Thuốc Cetampir Plus hiện đang được sử dụng để cải thiện thiểu năng tuần hoàn não, đột quỵ do thiếu máu cũ bộ. Tất cả các thông tin liên quan đến thuốc Cetampir Plus sẽ được trình bày qua bài viết dưới đây của Nhà thuốc Ngọc Anh.
Thuốc Cetampir Plus là thuốc gì?
Thuốc Cetampir Plus dạng viên nên bao phim chứa hai hoạt chất Piracetam và Cinnarizin là thuốc được sử dụng để điều trị thiểu năng vỏ não, đột quỵ do thiếu máu cục bộ, suy giảm trí nhớ. Đây là sản phẩm được sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần dược phẩm SaVi và được lưu hành trên thị trường dưới dạng thuốc kê đơn với số đăng ký VD-25770-16.
Thành phần
Thành phần có trong mỗi viên nén bao phim Cetampir Plus bao gồm:
- Piracetam hàm lượng 400mg
- Cinnarizin hàm lượng 25mg
- Tá dược vừa đủ 1 viên
Cơ chế tác dụng của thuốc Cetampir Plus
Cetampir Plus có sự kết hợp giữa 2 thành phần Piracetam và Cinnarizin tạo lên tác dụng hiệp đồng trong việc chống giảm oxy huyết giảm lực kháng mạch máu não giúp tăng lưu thông mạch máu não đồng thời hạn chế được các tác dụng phụ.
Piracetam có hiệu quả trong việc tác động đến tính biến dạng hồng cầu, làm giảm kết tập tiểu cầu, đồng thời làm giảm kết dính hồng cầu vào thành mạch, giảm co mao mạch. Cụ thể:
- Đối với hồng cầu: Piracetam có thể làm cải thiện tính biến dạng hồng cầu, giảm độ nhớt máu đồng thời ngăn ngừa các đám hồng cầu ở bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Đối với tiểu cầu: Piracetam không làm tăng số lượng tiểu cầu nhưng làm giảm kết tập tiểu cầu, kéo dài thời gian chảy máu.
- Đối với mạch máu: Piracetam có tác dụng ức chế co mạch và làm giảm tác dụng của nhiều thuốc co mạch.
Cinnarizin là một thuốc kháng histamin H1 thuộc dẫn chất của piperazin. Đây còn là một thuốc đối kháng calci, thông qua việc chẹn calci nó ức chế sự co cơ trơn mạch máu. Ở một số nước thuốc này được kê trong điều trị xơ cứng động mạch não nhằm mục đích giãn mạch não. Cinnarizin cũng được sử dụng trong điều trị rối loạn tiền đình.
==>> Tham khảo thêm: Thuốc Cetampir 800 là thuốc gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Dược động học
Cinnarizin
Khi sử dụng bằng đường uống, Cinnarizin đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 2-4 giờ. Nửa đời thải trừ của thuốc khoảng 3-6 giờ. Thuốc được thải trừ qua phân dưới dạng không đổi và thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hoá. Sau khoảng 72 giờ, thuốc vẫn còn thải trừ qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hoá.
Piracetam
Hấp thu: Piracetam dùng đường uống được hấp thu một cách nhanh chóng và gần như hoàn toàn với sinh khả dụng 100%. Sau khi uống khoảng 30 phút, thuốc đạt được nồng độ đỉnh trong huyết tương.
Phân bố: Piracetam có thể tích phân bố khoảng 0,6L/kg. Piracetam đi vào tất cả các mô, nó đi qua được hàng rào máu não, nhau thai. Nồng độ cao của thuốc được tìm thấy ở vỏ não, thuỳ trán, thuỳ đỉnh, thuỳ chẩm, tiểu não…
Chuyển hoá: Piracetam gần như không xảy ra quá trình chuyển hoá trong cơ thể.
Thải trừ: Nửa đời thải trừ trong huyết tương của Piracetam khoảng 4-5 giờ, trong dịch não tuỷ khoảng 6-8 giờ. Thuốc được đào thải qua thận dưới dạng không biến đổi
Công dụng – Chỉ định thuốc Cetampir Plus
Thuốc Cetampir Plus được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Phòng ngừa say tàu xe, say sóng.
- Bệnh nhân chóng mặt, buồn nôn, ù tai, rung giật nhãn cầu.
- Hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ ở người già, động kinh, chống thiếu oxy ở vỏ não.
- Điều trị rối loạn thiểu năng vỏ não trong các tình trạng như nghiện rượu, tai biến mạch máu não, phẫu thuật, chấn thương, choáng, rối loạn hành vi khó đọc ở trẻ em.
- Bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu cục bộ ở não bị trương lực mạch máu. Bệnh nhân có nguy cơ hoặc suy mạch não mạn tính do tăng huyết áp động mạch và xơ vữa động mạch.
Liều dùng – Cách sử dụng thuốc Cetampir Plus
Liều dùng
- Người lớn: mỗi lần uống 1 đến 2 viên, mỗi ngày uống 3 lần.
- Trẻ em: mỗi lần uống 1 đến 2 viên, mỗi ngày uống 1 đến 2 lần.
- Phòng ngừa say tàu xe, máy bay:
- Người lớn: uống 1 viên trước khi khởi hành 30 phút, sau mỗi 6 giờ uống 1 viên.
- Trẻ em: uống nửa viên.
- Liều tối đa: 9 viên một ngày.
Cách dùng
- Sử dụng thuốc Cetampir Plus bằng đường uống.
- Uống thuốc trong hoặc sau bữa ăn.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Cetampir Plus trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân suy thận nặng, suy gan.
- Bệnh nhân xuất huyết não, đột quỵ.
- Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ, phụ nữ đang cho con bú.
- Bệnh nhân Huntington.
- Người bị loạn chuyển hóa porphyrin.
- Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp khi sử dụng thuốc Cetampir Plus như:
- Thường gặp: ngủ gà, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, ỉa chảy, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu, dễ bị kích động, bồn chồn.
- Ít gặp: suy nhược, tăng cân, chóng mặt, trầm cảm, tăng vận động, căng thẳng, kích thích tình dục, run, nhức đầu, khô miệng, xuất huyết , rối loạn đông máu, mày đay, ngứa, viêm da, ra mồ hôi, phản ứng dị ứng.
- Hiếm gặp: giảm huyết áp, người cao tuổi khi điều trị dài ngày có thể bị triệu chứng ngoại tháp.
Có thể giảm liều để giảm nhẹ các tác dụng phụ, khi bệnh nặng hơn hoặc ở người cao tuổi xuất hiện triệu chứng ngoại tháp khi điều trị dài ngày cần ngừng thuốc.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Thuốc ức chế thần kinh trung ương, thuốc chống trầm cảm ba vòng, rượu. | Khi dùng chung thuốc Cetampir Plus có thể làm tăng tác dụng an thần của các thuốc này. |
Thuốc hạ huyết áp, thuốc hướng thần kinh. | Khi dùng chung sẽ làm tăng tác động của các thuốc này. |
Thuốc giãn mạch. | Khi dùng chung sẽ làm tăng hiệu của thuốc Cetampir Plus. |
Thuốc chống hạ áp. | Khi dùng chung sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc Cetampir Plus |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận, suy gan.
- Sử dụng thuốc khi làm xét nghiệm doping thể thao có thể tạo kết quả dương tính giả.
- Các xét nghiệm đo iod phóng xạ có thể bị gây nhiễu do sử dụng thuốc.
- Người suy thận cần điều chỉnh liều dùng phù hợp với hệ số thanh thải creatinin.
- Thuốc có thể gây đau vùng thượng vị. Bệnh nhân nên uống sau bữa ăn để giảm kích ứng dạ dày.
- Thuốc có thể gây ngủ gà nên bệnh nhân cần tránh làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo.
- Tránh sử dụng thuốc ở người cao tuổi trong thời gian dài ngày vì có thể xuất hiện triệu chứng ngoại tháp.
- Không nên dùng thuốc cho người không dung nạp galactose, thiếu hụt lapp lactase, rối loạn hấp thu glucose- galactose.
- Cần ngưng thuốc nếu xảy ra phản ứng dị ứng.
Lưu ý khi dùng Cetampir Plus cho phụ nữ đang mang thai và cho con bú
- Phụ nữ có thai: không nên sử dụng thuốc.
- Phụ nữ cho con bú: không nên sử dụng thuốc.
==>> Tham khảo thêm: Thuốc Cinacetam Caps: Công dụng, liều dùng, giá bán
Ảnh hưởng đối với công việc lái xe, vận hành máy móc
Thuốc có thể gây ngủ gà nên sẽ ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Khi sử dụng thuốc nên tránh làm những công việc này.
Bảo quản
- Bảo quản thuốc Cetampir Plus ở nhiệt độ dưới 30°C.
- Để thuốc nơi khô thoáng, tránh ánh sáng trực tiếp, xa tầm tay trẻ em.
Xử trí quá liều, quên liều
Quá liều
Chưa có thông tin liên quan đến việc sử dụng quá liều của thuốc Cetampir Plus.
Quên liều
Uống thuốc ngay khi phát hiện quên liều, nếu đã đến gần thời điểm uống liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên, uống liều tiếp theo đúng kế hoạch. Không uống liều gấp đôi để bù liều.
Ưu điểm
- Thuốc Cetampir Plus kết hợp piracetam và cinnarizin làm tăng cường hiệu ứng chống giảm oxy huyết và giảm kháng lực mạch máu não, giúp làm tăng lưu lượng máu não. Sự kết hợp này đem lại hiệu quả tác dụng tốt hơn so với việc sử dụng thuốc đơn lẻ đồng thời hạn chế được các độc tính của thuốc.
- Bào chế dạng viên nén dễ sử dụng.
Nhược điểm
- Không sử dụng được cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ khi sử dụng.
So sánh thuốc Cetampir Plus và Cetampir 800
Giống nhau: Cetampir Plus và Cetampir 800 đều có tác dụng trong điều trị chóng mặt, đột quỵ do thiếu máu, sa sút trí tuệ. Cả 2 thuốc này đều được sản xuất bởi dược phẩm SaVi và được bào chế dưới dạng viên nén bao phim
Khác nhau: Điểm khác nhau của 2 thuốc này là ở thành phần, Cetampir Plus có chứa 2 hoạt chất là Piracetam 400mg và Cinnarizin 25mg, còn Cetampir 800 chỉ chứa Piracetam 800mg. Thuốc Cetampir Plus có sự kết hợp giữa 2 thành phần sẽ làm tăng thêm tác dụng trong việc ức chế co cơ trơn mạch máu so với dùng đơn lẻ Piracetam. Như vậy đối với các trường hợp dùng thuốc Piracetam dạng đơn lẻ không đem lại hiệu quả mong muốn bạn có thể sử dụng thuốc Cetampir Plus dạng kết hợp để tăng hiệu quả điều trị.
Thuốc Cetampir Plus giá bao nhiêu?
Hiện giá thuốc Cetampir Plus đã được chúng tôi cập nhật ở trên. Bạn có thể liên hệ hotline của chúng tôi để cập nhật giá bán mới nhất cũng như các chương trình ưu đãi.
Thuốc Cetampir Plus mua ở đâu uy tín?
Thuốc Cetampir Plus chính hãng được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên để đảm bảo mua đúng sản phẩm chính hãng bạn hãy lựa chọn các nhà thuốc có uy tín. Nhà thuốc Ngọc Anh là một trong những địa chỉ được khách hàng đánh giá cao, tại đây, chúng tôi luôn cam kết phân phối các sản phẩm chính hãng với giá thành hợp lý. Bạn đang tìm mua sản phẩm, vui lòng liên hệ hotline của chúng tôi để được hỗ trợ.
Sản phẩm thay thế thuốc Cetampir Plus
Dưới đây là một số thuốc bạn có thể tham khảo sử dụng nếu không mua được thuốc Cetampir Plus:
- Thuốc Pzitam do Công ty cổ phần dược Trung Ương 3 sản xuất dưới dạng viên nang cứng. Thuốc có cùng công dụng, thành phần, hàm lượng với thuốc Cetampir Plus.
- Thuốc Spasticon được bào chế dưới dạng viên nang cứng bởi dược phẩm TV. Pharm có cùng công dụng, thành phần, hàm lượng với thuốc Cetampir Plus.
Tuy nhiên, các thông tin phía trên chỉ mang tính chất tham khảo, hãy hỏi thêm ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nào.
Tài liệu tham khảo
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Cetampir Plus. Tải file PDF Tại đây.
Minh Đã mua hàng
Thuốc Cetampir Plus hiệu quả tốt, đem lại hiệu quả nhanh chóng