Stadnex 20 CAP là thuốc được dùng khá phổ biến hiện nay trong điều trị các bệnh lý trào ngược dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, viêm thực quản,…Vậy Stadnex 20 CAP là thuốc gì, có những lưu ý gì trong quá trình sử dụng. Bài viết dưới đây Nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) sẽ gửi đến quý bạn đọc những thông tin hữu ích về sản phẩm này.
Thuốc Stadnex 20 CAP là gì?
Stadnex 20 CAP là thuốc kê đơn điều trị các bệnh loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày.
Thành phần chính là Esomeprazol hàm lượng 20 mg có tác dụng ức chế enzym H+/K+ ATPase ở tế bào viền dạ dày, ức chế giai đoạn cuối cùng của bài tiết acid dạ dày do đó ngăn cản sự bài tiết các ion H+ vào dạ dày.
Nhà sản xuất: Công ty TNHH LD Stellapharm – Chi nhánh 1.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên, Hộp 4 vỉ x 07 viên.
Số đăng ký: VD-22345-15.
Thành phần
Thành phần trong 1 viên nang cứng:
Esomeprazol :…………………………………..20mg
Tá dược :…………………………………………Vừa đủ 1 viên nang cứng.
Tác dụng của thuốc Stadnex 20 CAP
Esomeprazol là dạng đồng phân S của Omeprazol và làm giảm sự bài tiết acid dạ dày bằng một cơ chế tác dụng chuyên biệt. Thuốc là chất ức chế đặc hiệu bơm acid ở tế bào thành.
Esomeprazol là một base yếu, được tập trung và biến đổi thành dạng có hoạt tính trong môi trường acid cao ở ống tiểu quản chế tiết của tế bào thành, tại đây thuốc ức chế bơm H+K+-ATPase và ức chế cả sự tiết dịch cơ bản lẫn sự tiết dịch do kích thích.
Tác động lên sự tiết acid dịch vị
Sau khi dùng liều uống esomeprazol 20mg và 40mg, thuốc khởi phát tác động trong vòng 1 giờ. Sau khi dùng lặp lại liều esomeprazol 20mg, 1 lần/ ngày trong 5 ngày, sự tiết acid tối đa trung bình giảm 90%.
Tác động trị liệu của sự ức chế acid
Khi dùng esomeprazol 40mg, khoảng 78% bệnh nhân viêm thực quản do trào ngược được chữa lành sau 4 tuần và khoảng 93% được chữa lành sau 8 tuần.
Điều trị bằng esomeprazol 20mg, 2 lần/ ngày và kháng sinh thích hợp trong 1 tuần đã diệt trừ Helicobacter pylori thành công ở khoảng 90% bệnh nhân. Sau khi điều trị diệt trừ trong 1 tuần, không cần dùng thêm thuốc kháng tiết acid đơn trị liệu để chữa lành loét và giảm triệu chứng ở bệnh nhân loét tá tràng không biến chứng.
Công dụng và chỉ định của Stadnex 20 CAP
Người lớn
Thuốc stadnex 20 được chỉ định cho các trường hợp:
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược.
Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát.
Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Kết hợp với một số phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori và
Chữa lành loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori và
Phòng ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng ở bệnh nhân loét có nhiễm Helicobacter pylori.
Bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) liên tục
Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAIDS.
Phòng ngừa loét dạ dày và tá tràng do dùng thuốc NSAIDS ở bệnh nhân có nguy cơ.
Điều trị kéo dài sau khi đã điều trị phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày tá tràng bằng đường tĩnh mạch.
Điều trị hội chứng Zolliger Ellison.
Trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược.
Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát.
Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori.
Dược động học
Hấp thu và phân bố
Esomeprazol dễ bị phân hủy trong môi trường acid và được uống dưới dạng hạt bao tan trong ruột.
Esomeprazol được hấp thu nhanh với nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được khoảng 1-2 giờ sau khi uống.
Độ sinh khả dụng tuyệt đối là 50% sau khi uống liều đơn 20mg và tăng lên 68% sau khi uống liều lặp lại 1 lần/ngày.
Thể tích phân bố biểu kiến ở trạng thái hằng định trên người khỏe mạnh khoảng 0,22l/kg trọng lượng cơ thể.
Esomeprazol gắn kết với 97% protein huyết tương.
Thức ăn làm giảm và làm chậm sự hấp thu của thuốc mặc dù điều này không ảnh hưởng đáng kể đến tác động của Esomeprazol lên sự tiết acid dạ dày.
Chuyển hóa và bài tiết
Esomeprazol được chuyển hóa hoàn toàn qua hệ thống CYP450.
Phần chính của quá trình chuyển Esomeprazol phụ thuộc vào enzym CYP2C19 đa hình thái, tạo thành các chất chuyển hóa hydroxyl và desmethyl của Esomeprazol.
Phần còn lại của quá trình chuyển hóa phụ thuộc vào một chất đồng dạng đặc hiệu khác, CYP3A4, tạo thành Esomeprazole sulphone, chất chuyển hóa chính trong huyết tương.
Các chất chuyển hóa chính của Esomeprazol không ảnh hưởng đến sự tiết acid dạ dày.
Khoảng 80% Esomeprazol liều uống được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa, phần còn lại qua phân. Ít hơn 1% thuốc dạng không được tìm thấy trong nước tiểu.
Dược động học của thuốc Stadnex 20 CAP trên bệnh nhân suy giảm chức năng các cơ quan
Sự chuyển hóa của Esomeprazol có thể bị suy giảm ở bệnh nhân suy giảm chức năng gan từ nhẹ đến trung bình. Tốc độ chuyển hóa giảm ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan nặng, dẫn đến làm tăng gấp đôi AUC của Esomeprazol. Vì vậy không dùng quá liều tối đa 20mg ở bệnh nhân rối loạn chức năng gan nặng. Esomeprazol hoặc các chất chuyển hóa chính không có khuynh hướng tích lũy khi dùng liều 1 lần/ ngày.
Chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận. Vì thận chịu trách nhiệm trong việc bài tiết các chất chuyển hóa của Esomeprazol nhưng không chịu trách nhiệm cho sự đào thải thuốc dưới dạng không đổi, người ta cho là sự chuyển hóa của Esomeprazol không thay đổi ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
==>> Xem thêm thuốc có cùng công dụng: Thuốc Pantoprazol 40mg: công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Liều dùng – cách dùng thuốc Stadnex 20 CAP
Liều dùng
Người trưởng thành
Điều trị loét tá tràng: Liều khuyến cáo ở bệnh nhân loét tá tràng tiến triển là 20mg 1 lần/ngày. Ở hầu hết bệnh nhân, vết loét lành trong khoảng 2 tuần. Đối với những bệnh nhân không lành hoàn toàn sau lần điều trị đầu tiên vết loét thường lành sau khoảng 2 tuần điều trị sau đó. Ở những bệnh nhân đáp ứng kém với thuốc, esomeprazol 40mg được khuyến cáo và vết loét thường lành sau 4 tuần.
Dự phòng tái phát loét tá tràng: Để dự phòng loét tá tràng ở những bệnh nhân H.pylori âm tính hoặc không thể tiêu diệt được H.pylori, liều khuyến cáo là 20mg 1 lần/ngày. Ở một số bệnh nhân liều 10mg có thể phù hợp. Khi không đáp ứng với liều khuyến cáo có thể tăng liều 40mg.
Điều trị loét dạ dày: Liều khuyến cáo là 20mg 1 lần/ngày. Ở hầu hết bệnh nhân vết loét lành trong khoảng 4 tuần. Ở những bệnh nhân không lành sau lần điều trị đầu tiên, vết loét thường lành sau khoảng 4 tuần điều trị sau đó. Ở bệnh nhân đáp ứng kém với thuốc, liều khuyến cáo 40mg 1 lần/ngày được khuyến cáo và vết loét có thể lành trong vòng 8 tuần.
Dự phòng tái phát loét dạ dày: Liều khuyến cáo 20mg 1 lần/ngày. Có thể tăng liều lên 40mg 1 lần/ngày.
Kết hợp với kháng sinh thích hợp điều trị nhiễm H.pylori trong loét dạ dày.
Điều trị loét dạ dày – tá tràng liên quan đến NSAIDs: Liều khuyến cáo là 20mg 1 lần/ngày. Ở hầu hết các bệnh nhân, vết loét sẽ lành trong vòng 4 tuần. Đối với những bệnh nhân vết loét không lành hoàn toàn trong lần điều trị đầu tiên, vết loét sẽ lành vòng 4 tuần điều trị sau đó.
Dự phòng loét dạ dày tá tràng liên quan đến NSAIDs ở những bệnh nhân có nguy cơ: Liều khuyến cáo là 20mg 1 lần/ngày.
Điều trị viêm thực quản trào ngược: Liều khuyến cáo là 20mg 1 lần/ngày. Ở hầu hết bệnh nhân sẽ khỏi sau 4 tuần điều trị. Ở những bệnh nhân không khỏi hoàn toàn sau lần điều trị đầu tiên, bệnh nhân sẽ khỏi trong 4 tuần điều trị tiếp theo.
Ở bệnh nhân viêm thực quản nặng, liều khuyến cáo là 40mg 1 lần/ngày và bệnh nhân sẽ khỏi sau 8 tuần điều trị.
Kiểm soát lâu dài bệnh nhân viêm thực quản trào ngược đã khỏi: Liều khuyến cáo là 10mg 1 lần/ngày có thể tăng lên 20-40mg 1 lần/ngày nếu cần thiết.
Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Liều khuyến cáo là 20mg 1 lần/ngày. Bệnh nhân có thể đáp ứng với liều 10mg/ngày vì vậy cần hiệu chỉnh liều cho phù hợp với từng bệnh nhân cụ thể. Nếu không kiểm soát được triệu chứng sau 4 tuần điều trị với liều 20mg/ngày, cần phải tiến hành các xét nghiệm và kiểm tra khác.
Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Liều cần được hiệu chỉnh với từng bệnh nhân cụ thể và điều trị tiếp tục theo yêu cầu trên lâm sàng. Liều khuyến cáo là 60mg/ngày. Tất cả những bệnh nhân nặng và đáp ứng kém với các biện pháp điều trị khác đã được điều trị hiệu quả và hơn 90% bệnh nhân duy trì liều esomeprazol 20-120mg/ngày. Khi liều dùng quá 80mg/ngày cần chia làm 2 lần.
Trẻ em
Trẻ em trên 1 tuổi và nặng hơn 10kg:
Tuổi | Cân nặng | Liều dùng |
>= 1 tuổi | 10-20kg | 10mg 1 lần/ngày, có thể tăng lên 20mg 1 lần/ngày nếu cần thiết. |
>= 2 tuổi | >20kg | 20mg 1 lần/ngày, có thể tăng lên 40mg 1 lần/ngày nếu cần thiết. |
Trẻ em và thiếu niên trên 4 tuổi: Kết hợp với kháng sinh điều trị loét dạ dày tá tràng do H.Pylori.
Cân nặng | Liều dùng |
15 – 30kg | Kết hợp với 2 kháng sinh: esomeprazol 10mg, amoxicillin 25mg/kg cân nặng và clarithromycin 7,5mg/kg cân nặng, mỗi thuốc 2 lần/ngày trong 1 tuần. |
31 -40kg | Kết hợp với 2 kháng sinh: esomeprazol 20mg, amoxicillin 750mg và clarithromycin 7,5mg/kg cân nặng, mỗi thuốc 2 lần/ngày trong 1 tuần. |
>40kg | Kết hợp với 2 kháng sinh: esomeprazol 20mg, amoxicillin 1g và clarithromycin 500mg, mỗi thuốc 2 lần/ngày trong 1 tuần. |
Suy thận
Không cần phải hiệu chỉnh liều ở những bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Suy gan
Ở những bệnh nhân có chức năng gan suy giảm liều 10-20mg có thể thích hợp.
Người cao tuổi
Không cần thiết phải hiệu chỉnh liều ở người cao tuổi.
Cách dùng
Dùng thuốc vào buổi sáng, uống toàn bộ viên thuốc với khoảng 150-200ml nước. Không nhai hoặc ngậm viên thuốc.
Đối với bệnh nhân khó nuốt hoặc trẻ em không thể uống hoặc nuốt thức ăn bán rắn: Bệnh nhân có thể bẻ viên và phân tán trong 1 thìa nước không bị cacbonat hóa và nếu muốn, có thể trộn với một ít nước hoa quả. Bệnh nhân nên dùng thuốc ngay sau khi phân tán hoặc trong vòng 30 phút và phải luôn khuấy đều trước khi uống và tráng với 1 nửa cốc nước. Không uống nước với sữa hoặc nước bị carbonat hóa.
Không nhai các hạt pellet tan trong ruột.
Chống chỉ định
Tiền sử quá mẫn với esomeprazol, phân nhóm benzimidazole hay các thành phần khác trong công thức.
Không nên sử dụng Stadnex 20 đồng thời với nelfinavir, atazanavir.
Tác dụng không mong muốn
Các tác dụng không mong muốn phổ biến nhất hay gặp là: Đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn.
Rối loạn máu và hệ bạch huyết
Hiếm gặp: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
Rất hiếm gặp: Mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu.
Rối loạn hệ miễn dịch
Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn như sốt, phù mạch, sốc phản vệ.
Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
Ít gặp: Phù ngoại biên.
Hiếm gặp: Giảm natri máu.
Chưa biết: Giảm magnesium máu, giảm magnesium máu nặng có thể liên quan đến giảm calci máu. Giảm magnesium máu có thể dẫn đến giảm kali máu.
Rối loạn tâm thần
Ít gặp: Mất ngủ.
Hiếm gặp: Lú lẫn, trầm cảm, kích động.
Rất hiếm: Nóng nảy, ảo giác.
Rối loạn hệ thần kinh
Thường gặp: Nhức đầu.
Ít gặp: Choáng váng, dị cảm, ngủ gà.
Hiếm gặp: Rối loạn vị giác.
Rối loạn mắt
Hiếm gặp: Nhìn mờ.
Rối loạn tai và mê đạo
Ít gặp: Chóng mặt.
Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất
Hiếm gặp: Co thắt phế quản.
Rối loạn tiêu hóa
Thường gặp: Đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, buồn nôn, nôn.
Ít gặp: Khô miệng.
Hiếm gặp: Viêm miệng, nhiễm candida đường tiêu hóa.
Rối loạn gan mật
Ít gặp: Tăng men gan.
Hiếm gặp: Viêm gan có hoặc không có vàng da.
Rất hiếm: Suy gan, bệnh não ở bệnh nhân đã có bệnh gan.
Rối loạn da và mô dưới da
Ít gặp: Viêm da, ngứa, nổi mẩn, mề đay.
Hiếm gặp: Hói đầu, nhạy cảm với ánh sáng.
Rối loạn cơ xương và mô liên kết
Ít gặp: Gãy xương hông, cổ tay và cột sống.
Hiếm gặp: Đau khớp, đau cơ.
Rất hiếm: Yếu cơ
Rối loạn thận và hệ tiết niệu
Rất hiếm: Viêm thận kẽ, ở một số bệnh nhân tình trạng suy thận đi kèm đã được báo cáo.
Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú
Rất hiếm: Nữ hóa tuyến vú.
Tương tác thuốc
Sự giảm acid dịch vị trong quá trình dùng esomeprazol có thể làm tăng hoặc giảm hấp thu của thuốc mà sự hấp thu phụ thuộc vào pH dịch vị: Nelfinavir, Atazanavir. Nồng độ Nelfinavir, Atazanavir trong máu giảm khi dùng đồng thời với esomeprazol.
Digoxin: Sử dụng đồng thời esomeprazol (20mg 1 lần/ngày) và digoxin trên người tình nguyện khỏe mạnh làm tăng 10% sinh khả dụng của digoxin. Độc tính của digoxin được báo cáo rất ít. Tuy nhiên, cần thận trọng khi phối hợp nếu dùng esomeprazol liều cao ở người cao tuổi. Cần kiểm soát chặt chẽ đáp ứng của bệnh nhân với digoxin.
Clopidogrel: Trong một nghiên cứu lâm sàng, bệnh nhân dùng Clopidogrel (300mg liều khởi đầu, sau đó là 75mg/ngày) đơn độc và phối hợp với esomeprazol (80mg Clopidogrel) trong 5 ngày. Lượng sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính của Clopidogrel giảm 46% (ngày 1) và 42% (ngày 5) khi dùng phối hợp. Tác dụng ức chế kết tập tiểu cầu giảm khi dùng phối hợp. Ở nghiên cứu khác, sử dụng 2 thuốc khác xa nhau không ngăn cản được tương tác giữa các thuốc và tương tác này có thể do tác dụng ức chế của esomeprazol trên enzym CYP2C19.
Khi dùng đồng thời với esomeprazol, hấp thu của posaconazole, erlotinib, ketoconazol, itraconazol bị giảm mạnh và do đó hiệu quả lâm sàng có thể giảm.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý khi sử dụng
Khi có sự hiện diện của bất kỳ triệu chứng báo động nào như giảm cân đáng kể không chủ ý, nôn tái phát, khó nuốt, nôn ra máu hay đại tiện phân đen và khi nghi ngờ hoặc bị loét dạ dày nên loại trừ bệnh lý ác tính vì điều trị bằng thuốc Stadnex 20 có thể làm giảm triệu chứng và làm chậm trễ việc chẩn đoán.
Bệnh nhân điều trị thời gian dài (đặc biệt bệnh nhân điều trị trên 1 năm) cần được theo dõi thường xuyên.
Bệnh nhân điều trị theo chế độ khi cần thiết nên liên hệ với bác sĩ nếu có các triệu chứng thay đổi về đặc tính.
Điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nhẹ nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
Esomeprazol, cũng như các thuốc kháng acid khác, có thể làm giảm hấp thu vitamin B12 do sự giảm hoặc thiếu acid dịch vị. Điều này cần được cân nhắc ở những bệnh nhân giảm dự trữ vitamin B12 hoặc có nguy cơ giảm hấp thu vitamin B12 khi điều trị dài hạn.
Đã có các báo cáo về giảm magnesi máu nặng ở những bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton như esomeprazol trong ít nhất 3 tháng, và trong đa số các trường hợp là trong 1 năm. Biểu hiện nặng của giảm magnesi máu như mệt mỏi, co cứng, mê sảng, co giật, choáng váng và loạn nhịp thất có thể xảy ra nhưng khởi phát âm thầm và không được lưu tâm. Ở đa số bệnh nhân, tình trạng giảm magnesi máu được cải thiện sau khi sử dụng liệu pháp magnesi thay thế và ngừng sử dụng PPI.
Đối với các bệnh nhân cần được điều trị kéo dài hoặc những bệnh nhân dùng đồng thời PPI với Digoxin hoặc các thuốc khác có thể gây hạ magnesi máu.
Các thuốc ức chế bơm proton đặc biệt khi dùng liều cao và kéo dài (trên 1 năm), có thể làm tăng nhẹ nguy cơ gãy xương hông, xương cổ tay và cột sống, đặc biệt ở bệnh nhân cao tuổi hoặc có sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ khác.
Ảnh hưởng của thuốc Stadnex 20 lên phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai
Chưa có dữ liệu lâm sàng về việc dùng thuốc Stadnex 20 trên phụ nữ có thai.
Các nghiên cứu về esomeprazol trên động vật không cho thấy thuốc có tác động có hại trực tiếp hay gián tiếp trên sự phát triển của phôi thai và thai nhi.
Phụ nữ cho con bú
Nghiên cứu trên động vật đã cho thấy Esomeprazol bài tiết trong sữa mẹ. Bài tiết của thuốc trong sữa mẹ đã được báo cáo. Vì vậy, quyết định về việc có nên sử dụng tiếp hay không tiếp tục cho con bú hoặc không tiếp tục điều trị với Esomeprazol cần phải cân nhắc đến lợi ích của việc cho bú ở trẻ và lợi ích khi dùng thuốc Esomeprazol ở phụ nữ cho con bú.
Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Folitat Dạ Dày: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Xử trí khi quá liều, quên liều thuốc
Các số liệu về quá liều của các thuốc ức chế bơm proton ở người còn hạn chế.
Các dấu hiệu và triệu chứng của quá liều có thể là: Nhịp tim hơi nhanh, giãn mạch, ngủ gà, lú lẫn, đau đầu, nhìn mờ, đau bụng, buồn nôn và nôn.
Xử trí: Rửa dạ dày, dùng than hoạt, điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ.
Theo dõi hoạt động của tim, huyết áp. Nếu nôn kéo dài theo dõi tình trạng nước và điện giải.
Do Esomeprazol gắn mạnh vào protein huyết tương, phương pháp thẩm tách không loại được thuốc.
Thuốc Stadnex 20 CAP có giá bao nhiêu?
Thuốc Stadnex 20 CAP có giá dao động 112000đ/ hộp 4 vỉ x 07 viên. Tuy nhiên, giá bán có thể chênh lệch chút ít tùy vào khu vực, nhà thuốc mà bạn mua hàng.
Thuốc Stadnex 20 CAP mua ở đâu uy tín?
Thuốc Stadnex 20 CAP hiện đang được phân phối và bán ở khắp các cơ sở kinh doanh dược phẩm. Tuy nhiên quý khách hàng nên lựa chọn mua trực tiếp tại các cơ sở uy tín, chính hãng để tránh mua phải hàng giả, hàng nhái. Hoặc có thể đặt mua trên các trang website bán sản phẩm chính hãng.
Tài liệu tham khảo
- Medically reviewed by Drugs.com. Last updated on Mar 1, 2022. Esomeprazol. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2022.
- Hướng dẫn sử dụng, tải về tại đây.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Quỳnh Đã mua hàng
Bài viết hữu ích