Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Mobic 7.5 mg, tuy nhiên hầu hết các thông tin trên vẫn chưa có sự tổng hợp đầy đủ nhất. Vây, Mobic 7.5 mg là thuốc gì? Có liều dùng như thế nào? Những lưu ý khi sử dụng thuốc? Hãy cùng Nhà Thuốc Ngọc Anh tìm hiểu những thông tin về thuốc Mobic 7.5 mg trong bài viết sau đây.
Thuốc Mobic 7.5 mg là thuốc gì?
Thuốc Mobic 7.5 mg là một sản phẩm của Công ty BOEHRINGER INGELHEIM Hy Lạp , với thành phần chính là Meloxicam, Thuốc Mobic 7.5 mg là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) thường được dùng để điều trị nhằm mục đích điều trị triệu chứng trong các trường hợp viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp. Thuốc đang lưu hành với số đăng ký là VN-16141-13.
Thành phần
Mobic 7.5 mg có thành phần chính là :
- Meloxicam với hàm lượng 7.5mg
- Tá dược bao gồm : Sodium citrate, lactose monohydrate, microcrystalline cellulose, crospovidone, magnesium stearate, povidone K25, colloidal anhydrous silica
Cơ chế tác dụng của thuốc Mobic 7.5 mg
Meloxicam là thuốc NSAID có tác dụng chống viêm, giảm đau. Cơ chế của Meloxicam làm ức chế tổng hợp prostaglandin. Meloxicam ức chế sinh tổng hợp prostaglandin tại vị trí viêm mạnh hơn các NSAID khác ở niêm mạc dạ dày và thận.Meloxicam không có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và kéo dài sự chảy máu như aspirin
Dược động học
- Hấp thu: Meloxicam được hấp thu với tốc độ nhanh và gần như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng tuyệt đốt qua đường uống 90%
- Thức ăn không làm ảnh hưởng dến hấp thu meloxicam. Nồng độ thuốc trong huyết tương đạt đỉnh trong vòng 5-6 giờ sau khi uống với liều điều trị thông thường. Nồng độ thuốc trong huyết tương trung bình là 0,4-1μg/mL
- Phân bố: Meloxicam liên kết mạnh với protein huyết tương, 99% là albumin.
- Meloxicam đạt được nồng độ cao trong dịch khớp xấp xỉ ½ nồng độ trong huyết tương
- Chuyển hoá : Meloxicam chuyển hóa chủ yếu qua gan. Dạng chuyển hóa chính , 5’-carboxymeloxicam ( 60% liều dùng) được cấu tạo thành bởi sự oxy hóa chất chuyển hóa trung gian 5’-hydroxymethylmeloxicam CYP2C9 đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa với sự đóng góp từ isoenzyme CYP 3A4
- Thải trừ: Thời gian bán thải của Meloxicam là 13 tới 25 giờ, thuốc được đào thải chủ yếu qua nước tiểu và phân ở mức ngang nhau dưới dạng chất chuyển hóa. 5% liều dùng được thải trừ qua phân ở dạng nguyên dạng, còn lại rất ít được đào thải qua nước tiểu ở dạng nguyên dạng. Độ thanh thải huyết tương đạt được khoảng 7-12mL/phút sau khi uống.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Mobic 7.5 mg
Thuốc Mobic 7.5 mg có tác dụng gì? Mobic 7.5 mg được dùng phổ biến trong điều trị các triệu chứng trong các trường hợp: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, viêm xương khớp (hư khớp, thoái hóa khớp)
Liều dùng và Cách sử dụng của thuốc Mobic 7.5 mg
Liều dùng
Mobic 7.5mg viên có liều dùng như sau: Liều cơ bản dành cho người lớn là : 0,25mg/kg.
Liều tham khảo dành cho các chỉ định :
- Viêm xương khớp : 7,5mg/ngày, tối đa có thể tăng lên 15mg/ngày
- Viêm khớp dạng thấp : 15mg/ngày, có thể điều chỉnh xuống 7,5mg/ngày
- Viêm cột sống dính khớp : 15mg/ngày, có thể điều chỉnh xuống 7,5mg/ngày
- Bệnh nhân có nguy cơ cao bị phản ứng bất lợi : điều trị khởi đầu với liều 7,5mg/ngày
- Bệnh nhân suy thận nặng đang lọc máu : Liều không quá 7,5mg/ngày
- Tổng liều tối đa trên 1 ngày không được vượt quá 15mg Meloxicam
Đối với bệnh nhân suy gan: Ở bệnh nhân suy gan mức độ nhẹ đến vừa, không có báo cáo cho thấy có sự ảnh hưởng đến độ thanh thải thuốc
Đối với bệnh nhân lớn tuổi :Không cần điều chỉnh liều ở loại đối tượng bệnh nhân này
Cách dùng
- Dùng Mobic 7.5 mg theo đường uống
- Uống nguyên viên thuốc Mobic 7.5 mg với một liều duy nhất trong ngày.
Sử dụng Meloxicam trong thời gian ngắn nhất và liều thấp nhất có thể để mang lại hiệu quả tốt nhất
Chống chỉ định
- Người mẫn cảm với Meloxicam hoặc bất kỳ tá dược nào của thuốc
- Người có dấu hiệu hen phế quản tiến triển, polyp mũi, phù mạch hoặc nổi mày đay sau khi dùng acid acetyl salicylic hoặc các NSAID khác
- Người chuẩn bị phẫu thuật bắc cầu mạch vành(CABG)
- Tiền sử loét/ thủng đường tiêu hóa đang tiến triển
- Viêm ruột tiến triển
- Suy thận nặng chưa lọc máu
- Phụ nữ có thai và cho con bú
- Suy tim nặng
- Trẻ em dưới 12 tuổi
- Người suy gan nặng
Tác dụng phụ
- Rối loạn máu và bạch huyết: Giảm bạch cầu, tiểu cầu , thiếu máu, sử dụng đồng thời với methotrexate gây giảm tế bào
- Rối loạn miễn dịch: Phản ứng phản vệ, phản ứng tăng mẫn cảm tức thì khác
- Rối loạn tâm thần: Lú lẫn, mất phương hướng, thay đổi khí sắc
- Rối loạn thần kinh: buồn ngủ, nhức đầu, choáng váng
- Rối loạn mắt: Rối loạn thị giác bao gồm viêm kết mạc, nhìn mờ
- Rối loạn tai và tiền đình: ù tai, chóng mặt, đau đầu
- Rối loạn về tim: Tim đập nhanh
- Rối loạn mạch máu: huyết áp tăng bất thường
- Rối loạn ngực, hô hấp và trung thất: Hen suyễn
- Rối loạn đường tiêu hóa: Thủng đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, viêm dạ dày, viêm thực quản, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy hơi
- Rối loạn gan, mật: Viêm gan
- Rối loạn da và mô dưới da: Hoại tử độc biểu bì, hội chứng Stevens-Johnson, phù mạch, viêm da, nổi mẩn, phát ban
- Rối loạn thận và tiết niệu: Suy thận cấp, rối loạn tiểu tiện như bí tiểu cấp
- Rối loạn chung: Gây phù nề
Tương tác thuốc
Thuốc ức chế tổng hợp prostaglandin | Tình trạng loét trầm trọng hơn và có nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa |
Thuốc chống đông máu đường uống | Làm tăng nguy cơ chảy máu |
Các thuốc chống kết tập tiểu cầu và ức chế thu hồi serotonin | Tăng nguy cơ chảy máu |
Lithium | Tăng lithium huyết tương |
Methotrexate | Giảm tiết methotrexate qua thận |
Các dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung | Các dụng cụ tránh thai đặt trong tử cung giảm hiệu lực |
Thuốc lợi tiểu | Suy thận cấp |
Thuốc hạ huyết áp | Giảm tác dụng của thuốc hạ huyết áp |
Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II | Tác dụng hiệp đồng |
Thuốc ức chế men chuyển | Suy giảm mức lọc cầu thận |
Cholestyramine | Suy thận cấp |
Cyclosporin | Meloxicam làm tăng độc tính trên thận của cyclosporin |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Cần sử dụng thận trọng đối với những bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa và bệnh nhân đang điều trị với thuốc chống đông máu, nên thường xuyên theo dõi triệu chứng của đường tiêu hóa, nếu thấy xuất hiện loét dạ dày hoặc tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hoá cần ngưng dùng thuốc ngay lập tức
- Có thể xảy ra các phản ứng nghiêm trọng ở da, dù hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có khả năng tử vong, bao gồm viêm tróc lở da, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử độc biểu bi. Những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất gặp phải những phản ứng bất lợi này thường ở giai đoạn đầu khi mới bắt đầu điều trị, trong hầu hết các trường hợp, phản ứng khởi phát thường xuất hiện trong tháng đầu tiên điều trị. Nên ngừng sử dụng Mobic ngay khi xuất hiện trường hợp nổi ban trên da, thương tổn ở niêm mạc hoặc bất cứ dấu hiệu mẫn cảm nào.
- Thuốc làm tăng nguy cơ các tai biến huyết khối tim mạch nặng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong, đối tượng nguy cơ cao nhất bao gồm: Bệnh nhân cao tuổi; Các bệnh nhân bị mắt nước, suy tim sung huyết, hội chứng thận hư, xơ gan và bệnh lý tại thận rõ rệt; Bệnh nhân đang điều trị đẳng thời với thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể angiotensin II; Cần kiểm tra chặt chẽ thể tích nước tiểu và chức năng thận lúc bắt đầu điều trị ở các đối tượng trên. Hiếm gặp hơn, Mobic có thể gây viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử nhu mô thận hoặc hội chứng thận hư.
- Liều dùng của Meloxicam trên những bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đang lọc máu không được vượt quá 7,5 mg. Việc giảm liều ở những bệnh nhân suy thận nhẹ hoặc trung bình (như là ở những bệnh nhân với độ thanh thải Creatinin trên 25 mI/phút) là không cần thiết. Meloxicam làm tăng transaminase huyết thanh hoặc các thông sô khác của chức năng gan. Không cần giảm liều ở những bệnh nhân xơ gan mức độ nhẹ trên lâm sàng.
- Cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc ở những bệnh nhân lớn tuổi vì họ dễ có tình trạng suy giảm chức năng thận, gan hay tim.
- Các NSAIDs có thể gây giữ muối natri, kali và nước cũng như ngăn cân tác dụng kích thích bài tiết natri trong nước tiểu của thuốc lợi tiểu. Tình trạng suy tim hoặc tăng huyết áp có thể xảy ra hoặc tiến triển nặng thêm ở những bệnh nhân mẫn cảm. Nhũng bệnh nhân có nguy cơ cao nên được theo dõi sát trên lâm sàng.
Lưu ý với phụ nữ mang thai và đang cho con bú
- Thời kỳ mang thai :Dùng Meloxicam trong thời gian thai kỳ gây ảnh hưởng có hại đến sự sinh sản và được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ muốn có thai.
- Thời kỳ cho con bú :Meloxicam tiết qua sữa mẹ nên chống chỉ định đối với phụ nữ cho con bú
Lưu ý tác động đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Các tác động của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc rất ít hoặc gần như không có ảnh hưởng. Tuy nhiên cần lưu ý đến tác dụng phụ gây rối loạn thị giác như nhìn mờ , xây xẩm, chóng mặt và các tác động đến thần kinh khác
Bảo quản
Tránh ánh sáng trực tiếp, bảo quản ở nhiệt độ phòng (dưới 30⁰C).
Để xa tầm tay trẻ em.
Xử trí khi dùng quá liều hoặc quên liều
Quá liều
- Báo ngay cho bác sĩ khi sử dụng quá liều và xuất hiện những triệu chứng của ngộ độc thuốc như : xuất huyết dạ dày, các phản ứng phản vệ của cơ thể,…
- Cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để tiến hành loại bỏ thuốc ra khỏi dạ dày và điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân
- Có thể sử dụng cholestyramine giúp làm tăng tốc độ đào thải meloxicam ra khỏi cơ thể
Quên liều
Sử dụng 1 liều thông thường ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp liều đã quên quá gần liều kế tiếp thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục sử dụng 1 liều khác. Không cần uống gấp đôi liều trong trường hợp này
Thuốc Mobic 7.5 mg có tốt không?
Ưu điểm
- Mobic 7.5 mg có tác dụng tốt trong điều trị các triệu chứng trong các trường hợp viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp
- Mobic 7.5 mg được bào chế dạng viên nén tiện lợi, dễ dùng, được đóng thành từng vỉ nhỏ gọn, dễ bảo quản và mang theo.
- Mobic 7.5 mg đạt tiêu chuẩn GMP-WHO.
Nhược điểm
- Mobic 7.5 mg có thể gây tác dụng phụ khi dùng.
Mobic có mấy loại?
Thuốc Mobic hiện nay có 2 loại là Mobic 7,5mg và Mobic 15mg. Không có sự khác nhau về thành phần dược chất, cách dùng và công dụng khi dùng 2 loại này,này. Điểm khác biệt lớn nhất là Mobic 7.5mg có chứa 7,5mg dược chất và Mobic 15mg chứa 15mg dược chất. Sự khác biệt này giúp phù hợp với từng mức độ bệnh và liều dùng khác nhau cho từng bệnh nhân.
Thuốc Mobic 7.5 mg giá bao nhiêu?
Một hộp thuốc có 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 250.000 VNĐ , hoặc có thể thay đổi tùy theo từng nhà thuốc khác nhau, bạn có thể tham khảo giá trên để mua thuốc với chi phí hợp lý
Thuốc Mobic 7.5 mg mua ở đâu?
Mobic 7.5 mg là một loại thuốc khá phổ biến, bạn có thể dễ dàng tìm được tại các đại lý phân phối, các nhà thuốc bán lẻ, cũng như nhà thuốc bệnh viện. Tuy nhiên, để tránh sử dụng phải hàng kém chất lượng, hàng giả bạn nên mua thuốc ở những cơ sở uy tín để tránh phải những trường hợp không mong muốn xảy ra
Hiện nay, giá của Mobic 7.5 mg đang được cập nhật và đã có sẵn tại Nhà Thuốc Ngọc Anh. Đặc biệt, Nhà Thuốc Ngọc Anh hiện đang cung cấp cho khách hàng những dịch vụ mua hàng trực tuyến trên toàn quốc giúp tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển. Đây là một lựa chọn uy tín, đáng tin cậy mà bạn có thể tham khảo.
Nguồn tham khảo:
Tờ HDSD của thuốc. Xem đầy đủ tờ hướng dẫn sử dụng tại đây.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Giang Đã mua hàng
Mobic 7.5 mg gao hàng nhanh, chính hãng