Thuốc Bình Can Tắt Phong: Tác dụng và phương thuốc

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc bình can tắt phong

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng

Đại cương

Thuốc có công năng chính là bình can tiềm dương, tắt phong chi kinh, chủ trị các chứng can dương thượng cang hoặc can phong nội động được gọi là thuốc bình can tắt phong.
Thuốc nhóm này thường quy kinh can, có công năng bình can tiềm dương, tắt phong chỉ kinh, thanh can, trấn tĩnh, an thần. Chủ trị can dương thượng cường và can phong nội động, được chia thành 2 nhổm bình ức can dương và tắt phong chỉ kinh. Thuốc bình ức can dương gồm thạch quyết minh, trân châu mẫu, bạch tật lê. Thuốc tắt phong chỉ kinh gồm thiên ma, câu đằng, địa long, toàn yết, ngô công, ngưu hoàng… Các phương thuốc thường dùng bao gồm Thiên ma câu đằng ẩm, Trấn can tức phong thang, Bán hạ bạch truật thiên ma thang…

Can dương thượng cường thường do can thận âm dịch bất túc, âm bất chế dương, dẫn đến can dương vượng. Biểu hiện chủ yếu là hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai, mặt đỏ, mắt đỏ, đau đầu, phiền táo, dễ cáu giận. Can phong nội động thường là do can huyết bất túc, cân mạch không được nuôi dưỡng, hoặc ôn bệnh nhiệt tà thịnh dẫn đến nhiệt cực sinh phong, hoặc can dương hóa phong. Các biểu hiện chính là chóng mặt, cứng cổ, chân tay run, co rút…

Theo y học cổ truyền, các chứng phong đều thuộc về “can”. Can phong, can dương thường biểu hiện tương tự các trường hợp rối loạn chức năng thần kinh như chóng mặt, nhức đầu, ù tai, chân tay tê bại, liệt nửa người… do biến chứng của cao huyết áp, tắc mạch máu não, viêm, xuất huyết, nhiễm trùng… Do vậy, các nghiên cứu hiện đại về thuốc bình can tắt phong đều nhằm vào nội hàm của phạm trù “can dương’, “can phong”, “can nhiệt” để tiến hành nghiên cứu.

Thuốc bình can tắt phong chủ yếu có các tác dụng sau:

An thần, chống co giật

Thiên ma, câu đằng, linh dương giác, địa long, cương tàm, toàn yết, Thiên ma câu đằng ẩm… làm giảm hoạt động tự chủ của động vật thí nghiệm, tăng cường tác dụng của natri pentobarbital, thiopental và chloral hydrat, đối kháng tác dụng gây co giật của pentylenetetrazol, caffein, strychnin hoặc kích thích điện. Ngoài ra, thiên ma, câu đằng, toàn yết còn có tác dụng chống động kinh.

Hạ huyết áp

Thiên ma, câu đằng, linh dương giác, địa long, ngô công, toàn yết, bạch tật lê, Thiên ma câu đằng ẩm làm hạ huyết áp ở các mức độ khác nhau. Cơ chế tác dụng là ức chế TKTW, chẹn kênh calci, giãn mạch. Một số thuốc có tác dụng hiệp đồng như: thiên ma và câu đằng.
Hạ sốt, chống viêm, giảm đau
Thiên ma, ngô công, toàn yết, linh dương giác, Thiên ma câu đằng ẩm có tác dụng chống viêm, giảm đau; linh dương giác, địa long có tác dụng hạ sốt rõ rệt.

Chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối

Thiên ma, câu đằng, địa long, Thiên ma câu đằng ẩm có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, chống huyết khối hiệu quả, trong đó địa long có tác dụng mạnh nhất. Hoạt chất có tác dụng chống huyết khối của địa long là lumbrokinase (LK), earthworm fibrinolytic enzym (EFE)… có tác dụng chống đông máu, tiêu fibrin và hoạt hóa plasminogen, từ đó có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối và làm tan cục máu đông.

Tóm lại, công năng bình can tiềm dương, tức phong chỉ kinh của thuốc bình can tắt phong chủ yếu có liên quan đến tác dụng hạ huyết áp, an thần, chống co giật, chống viêm, chống huyết khối; công năng thanh can nhiệt có liên quan đến tác dụng hạ sốt, an thần, chống co giật. Thể hiện, nội hàm khoa học của “tắt can phong”, “bình can dương”, “thanh can nhiệt” có liên quan chủ yếu đến các tác dụng trên hệ TKTW.

Một số vị thuốc thường dùng

Thiên ma

Là thân rễ phơi hay sấy khô của cây thiên ma Gastrodia data BI., họ Lan (Orchidaceae). Thành phần hoạt chất chính của thiên ma là gastrodin (Tianma glycosid, gastrodin), gastrodigenin, yạnilỊyl alcohol, vanilla aldehyd, acid succinic, polysaccharid.

Thiên ma có vị ngọt tính bình, quy kinh can, có công năng tắt phong chỉ kinh, bình ức can dương, khư phong thông lạc. Chủ trị các chứng can phong nội động, can dương thượng cang dẫn đến đau đầu chóng mặt, co giật, chân tay tê mỏi, bán thân bất toại…

Thiên ma có các tác dụng dược lý sau:

An thần, chống co giật: gastrodin, vanillyl alcohol, tianma polysaccharid tiêm phúc mạc đều có tác dụng giảm hoạt động tự phát trên chuột nhắt trắng, kéo dài đáng kể giấc ngủ do natri pentobarbital hoặc hexobarbital, đối kháng với tác dụng kích thích của caffein. Tianma polysaccharid tiêm phúc mạc, có khả năng tăng cường tác dụng của chlorpromazin, giảm tác dụng hưng phấn quá mức cùa amphetamin. Gasu O’Dia aglycon có cấu trúc tương tự chất ức chế dẫn truyền thần kinh GABA. Tác dụng an thần của thiên ma có liên quan đến khả năng làm giảm hàm lượng dopamin và noradrenalin, cạnh tranh gắn kết với thụ thể benzodiazepin trong não.

Hạ huyết áp: thiên ma, gastrodin có tác dụng hạ huyết áp trên nhiều loại động vật thí nghiệm, trên chuột cống trắng tiêm phúc mạc và đưa thuốc vào hành tá tràng, thời gian hạ huyết áp duy trì 3 giờ trở lên. Tác dụng hạ huyết cùa thiên ma liên quan đến khả năng giãn mạch. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tăng sinh tế bào cơ trơn mạch máu (VSMC) là một quá trình bệnh lý cơ bản của tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Thiên ma có khả năng chống tăng sinh VSMC thông qua ức chế tăng hàm lượng PGI2.

Điều hoà vận mạch, bảo vệ tế bào thần kinh: thiên ma, gastrodin có tác dụng chống co thắt động mạch sống nền. Tiêm phúc mạc hoặc tiêm tĩnh mạch thiên ma làm tăng lưu lượng máu lên não, giảm sức cản mạch máu não ở các mức độ khác nhau. Đối với các trường hợp giãn mạch, thiên ma lại có tác dụng gây co mạch, giảm lưu lượng máu, giảm đau đầu. Chứng tỏ, thiên ma có tác dụng điều hoà vận mạch. Gastrodin có tác dụng làm giảm đáng kể sản sinh lactat dehydrogenase (LDH) trong tế bào thần kinh trên mô hình tổn thương “thiếu máu cục bộ – tưới máu lại” trên chuột cống trắng, làm giảm peroxy hóa lipid (POL), giảm đáng kể mức độ tổn thương tế bào thần kinh, chứng tỏ gastrodin có tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh rõ rệt. Cải thiện vi tuần hoàn và chống kết tập tiểu cầu: thuốc tiêm thiên ma tiêm tĩnh mạch, làm tăng đường kính động mạch mạc treo đại tràng chuột cống trắng, tăng tốc độ lưu huyết. Thiên ma có tác dụng chống kết tập tiểu cầu in vivo và ỉn vitro, làm tăng tỷ lệ sống của chuột nhắt trắng gây thuyên tắc phổi cấp tính do acid arachidonic gây ra. Hoạt chất chính là gastrođin.

Bảo vệ gan: nước sắc thiên ma có tác dụng bảo vệ gan do acetaminophen trên chuột cống trắng, làm tăng hàm lượng GSH trong gan và chống oxy hóa, thành phần hoá học có tác dụng bảo vệ gan là gastrodin và nguyên tố vi lượng.

Tác dụng trên tỉm: có tác dụng chống thiếu máu cục bộ cơ tim, chống loạn nhịp tim, làm giảm trở lực mạch vành tim trên chó gây mế, tăng lưu lượng mạch vành. Tiêm tĩnh mạch thuốc tiêm thiên ma, có khả năng cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh lý tâm thất trái sau thắt mạch vành trên điện tâm đồ thỏ, giảm hàm lượng MDA trong huyết thanh, giảm diện tích vùng nhồi máu. Làm tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim chuột nhắt trắng, tăng năng lực chịu đựng thiếu oxy.

Giảm đau, chống viêm: thiên ma ức chế nhiều tác nhân gây đau thực nghiệm làm giảm đau quặn trên chuột nhắt trắng do acid acetic gây ra. Thiên ma, gasứodin aglycon có tác dụng chống viêm, ức chế giai đoạn thẩm xuất và phù của phản ứng viêm.
Tóm lại, công năng bình can tắt phong, chỉ kinh của thiên ma chủ yếu liên quan đến tác dụng an thần, giảm đau, chống co giật, hạ huyết áp, điều hoà vận mạch, bảo vệ tế bào thần kinh, cải thiện vi tuần hoàn và chống kết tập tiểu cầu, tăng năng lực chịu đựng thiếu oxy, giảm đau, chống viêm… là cơ sở dùng trong điều trị đau đầu, chóng mặt, co giật động kinh, bán thân bất toại…. Thiên ma thường được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp, di chứng tai biến mạch máu não, suy nhược thần kinh, đau đầu do co thắt mạch máu, chóng mặt, động kinh… Thành phần hoạt chất của thiên ma gồm: gastrodin, gastrodin aglycon, polysaccharid.

Câu đằng

Là đoạn thân hoặc cành có gai hình móc câu đã phơi hay sấy khô của cây câu đằng (Uncarỉa sp.), họ Cà phê (Rubiaceae). Thành phần hoá học cùa câu đằng chủ yếu là các indol alkaloid như rhynchophyllin, isorhynchophyllin; nhiều aglycon và triterpenoid, hyperosid, một số lượng nhỏ của catechin và các hợp chất phenolic khác.
Câu đằng có vị ngọt, tính lương, quy kinh can, tâm bào, có công năng thanh nhiệt bình can, tắt phong định kinh. Chủ trị các chứng đau đầu, chóng mặt, động kinh, co giật, sản giật…

Câu đằng có các tác dụng dược lý sau:

– Hạ huyết áp: câu đằng có tác dụng hạ huyết áp, nhưng tác dụng ôn hoà và chậm. Nước sắc câu đằng, alcaloid toàn phần, rhynchophyllin, isorhynchophyllin, có tác dụng hạ huyết áp trên chuột cống trắng tầng huyết áp nguyên phát (SHR), tăng huyết áp do thận, thời gian bắt đầu thể hiện tác dụng sau 10 ngày đưa thuốc trở lên. Muối hydrochlorid của alcaloid, rhynchophyllin hydrochlorid tiêm tĩnh mạch có tác dụng hạ huyết áp mèo gây mê, dùng lặp lại không bị quen thuốc. Thành phần hoạt chất chính là isorhynchophyllin và rhynchophyllin, tác dụng hạ áp của isorhynchophyllin mạnh hơn rhynchophyllin. Cơ chế: (1) ức chế trung tâm vận mạch, chẹn giao cảm và chặn hạch thần kinh, ức chế giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh trung gian; (2) chẹn kênh Ca2+, giãn mạch trực tiếp, giảm sức cản ngoại vi; (3) ức chế tim, làm chậm nhịp tim, giảm cung lượng tim.
Dịch chiết nước câu đằng liều 0,45 g/kg TT dùng đường uống 8 tuần, có tác dụng ức chế sự hình thành các gốc tự do trong tế bào nội mô mạch máu trên chuột cống SHR hay giãn mạch máu bị co thắt bởi acetylcholin. Liều 10mg/kg TT dùng đường uống 12 tuần giảm thiểu tình trạng phì đại thất trái của chuột SHR, tác dụng này có liên quan đến ức chế gen C-fos.

An thần, chống co giật và chống động kinh: cho chuột nhắt trắng uống chất chiết được bằng nước hoặc các indol alcaloid như kenuoxin, isorhynchophyllin… phân lập từ câu đằng có khả năng ức chế đáng kể hoạt động tự chủ. Tiểm phúc mạc cắn chiết ethanol câu đằng 100 mg/kg TT, có tác dụng làm giảm tỷ lệ co giật trên chó do kainat gây ra và làm giảm hàm lượng peroxid lipid trong vỏ đại não, tác dụng này được tăng cường khi phối hợp với thiên ma. Alcaloịd toàn phần, rhynchophyllin, isorhynchophyllin có tác dụng ức chế thần kinh rõ rệt, có tác dụng gây mê toàn thân và gây tê tủy sống hiệu quả. cấn chiết ethanol câu đằng nồng độ lg/ml, tiêm phúc mạc 2ml có tác dụng ức chế pilocarpin hoặc kích thích điện vỏ não thỏ dẫn đến động kinh, giảm thiểu số cơn động kinh, rút ngắn thời gian cơn động kinh, kéo dài thời gian giữa các cơn trên chuột cống trắng.

Câu đằng có tác dụng ức chế dẫn truyền qua synap TKTW, trong đó có sự đối kháng với calci và ức chế tạo thành NO.

Bảo vệ não: alcaloid toàn phần chiết từ câu đằng dùng đường uống, liều 40 mg/kg thể trọng trên chuột cống trắng tổn thương não do thiếu máu não cục bộ thoáng qua r tưới máu lại có tác dụng bảo vệ rõ rệt, làm giảm diện tích tổn thương và cải thiện các chứng trạng hệ thống thần kinh. Tác dụng này có liên quan đến giảm thiểu gốc tự do và ức chế tạo thành NO, tăng cường hoạt tính của SOD chống tổn thương do oxy hoá, đối kháng calci, giãn mạch máu não, chống kết tập tiểu cầu, cải thiện lưu biến huyết dịch.
Chống kết tập tiểu cầu và chổng hình thành huyết khối: rhynchophyllin tiêm tĩnh mạch có tác dụng ức chế acid arachidonic, collagen và ADP gây kết tập tiểu cầu ở chuột, ức chế hình thành huyết khối. Rhynchophyllin có tác dụng ức chế thrombin và ADP gây giảm thiểu nồng độ cAMP trong tế bào tiểu cầu.

Cai nghiện: alcaloid toàn phần câu đằng liều 80mg/kg, rhynchophyllin liều 80 mg/kg đường uống đều có tác dụng ức chế khả năng gây tăng hoạt động trên chuột nhắt trắng của amphetamin, giảm sự phụ thuộc vào amphetamin ở chuột. Rhynchophyllin ức chế cơn nghiện morphin trên chuột cống trắng hoặc chuột nhắt trắng, cắt cơn co giật hội chứng cai nghiện.

Chống loạn nhịp tim: alcaloid toàn phần câu đằng và rhynchophyllin có tác dụng chống loạn nhịp. Rhynchophyllin làm giảm tính hưng phấn cơ tim của chuột lang, giảm nhịp tim. Rhynchophyllin liều 2,5 – 25 mg/kg TT có tác dụng kéo dài khoảng P-R, đoạn Q-T và phức bộ QRS trên điện tâm đồ, tác dụng tương tự như quinidin. Rhynchophyllin có tác dụng chẹn kênh K+ tế bào cơ tim, nhưng không ức chế K+ di chuyển ra ngoài, đồng thời có tác dụng chẹn kênh Ca2+.

Tóm lại, công năng bình can, thanh nhiệt, tắt phong định kinh của câu đằng có liên quan đến tác dụng hạ áp, trấn kinh, chống co giật, bảo vệ não, cai nghiện… và các tác dụng dược lý khác của câu đằng, là căn cứ điều trị động kinh co giật, đau đầu chóng mặt… hiện nay dùng câu đằng trong điều trị các chứng bệnh cao huyết áp, động kinh, huyễn vựng, đau đầu, nhồi máu não. Thành phần hoạt chất là rynchophyllin, isorhynchophyllin.

Địa long

Là toàn thân đã phơi hay sấy khô của con giun Pheretima aspergillum E. Perrier, Pheretima vulgaris Chen., Pheretima guỉllelmỉ Michaelsen hay Pheretima pectinifera, họ Cự dẫn (Megascolecidae).. Thành phần chủ yếu là 20 acid amin tự do các loại như: acid aspartic, trong đó có 8 loại acid amin thiết yếu. Ngoài ra còn có lumbrofebin, lumbritin, teưestro-lumbrilysin. Có 18 loại acid béo như acid oleic, acid linoleic và các nguyên tố vi lượng như magiê, sắt, calci, kẽm

Địa long có vị mặn, tính hàn, quy kinh can, tỳ, bàng quang. Công năng thanh nhiệt tắt phong, thông lạc, bình suyễn, lợi niệu. Chủ trị sốt cao co giật, điên cuồng, tý chứng, khí hư huyết trệ, bán thân bất toại, phế nhiệt háo suyễn, nhiệt kết bàng quang (viêm), tiểu tiện bất lợi… Địa long có các tác dụng dược lý sau:

An thần, chống co giật: dịch chiết địa long ngâm nóng và cắn chiết ethanol có tác dụng an thần trên chuột và thỏ; đối kháng pentylenetetrazol, caffeine và kích thích điện gây co giật nhưng không có tác dụng đối với co giật do strychnin gây ra.

Hạ huyết áp: nhiều dạng bào chế của địa long có tác dụng hạ huyết áp. Dịch chiết ngâm nóng, ngâm ethanol, đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch trên chó gây mê, bình thường hoặc cao huyết áp do thận đều có tác dụng hạ huyết áp. Đường uống có tác dụng
chậm nhưng kéo dài. Dịch chiết nước địa long ngâm nước ấm có tác dụng ức chế enzym chuyển đổi angiotensin (ACE) in vitro. Từ acid béo của địa long chiết được yếu tố hoạt hoá tiểu cầu (PAF), đóng vai trò quan trọng trong tác dụng hạ áp. Cho chuột cống trắng có nguy cơ tai biến cao do SHR ăn thức ăn có địa long, thấy huyết áp hạ, tăng thải Na+, lợi niệu và hạ triglycerid, cho thấy địa long có tác dụng dự phòng tai biến đối với chuột tăng huyết áp.

Chống huyết khối, cải thiện tuần hoàn: dịch chiết nước có tác dụng ức chế sự hình thành huyết khối trên chuột cống trắng, cắn chiết ethanol tiêm tĩnh mạch thỏ làm giảm rõ rệt độ dính nhớt của máu, kéo dài thời gian hình thành huyết khối fibrin, giảm chiều dài, giảm trọng lượng khô huyết khối, cho thấy địa long chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu, giảm độ nhớt máu, ức chế hình thành huyết khối.

Ở người tình nguyện sau khi uống dịch chiết nước địa long, thời gian thromboplastin kéo dài hơn, tăng hoạt tính enzym tiêu euglobulin (tan sợi huyết), giảm thời gian tiêu sợi huyết. Như vậy, địa long có tác dụng tan sợi huyết trực tiếp và có hoạt tính của enzym plasminogen. Địa long có tác dụng kéo dài thời gian thrombin, prothrombin và thời gian tái canxi ỉn vitro rõ rệt. Tiêm phúc mạc chuột nhắt trắng thắt một bên động mạch cảnh gây mô hình tai biến mạch máu não, địa long làm giảm thiểu triệu chứng, giảm thiểu tỷ lệ tử vong, đồng thời lắm giậm hàm lượng serotonin và dopamin trong các tổ chức mô não, giúp phục hồi di chứng tai biến mạch máu não.

Các nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm cho thấy, tiêm tĩnh mạch thỏ dịch chiết địa long (có chứa hàm lượng lớn các tiền enzym tan huyết khối), làm tăng khả năng biến hình của tế bào hồng cầu, giảm độ nhớt máu và độ kết tập tiểu cầu. Tăng khả năng biến hình hồng cầu là một trong những cơ chế của công năng ‘‘thông lạc”. Tác dụng chống huyết khối của địa long là thông qua chống đông, thúc đẩy tiêu sợi huyết, ức chế kết tập tiểu cầu, tăng cường tính ổn định của màng hồng cầu… Thành phần hoạt chất trong địa long có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch là phenylpropanolamin (PPA), earthworm fibrinolytic enzym (EFE). Có nghiên cứu cho rằng thành phần hoạt chất là một peptid phân tử lượng thấp chịu kiềm, chịu nhiệt có chứa liên kết đôi.

Hạ sốt: dịch chiết nước địa long có tác dụng hạ sốt rõ rệt lên thỏ gây sốt thực nghiệm do nội độc tố E. coli và các tác nhân gây sốt khác, tác dụng yếu hơn so với aminopyrin. Cơ chế tác dụng thông qua ảnh hưởng đến trung tâm điều nhiệt, làm tăng thải nhiệt. Thành phần có tác dụng hạ sốt là các alcaloid, acid succinic và một số acid amin.
Giãn cơ trơn khí quản: cắn chiết ethanol địa long có tác dụng làm tăng lưu lượng phổi rõ rệt, giãn khí quản, giải co thắt phế quản do histamin và pilocarpin. Nhiều acid amin được chiết tách từ địa long có tác dụng giải co thắt khí quản, bình suyễn trên chuột lang hen suyễn thực nghiệm do histamin gây ra. Cơ chế tác dụng là chẹn thụ thể histamin, đồng thời thông qua kích hoạt plasmin và plasminogen ức chế tái tổ hợp fibrin ở khí quản. Thành phần có tác dụng bình suyễn của địa long là acid succinic và hypoxanthin. Làm lành vết thương: tân sinh mao mạch là tiền đề quan trọng trong việc làm lành vết thương. Địa long kích thích sản sinh các nhân tố sinh trưởng đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng, thúc đẩy tăng trưởng tổ chức. Địa long làm tăng đáng kể số lượng actin trong tổ chức cơ lưng chuột cống trắng tổn thương, tăng cường sinh trưởng tế bào tổ chức sẹo. Cắn chiết ethanol địa long pha loãng có tác dụng thúc đẩy đại thực bào sản sinh yếu tố sinh trưởng nguyên bào sợi, từ đó tăng sinh nguyên bào sợi. Trên bệnh nhân thắt búi trĩ khi bị rụng, phun dung dịch ethanol địa long vào vết cắt, làm giảm thời gian lành vết thương, tốc độ tăng trưởng biểu bì gia tăng rõ rệt.

Tăng cường miễn dịch: làm tăng hoạt tính miễn dịch của đại thực bào, tăng chuyển hóa tế bào lympho lách chuột nhắt trắng, tăng cường tế bào NK lách và tăng độc tính tế bào phụ thuộc vào kháng thể. Tóm lại, công năng thanh nhiệt tắt phong, thông lạc bình suyễn, lợi niệu của địa long có liên quan đến tác dụng hạ sốt, an thần, chống co giật, hạ huyết áp, chống huyết khối và cải thiện tuần hoàn huyết dịch, bình suyễn… là căn cứ sử dụng điều trị sốt cao co giật, điên cuồng, trúng phong kinh lạc bất thông, tý chứng, phế nhiệt háo suyễn… Địa long thường được dùng trong điều trị cao huyết áp, nhồi máu não, hen suyễn. Thành phần hoạt chất của địa long là alcaloid, EFE, PPA…

Một số phương thuốc thường dùng

Thiên ma câu đằng ẩm

Thiên ma câu đằng ẩm có xuất xứ từ “Tạp bệnh chứng trị tân nghĩa”, gồm thiên ma 9g, câu đằng (sắc sau) 12g, thạch quyết minh (sắc trước) 18g, kỷ tử 9g, hoàng Cầm 9g, xuyên ngưu tất 12g, đỗ trọng 9g, ích mẫu thảo 9g, tang ký sinh 9g, dạ giao đằng 9g, phục thần 9g.
Thiên ma câu đằng ẩm có công năng bình can tắt phong, thanh nhiệt hoạt huyết, bổ ích can thận, chủ trị can dương thượng cường, can phong thượng nhiễu dẫn đến đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch huyền. Nội hàm của “can phong”, “can dương” và các chủ trị của Thiên ma câu đằng ẩm tương đồng với mô tả trên, nhưng phương thuốc còn có công năng thanh nhiệt hoạt huyết, bổ ích can thận, nên có khả năng tăng cường tác dụng “ức can dương, tắt can phong”. Thiên ma câu đằng ẩm có các tác dụng dược lý sau:
– Hạ huyết áp: trên mô hình chuột cống trắng gây tăng huyết áp do tiêm testosteron propionat dưới da. Tác dụng này có mối quan hệ liều lượng – hiệu quả; trên lâm sàng, đối với bệnh nhân can dương thượng cường tăng huyết áp, Thiên ma câu đằng ẩm làm hạ huyết áp tâm thu nhẹ, tác dụng này cũng phụ thuộc vào liều. Cơ chế tác dụng của Thiên ma câu đằng ẩm là thúc đẩy hình thành NO và tăng tổng hợp các peptid liên quan đến sự tổng hợp calcitonin, ức chế endothelin, làm giãn mạch, hạ huyết áp. Dịch chiết nước hỗn hợp thiên ma, câu đằng hạ áp nhanh, biên độ hạ huyết áp lớn, tốt hơn so với dùng riêng thiên ma hoặc câu đằng, nhưng thời gian duy trì tác dụng ngắn.

An thần, gây ngủ, chống co giật: làm giảm hoạt động tự nhiên ở chuột nhắt trắng, kéo dài thời gian giấc ngủ do pentobarbital natri, chống co giật do kích thích điện.
Giảm đau: có tác dụng ức chế đau quặn trên chuột nhắt trắng do tiêm phúc mạc acid acetic, có mối liên quan liều lượng – hiệu quả. Trên lâm sàng, Thiên ma câu đằng ẩm có tác dụng giảm đau đầu rõ rệt đối với các trường hợp đau đầu do tăng huyết áp thể can hỏa vượng đồng thời có tác dụng tăng ngưỡng đau.

Cải thiện tính lưu biển huyết dịch và lưu lượng máu não: dịch chiết nước Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm làm giảm đáng kể độ nhớt máu toàn phần, độ nhớt huyết tương, hematocrit, tốc độ máu lắng, kéo dài thời gian tái calci hoá và thời gian prothrombin trên chuột cống trắng SD, qua đó cải thiện tính lưu biến máu; làm tăng tốc độ lưu huyết động mạch não giữa trái, làm giảm sức cản, và tác dụng này có sự phụ thuộc vào liều trong một phạm vi nhất định.

Chống xơ hóa cơ tim và phì đại tỉm: Thiên ma câu đằng ẩm có tác dụng phòng ngừa xơ hoá cơ tim thông qua giảm hàm lượng collagen I, III ở chuột tăng huyết áp do động mạch thận; có tác dụng hạ huyết áp ở mức độ nhất định, đồng thời lại có tác dụng ức chế angiotensin II, từ đó có tác dụng chống phì đại tim ở chuột.

Tóm lại, công năng bình can tắt phong, thanh nhiệt hoạt huyết của Thiên ma câu đằng ẩm chủ yếu có liên quan đến tác dụng hạ huyết áp, an thần, gây ngủ, chống co giật, cải thiện lưu lượng máu não, cải thiện tính lưu biến máu… Công năng thanh nhiệt của nó chủ yếu liên quan đến tác dụng ức chế TKTW.
Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: bằng phương pháp đánh giá luỹ tích đánh giá độc tính Thiên ma câu đằng ẩm cho thấy, LD50 tiêm phúc mạc là 58,04 g/kg

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here