Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Duocetz tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này Nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Duocetz là thuốc gì? Duocetz có tác dụng gì? Duocetz giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Duocetz là thuốc gì?
Thuốc Duocetz là thuốc có tác dụng điều trị các cơn đau mức độ đau vừa đến đau nặng có chứa Paracetamol, Tramadol được bào chế dạng viên nén bao phim.
-Dạng bào chế: Viên nén bao phim
-Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
-Nhà sản xuất: Mega Lifesciences Public Company Limited
-Số đăng ký: VN-21625-18
Thành phần
Mỗi viên Duocetz tablets có chứa các thành phần:
- Paracetamol có chứa hàm lượng 325mg
- Tramadol HCl có chứa hàm lượng 37,5mg
- Tá dược vừa đủ.
Cơ chế tác dụng của thuốc Duocetz
- Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt hữu hiệu tuy nhiên Paracetamol không có tác dụng chống viêm. Paracetamol giúp giảm thân nhiệt ở bệnh nhân bị sốt chứ không làm giảm thân nhiệt ở đối tượng khỏe mạnh bằng cách làm tác động lên vùng dưới đồi, đây là trung tâm điều nhiệt của cơ thể đồng thời làm tăng giãn mạch máu giúp hạ thân nhiệt hiệu quả. Tác dụng giảm đau của Paracetamol là do nó làm tăng ngưỡng đau của bệnh nhân lên.
- Tramadol có tác dụng giảm đau theo cơ chế thần kinh trung ương và Tramadol có khả năng gây nghiện như morphin. Tramadol và các chất chuyển hóa của nó gắn vào thụ thể gâm của các tế bào nơron thần kinh đồng thời làm giảm quá trình tái hấp thu serotonin, norepinephrin vào các tế bào cần có tác dụng giảm đau.
==>> Xin mời quý bạn đọc xem thêm: Thuốc Paracetamol 500mg lưu ý cách dùng, liều dùng, giá bán, mua ở đâu
Dược động học
Paracetamol
- Hấp thu: sau khi uống vào trong cơ thể, Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như được hấp thu hoàn toàn tại đường tiêu hóa với nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau 30-60 phút.
- Phân bố: Paracetamol có khả năng liên kết với protein huyết tương khoảng 25% và được phân bố nhanh và đồng đều vào hầu hết các mô trong cơ thể.
- Chuyển hóa: Paracetamol được chuyển hóa tại gan chủ yếu nhờ CYP450 thành chất trung gian có tính phản ứng cao.
- Thải trừ: Paracetamol có nửa đời thải trừ trong huyết tương là 1,25-3 giờ, chủ yếu qua nước tiểu.
Tramadol
- Hấp thu: Tramadol sau khi uống được hấp thu tốt tại đường tiêu hóa và đạt sinh khả dụng khoảng 75% do có bị chuyển hóa lần đầu qua gan với thời gian Tmax là 2 giờ. Thức ăn ít làm ảnh hưởng đến sự hấp thu Tramadol.
- Phân bố: Tramadol trong máy gắn với protein huyết tương khoảng 20% và thể tích phân bố là 2,7 lít/kg được phân bố tại các cơ quan trong cơ thể.
- Chuyển hóa: Tramadol bị chuyển hóa qua quá trình phản ứng O và N khử methyl nhờ 2 chất xúc tác CYP2D6 và CYP3A4 thành chất chuyển hóa có hoạt tính.
- Thải trừ: Tramadol được bài tiết qua nước tiểu và phân lần lượt là 90% và 10% với thời gian bán thải là 6,3 giờ, còn chất chuyển hóa của Tramadol là 7,4 giờ.
Công dụng – Chỉ định Duocetz
Duocetz có tác dụng điều trị các cơn đau mức độ đau vừa đến đau nặng.
==>> Xin mời quý bạn đọc xem thêm: Thuốc Efferalgan Codeine lưu ý cách dùng, liều dùng, giá bán, mua ở đâu
Liều dùng – Cách sử dụng Duocetz
Liều dùng
- Người lớn và trẻ từ 16 tuổi trở lên: 1-2 viên/4-6 giờ, có thể tăng 8 viên/ngày nếu cần thiết.
- Trẻ < 16 tuổi: độ an toàn và hiệu quả của Duocetz chưa được thiết lập.
- Người cao tuổi: dùng như liều thông thường tuy nhiên khoảng cách giữa các liều không được < 6 giờ.
- Bệnh nhân suy thận, suy gan nặng: không dùng Duocetz.
- Bệnh nhân suy thận vừa: khoảng cách giữa các liều tăng lên 12 giờ.
- Bệnh nhân suy gan trung bình: tăng khoảng cách giữa các liều dùng.
Cách dùng
- Duocetz paracetamol 325 mg dùng theo đường uống.
Chống chỉ định
Không dùng Duocetz 37.5 mg cho những bệnh nhân:
- Bệnh nhân dị ứng, mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân bị nhiễm độc cấp tính với thuốc ngủ, rượu, thuốc gây nghiện, opioid, thuốc giảm đau trung ương, thuốc hướng thần.
- Bệnh nhân suy gan.
- Người bị động kinh không thể kiểm soát.
- người dùng IMAO trong vòng 2 tuần.
Tác dụng không mong muốn
Rất thường gặp | Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp | Rất hiếm gặp | Chưa rõ tần suất | |
Tim mạch | đánh trống ngực, tăng huyết áp, loạn nhịp, nhịp tim nhanh | |||||
Thần kinh | buồn ngủ, chóng mặt | đau đầu rùng mình | dị cảm, ù tai, co cơ không tự chủ | co giật, mất thăng bằng, ngất xỉu | ||
Tâm thần | rối loạn, bất ổn tâm trạng, rối loạn giấc ngủ, hưng phấn, căng thẳng, lo âu | ảo giác, trầm cảm, mất trí nhớ, ảo mộng | phụ thuộc thuốc | |||
Thị giác | nhìn mờ | |||||
Quan sát sau tiếp thị | lạm dụng thuốc | |||||
Hô hấp | khó thở | |||||
Tiêu hóa | buồn nôn | táo bón, khô miệng, nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy, đầy hơi | ||||
Gan-mật | tăng transaminase gan | |||||
Da | đổ mồ hôi, ngứa | phản ứng da | ||||
Tiết niệu | albumin niệu, rối loạn tiểu tiện | |||||
Toàn thân | nóng bừng mặt, run rẩy, đau ngực | |||||
Chuyển hóa và dinh dưỡng | hạ đường huyết |
Tương tác thuốc
Chất ức chế CYP2D6, CYP3A4 | Tăng nguy cơ tác dụng phụ như co giật, hội chứng serotonin |
Thuốc serotonergic | Tương tác bất lợi |
Nhóm thuốc triptan | Hội chứng serotonin |
Carbamazepin | Giảm tác dụng của Duocetz |
Quinidin | Tương tác bất lợi |
Warfarin | Tăng thời gian prothrombin |
Rượu | Tăng tác dụng an thần |
Chất đối kháng opioid | Nguy cơ hội chứng cai thuốc |
Dẫn xuất opioid khác | Tăng nguy cơ ức chế hô hấp thậm chí có thể gây tử vong |
Thuốc ức chế thần kinh trung ương | Tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương |
Thuốc giảm ngưỡng co giật | Tăng nguy cơ co giật |
Thuốc chống đông máu | Tăng thời gian chảy máu |
Phenothiazin | Hạ thân nhiệt nghiêm trọng |
Thuốc chống co giật, thuốc an thần, thuốc ức chế MAO, chống trầm cảm 3 vòng | Tăng độc tính trên gan |
Probenecid | Giảm đào thải paracetamol |
Isoniazid và thuốc chống lao | Tăng độc tính trên gan |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản Duocetz
Lưu ý và thận trọng
- Bệnh nhân có thể bị tăng nguy cơ co giật khi dùng đồng thời Duocetz với:
- Thuốc chống trầm cảm 3 vòng.
- Thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin.
- Các opioid khác.
- Nguy cơ co giật cũng tăng khi dùng Duocetz cho bệnh nhân bị động kinh, nguy cơ co giật hay tiền sử động kinh.
- Không dùng Duocetz cho bệnh nhân dễ bị nghiện hay đã tự tử.
- Bệnh nhân có tiền sử bị phản ứng phản vệ với opioid, codein thì không nên dùng Duocetz.
- Thận trọng khi dùng Duocetz ở bệnh nhân bị suy hô hấp.
- Bệnh nhân khi điều trị với Duocetz không nên uống rượu.
- Không khuyến cáo dùng Duocetz cho bệnh nhân bị bệnh gan.
- Không dùng đồng thời Duocetz với các thuốc chứa paracetamol, tramadol khác.
- Không dùng Duocetz quá liều chỉ định vì có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người dùng.
- Trong quá trình dùng Duocetz bệnh nhân cần được chú ý thông khí kết hợp điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân.
- Nếu bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng hay nghi ngờ dùng quá liều Duocetz thì nên ngưng dùng Duocetz và phải cho đi cấp cứu ngay lập tức.
- Bệnh nhân có thể bị hội chứng cai thuốc nếu ngưng dùng Duocetz đột ngột, vì vậy bệnh nhân cần giảm liều dùng từ từ để tránh tình trạng này xảy ra.
- Thận trọng khi lựa chọn liều dùng Duocetz cho người cao tuổi.
- Duocetz có thể làm phức tạp thêm việc đánh giá lâm sàng của bệnh nhân bị đau bụng cấp.
- Bệnh nhân cần được thông báo về các tác dụng phụ nghiêm trọng trên da như hội chứng Lyell, Stevens-Johnson, TEN, AGEP.
- Không dùng chung Duocetz với đồ chứa cồn.
- Bệnh nhân nếu mang thai hay có thể có thai hay bệnh nhân đang cố thụ tinh cần báo cho bác sĩ trước khi dùng Duocetz.
Phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ
Không dùng Duocetz cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Ảnh hưởng đối với công việc lái xe, vận hành máy móc
Không dùng Duocetz cho người lái xe và vận hành máy móc vì thuốc có thể gây giảm cả tinh chất và tinh thần ở người dùng.
Bảo quản
- Để Duocetz tránh xa tầm tay trẻ em, ánh sáng trực tiếp từ mặt trời.
- Để Duocetz ở nơi có độ ẩm thấp, nhiệt độ dưới 30 độ và nơi thoáng mát.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
- Biểu hiện:
- Paracetamol: xanh xao, buồn nôn, chán ăn, nôn, đau bụng, tổn thương gan, bất thường về chuyển hóa glucose, toan chuyển hóa, ngộ độc nặng, hôn mê, suy gan, tử vong, suy thận cấp, loạn nhịp tim, viêm tụy.
- Tramadol HCl: nôn, co đồng tử, trụy tim mạch, hôn mê, co giật, rối loạn nhận thức, ức chế hô hấp có thể dẫn đến ngừng hô hấp.
- Xử trí:
- Duy trì chức năng tuần hoàn, chức năng hô hấp.
- Trước khi điều trị quá liều nên lấy máu để đo nồng độ tramadol và paracetamol trong huyết tương và làm các xét nghiệm gan.
- Gây nôn bằng cách rửa hay kích thích dạ dày.
- Duy trì chức năng tim, duy trì thông khí, dùng naloxon để điều trị ức chế hô hấp.
- Tiêm tĩnh mạch NAC hoặc dùng theo đường uống càng sớm càng tốt trong vòng 8 giờ sau khi dùng quá liều.
Quên liều
Nếu bạn quên liều Duocetz thì cần dùng ngay khi nhớ ra, nếu gần liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và không dùng liều gấp đôi để bù liều đã quên.
Thuốc Duocetz có tốt không?
Ưu điểm
- Duocetz có tác dụng tốt trong giảm các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối nhẹ và mức độ trung bình.
- Duocetz được bào chế dưới dạng nén bao phim, giúp thuốc dễ dùng, tiện lợi, dược chất được giải phóng tại cơ quan đích và được duy trì nồng độ ổn định trong máu cũng như kéo dài thời gian tác dụng của thuốc.
- Duocetz được sản xuất bảo công ty dược phẩm hàng đầu là Công Ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1.
Nhược điểm
- Duocetz có thể gây tác dụng phụ ngay ở liều chỉ định.
Thuốc Duocetz giá bao nhiêu?
Giá thuốc Duocetz hiện nay trên thị trường khoảng 180.000 đồng/hộp. Tuy nhiên giá bán này chỉ mang tính chất tham khảo, tùy từng thời điểm và địa chỉ mà giá bán Duocetz có thể thay đổi.
Thuốc Duocetz mua ở đâu uy tín?
Duocetz hiện nay đã được bán rộng rãi tại các nhà thuốc, bệnh viện, quầy thuốc trên toàn quốc. Để mua Duocetz chính hãng với giá cả phải chăng và được giao hàng toàn quốc, các bạn có thể mua Duocetz tại nhà thuốc Ngọc Anh.
Nguồn tham khảo
Tờ hướng dẫn sử dụng. Xem đầy đủ tờ hướng dẫn sử dụng tại đây
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Tâm An Đã mua hàng
Duocetz tác dụng giảm đau tốt và nhanh