Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Reumokam tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Reumokam là thuốc gì? Thuốc Reumokam có tác dụng gì? Thuốc Reumokam giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết
Reumokam là thuốc gì?
Reumokam là một sản phẩm của công ty Farmakjsc , là thuốc dùng trong điều trị viêm cơ xương khớp, với các hoạt chất là Meloxicam với hàm lượng 10 mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 ống
Thuốc Reumokam giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Reumokam có 5 ống, mỗi ống 1,5 mL, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 100000vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Reumokam là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Reumokam tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Meloxicam 7,5mg được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Cửu Long
- Thuốc Mobimed 7.5 được sản xuất bởi Công ty cổ phần PYMEPHARCO.
- Thuốc Hawoncoxicam được sản xuất bởi Công ty HAWON PHARMACEUTICAL CORPORATION.
Tác dụng
Meloxicam là 1 loại thuốc chống viêm phi steroid, thuộc họ hóa chất oxicam và có liên quan mật thiết với piroxicam, được sử dụng để điều trị trong các bệnh cơ xương khớp. Cơ chế hoạt động: ngăn chặn cyclooxygenase (COX), enzyme chịu trách nhiệm chuyển axit arachidonic thành prostaglandin H 2, bước đầu tiên trong quá trình tổng hợp prostaglandin , là chất trung gian gây viêm. Meloxicam ức chế cyclooxygenase-2 (COX-2) nhiều hơn khối cyclooxygenase-1 (COX-1)
Công dụng – Chỉ định
Điều trị bệnh thấp khớp, viêm cơ xương khớp
Điều trị các triệu chứng cho người mắc bệnh bệnh Bechterew như viêm cột sống dính khớp, xuất hiện những cơn đau rõ rệt
Điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng thoái hóa các khớp
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Dạng dung dịch : Đường dùng: tiêm bắp sâu
Liều dùng:
Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em từ 16 tuổi trở lên: mỗi ngày tiêm bắp sâu 7,5-15 mg, tương đương với ½ -1 ống, chia làm 1 lần trong ngày. Cần điều trị duy trì trong khoảng 3-5 ngày.
Điều chỉnh liều tuân theo chỉ định của bác sĩ
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Reumokam cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp hen phế quản, phù mạch, polyp mũi
Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử dị ứng với aspirin và các thuốc chống viêm phi steroid
Không điều trị bằng thuốc này cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận
Chống chỉ định với bệnh nhân loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày, xuất huyết não
Phụ nữ đang hoặc có thể mang thai
Phụ nữ đang cho con bú
Trẻ em từ 16 tuổi trở xuống
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Reumokam
- Thận trọng với bệnh nhân mắc bênh liên quan tới hệ tiêu hóa và đang sử dụng thuốc chống đông để điều trị
- Thận trọng khi sử dụng thuốc này cho người bệnh gặp tình trạng mất nước như bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu, bệnh nhân bị hội chứng gan thận
- Theo dõi kĩ với đối tượng người cao tuổi ( trên 70 tuổi) khi sử dụng thuốc
- Cân nhắc khi sử dụng thuốc với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch như suy tim sung huyết, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ
- Cần thận trọng khi sử dụng thuốc này cho người lái xe hoặc vận hành máy móc nặng vì thuốc ảnh hưởng tới hệ thần kinh
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Reumokam
Tác dụng phụ trên hệ thần kinh
- Hoa mắt chóng mặt đau đầu mệt mỏi
- Buồn ngủ, ù tai
- Rối loạn cảm xúc, mất định hướng
Tác dụng phụ trên hệ tiết niệu:
- Suy giảm chức năng thận
- Viêm cầu thận, hoại tử, có thể mắc hội chứng thận hư
Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa:
- nôn, buồn nôn, đau bụng
- táo bón hoặc tiêu chảy
- Khó tiêu, , đầy hơi
- Viêm thực quản, chảy máu đường tiêu hóa, thủng ruột
Tác dụng phụ trên hệ tim mạch
- Rối loạn nhịp tim
- Đánh trống ngực, đỏ mặt
- phù
Tác dụng phụ khác
- thiếu máu, suy giảm số lượng bạch cầu, tiểu cầu
- ban đỏ, mẩn ngứa, mề đay
- suy giảm thi lực
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Reumokam thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng, thuốc Reumokam có thể tương tác với một số nhóm thuốc khác, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể như:
Nhóm thuốc NSAIDs
Thuốc chống đông máu: Wafarin
Thuốc lợi tiểu : Furosemid, Acid etacrinic
Thuốc ức chế enzyme chuyên dạng angiotensin: Captopril
Thuốc giãn mạch: Nitro glycerin
Vòng tránh thai trong tử cung.
Thuốc đối kháng thụ thể beta-adrenergic : propranolol
Methotrexate
Cyclosporine
Thuốc chứa lithi : Lithium
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Reumokam
Quá liều: Các biểu hiện khi dùng quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không dùng chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.