhiệt càng cần thiết phải gìn giữ điều dưỡng ở trong.

Vương Thái Bộc nói: Bệnh ế, sáp… phần nhiều thuộc nhiệt, bệnh phản vỵ phần nhiều thuộc hàn, ăn không vào được là có hỏa không có thủy, nên bô thủy làm chủ. Ăn vào rồi lại ra là không có hỏa. Song chữa chứng này có hai mặt khó là vì muốn kiện tỳ chừa đờm thì sợ thuốc tác hại đến tân dịch, muốn dưỡng huyết tăng tân dịch lại sợ thuốc nhuận làm ngại đến trung.

Xét hư thực

Tuổi già yếu đuối, mạch nhỏ không có lực, sắc vàng nhợt mà khô và có chứng ăn vào mửa. ra là thuộc hư. Tuổi trẻ thân thể khỏe mạnh, mạch đại có lực, sắc đỏ hồng mà đậm, và có chứng ăn không nuốt vào được là chứng thực.

Tiên lượng

Đại tiện táo bón quá thời khó chữa, nghẽn mà bọt trắng ra nhiều phân như cứt dê thời không chữa được, Ngực bụng cồn cào, đau như dao cắt, không chữa được. Tuổi già không chữa được.

Phàm người ngoài 50 tuổi, huyết khô, phân như phân dê, và người tuổi trẻ, ăn uống bồi dưỡng đầy đủ mà dứt hẳn phòng dục là không chữa được.

Phép chữa

Chu Đan Khê nói: bệnh ế, tắc là do thất tình, do lục dâm hóa thành hỏa nhiệt bốc lên, lên nhiều, xuống ít, tân dịch không rã ra, tích lại thành đờm, bị đẩy phá đi thì tạm thời bớt được, không lâu lại phát ra, lại dùng thuốc cũ như trước, thành ra nhiệt tích, huyết dịch suy kém, vỵ quản khô làm ngăn trệ đường lối, khô ở trên là chỗ gần dưới họng ăn, uống nước xuống được, ăn vào thì khó hoặc chi ãn được ít gọi là bệnh “ế”. Khô ở dưới là chỗ nối liền với dạ dày, tuy ăn vào được, chặp lâu lại mửa ra gọi là bệnh “cách”, cũng gọi là bệnh “phản vỵ”. Đại tiện bí, cứt như cứt dê thời bên ngoài phải tránh lục dâm; trong phải kiêng dè thất tình, ăn uống bồi dưỡng, bổ huyết để sinh thêm tân dịch, nhuận trưởng vỵ thời phế kim không còn sự hỏa bốc lên, thận có thể sinh thủy dần, khí trong huyết hòa thời khí của tỳ vận chuyển khỏe mà ăn uống tiêu hóa truyền đi khắp được. Lởi bàn ấy rất hay, nhưng sự phân biệt về bệnh ế, cách và phản vỵ chưa được rõ, nhất là hai câu “hóa thành hỏa nhiệt bốc lên”, “thận có thể sinh thủy dần” là đúng nguyên nhân sâu xa của bệnh, tiếc rằng chưa thấy thật, đúng, lấy việc nhuận huyết làm chú mà không tìm thấy nguồn tiên thiên. Còn về cách lập phương thì dùng loại Tứ vật thang, sữa bò, sữa dê, thêm Trúc lịch, nước hẹ để hóa đờm tiêu ứ đều là chữa hiện tượng (tiêu) mã không chữa bản chất (bản). Thế là chưa hiểu được ý của Nội kinh nói: “khí tam dương kết lại gọi là bệnh cách”, Tam dương là Đại trưởng, Tiểu trưởng và Bàng quang, đại trưởng chủ tân, tiểu trưởng chủ dịch. Nhiệt kết ở đại trưởng thời chất tân khô không đi đại tiện được, nhiệt kết ở tiểu trưởng thì chất dịch kiệt. Bàng quang là cơ quan châu đồ thủy dịch chứa ở đấy, bàng quang nhiệt kết thời tân dịch kiệt. Nhưng phải biết vì sao tam dương sinh ra nhiệt kết? Đều là bệnh của thận cả. Bởi vì thận chủ 5 chất dịch, chủ hai đường đại tiểu tiện, cùng với bàng quang thành một tạng một phủ có quan hệ biểu lý với nhau, thận tủy đã khô thì dương hỏa thiên thắng nấu nung tân dịch, tam dương nhiệt kết, mạch ắt hồng sác, có lực. đường trước, đường sau đều bế tắc, đi xuống đã không thông, ắt phải đi ngược trở lên thẳng theo đường khí (thanh đạo) mà xông lên hấp môn, cho nên nghẹn ở cổ họng mãi không xuống được, có xuống lọt rồi cũng trở ra là do dương hỏa cứ đi lên không xuống thì làm gì uống nước xuống được, vì thế ăn lại càng khó xuống. Bởi vì ăn vào phần âm, vào phần dương thì lại làm cho hỏa động ở vỵ khẩu cho nên khó vào. Nước là thuộc âm cùng đông khí với nhau cho nên dễ vào, miệng mửa ra bọt trắng là do nước uống vào sôi mà trào lên. Phân như phân dê là do ăn vào được ít, tiêu hết cả cặn bã, ruột cũng kho, nhỏ lại không nới rộng ra, chứng này là đàn ông tuổi cao ngoài 50 hay mắc phải, nhất định là vỉ người ấy đam mê sắc dục, giã đến khí thiên chân dã kiệt, chỉ còn một mình khí dương, cho nên phải dưỡng âm làm chủ yếu. Chu Đan Khê nói: Bệnh cách người nhiều tuổi mắc phải là không chữa được, bởi vì người thiếu niên khí huyết chưa dư, dùng thuốc chữa đờm hỏa thì bệnh khỏi hẳn, nhưng ở người già khí huyết đã suy, nếu dùng thuốc vét hết đờm hỏa, tuy được tạm khỏi rồi bệnh cũng trở lại. Như thế là do khí hư thì không vận hóa được mà sinh ra đờm, huyết hư thì không tưới nhuận được mà sinh ra hòa, nhất thiết không nên dùng thuốc thơm ráo, nếu dùng thì sẽ chết. Nên ăn những món thanh đạm, vì chứng này thuộc nhiệt mà táo, nếu lại dùng thuốc thơm ráo thời làm cho tán khí hao huyết, vả lại món ăn béo thời hay giúp thêm hỏa, sinh ra đờm, cũng đều làm nặng thêm bệnh cả, cho nên phải kiêng kỵ. Bệnh ế cách ở người già do huyết dịch khô khan, trung châu không vận chuyển nổi mà không biết lấy gì nuôi dưỡng tạng phủ, cho nên mạch hoãn nhược mà trầm trì, đó là hiện tượng chính khí ngày càng suy yếu, thế mà vẫn sống được qua năm này tháng nọ là nhở còn một chút khí trung hòa, chỉ đợi khi dầu khô cạn thì đèn sẽ tắt. Làm thầy thuốc cần biết bảo tồn chân khí, chớ để tiêu tan mất, cần tưới nhuận chỗ khô sáp cho thường, đừng để ủng tác, khiến cho khí dễ sinh ra huyết mới mong hưởng hết tuổi thọ. vì thế Chu Đan Khê có cách chữa bằng các thứ sữa, các thứ nước tươi. Người ta chỉ biết dùng thuốc hóa đờm, bảo ràng bệnh do uất kết sinh ra thì phải khai thông, hoặc thu được hiệu quả trong chốc lát, nhưng rút cục rồi cũng đến uể oải khô héo mà chết. Bởi lẽ kinh Dương minh nhiều huyết nhiều khỉ, là cái bế chứa thủy cốc có nhiệm vụ nhận thứ mới thay đổi thủ cũ, công việc chỉ có thế thôi. Tất phải dùng thuốc để chữa khỏi bệnh, bình tĩnh thu nạp để đưa về nguồn, bởi vì sách cho là bệnh bởi tinh thân và tư lự cho nên phải bảo dương tinh thần, dẹp bớt tư lự thì tân dịch mới tự vẽ trong vy, ví như trởi sảng khí trong thì nước tự nhiên suôi dòng, không lo gì sóng gió nổi dậy. Xét người bị bệnh ế cách uống nước dễ chịu mà ăn thì khó vào là do khí âm tiêu mất phải câu đồng loại giúp đỡ.

Bệnh “ế” vốn do tinh huyết khô khan, lo nghĩ uất kết, huyết dịch không tưới nhuần xuống được mà thành nghẽn, cho nên hễ thấy ăn uống thì trong lòng đã thấy tắc nghẽn, đo là dấu hiệu báo trước cho biết chân khí vô hình vốn đã có bệnh, cho nên phép chữa phải bồi bổ chân khí làm chủ. Lại nói: vốn là thận hư, mạch nhâm sinh bệnh, khí yếu huyết khó, lo nghĩ làm việc nhọc một mà thành khỉ yếu thi vận hóa không cược, huyết khô thời đường lối bế tắc, Mạch nhâm đi lên trên làn theo cổ họng, từ Thượng, Trung, Hạ quản thẳng xuống, nếu thận hư thì mạch Nhâm không tưới nhuận được khí nguyên dương ở Đan điền, không có ấm nóng để nấu chín thủy cốc. Do đó, trung tiêu truyền hoa vân xuống không được mà thành bệnh ế cách. Cho nên phép chữa phải bổ âm làm chủ.

Phàm bệnh mới phát, nội thương thất tình, ngoại cảm lục dâm mà thành các chứng bĩ, mãn, ợ hơi, nuốt chua, xót ruột, nếu dùng thuốc cay thơm nóng ráo của cục phương cho uống, chi tạm bớt được một lúc, biết đâu căn bệnh đã sâu mới thể hiện chứng ấy. Bệnh ấy thuộc huyết hư, khí hư, có nhiệt hoặc có đờm, tùy tùng loại mà chữa. Song phải giúp đỡ hai tạng kim thủy, bổ tỳ dưỡng thận làm chủ, bệnh đến tình trạng khí huyết đều hư thì vỵ quản khô khan, phép chữa lại càng khó, nếu chữa nhiệt càng cần thiết phải gìn giữ điều dưỡng ở trong.

Vương Thái Bộc nói: Bệnh ế, sáp… phần nhiều thuộc nhiệt, bệnh phản vỵ phần nhiều thuộc hàn, ăn không vào được là cơ hỏa không có thủy, nên bổ thủy làm chủ. Ăn vào rồi lại ra là không có hỏa. Song chữa chứng này có hai mặt khó là vì muốn kiện tỳ chữa đờm thì sợ thuốc tác hại đến tốn dịch, muôn dưỡng huyết tàng tân dịch lại sợ thuốc nhuận làm ngại đến trung châu. Nếu câu nệ về pháp “thư uất thông cách” thì thuốc cay thơm lại giúp cho hỏa làm cho tinh trấp của vỵ chóng khô, không bao lâu sẽ chết. Phải xét kỹ về âm dương, hỏa vượng thì dưỡng huyết làm chủ, âm thịnh thì ôn bổ trước tiên. Họ Vương bảo: Người gầy lắm hỏa, huyết đã khô, cũng có người vì huyết mà sinh đờm; người béo nhiều thấp thì đờm dễ kết cũng có người do thấp mà huyết trệ; người nghèo khó hay lo buồn uất ức; người Bất đắc chí hay tức giận, người gặp tai biến hay kinh sợ; người ghiền rượu nhiều đờm hỏa, người ham ăn hay bí tích; người khí tán hay phiền não nổi giận… làm thầy phải xét kỹ mà chữa, lấy phép thuận khí, khai uất, tiêu ứ, điều huyết làm chủ.

Chứng phản vỵ uống đúng thuốc đã khỏi, tuy thèm ăn uống, cũng không được cho ăn cơm cháo, mỗi ngày chỉ lấy Nhân sâm 5 đồng cân, Trần bì 2 đồng cân, Gạo Trần mễ 1 lạng sắc cho uống mỗi khi một ít để giúp thêm vị khí, uống như thế thấy yên thì gia Nhân sâm dần dần, sau 1 tuần mới có thể ăn cháo được, nếu tỳ vị chưa mạnh mẽ vội cho ăn cháo gạo thì phần nhiều là không cứu được, người tuổi ngoài 60 tuổi là khó chữa.

Chứng này người ta hay chữa đờm hỏa, thực thế nhưng chứng hư lâu cũng thường có, nên dùng Bát vị hoàn tùy chứng mà gia Ngũ vị, Ngưu tất. Bệnh trên chữa dưới vì phải dùng đại tễ Bát vị sắc cho uống, uống nhiều có thể cứu vãn được vài mươi phần, còn phải chấm dứt sự tham muốn, xa lánh phòng dục, ăn uống đạm bạc thì mới được.

Bảo rằng ôn vỵ, vỵ vốn không hàn, bảo rằng bổ vỵ, vỵ vốn không hư, bảo rằng khai uất thì thuốc thơm ráo lại hay trợ hỏa, muốn dùng Đại thừa khí để hạ chỉ sợ vỵ thuốc mặn lạnh làm tổn vị khí, tân dịch càng kiệt, sao bằng bổ cho chân âm thì hỏa tự khắc tiêu diệt.

Xét nguồn gốc bệnh phản vỵ là do huyết dịch khô khan, cho nên không gì bằng dưỡng huyết, mà đường huyết thì không gì bằng bổ thủy, thủy vượng thì tân dịch tự khắc sinh ra, công việc truyền tống của trưởng vỵ sẽ thực hiện được tốt.

Lại nói rằng: “Nôn mửa là do vỵ quản hư hàn, cho nên dùng thuốc cay ấm là hơn, dùng thuốc cay ấm thì không bằng bổ hỏa, bổ hỏa thì khi mệnh môn ấm, thủy cốc ở vỵ được chín nhừ được. Cho nên dùng bài Lục vị, Bát vỵ thực là thuốc chủ yếu chữa bệnh phản vỵ”.

Vì hư mà vy quản khô, ăn nghẽn không xuống, ví như người nuốt chất gì khô át bị mắc lại cổ họng, khó xuống, uống nước trà cho nó thấm ướt mới xuống được, lẽ ấy dễ hiểu. Dùng nước gừng sống, mật ong, sữa bò, đều 5 lạng, bột Nhân sâm, Bách hợp, đều 2 lạng, nấu cách thủy thành cao, cứ thường uống nửa muỗng cho tân dịch thấm xuống thời tỳ vỵ mỏ dần, vả lại phải kiêng ăn đồ béo ngọt, dính nhởn, sợ làm tổn vị; hoặc dùng ít mật ong, cá khô, thịt bọ, thịt vịt nấu nhừ lấy nước cho uống để trợ giúp vy khỉ. Lại có khi do tích huyết bên trong mà gây ra phải tùy chứng mã trục đi, đại tiện táo bón khó đi thì khó chữa.

Phàm tắc nghẽn ở khoảng ngực, khiến cho các kinh không thông được, miệng há, mắt trợn, phiên muộn muốn ngất, trước hết lấy thuốc có vị cay ngọt, có tính thăng dương, dần mở vị khí để chữa gốc bệnh như ích trí, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Thăng ma, Sài hồ, Thảo khấu, lại dùng thuốc thông tác để chữa hiện tượng như Mộc hương, Thanh bì, bì, Mạch nha, Xuyên sơn giáp, Mùa lạnh gia Ngô thù đê tả âm hàn, mùa nắng gia Thanh trần bi, ích trí, Hoàng bá để trù âm hỏa, Chứng này phần nhiều do Dương tà ẩn phục ở trong mà sinh ra.

Phàm bệnh do thất tình làm tổn thương, phần nhiều dùng vị cay đắng dễ tiết thẳng ra như Mộc hương, Ô dược, Ích trí, Đậu khấu làm tá. Nhưng trong khí bị thương thì phải dùng thuốc điều dưỡng như Nhân sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật.

Trong họng có thức ăn mắc không xuống, người lo nghĩ uất ức hay co chứng này. Phép chửa dùng Nhị trần thang sắc xong hòa với bột Xuyên sơn giáp, Bối mẫu hoặc gia Côn bố, Kha tử. Nơi chẻn dùng đầu là có ứ huyết, nên dùng Quy vỹ, Đào nhân, nước hẹ, nước tiểu trẻ con, nặng thi gia Đại hoàng để thông lợi thì huyết tự khắc sạch.

Ế tắc (nghẽn) mà nói không ra tiếng dùng Trúc nhự, Ngũ vị, Sinh khương; ghé hàn mạch trầm trì dùng Nhục quế, Phụ tử; có ghé nhiệt, mạch hồng sác dùng Hoàng liên, Mộc thông.

Phàm ăn uống mới nuốt xuống bị đờm dãi làm tắc lại không vào được, hoặc vào được mà đờm dãi liền chảy ra. trước dùng Lai phục đơn để khống chế đờm, lại dừng Bán hạ, Khô phàn, Tạo giác thính (chút ít), Phục linh, Chỉ xác, Trúc lịch, Huyền minh phấn, tán nhỏ làm viên. Nếu đại tiện quá táo thì thêm cứt dê, sao khô tán nhỏ cho vào

Khai quan lơi cách hoàn

Đương quy, Chỉ xác, Mộc hương, Binh lang, Nhân sâm, Đại hoàng, tán nhỏ làm viên nước, uống với sữa bò, sữa dê, sữa người, nước quả Lê, hoặc dùng Hạnh nhân sắc lấy nước uống chung.

Bệnh phàn vy (ăn vào mửa ra ngay) dùng Kim hoa hoàn sắc uống mà chữa.

Bệnh phiên vy (ăn vào lần thứ hai thì mửa ra) đổi dùng bài Lảo tử trầm hoàn mà chữa.

Dụng dược

Tùy chứng chọn dùng các nhóm thuốc sau:

  • Thanh hóa tiêu đờm: Hoàng liên, Hoàng bá, Đồng tiện, Mẫu đơn, Đại hoàng, Trúc lịch, Bối mẫu, Qua lâu, Ngũ vị, Kha tử, Hạnh nhàn.
  • Ấm trung tiêu, giáng khí: Đinh hương, Quẻ tâm, Phụ tử, Gừng, Mộc hương, Trầm hương, Hoắc hương, Binh lang, Hậu phác, Chỉ thực, Lương khương, Trần bì, Thanh bì, Xuyên sơn giáp, Ô dược.
  • Bổ dạ dày, tiêu thức ăn: Nhân sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, Nhục khấu, Hồng khấu, Bạch khấu. Ích trí. Mạch nha, Thần khúc, Đại táo nhục, Cám đầu chày.
  • Bổ âm, nhuận táo: Thục địa, Sinh địa, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, sữa người, sữa bò, sữa dê, nước mía, Hồng hoa, đường phèn, mật ong, Đào nhân.

Bệnh về huyết

Xét nguyên nhân cơ chế bệnh

Nội kinh nói: Doanh là tinh ba của thủy cốc, dược điều hòa ở nam tạng, tưới kháp sáu phủ rồi mới vào mạch, sinh hóa ở tỳ, thống nhiếp ở tâm, tàng chứa ở can, phân bổ ra khắp ở phế, tiết ra ở thận. Nhu nhuận tuyên thông ra tai mắt, chân tay nhờ đó mà vận dụng. Ngày ngày ăn uống bồi dưỡng cho nên dương sinh âm đầy, biến hóa ra chất nước sắc đỏ mà thành máu huyết. Huyết thịnh thi hình mạnh, huyết suy thời hình yếu, huyết bại thì hình hoại, thần yên thì âm sinh, làm việc nhọc thời khí dương càng thịnh, trong người có chỗ nào thiếu kém thì sẽ bị hỏng. Bởi vậy, phần âm dễ bị suy tổn, khi bị ngoại cảm nếu chữa không đúng gây ra dương thịnh âm hư, sai kinh đi bậy, nhân có hỏa dẫn thi đi lên, kèm thấp thì đi xuống.

Phàm chứng Thổ huyết, Nục huyết.,. đều do hỏa từ dưới bốc lên, thử, nhiệt táo, hỏa vẫn hay làm ra như thế, nào có nguyên nhân vì phong hàn? Không biết rằng khí của lục dâm đều có thể làm hại người, khí thử, nhiệt chiếm từ 1 đến 2 phân mười khí hỏa táo chiếm một nửa, phong hàn một nửa, mà sau hỏa táo rồi lại trở về hư hàn.

Nội kinh nói: Năm nào hỏa vận thái quá, bệnh viêm thử tràn lan, phế kim bị hỏa đốt hại, nhân dân mắc bệnh “huyết dật”, “huyết tiết”, thế là hỏa khí hay làm cho người ta mất huyết.

Lại nói: Niên vận “Thái dương tư thiên” thì trong lục dâm hàn khí trội hơn cả, huyết biến bên trong, nhân dân mắc bệnh ấu huyết, huyết tiết, nục huyết do giận dữ. Đấy là hàn khí có thể làm cho người ta thất huyết. Niên vận “Thái âm tại tuyền” thì trong lục dâm thấp khí trội hơn, nhân dân hay mắc bệnh chảy máu, đấy là thấp khí hay làm cho người thất huyết. Niên vận “Thiếu âm tư thiên”, khí thủy hỏa hàn nhiệt giữ ở chỗ giao, bệnh nhiệt sinh ở trên, hàn sinh ở dưới, hàn nhiệt xâm phạm nhau ở khoảng giữa, nhân dân bị bệnh huyết dật, đấy là hàn nhiệt xâm lấn nhau có thể làm cho người thất huyết. Niên vận “Thái âm thiên tư”, khí đầu là phong thấp chạm nhau, nhân dân hay mắc bệnh huyết dật, thế là phong thấp chạm nhau hay làm cho người thất huyết. Năm “Kim vận thái qua”, táo khi lưu hành, nhân dân mắc bệnh bất thường ho xốc lên, nặng thời huyết tràn ra, thế là táo khí hay làm cho người thất huyết.

Sáu tà khí đều hay làm cho người ta tràn huyết ra, không phải chỉ riêng một mình hỏa đâu, phương chi trong hỏa có dương hỏa âm hỏa khác nhau, có hỏa mặt trởi, hỏa mặt trăng, hỏa đèn đuốc khác nhau, hỏa trong lò và hỏa long lôi khác nhau, lại có hỏa của năm thần chi thái quá, như sợ hoặc mừng làm động huyết là hỏa phát ra ở tâm; nổi giận động huyết là hỏa phát ra ở can; lo rầu động huyết là hòa phát ra ở phế; suy nghĩ làm động huyết là hỏa phát ra ở tỳ; lao lực thất chí làm động huyết là hòa phát ra ở thận. Thấy rõ được 1 chữ hỏa thì cái lẽ vì sao mà động huyết đã biết được quá nửa rồi.

Chứng Nục huyết, nếu dơ phong hàn, thử, thấp truyền vào kinh lạc làm sưa hở thanh đạo mà gây nên đều thuộc ngoại nhân; nếu do tổn thương đến tâm, can, tỳ, phế, thận, đều hay làm cho động huyết, nó theo khí tràn lên mà gây thành bệnh đều thuộc về nội nhãn, nếu vì say rượu, ăn đồ nóng và vấp ngã tổn thương mà gây ra đều thuốc bát nội ngoại nhân.

Phân biệt chứng trạng

Chứng thổ huyết (máu ra hàng châu, không có tiếng), chứng nôn ra huyết (máu ra hàng chén có tiếng) thuộc vỵ, từ hai bên sườn đi ngược lên mà mửa ra là thuộc can, đó là khí doanh vệ nghịch lên (doanh thời khí tràn vào trọc đạo, tụ lại ở chẻn dừng, đầy thì nôn mửa).

Tâm chủ huyết, phế chủ khí, khí để thở, huyết để thấm nhuần, nuôi khắp thân thể, tưới khắp gân mạch, doanh vệ giúp nhau lên xuống, trên dưới, tự nhiên thuận chiều, thích ứng không sai đường lối thường, nếu có chó thiên lệch thỉ sinh ra bệnh. Hoặc ngoại cảm lục dâm, nội thương thất tình thì khỉ ngừng lại không thông, huyết bị ngăn lại mà không thấm nhuần. Trong ngoài uất tức không chảy đi dược, cho nên nóng quá mà phun ra, lẽ nào huyết không động mà đi lung tung, uất đã lâu thế tất phải chạy tuột lên khó mà chế ngự được.Huyết cũng như nước, khơi ở phía đông thì chảy về đông khởi ở phía tây thì chảy về tây. Khí dẫn huyết đi cũng thế, cho nên khí đi nghịch lên thì huyết cũng đi nghịch. Vả lại khí thịnh quá thì sinh ra hỏa, hỏa bức bách huyết, huyết gặp nhiệt thì đi lung tung, chảy tràn không gì ngăn được, chạy lên làm thành chứng thổ huyết, nục huyết. Có khi vi nội thương, ngoại cảm và ăn uống sắc dục quá độ, năm tạng tổn thương, huyết tụ ở chẻn dừng theo vỵ quản đi ra thành chứng nôn mửa. Có khi vì ăn uống quá no, vỵ hàn không tiêu hóa được cho nên mửa ra thức ăn. Khí huyết xung đột nhau, nhân do mà tổn thương phế vỵ cũng khiến cho mửa ra máu. Sách nội kinh nói: “giận quá thì hình và khí tuyệt, mà huyết uất lên trên, thấy nôn mửa ra máu đặc sắc tía, không phải do hàn mà ngưng lại, mà là do nóng quá đốt hao mà thành chất đặc chất trọc, vì nóng quá mà nước chảy ra đó chê lại, cho nên có cả màu đen”.

Chứng nục huyết (Chảy máu mũi = đổ máu mũi).

Nội kinh nói: Đường lạc của kinh dương tổn thương thời huyết tràn ra ngoài thành thổ huyết, nục huyết. Phế khai khiếu ở mũi, thông lên não thì huyết cũng theo khí mà tràn lên não, lại đi theo đường thanh đạo, cho nên theo mũi mà chảy ra, kiêm cả phần dương có nhiệt uất xông lên thời miệng mùi đều ra huyết, phần dương thịnh thời mình nóng, khát nước. Nhưng huyết thuộc âm, mình mát, dễ khỏi bệnh, chứng ngoại cảm mà sốt không thành cơn, thời nhẹ, có cơn thời nặng. Nhưng chứng ứ huyết cũng hay có cơn sốt, ban ngày nhẹ, ban đêm nặng vì huyết thuộc phần âm. Đại khái huyết đi theo thanh đạo thì ra dàng mũi, theo trọc đạo thời ra đằng miệng. Đổ máu mũi là ở phế ra, nôn ra máu là ở vỵ ra, nôn ra máu từ hai bên sườn đi thẳng lên là thuộc can, đổ máu mũi là chứng dương nhiệt uất bức ở kinh dương minh (chứng huyết ở kính này cùng ra ở phế, phê nói ở đây lã nói theo khiếu của nó).

  • Chứng diện nục. Có bệnh khi rửa mặt thì đổ máu mũi, hằng ngày thường có, do phong chạy nước động, mặt nóng mà hỏa ở phần dương bốc lên, huyết cũng đi theo, gọi là “diện nục”.
  • Chứng não nục. Miệng mùi đều ra máu gọi là “não nục”.
  • Chứng xỉ nục. (chảy máu chân răng). Lại có bệnh chảy máu ra từ kẽ chân răng, hoặc tư nướu, gọi là “xỉ nục”, có trưởng hợp do vỵ nhiệt hoặc vị hư hàn mà răng chảy máu gọi là “ngân tuyên”.
  • Chứng cơ nục (chảy máu lỗ chân lông). Có bệnh máu ra từ trong lỗ chân lông gọi là “cơ nục”. Chứng này thuộc tâm thận, nhân vì dương khí uất động ở trong, không đi ra ngoài được, khí âm lấn lên choáng phần dương, lưu ở tấu lý, lâu ngày dương khí mở toang ra thời âm huyết không trở lại ve kinh dược, cho nên máu theo Lỗ chân lông mà chảy ra.
  • Chứng thiệt nục (chảy máu lưỡi). Có bệnh chảy máu ra trong lưỡi, gọi là “thiệt nục”, trong lưỡi đột nhiên ra máu mãi không ngớt như sợi dây, hoặc như lô kim, chứng này thuộc tâm can.
  • Chứng nhỉ nục (chảy máu lỗ tai). Có bệnh máu trong tai chảy ra gọi là “nhĩ nục”, bệnh này do hỏa động ở kinh thiếu âm.
  • Chứng tâm lậu. Có bệnh trước ngực có một mạch lươn máu và nước thường chảy ra gọi là “tâm lậu”.
  • Chứng huyết hãn. Có bệnh huyết ra ngoài da, gọi là “huyết hãn”, do mừng quá tổn tâm khí, khí tán ra, huyết đi theo khí mà đi ra.
  • Chứng kinh nục. Có bệnh vì sợ quá mà chảy máu, do tỳ đưa nhiệt sang can. Lại có chứng “mộc nục”, máu chảy ra như chứng đổ máu mũi, không theo ra đường mũi, đấy là gần ở khoảng tâm phế tàn dịch đì ra lại chảy về ngưng lại trong vỵ, hoặc như nước canh đậu, hoặc như máu đọng lại trong dạ dày, do dạ dày tức thổ ra huyết có khi ra máu ra hàng đầu là bệnh này, do nhọc mệt ăn uống không chừng mực mà mắc phải.
  • Chứng phê đản. Do uống rượu, nhiệt độc đầy tức thổ ra máu, có khi thổ trước rồi máu ra sau hoặc 1 cáp, nửa cáp, một cân, nửa cân.
  • Chứng thương vỵ. Vì sau khi ăn uống quá no, lạnh trong dạ dày không tiêu hóa được liền sinh ra phiền muộn, cưỡng cho nôn mửa ra, khiến chất ăn cùng với khí xông vượt lên, vì thế làm tổn thương và rách dạ dày, khiến thổ ra máu tươi bụng dưới đau thắt; nếu tự đổ mồ hôi, mạch khấn mà sắc thi kho chữa. Người xưa noi: Chứng thất huyết mình nong thời chết, lạnh thời sóng, cũng chỉ nói đại khái thế thôi, há không chứng minh nóng mà sống, lạnh mà chết ư? (nhất định phải xét cả mạch lần chứng mới quyết đoán được?)
  • Chứng huyết khát. Thổ huyết sinh ra khát nước gọi là huyết, khát. Có chứng khái huyết, thoát huyết, Lạc huyết do lưu trệ ở đường trọc đạo theo vỵ quản mà ra Khái huyết thuộc phế, họng thở có khiếu, không chịu vật gì lẫn vào trong ấy, hễ có mảy may gì tất phải ho, huyết dã thâm vào lại càng ho dữ. Sách nói: Chứng khái huyết hại người, khó chữa, bởi vì phế như cái dù che, là tạng khí rất trong trẻo, có hỏa thi ho Phế chủ khí, khí nghịch lên thi ho Thận chủ thủy, thủy tràn lên thì thành đờm. Mạch thận đi lên vào phô, quanh cổ họng, một chỉ khác từ phế liên lạc với tâm, rót vào phế, cho nên xảy ra có bệnh thì hai tạng ấy đều bị liên lụy cả. Chứng đờm nhổ ra có lần ít máu, do là huyết, do tưởng hỏa bốc lên. Nếu trong dòm ho ra máu như sợi dây đỏ, là huyết trong đường lạc của phế bị nhiệt làm tổn thương. Nếu ho ra máu trắng, sắc hồng như miếng thịt, giống như màu sắc của phổ thì nhất định chết

Chứng ho ra trong đờm có lẫn máu, có hai nguyên nhân: Chứng do nhiệt làm tác phô khí thì dễ chữa, chẳng qua uống thuốc mát là khỏi; chứng ho lâu tổn phế thì khó chữa, đó là đã thành bệnh lao. Trong đờm có vướng máu như sợi tơ là âm hư hỏa động, lao lực quá tổn thương phế tạng. Bởi vì huyết sinh ra ở tỳ, dồn về tâm, tàng chứa ở can, nhưng kỳ thực từ phê mà đưa khắp ra cà, hễ yên tĩnh thì quy về bản kinh, hễ nóng quá thì chạy lung tung, hỏa làm tổn thương đường lạc của phế, máu theo đó mà khạc ra hoặc dính lẫn trong đờm, là chứng khái huyết (ho ra máu).

Chứng lọc huyết, thỏa huyết. Nếu trong họng sản có cục máu tanh, khạc thì ra ngay, hoặc sắc tươi, hoặc tím, hoặc nhỏ vụn, gọi là chứng “lạc huyết” (khạc ra máu). Có khi máu ở trong họng khạc không ra, khạc mãi mới ra, đo là tinh huyết đã kiệt, nếu nhổ ra máu sắc hồng tươi gọi là “thỏa huyết” (nhổ ra máu).

Hai chứng kể trên đều sinh ra từ thận, cũng có thứ do máu ứ ở trong, phế khí bị cản ngăn không đưa xuống được. Lại có chúng trong miệng nhô ra toàn máu loang màu bầm đen như huyết heo, tối sẩm không tươi, người gầy mình nóng, đổ mồ hôi trộm là do có uất ức mà gây nên. Nhưng chứng thỏa huyết trách cứ ở hạ tiêu, do âm hỏa đốt bức gây ra. Thận chủ sự bài tiết, kinh Túc thiếu âm nhiều khí ít huyết, cho nên chứng ấy kho chữa.

Chứng lạc huyết cũng là bệnh rất nặng mà chữa lấy kinh Thủ thái âm nhiều khí ít huyết. Lại vì phế thuộc kim, là tạng đưa khí trong sạch xuống, kim bị hỏa chế, bức phải đi lên mà thành chứng khạc ra máu là trái nghịch hẳn.

Vậy, các chứng thổ huyết, hạ huyết, nục huyết, tuy ra huyết nhiều nhưng vì điểm xuất phát từ can, vỵ, đại trường là ba kinh mà khí huyết đều nhiều, cho nên mình mát, mạch vi, không có hại lắm; có các chứng thấu huyết, lạc huyết, thỏa huyết; phát từ tâm, phế, thận là ba kinh đều nhiều khí ít huyết; khí nhiều thì hỏa dễ lên, huyết ít thì hỏa dễ bốc, cho nên thấy mạch hồng sác, mình nóng, ho ra máu tuy ít mà phần nhiều là chữa không khỏi.

  • Chứng niệu huyết (đái ra máu). Có huyết thấm vào ruột đi xuống bộ hạ mà ra gọi là “niệu huyết” thuộc Tiểu trường, Bàng quang. Chứng này do dâm dục quá độ, âm hư hỏa động, huyết đi lung tung, sắc huyết mạch đen tối, mặt khô bệch, mạch xích trầm trì. Phàm hạ nguyên hư lạnh dương hư thì tất nhiên ám phải mất; tâm bào chưa nóng vào bàng quang làm cho bế lại mà đi đái ra máu.
  • Chứng tiện huyết (ỉa ra máu). Có chứng tiện huyết thuộc đại trường. Chất trong thuộc phần dinh hư có nhiệt; chất đục thuộc nhiệt và thấp, đi trở xuống thời đại tiện ra sắc hồng tươi là thuộc hỏa, đen là hỏa nóng dữ, hỏa với phân cùng tiết ra là thuộc tích, hoặc mạch lạc bị thương tổn.
  • Chứng trưởng phong. Trưởng vỵ vốn không có huyết, do khí hư yếu cho nên huyết thấm lọt xuống, thấm tới trưởng thời làm ra chứng trưởng phong (chi ra từ vỵ, đại trưởng), đó là do tà khí ở ngoài đi vào tức là phong tà ngoại cảm ở ngoài đi vào trưởng vỵ, cảm liền thấy sắc tươi mà huyết trong, phân nhiều đi ra trước phân, từ phần khí của đại trưởng mà đến (bởi vì khí của kinh dương minh không vượt lên được, hãm xuống ở đại trưởng, mạch của trưởng vỵ theo khí mà hư hãm, hãm lâu thời khí thấp nhiệt chứa độc theo khí hãm mà chạy ra trước, đó là “thấp độc hạ huyết”, còn tạng không đâu gọi là bệnh “hiệp hàn hạ huyết”. Người đời sau nhận thấy cổ phương hay dùng bài Kinh phòng để thăng tán mà cho là chứng phong, thực ra không phải là phong) có khí nóng nấu nung nát bấy thì thành chứng tạng huyết ấy là do nội thương mà mắc phải (thấp tà ỏ lại trưởng vỵ) lâu rồi mới phát ra bệnh (chứng trường phong đă lâu ngày thì khí huyết hãm xuống ngày càng nặng thì khí thấp nhiệt ở đại trưởng tích lại thành ra nơi hang ổ chứa huyết) huyết đục mà sắc tối phần nhiều ra sau phân là từ phần huyết của tiểu trưởng tới (chứng ỉa ra máu do nhiệt độc này thời bụng đau gọi là chủng “hiệp nhiệt hạ huyết”, tuy nói là độc nhưng thực ra không độc).

Lại có chứng huyết ra trước hoặc sau phân không nhất định, đó là khí huyết đều bệnh. Phàm bệnh hạ huyết thấy mình mát là không hề gì, nguyên nhân là do lục dâm thất tình, ăn uống không kiêng dè, làm việc nghỉ ngơi không có chừng mực, hoặc nằm ngồi chỗ ẩm thấp, hoặc ăn nhậu no say rồi nhập phòng, hoặc ăn uống đồ sống lạnh, hoặc uống rượu, ăn đồ xào nướng tích nhiệt lại, đường âm lạc bị thương, vinh huyết đi sai đường. Sách Nội kinh nói: Đường lạc âm bị thương thời huyết tràn bên trong mà đai tiểu tiện ra máu. Lại nói: “Nhất âm kết một thăng, nhị âm kết haị thăng, tam âm kết ba thăng”. Đó là nói âm khí kết ở trong, không đi ra ngoài được, thấm vào trong ruột, hàn thấp sinh ra tai hại mà âm tà tăng lên mãi. Bởi vì phong, hàn, thử thấp, nhiệt phạm vào năm tạng thời mạch lạc tam âm không điều hòa mã két tụ lại; nhân vì thế mà huyết ngưng lại, tràn mà thấm vào đại trưởng, chữ âm nơi ở đấy không phải là khí âm hãn.

  • Chứng huyết hà. Nếu huyết kết ở trường vy thời thành tích mã làm chứng huyết hà.
  • Chứng huyết, lỵ. Nếu huyết thấm vào trưởng, dồn xuống hạ bộ mà ra gọi là huyết lỵ.
  • Chửng huyết tiên. Do cảm phong pham đến vỵ, ỉa sống phân, lâu thời thấp độc tích lại, rót vào đại trường, truyên vao kinh thiếu âm, gọi là chưng “trưởng phong tích”, là “huyết tiển” (vì đại tiện có huyết đi vọt ra mạnh như tên bắn).
  • Chứng nhuân huyết. Lại có chứng huyết phung ra tung tóe bốn phía như rây thành giọt có khi ra từ huyệt ủy trung (ở trong khoeo chân) gọi là nhuân huyết, thuần huyết (chữ nhuân nghĩa là mắt máy động), thuộc thận, bàng quang.
  • Chứng cổ trĩ. Bên hậu môn sinh ra một lỗ nhỏ, huyết bắn ra như sợi dây gọi là chứng “cổ trĩ” – (Chứng trường phong, tạng độc huyết từ đường ruột, từ nội tạng mà đến, huyết của 5 chứng trĩ từ lỗ trùng ăn ở hậu môn, khi hậu môn đã lòi ra, thịt thối thấm lan hoa ra cổ trùng ăn thủng miệng đại trường, máu ra dầm dề).

Xét hư thực

Người vốn bạc nhược, hình vóc gầy, mạch hư, nhiều bệnh, bệnh lâu ngày, do nhọc mệt mà mắc bệnh, hoặc tuy có dấu hiệu rõ rệt nội nhân nhưng vón đã thuộc hư thì chứng cũng ắt. hư, phải chữa theo chứng hư. Còn như hình thực, mạch thực, giận dữ, khí uất, da nóng,uống lạnh là chứng thực.

Tiên lượng

Các chứng thất huyết đều thấy mạch Khâu, tùy theo bộ vị mạch ứng trên dưới để biết, huyết, từ đâu ra. Đại khái bệnh ra huyết thấy mạch trầm tế thì tốt, mà lại thấy mạch phù đại là sau ảt khó chữa. Các chứng bệnh huyết thấy mình mát, mạch tế là dễ chữa vì chính khí hồi phục; mình nong, mạch đại là khó chữa vỉ tà khí tháng; bụng trướng, đại tiện ra máu, mạch đại, lịm đi từng lục là chứng nghịch, bệnh đến thế thì trước sau một giờ đã chết.

Trừ bệnh thương hàn nục huyết ra, còn tạp bệnh thấy có huyết phần nhiều trách cứ tại nhiệt huyết đi lên là chủng nghịch, khó chữa, đi xuống là thuận, dễ chữa. Cho nên huyết đi lên hoặc nôn, hoặc nhổ bỗng nhiên biến thành chứng ác lỵ đi xuống, là dấu hiệu tốt.

Bệnh chín khiếu đều ra huyết, mình nóng, không nằm được là chết, có cơn nóng, mạch đại là chết. Nếu sau khi đẻ rồi trong miệng mũi thấy mùi thối khác thường và đổ máu mũi là vỵ tuyệt, như máu mũi không ra dứt mã đầu ra mồ hôi là chết.

Phàm chứng hạ huyết, mình mát huyết lạnh là sống, mình nóng huyết ấm thì chết.

Phép chữa

Bệnh huyết, trước phải phân loại âm chứng, dương chứng, dương hư thì bổ dương, âm hư phải bổ âm. Lại có chân âm chân dương, dương bắt gốc ở âm, âm bắt gốc ở dương, chứng dương hư thì chữa âm mà dản dương, chứng âm hư thì chữa dương mà dẫn âm. Lại có chứng giả âm giả dương, bệnh về huyết lại cần phải biết rõ. Lại phải phân ba nguyên nhân: phong, hàn, thử, thấp, táo hỏa là bệnh thuộc ngoại nhân, quá ăn đồ sống lạnh, ham ăn đồ xào nướng no say không chừng mực là bệnh từ ngoài vào trong; do mừng, giận, lo nghĩ, sợ hãi, lao tổn, sắc dục là bệnh nội nhãn, vấp ngã, quầng mắt, bị loài vật làm tổn thương nặng là bệnh thuộc bất nội ngoại nhãn. Lại lấy âm dương trong người làm chủ, co khi âm hư mà ghé có bệnh nội ngoại nhãn, có khi dương hư mà ghé có bệnh nội ngoại nhãn. Ảm dương hư là chính khí trong người hư; bệnh thuộc tam nhân là do tà khí bên ngoài có thùa. Sách Nội kinh nói: “Ngoại tà sở dĩ xâm nhập được là do chính khí vốn đả hư, không chữa cái hư ẩy mà bán gì đến chứng khác”. Chứng âm chứng dương, đại để bên trên nóng bên dưới lạnh là nhiều. Mới đầu cho uống thuốc hàn lương ở thượng tiêu át thấy dễ chịu, thời gian lâu thời ăn uống kém, lại cho là chứng thực trệ không tiêu hóa, gia Thần khúc, Sơn tra vào, lâu nữa thì nóng càng bốc lên, ho đờm càng nhiều, buồn phiền vật vã cành dữ, lại nghĩ rằng dược lực chưa tới, cho uống thêm thuốc hàn lương gấp bội mà thành ra các chứng khát nước, đi tá, trướng bụng, rồi lại dùng thuốc khoan khoái trung khí như Chi xác, Phúc bỉ…thỉ không chết sao được. Cho nên bệnh ho ra máu chưa chắc đã thành ho lao, uống bài Tứ vật Tri bá mãi thì thành ho Ngực đầy phình trướng chưa chắc đã thành cổ trướng, uống Sơn tra, Thần khúc mãi thì thành cổ trướng vậy. Mặt. phù chân thủng chưa chắc đã thành thủy thũng, uống thuốc thấm lợi mãi thời thành thủy thũng vậy. Khí trệ cách tắc chưa chắc thành bệnh ế tắc, uống thuốc khan trung mãi rồi cũng thành bệnh ế tắc vậy. Phải hết sức cẩn thận.

Trong bệnh thương hàn Trọng Cảnh có nói: Bệnh thiếu âm phát hãn nhầm làm động đến huyết của kinh ấy thành chứng bên dưới thì kiệt, bên trên thì quyết lạnh là khó chữa. Nói dưới kiệt là âm huyết ở dưới đã kiệt, trên huyết lạnh là âm khí nghịch lên trên. Khí và huyết hai bên nương tựa lẫn nhau, khí không có huyết thời tan hết mà không nhóm được, huyết không có khí thơi huyết ngưng mà không chảy được. Cho nên âm hỏa động thời âm khí không thể không chạy lên, âm khí chạy lên thời âm huyết không thể không theo mà tràn lên, thời khí theo huyết tan ra ở ngực không trở về được chỗ cũ thời thành chứng quyết lạnh ở trôn. m khí nghịch lên chẳng qua đến cổ mà thôi, không thể vượt lên cao chót là vị trí của khí thanh dương cho nên trong họng tắc nghẽn, tâm xung lên, tai ù, ngực tức không thư thái được. Nhung không những chỉ tắc nghèn không thư thái mà thôi đâu. m khí ở mãi phần trên, thế tất Long lôi hỏa sẽ hiện ra ở dưới/làm cho huyết phải đốn khô kiệt mới thôi, vì thế Trọng Cảnh cho là khó chữa. Song chữa ngoài mà muốn tìm phép chữa cho thật đúng thời làm cho khí dương trong tỳ mạnh lên là hay hơn cả Bởi vì Long lôi hỏa phát ra thỉ mây lạnh tỏa ra bốn phía rồi sau mới thành cái thế mạnh vọt lên được. Nếu trời trong sáng thời hỏa ấn phục mà không khuấy động. Thầy thuốc dùng thuốc mát để thanh hỏa đều là phép chữa thông thường, lấy thủy chế hỏa, nhưng dùng vào chứng âm hòa thì bao giờ cũng gây thêm tai hại. Còn như phép làm mạnh khí dương của tỳ là một việc mà có ba điều hay, một là khí dương trong tỳ vượng như cảnh trời trong sáng thì hỏa Long lôi ẩn nấp, hai lỗ khí dương trong tỳ vượng thi âm khí tắc nghẹt ở trong ngực quang đãng như giữa vừng thái dương thông suốt, không còn mảy may bị che khuất? Ba là khí dương trong tỳ vượng thì ăn uống tiêu hóa tốt, chất tinh vi lại sinh dược huyết đã bị kiệt ở dưới. Phương chi địa khí nung nấu trong thổ thành khí thấp rồi mới bốc lên thành mây, nếu thổ không nung nẫu, không có khí thấp thì địa khí trong đó cách hàn mà thiên khí thường trong lặng. Vả lại vạn vật lấy thổ làm gốc, nguyên khí lấy thổ làm nhà, lẽ nào không chú trọng sao? Trọng Cảnh nói: “Dương vượng thời sinh âm huyết” là nói chân dương trong người thịnh vượng thì tự khắc hóa sinh ra âm huyết được. Người ta không hiểu thấu lẽ ấy, hễ thấy âm huyết kém là dùng Sâm Kỳ đê bổ, lúc đầu mới uống một vài thang, hòa khí được ôn bổ, hơi thấy kiến hiệu, cho là trúng bệnh. Cứ uống mãi phương ấy, nhất định sẽ làm cho hỏa tà càng thêm mạnh, ho xốc lên, da thịt teo róc, thương thay! Những trường hợp huyết vốn không bệnh, vì khí hư mà huyết không dựa vào đâu nên huyết cũng tiêu mất, chỉ cần bổ khí, tự nhiên huyết sẽ phục hồi, đó là cái lẽ hễ dương vượng thì sinh âm huyết.

Chữa bệnh về huyết phải dựa vào huyết dược như bài Tứ vật, nhưng đó chỉ bàn về cách chữa huyết bệnh thì phải cần đến huyết dược mà thôi. Nếu bệnh khí hư lại phải chữa theo bệnh huyết hư, dùng vị Nhân sâm mà bổ, khiến cho dương vượng thời sinh âm huyết, như bài Tứ vật là để chữa một mình phần huyết bị thương mà phần khí không hư, còn dùng vị ta cho bổ thl như huyết trệ phải dùng những vị Đào nhân, Hồng hoa, Tô mộc, Huyết kiệt, Đơn bì. Huyết bâng nên dùng những vị Bồ hoàng, A giao, Địa du, Bách thảo sương, Tông lư khôi; chữa huyết thống nên dùng Nhũ hương, Một dược, Ngũ linh chi, Lăng tiêu hoa, huyết táo nên dùng những vật có chất sữa, có huyết dịch, huyết hàn nên dùng những vị Can khương, Nhục quế, huyết nhiệt nên dùng Sinh địa, Khổ sâm, phải theo từng loại bệnh mà dùng thuốc.

Huyết theo khí mà đi, khí đi thì huyết cũng đi, khí ngừng thì huyết cũng ngừng, khí ấm thời huyết trơn chảy, khí hàn thời huyết ngưng trệ, cho nên muốn làm mát huyết thời trước phải thanh khí, thấy huyết ra thuộc kinh nào thì dùng thuốc thanh khí của kinh ấy; khỉ mát thời huyết tức khắc chạy về kính. Nếu có huyết ứ ngưng trệ lại phải trừ ứ trước, sau mới điều khí, thì huyết tự khắc cầm ngay, có khi nguyên khí vốn hư, lại nhân vì ăn uống đồ sống lạnh, làm việc khó nhọc tổn thương đến vỵ mà mất huyết, thì phải ôn bổ để thu liễm lại mà giáng xuống, tối kỵ thuốc thanh lương càng làm cho huyết ngừng ưa lại ở vùng ngực.

Bệnh huyết thường dùng thuốc chữa vỵ mà thành công, vì vy khí hồi phục thì huyết tự nhiên cầm lại. Còn như sau khí nôn mửa mà phát sốt, bệnh thương hàn sau khi đã phát hãn, cho hạ mà phát sốt, chỉ dùng phép điều hòa vỵ khí thì tức khắc hết sốt, mới thấy tỳ vy có khả năng chưởng quản cả khí huyết.

Khí có thừa thời biến thành hỏa, huyết theo khí lên, bổ huyết thỉ khí tự khác xuống, khí đã thuận thì huyết không đi lên nữa.

Phàm có chứng thực nhiệt thì rêu lưỡi nhất định khô táo, dộp, nặng thì đen, mạch án chí cốt có lực. Nhưng cũng có chứng vì dưới nồi không có lửa, tân dịch không đi thì khô khan táo sáp mà dộp đen là thủy hỏa không thăng bằng điều hòa. Chứng giả nhiệt, lưỡi tuy có rêu trắng nhưng trơn, miệng tuy khát mà không uống được nước, có uống cũng không muốn nuốt, mặt tuy đỏ mà sắc hồng lợt, mình mẩy khô ráo, thích ngồi nằm trong bụng nước, mạch ấn nặng xuống (án chí cốt) thì trống không, lấy đó mà phân biệt.

Chữa chứng huyết nục:

  • Chữa bệnh huyết phải biết huyết ra từ kinh nào, không nên nói đại khái rằng chứng thổ huyết, nục huyết phần nhiều là huyết đi lên, sai kinh bừa bãi mà vượt ra khiếu trên mà quá dùng thuốc hàn lương. Hỏa là khí vô hình, không thể ví như thủy, làm gì mà ngưng tụ được, bởi vì huyết theo khí đi lên, khí hòa thời huyết đi theo đường kinh, khi nghịch thời huyết loạn, khí có thừa tức là hỏa, thực là do khí nghịch mà huyết đi bừa bãi và hóa theo hỏa, vì thế mà thành bệnh nặng. Nội kinh nói: giận thì khí nghịch lên, qua lắm thời thể hiện các chủng bôn mửa từ trong đưa nghịch lên, can phế chống nhau, huyết tràn ra mũi miệng là thế. Lý Đông Viên nói: “huyết đi bừa ra lên đàng miệng mũi đều do khí nghịch”. Phương chi, huyết gặp lạnh thời ngừng lại, gặp nóng thời đi, gặp màu đen thời dừng lại. Xem thế thì chữa huyết nếu không kiêm cả điều hòa khí mà chi đơn thuần lấy thuốc hàn lương để chữa thời huyết không trở về kinh mà còn bị lạnh làm ngưng trệ, tuy tạm ngừng rồi sẽ trở lại. Huống chi, tỳ thống quản huyết, thuốc hàn lương làm tổn tỳ khí tỳ khí kém lại càng không thâu giữ lại được cạc huyết, thì biến chứng không kể xiết. Song điều hòa khí không bằng đưa hỏa về, hỏa về thì khí tự khắc thuận.
  • Các bậc tiền triết đều cho chứng thổ huyết là thuộc nhiệt, theo lẽ thì cũng có chủng thuộc hàn, sao vậy? Bởi vì hàn tà thuộc âm, vinh vệ cũng thuốc âm, phong tà làm tổn phần vệ, hàn tà làm tổn phần vinh, loại nào theo loại nấy. Người ta cảm phải hàn tà, ăn phải vật lạnh, tà vào phần huyết uất lại thành sức nóng ở trong không có lối thoát, cho nên huyết trào vọt lên, theo đường trên mà ra ở đàng miệng, theo đường dưới thì ra với đại tiện. Sắc huyết đen cùng với chứng thổ huyết nhân vì nhiệt cực mà hoa thủy giống nhau. Như vậy nên xét tim cả mạch lẫn chứng. Mạch vị trì, mình thường mát là thuộc hàn, mạch hồng sác mà mình phiên nóng là thuộc nhiệt. Thuộc hàn thì gây ấm, thuộc nhiệt phải làm cho mát.
  • Huyết ra tuy do hỏa làm bức, nhưng hỏa ấy nên đưa về nguồn thời huyết cũng về kinh, nhất thiết kiêng thuốc mát, vì nó lại làm cho phù hỏa cứ đi nghịch lên, vả lại vỵ khí tổn thương thì tỳ càng không thống quản được huyết, lại càng phải điều dưỡng can khí, can khí bình yên thì huyết trở về chỗ được; nhất thiết kiêng phạt can, vì Nội kinh có nói: “Năm tạng là chứa tinh khí mà không tả ra, can có chức năng tướng quân, chủ việc tàng chứa huyết chứng thổ huyết là do can làm không hết chức năng, nếu lại phạt nó thì nó sẽ không còn sức mà tàng chứa thi huyết càng ra không dứt, cần nên thông huyết không nên chi huyết, vì thổ huyết là đó khí nghịch nên làm nghẹt mà huyết không vê kinh lạc được, thông huyết thì huyết cứ theo kinh, không chỉ huyết mà huyết tự chi. Nếu cưỡng chi huyết thời huyết sẽ ngưng ứ lại, ngực sườn đầy trướng, phát sốt, không ham ăn, lại thành ra cố tật. Phương chi huyết sinh hóa ra ở tỳ mà tỳ có chức năng thống huyết, nếu không lấy việc điều hòa tỳ vỵ làm chủ, mà cứ đại khái dùng bài Tứ vật thuần âm làm tổn thương vỵ khí, chi làm bệnh nặng thêm. Cho nên sách Y quán nói: “Uống thuốc hàn lương trăm bệnh không sống được một, uống nước tiểu trăm bệnh không chết bệnh nào, nhưng uống lâu thời có tổn thương vỵ khí, đó là nói dứt khoát không thể dùng thuốc hàn lương”.

Chữa chứng thổ huyết:

Vương Hải Tàng nói: Lửa tàn nhóm lại trong ngực, kinh thái âm tích lâu trong bụng, trên dưới cách hẳn nhau, mạch lạc, bộ vị, âm dương không thông, dùng thuốc bổ nhiệt để yên bên trong, thuốc tấu nhiệt để đạt ra ngoài, lấy vị cam ôn đưa lên, vị tân nhuận đưa xuống, làm cho khí sát phạt, khắc nghiệt trở thành khí xuân hòa, ấm áp, đổi khí dữ tợn ra khí trung hòa, cho mồ hôi ra mà bệnh khỏi, song còn có dư độc sót lại, khắp mình chưa thật có khí dương hòa, trong ngực hơi ráo mà thích uống nước mát là do đồ ăn lạnh, uống thuốc mát lại làm tiêu hao khí dương, khí âm còn sót lại gây ra bệnh, mạch sụt xuống mà thấy tiêu (nhỏ), huyên tế mà trì, có thể khích động mà gây thành thổ huyết, nục huyết, đó là tâm phế bị tà, vy can bị tà, tam tiêu ra sắc trắng sắc tía không tươi là do hàn thấp nặng nề, hóa thành độc, ngưng lạnh ở đường thủy cốc, dầm ngấm mà thành. Nếu không xét rõ gốc ngọn, hễ thấy chứng huyết là dùng thuốc mát để chữa thì sính tai biến ngay.

Phế chẳng những có chứng nục huyết, cũng hay có chứng thỏa huyết, khái huyết. Không chỉ vỵ mới có nôn ra huyết mà can cũng có nôn ra huyết. Bởi vì phế chủ khí, can chủ huyết, khi huyết ở can không tàng chứa được thì can khí đưa nghịch lên làm cho nôn ra huyết. Nhưng tóm lại, đo là huyết do thận thủy theo tướng hòa bốc lên mà ra. Vì thận chủ thủy, thủy hoa làm chất dịch, làm đờm, làm nước bọt, lảm huyết. Mạch của thận đi lên, vào phế, theo cổ họng đến cuống lưỡi, một chi khác từ phế liên lạc với tâm, rót vào trong ngực, cho nên thận bị bệnh thì phê và tâm đều mắc bệnh cả. Nhưng chứng nục huyết là ra từ đường kinh, đi theo đường thanh đạo; chứng thổ huyết là ra tì vỵ, đi theo đường trọc đạo. Họng thồ và họng ăn là hai ống riêng biệt nhau. Nói đường kinh là huyết theo đường kinh chạy đi mà không giữ lại, theo khí mà ra, khí hỏa cấp bức cho nên theo khí vào một mình đường thanh đạo. lên não rồi ra đằng mũi thành chứng nục huyết. Không ra đằng mũi thời thành chứng ho tức là theo đường khiếu của phế mà ra ở họng. Vỵ là giữ huyết ò phần doanh mà không chạy đi giữ lại trong vỵ. Nếu vỵ khí hư không thâu giữ được huyết hoặc vì hòa mà bức sinh nôn mửa thời huyết theo họng ăn mà ra đằng miệng. Chứng thổ huyết có nhiệt ở đường lạc, nục huyết có nhiệt ỏ đường kinh, các tập chứng nục huyết là lý nhiệt, thương hàn nục huyết là biểu nhiệt.

Người đời nay hễ thấy thổ huyết thỉ lấy Tê giác, Địa hoàng làm thuốc tất yếu phải dùng cho con tê là loài thú ở nước, có thể vận dụng về thủy đê thông lên. Máu mũi đổ ra đi từ mạch Nhâm, Đốc, mà lên đến đỉnh chóp, vào trong mũi. Như thế Tê giác có công năng đi vào thận thủy, dẫn chất tư âm của Địa hoàng theo kinh mạch thận đỉ lên, cho nên chữa được đúng chứng. Phàm các chứng do âm hư hỏa động mà thổ huyết và ho khạc ra máu có thể dùng nó để chữa khỏi. Nếu là dương hư lao lực và tỳ vỵ hư yếu đều không nên dùng.

Một bài thuốc chữa trường hợp do uống thuốc mà huyết không cầm được là do trên phè có lỗ.

Dùng Bạch cập tán nhỏ, mua phổi heo luộc chín thái nhỏ chấm với bột Bạch cập mà ăn ba bốn lần, lỗ trong phổi ấy sẽ nhờ Bạch cập vít lại thì huyết sẽ cầm được hột.

Muốn biết huyết của tạng nào thì dùng một chén nước cho huyết vào trong ấy, nổi là huyết ở phế, chim là huyết ở can, nửa nổi nửa chìm lưng chừng là huyết ở tâm. Xem biết huyết ở tạng nào thì dùng phổi, gan hoặc tim của dê luộc chín thái nhỏ chấm vái bột Bạch cập mà ãn, song cần phải tĩnh dưỡng và tuyệt dục thì mới chữa khỏi được.

Khái huyết, lạc huyết, đều là chứng rất ác hiểm, mới phát còn nhẹ, dần dần đến nỗi không chữa được, vì bệnh này từ tâm phế sinh ra.

Trong ruột có lỗ, đại tiện ra huyết làm chết người, nhưng còn có thể chữa được vì bệnh tuy thuộc âm mà vẫn ra có khí dương hòa. Nước tiểu tính ấm không lạnh, uống vào vỵ theo khí của tỳ mà đi lên phế, thông xuống thủy đạo, vào bàng quang là đường cũ của no, cho nên dẫn hỏa đi xuống mà chưa được bệnh phế. VỊ nó mặn làm thông huyết, cho nên chưa được bệnh huyết. Song nên uống khi mới đái ra còn ấm thì chân khí hãy còn mã đi mau; nếu để lạnh mới uống thì chỉ còn tính mận lạnh mà thôi. Nếu luyện thành thu thạch thì chân nguyên đã mất, kém đồng tiện xa lắm.

Xử phương

Phàm bệnh nội thương thổ huyết ra dữ dội không dứt hoặc do nhọc mất quá độ, huyết đi bừa bãi, miệng, mũi đều ra máu tuôn ra như nước suối, trong phút chốc có thể không cứu được, rất nguy hiểm, kíp dùng Nhân sâm 1 lạng hoặc 3 lạng, tán rất nhò trộn lẫn với bột mỹ 1 đồng cân và nược mới gánh về cho uống bất cứ lúc nào. Hoặc dùng Độc sâm thang cũng tốt, cổ phương chỉ thuần dùng thuốc bổ khí không lẫn huyết dược vào là vì sao? vì lẽ dương thống quản cả âm, huyết đi theo khí, huyết là vật hữu hình không thể làm cho sinh ngay ra được, khí vô hình còn lại mảy may phải kíp giữ chặt lại, khiến cho khí vô hình sinh ra huyết hữu hình. Nêu chân âm không giữ được, hư dương bốc lên, nung nấu làm cho thổ huyết thì nên uống Bát vị hoàn để giữ chân âm, đưa hỏa vê nguyên chỗ, lẽ ra thì không nên dùng Nhân sâm mà đã dẫn hỏa về rồi không thể không phản biệt rõ mà chia trước sau cho đúng, sự cao kiến là ở tùng người. Phương chi Nhân sâm tuy nói là bổ dương mà là thuốc âm trong dương, nếu dùng với Hoàng kỳ thì bổ mạnh khí nguyên dương của hậu thiên; dùng với Phụ tử, Lộc nhung thì bổ mạnh phàn dương của nguyên khí tiên thiên; với Đương quy, Thục địa thì bổ phần âm trong dương dẫn đầu các vị âm dược để đưa đến phần âm trong dương, tuy dùng tá dược khác nhau thì công dụng khác nhau ngay, thổ huyết thì nên sắc Can khương, cam thảo làm thang tống, hoặc dùng Tứ vật, Lý trung thang cũng được, dùng như thế thời bao giờ cũng kết quả, nếu uống Sinh địa, Trúc như, nước cuống lá sen thì khó mà sống được. Nhân Trai nói: Huyết gặp nóng thời chạy khắp, cho nên chỉ huyết thường hay dùng thuốc mát, nhưng có chứng khí hư ghé hàn, âm dương không giữ được nhau, dinh vệ hư tán, huyết cũng đi càn, đó là dương hư thì âm cũng tan mất, bên ngoài có triệu chứng hư hàn, phép chữa phải gây ấm trung tiêu, trung tiêu ấm được thỉ huyết tự khắc về kinh. Có thể dùng Lý trung thang gia Nam mộc hương, hoặc Can khương cam thảo thang hiệu quả rất tốt. Lại có chứng do ăn uống tổn vỵ khí, hoặc do vỵ hư không truyền hoa được, thời khí đi nghịch lên cũng gây thổ huyết, dùng Mộc hương lý trung thang, Cam thảo can khương thang rất thích hợp. Các chứng ra huyết thường dùng thuốc chữa tỳ vỵ mà khỏi, rất không nên dùng thuốc khổ hàn, cho nên nói ràng: bệnh huyết có thực hỏa, trước phải làm cho thuận khí, khí mệnh thì huyết tự khác thu về được. Hoàng ba, Tri mẫu đã làm thuốc cấm dùng thì chữa như thế nào?

Theo lý luận trên thì ngoài phép ôn trung không còn phép nào khác, hà tất phải phân ra chân âm chân dương làm gì? Nào có biết cho, ôn trung là phép chữa ở trung tiêu, chứ không phải hạ tiêu, đtí là chân khí tiên thiên giữa hai quả thận so với vật thể hữu hình hậu thiên của tâm, phế, tỳ, vỵ thì hai chỗ đó không có liên quan gì với nhau cả. Vả lại, các vị Cam thảo, Can khương, đều vào tỳ vỵ cả, không đi đến thận, chỉ có bài Bát vị thận khí hoàn của Trọng Cảnh mới là đúng bệnh, trong thận có 1 thận thủy, 1 thận hỏa, trong bài, vị Thục địa làm mạnh thận thủy. Quế phụ bổ thận hỏa, đó là lẽ thủy hỏa giúp nhau (thủy hỏa ký tế). Bởi chứng âm hư hỏa động là trong thận đã lạnh lẽo, long lôi hỏa không có chó ở yên, bất đắc dĩ phải vượt lên trên, cho nên huyết theo hỏa mà đi bừa bãi. Nay dùng hai vị Quế Phụ thuần dương hỏa, cho vào trong bài Lục vị thuần âm thủy, khiến cho trong quả thận được ấm áp, như đang mùa đông có một khí dương trở lại trong đất nước, thỉ long lôi hỏa tự khắc về nguyên chỗ, không dùng thuốc hàn lương mà hỏa tự giáng, không cần chỉ huyết tự yên, nếu là chứng khô trong phần âm thủy mà hỏa bốc lên thời bỏ Quế Phụ mà chỉ dùng Lục vị đơn thuyền để bổ phối với hỏa thì huyết cũng tự yên, cũng không cần phải trù hỏa. Tóm lại bảo toàn lấy hỏa là chủ yếu. Chỉ có chứng thương thử mà thổ huyết, nục huyết thời có thể dùng phép của Lưu Hà Gian tạm ức chế khí dương quang bốc lên. Rút cuộc thử khí hay làm tổn tâm khí, tâm khí đã hư thời thử khí thừa hư mà xâm vào, tâm chủ huyết cho nên thổ huyết, nục huyết, Tâm đã hư không sinh được huyết, không nên quá dùng thuốc hàn lương để tả tâm, nên dùng Thanh thử ít khí thang, gia Sinh địa, Đơn bì. Người bệnh kiêm chứng thử làm tổn thương khí, không có khí để vận động, nên dùng Sâm Mạch để giúp thêm khí khiến cho khí thu nhiếp lại, thế mới không có hại.

Người có chứng thổ huyết đã lâu, nhằm gặp sự mệt nhọc mà phát bệnh. Do là vì nhọc mệt tổn thương phế khí, làm cho huyết tán đi nên dùng Bổ trung ích khí thang gia Mạch đông, Ngũ vị, Sơn dược, Sinh địa, Phục thần, Viễn chí thỉ thổ huyết khỏi hẳn. Bởi lẽ tỳ thống quản huyết, phế chủ khí, vì nhọc mệt tổn thương tỳ phế cho nên đi bừa bãi, vậy phải dùng bài ấy để giữ vững và làm mạnh tỳ vị lên để điều huyết trở về nguyên chỗ.

Uống rượu quá nhiều mà thổ (mửa), thổ rồi thì huyết ra, dùng cát hoa giải Tình thang, gia Đơn bì, bội Hoàng liên làm tá, làm cho trên dưới thông tiêu, riêng biệt ra thời bệnh rượu khỏi ra huyết cũng khỏi.

Quá ăn đồ chiên xào cay nóng, thượng tiêu bị nhiệt làm ủng tác, ngực bụng đầy đau, huyết ra bầm đen, có cục, nên dùng Đào nhân thừa khí thang cho nó theo đại tiện mà ra, đó là cách “bớt củi dưới nồi”. Bệnh này đều thuộc nội ngoại nhân, không phải bị bệnh từ chỗ bản nguyên, cho nên có thể dùng thuốc hàn lương để tiêu trừ đi, đúng với lẽ “đáng phạm cứ cho phạm”. Lại nói: Huyết ra đằng dưới là thuận, ra đằng trên là nghịch”. Thích ứng với các chứng huyết đi bừa bãi như huyết dật (tràn), huyết tiết, huyết súc, nếu không phải có chứng tỳ hư tiết tả, gầy ốm không cầm giữ được thì nên dùng loại thuốc như Đại hoàng (chế dấm) hòa lân với nước Sinh địa, Dào nhân, Đơn bì, A giao, Hác kinh giới, Huyền hồ phần, Xích thược, Đương quy, đẩy mũi tên về hướng đại tiện, khiến cho huyết đi xuống, chuyển nghịch làm thuận, rồi sau mối phân biệt mà xử phương. Hoặc có người hỏi: đã thất huyết còn làm cho hư ở dưới làm sao mà đương nổi? Nào có biết rằng, huyết đi càn, sai lạc mất đường lối, không trừ tích thông ứ, chuyển nghịch, làm thuận, coi thường sự đi càn thì rồi lấy gì ngự trị? Xét như việc sinh huyết của đàn bà thì biết, kinh huyết đầy đủ mà đến khi có thai, thì cái chứa cứ chứa, cái sinh cứ sinh, đến khi đã con mà có máu hôi thì cái ra cứ ra, cái sinh cứ sinh, có gì là hư đâu? Không hiểu như thế nào mà cứ dùng Cầm, Liên, Tri, Bá phụ vào bài Tứ vật để chữa thì sao khỏi làm tổn thương khí huyết mà bại hoại tỳ vị. Sau khi huyết đã xuống phần nhiều dùng Ý dĩ nhân, Bách hợp, Mạch đông, Địa cốt bì tươi. Ho khát gia Tỳ bà diệp, Ngũ vị tử, Tang bạch bì, có đờm gia Bối mẫu, đều là thuộc có khí bạc, vị nhạt, là thuốc chính của Tây Phương (Đoài, Kim = phế). Nếu có thể dùng vị trọc để bồi bổ thì dùng Thục địa, Mạch môn là thuốc của hai tạng kim, thủy (phế, thận), làm tá lẫn nhau. Tuy sách có nói mất huyết nên dùng thuốc hạ, để phá huyết, đó là nên dùng vào lúc mới tích trệ, hay đi càn. Lại nói: Người đã mất huyết thì không nên, đó là sau khi đã mất huyết thì rất phải kiêng vậy.

  • Chứng lao lực xuất huyết. Mang đồ nặng bị vật đè nén, hoặc cố gắng đi xa, bỗng thấy chỗ tâm khẩu đau, miệng mũi ra máu, tục gọi là chứng “thương lực thổ huyết” (lao lực xuất huyết) là do màng phổi bên trong dạ dày bị tổn thương, phá rách ra, nếu dùng thuốc mát thì càng ngăn nó càng ra, sẽ làm cho vỵ càng tổn thương thành chứng ho mà chết, kíp dùng Nhân sâm tán bột, hòa bột mì vào nước tiểu trẻ con cho uống là rất tốt, hoặc dùng bột Bạch cập, hòa với nước tiểu trẻ con cũng tốt, không nên cho uống thuốc mát.
  • Chứng thổ huyết, nục huyết. Chứng này ra máu đằng miệng, mũi, đều là chứng dương thịnh âm suy, cứ đi lên mà không xuống, huyết theo khí mà lên, vọt ra khiếu trên. Về phép chữa nên “Bổ âm ức dương, làm cho khí đi xuống, thời tự khắc huyết trở về kinh. Lại như người dương khí vốn hư, vì uống thuốc hàn lương làm tổn thương đến nỗi thể hiện khí sắc xấu kém, mạch tràm không phù, bộ xích nhô thua bộ thốn, bên phải yếu thua bên trái, sác yếu mà mặt tối, dùng Sinh mạch tán gia Nhục quế 1 đc, Phụ tử 1 đc, Cam thảo 5 phân, kế đó dùng Lý trung thang và bát vị hoàn cho uống xen kẽ. Uống thế thì ho suyễn, đờm huyết đều khỏi, cho nên Tam nhân phương có nói: Lý trung thang chữa khỏi các chứng thổ huyết do tổn thương vỵ, vì thang này chữa các bệnh ở trung quản rất hay và phân biệt ra âm dương, yên định được khí huyết. Phàm người bệnh đã cảm phải hàn tà, ăn phải vật lạnh, tà vào phần huyết gặp lạnh nên ngưng lại không trở về kinh được mà đi bừa bãi thì huyết ắt bầm lại, sắc mặt sẽ nhợt nhạt, mạch sẽ trì, minh ắt mát lạnh khấp nếu không dùng Khương Quế để gây ẩm mà dùng thuốc lương huyết là nguy.
  • Chứng thổ huyết, khái huyết thuộc thận kinh. Chứng thổ huyết, khái huyết thuộc thận kinh đều là giả chứng, dưới lạnh trên nóng, âm thịnh ở dưới cách dương lên trên, người đòi vì không biết mà bị nhầm cũng rất nhiều, nên lấy thuốc giả hàn mà chữa, tục gọi là phép “lấy giả chữa giả”. Song chứng này có hai loại:
    • Loại do tổn thương kình Thiếu âm. Khí lạnh đi xuống kinh thận mà cảm bụng dưới đau hoặc không đau, hoặc nôn hoặc không nôn, mật đò, miệng khát, không uống được nước, trong nực buồn bực vật vã, đó là bệnh thương hàn ngoại cảm Thiếu âm bệnh nên dùng bạch thông thang của Trọng Cảnh mà chữa.
    • Loại dương không giữ dược, mệnh môn hỏa suy, hỏa không về nguyên chỗ thận làm bức hỏa đi lên thượng tiêu, ho suyễn, sợ nóng, mặt đỏ, nôn ra máu, ra đờm dãi, chứng này là chứng giả nên dùng bát vị hoàn để đưa hỏa về nguyên chỗ. Song hai bài trên đều thuộc đại nhiệt mà ở thượng tiêu đã bị nóng ráo lắm, lại còn cho uống thuốc nóng thì nửa uống vào miệng sẽ thổ ra ngay, nên ngâm chén thuốc vào nước lạnh làm thuốc giả hàn để đánh lừa, sau khi uống khỏi cổ họng, khí lạnh vừa hết tính nhiệt của thuốc mới phát sinh như ánh thái dương chiếu đến thì hỏa long lôi tự khác tắt, nhờ thế mà nôn oẹ đều khỏi, nếu dùng đúng phương mà dùng không đúng phép thì làm sao mà thấu hàn tà qua chỗ chăn cách ấy được? Nếu nhận nhàn làm chứng thực nhiệt mà dùng thuốc hàn lương thì chốc lát đã bị thất bại. Đại khái tà lục dâm có thể gây thành bệnh về huyết, mà tại sao trong đó khí hàn lại hay gây nên bệnh nhiều hơn? Vỉ hàn làm tổn thương phần doanh, phong làm tổn thương phần vệ, là lẽ tự nhiên. Lại vì kinh thái dương hàn thủy, thiếu âm thận thủy đều dễ cảm hàn. Một khi đã bị cảm ở bì mao thì trước hết vào phế là tạng chủ về bì mao, thủy bị lạnh, kim bị hàn thì phế kinh mắc bệnh trước hết, mà huyết cũng là thủy, cho nên huyết và thủy trong kinh gặp lạnh đều ngưng lại mà không thông, ho ra đờm, hỏi người bệnh át có chứng sợ lạnh, thăm đến mạch thì nhất định mạch khẩn, xem trong máu ắt có một vài nốt bầm, đó là nghiệm biết bệnh hàn dâm vậy. Thầy thuốc không xét kỹ cứ cho là chứng âm hư hỏa động, đại khái dùng thuốc tư âm giáng hỏa thì bệnh ngày càng nặng thêm, chết càng gấp. Họ Triệu thường dùng Ma hoàng Quế chi thang cho uổng cho mồ hôi ra dấp dấp là khỏi, vì lẽ mồ hôi ra với huyết là một chất, ra huyết thì không có mồ hôi, ra mồ hôi thì không có huyết.

Bài thuốc là: Nhân sâm, Mạch môn, Quế chi, Dương quy, Ma hoàng, Chích thảo, Hoàng kỳ, Ngũ vị, Bạch thược. Vị Ma hoàng sức trước, rồi sau cho các vị kia vào, sắc còn 1 bát, uống 1 lần là khỏi.

  • Chứng Trường phong Tạng độc. Chứng trường phong hạ huyết kiêm có phong nên dùng loại thuốc Thương thuật, Tần giao, Ngũ vị, vì lẽ chữa chứng trưởng phong cốt phải tán phong trừ thấp, chữa chứng tạng độc cốt phải thanh nhiệt lương huyết, lại cần phải xét bệnh hư hay thực, mới mắc bệnh hay đã lâu. Bệnh mới mắc, chứng thực thì giáng, thì tà đí, bệnh hư, bệnh đã lâu thì thăng, thì bổ. Xét huyết trong người cố thuộc âm thuộc dương, phân dương thời thận khí lưu thông, đi theo trong mạch, điều hòa năm tạng, tưới nhuần sáu phủ, gọi là doanh huyết, phần âm thời mạch lạc, chuyên giữ tạng phủ, tưới nhuần gần xương. Nếu cảm phải nội tà hoặc ngoại tà mà mắc bệnh, nếu dương huyết theo kinh đến chỗ đau bị tà khí ngăn trệ rồi tiết lậu ra ngoài, phá vỡ mà chảy ra thời đều thấm vào trưởng vỵ mà tiết ra tục gọi chung là chứng “trường phong”, không biết rằng, phong là một thứ tà trong lục dâm, nếu trưởng vỵ vị dâm tà của hỏa nhiệt hoặc tà khí của hàn, táo, thấp uất trệ gây nên, với chứng huyết của âm lạc do ăn uống nhọc mệt làm tổn thương cũng gọi là chứng “trường phong” cả ư? Châm kinh nói: dương lạc bị tổn thương thời huyết tràn ra ngoài mà thành chứng thổ huyết, nục huyết; âm lạc bị tổn thương thời huyết tràn ở trong mà thành chứng niệu huyết, tiện huyết, không thể chỉ một mặt dũng thuốc hàn lương được, cần phải gia vị tân tán làm tá, lâu mà không khỏi phải điều bổ vỵ khí, liêm cả thuốc đưa lên nữa, vì tỉnh khí do huyết sinh ra, chứng tiện huyết phần nhiều dùng thuốc chữa vỵ khí mà khỏi, chỉ dùng thuốc khổ hàn mà không giúp dữ tỳ vị, đó là thầy thuốc kém làm cho tuyệt khí nguy đến tính mạng.

Trường vị vốn không có huyết mà huyết là bệnh của đại trưởng, đại trưởng sao lại mắc hạ huyết, đó là cảm ngoại tà, vì âm lạc không bị thương, trưởng vỵ không hư tổn, dù có ngoại tà chứng nữa cũng không thể mắc bệnh. Ngoại tà là gì? là phong, hàn, thử, thấp, nhiệt, phong hay làm tổn thương can, can bị thương thời không tàng chứa được huyết mà chảy xuống; say rượu rồi lại uống đồ lạnh, uống đồ lạnh thời thương tổn bên trong, huyết bị hàn ngưng lại, thấm vào đại trưởng mà chảy xuống; trong ngoài bị thấp khí làm tổn thương, khí thấp ngưng lại ở vỵ, theo khí chảy xuống mà gây nên.

Lại có chứng nội thương, dương khí kém khí âm ở hạ tiêu không có nguyên dương để giữ lại mà huyết chảy xuống. Sách thường nói: Người bệnh không có sắc mặt, mạch phù nhược, án chí cốt vô lực là bệnh hạ huyết vậy.

Lại có chứng tỳ hư dương khí hãm xuống dưới, không thống quản được huyết, đến nói huyết theo khí đi xuống mà ra. Vì lẽ âm phải theo dương, huyết phải theo khí, tỳ là nguồn sinh hóa của khí huyết, cho nên phải nhờ thuốc bổ trung khí, thăng dương khí, bổ vỵ khí mà thành công, lại lấy chứng ỉa ra phân trước, ra máu sau, là huyết ở xa theo kinh Túc dương minh vào vỵ, lấy chứng trước ra huyết sau ra phân là huyết ở gần, theo kinh Thủ dương minh thái âm mà thẩm xuống. Lại lấy tâm phế làm huyết ở xa mà thuộc dương, can thuận là ở gần mà thuộc âm. Người bàn gọi là chứng trường phong tạng độc, thực ra thì không phải chứng phong thuộc ngoại cảm, chứng thũng nhiệt mà không phải là độc.

  • Phàm huyết từ răng hoặc từ chân răng ra gọi là chứng xỉ nục, có chứng vì phong ủng, có chứng vì thận hư, phong ủng thì uống bài Tiên phong tán, ngoài dùng Khu phong sát nha tán mà xát vào răng; chứng thận hư vỉ thận chủ về xương mà ráng là vật thừa của xương, hư hỏa bốc lên, uống thuốc mát càng nặng đo là chứng thận kinh dưới hư trên thịnh, dùng An diêm thang để nuốt An thận hoàn, ngoài dùng Thanh diêm sao, Hương phụ sao hác tán nhỏ xát vào. Nhưng kinh thiếu âm khí nhiều huyết ít, cho nên huyết ắt ra từng giọt, răng cũng đau ngẫm ngầm, người tham dằm thường hay mắc phải. Song cũng có chứng vỵ nhiệt răng lợi ra máu, là vì kinh dương minh khí huyết đều nhiều, hỏa vượng thì huyết tràn lên, người hay uống rượu phàn nhiều mắc phải, nên uống thuốc thanh nhiệt, Thanh vị tán mà chữa.
  • Các chứng mát huyết. Phàm sau khi mất huyết, ắt phải sốt dữ gọi là chứng “huyết hư phát sốt”, người xưa lập ra bài Đương quy bổ huyết thang, dùng Hoàng kỳ 1 lạng, Đương quy 2 đc, gọi là bổ huyết mà lấy Hoàng kỳ làm quân là ý làm cho dương mạnh để sinh âm. Như Đơn Khê chữa bệnh sản hậu phát sốt, dùng Sâm, Ký, Quy, Thược, Hoác khương làm tá, có người hỏi rằng: Sao lại dùng can khương là thuốc tân nhiệt, bởi vì khương có vỵ cay, hay dẫn huyết dược đi vào phần huyết, dẫn khí dược đi vào phần khí, làm cho sinh ra huyết mới. Phương chi đã sao đen thì làm Cho huyết cầm lại mà không chảy. Nếu không biết lẽ ấy, cứ thấy sốt dữ, sáu mạch hồng đại mà dùng nhầm thuốc phát tán, hoặc thấy giống chứng Bạch hổ thang mà dùng nhầm thang Bạch hổ thì nguy hại thấy ngay, phải cẩn thận!

Chữa chứng huyết, trước sau đều phải xét ba kinh mà dừng thuốc, lấy lẽ tâm chủ huyết, tỳ thống huyết, can tàng huyết mà Quy tỳ thanh là thuốc chủ yếu của ba kinh ấy. Dùng Viễn chí, Táo nhân bổ can để sinh tâm hỏa, Phục thần, Long nhãn bổ tâm để sinh tỳ thổ, Sâm, Kỳ, Truật, Thảo bổ tỳ để sinh phế khí, Mộc hương có mùi thơm vào tỳ trước, tất cả các vị đều có ý dựa huyết về tỳ cho nên gọi là “quy tỳ” bệnh do uất giận làm tổn thương can, lo nghĩ tổn thương tỳ, thì rất nên dùng hỏa vượng gia Sơn chi, Đơn bì; hỏa suy gia Nhục quế. Lại có khi dùng Bát vị hoàn, để bồi bổ hốc tiên thiên, cách chữa không ngoài các phép ấp.

  • Chữa huyết chia làm, ba bộ phận. Huyết chia làm ba bộ thuốc dùng có nặng nhẹ khác nhau:
    • Tê giác địa hoàng thang chữa huyết ở vùng trên như thổ huyết, nục huyết.
    • Đào nhân thừa khí thang chữa huyết ở vùng giữa như loại bệnh huyết tích ở hạ tiêu, đi lỵ ra máu mủ.
    • Để đương thang hoàn chữa huyết ở vùng dưới như loại tích huyết giống phát cuồng.
    • Đây là đại khái về cách chữa chứng huyết có thừa.

Dụng dược

  • Chữa chứng thục, nên giáng hỏa, thanh nhiệt, tùy chứng chọn dùng các vị như Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Tri mẫu, Chi tử, Huyền sâm, Mẫu đơn bì, Liên kiều, Đồng tiện, Thu thạch, Ngẫu trấp.
  • Bổ hư nên tư âm dưỡng huyết Thục địa, Sinh địa, Đương quy, Bạch thược, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Sa sâm, Đan sâm, Xuyên khung, Thiên môn, Mạch môn, Á giao, Quy giao, Nhân ngũ phấn, Địa cốt bì, Cam thảo.
  • Cầm huyết thì dùng: Kinh giới tuệ, Kinh mặc tức mực tàu, Bách thảo sương, Trắc bách diệp, Tông lư (đốt thành thanh). Huyết dư khôi, Hà diệp khôi, Mao căn khôi, Mao hoa, Ngũ linh chi.
  • Phá huyết ứ: Hồng hoa, Tô mộc, Hoa nhị thạch, Nga truật, Uất kim, Cứu phỉ cồn.
  • Ho ra huyết dùng: Bạch cập, Ngẫu tiết, Tử tô, Lĩnh đông, Ngũ vị, Ô mai, Bối mẫu, Ý dĩ, Bách hợp.
  • Trường phong dùng: Tần giao, Địa du, Vị bì, Xu căn, Quán chúng.
  • Tri lậu dùng: Hòe hoa, Hòe giác, Địa du.

=> Đọc thêm: Y nghiệp thần chương: Khái quát những điểm chính về lý luận của Hải Thượng Lãn Ông.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here