Thời kỳ hậu sản và các tạp chứng thời kỳ hậu sản – Hải Thượng Lãn Ông

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết Thời kỳ hậu sản và các tạp chứng thời kỳ hậu sản

Tham khảo từ chương 4 “Phụ đạo sán nhiên” quyển I, tập 1, 2 “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” – Nhà xuất bản Y học.

Tác giả Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Tải file PDF Tại đây.

XÉT NGUYÊN NH N VÀ CƠ CHẾ CỦA BỆNH

Phàm đẻ xong nên uống 1 chén nước đái trẻ con còn nóng, không được nằm ngay, nên nhắm mắt mà ngồi, một chốc mới lên giường, thì ngồi ngẩng ngay người, không nên ngồi nghiêng, co dựng đầu gối lên không nên duỗi chân ra, giường lót nệm dày, đầu giường để gối cao, che kín 4 vách không có chỗ hở, để tránh gió độc, thường thường lấy tay xoa từ tim xuống đến dưới rốn, xoa như thế 3 ngày, lại không nên ngủ say, nên luôn luôn gọi tỉnh dậy, thường để nồi than đốt nước dấm hoặc đốt sơn khô hay đồ sơn cũ để phòng ngừa bệnh chóng mặt, huyết nghịch. Mùa hè, phòng đẻ không nên nóng quá, cũng không nên nhiều hơi ngạt, đến nỗi nóng thì khí kém mà không tống được huyết, lại không nên ăn no quá, chỉ nên nấu cháo hoa loãng mà ăn luôn, càng ngày càng ăn thêm lên; dè dặt lời nói, gìn giữ thất tinh (đừng quá giận, quá mừng, quá buồn tủi, thương cảm v.v…), chớ vội chải đầu, rửa chân, chớ vội cầm kim, làm nhọc, phải kiêng cữ cho đến 100 ngày, nếu khí huyết kém, thì phải kiêng lâu không kể ngày tháng, nếu không kiêng được sẽ sinh ra các chứng đau nhức chân tay mình mẩy, gọi là nhục lao, rất khó chữa khỏi, tối kỵ là quá mừng, quá giận, vì mừng thì khí tán, hoặc sinh mồ hôi đỏ, giận thì khí nghịch hoặc sinh trưng hà; không nên nằm một mình, e sinh ra sợ vớ vẩn, không nên cạo lưỡi, e hại tâm khí, lúc nào khí huyết bình thường lại, mới nên làm việc. Lúc lầm lỡ chỉ nhỏ như lông mùa thu, lúc phát bệnh thì to như núi non, nên phải thận trọng.

Sữa do khí huyết thành ra, sản hâu không nên ăn muối, vì muối hay chỉ huyết làm cho không có sữa lại sinh ho, khos chữa, mùa hè không nén ham mát mà dùng quạt, và ăn đồ lạnh, nhất thiết không nên nằm ngủ giữa giờ. Sau lúc sinh đủ 100 ngày mới nên giao cẩu, không thế thì đến nguy, đại khái trăm thứ bệnh hư yếu, đều do đó mà mắc phải. Phàm đàn bà bị bệnh phong, dưới rốn hư lạnh không chứng bệnh nào là không do giao cẩu sớm mà ra cả.

Sau khi mới đẻ, dẫu không bệnh tật, cũng nên nghỉ lao động, điều lý tỳ vị, cho ăn uống đồ ngon lành, thì tạng phủ dễ bình phục, khí huyết tự nhiên điều hòa, trăm bệnh không sinh, nhưng khí trung tiêu còn yếu, khó mà vận hóa, chớ nên ăn uống quá nhiều, trở lại hại tỳ vị.

PHẦN BIỆT CHỨNG TRẠNG

Phàm chứng sản hậu nguy cấp, không gì bằng 3 chứng xung, 3 chứng cấp.

Ba chứng xung là máu xấu xông lên tâm, xông lên phế, xông lên dạ dày;

Ba chứng cấp là mới đẻ bị ẩu thổ, ỉa chảy, nhiều mồ hôi (nên xét kỹ ở mức tạp chứng). Mọi chứng bệnh sản hậu, nguyên nhân có ba: vì khí thuộc dương, huyết thuộc âm, dương hư sinh bên ngoài hàn, âm hư sinh bên trong nhiệt, sản hậu huyết qua nhiều, huyết hư hỏa động mà sinh các loại bệnh phiền táo, phát nóng là một; huyết khí cũng như nước, tính chảy xuống, nhưng đập cho vọt lên, thì có thể lên núi là thế tất nhiên, sau khi đẻ, hư hỏa xông lên, huyết xấu chạy bậy mà sinh ra các chứng bệnh váng đầu đau bụng là hai; thiếu hỏa thì sinh khí, tráng hỏa thỉ tổn khí, hỏa là thù địch của nguyên khí, thế song song tồn tại, một được một thua, mà sau khi đẻ nguyên khí tổn hại, tỳ vị hư yếu, vả lại vị thổ không có mẹ, khó lòng làm ngấu nát được ngũ cốc, nếu ăn uống tổn thương quá thì sinh ra những chứng tích đầy, thổ tả, là ba.

HƯ THỰC

Phàm tới lúc đẻ thì mệt tinh thần, cố sức rặn, tim kinh sợ, huyết ra nhiều, chính là lúc khí huyết đều thương tổn, người chữa bệnh lẽ nào không theo hư mà chữa. Phương thư nói: “Bệnh sản hậu lẫy bổ hư hàn cót yếu” đó là pháp tắc nhất định, nhưng cũng có người đàn bà mạnh khỏe, lúc đẻ rất dễ, ăn uống được nhiều máu hôi không ứ đọng, không có gì là đau khổ, những hạng người ấy, không nên dùng thuốc lăng nhăng, nếu có ngoại cảm thì cũng theo thực mà chữa, vì thứ huyết đã nuôi thai, cần phải tẩy hết, chớ cho huyết ra nhất khái là hư cả, mà lầm bổ vào, lại gây thêm bệnh.

TỐT XẤU

Sách Mạch Kình nói: “bệnh lúc thai tiền, mạch phải được thực, bệnh lúc sản hậu, mạch phải hư, bởi vì sau lúc đẻ thl khí huyết đều hư, mạch hoãn hoạt, hoãn thỉ khoan thai, không bị khí lấn át mà cấp xúc, hoạt thì trơn chảy không bị huyết mất mà khô rít, đêu là triệu chứng tốt. Nếu bằng mạch thực, đại, huyền, lao, thì sản hậu khí huyết đều đã hư, không nên có những mạch đó. Mạch thực là tà mạnh, mạch đại là tà đang tiến, mạch huyền là âm liễm lại, thông đạt không được, mạch lao là cứng ngắt, gần như không có vị khí, đó đều là những mạch trái ngược cả. Thúc-Hòa nói: “sản hậu mà mạch Thốn hồng và tật, không điều hòa là chết, trẫm vi sát tận xương mà không tuyệt, là sổng”. Lại nói: “mạch trầm, tiểu, hoạt là sống, thực, đại, kiên, huyền, cấp thì chết”. Mặt xanh, mồ hôi tuôn ra, lạnh móp kéo đờm suyễn, phát nấc, mình mát, phiền táo, nói mê sảng, hôn mê, đều là chủng nghịch.

CÁCH CHỮA

Phàm sản hậu lấy dấm bôi vào lỗ mũi hoặc đốt than dấm, lại đốt đồ sơn cũ, lấy tay nhẹ xát từ tim xuống đến rốn thì máu hôi ra hết, để ngần giữ chứng huyết xâm, huyết nghịch, làm như thế 3 ngày. Không kể đau bụng hay không, lấy nước giải trẻ em hòa với rượu mà uống nóng 5, 7 lần, đó là làm cho được khỏe mạnh. Bởi vì rượu tuy hành huyết, mà có thể xổ được ác huyết, thông được nước sữa, nhưng người tạng khí đang hư thì không nên uống nhiều, và không nôn đè xong uống ngay, sợ huyết chạy ra tay chân, mà sinh chứng máu xâm. Nếu người vị khí yếu, trong không có hỏa, cũng nên cấm uống nước đái trẻ em vì sợ đến vị khí, chỉ nên ăn cháo trắng, dần dần cho ăn chút ít thịt dê và móng giò heo (dựng). Đan Khê nói: “Phàm sản hậu là lúc khí huyết rất hư, điều trị tất cả mọi chứng cốt lấy đại bổ khí huyết làm chủ, dẫu có tạp chứng thì chữa như chứng phụ mà thôi, như huyết hư hỏa động thì bổ, huyết xấu đi bậy thỉ tán, ăn uống thương tổn quá thì giúp tỳ vị cho tiêu Mọi chứng bệnh sản hậu, không nên nhẩt khái uống thuốc bổ, là sợ có ứ huyết ngưng trệ, không hành huyết thì bệnh tà không trừ được, đến cả các chứng hư cũng nên hành huyết, thỉ nguyên khí sẽ phục hồi, nhưng hành huyết phải có chừng, không nên quá mạnh, còn như người đã hư thoát thì không nên câu nệ.

Mọi chứng sản hậu, phương thuốc xưa hay dùng Tứ vật thang gia giảm, mà chì một ông Đan-khê bảo Thược dược chua hãn, tước phạt mất khí sinh phát, cấm chỉ không dùng. Bởi vì đàn bà mới đẻ khí huyết đều hư, chỉ còn khí tước phạt của thu đông, mà không có cơ sinh trưởng của xuân hạ, cho nên rất kiêng dùng thuốc hàn lương mà nên mạnh dùng thuốc ôn nhiệt, để giúp ích cho nguồn gốc khí huyết. Kiến triết xưa chế ra thang Tứ vật là chất cay nóng của Xuyên khung. Đương quy, phụ vào chất lạnh mát của Thục địa, Bạch thược, lạnh nóng vừa phải để làm phương thuốc hay cho mọi bệnh phụ khoa, còn như dùng vào lúc sản hậu, tát phải lấy Bạch thược tẩm rượu mà sao chế cho kỹ để bỏ hết tính chua lạnh, chỉ còn công năng sình huyết hoạt huyết mà thôi, hoặc lại gia thêm Hắc khương, thì sao mà không dùng được. Vả lại Thược dược tính mát, hơi chua mà thu liễm, rất hợp với chứng âm khí tan mất, há chẳng phải là thứ thuốc cốt yếu cho lúc sản hậu sao? Thế mà hiền triết xưa còn đinh ninh răn bảo, huống chi thứ hàn lương công phạt ư? Chỉ biết Thược dược chua lạnh, mà phòng biết sinh địa còn mát hơn, lại chạy thẳng tới phần huyết, tác hại còn tệ hơn, khi bất đắc dĩ phải dùng thì nên thay bàng Thục địa, nếu nhất khái cứ lấy Tứ vật để trị bệnh sản hậu, thì hại người không phải ít.

Sau lúc đẻ cốt trục ác huyết trước tiên, huyết ứ không thông mới sinh ra mọi bệnh, sau lúc đẻ nguyên khí đả suy, huyết chạy thất thường, không khỏi bị ứ huyết tích đọng lại, chữa bệnh trước phải trục ứ, ứ tiêu rải mới nên bổ, đó là điều cốt yếu. Những người hư quá không thể trù trừ được, thì trong thuốc Tuấn bổ (1), gia thêm vào thứ thuốc ôn hành (2) Tuấn bổ thì sức mạnh mà hay lưu thông. Ôn hành thì trôi chảy mà không ngưng trệ. Đến như chứng thực mà trục ứ, cũng không nên dùng thứ thuốc mạnh mẽ, vì sau khi đẻ nguyên khí rất hư, sợ huyết không giữ vững, mà bị sức thuốc mạnh rồi sinh ra băng huyết không thôi, chứng hư thì dễ thoát, cũng ví như nước đổ khó hốt lại. Cho nên không gì bằng Sinh hóa thang (122) trong hành huyết lại có bổ huyết, trong bổ huyết lại có hành huyết, và nóng lại không trệ không hại đến vị khí là rất thỏa đáng.

Sản hậu nguyên khí thoát mất nhiều, mà huyết mới chưa sinh, phàm có những chứng nhức đầu phát sốt, lợm mửa, buồn nôn, đều là giả tượng trong chứng hư biến hiện ra, nhất thiết phải lấy đại bổ khí huyết làm chủ. Nếu ác huyết chưa hết thì trong thuốc bổ gia thêm thứ hành huyết, nếu cảm mạo tích trệ, cũng nên trong thuốc bổ gia thêm thứ phát tán tiêu đạo, không được dũng bậy thuoc mãnh liệt, có hại khí huyết, vì ngò vực có ngoại tà mà hại đến nguyên khí, há chẳng lầm lắm sao?

Dùng thuốc sản hậu, có 3 thứ cấm dùng: Phạt thủ tán (104) thì Xuyên khung, tính tân tán, hay gây đổ mồ hôi, tiết mất huyết dịch: Tứ vật thang thỉ Sinh địa tính hàn lương hay làm đi tả và ứ huyết lại, Thược dược tính chữa lạnh tước phạt mất sinh khí; Tiểu sài hồ thì Hoàng cầm tính mát, hay ngăn ác huyết lại, đó là 3 thứ cẩm về dùng phương thuốc. Lại có 3 thứ cấm nữa: không được phát hãn, không được xổ, không được lợi tiểu tiện, và chớ phạm đến dạ dày vùng thượng tiêu, hạ tiêu, đâu có chứng linh tinh cũng chỉ chữa đầu ngọn, chứ cốt đại bổ khí huyết làm chủ.

XỬ PHƯƠNG

Tứ vật thang (5): Sinh địa tính mát mà trệ, rất hại tỳ vị; Thược dược vị chua mà hàn, dễ phát sinh khí, bệnh sản hậu thường hay hại người. Sinh ho’a thang thì bỏ hai vị ấy (sinh địa, thược dược) gia thứ thuốc nóng trong và hành huyết. Như sản hậu đau máu nhà con (nhi chẩm thống) thường hay dùng thuốc tiêu cục phá huyết, rồi sau mới bàn đến bổ, lại có người dùng thuốc tiêu bổ lẫn lộn, chứ không biết huyết cũ dẫu nôn tiêu ho’a, mà huyết mới cũng nên sinh, nên dưỡng, nếu chỉ chuyên công huyết cũ thỉ huyết mới lại bị thương tổn, Nếu dùng Hồi sinh đan (123) để phá huyết cục, hạ áo thai, nguyên khí bị tổn hại rất nhiêu Thang sinh hóa (122) là do công dụng của tính thuốc mà đặt tên, vì chuyên vào tiêu huyết thỉ huyết mói không sinh dược, chuyên vào sinh huyết thì huyết cũ trở lại tích trệ, cho nên Sinh hóa thang dùng Xuyên khung, Dương quy, Dào nhân 3 vị hay tr’ư được huyết cũ mã kíp sinh huyết mới, phụ thêm vị Thán khương, Chích thảo, đưa 3 vị trên vào đốn phổi, gan, để sinh huyết hòa khí, trong hành mã có bổ, và lại được thuốc ấm nóng thỉ huyết tự lưu thông, ác huyết tự hết, nên không phải lo sau, thế thì phương thuốc này thật là phương thuốc hay cho bệnh sản hậu. Tiên sư Phùng thị theo phương này gia thêm Sồm, Quế, Ngưu tất, Hồng hoa, lại làm thứ thuốc hay cho tiền sản thôi sinh.

==>> Xem thêm: Thời kỳ có thai và những tạp chứng lúc có thai

DÙNG THUỐC

TẠP CHỨNG VỀ HẬU SẢN

Huyết vậng

Sau lúc đẻ tối tăm mờ mắt, vi âm huyết đột nhiên mất, tâm thần không được nuôi dưỡng, hai thứ quân hỏa, tướng hỏa và bào lạc được huyết thì an, mất huyết thì nguy. Hỏa bừng lên nên làm cho người tối tăm, hỏa xâm vào phế nên làm cho mắt mờ bất tỉnh nhân sự, đó là âm huyết đột nhiên mất, không thể dẹp yên được. Nội kinh nói: bệnh về khí kém, nên bổ không nên tà, mờ mát, tít mắt, bệnh đều thuộc âm, đột nhiên mất huyết hữu hình, thì hỏa bừng lên, chỉ bổ huyết thì thần tự an, tâm được huyết, thì nuôi dưỡng được mà thần không bị hôn mê. Nhưng nặng lắm lại nên kiõm dùng thuốc bổ khí, là sợ thế bệnh gấp mà bổ âm không kịp, vả lại khí có thể sinh được huyết. Xuống huyết nhiều mà chóng mặt, gọi là huyết thoát, nôn uống nhiều Nhân sâm thì có thể hồi đương; nếu xuống huyết ít mà chóng mặt, không phải huyết trệ thì là huyết kiệt. Huyết trệ thì dùng thuốc ôn mã thông nó đi, huyết kiệt thỉ thuốc trọng vị mà bổ vào, nhăt thiết chớ dùng bậy những thuốc phá huyết và hành huyết. Sản hậu bị huyết vậng, nên nhẹ nhẹ đỡ cho ngồi dậy, đốt than rưới dấm vào hoặc đốt đồ sơn cũ, mà xông khói vào miệng, mũi, thì tỉnh lại, rồi kíp ấn chật vào huyệt nhân trung, im lặng mà đợi, nguyên khí sẽ dần dần hồi phục, không nên rối rít, làm cho thần khí tán loạn.

Phùng tiên sư nói: người huyết vậng sau khi đẻ là vì trước lúc đẻ vốn hư, ngay lúc đẻ lại mất huyết quá nhiều, đến bị nỗi hư bốc lên thân thể không tự chủ được mà sinh ra hôn mê, phàm chứng bệnh nặng, hư nhược lắm, đều mắc chứng này, gọi là huyết vậng, thực không phải vì huyết mà đến nỗi choáng váng đâu. Theo Phương thư thì hết 1 ngày mà huyết hôi chạy vào can kinh thì mắt tối đen, đầu choáng váng, không thố đứng ngồi được, hôn mê bất tỉnh nhân sự, thì gọi là huyết vậng, đó là nhiệt nhân hư mà nghịch lên đọng ở tim, cho nên hôn mê bất tỉnh, khí bế lại muốn chết, thì uống nước đái trẻ em rất tốt. Thuyết này chỉ xét đến huyết xấu mà không hề xét đến nguyên khỉ đại hư; chỉ nói khi bế lại muốn chết thì uống đồng tiện, thế thỉ đồng tiện có cứu vãn được nguyên khí muốn tuyệt chăng? Một phương khác dùng:

Dương quỵ 2 đồng, ích mẫu thảo 1 đồng

Nhân sâm 2 đồng, Hồng hoa 6 phần

Hắc khương 8 phần

Sắc lên rồi hòa với nước đái trẻ con còn nóng mà uống, phương thuốc này thì chữa được cả hai mặt (khí và huyết).

Phùng tiên sư thường gặp đàn bà đẻ trước đã có chứng huyết vâng thì cho uống thuốc phòng trước vài ngày sáp để: Thập toàn (7) Quy tỳ (6), Dưỡng vinh (124) để điều bổ khí huyết, đến lúc đẻ thì sắc 2, 3 lạng Nhân sâm cho uống, bổ vào trước lúc chưa đẻ, chưa hư, nên sau lúc đẻ không hư thì bệnh huyết vậng không nhân hư mà phát dược. Nếu ra huyết quá nhiều mà hoa mắt váng đầu, mê man phiền táo, hoặc thấy đầu đổ mồ hôi, thì dùng Cổ khung quy thang (27) gia đồng tiện, nặng hơn thì gia Nhân sâm, Hác khương, mồ hôi nhiêu thi gia Hoàng kỳ hoặc Bát vị hắc thần tán (126), Dơn ngủ linh chi tán, Phản hồn đan (127); khí hư mà ánh huyết vậng thì dùng Nhân sâm 1 lạng, Tô mộc 5 đồng, sắc lên điều đồng tiện vào mà uống.

Huyết hôi (máu đẻ) không xuống

Là do sau khi đẻ tạng phủ yếu liệt, khí huyết hư tổn, hoặc bào lạc đã bị lạnh sần, hoặc hóng gió cho mát mà gió lạnh nhân hư xâm vào trong huyết, làm cho huyết hôi tắc trệ không thông, tích đọng lại ở trong, nên không xuống được, thì nên dùng thuốc nóng ấm thông huyết thì huyết tự đi xuống. Lại có người tạng táo huyết khô, không thể trục ứ thông trệ được, chỉ nên ôn bổ khí huyết rồi tự thông, không nên công phạt, rồi lại sinh thêm bệnh khác.

Huyết hôi ra không dứt

Sau khi đổ mà huyết hôi không dứt, là do lúc đẻ tổn hại đến kinh huyết, hư hao bất túc không thể thu hút được, hoặc huyết hôi không dứt thì máu tốt khó yên, hoặc âm hư nội nhiệt, nhiệt xâm vào phần huyết, hoặc đã bị lạnh sản đến nỗi khỉ huyết không điều, đều nên xét kỹ về mạch, mạch hư quả chi nên ôn bổ sinh huyết mới mà huyết ứ tự hóa, người mạch hư vừa thì trục huyết ứ sinh huyết mới là được.

Sau lúc đẻ huyết hôi ra không dứt, nếu can khí bị nhiệt, không thể sinh được huyết thì dùng Lục vị hoàn; nếu can hư không chứa trữ được huyết thì dùng Tiêu dao tán (4); nếu tỳ khí không điều được huyết thì dùng Lục quân tử thang (41); nếu vị khí dìm xuống không thể giữ được huyết thì dùng Bổ trung thang (2); nếu tỳ vị uất nhiệt, huyết không về nguồn thi Gia vị quy tỳ thang (67); nếu can bừng lửa giận mà huyết chạy bậy thì dùng gia giảm Tứ vật thang (128); nếu khí huyết hư cả hai, thì dùng Thập toàn đại bổ thang (7); nếu can kinh bị phong tà, huyết trào vọt ra, thì dùng Gia vị phòng phong thang (129); nếu dâm dục và khí giận hại đến mạch Xung Nhâm, mà huyết ra lâu không dứt thì dùng Lục vị địa hoàng thang (1) gia A dao, Mạch môn, Ngũ vị.

Đau dầu

Dầu là nơi nhóm họp mọi khí dương, sau lúc để năm tạng đều hư, dạ dày bị yếu, ăn uống không đủ, mà khí dương hư không giữ lại được mà xông lên trên đầu, dương thực âm hư thì làm cho đau đầu. Cũng có người vì ứ huyết mà đau đầu, đều là do trọc khí tụ ở trên cả, dẫu có chứng mình nóng sợ rét, chỉ nên Gia giảm sinh hóa thang, cho nên dùng những vị Khương hoạt, Độc hoạt, Bởi vì bệnh này do khí chân dương hư tổn, khí trọc âm được thể mả xâm phạm lên, nhiễm vào trong não tủy làm cho trướng lên và đau nhức, như thế mà không có khí thanh dương đưa lên nguyên chỗ thì khí trọc âm không xuống được, là do tà ở trong nổi dậy sinh bệnh, không phải như chứng tà ở ngoài xâm vào, mà có thể dùng thuốc giải biểu là khỏi được.

Đau tim

Phàm sau khi đẻ đau tim làm cho âm huyết hư tổn rồi hỏa xông lên bào lạc của tim (tâm lạc) gọi là đau tâm bào lạc, thì nên dùng thang Quy tỳ làm chủ. Nếu khí lạnh hại đến bộ tim thì gọi đúng là đau tim, chứng này không có thuốc gì cứu được. Hễ sau lúc đẻ khí lạnh đưa lên làm cho đau tim, công xuống làm cho đau bụng lại kiêm huyết tích cục, thì nên uống Sinh hóa thang (122) gia thêm Quế, nếu chỉ dùng thuốc nóng để công hàn, thì dẫu có bớt đau nhưng huyết sẽ chạy bậy, trở lại làm cho sản phụ hư tổn. Huống chi chứng hàn là có kèm hư mà táo nhiệt, tất phải mượn thuốc âm tính, mới có thể bớt được sự lo tác hại, như huyết ứ đau tim thì dùng Bát vị hắc thần tán (126), Tứ vị tán (130) Thất tiếu tán (131), có nóng rét thì dùng Đương quy tu (132), hư hãn đau tim thì dùng Quế tâm thang (133), cảm hàn thì dùng Lý trung thang (90).

Đau bụng

Sau khi đẻ, hoặc nhân ngoài cảm lục dâm (6 khi độc; phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) trong thương tổn thất tình (7 khí: mừng, giận, lo nghĩ, thương, sợ, kinh) đến nỗi dứt hẳn huyết độc, huyết ứ tác trệ mà xuống không hết làm cho đau bụng, thì nên xét nguyên nhân bệnh mà chữa. Như đàn bà đẻ thường nằm ngoảnh mặt vào trong, hoặc ăn uống như thường, bỗng sinh dau bụng, sáu mạch trầm phục tay chân quyết lạnh, đó là huyết độc chưa hết, là vỉ tích ăn, huyết tắc lại, mà mạch không khởi lên được, không nên nhận làm là khí huyết đều hư, mà dùng thứ thuốc bổ mạnh, mà nên kiêm dùng thuốc tiêu tích, thông huyết.

Sách Yếu lược nói: “sản hậu trong bụng đau âm ỉ thì nên dùng Đương quy sinh khương dương nhục thang”, vì bệnh này do hàn khí ở ngoài vào ngăn trở, cho nên lấy Đương quy để thông trệ, Sinh khương để trục khí hãn, lấy dương nhục (thịt dê) làm quân, (vị chủ yếu), tức là hình bất túc (thân thể hư kém) lấy vị mà bổ vào. Huống chỉ dương nhục lại hay bổ khí, mà bệnh đau âm ỉ là thuộc về khí yếu, cho nên phải dùng.

Khấu-Tôn-Thích nói: “đàn bà đẻ vào tháng rét, khí lạnh xâm vào cửa mình, dưới rốn trướng đầy, tay không dám sờ vào, đó là chứng hàn sán (đau bụng hàn) thì nên đùng thang
Dương nhục của Trọng-Cảnh(134)” hoặc sản hậu mà bỗng đau rốn với bụng, đó là trong lúc thở ra, thở vào, khí lạnh nhân hư mã nhiễm vào, thì nên dùng thang Đương quy kiến trung (135). Hoàn tứ thuận lý trung (136), Sản hậu huyết độc ra đã hết mà vẫn đau bụng thì dùng Tứ thần tán (137) mà điều bổ, nếu không hết thì dùng thang Bát trân (3). Nếu đau bụng mà lợm mửa hoặc muốn nôn thi dùng thang Lục quân tử (41). Nếu đau bụng mà ỉa chảy thì dùng Lục quân tử thang, nuốt với Hoàn tứ thân (138). Nếu lồng ngực tức đấy hoặc ghét án, nuốt chua, hoặc đau bụng, không thể động tay vào, đó đều do ăn uống bị tích, thì dùng thang Nhị trần gia Bạch truật, Sơn tra để tiêu xổ đi. Nếu đồ ăn đã tiêu hết mà vẫn cứ đau, mà tay ấn vào hết đau lại thêm các chứng: đau đầu, người phiên, da nóng, khát nước, ghét lạnh, muốn mửa., đó là khi ở trong bị thương tổn, thì nên ôn bổ tỳ vị làm chủ. Nếu phát nóng, đau bụng, tay ấn vào đau lắm, không ghét ăn, nuốt chua, đó là huyết ứ tích trệ lại, thì dùng Thất tiếu tán mà tiêu đi. Nếu chỉ phát, nóng, nhức đầu, đau bụng, tay ấn vào lại không đau, đó là chứng huyết hư thì dùng Tứ vật thang (5) gia Bào khương, Sâm, Truật, mà bổ vào.
Do ăn uống bị tích trệ mà nóng rét, đau tim đau bụng thì dùng Thục liệu ngũ tích tán (139) gia thêm Nga truật. Nếu đau ở bụng dưới, gọi là đau máu nhà con (nhi chẩm thống) thì chỉ dùng Ngũ linh chí tán hoặc gia Dào nhân, nấu hồ làm hoàn, như khí hư sắc thang Tứ quân làm thang mà uống, huyết hư thì sắc thang Tứ vật làm thang mà uống (Tứ quân (19), Tứ vật (5)).

Đau bụng dưới

Phần nhiều do huyết hôi ngưng kết lại hoặc khí lạnh ở ngoài cấu kết vào, lâu ngày không tan, tất thành chứng Huyết hư (huyết tích khối) kinh nguyệt không điều, nhưng có người thận âm suy, có người thận dương suy, phải nên xét mạch mà chữa.

Chứng đau máu nhà con (nhi chẩm thống) là khi con ở trong thai, sản có cục huyết, đến lúc đẻ thì cục huyết ấy phá vỡ cùng con đều ra thì không có chứng này, nếu tạng phủ sản phụ bị phong lạnh thỉ huyết ngưng đọng lại ở bụng dưới mà sinh đau, thì gọi là đau máu nhà con, nên dùng Xuyên khung, Quy vị, ích mẫu, Sơn tra, Hương phụ, Trần bì sắc mà uống, đau nặng thì gia Ngũ linh cho sao dấm, hoặc dùng thang Lục vị gia ích mẫu (sao) Hắc khương mà sắc uống càng tốt. Phàm trẻ ở trong thai, nhờ huyết của mẹ nuôi dưỡng, khi đủ 10 tháng, huyết thừa dớ thành khối, tục gọi là nhi chẩm (cái gối của trẻ), đến lúc đẻ mà cục huyết đọng trước, huyết hôi bao bọc lây con thi làm cho khó đẻ.

Có một sản phụ bụng dưới nổi đau, uống thuốc thông khí, phá huyết không khỏi, mạch hồng sắc, đó là ứ huyết đọng lại ở trong mà làm thành mủ, là vì dinh vệ không điều hòa, huyết ứ đình trệ nên chừa cho gấp, để chậm thì thối nát mã hóa ra mủ, rất khó chửa. Nếu huyết ứ chạy dồn vào các khớp xương thì sinh ra cốt thư (ung thư ở xương) hễ chữa không đúng, phần nhiều thành chứng nguy, Mạch sác mà hồng là đã có mủ, mạch trì khẩn là huyết ứ, uống thuốc hạ lợi thì khỏi. Nếu bụng trướng to, trở mình có tiếng rong róc; hoặc mủ theo ‘lỗ rốn“ hoặc theo đại tiện ra, thì nên dùng Lạp phàn hoàn (140), Cao thái ẩt (141) ra được mủ, là khỏi.

Như dưới lỗ rốn đau khan thì uống Dại ôn kinh thang (142), Dương nhục thang (215), thông thường hay dùng Nữ kim đan (144), gia vị ích mẫu hoàn (145).

Đau eo lưng

Sản hậu huyết hôi đang ra bỗng nhiên dứt dần, eo lưng nặng trĩu và đau, lan xuống hai bắp đùi, đau như dùi đâm vào xương, đó là huyết động trong kinh lạc, nếu không làm cho thông ngay, tất nhiên sẽ thành ung thư, vậy nên dùng Đào nhân thang (146). Ngũ hương liên kiều thang (147).

Sản hậu eo lưng đau là vì thận liên hệ với bào thai, mà sinh đẻ thỉ thận khí bị nhọc mệt, bão lạc bị thương tổn, trong hình như yếu chưa lại sức, lại bị cảm phải gió lạnh, khí lạnh xâm vào eo lưng, nên làm cho đau, nếu tà khí hàn lạnh cứ liên miên đình trệ, xương sống lưng đau lâu chưa khỏi, sau đó bỗng nhiên co’ thai, thế tất bị tổn hại, vì bạo lạc thuộc về thận, mà thận chủ eo lưng, cho nên sinh đau eo lưng.

Đau sườn

Nếu can kinh bị huyết ứ mà đau sườn thì dùng Huyền hồ sách tán (148). Nếu can kinh khí hư thì dùng Tứ quân thang (19) gia Sài hồ, Quế mỏng, can kinh huyết hư thì dùng Tứ vật thang (5) gia Nhân sâm, Bạch truật. Sài hồ. Nếu thận thủy bất túc không thể sinh được can (mộc) thì dùng Lục vị hoàn. Nếu phế kinh thịnh khắc chế được can mộc, thì dùng Tả bạch tán (149). Nhưng nếu không dùng chất cay nóng của Can khương, Nhục quế để làm mạnh sức thuốc mà giúp cho tỳ phế thì không những không công hiệu, mà trở lại làm cho bệnh thêm trướng lên.

Tích, tụ, trưng, hà

Bệnh này phần nhiều do khí huyết bị gió lạnh nhiễm vào mà sinh ra. ‘Tích“ thuộc vê âm khí, do năm tạng sinh ra, ‘tụ“ thuộc về dương khí, do sáu phủ thành ra. Tính chất của âm thì chìm và lặng, nên đau không rời chỗ, tính chất của dương thì nổi và động, đau không định chỗ. ‘Hà“ tức là giả, nghĩa là khi đau nổi thành hình cục giả mà không nhất định ở chỗ nào; ‘Trưng” là chứng cứ, do tích ấn đọng lại thành cục, lấy tay ấn vào thấy cục mà không lay chuyển được. Đều là do sau khi đẻ khí huyết yếu kém, gió lạnh nhân đó nhiễm vào tạng phủ, cùng với khí huyết kết lại mà thành, nếu không chừa gặp thì tích kết thêm nhiều, mà làm hại kinh nguyệt. Có một bã dẻ trong bụng có 1 vật, cứ đau luôn không ngớt, cho làm huyết hà, dùng những thuốc hành huyết phá khí, thì hai hông và bụng dạ càng đau quá, giữa những khớp xương tay chân đều nổi hạch nhỏ, nấp ở trong thịt, lại làm cho chứng miết hà (1) mà chữa cũng không công hiệu. Sao không biết can chứa huyết để nuôi gân, nên gần chỗ nào cũng vào can, mà xương chỗ nào cũng thuộc vào thận, bệnh này vì huyết cùa can bị hư tổn, gân khô mà đông cứng lại, hay nuôi dưỡng tỳ thố, bởi bổ thận thủy để tư nhuận can huyết thì gân tự duỗi ra, vậy nên dùng Bát trân thang (150) Tiêu dao tán (.42), Quy tỳ thang (6) gia thêm hoặc giảm bớt mà chữa. Nếu bệnh nặng quá thì dùng thuốc ôn mà bổ nguyên khí thận, chân dương được vượng là khí chuyển đi cũng mạnh, có đâu phải lo đến bệnh đau cực giả kia nữa, chân âm được vượng là huyết không bị khô, tự nhiên sẽ hết bệnh rút gân đau hông.

Nôn mửa

Sau khi đẻ bị nôn mửa là ăn uống quá nhiều thì dùng Lục quân tử thang (41) gia Sơn tra. Thần khúc, có kiêm lao động nhọc mệt thì dùng Bổ trung thang (2) nếu ăn uống đỉnh trệ thi dùng Nhân sâm dưỡng vị thang (116), nếu tỳ vị khí hư thì dùng Lục quân tử thang, nếu vị khí hư hàn thỉ gia thêm Bảo khương, Mộc hương, nếu hàn thủy lấn thổ thì dùng ích hoàng tán (151), nếu can mộc khắc thổ thị dũng Lục quân tử thang gia Thăng nia, Sài hồ, nếu mệnh môn hỏa suy không sinh được thổ, thì dùng Bát vị hoàn, nếu nôn mửa, ỉa chảy, tay chân đều lạnh, bụng dạ nổi đau là dương khí bị hư hàn thì phải kíp dùng Phụ tử lý trung thang (90).

Ỉa chảy

Nếu sàn hậu ăn thịt sớm quá mà bị trệ và đau thì dùng bài thực liệu ngũ tích tán 1139) mà uổng, mửa thi gia Sa nhân, tả thỉ gia Can khương, Phụ Tử, Nhân sâm. Nếu ỉa chảy mãi không thôi mà đau bụng, đau rốn thì dùng Lý trung hoàn (152) gia Nhục khấu, nếu kèm có hàn, đau bụng, sôi bụng, ỉa nước trong mà không khát, thì dùng Tứ quân thang hợp với Ngũ linh tán gia thêm Nhục khẩu, sao Bạch thược. Nếu kèm có nóng trong ruột uất kết, tiểu tiện gắt, đau 6 trận thì ỉa 1 lần, mà miệng khát, thì dùng Tứ quân thang (19) hợp với Tứ linh tán (153) gia Hoàng liên sao rượu và chút ít Mộc thòng, hoặc dùng ích nguyên tán (50). Nếu hoắc loạn thổ tả, phiên muộn, khát nước mà tay chân lạnh thì dùng Lý trung thang (90), gia 1 l ân bì, Mạch môn, cho vào 3 lát gừng mà sắc uống; như quyết lạnh thi gia Phụ tử, khát nước thi gia Ngũ linh tán (154) chuyến gân vọp bé thì gia Mộc qua.

Kiết lỵ

Bệnh lỵ phần nhiều do sản hậu trường vị hơi kém, hàn tà dễ xâm vào, cho nên bụng đau như dao đâm, đồ ăn không tiêu hóa ỉa chảy, sôi bụng hoặc đi ra đờm, ra huyết, kíp cho uống Lý trung thang (90) thì lành ngay. Nếu không phải vì nguyên nhân bên ngoài mà bị bệnh, thì là thuộc về thận khí hư tổn, dương hư không hay sinh thổ âm hư không hay đóng kín, tát phái dũng Tứ thân tán (137) hoặc Bát vị hoàn để bổ thận, nếu cho uống bậy thứ thuốc lợi thủy thì bệnh đã hư lại làm cho hư thêm.

Nấc cụt

Sản hậu bị nấc cụt, là thuộc tỳ hư tích lạnh, trong dạ dày có hàn tà ẩn núp (phục hàn) Phế chủ về khí, ngũ tạng, lục phủ đều phải tuân theo, mà sản hậu khí huyết đều hư hao, tạng phủ đều thương tổn, phong lạnh công vào mà khí nghịch lên, lại tỳ hư tích lạnh, trong dạ dày hàn tà ẩn nấp, nhân ăn đồ nóng, rói khí lạnh khí nóng nổi lên xung đột nhau, làm cho khí nghịch lên không thuận mới sinh ra chứng nấc. Tỳ chủ về trung tiêu, là làm cái cửa cho tam tiêu, và cái kho cho ngũ tạng, nếu âm dương khí hư, làm cho khí à vinh vệ quyết nghịch mới đến sinh ra bệnh này Nội kình nói: “nấc cụt và thỏ dài là vị dạ dày hàn lạnh mà sinh ra” nhưng cũng có người trung khí rất hư, âm hỏa ỏ hạ tiêu xông lên mà sinh nấc, thì nên dùng loại Nhục quế, Phụ tử, Can khương.

Thở gấp (Khí suyễn)

Sản hậu suyễn thở rược lên là vì sau khi đẻ huyết xuống quá nhiều, vinh huyết khô kiệt, vệ khí không có chủ, không thể chạy suốt trăm mạch mà độc tụ lại trong phổi, cho nên làm cho suyễn thở dốc, đó gọi là cô dương tuyệt âm, rất khó trị, duy chi cho uổng nhiều về thang Sâm phụ (155) thì may có cứu sống được.

Sản hậu nổi suyễn thở rược lên, là chứng nguy thứ nhất, nếu chữa theo chứng thực đờm hỏa thỉ tất phải chết, nên dùng Nhân sâm sinh hóa thang (15G) gia giảm. Nhưng người ta ngờ Nhân sâm hay giúp cho suyễn mà không dùng, đến nỗi không cứu chữa được nhiều lắm, huống chì trong thang đã có Khung, Quy, Hắc khương nửa tỷ muôn phần không sai một. Nôn biết rằng người ta sống là nhờ khí, khí mạnh thì căn bản vững vàng mã nguồn chứa liễm nạp xuống dưới, vận hành mạnh mẽ ở trong, lại còn lo gì suyễn với trướng nữa, chỉ có người hư yếu mới đến chết, chứ chưa có khi nào người khỏe mạnh mà thành bệnh. Có người dùng Nhân sâm mà gia Trần bì để chế bớt, thì tiết mất nguyên khí, làm cho khí trở lại hao tán đi, chỉ có trong thuốc tiêu dạo kiêm dùng thêm một vị Nhân sâm, hoặc gia chút ít Tô mộc mà cứu chữa. Bàng như huyết xấu ứ đọng, phổi trướng suyễn thở, thì dùng Huyết kiệt, Trần bì, Một dược, đều bang nhau tán nhỏ, dùng rượu hòa với nước mà uống, và kiêm dùng “Đoạt mệnh đan” (157).

Phù thũng

Sản hậu tay chân phù thũng, là do huyết xấu nhân trong người hư mà ứ tích lại rồi theo đường kinh chạy vào tay chân, đọng lại lâu ngày, tan nát ra như nước, cho nên làm cho mặt vàng, tay chân phù thũng Thầy thuốc không biết cho là chứng thủy khí mà dùng Đạo thủy hoàn (158) để chữa. Phàm thứ thuốc tiêu thủy rất hay hại (hư) người, sản hậu đã bị hư rồi lại uống thuốc hư vào thì gọi là trùng hư (2 lan hư) nôn hay làm cho chết yểu.

Vậy nên uống Tiêu điều kinh tán (21) thi huyết lưu thông, thũng tiêu tan là khôi. Nếu hàn thúy (thận) lân thổ (tỳ) thì nên nuôi dưỡng tỳ phế; nếu khí hư mã phù thũng, thì nên bổ ích tỳ vị; nếu thủy khí mà phù thủy thì nên Bổ trung thang (2). Nếu phù thũng kiêm ho suyễn, mà mạch trầm tế vô lực, đó là mệnh môn hỏa suy, tỳ thổ hư hàn, thì nên dùng Bát vị hoàn (33) làm chủ. Bụng đầy trướng là khí hư không phải huyết, nên dùng thang Bổ trung, sác nước mà uống với hoàn Bát vị, một. thứ để làm cho trọc khí liễm lại và nạp xuống, đã đưa được. khí thanh dương lên và đưa được khí trọc âm xuống thì bệnh đày trưởng tự tiêu tan. Khí hư thì dùng Tứ quân thang gia Thương truật hoặc dùng Nữ kìm đan (144) huyết hư thì dùng Bổ hư thang (1591 gia chút ít Bạch truật, Bạch linh để cho thùy tư lợi. Kiêng dùng thuốc bổ mạnh và thuốc công phạt lợi thủy.

Đau tay chân mình mẩy

Sản hậu đau minh là vì huyết hư không thể thu nhận được. Tay chân bị đau nơi này qua nơi khác, là khí huyết không hay vinh dường được chi thể, mà trọc khí chạy ra tứ chi sinh thũng, âm hỏa chạy khắp 4 phía thì sinh đau, chứng này không ngoài Dưỡng vinh thang (124) gia Hắc khương làm chủ.

Phát sốt

Sản hậu bị thương hàn, không nên khinh thường mà phát hãn, vỉ sau lúc đổ có tổn hại sức lực, có người mãt huyết quá nhiều, có người máu xấu không ra hết, có người tác sữa 3 ngày, có người dậy làm Lao động sớm quá, có người ăn uống tích trệ, đều là phát sốt, mà bệnh trạng giống như thương hàn, nên phải xét đoán kỹ càng, chớ nôn phát hãn dữ quá ví như nước đổ thi kho’ hốt lại. Bởi vì sản hậu huyết suy yếu nhiêu, mà còn phát hãn, nặng thì vong dương, nhẹ thì gân rung thịt, giật, hoặc xây xẩm hôn mê, co giật và bí đại tiện, biên ra tràm chứng. Phàm sản hậu mà phát sốt, phần nhiều vì huyết hư, dương khí không có chỗ dựa, nổi tan à ngoài mà phát sốt, thì nên dùng Tứ vật thang làm chủ, bỏ Xuyên khung, đổi Sinh địa làm Thục địa, gia Sài hò (mầm non Sài hồ), Nhân sâm, Bào khương thì rất công hiệu. Vì Bào khương cay nóng mà kiêm đáng mặn, là lấy hòa để trị hỏa, thu liễm chứng nóng ồ ngoài, và hay dẫn thuốc bổ huyết vào phần huyết, thuốc bổ khí vào phần khí, lại hay trừ huyết xấu sinh huyết tốt, hợp cái lẽ dương sinh âm trưởng, lấy thuốc nhiệt chữa bệnh nhiệt, rất hợp với ý nghĩa Nội kinh, chỉnh khí được mạnh mẽ thì ngoại tà sê tiêu tan.

Triệu-dương-Quỳ nói: “Nếu lúc chưa đẻ vốn có chứng âm hư hỏa động, lúc sinh nở lại mất huyết quá nhiều, tất sẽ phát ra những chứng nóng, phiên táo đổ mồ hôi v.v… nếu theo như phép trước mà đại bổ khí huyết thi bệnh tất là nặng thêm, vậy nên dùng” Tiêu dao tán đê’ thanh can hỏa, dương can huyết, đó là vì cớ mất huyết quá nhiều, lại mồ hôi ra mà huyết khô, khổng nên câu nệ vào lẽ cả khí huyết đều hư”. Trên đây là lập luận theo chứng âm hư phát sốt, nhưng cũng nên tham khảo về mạch nữa.

Tiết-lập-Trai nói: “Đàn bà mới đẻ dậy, âm huyết đột nhiên mất, dương khí không có chỗ dựa mà bên ngoài phát sốt, thì nên dùng Tứ vật thang (5) gia Bào khương, tức là bổ âm đế phối hợp với dương. Nếu uống lâm phải thuốc hàn lương khác phạt bên ngoài cứ sốt, tức là trong hàn mà ngăn cách dương ở ngoài, thì nên dùng Tứ quân thang (19) gia Can khương, Nhục quế, nếu không chuyển bệnh thì phải kíp gia Phụ tử Nếu mà ngoài da vẫn nóng, mặt đỏ khát lắm uống nước nhiều, đó là huyết thoát mất mà trong sinh khô táo, thì nên dùng Đương quy bổ huyết thang (160). Ông lại nói: “sản hậu người hư phiên, phát sốt, là do dương theo âm mà tán đi, làm cho khí huyết đều hư cả, cho nên sợ rét phát nóng, nếu nhận làm là chứng nhiệt mà cho uống thuốc hàn lương, thì chết dễ như trở bàn tay. Sán hậu bị nóng rét nhức đầu do ngoại cảm mà huyết hư thì dùng Khung quy thang (27) gia Nhân sâm, Tử tò; cả khi và huyết đều hư thì dùng Bổ hư thang (159) gia Trần bì, Càn khương. Nếu nóng lắm thì dùng Thục liệu ngũ tích tán (139) mà uống, như bệnh không thể khỏi thì dùng Hoàng long thang (161).

Thương thực phát nóng (thương phát nhiệt). Tiết-lập-Trai nói: “Người sản hậu tỳ vị rất hư, phần nhiều hay vì ăn uống tích trệ mà phát nóng, chớ nên nhận làm lã huyết hư mà chữa, cần phải hỏi xem ăn uống thế nào, có bị chứng chứng tích trệ, nơ nê, kém ăn, đi ỉa chầy hay không? Nếu có thì chi chữa vết thương thực. Nếu phát nóng mà ăn uống đều thường, thì mới dùng bổ huyết mà chữa.
Tiết-lập-Trai nói: “Chủng trước trong lồng ngực tức đầy, ợ ra cơm, ghét ăn, nuốt chua; thổ tả, phát nóng, đó là vì ăn uống đình trệ, thì nên dùng Tứ quân thang (19) gia Hậu phác, Sơn tra, Thần khúc. Nếu lồng ngực phiền muộn trướng đầy, ăn ít, phát nóng hoặc ăn khó tiêu, đó là tỳ vị hư yếu, thi nên dùng thang Tứ quân gia Bào khương, nếu dùng thuốc mạnh quá, trở lại hại đến nguyên khí, thì là dùng sai.

Hư hàn

Sản hậu đã mất huyết lại nhiều mô hôi, thỉ âm dương đều hư đó là chứng rất nguy. Nội kinh nói: “Khí dương phần tinh vi thì nuôi thần, phàn nhu nhuận thì nuôi gân, lúc sản hậu đă mất huyết lại ra nhiều mồ hôi, tức là vong dương. Bởi vì mồ hôi vốn là huyết dịch thuộc về âm, âm đã mất thì dương cũng mất theo, cho nên gọi là vong dương, mà cái lối dùng thuốc chữa cũng khác với các chứng khác, nhẹ thì dùng Sâm, Kỳ, Bạch truật, Ma hoàng căn, Phòng phong, Quế chi, nặng thì dùng Sâm phụ (155).

Sản hậu phát sốt tự đổ mồ hôi thì dùng Cổ quy kỳ thang (162), mồ hôi nhiều thì gia Bạch truật, Phòng phong, Mẫu lẹ, Mạch môn, Thục địa, Phục linh, Cam thảo, hoặc Hoàng kỳ kiến trung thang (163), ttr đổ mồ hôi kiêm thũng mãn thì dùng Đại ôn kinh tán, tự đổ mồ hôi mà tay chân mình mẩy đau nhức thì dùng Đương quy sinh khương dương nhục thang, đổ mồ hôi và đổ mồ hôi trộm thì dùng cật heo một quả, gạo nếp nửa vốc, hành trắng 2 tép, cùng nấu chín, chắt lấy một chén nước trong, rồi cho Nhân sâm, Đương quy đều 1 đồng vào, sắc lên mà uống.

Ra mô hôi dầu, phiên uất, mê muội

Đàn bà đẻ phiẽn uất mê muội, mạch thì vi nhược, đâu thì ra mồ hôi. Sở dĩ đến như thế là do huyết hư mà quyết lạnh, quyết lạnh thì tất mẽ muội, muốn giải được mê muội, tất phải ra mồ hôi nhiều, vì huyết hư dưới lạnh, một mình dương vượt lên thoát ra, cho nên đầu mới mồ hôi. Vì thế đàn bà đẻ mà hay ra mô hôi và mất huyết âm hư, khí dương thịnh quá cho nên phải ra mồ hôi, âm dương mới lại bằng nhau. Nhưng đàn bà đẻ phiền uất mê muội là do hư nhiều mả tà ít, cho nên mạch vi nhược là trung khí hư, âm dương trong mình không điều hòa, cho nên thân mình không mồ hôi, mà chỉ trên đầu ra mồ hôi lã vì sao? Là vì huyết hư dưới quyết lạnh thì âm khí ở dưới kiệt hết mà khí dương thành cô dương, phải vượt lên trên đầu mà đổ mồ hôi. Nhưng ưa ra mồ hôi để tự giải là tại sao? Là tại đàn bà để mất huyết quá nhiều mà vong âm, từ âm so với dương thì dương thịnh hơn, cho nên ưa đổ mồ hôi để san bớt dương sang âm thì âm dương thăng bằng, cho nên nói là “âm dương mới lại bằng nhau”.

==>> Xem thêm: Cầu tự và tổng luận về thụ thai – Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Trúng phong

Sản hậu trúng phong, là do lúc đẻ náo động khí huyết, hao tổn tạng phủ, chưa được bình phục, mà đã sớm làm lao động, đến nói khí hư mà phong tà xâm vào, khí lạnh đọng ở da thịt, kinh lạc tê nhức, ốm yếu không vững. Phàm gân mạch bị hàn thì co quắp méo lệch, bị thấp thì rã rời hư yếu, nếu nhập vào mọi tạng, thì hoảng hốt hồi hộp, rồi theo chỗ xâm vào tạng phủ hay kinh lạc nào đó mà sinh ra bệnh. Nhưng Dài-toàn nói: “đàn bà lấy vinh huyết làm chủ, vì sản hậu xuống huyết quá nhiều, khí không chủ vào đâu, nẽn sinh ra môi xanh, da lạnh, đổ mồ hôi, mắt mờ, tinh thần hôn mê, tính mệnh chỉ trong chốc lát, đó là hư quá lắm mà sinh phong, nếu dùng thuốc phong mà trị thì lầm to, như bệnh này, thì không cần hỏi chứng trạng gì, cứ cho uống ôn bổ rất mạnh vào, như Thập toàn đại bổ thang (7) gia thêm Phụ tử, rồi bảo người sửa mình người bệnh nằm cho ngay, một người giữ cho mặt ngửa thẳng lên, rồi cạy miệng ra đổ thuốc vào cho uống, nếu đổ thuốc vào mà người bệnh không nuốt xuống được thì quay nghiêng mặt lại mà lắc cho nước thuốc nguội ấy trào ra, rồi lại đổ thuốc nóng vào, nếu vẫn không nuốt được mà lại nguội thì cho ra rồi lại đổ thuốc nóng vào, cứ làm như thế mấy lần là có thể nuốt được thuốc xuống, mà một lúc sẽ tỉnh lại, đó là phép của Lập-Trai.
Sản hậu bị trúng phong gọi là “nhục lao” cấm khẩu, hàm răng cắn chặt, tay chân co quắp cứng đờ, tim rối lên, mắt xếch ngược, thổ tả sắp chết, thì dũng Dơn kỉnh giới tán (165), Cổ kinh quy thang (164).

Bệnh kinh

(Co cứng)
Sản hậu huyết hư mà uốn ván gọi là kính, kính nghĩa là co cứng. Khí âm đột nhiên hư, âm hư thì sinh nóng ở trong, nóng quá thì sinh phong, cho nên bên ngoài hiện ra chứng phong giả, mà sự thật là âm huyết không đủ, không lấy gì nuôi gân mà sinh ra. Chứng quyết âm đại hư thì nên dưỡng âm bổ huyết, huyết mạnh mà hư phong tự dập tắt. Sản hậu nhiều mồ hôi, thỉ phong kết lại thành chứng kính là khó trị.

Cấm khẩu

Sản hậu trúng phong cấm khẩu là khí huyết mà phong nhập vào gân của hàm, má và miệng. Gân của Thủ tam dương liên lạc ở hàm, lúc sinh để thì hao tổn đến tạng phủ, hại đến gân mạch, phong xâm vào thì gân mạch của tam dương bị yếu một bên, gặp gió lạnh thì co rút lại, cho nên làm ra cấm khẩu, lại có người khí của tâm hư quá không thể nói lên được mà sinh cấm khẩu, chỉ lấy trong thuốc tuấn bổ kiêm dùng thuốc thông điều khí của tim.

Uốn ván

Sản hậu mà sinh uốn ván là vì khí huyết hao tổn, lỗ chân lông không kín, mô hôi ra quá nhiều, thần không làm chủ được, gân cốt không được bồi dưỡng, mà có trạng thái hư hao này là do khí huyết bị hư quá thi nên dùng đại tễ “Sâm, Quế, Truật, Quy, Địa” để mà ôn bổ, nếu không chuyển thì lại gia Phụ tử, hội Nhân sâm, gọi là “Sâm phụ thang”. Nếu còn chưa khỏi, thì đó là sức thuốc chưa đến nơi, thì nên dùng nhiêu.

Khiết túng

Khiết là gân mạch co quắp, túng là gân mạch bủn rủn. Nội kinh nói: “Can chỉ gân vã chứa huyết, can khí là dương, là hỏa, can huyết là âm, là thủy, mất huyết quá nhiều, hỏa của phần đương bốc mạnh, gân không có chỗ nuôi dưỡng mà sình bệnh, dùng Bát trân (3) gia Đan bì, Câu đằng để sinh huyết ở phần âm, nếu không chuyển thì dùng Tú quân gia Đan bì, Xuyên khung, Đương quy, Câu đằng đế bổ tỳ thổ. Vì huyết sinh ở Chí âm, Chí âm là tỳ thổ, vả lại khí có công sinh ra huyết, cho nên sau khi đè con thổ tá, tỳ vị hao tổn, cũng hay bị bệnh này, thì tức là chứng hư. Nếu tay chân và thân thể sợ lạnh, mạch vi tổ, đó là đủng chứng, nếu mạch phụ, đại, phát sốt, phiên khát, đo’ là chứng giả. Vậy chỉ nên cùng cố cán bản lã phải. Nếu bàng mạch vô lực, co quắp, mắt ngược lên không nháy, uốn ván, mồ hôi ra đọng thành giọt, thỉ không trị được.

Kinh sợ hồi hộp

Sản hậu kinh sợ hồi hộp là do sản hậu tạng hư, tâm khí không đủ, âm hư, tà nhiệt xâm vào tâm mà sinh hênh kinh sợ không tự an, hồi hộp không vững, trông mất không nháy mà không hay trăn trở, chẩn mạch thì động mà nhược, tức là chứng kinh quý, chỉ nên dưỡng huyết, thêm thuốc an thần vào, hễ huyết sinh ra được thì thần có chỗ nương tựa.

Phát cuồng

Sản hậu phát cuồng đó là âm huyết bóng nhiên băng, do can hư hỏa viêm đến cực điểm, nên dùng Trạch lan, Ngưu tất, Đương quy, Thục địa, Phục thần, Viễn chí, Táo nhân, gia nước đái trẻ em mà uổng. Nếu vì huyết xấu đình trệ thì dùng Điều kinh tán (21). Nếu vì tâm huyết hư tổn thì dùng Bá tử nhân tán (Nhật 166). Nếu vì thận hư âm hỏa bức lên, mà hành động như người điên thì dùng Bát vị thang (33) gia giảm mà uống. Cần phải biết sản hậu khí huyết đại hư mà sinh ra nhiêu chứng bệnh thì nên lấy hư làm gốc, mà chứng bệnh làm ngọn.

Miệng múi den sẩm mà đổ máu cam

Sách cho là sau khi đẻ mà bị chứng miệng, mũi có khí đen và mũi đổ máu cam là không thể chữa được, sao vậy? V1 tinh hoa của 5 tạng đều dồn lên ở mặt. Phàm sắc đỏ hồng là sinh khí của đương nhiệt, xanh đen là tuyệt khí của âm hàn. Huống chi miệng, mũi thuộc Dương minh là bộ phận nhiều huyết, nhiều khí, mã lại biểu hiện ra khí âm hàn thảm sát, thì có thể biết rõ khí dương hòa ở dạ dày đã suy lại. Lại đến cả mũi đổ máu cam nữa, thì dương vong và âm thoát rồi. Dạ dày hỏng, phổi hư, âm dương đều mất, cho nên không thể chữa được. Lại như sau khi đẻ, lưỡi tím đen là huyết đã chết trước rồi, thì không thể chữa được. Vì tâm chủ huyết, khí thiếu âm bị tuyệt, thì huyết, không thấm nhuần lên trên được.

Ho

Sau khi đẻ bị ho, đều thuộc về chứng vị thiếu khí kém (bất túc).

Vị là gốc của 5 tạng. Một khi vị khí bị hư, thì 5 tạng mất chỗ tựa, trăm bệnh mới sinh ra. Tuy nói là phế chủ da lông, do ló chân lông không kín mà gây nên ho, nhưng không biết phế thuộc tân (thiên can) Kim (ngũ hành), sinh ở kỳ (thiên can) thổ (ngũ hành), cũng do thổ (tỳ) hư không thê’ sinh kim, nên chân lông không kín, ngoại tà giải cảm, mà âm hỏa bốc lên, thì nên bổ tỳ thổ để sinh kim tưới, thận thủy để chê’ hỏa. Trên đầy tràn về bệnh phế mà trách đến vị, là cho thổ không thẻ sinh kim được. Nhưng sao không nghĩ đến chỗ con có thể’ làm mẹ hư, mà trách cả đến thận nữa? vỉ thận chủ nạp khí. Ho là khí không thể nạp được, thì tuy bệnh phế mà thực là bệnh thận.

Sốt rét

Sau khi đỏ được trong ngoài nửa tháng, bị chứng nóng thoạt rét hoặc chiều hôm, ban đêm phát nóng; hoặc một ngày 2, 3 Lần sốt. Phát sót có kỳ hạn, chứng giống như sốt rét, là do khí huyết điều tiết hết, dương khí sinh hàn, âm hư phát sốt, chớ chữa theo chứng sốt rét, đừng dùng tầm bậy thang Sài hồ. Chi có điều bổ khí huyết, thì nóng rét tự nhiên trừ đi, liềm dương vào để tàng trữ, thì hứng nóng rét tự nhiên khỏi.

Nậu lao (1)

Sau khi đẻ bị chứng nậu lao, là do sinh đẻ còn ít ngày, khí huyết hư yếu, nuôi nấng thất thường mà sinh ra, làm cho hư thiếu, nhọc mỏi bỗng nằm bỗng dậy, dáng mặt tiều tụy, ăn uống không ngon, miệng nhạt, đầu tối, mắt hoa, các đốt xương đau nhức, thường thường đổ mồ hôi trộm, nóng rét, hình như chứng sốt rét, chân tay không giơ lên được, trầm trọng nằm liệt giường đó là chứng trạng nậu lao, không có kỳ hạn nào, cần phải điều dưỡng cho bình phục, mới có thể làm việc được nẾu không thì khí huyết lại bị thương tổn, rốt cục thành chứng lao. Cách chữa nên bổ tỳ làm chủ yếu, giúp thêm cách điều hòa khí huyết. Vì ân uống được thì tinh khí hóa sinh, các tạng đều chỗ nương tựa.

Sau khi đẻ bị chứng nậu lao, nên dùng Thập toàn đại bổ thang (7) bỏ Xuyên khung, gia Tục đoạn, Miết giáp, Tang ký sinh, Đào nhân, đều tán bột, rồi dùng một đôi cật heo (bỏ màng mỡ), một nhát gừng, 3 quả táo, nước hai chén, đem nấu lấy một chén, cho 2 đồng cân thuốc bột trước vào, và cho thêm Ò mai nửa quả. Kinh giới 5 ngọn, sắc cùng với nước, uống khi bụng đói. Nếu bị bệnh nóng rét, thì dùng Đương quy sinh khương dương nhục thang (143), yêu từ thang (167).

Huyết băng

Sau khi đẻ huyết băng, là do huyết ra quá nhiều, khí huyết hư quá, chưa được bình phục; hoặc nhân làm việc nhọc mệt, hoặc nhân sợ hãi mà gây nên, nên bổ tâm tỳ để thông huyết. Nếu bụng dưới đầy, đau không ngùng, mà mạch thực, đại, khẩu, sác, là do huyết của can đã kiệt, khí của can cũng hư hỏng theo, thì khó chữa. Nếu bụng dưới trướng đầy, nắn vào thấy đau, là do trong có ứ huyết, chưa co’ thể vội chỉ huyết, nếu chỉ huyết thì tất đến chứng lâm lậu.

Đại tiện khó

Sau khi đẻ đại tiện khó, lã do trong tràng vị không có máu. Đại tràng là chức phận đùn đẩy, biển hóa do đó mà ra. Sau khi đẻ, tân dịch hao tổn, trong dạ dày khô ráo, chất tinh vi không kịp chuyển xuống, cho nên cặn bã ngừng trệ, gây nên đại tiện khó; cũng do huyết ra quá nhiều, bên trong mặt hết tân dịch, nhưng đại tràng chủ về tân, tiểu tràng chủ vê dịch. Đại tràng, tiểu tràng lại phải nhờ dương khí của tỳ vị, mới có thể vận hành tân dịch lên thượng tiêu, nay sau khi đẻ hư quá, nguyên khí trong dạ dày đã kém, tân dịch ở đại tràng và tiểu tràng đều bị tổn hại, cho nên đại tiện khó đi, đó là phải lắm. Chỉ nên điều trung dưỡng huyết, nhất thiết không nên đơn thuần dùng Ma hoàng, Chỉ xác, nó chỉ làm hao mất khí nuôi sống tràng vị mà thôi.

Chứng lâm

Sau khi đẻ bị chứng lâm chứng bí. Tam nhân nói: “‘Khi có thai nên an thai, sau khi đẻ nên trục huyết” “, hai câu đó rất là khấn yếu. Như: khi có thai bị chứng lâm“, hoặc do khí hư không tiêu hóa, nên dùng Sâm, Kỳ để bổ khí, an thai, không nên quá dùng các vị thuốc có tính thẩm lợi. ‘Sau khi đỏ bị chứng lâm“, hoặc do huyết hôi ngừng trệ, nên dùng Cù mạch, Bồ hoàng làm thuốc chủ chốt. Nếu huyết hư, nhiệt uất, nên dùng Lục vị hoàn (1), Tiêu dao tán (42), để bổ âm dưỡng huyết, thấm nhuần vào nguồn tiêu hóa, mà thêm thuộc dẫn huyết thì được. Lại có người do sự đỡ đẻ không cẩn thận, đến nỗi tổn hại đến bào thai, mà bị chứng lãm lịch. Dan Khê nói: Có bà Từ thị tuổi trẻ bị bệnh này, nhân đó tôi nghĩ: cơ nhục bị vỡ rách ở bên ngoài, mà có thể vá lành được, thì tuy ràng bào thai bị thương tưởng cũng có thể chữa được. Tôi xem mạch thấy hư lắm. Nhân đó biết rằng phàm đàn bà đẻ khó phần nhiều là khí hư, sau khi đẻ rồi, khí huyết lại càng hư, nên dùng Sâm truật cao, (168) là thứ thuốc bổ mạnh, sắc với nước luộc bong bóng heo hoặc dê mà uống khi rất đói một tháng thi khỏi, làm cho khí huyết chóng mạnh thì bào thai lành dược. Nếu để chậm một chút, thì cũng khó thành công.

Đại tiểu tiện không thông

Sau khi đẻ, đại tiểu tiện không thông, là do tràng vị vốn kém có chứng nhiệt. Sau khi đẻ, nước và máu đều ra, tân dịch bị hao kiệt, tràng vị khô sáp, nhiệt khí táo kết lại, cho nên sinh chứng đại tiểu tiện không thõng. Co’ người đàn bà đẻ bị chứng này, uống sữa người và sữa bò mả thông, cho nên không gì bằng bổ thận. Vì thận chủ về 5 thứ dịch (2) và chủ đề tiền âm và hậu âm.

Đái vãi luôn không nín được

Sau khi đè bị chứng đái vãi không nín được, là thận khí không củng cổ, dùng Ngũ vị tử hoàn (169) là bài chủ chốt chữa chứng này. Nếu tỳ vị hư nhược, dùng Bổ trung thang (2) uống với Hoàn thiếu đan một lúc. Tỳ thận hư hàn, dùng Bát vị hoàn (Huyền/1) uống kèm với Tứ thân hoàn (138).

Đại tiểu tiện ra máu

Sau khi đẻ tiểu tiện ra máu là nhân khí huyết hư mà nhiệt lấn vào, huỵết gặp nóng thì chảy thấm vào trong bàng quang, cho nên huyết đi theo tiểu tiện mà ra. Co’ người sản phụ đái ra máu, mặt vàng, bụng đầy, ăn ít, đó là can mộc lấn tỳ thổ, dùng gia vị Tiêu dao tán (67), Bổ trung thang (2) uống kèm với nhau mà bệnh khỏi.

Sau khi đẻ, bị chứng đại tiện ra máu, là do: hoặc khi ăn, uống, sinh hoạt không điều độ; hoặc lục dâm (phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa) xâm phạm; hoặc thất tình (mừng, giận, lo, nghĩ, buồn, sợ, kinh hãi) thương tổn, đến nỗi nguyên khí hư nhược, âm huyết tổn thương. Nếu do đồ ăn béo bổ sinh tích nhiệt, rượu nồng gây thấp độc thi nên làm cho thanh nhiệt, vỉ giận động đến can hỏa, uất kết hại tỳ, lo nghĩ hại tâm, thì nên hòa can và điều tâm, tỳ; đại tràng có phong nhiệt, huyết nhiệt thì nên làm mát huyết, trừ phong, tràng, vị hư nhược nguyên khí hãm xuống, thì nén đại bổ kiêm thăng đề. Huống chi sau khi đổ khí huyết đã quá hư, lại phạm vào chứng mạch lạc bị thương mất máu, há chẳng nên kíp cùng có nguyên khí của tỳ, để làm cho công dụng nuôi huyết, điều huyết được tốt hay sao?

Ung thư (1)

Sau khi đẻ trong ngoài nửa tháng, bỗng phát nhọt sưng ở chân tay, hoặc ngực, bụng, là do khí huyết hôi chưa ra hết, ngưng trệ khắp trong kinh lạc; hoặc khí huyết hư nhược, vinh khí không thông, nghịch lên ở trong thớ thịt. Như huyết xấu ứ trệ thì sưng đỏ và đau, mà mạch huyền, hồng có lực, cách chữa chủ yếu là trong bổ huyết, hành huyết, nên thêm thuốc trục ứ, thông khí. Như khí huyết hư nhược, vinh khí bị sáp, vệ khí nghịch lên, thỉ ung nhọt trầm trầm lan rộng mà mạch hư vi vô lực, chữa nên đại bổ nguyên khí làm chủ, như bài Thập toàn (7) bài Bát trân (3), để giữ vững nguồn gốc, phò vị khí, khí mạnh, huyết hòa thỉ ung độc tự tiêu tan. Nếu chữa theo cách nhọt độc mà dùng phương thuốc thanh lương (mát) giải độ, thế tất nhiên sẽ không nung mủ, cũng không vỡ mù, mà biến thành chứng nguy.

Kinh nguyệt không thông

Sau khi đẻ, kinh nguyệt không thông, thì không cần phải uống thuốc Mạch Xung, mạch Nhâm của đàn bà, là bể của kinh lạc, đều bắt đầu ở 2 kinh Thủ thái âm, Thủ thiếu âm trong bạo lạc, đi lên làm thành sửa, đi xuống làm thành kinh nguyệt. Nếu sau khi đẻ huyết ra nhiều quá, thì sữa thường có khi không thông. Nếu đàn bà đương có sữa, mà trong một năm hoặc nửa năm, kinh nguyệt không ra, đó là việc thường. Nếu trong ngoài nửa năm kinh ra là người tuổi tré khỏe huyết thịnh. Nếu sau khi để 1, 2 năm kinh nguyệt không thông mà không có chứng bệnh khác, thì cũng bất tất phải uống thuốc thông kỉnh. Vi đó có khi do vinh vệ lao tổn, mạch Xung mạch Nhâm hư, khí huyết suy kém mà gây nên. Chỉ nên uống thứ thuốc mạnh tỳ vị và bổ huyết, tự nhiên là kinh nguyệt thông. Nếu cố làm cho thông kinh, thì cũng không khác gì người xưa muốn cho lúa chóng lớn mà lại đem nhổ lúa lên.

Sữa không ra và sữa tự ra

Đàn bà đẻ, hễ mạch Xung mạch Nhâm huyết vượng, tỳ vị khí mạnh, ăn uống điều hòa, thì sữa đầy đủ mà đặc, do nguồn gốc sinh hóa mạnh thịnh. Nếu tỳ vị khí yếu, ăn uống kém.
Còn như sữa không ra là vì hai lý do;

  • Có người khí huyết thịnh mà sữa bế tắc không ra.
  • Có người khí huyết hư mà khô sáp không ra. Trong 2 trường hợp ấy, nếu là khí huyết hư thì bổ, như loại Thập toàn, Bát trân v.v… Nếu là khí huyết thịnh thì sơ thông như Mạch môn đông, Qua lâu (nhàn), Thiên hoa phấn, Nhân sâm, Quỳ tử, lá lách leo, Mộc thông, Lậu lô, giò heo V.V.. nãu lên mã ãn.

Có chứng sữa tự ra, nếu vị khí hư mà không thể thu liễm được tân dịch, thì nên bổ vị khí để thu lại, nếu khí huyết hư quá, khí không hộ vệ bên ngoài, huyết không bồi dưỡng bên trong, mà sữa cứ chảy ra, thì nên điều bổ vinh vệ, để ngăn giữ lại; nếu chưa đẻ mà sữa tự ra, thì gọi là nhũ khấp (sữa ra trước khi đẻ), đẻ con phần nhiều không nuôi được; nếu đàn bà đẻ sau khi làm việc mệt nhọc mà sữa chảy ào ra, đó là dương khí hư mà sẽ nghịch lên, thì dùng Độc sâm thang làm chủ yếu.

Sa dạ con

Sau khi đẻ sa dạ con phần nhiều là do đàn bà sinh đẻ dùng sức rặn mạnh quá, đến nỗi sa dạ con mà bực tức sưng đau, đến khi gánh vác nặng hay giao cấu một, đều có thể phát bệnh, nước trong ra liên miên, tiểu tiện đầm đìa, nên trong uống phương thuốc thăng bổ; ngoài dùng Lưu hoàng. Ò tác cốt, Ngũ vị tử, tán bột chấm vào chỗ bị thương.

Âm hộ không co lại

m hộ không co lại gọi là Ngọc môn bất bế do nguyên khí vốn yếu, khi có thai, thiếu bồi dưỡng đến nói huyết khí không co’ thể thu hút được mà sinh ra bệnh này, thl dùng Thập toàn đại bổ thang (7). Có người đẻ lần đầu, âm hộ sưng phồng, hoặc đau ran không khép kín được, đó là can kinh hư nhiệt, thì dùng gia vị tiêu dao tán (68). nếu sưng không khép lại được, thì dùng BỔ trung thang (2) gia thêm Ngũ vị tử. Tuy sưng nóng lắm, nhưng rất kỵ thuốc hàn lương, âm hộ không khép kín, đều do khí hư, huyết thoát mà sinh ra. Các y án của Đan Khê và Lập Trai, thấy có chứng bệnh này mà chữa đều khỏi, là chứng nào cũng chỉ dùng Nhân sâm, Hoàng kỳ, Đương quy, Thục địa… gia thêm các vị thuốc có tính thăng đê lên và thu sáp lại mà thôi. Lại có người có người tử cung sưng to, 2 ngày mới thu vào, mà bị đứt rơi ra một miếng như gan heo, sác mặt úa vàng, sốt cơn, đổ mồ hôi, biếng ăn mỏi mệt, dũng Thập toàn đại bổ thang (7) cho uống 30 thang mà bệnh khỏi.

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here