Thuốc Meyermin được chỉ định khá phổ biến cho các bệnh nhân thiếu Vitamin nhóm B, đau dây thần kinh và một số bệnh khác. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Meyermin.
Meyermin là thuốc gì?
Thuốc Meyermin có thành phần là sự kết hợp của 3 loại Vitamin nhóm B là B1, B12 và B6. Thuốc cung cấp các 3 loại Vitamin nhóm B cần thiết cho cơ thể là B1, B12, B6 đồng thời dự phòng và điều trị các bệnh liên quan tới thiếu hụt các Vitamin này trong cơ thể như đau dây thần kinh, suy nhược cơ thể, thiếu Vitamin và một số bệnh khác.
- Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
- Quy cách đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Nhà sản xuất: Công ty Liên doanh Meyer – BPC.
- Số đăng ký: VD-28424-17.
- Xuất xứ: Việt Nam.
Thành phần
Trong mỗi viên nén Meyermin có chứa các thành phần sau:
Thành phần | Hàm lượng |
Vitamin B1 | 125mg |
Vitamin B6 | 125mg |
Vitamin B12 | 0,25mg |
Tá dược | Vừa đủ. |
Cơ chế tác dụng của thuốc Meyermin
Các thành phần của thuốc Meyermin có những tác dụng sau:
- Vitamin B1 còn có tên khác là Thiamine. Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B1 là các loại hạt như ngũ cốc, vừng, hướng dương, đậu xanh; các loại rau như măng tây, rau bina và thịt gồm lợn, bò, cá trích… Vitamin B1 có nhiều tác dụng như chống oxy hóa, tham gia tạo hồng cầu, chống hình thành các mảng xơ vữa động mạch, giải độc cho cơ thể. Nếu thiếu Vitamin B1 thì các tế bào thần kinh có thể bị chết một cách chọn lọc.
- Vitamin B6 với tên khoa học là Pyridoxine được khuyến cáo dùng cho các bệnh nhân thiếu Vitamin B6, người bị mắc bệnh thần kinh ở ngoại biên do dùng Isoniazid. Ngoài ra Vitamin B6 cũng làm giảm huyết áp tâm thu và tâm trương ở người bị tăng huyết áp vô căn. Thiếu Vitamin B6 gây ra tác động không tốt tới sự biệt hóa của tế bào Lympho.
- Vitamin B12 hay còn biết đến là Cobalamin nếu thiếu hụt gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thần kinh và gây các tổn thương nguy hiểm cho thần kinh.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Meyermin
Thuốc Meyermin 125mg dùng dự phòng và điều trị cho các bệnh nhân bị các bệnh sau:
- Người thiếu các Vitamin B1, B6, B12 do chế độ ăn uống hoặc uống thuốc gây thiếu các Vitamin này.
- Người bị đau dây thần kinh, đặc biệt là thần kinh tọa.
- Bệnh nhân lao đang uống thuốc Isoniazid cần dùng các chế phẩm chứa Vitamin B6 để bổ sung.
- Người cơ thể suy nhược, mới ốm dậy, trẻ em đang phát triển cơ thể.
- Bà bầu bị nôn nghén nhiều.
- Bệnh nhân thấp khớp.
Dược động học
- Hấp thu: Thuốc dễ hấp thu bằng đường uống.
- Phân bố: Có khoảng 90% đến 94% Vitamin B1 liên kết với Protein huyết tương. Khả năng liên kết với Protein của Vitamin B6 tốt và B12 là rất cao.
- Chuyển hóa: Vitamin B12 chuyển hóa trên con đường của hệ tiêu hóa, bắt đầu từ nước bọt đến tế bào niêm mạc ruột và hồi tràng. B6 được gan chuyển hóa.
- Thải trừ: Thuốc Meyermin 125mg thải trừ qua phân và nước tiểu.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Scanneuron Forte có tốt không, giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Liều dùng – Cách dùng thuốc Meyermin
Liều dùng
Thuốc Meyermin dùng được cho cả trẻ em và người lớn với liều dùng thông thường như sau:
- Người lớn: Mỗi lần uống từ 2 viên đến 4 viên, ngày uống 2 lần đến 3 lần.
- Trẻ em: Mỗi lần uống từ 1 viên đến 2 viên, ngày uống 2 lần đến 3 lần.
Bác sĩ có thể chỉ định các iều dùng có thể khác nhau tùy thuộc vào bệnh lý và mức độ mà người bệnh đang mắc phải. Bệnh nhân luôn phải tuân theo chế độ liều của bác sĩ đưa ra.
Cách dùng
Cách sử dụng thuốc Meyermin là uống cả viên thuốc với nước lọc. Tránh bẻ, nghiền nhỏ thuốc hoặc dùng thuốc với các loại đồ uống như trà, sữa, cà phê vì có thể làm giảm hiệu quả của thuốc.
Chống chỉ định
Không dùng thuốc Meyermin cho các trường hợp sau:
- Người dị ứng với 1 trong các thành phần Vitamin B1, B6, B12 hoặc bất kỳ tá dược nào.
- Người bị khối u ác tính không được sử dụng các thuốc chứa Vitamin B12 vì Vitamin này có thể kích thích làm phát triển khối u.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc B1 B6 B12 Imexpharm là thuốc gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ của thuốc bổ sung Vitamin Meyermin thường ít xảy ra và có thể biến mất khi ngừng uống thuốc. Các tác dụng phụ liên quan tới Vitamin B1 là phản ứng quá mẫn, ngứa da, mày đay, cảm giác kim châm, suy hô hấp, đổ mồ hôi… Các phản ứng không mong muốn có liên quan tới Vitamin B6 khi dùng liều cao dài ngày làm bệnh thần kinh ngoại vi nặng hơn. Vitamin B12 cũng có thể gây ra triệu chứng buồn nôn, chướng bụng đi ngoài nếu không sử dụng hợp lí. Bệnh nhân cần báo cáo lại với bác sĩ về các phản ứng phụ này và thực hiện theo lời khuyên mà bác sĩ đưa ra.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Levodopa | Dùng kết hợp với thuốc chứa Vitamin B6 thì Levodopa bị giảm tác dụng |
Thuốc ức chế thần kinh cơ | Uống chung với Vitamin B1 thì các thuốc này tăng hiệu quả |
Altretamin | Dùng đồng thời với thuốc chứa Vitamin B6 thì Altretamin bị giảm hiệu quả |
Phenobarbital, Phenytoin | Nồng độ trong huyết thanh của 2 thuốc này có thể bị giảm nếu uống cùng Vitamin B6 |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Bệnh nhân cần nắm rõ hướng dẫn sử dụng thuốc Meyermin trước khi dùng.
- Kiểm tra hạn dùng của thuốc để chắc chắn không uống thuốc hết hạn.
- Trước mỗi lần uống, phải đảm bảo màu sắc, trạng thái của viên thuốc không có sự bất thường.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
- Phụ nữ cho con bú hoặc có thai có thể uống thuốc Meyermin nếu bác sĩ chỉ định nhưng trong quá trình dùng thuốc cũng cần theo dõi cơ thể mình để tránh tình trạng dị ứng hoặc xảy ra tác dụng không mong muốn.
Lưu ý cho người lái xe, vận hành máy móc
Khi sử dụng thuốc Meyermin người lái xe và vận hành máy móc như các đối tượng khác do thuốc không gây tác động nguy hiểm.
Bảo quản
- Không để thuốc ở nơi có nhiệt độ cao hơn 30 độ C hoặc nhiệt độ thay đổi quá thất thường.
- Phòng bảo quản thuốc Meyermin cần sạch và khô ráo.
- Loại trừ khả năng trẻ em và thú nuôi sử dụng nhầm thuốc Meyermin bằng cách để thuốc ngoài tầm với của các đối tượng này.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Tình trạng quá liều thuốc có thể xảy ra nhưng những triệu chứng thường ở mức độ nhẹ với các biểu hiện có thể tương tự biểu hiện của tác dụng phụ. Nếu quá liều thì bệnh nhân hãy dừng uống thuốc Meyermin ngay và nên đi khám sớm nhất có thể để đảm bảo sức khỏe của bản thân mình.
Quên liều
Nếu quên liều bạn có thể bỏ qua nếu khi nhớ ra sắp đến thời điểm uống liều thuốc tiếp theo vì dễ xảy ra hiện tượng chồng liều. Nếu trong trường hợp còn lại thì người bệnh có thể uống bù.
Thuốc Meyermin giá bao nhiêu?
Thuốc Meyermin được các nhà thuốc niêm yết giá rõ ràng với mức hợp lý . Hiện tại, nhà thuốc Ngọc Anh đang bán Meyermin chính hãng với giá 126.000VNĐ/hộp. Với bạn đọc thắc mắc về các thông tin của thuốc Meyermin thì có thể nhắn tin trên website, các dược sĩ của nhà thuốc Ngọc Anh sẽ trả lời câu hỏi của bạn.
Thuốc Meyermin mua ở đâu uy tín?
Bạn có thể dễ dàng tìm mua được thuốc Meyermin nhưng hãy đến các nhà thuốc có uy tín để đảm bảo mua được thuốc chính hãng. Nhà thuốc Ngọc Anh luôn cam kết đưa thuốc Meyermin chính hãng và chất lượng cao tới tận tay người bệnh. Bệnh nhân có thể mua thuốc tại nhà thuốc Ngọc Anh với 2 hình thức là trực tiếp tại cửa hàng hoặc online qua website.
Sản phẩm thuốc thay thế Meyermin
Trường hợp thuốc Meyermin không có sẵn, bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc sau cùng thành phần và hàm lượng:
- Thuốc Trivit-B có thành phần tương tự thuốc Meyermin nhưng có hàm lượng và dạng bào chế khác Meyermin. Thuốc Trivit-B dùng để tiêm cho các bệnh nhân rối loạn thần kinh hoặc uống rượu nhiều gây hội chứng thần kinh. Xem thêm tại đây.
- Thuốc Novobion chứa các 3 thành phần là Vitamin B1, B6 và B12 do dược phẩm CPC1 Hà Nội sản xuất. Thuốc sử dụng cho các đối tượng như trẻ em co giật, thiếu nguyên bào Sắt, bệnh Beri – Beri. Xem thêm tại đây.
Ưu nhược điểm của thuốc Meyermin
Ưu điểm
- Thuốc Meyermin có hàm lượng các Vitamin B1, B6, B12 với liều dùng phù hợp thì đã đáp ứng được nhu cầu Vitamin của cơ thể người bệnh.
- Các tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và nhanh chóng mất đi nên thuốc khá an toàn với người bệnh nếu sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Nhược điểm
- Các Vitamin nhóm B có trong thuốc Meyermin thường có trong nhiều thực phẩm được sử dụng hàng ngày nhưng nếu chỉ lạm dụng thuốc để bổ sung thiếu hụt mà không cân đối chế độ ăn uống một cách hợp lý thì thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.
Nguồn tham khảo
- Thiamine: Uses, Interactions, Mechanism of Action, GoDrugBank, truy cập ngày 25/8/2023.
- Vitamin B12: Uses, Interactions, Mechanism of action, GoDrugBank, truy cập ngày 25/8/2023.
Huyền Đã mua hàng
thuốc tót, giao hàng nhanh chóng, tư vấn tốt