Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc ZinC tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: ZinC là thuốc gì? Thuốc ZinC có tác dụng gì? Thuốc ZinC giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết
ZinC là thuốc gì?
ZinC là một sản phẩm của công ty Dược Phẩm Nam Hà (Việt Nam), là thuốc dùng trong điều trị thiếu kẽm , với các hoạt chất là Kẽm Gluconat với hàm lượng 70 mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 gói
Thuốc ZinC giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc ZinC có 25 gói, mỗi gói 3g, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 97500vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
ZinC là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc ZinC tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Racedagim là một sản phẩm của công ty Công ty CP Dược phẩm Agimexpharm
- Thuốc Tozinax là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm BIDIPHAR I
- Thuốc Peditral do công ty Searle Pakistan., Ltd sản xuất
Tác dụng
Kẽm có trong cấu tạo của nhiều loại enzyme: glutamic dehydrogenase, carboxypeptidase A và B,….Kẽm đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các hợp chất thiết yếu trong cơ thể: glucid, protid, acid nuclec
Công dụng – Chỉ định
Điều trị cho bệnh nhân thiếu kẽm mức độ từ nhẹ cho tới vừa: suy nhược thần kinh, suy dinh dưỡng, rối loạn giấc ngủ,nhiễm khuẩn hệ hô hấp, khô mắt, nhìn mờ, quáng gà, bỏng nặng, rối loạn đường tiêu hóa
Điều trị cho bệnh nhân thiếu kẽm mức độ nặng: viêm âm hộ, hậu môn; tổn thương da điển hình, loạn dưỡng móng
Điều trị cho bệnh nhân cần bổ sung kẽm như: trẻ em còi xương, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, thiếu dinh dưỡng trong chế độ ăn, tiêu chảy
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Dạng bột: Nên uống thuốc vào sau khi ăn. Thuốc được bào chế dạng viên bột nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống nên hòa tan trong nước đun sôi để nguội
Liều dùng:
Liều dùng dành cho trẻ em từ 6 tới 12 tháng : mỗi ngày dùng 35 mg, tương đương với ½ gói, chia làm 1-2 lần trong ngày.
Liều dùng dành cho trẻ em từ 1 tới 3 tuổi : mỗi ngày dùng 35-70 mg, tương đương với ½ -1gói, chia làm 1-2 lần trong ngày.
Liều dùng dành cho trẻ em từ 3 tới 10 tuổi : mỗi ngày dùng 70 mg, tương đương với 1 gói, chia làm 1-2 lần trong ngày.
Liều dùng dành cho trẻ em từ 10 tuổi trở lên : mỗi ngày dùng 140-210 mg, tương đương với 2-3 gói, chia làm 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 1 gói
Điều chỉnh liều tuân theo chỉ định của bác sĩ
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc ZinC cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc ZinC
- Thận trọng khi sử dụng với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày tá tràng, nôn ói
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc ZinC
Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa
- Buồn nôn, nôn
- Tiêu chảy
- Khó tiêu, đau bụng
- Bệnh dạ dày
Tác dụng phụ ít gặp: thiếu máu
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc ZinC thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng, thuốc ZinC có thể tương tác với một số nhóm thuốc khác, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể như:
Thuốc chứa calci, sắt làm giảm hấp thu thuốc
Thuốc chứa Cu
Nhóm thuốc kháng sinh tetracyclin: Tetracyclin, Oxytetracyclin, Chlortetracyclin, Demeclocyclin
Nhóm thuốc kháng sinh quinolone: Pefloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc ZinC
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.