Xơ nang là gì? Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán và điều trị

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

xo_nang

Để tải file PDF của bài viết Xơ nang là gì? Phương pháp xét nghiệm chẩn đoán và điều trị, xin vui lòng click vào link ở đây.

Định nghĩa

CF (Xơ nang) là một bệnh di truyền gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tính mạng, gây ra bởi các bất thường của CFTR (protein điều hòa dẫn truyền qua màng xơ nang) – một kênh clorua có trong các tế bào lót bề mặt phổi, ruột, ống tụy, tuyến mồ hôi và cơ quan sinh sản. Có hơn 1500 loại đột biến gây bệnh được biết đến gây gián đoạn các giai đoạn tổng hợp và chức năng của CFTR.[1] Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là rối loạn chức năng tuyến tụy, dẫn đến kém hấp thu calo; và bệnh lý phổi – gây ra bởi một chu trình bao gồm: lưu giữ chất nhầy, nhiễm trùng và viêm.

Dịch tễ học

Có khoảng 10.400 ca bệnh tại Anh Quốc, 30.000 ca bệnh tại Hoa Kỳ và 70.000 ca bệnh trên toàn thế giới.[5] [6] Tỷ lệ mắc mới ở người da trắng là khoảng 1/3000; tỷ lệ này thấp hơn ở người gốc Phi, gốc Tây Ban Nha và gốc Á. Bệnh thường gặp nhất ở người gốc châu Âu.[7] Một nghiên cứu cho rằng tỷ lệ mắc mới có thể đang giảm kể từ khi tiến hành sàng lọc trẻ sơ sinh.[8] Bệnh phổi là nguyên nhân gây mắc bệnh và tử vong thường gặp nhất.

Bệnh căn học

CF là bệnh di truyền gây ra bởi các đột biến trong CFTR (protein điều hoà dẫn truyền qua màng xơ nang), một kênh anion tìm thấy trong màng đỉnh của tế bào biểu mô. Bệnh nhân có thể đồng hợp tử hoặc dị hợp tử với đột biến CFTR. Người mang một đột biến CFTR và một alen CFTR bình thường phần lớn không biểu hiện bệnh.

Sinh lý bệnh học

Đột biến CFTR gây ra sự vận chuyển muối bất thường bởi tế bào biểu mô, tạo ra chất bài tiết đặc và dính.

  • Ở tuyến tụy, điều này dẫn tới tắc nghẽn các ống dẫn ngoại tiết, hoạt hóa sớm các enzym tụy, và cuối cùng tự phá hủy tuyến tụy ngoại tiết. Do đó, phần lớn bệnh nhân cần bổ sung các enzym của tuyến tụy.
  • Trong ruột, lượng phân nhiều có thể dẫn tới tắc nghẽn ruột.
  • Trong hệ hô hấp, do không có chức năng CFTR, dẫn tới tình trạng lưu giữ chất nhầy, nhiễm trùng mạn tính và viêm, cuối cùng sẽ dẫn đến phá hủy mô phổi. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của bệnh phổi, mỗi giả thuyết đều được hỗ trợ bởi các dữ liệu trong in vitro và in vivo.[9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] Bệnh phổi là nguyên nhân gây mắc bệnh và tử vong thường gặp nhất.

Phân loại

Theo kiểu hình lâm sàng

Có kèm theo giảm chức năng tụy

  • Đặc trưng bởi nhu cầu cần thiết phải bổ sung enzym tuyến tụy để duy trì tiêu hóa bình thường. Có chức năng tụy bình thường
  • Đặc trưng bởi sự không cần thiết phải bổ sung enzym tuyến tụy. Khác (đôi khi được gọi là xơ nang không điển hình)
  • Triệu chứng thực thể hoặc triệu chứng cơ năng do bất thường chức năng của CFTR (protein điều hoà dẫn truyền qua màng xơ nang) khi không có hai đột biến gây bệnh đã biết hoặc bằng xét nghiệm mồ hôi âm tính.[2] Ngoài ra, việc thực hiện sàng lọc trẻ sơ sinh đã giúp phát hiện trẻ nhũ nhi có trypsinogen phản ứng miễn dịch cao (nồng độ clorua trong mồ hôi <60 mmol/L [<60 mEq/L]), và ít nhất một đột biến CFTR gây bệnh, vốn bình thường không đáp ứng tiêu chí chẩn đoán điển hình đối với CF. Những trẻ nhũ nhi này rơi vào tiêu chí chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa liên quan đến CFTR.[3]

Ngăn ngừa sơ cấp

Biện pháp phòng ngừa duy nhất là tiến hành sàng lọc di truyền trên các cặp vợ chồng trước khi mang thai.

Khám sàng lọc

Sàng lọc sơ sinh

Tổ chức Hỗ trợ Bệnh Nhân Xơ nang khuyến cáo sàng lọc sơ sinh đối với tất cả trẻ nhũ nhi nếu có điều kiện.[20] Việc sàng lọc được thực hiện bằng cách định lượng trypsinogen qua phản ứng miễn dịch trong huyết thanh từ giọt máu khô lấy từ gót chân. [Cystic Fibrosis Foundation] Sàng lọc trẻ sơ sinh cho phép chẩn đoán và điều trị sớm, đồng thời đem lại nhiều lợi ích lâm sàng rõ rệt, bao gồm cải thiện dinh dưỡng và nhận thức. Qua đó cũng có thể làm giảm bệnh lý phổi và số ca nhập viện.

Ngăn ngừa thứ cấp

Việc phòng ngừa thứ cấp nên nhằm mục đích ngăn chặn bệnh nhân mắc nhiễm trùng làm thay đổi bệnh và các quá trình có thể dẫn tới tiến triển bệnh. Ví dụ như bệnh nhân mắc CF kèm Burkholderia cepacia complex cần được cách ly khỏi người không nhiễm B cepacia bởi rủi ro lây nhiễm từ người bệnh sang người bệnh. Cần thực hiện tiêm chủng cúm ở mọi trẻ em có đủ điều kiện.[3]

Tiền sử ca bệnh

Tiền sử ca bệnh #1

Một bé 1 tuổi có biểu hiện tăng cân chậm. Theo tiền sử, khi sinh cân nặng bé thuộc bách phân vị thứ 50, nhưng đã vượt qua nhiều đường bách phân vị mặc dù ăn uống rất tốt. Bé đi đại tiện nhiều lần trong ngày hơn những trẻ khác cùng độ tuổi, và phân thường sáng màu và có mùi hôi bất thường. Ngoài ra, bé cũng trải qua nhiều đợt điều trị kháng sinh do ho có đờm dai dẳng. Kết quả cân đo cho thấy bé nhỏ hơn so với tuổi, với cân nặng và chiều cao dưới nhóm bách phân vị thứ ba.

Các bài trình bày khác

Bệnh nhân mắc CF với chức năng tụy bình thường có thể có biểu hiện viêm xoang mạn tính ảnh hưởng tới tất cả các xoang, viêm tụy tái phát, và/hoặc viêm ruột thừa. Nam giới nhiều tuổi hơn có thể có biểu hiện vô sinh do không có ống dẫn tinh hai bên bẩm sinh. Đặc trưng bệnh là phát hiện có chất nhuộm haematoxylin cô đặc trong nang ruột thừa.[4]

Cách tiếp cận chẩn đoán từng bước

Độ tuổi khởi phát CF là khác nhau. Bệnh nhân mắc CF điển hình thường biểu hiện tăng cân chậm khi ở giai đoạn sơ sinh hoặc còn rất nhỏ. Một số trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ sẽ có biểu hiện viêm tiểu phế quản kéo dài hoặc nặng, hoặc thường mắc các bệnh hô hấp tái đi tái lại. Với những người lớn không được chẩn đoán mắc CF, thường có chức năng tụy bình thường, có thể có biểu hiện viêm phế quản, viêm xoang hoặc viêm tụy tái phát hoặc mạn tính.

Việc thực hiện sàng lọc trẻ sơ sinh đã giúp nhiều bệnh nhân hiện nay có thể được chẩn đoán ngay sau khi sinh.

Tiền sử

Tiền sử khi sinh cần bao gồm cả các câu hỏi liên quan đến việc thải phân su (bởi vì thải phân su chậm có thể là dấu hiệu của bệnh) và nơi sinh (bởi vì nhiều quốc gia thực hiện sàng lọc CF sơ sinh). Tiền sử gia đình dương tính sẽ tăng mức độ nghi ngờ mắc CF ở bệnh nhân. Tiền sử gia đình có thể cho thấy một người họ hàng xa đã chết vì bệnh hô hấp liên quan đến CF.
Đường hô hấp

  • Cần hỏi người trong gia đình về nhịp thở, có tình trạng co thắt, ho hoặc thở khò khè hay không. Nếu có ho, cần hỏi thêm về tần suất và kiểu ho, cũng như tình trạng đờm. Nếu tiếng ho lọc xõ đờm, đặc biệt đi kèm với cơn ho nặng, có thể nghi ngờ CF.
  • Bệnh nhân có thể có tiền sử nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới tái đi tái lại, có thể là viêm phế quản hoặc viêm phổi, cần điều trị kháng sinh. Thường gặp tình trạng ho ra máu, ví dụ như đờm có vệt máu trong đợt cấp bệnh phổi. Một số bệnh nhân có thể bị ho ra máu nặng (>300 mL/24 giờ), cần tiến hành cấp cứu y tế.

Đường tiêu hóa

  • Cần hỏi bệnh nhân (hoặc bố mẹ của bệnh nhân) về thói quen ăn uống, các loại thức ăn trong một ngày, thói quen đi ngoài, bao gồm số lượng và tính chất phân, cũng như tình trạng trào ngược dạ dày thực quản. Cần nghi ngờ khi có các triệu chứng ăn nhiều cùng với đi ngoài nhiều lần hoặc số lượng phân nhiều, phân có mỡ cùng với chứng rối loạn hấp thu chất béo và calo. Tiền sử có giảm số lần đi ngoài, có thể có hoặc không có trướng bụng hoặc nôn mửa, có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn ruột, thường gặp hơn ở người mắc CF so với người không mắc. Bệnh nhân cũng có thể biển hiện viêm tụy tái phát và/hoặc viêm ruột thừa cấp.

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng có thể bình thường ở bệnh nhân mắc CF. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu quan trọng gợi ý:

  • Bề ngoài suy dinh dưỡng (thiếu chất béo dữ trữ dưới da, lồi bụng, tỉ lệ cân nặng so với chiều cao dưới mức bình thường [ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ] hoặc BMI dưới mức bình thường [ở trẻ lớn hơn, trẻ vị thành niên và người lớn]).
  • Polyp mũi.
  • Đường kính trước sau của lồng ngực tăng lên, và có tiếng ran khi nghe.
  • Ngón tay dùi trống.
  • Sờ bụng có thể thấy khối phân (thường ở góc phần tư dưới phải), gan hoặc lá lách to, hoặc cả hai.
  • Ở nam giới, không có ống dẫn tinh hai bên.

Các thăm dò

Nếu nghi ngờ (bệnh nhân có triệu chứng/dấu hiệu hoặc có tiền sử gia đình dương tính), cần thực hiện xét nghiệm mồ hôi (xét nghiệm điện đi ion hóa pilocarpine). Trong xét nghiệm này, một lượng nhỏ pilocarpine được đặt trên da cánh tay để kích thích tiết ra mồ hôi. Mồ hôi sẽ được thu thập vào một ống vi mao dẫn sao cho có thể đo được lượng clorua. Nhìn chung đây được coi là xét nghiệm có ý nghĩa nhất để chẩn đoán và có nhiều ưu điểm như: không đau,
tương đối rẻ, cho kết quả trong vài giờ, và chính xác nếu thực hiện tại cơ sở đủ chất lượng. Xét nghiệm mồ hôi có thể được thực hiện với trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào. Một số trẻ em có thể không tiết đủ mồ hôi để cho kết quả chính xác. Nếu điều này xảy ra, nên xét nghiệm lại cho trẻ trong vòng một tuần.

  • Xét nghiệm mồ hôi âm tính (được định nghĩa là chỉ số đo clorua trong mồ hôi <30 mmol/L [<30mEq/L] ở mọi nhóm tuổi) cho thấy ít có khả năng là CF. Tuy nhiên, nếu vẫn nghi ngờ, nên giới thiệu bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên điều trị CF kể cả trong trường hợp xét nghiệm mồ hôi âm tính.
  • Xét nghiệm mồ hôi dương tính (được định nghĩa là chỉ số đo clorua trong mồ hôi ≥60 mmol/L [≥60 mEq/L]) cho thấy mắc CF và cần giới thiệu bệnh nhân đến cơ sở y tế chuyên điều trị CF ngay lập tức.

Đối với hầu hết bệnh nhân, xét nghiệm mồ hôi vẫn là chỉ thị chẩn đoán tốt nhất. Đối với những bệnh nhân có kết quả xét nghiệm mồ hôi ở vào khoảng trung gian (được định nghĩa là chỉ số đo clorua trong mồ hôi trong khoảng 30-59 mmol/L [30-59 mEq/L]), có thể cần tiến hành xét nghiệm thêm. Xét nghiệm di truyền có thể giúp chẩn đoán. Phần lớn các phòng thí nghiệm sẽ tiến hành ‘sàng lọc’ ban đầu để phát hiện các đột biến CFTR thường gặp. Nếu không phát hiện thấy hai đột biến thường gặp, phần lớn các phòng thí nghiệm đều làm thêm giải trình tự thêm gen CFTR hoặc toàn bộ gen CFTR. Các xét nghiệm bổ sung khác bao gồm chụp X-quang xoang có thể chỉ ra viêm đa xoang, và ngoáy lấy dịch họng sâu có thể cho thấy các mầm bệnh đường hô hấp, mặc dù cả hai loại xét nghiệm này đều không đặc hiệu với CF. Trong các trường hợp này, cần giới thiệu bệnh nhân đến trung tâm chuyên điều trị CF.

Nếu bệnh nhân CF có biểu hiện viêm ruột thừa, đặc trưng bệnh là phát hiện bệnh lý thấy chất nhuộm haemtoxylin cô đặc trong nang ruột thừa.[7]

Theo hướng dẫn chẩn đoán của Tổ chức Hỗ trợ Bệnh nhân Xơ nang, CF được chẩn đoán khi một người có cả biểu hiện lâm sàng đối với CF và bằng chứng rối loạn chức năng CFTR. Hướng dẫn khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm một cách tuần tự để xác lập chẩn đoán, lý tưởng nhất là thực hiện xét nghiệm mồ hôi trước tiên, sau đó là xét nghiệm di truyền CFTR, rồi đến xét nghiệm sinh lý CFTR. Xét nghiệm sinh lý bao gồm đo hiệu điện thế biểu mô mũi và đo dòng điện ruột. Hướng dẫn khuyến cáo rằng mọi người được chẩn đoán CF cần thực hiện xét nghiệm mồ hôi và phân tích di truyền CFTR.[19]

Sàng lọc sơ sinh

Tổ chức Hỗ trợ Bệnh nhân Xơ nang khuyến cáo thực hiện sàng lọc sơ sinh phù hợp với tất cả trẻ nhũ nhi.[20] Điều này cho phép chẩn đoán và điều trị sớm, đồng thời đem lại nhiều lợi ích lâm sàng rõ rệt, bao gồm cải thiện dinh dưỡng và nhận thức. Hơn nữa, sàng lọc sơ sinh có thể làm giảm bệnh phổi và số ca nhập viện. Việc sàng lọc được thực hiện bằng cách định lượng trypsinogen phản ứng miễn dịch (IRT) trong huyết thanh từ giọt máu khô lấy từ gót chân. Xét nghiệm IRT dương tính, khác nhau ở mỗi phòng xét nghiệm, không có ý nghĩa chẩn đoán; mà chỉ giúp xác định các trẻ nhũ nhi có nguy cơ.[19] Có nhiều phác đồ khác nhau để theo dõi tiếp đối với trường hợp xét nghiệm IRT dương tính. Do đó, mỗi xét nghiệm IRT dương tính cần được theo dõi tiếp bằng xét nghiệm khẳng định. Xét nghiệm khẳng định bao gồm xét nghiệm mồ hôi dương tính và hai đột biến gây bệnh (xét nghiệm di truyền). Tất cả các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm IRT dương tính cần được giới thiệu tới cơ sở y tế chuyên điều trị CF.[21]

Các yếu tố nguy cơ

Mạnh

Tiền sử gia đình mắc CF

  • Tiền sử CF trong gia đình sẽ làm tăng mức độ nghi ngờ mắc CF của bệnh nhân. Tiền sử gia đình có thể là một người họ hàng xa chết vì bệnh hô hấp liên quan đến CF.

Tình trạng mang mầm bệnh đã được xác định ở cả bố mẹ

  • Nếu cả bố mẹ đều được biết là mang các alen CFTR đột biến thì mỗi đứa trẻ do bố mẹ đó sinh ra sẽ có xác suất mắc CF là 1 trên 4.

Sắc tộc

CF thường gặp nhất ở người da trắng. Khoảng 1 trên 28 người da trắng mang một đột biến CFTR, và tỷ lệ mắc mới CF khi sinh là xấp xỉ 1 trên 3000. Ở người Mỹ gốc Phi và gốc Tây Ban Nha, tỷ lệ mắc mới CF thấp hơn, nhưng vẫn đáng kể. Bệnh hiếm gặp ở người châu Á.

Các yếu tố về tiền sử và thăm khám

Các yếu tố chẩn đoán chủ yếu

Có các yếu tố nguy cơ (thường gặp)

  • Các yếu tố nguy cơ chính bao gồm tiền sử gia đình và tình trạng mang mầm bệnh đã xác định ở cả bố mẹ.

Kết quả sàng lọc sơ sinh dương tính (thường gặp)

  • Phản ứng miễn dịch trypsinogen tăng cao lúc sinh, sau đó là xét nghiệm mồ hôi dương tính hoặc xét nghiệm di truyền cho thấy hai đột biến gây bệnh.

Không thải phân su (thường gặp)

  • 10% đến 20% trẻ sơ sinh mắc CF có thể chậm thải phân su hoặc thậm chí phân su bị tắc nghẽn trong ruột, còn được gọi là tắc phân su.[7] Trong khoảng 10% các ca bệnh này, sẽ có tình trạng thủng ruột gây viêm phúc mạc phân su, có thể dẫn đến kết quả sàng lọc âm tính giả.

Chậm phát triển (thường gặp)

  • Tăng cân chậm và sụt giảm bách phân vị, đặc biệt ngay cả khi trẻ ăn ngon miệng.
  • Thường gặp ở bệnh nhân thiểu năng tụy không được điều trị.

Ăn ngon miệng (thường gặp)

  • Trẻ nhũ nhi và trẻ em bị thiểu năng tụy không được điều trị dường như ăn không bao giờ đủ no.

Tiếng ho lọc xọc đờm (thường gặp)

  • Bệnh nhân có thể bị cảm lạnh và ho kéo dài, đặc biệt là những cơn ho nặng.
  • Đây là một triệu chứng thường gặp, đặc biệt là khi chẩn đoán được thực hiện sau giai đoạn sơ sinh.

Nhiễm trùng tái phát (thường gặp)

  • Bệnh nhân có thể có tiền sử nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới tái phát, có thể là viêm phế quản hoặc viêm phổi, cần điều trị kháng sinh.

Viêm xoang mạn tính (thường gặp)

  • Bệnh nhân có thể bị viêm xoang có triệu chứng tái đi tái lại hoặc mạn tính. Trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn hoặc thậm chí chồng lấp với bệnh qua trung gian dị ứng.

Các bất thường sinh dục ở nam giới (thường gặp)

  • Ở nam giới, khám bìu có thể bộc lộ không có ống dẫn tinh hai bên.

Ho ra máu (không thường gặp)

  • Bệnh nhân có thể bị ho ra máu nhẹ, ví dụ như đờm có vệt máu trong đợt cấp bệnh phổi. Một số bệnh nhân có thể bị ho ra máu nặng (>300 mL/24 giờ), cần tiến hành cấp cứu y tế.
  • Thường gặp ở bệnh nhân có bệnh phổi tiến triển hơn so với ở người có bệnh phổi nhẹ.

Các yếu tố chẩn đoán khác

Kém hấp thu và phân có mỡ (thường gặp)

  • Bệnh nhân thiểu năng tụy có thể có phân nhiều, có mỡ và mùi hôi khó chịu, là kết quả của chứng kém hấp thu chất béo.

Ngón tay dùi trống (thường gặp)

  • Bệnh nhân có thể có phần giường móng của ngón tay hoặc chân (nơi giường móng giáp với lớp biểu bì) phồng lên. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra ngón tay dùi trống. Mặc dù thường gặp nhiều hơn ở bệnh nhân CF so với bệnh nhân không mắc CF, ngón tay dùi trống không phải là dấu hiệu đặc trưng bệnh.

Trào ngược dạ dày thực quản (thường gặp)

  • Bệnh nhân mắc CF có thể mặc trào ngược dạ dày thực quản nhiều hơn người không mắc CF.

Thở khò khè (không thường gặp)

  • Bệnh nhân có thể có biểu hiện thở khò khè và nghẽn khí do tắc nghẽn đường thở.
  • Đây không phải là biểu hiện thường gặp, trừ khi bệnh nhân đồng thời bị hen suyễn hoặc bị viêm phế quản – phổi dị ứng do nhiễm nấm aspergillus.

Đường kính trước sau (AP) của lồng ngực tăng (không thường gặp)

  • Bệnh nhân bị tắc nghẽn đường hô hấp dưới do tích đờm, nhiễm trùng và viêm có thể có biểu hiện đường kính AP ngực tăng do tắc nghẽn khí.
  • Biểu hiện này ít gặp ở bệnh nhân trước khi mắc bệnh phổi. Đây là biểu hiện thường gặp khi bệnh phổi tiến triển.

Tiền sử viêm tụy (không thường gặp)

  • Bệnh nhân có chức năng tụy bình thường có thể có bị viêm tụy tái phát. Các triệu chứng cơ năng có thể bao gồm đau bụng cấp tính, buồn nôn và nôn. Các chỉ số xét nghiệm cho thấy amylaselipase huyết thanh tăng.

Tiền sử viêm ruột thừa cấp tính (không thường gặp)

  • Bệnh nhân mắc CF có thể có biểu hiện viêm ruột thừa cấp, tuy nhiên về mặt triệu chứng không có sự khác biệt giữa bệnh nhân CF và bệnh nhân khác. Tuy nhiên, triệu chứng có thể chồng lấp hoặc bị nhầm lẫn với các bệnh đồng mắc khác của CF, bao gồm DIOS (hội chứng tắc ruột xa) và lồng ruột.

Gan hoặc lách to (không thường gặp)

  • CF thường gây ra rất nhiều bệnh về gan, từ viêm quanh tĩnh mạch cửa không có triệu chứng đến xơ gan đường mật khu trú. Khám lâm sàng thường cho thấy gan to hoặc lá lách to hoặc cả hai.
  • Thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi.

Xét nghiệm chẩn đoán

Xét nghiệm thứ nhất cần yêu cầu

Xét nghiệm Kết quả
Xét nghiệm mồ hôi

  • Thường được coi là xét nghiệm có ý nghĩa nhất để chẩn đoán. Xét nghiệm mồ hôi có thể được thực hiện ở trẻ em ở bất kỳ độ tuổi nào. Một số trẻ em có thể không tiết đủ mồ hôi để cho kết quả chính xác. Nếu điều này xảy ra, nên xét nghiệm lại cho trẻ trong vòng một tuần.
  • Xét nghiệm mồ hôi âm tính, được định nghĩa là chỉ số đo clorua trong mồ hôi <30 mmol/L (<30 mEq/L) ở mọi nhóm tuổi, cho thấy ít có khả năng là CF.[19]
  • Xét nghiệm mồ hôi dương tính cho thấy mắc CF và cần giới thiệu bệnh nhân đến trung tâm y tế chuyên điều trị CF ngay lập tức.
  • Đối với những bệnh nhân mà kết quả xét nghiệm mồ hôi ở khoảng trung gian, được định nghĩa là chỉ số clorua trong mồ hôi trong khoảng 30 và 59 mmol/L (30 and 59 mEq/L), có thể cần tiến hành xét nghiệm thêm.
dương tính (clorua trong mồ hôi >60 mmol/L [≥60 mEq/L])
Xét nghiệm phản ứng miễn dịch trypsinogen (IRT) (sàng lọc trẻ sơ sinh)

  • Xét nghiệm IRT dương tính, khác nhau ở mỗi phòng thí nghiệm, không có ý nghĩa chẩn đoán. Mỗi kết quả dương tính cần được theo dõi tiếp bằng xét nghiệm khẳng định. Tất cả các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm IRT dương tính cần được giới thiệu tới trung tâm y tế chuyên điều trị CF.[21] Hướng dẫn tại Hoa Kỳ khác nhau theo từng tiểu bang, trong khi đó hướng dẫn tại châu Âu có thể khác nhau theo từng quốc gia.[22] [23]
dương tính (giá trị phụ thuộc vào đơn vị đo và mức chuẩn chung)
Xét nghiệm di truyền

  • Phần lớn các phòng thí nghiệm sẽ tiến hành ‘sàng lọc’ ban đầu để phát hiện các đột biến CFTR thường gặp. Nếu không phát hiện thấy 2 đột biến thường gặp, phần lớn các phòng thí nghiệm đều làm thêm giải trình tự gen CFTR hoặc toàn bộ gen CFTR.
có 2 đột biến gây bệnh

Các xét nghiệm khác cần cân nhắc

Xét nghiệm Kết quả
Chụp X-quang xoang

  • Xét nghiệm thêm có thể hữu ích trong tình huống ít gặp là kết quả xét nghiệm mồ hôi rơi vào khoảng trung gian, được định nghĩa là chỉ số clorua trong mồ hôi trong khoảng 30 và 59 mmol/L (30 and 59 mEq/L).
  • Trong các ca bệnh này, đặc biệt khuyến cáo giới thiệu bệnh nhân đến trung
    tâm y tế chuyên điều trị CF.
có thể có viêm đa xoang
Ngoáy dịch họng sâu

  • Xét nghiệm thêm có thể hữu ích trong tình huống ít gặp là kết quả xét nghiệm mồ hôi rơi vào khoảng trung gian, được định nghĩa là chỉ số clorua trong mồ hôi trong khoảng 30 và 59 mmol/L (30 and 59 mEq/L).
  • Xét nghiệm này không đặc hiệu đối với xơ nang.
  • Trong các ca bệnh này, đặc biệt khuyến cáo giới thiệu bệnh nhân đến trung tâm y tế chuyên điều trị CF.
có mầm bệnh hô hấp

Chẩn đoán khác biệt

Tình trạng Các dấu hiệu/triệu chứng khác biệt Các xét nghiệm khác biệt
Rối loạn vận động nhung mao nguyên phát
  • Thường không kèm theo thiểu năng tụy; viêm tai giữa chảy mủ mạn tính cũng ít gặp hơn ở trẻ mắc CF.
  • Sinh thiết nhung mao sẽ cho thấy bất thường siêu cấu trúc của nhung mao hô hấp, hoặc xét nghiệm di truyền có thể cho thấy bất thường gen mã hóa chính protein nhung mao.
Suy giảm miễn dịch nguyên phát
  • Bệnh nặng kết hợp giữa suy giảm miễn dịch và viêm đường hô hấp, thiếu hụt IgA, và thiếu hụt IgG1; có thể gây ra các tình trạng nhiễm khuẩn ngoài hô hấp. Thường không gây ra thiểu năng tụy.
  • Đo số lượng và chức năng tế bào lympho, chức năng bạch cầu trung tính, và nồng độ globulin miễn dịch.
Hen suyễn
  • Thường không liên quan đến viêm phế quản mủ. Bệnh nhân bị hen phế quản thường không bị ngón tay dùi trống.
  • Không có xét nghiệm chẩn đoán. Chẩn đoán dựa trên lâm sàng. Một số trẻ mắc CF cũng có thể bị hen phế quản.
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GORD)
  • Thường không liên quan đến các dấu hiệu hoặc triệu chứng kém hấp thu.
  • Kỹ thuật chụp X-quang thực quản nuốt Bari điều chỉnh hoặc xét nghiệm làm rỗng dạ dày có thể hữu ích trong chẩn đoán viêm phổi hít phải mạn tính hoặc GORD (trào ngược dạ dày thực quản), nhưng cũng có thể dương tính ở bệnh nhân mắc CF.
Viêm phổi hít phải mạn tính
  • Thường không liên quan đến các dấu hiệu hoặc triệu chứng kém hấp thu.
  • Kỹ thuật chụp X-quang thực quản nuốt Bari điều chỉnh hoặc xét nghiệm làm rỗng dạ dày có thể hữu ích trong chẩn đoán viêm phổi hít phải mạn tính hoặc GORD (trào ngược dạ dày thực quản), nhưng cũng có thể dương tính ở bệnh nhân mắc CF.
Chậm phát triển
  • Có thể không gây ra các triệu chứng hô hấp.
  • Xét nghiệm mồ hôi có thể âm tính nếu CF không phải là nguyên nhân. Tuy nhiên, suy dinh dưỡng nặng khiến kết quả xét nghiệm mồ hôi tăng giả tạo.
Chậm phát triển
  • Có thể không gây ra các triệu chứng hô hấp.
  • Sinh thiết ruột.
Bệnh lý ruột gây mất protein
  • Mất protein huyết thanh qua đường tiêu hóa. Có thể liên quan đến thủ thuật Fontan, rối loạn bạch huyết, hoặc loét niêm mạc.
  • Sinh thiết ruột.

Các tiêu chí chẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán được đồng thuận theo Hướng dẫn của Tổ chức Hỗ trợ Bệnh Nhân Xơ nang[19]

Theo hướng dẫn chẩn đoán của Tổ chức Hỗ trợ Bệnh nhân Xơ nang, CF được chẩn đoán khi một người có cả biểu hiện lâm sàng đối với CF và bằng chứng rối loạn chức năng CFTR. Hướng dẫn khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm một cách tuần tự để xác lập chẩn đoán, lý tưởng nhất là thực hiện xét nghiệm mồ hôi trước tiên, sau đó là xét nghiệm di truyền CFTR, rồi đến xét nghiệm sinh lý CFTR. Xét nghiệm sinh lý bao gồm đo hiệu điện thế biểu mô mũi và đo dòng điện ruột. Hướng dẫn khuyến cáo rằng mọi người được chẩn đoán CF cần thực hiện xét nghiệm mồ hôi và phân tích di truyền CFTR.

Cách tiếp cận điều trị từng bước

CF là một bệnh di truyền và không có cách chữa. Biểu hiện lâm sàng thường gặp nhất là rối loạn chức năng tuyến tụy, dẫn đến kém hấp thu calo, và bệnh lý phổi do quá trình lưu giữ chất nhầy, nhiễm trùng và viêm. Mục tiêu chăm sóc là duy trì sức khỏe thông qua các biện pháp phòng ngừa, cũng như điều trị sớm và tích cực các biến chứng như chậm tăng cân và các dấu hiệu của bệnh hô hấp. Nếu có dấu hiệu của bệnh hô hấp, cần sớm tiến hành các kỹ thuật hỗ trợ thanh thải dịch nhầy-biểu mô nhung mao. Với bệnh tiêu hóa, bổ sung enzym tuyến tụy ngoại sinh được sử dụng để hỗ trợ sinh trưởng và dinh dưỡng.

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp là nguyên nhân gây mắc bệnh và tử vong thường gặp nhất. Phương pháp điều trị chính đối với bệnh hô hấp là tăng cường làm sạch đường thở và sử dụng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng phổi.[24]

Cần tiến hành làm sạch đường thở để kéo chất bài tiết từ thành đường thở vào lòng đường thở, từ đó có thể ho tống ra ngoài các chất này. Các phương pháp bao gồm vật lý trị liệu, chu kỳ hít thở chủ động,[25] thiết bị vest dao động tần số cao (liệu pháp VEST), van dao động, hoặc mặt nạ áp lực thở dương.[26]

Liệu pháp hít vào:

  • Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn (ví dụ như salbutamol) thường được sử dụng trước khi làm sạch đường thở. Cũng được sử dụng ở bệnh nhân có các triệu chứng giống hen phế quản.
  • Các loại thuốc long đờm, như dornase alfa và muối ưu trương, cũng được sử dụng. Dornase alfa là DNase tái tổ hợp ở người làm phân hủy ADN từ các tế bào bị viêm ở đường hô hấp. Bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên bị bệnh nhẹ hoặc những người bị bệnh mức độ trung bình đến nặng được khuyến cáo sử dụng dornase alfa hàng ngày, mặc dù bằng chứng về việc sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh trung bình đến nặng tỏ ra thuyết phục hơn.[27] Dung dịch nước muối ưu trương dạng hít hiệu quả như một liệu pháp cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân mắc CF và được khuyến cáo sử dụng cho tất cả bệnh nhân trên 6 tuổi.[27] [28] [29] Một thuốc long đờm mới hơn là mannitol dạng hít – một tác nhân thẩm thấu. Một nghiên cứu cho thấy chức năng phổi được cải thiện sau 26 tuần điều trị bằng thuốc này. Mặc dù không phải mọi thông số đầu ra được nghiên cứu đều cho kết quả có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó,về mặt lý thuyết, manitol tương tự như việc sử dụng dung dịch nước muối ưu trương.[30]
  • Kháng sinh dạng hít được sử dụng cho bệnh nhân nhiễm khuẩn mạn tính do Pseudomonas aeruginosa. Sự cư trú mạn tính thường đi liền với suy giảm nhanh chóng chức năng phổi. Tobramycin dạng hít được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên nhiễm P aeruginosa mạn tính mức độ nhẹ, trung bình đến nặng, mặc dù vậy, bằng chứng về việc sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh mức độ trung bình đến nặng tỏ ra thuyết phục hơn.[27] Mặc dù các kháng sinh dạng hít khác cũng được sử dụng ở bệnh nhân mắc CF, nhưng khác
    với tobramycin, không có bằng chứng thuyết phục nào ủng hộ việc sử dụng những kháng sinh đó. Tobramycin dạng hít đã được chứng minh là có vai trò quan trọng trong các phác đồ điều trị nhiều chủng Pseudomona khác nhau.[27] Không khuyến cáo sử dụng kháng sinh kháng staphylococcal để điều trị dự phòng ở bệnh nhân mắc CF.[27]
  • Corticosteroid dạng hít thường được sử dụng ở bệnh nhân mắc CF kèm hen phế quản hoặc bệnh viêm phế quản – phổi dị ứng do nhiễm nấm aspergillus (ABPA), hơn là trong điều trị bệnh lý phổi do CF. Cụ thể hơn, các corticosteroid này thường được sử dụng cho bệnh nhân có triệu chứng tiểu phế quản rõ rệt và có đáp ứng với trị liệu.[27] Có ít bằng chứng để kết luận liệu thuốc này có đem lại lợi ích và an toàn trong điều trị CF hay không.[31]

Các thuốc kháng viêm (ví dụ như kháng sinh macrolide, ibuprofen, corticosteroid) được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm ở đường thở:

  • Prednisolone cách nhật là cách điều trị hiệu quả với bệnh CF, mặc dù việc sử dụng còn nhiều hạn chế do các tác dụng phụ nặng nề, kéo dài của thuốc.[7] [32] [33] Số liệu về việc sử dụng các liều ngắn corticosteroid trong điều trị đợt cấp bệnh phổi mà không kèm bệnh hen phế quản và ABPA vẫn còn hạn chế, mặc dù vậy, một nghiên cứu đã chỉ ra xu hướng cải thiện chức năng phổi sau liệu trình 5 ngày dùng corticosteroid đường uống kết hợp với kháng sinh.[32] Tuy nhiên, Tổ chức Hỗ trợ Bệnh nhân Xơ nang (CFF) khuyến cáo không nên sử dụng kéo dài corticosteroid đường uống ở bệnh nhân từ 6 đến 18 tuổi mà không bị hen phế quản hay ABPA. Với bệnh nhân là người lớn (≥18 tuổi), CFF kết luận rằng không có đủ bằng chứng để khuyến cáo sử dụng hay không sử dụng kéo dài thuốc này.[27]
  • Việc sử dụng azithromycin (một kháng sinh macrolide) đang ngày càng trở nên quan trọng. Trong một nghiên cứu, bệnh nhân điều trị nhiễm khuẩn mạn tính do P aeruginosa cho thấy cải thiện chức năng phổi và giảm tần suất xảy ra các đợt cấp bệnh phổi.[34] Azithromycin được sử dụng làm kháng sinh dự phòng ở các bệnh nhân nhiễm Pseudomona mạn tính.[27]
  • Người ta đã chứng minh rằng ibuprofen giúp bảo vệ khỏi sự suy giảm chức năng phổi và làm giảm nhu cầu dùng thuốc kháng sinh đường tĩnh mạch, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng và hình ảnh X-quang ngực. Kháng sinh này không được sử dụng rộng rãi do các tác dụng phụ với hệ tiêu hóa.[35] Tổ chức Hỗ trợ Bệnh nhân Xơ nang khuyến cáo sử dụng lâu dài ibuprofen đường uống để làm chậm quá trình suy giảm chức năng gan ở bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên và có mức FEV1 cao hơn dự đoán 60%.[27] [36]
  • Các hoạt chất kháng viêm này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với bất kỳ thuốc nào khác tùy thuộc quá trình thực hành lâm sàng của từng nơi và nhu cầu của bệnh nhân.
  • Các thuốc kháng viêm khác bao gồm natri cromoglicate và chất điều chỉnh leukotriene. Không có đủ bằng chứng chứng minh hiệu quả của các thuốc này để đưa ra khuyến cáo sử dụng hàng ngày.[27]

Ivacaftor

  • Ivacaftor là hoạt chất tăng khả năng của CFTR (protein điều hoà sự dẫn truyền qua màng xơ nang), đứng đầu trong nhóm chất điều hòa đặc hiệu được nghiên cứu để cải thiện chức năng CFTR dựa trên các nhóm đột biến chức năng của CF. Ivacaftor hoạt động bằng cách giúp kênh CFTR mở phù hợp ở bệnh nhân có đột biến gen G551D (phát hiện thấy ở khoảng 4%-5% người mắc CF) và một số đột biến khác, do đó bình thường hóa dịch lỏng trên bề mặt đường thở và giúp tái thiết lập thanh thải dịch nhầy-biểu mô nhung mao.
  • Ivacaftor làm tăng đáng kể FEV1, giảm clorua trong mồ hôi, giảm nguy cơ xảy ra đợt cấp bệnh phổi, tăng điểm chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân xơ nang và tăng cân nặng từ đường tiêu chuẩn ở bệnh nhân có đột biến G551D.[37]
  • Dựa trên kết quả một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở bệnh nhân có đột biến không phải G551D,[38] Cơ quan Dược phẩm Châu Âu đã mở rộng chỉ định hiện có của ivacaftor cho cả các bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên có một trong các đột biến gen CFTR sau: G178R, S549N, S549R, G551S, G1244E, S1251N, S1255P, G1349D, và R117H.
  • Cho đến năm 2017, thuốc này được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép để điều trị tổng cộng 33 đột biến gen ở bệnh nhân mắc CF. Ivacaftor được chỉ định để điều trị CF ở bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên có một đột biến gen CFTR đáp ứng với ivacaftor dựa trên lâm sàng và/hoặc xét nghiệm in vitro. Nếu không xác định được kiểu gen của bệnh nhân, cần sử dụng một xét nghiệm đột biến CF được FDA cho phép để phát hiện sự hiện diện của đột biến CFTR, sau đó là xác minh bằng giải trình tự hai chiều được khuyến nghị bởi hướng dẫn sử dụng xét nghiệm đột biến.

Lumacaftor/ivacaftor

  • Lumacaftor/ivacaftor, một chất điều hòa CFTR, được chấp thuận cho người từ 6 tuổi trở lên đồng hợp tử với đột biến F508del.
  • Đột biến F508del gây ra một loạt các vấn đề khiến CFTR không thể đạt được hình dạng đúng và tiến tới bề mặt tế bào. Các loại thuốc kết hợp sẽ xử lý những vấn đề này theo cách tiếp cận gồm hai bước: lumacaftor giúp di chuyển protein CFTR khiếm khuyết về đúng chỗ của mình ở bề mặt tế bào, trong khi ivacaftor tăng cường hoạt động của protein một khi nó đã đến đúng chỗ, hỗ trợ dòng chảy của muối và dịch, giúp làm loãng dịch nhầy đặc tích tụ ở phổi và các cơ quan khác.
  • Hai nghiên cứu giai đoạn 3, ngẫu nhiên, mù đôi, có đối chứng giả dược đã được thiết kế để đánh giá hiệu quả của lumacaftor/ivacaftor ở bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên bị xơ nang và đồng hợp tử với đột biến CFTR F508del. Ở cả hai nghiên cứu, đã có cải thiện đáng kể ở tiêu chí đánh giá chính (thay đổi tuyệt đối đường cơ sở trong FEV1) ở cả nhóm liều lumacaftor/ivacaftor. Sự khác biệt giữa điều trị tích cực và giả dược liên quan đến tình trạng cải thiện tuyệt đối tỷ lệ FEV1 dự đoán dao động từ 2,6 đến 4,0 điểm phần trăm (P<0,001), tương ứng với sự khác biệt tương đối trung bình trong điều trị là 4,3% đến 6,7% (P<0,001). Các phân tích tổng hợp cho thấy tỷ lệ các cơn đợt cấp bệnh phổi ở nhóm sử dụng lumacaftor/ivacaftor thấp hơn 30% đến 39% so với nhóm giả dược. Tỷ lệ biến chứng dẫn tới nhập viện hoặc sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch cũng thấp hơn ở nhóm sử dụng lumacaftor/ivacaftor.[39]

Phương án ghép phổi chỉ dành cho các bệnh nhân không còn liệu pháp thay thế nào khác. Hiện không có tiêu chí chung đối với việc cấy ghép phổi ở bệnh nhân CF, nhưng nói chung cần cân nhắc các điểm sau: chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng cùng với nhu cầu bổ sung oxy, và bằng chứng tăng cacbon dioxit máu đi kèm với tiến triển xấu của bệnh. Chống chỉ định tuyệt đối và tương đối với trường hợp cấy ghép phổi hai bên được xác định cụ thể hơn. Chống chỉ định tuyệt đối bao gồm nhiễm khuẩn huyết, rối loạn chức năng đa tạng, tiền sử được không tuân thủ điều trị, bệnh nhân bị nhiễm Burkholderia cepacia (một số genomovar có thể phụ thuộc vào độ nhạy cảm kháng sinh của nó), béo phì, và trào ngược dạ dày kháng trị. Chống chỉ định tương đối với cấy ghép khi thủ thuật này liên quan đến các bệnh nhân CF bị suy thận (GFR <25 mL/phút và/hoặc bằng chứng về bệnh do cấu trúc thận), tình trạng chức năng quá kém không có khả năng đi bộ >600 feet khi làm test đi bộ 6 phút tiêu chuẩn, tiền sử dày dính màng phổi, suy dinh dưỡng nặng với BMI<16, nhiễm trùng do nấm, và đái tháo đường kiểm soát kém.

Bệnh hô hấp: bệnh phổi cấp tính

Liệu pháp kháng sinh được chỉ định ở bệnh nhân có đợt cấp bệnh phổi; việc sử dụng được dựa trên kết quả nuôi cấy đờm và độ nhạy, cùng với tình trạng cải thiện trên lâm sàng khi sử dụng các thuốc này. Lựa chọn thuốc dựa trên vi khuẩn đã biết hoặc theo kinh nghiệm. Có thể sử dụng kháng sinh đường uống, tiêm tĩnh mạch, hít hoặc kết hợp. Theo một nghiên cứu, kết hợp kháng sinh đường uống và khí dung không những giúp loại trừ lâu dài mà còn làm giảm viêm phổi.[40]

  • Không có tiêu chí tiêu chuẩn để xác định đợt cấp bệnh phổi nhẹ, trung bình và nặng ở bệnh nhân CF. Độ nặng của bệnh thường được suy ra từ toàn trạng của bệnh nhân. Các tham số sau đây được sử dụng để đánh giá độ nặng của đợt cấp: ho tăng, đờm tăng, giảm hoạt động, khó chịu, buồn nôn, rale phổi, giảm FEV1 hoặc FVC, thay đổi khi chụp X-quang, và cần bổ sung oxy.
  • Đợt cấp nhẹ thường đáp ứng với kháng sinh đường uống, có thể kèm hoặc không kèm với tobramycin dạng hít. Kháng sinh đường uống bao gồm amoxicillin/clavulanic acid, amoxicillin, trimethoprim/sulfamethoxazole (co- trimoxazole), linezolid, và ciprofloxacin. Thời gian điều trị kháng sinh thông thường là 14 ngày.[41]
  • Đợt cấp trung bình và nặng được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Aminoglycoside như tobramycin thường được kết hợp với một hoặc hai loại kháng sinh tiêu diệt Staphycoloccus hoặc Pseudomona, phụ thuộc vào vi khuẩn nghi ngờ hoặc đã biết và độ nặng của đợt cấp. Liều aminoglycoside một lần một ngày hoặc nhiều lần một ngày có hiệu quả như nhau, trong đó liều một lần một ngày gây ra ít độc tố thận ở trẻ em hơn và không có sự khác biệt trong tỷ lệ mắc nhiễm độc tai.[42] Nhiễm khuẩn Staphylococcus aureus được điều trị bằng ticarcillin/clavulanic acid. Linezolid và vancomycin thường được dành riêng cho S aureus kháng methicillin. Nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa và Burkholderia cepacia có thể được điều trị bằng ticarcillin/clavulanic acid, ceftazidime, hoặc piperacillin/tazobactam. Ở các ca bệnh nặng với các chủng kháng thuốc, thường sử dụng aztreonam, imipenem/cilastatin, hoặc meropenem. Điều trị các đợt cấp trung bình và nặng khác biệt ở số lượng kháng sinh sử dụng (tương ứng với hai so với ba) và/hoặc thời gian điều trị. Nhìn chung, nếu tình trạng không cải thiện, có thể thử một kháng sinh khác (ví dụ như ticarcillin/clavulanic acid có thể được thay thế bởi ceftazidime).
  • Liều lượng cũng cần phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bệnh nhân, và cần theo dõi lượng thuốc khi phù hợp. Ở bệnh nhân CF, các thay đổi đặc hiệu của bệnh có thể gây ra tình trạng tăng thanh thải aminoglycoside. Do đó, thường cần dùng liều cao hơn để đạt mức độ thuốc điều trị. Điều này, kết hợp với các liệu trình lặp lại và kéo dài, sẽ đồng nghĩa với việc cần theo dõi cẩn thận nồng độ aminoglycoside huyết thanh.

Trước đây, để lấy căn cứ cho việc điều trị kháng sinh, một số bác sĩ lâm sàng đã dựa trên các nghiên cứu in-vitro cho thấy tác dụng hiệp lực của nhiều loại kháng sinh trong việc chống lại lại các mẫu xét nghiệm vi khuẩn đã kháng nhiều loại thuốc. Tuy nhiên, các thử nghiệm lâm sàng cho thấy tác dụng hiệp lực của nhiều kháng sinh không mang lại thêm lợi ích cho bệnh nhân.[43]

Điều trị bệnh nhân mắc đợt cấp bệnh phổi luôn bao gồm tăng số lần làm sạch đường thở, bên cạnh việc sử dụng kháng sinh.

Thiểu năng tụy

Liệu pháp thay thế enzym tụy và bổ sung vitamin hòa tan chất béo được chỉ định để hỗ trợ sinh trưởng và dinh dưỡng. Thay thế enzym bao gồm lipase, protease và amylase. Enzym được cung cấp trước bữa phụ và bữa chính với liều được điều chỉnh dựa trên khẩu phần ăn.

Vitamin hòa tan trong chất béo bao gồm vitamin A, D, E và K. Các vitamin này được uống thường xuyên phụ tùy theo khuyến cáo dinh dưỡng với CF. [Cystic Fibrosis Foundation: nutrition for your infant with CF] Nhìn chung, nồng độ máu trong huyết thanh được sử dụng để đánh giá nồng độ vitamin A, D và E, trong khi thời gian prothrombin được sử dụng để đánh giá nồng độ vitamin K.

Chất đối kháng H2 hoặc chất ức chế bơm proton cũng được sử dụng ở những bệnh nhân này để cung cấp một môi trường có nồng độ kiềm cao hơn cho liệu pháp bổ sung enzym tụy, do đó giúp cải thiện chức năng enzym.

Bệnh gan

Khoảng một phần ba bệnh nhân có thể mắc bệnh gan. Ở những bệnh nhân này, tắc nghẽn ống mật dẫn đến viêm quanh tĩnh mạch cửa và chứng xơ hóa. Cuối cùng, quá trình khu trú này có thể phát triển thành xơ gan đa thùy đi kèm với tăng huyết áp kịch phát. Bệnh gan tiến triển là nguyên nhân gây tử vong ở CF ngoài phổi thường gặp nhất, chiếm khoảng 2,5% tỷ lệ tử vong.[44] Điều trị bệnh gan mật thường hạn chế ở việc sử dụng axit mật đường uống (ví dụ như axit ursodeoxycholic).[44]

Bệnh đường ruột

Bất thường trong cân bằng muối và nước ở ruột có thể dẫn đến phân và chất nhầy ở ruột bị khô gây tắc nghẽn ruột, thường ở đoạn cuối hồi tràng. Được gọi là tắc phân su ở trẻ sơ sinh và hội chứng tắc nghẽn ruột đoạn xa sau giai đoạn sơ sinh, các đợt tắc nghẽn này thường là tắc nghẽn một phần và có thể được điều trị bằng thuốc bằng cách thụt tháo bằng chất cản quang tan trong nước và sử dụng tác nhân thẩm thấu đường uống.[45] Loại chất cản quang tan trong nước và chi tiết về cách sử dụng khác nhau theo từng cơ sở y tế. Chất làm mềm phân, thuốc nhuận tràng, bù nước
và đôi khi là các hoạt chất prokinetic có thể được dùng riêng rẽ hoặc kết hợp để cải thiện tình trạng đi ngoài và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Ở một số ca bệnh nhất định có thể có chỉ định phẫu thuật, ví dụ như tắc nghẽn ruột hoàn toàn, dấu hiệu viêm phúc mạc, hoặc thất bại trong điều trị nội khoa .[4] Trong khi thông báo sẽ phẫu thuật, bệnh nhân cần được tiến hành ngừng hoàn toàn cho ăn qua đường miệng, nếu chưa làm trước đó. Có thể đặt một ống thông mũi dạ dày để dẫn lưu. Cần duy trì cân bằng dịch và chất điện giải ở mức bình thường bằng cách theo dõi chặt chẽ chất điện giải trong huyết thanh và sử dụng truyền dịch tĩnh mạch.

Bên cạnh hội chứng tắc nghẽn do phân khô, bệnh nhân còn có nguy cơ lồng ruột cao hơn.[46]

Trào ngược dạ dày thực quản

Thuốc kháng axit, chất đối kháng H2, hoặc một PPI (chất ức chế bơm proton) được sử dụng để điều trị các triệu chứng trào ngược đường tiêu hóa thường do CF. Thông thường, ranitidine là liệu pháp đầu tay. Nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn, có thể xem xét PPI.

Tổng quan về các chi tiết điều trị

Tham khảo cơ sở dữ liệu dược địa phương của quý vị để biết thông tin toàn diện về thuốc, bao gồm các chống chỉ định, tương tác giữa các loại thuốc, và liều dùng thay thế. ( xem Tuyên bố miễn trách nhiệm )

 

Cấp tính ( tóm tắt )
trẻ sơ sinh bị tắc phân su/tắc nghẽn một phần đoạn ruột xa
1 thụt tháo bằng chất cản quang tan trong nước kết hợp với thuốc thẩm thấu đường uống
2 phẫu thuật
thêm đặt thông mũi dạ dày giảm áp lực và điều trị hỗ trợ
tắc ruột toàn phần hoặc viêm phúc mạc
1 phẫu thuật
thêm đặt thông mũi dạ dày giảm áp lực và điều trị hỗ trợ
nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính
với đợt cấp nhẹ 1 kháng sinh đường uống
thêm vật lý trị liệu tăng cường
thêm thuốc giãn phế quản dạng hít
thêm thuốc long đờm dạng hít
bổ sung tobramycin dạng hít
với đợt cấp trung bình đến nặng 1 thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch
thêm vật lý trị liệu tăng cường
thêm thuốc giãn phế quản dạng hít
thêm thuốc long đờm dạng hít
đợt cấp hen phế quản không nhiễm trùng
1 đợt cấp hen phế quản không nhiễm trùng
bổ sung corticoid đường uống
Tiếp diễn ( tóm tắt )
bệnh đường hô hấp
1 vật lý trị liệu
thêm thuốc giãn phế quản dạng hít
thêm thuốc giãn phế quản dạng hít
bổ sung tobramycin dạng hít
bổ sung thuốc kháng viêm (macrolide, ibuprofen, corticosteroid)
bổ sung corticosteroid dạng hít
bổ sung ivacaftor
bổ sung lumacaftor/ivacaftor
2 ghép phổi hai bên
Bệnh tiêu hóa
1 theo dõi và tối ưu hóa dinh dưỡng
có mắc bệnh gan thêm thay thế enzym tụy
bổ sung chất đối kháng H2 hoặc chất ức chế bơm proton
thêm chất đối kháng H2 hoặc chất ức chế bơm proton
có mắc bệnh gan thêm axit ursodeoxycholic
có bị trào ngược dạ dày-thực quản thêm thuốc kháng axit, chất đối kháng H2, hoặc chất ức chế bơm proton
có đột biến gen CFTR (nhóm III) thêm ivacaftor

Các lựa chọn điều trị

Cấp tính
trẻ sơ sinh bị tắc phân su/tắc nghẽn một phần đoạn ruột xa
1 thụt tháo bằng chất cản quang tan trong nước kết hợp với thuốc thẩm thấu đường uống

Các lựa chọn sơ cấp

» lactulose: tham khảo ý kiến chuyên gia để có hướng dẫn về liều dùng

» Bất thường trong cân bằng lượng muối và nước ở ruột có thể dẫn đến phân và chất nhầy ở ruột bị khô, gây tắc nghẽn ruột, thường ở đoạn cuối hồi tràng.

» Các bệnh như tắc phân su ở trẻ sơ sinh và hội chứng tắc nghẽn ruột xa sau giai đoạn sơ sinh, các đợt tắc nghẽn này thường là tắc nghẽn một phần và có thể được điều trị nội khoa bằng cách thụt tháo bằng chất cản quang tan trong nước và sử dụng tác nhân thẩm thấu đường uống.[45]

» Loại chất cản quang tan trong nước và chi tiết về cách sử dụng khác nhau theo từng cơ sở y tế.

2 phẫu thuật

» Ở các ca bệnh mà điều trị nội khoa thất bại, phẫu thuật sẽ được chỉ định để xử lý tắc nghẽn.[4]

thêm đặt thông mũi dạ dày giảm áp lực và điều trị hỗ trợ

» Trong khi chờ phẫu thuật, bệnh nhân cần ngừng hoàn toàn cho ăn qua đường miệng.

» Có thể đặt một ống thông mũi dạ dày để dẫn lưu.

» Cần duy trì cân bằng dịch và chất điện giải ở mức bình thường, bằng cách theo dõi chặt chẽ chất điện giải trong huyết thanh và sử dụng truyền dịch tĩnh mạch.

tắc ruột toàn phần hoặc viêm phúc mạc
1 phẫu thuật

» Trong các ca tắc ruột toàn phần hoặc có dấu hiệu viêm phúc mạc, phẫu thuật được chỉ định.[4]

thêm đặt thông mũi dạ dày giảm áp lực và điều trị hỗ trợ

» Trong khi chờ phẫu thuật, bệnh nhân cần ngừng hoàn toàn cho ăn qua đường miệng.

» Có thể đặt một ống thông mũi dạ dày để dẫn lưu.

» Cần duy trì cân bằng dịch và chất điện giải ở mức
bình thường, bằng cách theo dõi chặt chẽ chất điện giải trong huyết thanh và sử dụng truyền dịch tĩnh mạch.

nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính
với đợt cấp nhẹ 1 kháng sinh đường uống

Các lựa chọn sơ cấp

» amoxicillin/clavulanate: trẻ em: 45-90 mg/kg/ ngày đường uống chia liều 12 giờ một lần; người lớn: 875 mg đường uống 12 giờ một lần
Liều dùng tính theo thành phần amoxicillin.

HOẶC

» Amoxicillin: trẻ em: 80-90 mg/kg/ngày đường uống chia liều 12 giờ một lần; người lớn: 1000 mg đường uống 8 giờ một lần

HOẶC

» Trimethoprim/sulfamethoxazole: trẻ em >2 tháng tuổi: 6-12 mg/kg/ngày đường uống chia liều 12 giờ một lần; người lớn: 160-320 mg đường uống 12 giờ một lần
Liều dùng tính theo thành phần trimethoprim.

HOẶC

» linezolid: trẻ em: 30 mg/kg/ngày đường uống chia liều 8 giờ một lần; người lớn: 600 mg đường uống 12 giờ một lần

HOẶC

» Ciprofloxacin: trẻ em: 20-40 mg/kg/ngày đường uống chia liều 12 giờ một lần; người lớn: 1000 mg đường uống 12 giờ một lần

» Đợt cấp nhẹ thường đáp ứng với điều trị kháng sinh đường uống có hoặc không có tobramycin dạng hít.

» Thời gian điều trị kháng sinh thông thường là 14 ngày.

thêm vật lý trị liệu tăng cường

» Cần tiến hành làm sạch đường thở để kéo các chất bài tiết từ thành đường thở vào lòng đường thở, từ đó có thể ho ra các chất này.

» Các phương pháp bao gồm vật lý trị liệu vùng ngực, hít thở chủ động theo chu kỳ,[25] thiết bị vest dao động tần số cao (liệu pháp VEST), van dao động, hoặc mặt nạ áp lực thở dương.[26] Trong một thử nghiệm tiến cứu, ngẫu nhiên, không có phương pháp đơn lẻ nào được chứng minh là vượt trội hơn phương pháp khác.

thêm thuốc giãn phế quản dạng hít

Các lựa chọn sơ cấp

» Salbutamol: (100 microgram/liều ống xịt định liều) trẻ em và người lớn: 100-200 microgram (1-2 lần xịt) 4-6 giờ một lần khi cần

» Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng trước khi làm sạch đường thở.

» Có thể phải dùng buồng đệm để hít thuốc.

thêm thuốc long đờm dạng hít

Các lựa chọn sơ cấp

» dornase alfa: trẻ em và người lớn: 2,5 mg xông khí dung mỗi ngày một hoặc hai lần
-và-
» dung dịch muối ưu trương dạng hít

HOẶC

» dornase alfa: trẻ em và người lớn: 2,5 mg xông khí dung mỗi ngày một hoặc hai lần
-và-
» mannitol dạng hít: tham khảo ý kiến chuyên gia để có hướng dẫn về liều dùng

» Dornase alfa là DNase tái tổ hợp ở người làm suy biến ADN từ các tế bào bị viêm ở đường thở.

» Việc sử dụng hàng ngày được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân ≥6 tuổi mắc bệnh nhẹ,bệnh trung bình đến nặng, mặc dù bằng chứng về việc sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh trung bình đến nặng có hiệu quả hơn.[27]

» Dung dịch nước muối ưu trương dạng hít hiệu quả như một liệu pháp cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân mắc CF và được khuyến cáo sử dụng cho tất cả bệnh nhân >6 tuổi.[27] [28] [29]

» Một thuốc long đờm mới hơn là mannitol dạng hít – một tác nhân thẩm thấu. Một nghiên cứu cho thấy chức năng phổi được cải thiện sau 26 tuần điều trị bằng thuốc này. Mặc dù không phải mọi thông số đầu ra được nghiên cứu đều cho kết quả có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó,về mặt lý thuyết, manitol tương tự như việc sử dụng dung dịch nước muối ưu trương.[30]

bổ sung tobramycin dạng hít

Các lựa chọn sơ cấp

» tobramycin: trẻ em ≥6 tuổi và người lớn: 300 mg dạng hít (dung dịch khí dung) hai lần mỗi ngày, hoặc 112 mg dạng hít (hít vào đường miệng) hai lần mỗi ngày; sử dụng trong 28 ngày sau đó nghỉ 28 ngày rồi lặp lại chu kỳ

» Đợt cấp nhẹ thường đáp ứng với kháng sinh đường uống kèm hoặc không kèm với tobramycin dạng hít.

với đợt cấp trung bình đến nặng 1 thuốc kháng sinh qua đường tĩnh mạch

Các lựa chọn sơ cấp

» tobramycin: trẻ em và người lớn: 3,3 mg/kg qua đường tĩnh mạch 8 giờ một lần, hoặc 10 mg/kg qua đường tĩnh mạch 24 giờ một lần

–VÀ–

» ticarcillin/clavulanic acid: trẻ em: 400 mg/kg/ ngày qua đường tĩnh mạch, chia liều 6 giờ một lần; người lớn: 4000 mg qua đường tĩnh mạch 6 giờ một lần
Liều được tính theo thành phần ticarcillin.
-hoặc-
» Ceftazidime: trẻ em: 150 mg/kg/ngày qua đường tĩnh mạch, chia liều 8 giờ một lần; người lớn: 2000 mg qua đường tĩnh mạch 8 giờ một lần
-hoặc-
» piperacillin/tazobactam: trẻ em: 400 mg/kg/ngày qua đường tĩnh mạch, chia liều 6 giờ một lần; người lớn: 4000 mg qua đường tĩnh mạch 6 giờ một lần
Liều được tính theo thành phần piperacillin.
-hoặc-
» aztreonam: trẻ em: 200 mg/kg/ngày qua đường tĩnh mạch, chia liều 6 giờ một lần; người lớn: 2000 mg qua đường tĩnh mạch 6 giờ một lần
-hoặc-
» imipenem/cilastatin: trẻ em: 100 mg/kg/ngày qua đường tĩnh mạch, chia liều 6 giờ một lần; người lớn: 1000 mg qua đường tĩnh mạch 6 giờ một lần Liều dùng liên quan đến thành phần imipenem.
-hoặc-
» meropenem: trẻ em: 120 mg/kg/ngày qua đường tĩnh mạch, chia liều 8 giờ một lần; người lớn: 2000 mg qua đường tĩnh mạch 8 giờ một lần
-hoặc-
» linezolid: trẻ em: 30 mg/kg/ngày qua đường tĩnh mạch, chia liều 8 giờ một lần; người lớn: 600 mg qua đường tĩnh mạch 12 giờ một lần
-hoặc-
» vancomycin: trẻ em: 40-60 mg/kg/ngày qua đường tĩnh mạch, chia liều 6 giờ một lần; người lớn: 1000 mg qua đường tĩnh mạch 12 giờ một lần

» Đợt cấp trung bình và nặng được điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch. Aminoglycoside thường được kết hợp với một hoặc hai loại kháng sinh tiêu diệt Staphycoloccus hoặc Pseudomona, phụ thuộc vào vi khuẩn nghi ngờ hoặc đã biết, cũng như độ nặng của
đợt cấp. Các liều aminoglycoside một lần mỗi ngày và nhiều lần mỗi ngày tỏ ra hiệu quả như nhau.[42]

» S aureus được điều trị bằng ticarcillin/clavulanic acid. Linezolid và vancomycin thường được dành riêng cho S aureus kháng methicillin.

» Nhiễm khuẩn P aeruginosa và Burkholderia cepacia có thể được điều trị bằng ticarcillin/clavulanic acid, ceftazidime, hoặc piperacillin/tazobactam.

» Ở các ca bệnh nặng với các chủng kháng thuốc, thường sử dụng aztreonam, imipenem/cilastatin, hoặc meropenem.

» Điều trị các đợt cấp trung bình và nặng khác biệt ở số lượng kháng sinh qua đường tĩnh mạch (tương ứng với hai hay ba) và/hoặc thời gian điều trị. Nhìn chung, nếu tình trạng không cải thiện, có thể thử một kháng sinh khác (ví dụ như ticarcillin/clavulanic acid có thể được thay thế bởi ceftazidime).

» Liều lượng cũng cần phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bệnh nhân, và cần theo dõi lượng thuốc khi phù hợp. Ở bệnh nhân CF, các thay đổi đặc hiệu của bệnh có thể gây ra tình trạng tăng thanh thải aminoglycoside. Do đó, thường cần dùng liều cao hơn để đạt mức độ thuốc điều trị. Điều này, kết hợp với các liệu trình lặp lại và kéo dài, sẽ đồng nghĩa với việc cần theo dõi cẩn thận nồng độ aminoglycoside huyết thanh.

» Thời gian điều trị kháng sinh thông thường là 14 ngày.

thêm vật lý trị liệu tăng cường

» Cần tiến hành làm sạch đường thở để kéo các chất bài tiết từ thành đường thở vào lòng đường thở, từ đó có thể ho ra các chất này.

» Các phương pháp bao gồm vật lý trị liệu vùng ngực, hít thở chủ động theo chu kỳ,[25] thiết bị vest dao động tần số cao (liệu pháp VEST), van dao động, hoặc mặt nạ áp lực thở dương.[26] Trong một thử nghiệm tiến cứu, ngẫu nhiên, không có phương pháp đơn lẻ nào được chứng minh là vượt trội hơn phương pháp khác.

thêm thuốc giãn phế quản dạng hít

Các lựa chọn sơ cấp

» Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng trước khi làm sạch đường thở.

» Có thể phải dùng buồng đệm để hít thuốc.

thêm thuốc long đờm dạng hít

Các lựa chọn sơ cấp

» dornase alfa: trẻ em và người lớn: 2,5 mg xông khí dung mỗi ngày một hoặc hai lần
-và-
» dung dịch muối ưu trương dạng hít

HOẶC

» dornase alfa: trẻ em và người lớn: 2,5 mg xông khí dung mỗi ngày một hoặc hai lần
-và-
» mannitol dạng hít: tham khảo ý kiến chuyên gia để có hướng dẫn về liều dùng

» Dornase alfa là DNase tái tổ hợp ở người làm suy biến ADN từ các tế bào bị viêm ở đường thở.

» Việc sử dụng hàng ngày được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân ≥6 tuổi mắc bệnh nhẹ,bệnh trung bình đến nặng, mặc dù bằng chứng về việc sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh trung bình đến nặng có hiệu quả hơn.[27]

» Dung dịch nước muối ưu trương dạng hít hiệu quả như một liệu pháp cải thiện chức năng phổi ở bệnh nhân mắc CF và được khuyến cáo sử dụng cho tất cả bệnh nhân >6 tuổi.[27] [28] [29]

» Một thuốc long đờm mới hơn là mannitol dạng hít – một tác nhân thẩm thấu. Một nghiên cứu cho thấy chức năng phổi được cải thiện sau 26 tuần điều trị bằng thuốc này. Mặc dù không phải mọi thông số đầu ra được nghiên cứu đều cho kết quả có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó,về mặt lý thuyết, manitol tương tự như việc sử dụng dung dịch nước muối ưu trương.[30]

đợt cấp hen phế quản không nhiễm trùng
1 thuốc giãn phế quản dạng hít

Các lựa chọn sơ cấp

» Salbutamol: (100 microgram/liều ống xịt định liều) trẻ em và người lớn: 100-200 microgram (1-2 lần xịt) 4-6 giờ một lần khi cần

» Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng trước khi làm sạch đường thở. Có thể phải dùng buồng đệm để hít thuốc.

bổ sung corticoid đường uống

Các lựa chọn sơ cấp

» Prednisolone: trẻ em và người lớn: 1-2 mg/kg/ ngày đường uống mỗi ngày một lần cách nhật

» Sử dụng prednisolone cách nhật là cách điều trị hiệu quả với bệnh phổi CF, mặc dù việc sử dụng còn hạn chế do các tác dụng phụ lâu dài nghiêm trọng.[7] [32] [33]

 

Tiếp diễn
bệnh đường hô hấp
1 vật lý trị liệu

» Cần tiến hành làm sạch đường thở để kéo chất tiết từ thành đường thở vào lòng đường thở, từ đó có thể ho ra các chất này.

» Các phương pháp bao gồm vật lý trị liệu vùng ngực, hít thở chủ động theo chu kỳ,[25] thiết bị vest dao động tần số cao (liệu pháp VEST), van dao động, hoặc mặt nạ áp lực thở dương.[26] Trong một thử nghiệm tiến cứu, ngẫu nhiên, không có phương pháp đơn lẻ nào được chứng minh là vượt trội hơn phương pháp khác.

thêm thêm thuốc giãn phế quản dạng hít

Các lựa chọn sơ cấp

» Salbutamol: (100 microgram/liều ống xịt định liều) trẻ em và người lớn: 100-200 microgram (1-2 lần xịt) trước khi làm sạch đường thở

» Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn thường được sử dụng trước khi làm sạch đường thở. Có thể phải dùng buồng đệm để hít thuốc.

thêm thuốc long đờm dạng hít

Các lựa chọn sơ cấp

» dornase alfa: trẻ em và người lớn: 2,5 mg xông khí dung mỗi ngày một hoặc hai lần
-và-
» dung dịch muối ưu trương dạng hít

HOẶC

» dornase alfa: trẻ em và người lớn: 2,5 mg xông khí dung mỗi ngày một hoặc hai lần
-và-
» mannitol dạng hít: tham khảo ý kiến chuyên gia để có hướng dẫn về liều dùng

» Các loại thuốc long đờm ví dụ như dornase alfa và muối ưu trương cũng được sử dụng.
» Dornase alfa là DNase tái tổ hợp ở người làm suy biến ADN từ các tế bào bị viêm ở đường thở.

» Việc sử dụng hàng ngày được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân ≥6 tuổi mắc bệnh nhẹ,bệnh trung bình đến nặng, mặc dù bằng chứng về việc sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh trung bình đến nặng có hiệu quả hơn.[27]

» Muối ưu trương dạng hít có tác dụng như một liệu pháp cải thiện chức năng phổi ở những bệnh nhân mắc CF,[28] và được khuyến nghị sử dụng ở tất cả bệnh nhân >6 tuổi.[27] [29]

» Một thuốc long đờm mới hơn là mannitol dạng hít – một tác nhân thẩm thấu. Một nghiên cứu cho thấy chức năng phổi được cải thiện sau 26 tuần điều trị bằng thuốc này. Mặc dù không phải mọi thông số đầu ra được nghiên cứu đều cho kết quả có ý nghĩa về mặt thống kê, do đó,về mặt lý thuyết, manitol tương tự như việc sử dụng dung dịch nước muối ưu trương.[30]

bổ sung tobramycin dạng hít

Các lựa chọn sơ cấp

» tobramycin: trẻ em ≥6 tuổi và người lớn: 300 mg dạng hít (dung dịch khí dung) hai lần mỗi ngày, hoặc 112 mg dạng hít (hít vào đường miệng) hai lần mỗi ngày; sử dụng trong 28 ngày sau đó nghỉ 28 ngày rồi lặp lại chu kỳ

» Kháng sinh dạng hít được sử dụng cho bệnh nhân nhiễm khuẩn mạn tính do Pseudomonas aeruginosa.

» Nhiễm khuẩn mạn tính thường đi liền với suy giảm nhanh chóng chức năng phổi.

» Tobramycin dạng hít được khuyến cáo sử dụng cho bệnh nhân từ ≥6 tuổi nhiễm P aeruginosa mạn tính mức độ nhẹ cũng như các bệnh nhân mắc bệnh từ trung bình đến nặng , mặc dù bằng chứng về việc sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh trung bình đến nặng có vẻ có hiệu quả hơn.[27]

» Mặc dù các kháng sinh dạng hít khác cũng được sử dụng ở bệnh nhân mắc CF, nhưng khác với tobramycin, không có bằng chứng thuyết phục nào ủng hộ việc sử dụng những kháng sinh đó. Tobramycin dạng hít đã được chứng minh là có vai trò quan trọng trong các phác đồ điều trị nhiều chủng Pseudomona khác nhau.[27]

bổ sung thuốc kháng viêm (macrolide, ibuprofen, corticosteroid)

Các lựa chọn sơ cấp

» azithromycin: trẻ em ≥6 tuổi và người lớn: 250 mg đường uống mỗi tuần ba lần (ví dụ, thứ Hai, thứ Tư, thứ Sáu)

HOẶC

» Ibuprofen: trẻ em ≥6 tuổi và người lớn: 20-30 mg/kg đường uống mỗi ngày hai lần, tối đa 1200-2400 mg/ngày; tham khảo chuyên gia để có thêm hướng dẫn về liều đối với chỉ định này

Các lựa chọn thứ cấp

» Prednisolone: trẻ em và người lớn: 1-2 mg/kg/ ngày đường uống mỗi ngày một lần cách nhật

» Việc sử dụng azithromycin (một loại macrolide) đang ngày càng trở nên quan trọng. Người ta cho rằng kháng sinh này có chứa các thành phần kháng viêm và đã được chứng minh là giúp duy trì chức năng phổi và giảm đợt cấp phổi.[34] [47] [48] Tổ chức Hỗ trợ Bệnh Nhân Xơ nang (CFF) khuyến cáo sử dụng thuốc này ở những bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên và xuất hiện Pseudomonas aeruginosa dai dẳng khi nuôi cấy dịch đường thở.[27] Cũng có bằng chứng cho thấy azithromycin làm giảm tình trạng viêm ở những bệnh nhân không bị nhiễm Pseudomonas aeruginosa.[49]

» Việc sử dụng ibuprofen đường uống kéo dài được khuyến cáo để làm chậm lại quá trình suy chức năng hô hấp ở những bệnh nhân từ 6 tuổi trở lên, và có FEV1 >60% so với dự báo.[27] [36]

» Sử dụng prednisolone uống cách nhật là cách điều trị hiệu quả với bệnh phổi CF, mặc dù việc sử dụng còn hạn chế do các tác dụng phụ lâu dài nghiêm trọng.[32] [7] [33] Một nghiên cứu cho thấy xu hướng cải thiện chức năng phổi sau liệu trình 5 ngày sử dụng corticosteroid đường uống kết hợp với kháng sinh ở những bệnh nhân không bị hen phế quản hay ABPA (viêm phế quản phổi dị ứng do nhiễm nấm aspergillus).[32] Tuy nhiên, CFF khuyến cáo không nên sử dụng kéo dài corticosteroid đường uống ở bệnh nhân từ 6 đến 18 tuổi mà không bị hen phế quản hay ABPA. Với bệnh nhân là người lớn (≥18 tuổi) không bị hen phế quản hay ABPA, CFF kết luận rằng chưa có đủ bằng chứng để khuyến cáo sử dụng hay không sử dụng thuốc này lâu dài.[27]

» Các hoạt chất kháng viêm này có thể được sử dụng riêng lẻ hoặc phối hợp với các thuốc khác dựa trên thực hành của từng nơi và nhu cầu của bệnh nhân.

bổ sung corticosteroid dạng hít

Các lựa chọn sơ cấp

» fluticasone propionate dạng hít: (50, 100, hoặc 250 microgram/liều ống xịt định liều) trẻ em >4 tuổi: 50-100 microgram mỗi ngày hai lần; trẻ em >12 tuổi và người lớn: 100-500 microgram mỗi ngày hai lần

HOẶC

» budesonide: (0,25 mg/mL hoặc 0,5 mg/mL khí dung) trẻ em >3 tháng tuổi: 0,25 đến 0,5 mg xông khí dung mỗi ngày hai lần

» Được sử dụng ở những bệnh nhân có phản ứng tiểu phế quản rõ rệt và cho thấy đáp ứng trị liệu với corticosteroid dạng hít.[27]

» Có ít bằng chứng để kết luận liệu thuốc này có đem lại lợi ích và an toàn trong điều trị CF hay không.[31]

bổ sung ivacaftor

Các lựa chọn sơ cấp

» ivacaftor: trẻ em 2-5 tuổi và <14 kg: 50 mg đường uống mỗi ngày hai lần; trẻ em 2-5 tuổi và ≥14 kg: 75 mg đường uống mỗi ngày hai lần; trẻ em ≥6 tuổi và người lớn: 150 mg uống mỗi ngày hai lần

» Ivacaftor là hoạt chất tăng khả năng của CFTR (protein điều hoà sự dẫn truyền qua màng xơ nang), đứng đầu trong nhóm chất điều hòa đặc hiệu được nghiên cứu để cải thiện chức năng CFTR dựa trên các nhóm đột biến chức năng của CF. Ivacaftor hoạt động bằng cách giúp kênh CFTR mở phù hợp ở bệnh nhân có đột biến gen G551D (phát hiện thấy ở khoảng 4%-5% người mắc CF) và một số đột biến khác, do đó bình thường hóa dịch lỏng trên bề mặt đường thở và giúp tái thiết lập thanh thải dịch nhầy-biểu mô nhung mao.

» Ivacaftor làm tăng đáng kể FEV1, giảm clorua trong mồ hôi, giảm nguy cơ xảy ra đợt cấp bệnh phổi, tăng điểm chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân xơ nang và tăng cân nặng từ đường tiêu chuẩn ở bệnh nhân có đột biến G551D.[37]

» Dựa trên kết quả một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở bệnh nhân có đột biến không phải G551D,[38] Cơ quan Dược phẩm Châu Âu đã mở rộng chỉ định hiện có của ivacaftor cho cả các bệnh nhân từ có một trong các đột biến gen CFTR sau: G178R, S549N, S549R, G551S, G1244E, S1251N, S1255P, G1349D, và R117H.

» Cho đến năm 2017, thuốc này được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép để điều trị tổng cộng 33 đột biến gen ở bệnh nhân mắc CF. Ivacaftor được chỉ định để điều trị CF ở bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên có một đột biến gen CFTR đáp ứng với ivacaftor dựa trên lâm sàng và/hoặc xét nghiệm in vitro. Nếu không xác định được kiểu gen của bệnh nhân, cần sử dụng một xét nghiệm đột biến CF được FDA cho phép để phát hiện sự hiện diện của đột biến CFTR, sau đó là xác minh bằng giải trình tự hai chiều khi được khuyến nghị bởi hướng dẫn sử dụng xét nghiệm đột biến.

bổ sung lumacaftor/ivacaftor

Các lựa chọn sơ cấp

» lumacaftor/ivacaftor: trẻ em 6-11 tuổi: 200 mg (lumacaftor)/250 mg (ivacaftor) đường uống mỗi ngày hai lần; trẻ em ≥12 tuổi và người lớn: 400 mg (lumacaftor)/250 mga (ivacaftor) đường uống mỗi ngày hai lần

» Lumacaftor/ivacaftor, một chất điều hòa CFTR, được chấp thuận cho người từ 6 tuổi trở lên đồng hợp tử với đột biến F508del. Đột biến F508del gây ra một loạt các vấn đề khiến CFTR không thể đạt được hình dạng đúng và tiến tới bề mặt tế bào. Các loại thuốc kết hợp sẽ xử lý những vấn đề này theo cách tiếp cận gồm hai bước: lumacaftor giúp di chuyển protein CFTR khiếm khuyết về đúng chỗ của mình ở bề mặt tế bào, trong khi ivacaftor tăng cường hoạt động của protein một khi nó đã đến đúng chỗ, hỗ trợ dòng chảy của muối và dịch, giúp làm loãng dịch nhầy đặc tích tụ ở phổi và các cơ quan khác.

» Lumacaftor/ivacaftor cải thiện đáng kể tình trạng FEV1. Các phân tích tổng hợp cho thấy tỷ lệ các cơn đợt cấp bệnh phổi ở nhóm sử dụng lumacaftor/ ivacaftor thấp hơn 30% đến 39% so với nhóm giả dược. Tỷ lệ biến cố dẫn tới nhập viện hoặc sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch cũng thấp hơn ở nhóm sử dụng lumacaftor/ivacaftor.[39]

2 ghép phổi hai bên

» Dành cho các bệnh nhân không còn liệu pháp thay thế nào khác.

» Hiện không có tiêu chí chung đối với việc ghép phổi ở bệnh nhân CF, nhưng nói chung cần cân nhắc một số điểm sau: chức năng phổi suy giảm nghiêm trọng cùng với nhu cầu bổ sung oxy, và bằng chứng tăng cacbon dioxit máu đi kèm với tiến triển xấu của bệnh. Chống chỉ định tuyệt đối và tương đối với ghép phổi hai bên được xác định cụ thể hơn.

» Chống chỉ định tuyệt đối bao gồm nhiễm khuẩn huyết, rối loạn chức năng đa tạng, tiền sử không tuân thủ điều trị, bệnh nhân bị Burkholderia cepacia cư trú (một số genomovar có thể được coi là phụ thuộc vào độ nhạy cảm kháng sinh của nó), béo phì, và trào ngược dạ dày kháng trị.

» Chống chỉ định tương đối với cấy ghép khi thủ thuật này liên quan đến các bệnh nhân CF bị suy thận (GFR <25 mL/phút và/hoặc bằng chứng về bệnh do cấu trúc thận), tình trạng chức năng quá kém với ình trạng không có khả năng đi bộ >600 feet đối với xét nghiệm đi bộ 6 phút tiêu chuẩn, tiền sử dày dính màng phổi, suy dinh dưỡng nặng với BMI dưới 16, nhiễm trùng do nấm, và đái tháo đường kiểm soát kém.

Bệnh tiêu hóa
Bệnh tiêu hóa 1 theo dõi và tối ưu hóa dinh dưỡng

» Bệnh nhân cần được theo dõi về tình trạng ăn uống, thói quen đi ngoài, bao gồm số lượng và đặc điểm, và có tình trạng trào ngược dạ dày thực quản hay không.

» Cần nghi ngờ khi có biểu hiện ăn nhiều cùng với đi ngoài nhiều lần hoặc lượng phân lớn, phân có mỡ với chứng kém hấp thu chất béo và calo.

» Tiền sử giảm số lần đi ngoài, có hoặc không có trướng bụng hoặc nôn mửa, có thể là dấu hiệu của tắc nghẽn ruột, thường gặp hơn ở người mắc CF so với người không mắc.

» Việc điều trị nên hướng tới tối ưu hóa liệu pháp thay thế enzym tụy và dinh dưỡng tốt. Nếu bệnh nhân tiếp diễn tình trạng chậm tăng cân hay chậm phát triển, có thể sử dụng chất bổ sung calo đường uống, hoặc trong một số ca bệnh, có thể cần phải đặt ống thông dạ dày để giúp bệnh nhân có đủ calo để hỗ trợ phát triển.

có kèm theo thiểu năng tụy thêm thay thế enzym tụy

Các lựa chọn sơ cấp

» pancreatin: liều lượng phụ thuộc vào dạng bào chế và biệt dược được sử dụng; cần tham khảo chuyên gia để được hướng dẫn thêm về liều lượng

» Thay thế enzym bao gồm lipase, protease và amylase.

» Liều enzym phản ánh nồng độ lipase trong chế phẩm enzym và được điều chỉnh theo cân nặng của bệnh nhân, tần suất và đặc điểm của phân, và quy luật tăng trưởng của bệnh nhân.

» Enzym được cung cấp trước bữa phụ và bữa chính với liều được điều chỉnh dựa trên khẩu phần ăn.

» Chất làm mềm phân, thuốc nhuận tràng, bù nước và đôi khi là các hoạt chất prokinetic có thể được dùng riêng rẽ hoặc kết hợp để cải thiện thói quen đi ngoài và giảm thiểu nguy cơ tái phát.

bổ sung chất đối kháng H2 hoặc chất ức chế bơm proton

Các lựa chọn sơ cấp

» ranitidine: trẻ em: 6-8 mg/kg/ngày uống thành 2 liều; người lớn: 150 mg uống hai lần mỗi ngày

HOẶC

» Lansoprazole: trẻ em ≥1 tuổi và trọng lượng cơ thể <30 kg: 15 mg dùng đường uống một lần
mỗi ngày; trẻ em có trọng lượng cơ thể ≥30 kg và người lớn: 30 mg dùng đường uống một lần mỗi ngày

HOẶC

» omeprazole: trẻ em 5-9 kg: 5 mg dùng đường uống một lần mỗi ngày; trẻ em 10-19 kg: 10 mg dùng đường uống một lần mỗi ngày; trẻ em ≥20 kg và người lớn: 20 mg dùng đường uống một lần mỗi ngày

» Được sử dụng để cung cấp một môi trường có nồng độ kiềm cao hơn cho liệu pháp bổ sung enzym tụy, qua đó cải thiện chức năng enzym.

thêm bổ sung vitamin hòa tan trong chất béo

Các lựa chọn sơ cấp

» vitamin A

–VÀ–

» ergocalciferol
-hoặc-
» colecalciferol

–VÀ–

» alpha tocopherol

–VÀ–

» phytomenadione

» Các vitamin hòa tan trong chất béo bao gồm vitamin A (retinol), D (ergocalciferol hoặc colecalciferol), E, và K (phytomenadione).

» Các vitamin này được uống thường xuyên phụ tùy theo khuyến cáo dinh dưỡng với CF. [Cystic Fibrosis Foundation: nutrition for your infant with CF]

» Nhìn chung, nồng độ máu trong huyết thanh được sử dụng để đánh giá nồng độ vitamin A, D và E, trong khi thời gian prothrombin được sử dụng để đánh giá nồng độ vitamin K.

» Thường có sẵn ở dạng bào chế kết hợp độc quyền.

» Tham khảo tài liệu về sản phẩm để có hướng dẫn về liều dùng.

có mắc bệnh gan thêm axit ursodeoxycholic

Các lựa chọn sơ cấp

» axit ursodeoxycholic: trẻ em và người lớn: 10-20 mg/kg/ngày dùng đường uống

» Bệnh gan tiến triển là nguyên nhân gây tử vong ở CF ngoài phổi thường gặp nhất, chiếm khoảng 2,5% tỷ lệ tử vong.[44]

» Điều trị bệnh gan mật thường hạn chế việc sử dụng axit mật đường uống (ví dụ như axit ursodeoxycholic).[44]

có bị trào ngược dạ dày-thực quản thêm thuốc kháng axit, chất đối kháng H2, hoặc chất ức chế bơm proton

Các lựa chọn sơ cấp

» ranitidine: trẻ em: 6-8 mg/kg/ngày uống thành
2-3 liều; người lớn: 150 mg uống hai lần mỗi ngày

Các lựa chọn thứ cấp

» Lansoprazole: trẻ em ≥1 tuổi và trọng lượng cơ thể <30 kg: 15 mg dùng đường uống một lần mỗi ngày; trẻ em có trọng lượng cơ thể ≥30 kg và người lớn: 30 mg dùng đường uống một lần mỗi ngày

HOẶC

» omeprazole: trẻ em 5-9 kg: 5 mg dùng đường uống một lần mỗi ngày; trẻ em 10-19 kg: 10 mg dùng đường uống một lần mỗi ngày; trẻ em ≥20 kg và người lớn: 20 mg dùng đường uống một lần mỗi ngày

» Được sử dụng để điều trị các triệu chứng trào ngược đường tiêu hóa thường đi kèm với CF.

» Thuốc kháng axit có sẵn dưới dạng không cần đơn và có nhiều dạng bào chế và thương hiệu; tham khảo tài liệu về sản phẩm để có hướng dẫn về liều dùng.

có đột biến gen CFTR (nhóm III) thêm ivacaftor

Các lựa chọn sơ cấp

» ivacaftor: trẻ em 2-5 tuổi và <14 kg: 50 mg đường uống mỗi ngày hai lần; trẻ em 2-5 tuổi và
≥14 kg: 75 mg đường uống mỗi ngày hai lần; trẻ em ≥6 tuổi và người lớn: 150 mg uống mỗi ngày hai lần

» Ivacaftor là hoạt chất tăng khả năng của CFTR (protein điều hoà sự dẫn truyền qua màng xơ nang), đứng đầu trong nhóm chất điều hòa đặc hiệu được nghiên cứu để cải thiện chức năng CFTR dựa trên các nhóm đột biến chức năng của CF. Ivacaftor hoạt động bằng cách giúp kênh CFTR mở phù hợp ở bệnh nhân có đột biến gen G551D (phát hiện thấy ở khoảng 4%-5% người mắc CF) và một số đột biến khác, do đó bình thường hóa dịch lỏng trên bề mặt đường thở và giúp tái thiết lập thanh thải dịch nhầy-biểu mô nhung mao.

» Ivacaftor làm tăng đáng kể FEV1, giảm clorua trong mồ hôi, giảm nguy cơ xảy ra đợt cấp bệnh phổi, tăng điểm chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân xơ nang và tăng cân nặng từ đường tiêu chuẩn ở bệnh nhân có đột biến G551D.[37]

» Dựa trên kết quả một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng ở bệnh nhân có đột biến không phải G551D,[38] Cơ quan Dược phẩm Châu Âu đã mở rộng chỉ định hiện có của ivacaftor cho cả các bệnh nhân từ có một trong các đột biến gen CFTR sau: G178R, S549N, S549R, G551S, G1244E, S1251N, S1255P, G1349D, và R117H.

» Cho đến năm 2017, thuốc này được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép để điều trị tổng cộng 33 đột biến gen ở bệnh nhân mắc CF. Ivacaftor được chỉ định để điều trị CF ở bệnh nhân từ 2 tuổi trở lên có một đột biến gen CFTR đáp ứng với ivacaftor dựa trên lâm sàng và/hoặc xét nghiệm in vitro. Nếu không xác định được kiểu gen của bệnh nhân, cần sử dụng một xét nghiệm đột biến CF được FDA cho phép để phát hiện sự hiện diện của đột biến CFTR, sau đó là xác minh bằng giải trình tự hai chiều khi được khuyến nghị bởi hướng dẫn sử dụng xét nghiệm đột biến.

Giai đoạn đầu

Tổ chức Hỗ trợ Bệnh nhân Xơ nang – kênh thông tin về các liệu pháp điều trị mới

Tổ chức Hỗ trợ Bệnh nhân Xơ nang có một kênh thông tin uy tín về các liệu pháp điều trị mới. [Cystic Fibrosis Foundation: drug development pipeline] Các liệu pháp mới xoay quanh việc điều trị các triệu chứng cơ năng của CF cũng như các phương pháp mới hướng tới việc điều trị các khiếm khuyết cơ bản tiềm ẩn ở bệnh nhân CF.[50]

Tezacaftor/ivacaftor

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã phê duyệt sử dụng tezacaftor/ivacaftor cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên có hai bản sao của đột biến F508del trong gen CFTR hoặc có ít nhất một đột biến đáp ứng với tezacaftor/ivacaftor. Hội đồng châu Âu cũng đã cấp phép chỉ định “thuốc mồ côi”.

Hoóc-môn tăng trưởng tái tổ hợp ở người

Hoóc-môn tăng trưởng tái tổ hợp ở người (rhGH) đã được sử dụng ở bệnh nhân thiếu hụt hoóc-môn tăng trưởng hoặc có vóc người thấp vô căn, nhưng vai trò của nó ở bệnh nhân CF vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều trị bằng rhGH ở trẻ chưa đến tuổi dậy thì mắc CF hiệu quả trong việc cải thiện tăng trưởng, cân nặng và chức năng phổi.[51] [52] Ở một số ca bệnh nhất định, việc sử dụng rhGH có thể được khuyến cáo bởi bác sĩ điều trị CF của bệnh nhân kết hợp với một bác sĩ chuyên khoa nội tiết có kinh nghiệm.[52]

Natri colistimethate dạng hít (bột khô)

Tại châu Âu, bột khô natri colistimathate được chỉ định cho điều trị nhiễm trùng phổi mạn tính do Pseudomonas aeruginosa ở bệnh nhân bị xơ nang. Trong một nghiên cứu nhãn mở ở bệnh nhân bị xơ nang (độ tuổi từ 6 trở lên) mắc nhiễm trùng phổi mạn tính do Pseudomonas aeruginosa, thuốc này không thua kém so với dung dịch hít tobramycin đối với chức năng phổi sau 24 tuần điều trị.[53]

Levofloxacin dạng hít (dung dịch khí dung)

Levofloxacin khí dung làm giảm độ đặc của đờm do Pseudomonas aeruginosa so với điều trị giả dược ở các bệnh nhân bị xơ nang mắc nhiễm trùng phổi do Pseudomonas aeruginosa, được điều trị tích cực.[54] Các nhà tài trợ đã nộp đơn xin phê duyệt tại châu Âu.

Mercaptamine

Mercaptamine (còn được gọi là cysteamine hay NM001 tại Hoa Kỳ), một phân tử đơn nhất với cơ chế kháng khuẩn và long đờm song song, đã được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ chứng nhận là “thuốc mồ côi”. Loại thuốc này đang được NovaBiotics phát triển cho CF ở dạng uống đối với đợt cấp cấp tính và ở dạng bột khô hít để sử dụng lâu dài và duy trì. Thuốc này dùng để áp dụng cùng với các phương thức điều trị CF hiện có, nhằm phát huy tác dụng kháng vi khuẩn vốn có. Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn IIa đối với dạng uống đang được thực hiện.

Khuyến nghị

Giám sát

Không có biện pháp chữa khỏi bệnh, do đó chăm sóc lâu dài là nền tảng điều trị bệnh thành công. Bệnh nhân cần được kiểm tra bởi một đội ngũ chuyên chăm sóc bệnh nhân CF tại một trung tâm y tế chuyên về CF ít nhất 3 tháng một lần.[7] Tại mỗi lần khám bệnh, bệnh nhân cần được kiểm tra tiền sử và khám lâm sàng bởi một bác sĩ chuyên khoa CF. Bệnh nhân cần được đánh giá bởi một nhà nghiên cứu về dinh dưỡng hoặc một chuyên gia dinh dưỡng với chăm sóc đặc biệt trong CF. Nếu có thể, bệnh nhân nên thực hiện phế dung kế để theo dõi chức năng phổi. Hàng năm và khi có các triệu chứng cơ năng lâm sàng, cần thực hiện XQ ngực thẳng, xét nghiệm máu (bao gồm công thức máu, xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm đông máu, kiểm tra lượng vitamin A, D và E), và xét nghiệm chức năng phổi đầy đủ (bao gồm đo thể tích phối và dung tích khuếch tán).

Aminoglycoside qua đường tĩnh mạch thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi. Ở bệnh nhân CF, các thay đổi của bệnh có thể gây ra tình trạng thanh thải nhanh aminoglycoside. Do đó, thường cần dùng liều cao hơn để đạt mức độ thuốc điều trị. Điều này, kết hợp với các liệu trình lặp lại và thường kéo dài, sẽ đồng nghĩa với việc cần theo dõi cẩn thận nồng độ aminoglycoside huyết thanh. Cần kiểm tra thính lực ít nhất hàng năm đối với các bệnh nhân CF sử dụng aminoglycoside. Cần theo dõi nồng độ kháng sinh chứa độc tố thận trong khi bệnh nhân đang điều trị. Cần kiểm tra nồng độ creatinine huyết thanh hàng tuần ở những bệnh nhân này, và cần điều chỉnh liều kháng sinh phù hợp theo đó.

Hướng dẫn dành cho bệnh nhân

Sẽ thay đổi đáng kể theo độ tuổi và biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân. Tuy nhiên, có những sự tương đồng đáng lưu ý. Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân luôn cần được động viên tuân thủ chế độ điều trị đã được chỉ định, đặc biệt là tại các thời điểm sức khỏe tốt, bởi vì duy trì tình trạng sức khỏe tốt là điều thiết yếu để sống sót lâu dài. Liên quan đến điểm này, họ cần được hướng dẫn kiểm soát điều trị phù hợp, đặc biệt là bổ sung enzym tuyến tụy và vật lý trị liệu. Cần bắt đầu đưa ra hướng dẫn trong hai lần khám chẩn đoán đầu tiên và cần được củng cố thường xuyên nếu cần thiết. Bệnh nhân và gia đình của họ cần được hướng dẫn để duy trì liên hệ tốt với cả nhà cung cấp chăm sóc ban đầu và đội ngũ chăm sóc CF.

Tập thể dục thường xuyên hơn đi liền với tỉ lệ tử vong thấp hơn, mặc dù vậy vẫn chưa chắc chắn rằng đây là mối quan hệ nguyên nhân – kết quả hay liệu rằng tập thể dục thường xuyên là dấu ấn của tình trạng sức khỏe tổng thể được cải thiện.[65] Bệnh nhân có thể cải thiện sinh lực và sức khỏe tổng thể với phác đồ tập luyện cụ thể.[66] Do đó, đề xuất tập thể dục thường xuyên có thể đem lại lợi ích.

Các biến chứng

Các biến chứng Khung thời gian Khả năng
DIOS (hội chứng tắc ruột xa) ngắn hạn trung bình
Ít nhất 10% số bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ đoạn cuối hồi tràng kèm theo phân và chất nhầy cô đặc. Hiếm khi, DIOS xảy ra khi đại tiện bình thường. Việc điều trị rất quan trọng vì tắc nghẽn một phần có thể tiến triển thành tắc nghẽn ruột non hoàn toàn cần phẫu thuật cấp cứu. Việc điều trị có thể bao gồm các thuốc đường uống hoặc qua đường mũi-dạ dày để tăng cường đại tiện, thụt tháo thuốc cản quang tan trong nước kèm theo soi đoạn cuối hồi tràng, hoặc cả hai.
tràn khí màng phổi/tràn khí và máu màng phổi ngắn hạn thấp
Bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc bệnh phổi tiến triển, có thể bị hội chứng rò khí. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào bệnh cảnh lâm sàng và mức độ rò khí.[55]
Lồng ruột ngắn hạn thấp
Bệnh nhân, thường là trẻ em ở độ tuổi đi học và trẻ vị thành niên, có nguy cơ bị lồng ruột cao hơn. Thông thường là hồi kết tràng, nhưng có thể là hồi hồi tràng hoặc đoạn khác. Việc điều trị có thể bằng bơm khí hoặc có thể yêu cầu can thiệp phẫu thuật.
Nhiễm toan hô hấp mạn tính dài hạn cao
Thường gặp ở những bệnh nhân bị bệnh phổi khi đã tiến triển thành bệnh phổi nặng. Tăng CO2 máu có thể ổn định trong nhiều năm, và bệnh nhân cần tiếp tục được chăm sóc như bình thường, và chăm sóc các đợt cấp ngắt quãng. Cuối cùng, oxy bổ sung hoặc thông khí áp lực dương không xâm nhập có thể trở nên cần thiết.
dậy thì muộn dài hạn cao
Thường dậy thì muộn ở cả nam và nữ.
suy hô hấp cấp tính dài hạn trung bình
Bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc bệnh phổi tiến triển, có thể bị suy hô hấp cấp tính kèm theo thiếu oxy máu và tăng cacbon dioxit máu trong một đợt cấp bệnh phổi. Việc điều trị cần bao gồm cả liệu pháp hỗ trợ và fđiều trị nguyên nhân tiềm ẩn.
bệnh tim phổi dài hạn trung bình
Đến 70% bệnh nhân bị tăng CO2 máu và thiếu oxy máu mạn tính sẽ bị phì đại tâm thất phải do bệnh tim phổi.
giảm thính lực do thuốc dài hạn dài hạn
Aminoglycoside qua đường tĩnh mạch thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi.[42] Nồng độ aminoglycoside cần được theo dõi khi bệnh nhân được điều trị. Cần thực hiện kiểm tra thính lực ít nhất hàng năm ở tất cả các bệnh nhân CF được điều trị bằng phương thức này.
độc tố thận liên quan đến thuốc dài hạn trung bình
Các loại kháng sinh chứa độc tố thận ví dụ như aminoglycoside và vancomycin thường được sử dụng để điều trị nhiễm trùng phổi. Cần theo dõi nồng độ kháng sinh chứa độc tố thận trong khi bệnh nhân đang điều trị. Cần kiểm tra nồng độ creatinine huyết thanh hàng tuần ở những bệnh nhân sử dụng aminoglycoside, và cần điều chỉnh liều kháng sinh tương ứng.
Tiểu đường dài hạn trung bình
DM (đái tháo đường) do CF đều có cùng những đặc điểm của DM cả tuýp 1 và tuýp 2. Khởi phát thường xảy ra vào giữa độ tuổi 18 đến 21, nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Bệnh nhân có thể bị suy dinh dưỡng, có hình dáng cơ thể gầy. Tình trạng nhiễm toan xeton hiếm gặp ở những bệnh nhân này, do được cho là do có đủ lượng insulin để ức chế việc hình thành xeton. Bệnh nhân có thể bị các biến chứng vi mạch, như bệnh võng mạc, bệnh thận, và bệnh thần kinh. Tuy nhiên, chưa quan sát thấy các biến chứng mạch máu lớn, chẳng hạn như bệnh tim mạch. Hiện tượng không dung nạp glucose được thấy ở nhiều bệnh nhân, nhưng phổ biến hơn ở những bệnh nhân mắc CF độ tuổi cao. Dung nạp glucose suy giảm được đo bằng xét nghiệm dung nạp glucose đường uống thường được xem là dấu hiệu của bệnh đái tháo đường tuýp 2, và bệnh nhân bị suy giảm dung nạp glucose có tỷ lệ suy giảm chức năng phổi cao hơn rất nhiều, được đo bởi FEV1, so với những bệnh nhân dung nạp glucose bình thường.[56] [57]

Việc điều trị bao gồm insulin và/hoặc thuốc hạ đường huyết đường uống.[58] Một khác biệt trong điều trị đái tháo đường do CF so với điều trị đái tháo đường khác là chế độ ăn. Bệnh nhân vẫn tuân thủ một chế độ ăn có lượng calo cao kèm theo ăn nhiều chất béo, hạn chế tăng nồng độ glucose.

vóc người thấp dài hạn trung bình
Tình trạng dinh dưỡng ở những bệnh nhân này là rất quan trọng và cần được theo dõi từ giai đoạn sơ sinh sớm. Tình trạng dinh dưỡng kém là nguyên nhân gây suy giảm chức năng phổi. Can thiệp sớm, ví dụ như thay đổi chế độ ăn bổ sung thêm nhiều thực phẩm có chứa calo, đã được chứng minh là thiết yếu để duy trì tình trạng sức khỏe tốt. Nếu chỉ riêng chế độ ăn uống không thể giúp duy trì sự phát triển bình thường, chất dinh dưỡng có thể được bổ sung bằng đường uống hoặc bằng ống thông dạ dày. Nhiều bệnh nhân bị kém phát triển có thể được nuôi ăn thêm vào ban đêm hoặc ban ngày thông qua ống thông dạ dày.[62]
Loãng xương dài hạn trung bình
Ở những người mắc CF, bệnh lý xương thường gặp như nhau ở nam và nữ. Bệnh lý xương thường gặp ở người lớn mắc CF và có thể phát sinh từ tình trạng suy dinh dưỡng, suy giảm chức năng sinh dục, dậy thì muộn, giảm hoạt động thể chất, sử dụng corticosteroid và viêm mạn tính.
trầm cảm dài hạn trung bình
Tình trạng trầm cảm xảy ra ở 8% đến 29% trẻ em và trẻ vị thành niên và 13% đến 33% người lớn mắc CF. Tình trạng này có thể góp phần làm giảm chức năng phổi, giảm gắn kết, giảm BMI, giảm chất lượng cuộc sống, và tăng số ca nhập viện. Kiểm tra tình trạng trầm cảm nên bắt đầu ở trẻ em từ 7 tuổi. Cần bắt đầu điều trị cho bệnh nhân và gia đình khi thích hợp.[64]
Lo âu dài hạn trung bình
Khoảng 30% người lớn mắc CF đều có tình trạng lo âu. Tình trạng này có thể góp phần làm giảm chức năng phổi, giảm gắn kết, giảm BMI, giảm chất lượng cuộc sống, và tăng số ca nhập viện. Kiểm tra tình trạng lo âu nên bắt đầu ở trẻ từ 7 tuổi. Cần bắt đầu điều trị cho bệnh nhân và gia đình khi thích hợp.[64]
bệnh phì đại xương khớp do phổi dài hạn thấp
Thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân >12 tuổi. Có triệu chứng là đau và sưng ở đầu xa của các xương bị ảnh hưởng, thường là các xương dài của cánh tay và chân, nhưng các xương khác cũng có thể bị ảnh hưởng.
Bệnh gan tiến triển dài hạn thấp
Bệnh gan tiến triển là nguyên nhân gây tử vong ở CF ngoài phổi thường gặp nhất, chiếm khoảng 2,5% tỷ lệ tử vong.[44]
viêm xoang mạn tính biến thiên cao
Hầu như tất cả các bệnh nhân mắc CF đều có xoang bị mờ hoàn toàn trên X-quang. Tuy nhiên, viêm xoang có triệu chứng kèm theo chảy nước mũi, đau đầu và đau mắt thì ít gặp hơn.
Chậm phát triển biến thiên cao
Trẻ em mắc CF có nguy cơ cao bị tăng cân chậm vì trẻ có nhu cầu calo tăng cao. Có thể giảm nguy cơ này bằng các biện pháp chăm sóc và theo dõi phù hợp.
sa trực tràng biến thiên trung bình
Thường xảy ra trong vòng 3 năm đầu đời và hầu như luôn ở những bệnh nhân chưa được chẩn đoán và điều trị CF.
Polyp mũi biến thiên trung bình
Thường thấy ở những bệnh nhân mắc CF. Có thể khuyến cáo điều trị bằng thuốc xịt corticosteroid qua mũi.[59] Điều trị cắt bỏ là bắt buộc nếu có triệu chứng.
ho ra máu biến thiên trung bình
Bệnh nhân mắc CF, đặc biệt là những người có đợt cấp bệnh phổi, có thể bị ho ra máu ở mức độ từ đờm có vệt máu đến ho ra máu đỏ tươi. Ho ra máu ít hoặc không quá nhiều cần được theo dõi cẩn thận và thường điều trị bằng xử lý nguyên nhân gây kích hoạt như các đợt cấp bệnh phổi gian phát. Ho ra máu nhiều, đe dọa tính mạng là trường hợp cấp cứu y tế có thể yêu cầu nút động mạch phế quản.[63]
Nhiễm kiềm chuyển hóa biến thiên thấp
Nhìn chung, tỷ lệ mắc mới nhiễm kiềm chuyển hóa khá thấp nhờ phát hiện sớm CF. Tuy nhiên, bệnh nhân mắc CF có nguy cơ cao bị nhiễm kiềm chuyển hóa so với những bệnh nhân không bị CF.

Lượng chất điện giải mất qua mồ hôi tăng lên có thể dẫn đến nhiễm kiềm chuyển hóa mạn tính. Ở dạng cấp tính, hiện tượng này có thể được chú ý do giảm chất điện giải đường tiêu hóa hoặc stress nhiệt gian phát.

Viêm khớp biến thiên thấp
Viêm khớp đầu gối thoáng qua là thường gặp nhất, mặc dù các khớp khác và viêm đa khớp khác cũng có thể biểu hiện.
viêm phế quản-phổi dị ứng do nhiễm nấm aspergillus (ABPA) biến thiên biến thiên
ABPA là phản ứng quá mẫn với sự cư trú của Aspergillus fumigatus trong phổi, đặc trưng bởi IgE và IgG đặc hiệu với Aspergillus tăng cao, thở khò khè, và thâm nhiễm trên XQ ngực thẳng, thường ở vị trí trung tâm.
bệnh còi xương biến thiên thấp
Tình trạng xương đã trở thành mối quan tâm quan trọng cần theo dõi và đôi khi cần can thiệp. Bệnh xương do CF được đánh giá bằng cách theo dõi nồng độ vitamin D, nồng độ canxi huyết thanh, phốt-pho huyết thanh, và đo tỷ trọng xương (ví dụ như chụp DEXA).[60] Việc điều trị bao gồm bổ sung vitamin D, canxi và vận động. Việc sử dụng bisphosphonate và calcitriol để điều trị bệnh xương ở những bệnh nhân này cho thấy có triển vọng, nhưng cần nghiên cứu thêm.[61]
táo bón biến thiên thấp
Trẻ em và người lớn mắc CF có nguy cơ táo bón vì tăng lượng phân do CF, đặc biệt ở các bệnh nhân bị thiểu năng tụy và không được điều trị thay thế enzym. Táo bón trong CF cần được điều trị bởi có nguy cơ tiến triển thành tắc ruột đoạn xa.
viêm tụy cấp/tái phát biến thiên thấp
Viêm tụy cấp là tình trạng viêm và/hoặc nhiễm khuẩn ở tụy, xảy ra ở khoảng 15% bệnh nhân mắc CF bị thiểu năng tụy. Mặc dù tình trạng này xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân lớn tuổi, nhưng cũng đã có báo cáo về ca bệnh ở trẻ em 1 tuổi. Bệnh này được cho là phát sinh từ sự tích tụ của các chất bài tiết của tụy do tắc nghẽn ống dẫn và sự tự tiêu của tuyến tụy bởi các enzym tụy.

Bệnh nhân có chức năng tụy bình thường có thể có bị viêm tụy tái phát.

Tiên lượng

Đây là một bệnh di truyền mà hiện không có cách điều trị. Tuy nhiên, tiên lượng đối với những bệnh nhân mắc bệnh này đã cải thiện đáng kể. Trong vòng 50 năm qua, độ tuổi sống sót trung bình đã tăng từ tuổi sơ sinh/đi học lên đến gần 40 tuổi. [Cystic Fibrosis Foundation] Bước tiến vượt bậc này là nhờ phối hợp sự nỗ lực của các chuyên viên chăm sóc lâm sàng, các nhà khoa học, gia đình và các tổ chức đã chung sức thiết lập nên những biện pháp thực hành chung tốt nhất cho điều trị CF.

Nhiều liệu pháp mới, mang lại lợi ích đã xuất hiện trong vòng 5 thập kỷ qua. Một nhân tố góp phần mang tới triển vọng tươi sáng như vậy cho bệnh nhân là kênh thông tin điều trị do Tổ chức Hỗ trợ Bệnh nhân Xơ nang thiết lập để đem các liệu pháp mới vào điều trị theo cách thức nghiêm ngặt về mặt khoa học, nhanh chóng và hiệu quả. Triển vọng cho các bệnh nhân CF chưa bao giờ lạc quan hơn thế, và trong tương lai sẽ có những thành tựu nối tiếp trong điều trị CF. [Cystic Fibrosis Foundation]

Hướng dẫn chẩn đoán

Châu Âu
Cystic fibrosis: diagnosis and management
Nhà xuất bản: National Institute for Health and Care Excellence Xuất bản lần cuối: 2017
Best practice guidelines for molecular genetic diagnosis of cystic fibrosis and CFTR-related disorders – updated European recommendations
Nhà xuất bản: EuroGentest; European Cystic Fibrosis Network Xuất bản lần cuối: 2009
Bắc Mỹ
Diagnosis of Cystic Fibrosis: Consensus Guidelines from the Cystic Fibrosis Foundation
Nhà xuất bản: Cystic Fibrosis Foundation Xuất bản lần cuối: 2017

Hướng dẫn điều trị

Châu Âu
Cystic fibrosis: diagnosis and management
Nhà xuất bản: National Institute for Health and Care Excellence Xuất bản lần cuối: 2017
European cystic fibrosis bone mineralisation guidelines
Nhà xuất bản: European Cystic Fibrosis Society Xuất bản lần cuối: 2011
Guidelines for the management of pregnancy in women with cystic fibrosis
Nhà xuất bản: European Cystic Fibrosis Society Xuất bản lần cuối: 2008
Guidelines on the use of nebulizers
Nhà xuất bản: European Respiratory Society Xuất bản lần cuối: 2001
Bắc Mỹ
Cystic fibrosis pulmonary guidelines: chronic medications for maintenance of lung health
Nhà xuất bản: Pulmonary Clinical Practice Guidelines Committee Xuất bản lần cuối: 2013
Cystic fibrosis pulmonary guidelines: airway clearance therapies
Nhà xuất bản: Cystic Fibrosis Foundation Xuất bản lần cuối: 2009
Cystic Fibrosis Foundation evidence-based guidelines for management of infants with cystic fibrosis
Nhà xuất bản: Cystic Fibrosis Foundation Xuất bản lần cuối: 2009
Cystic fibrosis pulmonary guidelines: treatment of pulmonary exacerbations
Nhà xuất bản: Cystic Fibrosis Foundation Xuất bản lần cuối: 2009

Nguồn trợ giúp trực tuyến

1. Cystic Fibrosis Foundation (external link)

2. Cystic Fibrosis Foundation: nutrition for your infant with CF (external link)

3. Cystic Fibrosis Foundation: drug development pipeline (external link)

Các bài báo chủ yếu

  • Farrell PM, White TB, Ren CL, et al. Diagnosis of Cystic Fibrosis: Consensus Guidelines from the Cystic Fibrosis Foundation. J Pediatr. 2017 Feb;181S:S4-S15.e1. Toàn văn Tóm lược
  • Mogayzel PJ Jr, Naureckas ET, Robinson KA, et al; Pulmonary Clinical Practice Guidelines Committee. Cystic fibrosis pulmonary guidelines. Chronic medications for maintenance of lung health. Am J Respir Crit Care Med. 2013 Apr 1;187(7):680-9. Toàn văn Tóm lược
  • Flume PA, Robinson KA, O’Sullivan BP, et al. Cystic fibrosis pulmonary guidelines: airway clearance therapies. Respir Care. 2009 Apr;54(4):522-37. Toàn văn Tóm lược
  • Flume PA, O’Sullivan BP, Robinson KA, et al. Cystic fibrosis pulmonary guidelines: chronic medications for maintenance of lung health. Am J Respir Crit Care Med. 2007 Nov 15;176(10):957-69. Toàn văn Tóm lược
  • Saiman L, Anstead M, Mayer-Hamblett N, et al. Effect of azithromycin on pulmonary function in patients with cystic fibrosis uninfected with Pseudomonas aeruginosa: a randomized controlled trial. JAMA. 2010 May 5;303(17):1707-15. Toàn văn Tóm lược

Case lâm sàng

Case

Một trẻ nữ 5 tuổi lần đầu tiên đến phòng khám của bạn với biểu hiện sốt, khó chịu và ho trong 2 ngày. Trẻ có tiền sử hen phế quản, đang sử dụng steroid dạng hít mỗi ngày và albuterol dạng hít khi cần. Trẻ đã thử nhiều loại thuốc trị cảm lạnh và dị ứng không kê đơn, nhưng các triệu chứng hô hấp của trẻ trở nên tồi tệ hơn trong vài tháng qua. Tiền sử bệnh của trẻ đáng chú ý với một đợt sa trực tràng và “viêm xoang” trong suốt 2 mùa đông vừa qua. Mẹ trẻ cũng kể trẻ “luôn nhỏ so với tuổi”. Thăm khám cho thấy trẻ có thể trạng gầy, chiều cao và cân nặng ở bách phân vị thứ 5. Nhiệt độ 101°F (38.3°C) và nhịp thở 32 nhịp/phút. Trẻ có chảy ít dịch mũi mủ 2 bên, ran ngáy lan toả 2 phế trường, và giảm thông khí phổi phải. Tiếng tim và refill bình thường, và có ngón tay dùi trống.

➤ Tiếp cận chẩn đoán trong đánh giá đứa trẻ này là gì?

➤ Chẩn đoán có khả năng nhất là gì?

➤ Bước đánh giá tiếp theo là gì?

Đáp án

Xơ nang.

Tóm tắt: Một trẻ nữ 5 tuổi có thể trạng gầy, trước đây được chẩn đoán mắc bệnh hen suyễn, sa trực tràng và viêm xoang, đến khám với biểu hiện sốt, chảy ít mũi mủ, tiếng thở bất thường, và ngón tay dùi trống.

  • Tiếp cận chẩn đoán: Khai thác tiền sử chu sinh, bệnh tật, gia đình và chế độ ăn uống và đánh giá hệ thống kỹ lưỡng. Vẽ chiều cao và cân nặng của trẻ trên đường cong tăng trưởng chuẩn.
  • Chẩn đoán có khả năng nhất: xơ nang (CF].
  • Bước tiếp theo: chụp X quang phổi và thực hiện đo lượng clo trong mồ hôi.

Phân tích

Mục tiêu

  1. Biết được tiền sử bệnh và dấu hiệu lâm sàng phân biệt CF với các bệnh lý khác phổ biến hơn.
  2. Biết cách chấn đoán xác định CF.
  3. Có hiểu biết cơ bản về ý nghĩa và hạn chế của xét nghiệm di truyền đối với CF

Đặt vấn đề

Cần phải xem xét cẩn thận về tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hô hấp, đáp ứng với thuốc và tình trạng sức khoẻ tổng quát. Trẻ có thể trạng nhỏ bé và ngón tay dùi trống (dấu hiệu không thường gặp trong bệnh hen suyễn] gợi ý các chẩn đoán thay thế cho các vấn đề về hô hấp của trẻ. Viêm xoang tái phát không phổ biến ở trẻ nhỏ vì đường mũi của trẻ không được thông khí hoàn toàn; trẻ có thể đã được chẩn đoán không chính xác hoặc có một tình trạng tiềm ẩn, dễ mắc phải trong trường hợp này.

Tiếp cận

Định nghĩa

Ngón tay dùi trống: Tăng góc giữa móng tay và chân móng từ 180° trở lên, và khi sờ vào thì móng sẽ mềm hơn. Mặc dù tình trạng bệnh có thể có tính chất gia đình, nhưng tình trạng ngón tay dùi trống không phổ biến ở trẻ em, thường là dấu hiệu của bệnh mãn tính ở phổi, gan, tim, hoặc tiêu hoá.

Xơ nang (CF): Nguyên nhân chính của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thiếu hụt tuyến tuỵ ngoại tiết trong 30 năm đầu tiên của cuộc đời. Nó được đặc trưng bởi bộ ba: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thiếu hụt tuyến tuỵ ngoại tiết và nồng độ điện giả mồ hôi cao bất thường. Những thay đổi đặc trưng của tuyến tuỵ làm cho bệnh có tên như vậy.

Tiếp cận lâm sàng

Xơ nang (CF) là gánh nặng bệnh tật trên mỗi 1 trong số 3300 người da trắng, 1 trong số 16.300 người Mỹ gốc Phi và 1 trong số 32.100 người Mỹ gốc Á. Nó hầu như luôn luôn liên quan đến đường hô hấp; hầu hết bệnh nhân có biểu hiện bị giãn phế quản trước 18 tháng tuổi, mặc dù một số có thể không gặp khó khăn về hô hấp trong một vài năm. Trẻ thường được chẩn đoán nhầm là hen phế quản, nhưng khi khai thác tiền sử và thăm khám cẩn thận cuối cùng cho thấy manh mối của CF. Sự tắc nghẽn phế quản dai dẳng do sự suy giảm bài tiết tiết chất nhầy dẫn đến bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn, đưa đến một vòng lẩn quẩn viêm, tổn thương mô, tắc nghẽn thêm và niễm trùng mạn tính. Viêm phổi do vi khuẩn ban đầu do Staphylococcus aureus, sau đó Pseudomonas aeruginosa. Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn tiến triển đều mang các biến thể p aeruginosa tiết nhầy nhớt đặc, hiếm khi được tìm thấy trong điều kiện khác. Một khi đã tồn tại, những vi khuẩn này hầu như không thể bị tiêu diệt. Sự xâm nhập của Burkholderia cepacia có thể liên quan đến tình trạng lâm sàng xấu đi nhanh chóng.

Tăng phản ứng đường thở có ở 50% bệnh nhân, nhưng đáp ứng với thuốc giãn phế quản là biến động và không đoán trước được. Tràn khí màng phổi, ho ra máu và bệnh tâm phế là những biến chứng thường gặp khi bệnh tiến triển; các vấn đề phổi cuối cùng gây ra suy hô hấp và suy tim. Ngạt mũi mạn tính và mờ xoang mũi là phổ biến, nhưng viêm xoang cấp tính không thường xảy ra. Trẻ bị CF có thể phát triển polyp mũi, dẫn đến tắc nghẽn mũi, nhức đầu và thở bằng miệng.

Trẻ em bị CF phát triển kém do chứng khó tiêu do suy tuyến tuỵ ngoại tiết. Trẻ có thể chướng bụng, sa trực tràng, thiếu hụt lớp mỡ dưới da và mô cơ, và thường xuyên đi ngoài ra phân mỡ, nặng mùi; những phân này gây tắc nghẽn, xoắn ruột hoặc lồng ruột.

Bảng 16-1: Chỉ định test mồ hôi

Tiêu hóa:

  • Tiêu chảy mạn tính
  • Đi phân mỡ
  • Tắc ruột phân su hoặc hội chứng nút phân su
  • Sa trực tràng
  • Xơ gan/ tăng áp lực tĩnh mạch
  • cửa Vàng da kéo dài ở trẻ sơ sinh
  • Viêm tuỵ
  • Thiếu vitamin tan trong dầu (đặc biệt A, E, K)
Hô hấp:

  • Trên
    • Polyp mũi
    • Viêm xoang trên Xquang
  • Dưới
    • Ho mạn tính
    • Viêm tiểu phế quản “khò khè” tái diễn
    • Hen phế quản tái phát hoặc khó chữa
    • Bệnh phổi tắc nghẽn
    • Viêm phổi tụ cầu
    • Pseudomonas aeruginosa (đặc biệt mucoid) từ họng, đờm, hoặc nội soi phế quản nuôi cấy
Khác:

  • Ngón tay rùi trống
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh xơ nang
  • Chậm phát triển
  • Hạ natri máu, nhiễm kiềm chuyển hoá giảm clo huyết
  • Rối loạn điện giải nặng hoặc tăng thân nhiệt không tương xứng bởi bệnh sử
  • “Vị mặn”
  • Vô sinh nam

Câu hỏi lượng giá

Câu 1: Trẻ sinh đủ tháng qua đường âm đạo bị nôn và chướng bụng giờ thứ 10 sau sinh. Chậm đi ngoài phân su. Chụp Xquang bụng thấy hình ảnh các quai ruột chướng căng và “bóng khí” ở một phần thành ruột, đại tràng hẹp. Bạn sẽ giải thích những gì cho bố mẹ trẻ?

  1. Bạn cần hội chẩn với bác sĩ ngoại nhi vì bạn đang nghi ngờ trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh.
  2. Trẻ có thể bị viêm ruột hoại tử, một tình trạng thường thấy ở trẻ đẻ non. Do đó bạn phải hỏi lại tuổi thai chính xác của trẻ.
  3. c. Bạn nghĩ đến trẻ có khả năng tắc ruột phân su và muốn tìm hiểu về tiền sử gia đình.
  4. Bạn cho rằng trẻ chỉ đơn giản là bị táo bón và muốn đổi sang sữa công thức làm từ đậu nành để xem trẻ có dung nạp tốt hơn không.
  5. Các triệu chứng và phát hiện trên X quang của trẻ rất có thể là bình thường.

Câu 2: Quản lí lâm sàng thích hợp đối với bệnh nhân trên bao gồm những nội dung nào sau đây?

  1. Chuyển ăn đường miệng sang đường tĩnh mạch; tư vấn di truyền vào sáng hôm sau.
  2. Chuyển ăn đường miệng sang đường tĩnh mạch, cấy máu và bắt đầu dùng kháng sinh.
  3. c. Chuyển ăn đường miệng sang đường tĩnh mạch và tư vẫn phẫu thuạt nhi khoa STAT.
  4. Thay đổi từ sữa bò sang sữa công thức dành cho trẻ em làm từ đậu nành và tiếp tục theo dõi sơ sinh.
  5. Không có thay đổi quản lí hiện tại của trẻ.

Câu 3: Trẻ nam 10 tuổi có tiền sử viêm xoang tái phát và viêm phổi nhiều đợt. Kết quả xét nghiệm nồng độ điện giải đồ trong mồ hôi là bình thường. Chẩn đoán phân biệt bao gồm chứng teo cơ, rối loạn vận động đường mật nguyên phát và còn chẩn đoán gì?

  1. Bệnh lao
  2. Bệnh u hạt mạn tính
  3. Sốt thung lũng (do nấm coccidioides gây ra)
  4. Xơ nang
  5. Suy giảm miễn dịch kết hợp nghiêm trọng.

Câu 4: Trẻ nhũ nhi 2 tháng tuổi đến với thóp trước phồng. Trẻ quấy khóc, từ chối bú mẹ và không chịu bú bình, và đã bị nôn trên đường đến bệnh viện. Trẻ không sốt. Chụp cắt lớp vi tính sọ não không thấy hình ảnh chấn thương hay khối u. Ngoài viêm màng não, chẩn đoán phân biệt khác là gì?

  1. Đau bụng co thắt
  2. Lồng ruột
  3. Viêm xoang
  4. Viêm phổi
  5. Quá liều Vitamin A

Đáp án

  • Câu 1: C. Tắc ruột phân su, phân su cô đặc làm tắc nghẽn đoạn hồi tràng xa, nguyên nhân được cho là do sự thiếu hụt các enzym phân giải protein. Sự tắc nghẽn bắt đầu trong thời kì bào thai, dẫn đến sự chậm phát triển của dây thần kinh ở xa. Nó hầu như luôn kết hợp với CF. Hẹp ruột và Hirschsprung (bệnh phình đại tràng bẩm sinh) gây ra các bệnh cảnh tương tự nhau, nhưng kết quả chụp X quang cho đứa trẻ này phù hợp với bệnh phân su. Viêm ruột hoại tử cũng gây nôn và chướng bụng nhưng chủ yếu xảy ra ở trẻ nhẹ cân (vd, <1000 g); đại tràng sẽ có kích thước bình thường. Táo bón không phù hợp với hình ảnh lâm sàng của trẻ hoặc hình ảnh xquang được mô tả.
  • Câu 2: C. Tắc ruột phân su là một cấp cứu ngoại khoa, vì xoắn ruột và viêm phúc mạc thủng không phải là những biến chứng hiếm gặp .
  • Câu 3: D. Không thể loại trừ CF (kết quả âm tính giả); xét nghiệm clo mồ hôi nên được lặp lại và/hoặc các phương thức chẩn đoán CF khác nên được xem xét. Giãn phế quản và viêm xoang mạn tính là đặc điểm của hội chứng rối loạn vận động lông mao. Nếu kết hợp đảo lộn phủ tạng, chẩn đoán bệnh Kartagener được đưa ra. Viêm xoang không phổ biến ở bệnh nhấn lao, bệnh u hạt mạn tính, hoặc coccidioidomycosis. Ngoài viêm phổi nặng, tiêu chảy mạn tính và thể trạng gầy yếu làm nổi bật bệnh cảnh lâm sàng ở trẻ em bị suy giảm miễn dịch kết hợp nặng.
  • Câu 4: E. Hấp thu kém chất béo và protein là nguyên nhân gây bệnh tật chính gây ở bệnh nhân CF. Bên cạnh chế độ ăn được lên kế hoạch cẩn thận, hầu hết trẻ mắc bệnh CF đều bổ sung các vi tan trong dầu: Vitamin D, E, K, và A. Rối loạn chuyển hoá vitamin A có thể dẫn đến giả u não (tăng áp lực nội sọ), gây đau đầu, nôn mửa và các bất thường thần kinh. Do đó, thóp phồng lên có thể là dấu hiệu hiện tại của CF ở trẻ sơ sinh.

Đúc kết lâm sàng

  • Bệnh xơ nang (CF) liên quan đến khiếm khuyết trong việc bài tiết chất nhầy và chức năng tuyến nội tiết mồ hôi, dẫn đến tắc nghẽn các cơ quan nội tạng khác nhau và bài tiết quá nhiều chất điện giải.
  • Các dấu hiệu ngoài phổi, chẳng hạn như ngón tay dùi trống, viêm xoang tái phát, chậm phát triển và kém hấp thu chất béo, là những dấu hiệu gợi ý để chẩn đoán bệnh xơ nang.
  • Kết quả test clo mồ hôi âm tính không loại trừ được bệnh xơ nang.
  • Tắc phân su trong giai đoạn sơ sinh gần như là dấu hiệu đặc trưng cho bệnh xơ nang.

Tài liệu tham khảo

  1. Boat TF, Acton JD. Cystic fibrosis. In: Kliegman RM, Behrman RE, Jenson HB, Stanton BF, eds. Nelson Textbook of Pediatrics. 18th ed. Philadelphia, PA: WB Saunders; 2007:1803-1817.
  2. Comeau AM, Accurso FJ, White TB, et al. Guidelines for implementation of cystic fibrosis newborn screening programs: cystic fibrosis foundation workshop report. Pediatrics. 2007;119:e495-e518.
  3. Hazinski TA. Dysmotile cilia syndrome. In: Rudolph CD, Rudolph AM, Hostetter MK, Lister G, Siegel NJ, eds. Rudolph’s Pediatrics. 21st ed. New York, NY: McGraw- Hill; 2003:1949.
  4. National Newborn Screening Status Report, updated 12/08/2008. National Newborn Screening and Genetics Resource Center. Available at http://genes-r-us. uthscsa.edu/nbsdisorders.pdf. Accessed 1/5/2008.
  5. Orenstein DM. Cystic fibrosis. In: Rudolph CD, Rudolph AM, Hostetter MK, Lister G, Siegel NJ, eds. Rudolph’s Pediatrics. 21st ed. New York, NY: McGraw-Hill; 2003: 1967-1980.
  6. Rosenstein BJ. Cystic fibrosis. In: McMillan JA, Feigin RD, DeAngelis CD, Jones MD, eds. Oski’s Pediatrics: Principles and Practice. 4th ed. Philadelphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins; 2006:1425-1438.

Tài liệu tham khảo

  1. Cystic fibrosis mutation database. April 2011 [internet publication]. Toàn văn
  2. Kerem E. Atypical CF and CF related diseases. Paediatr Respir Rev. 2006;7(suppl 1):S144-6. Tóm lược
  3. Borowitz D, Robinson KA, Rosenfeld M, et al; Cystic Fibrosis Foundation. Cystic Fibrosis Foundation evidence- based guidelines for management of infants with cystic fibrosis. J Pediatr. 2009 Dec;155(suppl 6):S73-93. Tóm lược
  4. Orenstein DM, Rosenstein BJ, Stern RC. Cystic fibrosis: medical care. Philadelphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins; 2000:365.
  5. Cystic Fibrosis Trust. What is cystic fibrosis? Accessed Jan 2018 [internet publication]. Toàn văn
  6. The Cystic Fibrosis Foundation. About cystic fibrosis. Accessed Jan 2018 [internet publication]. Toàn văn
  7. Eigen H, Rosenstein BJ, FitzSimmons S, et al. A multicenter study of alternate-day prednisone therapy in patients with cystic fibrosis. Cystic Fibrosis Foundation Prednisone Trial Group. J Pediatr. 1995 Apr;126(4):515-23. Tóm lược
  8. Hale JE, Parad RB, Comeau AM. Newborn screening showing decreasing incidence of cystic fibrosis. N Engl J Med. 2008 Feb 28;358(9):973-4. Tóm lược
  9. Tarran R, Button B, Picher M, et al. Normal and cystic fibrosis airway surface liquid homeostasis. The effects of phasic shear stress and viral infections. J Biol Chem. 2005;280:35751-35759. Toàn văn Tóm lược
  10. Moskwa P, Lorentzen D, Excoffon KJ, et al. A novel host defense system of airways is defective in cystic fibrosis. Am J Respir Crit Care Med. 2007;175:174-183. Toàn văn Tóm lược
  11. Matsui H, Grubb BR, Tarran R, et al. Evidence for periciliary liquid layer depletion, not abnormal ion composition, in the pathogenesis of cystic fibrosis airways disease. Cell. 1998;95:1005-1015. Tóm lược
  12. Knowles MR, Stutts MJ, Spock A, et al. Abnormal ion permeation through cystic fibrosis respiratory epithelium. Science. 1983;221:1067-1070. Tóm lược
  13. Knowles M, Gatzy J, Boucher R. Increased bioelectric potential difference across respiratory epithelia in cystic fibrosis. N Engl J Med. 1981;305:1489-1495. Tóm lược
  14. Joo NS, Irokawa T, Robbins RC, et al. Hyposecretion, not hyperabsorption, is the basic defect of cystic fibrosis airway glands. J Biol Chem. 2006;281:7392-7398. Toàn văn Tóm lược
  15. Conner GE, Wijkstrom-Frei C, Randell SH, et al. The lactoperoxidase system links anion transport to host defense in cystic fibrosis. FEBS Lett. 2007;581:271-278. Toàn văn Tóm lược
  16. Boucher RC. New concepts of the pathogenesis of cystic fibrosis lung disease. Eur Respir J. 2004;23:146-158. Toàn văn Tóm lược
  17. Bals R, Weiner DJ, Meegalla RL, et al. Salt-independent abnormality of antimicrobial activity in cystic fibrosis airway surface fluid. Am J Respir Cell Mol Biol. 2001;25:21-25. Toàn văn Tóm lược
  18. Ballard ST, Trout L, Mehta A, et al. Liquid secretion inhibitors reduce mucociliary transport in glandular airways. Am J Physiol Lung Cell Mol Physiol. 2002;283:L329-L335. Toàn văn Tóm lược
  19. Farrell PM, White TB, Ren CL, et al. Diagnosis of Cystic Fibrosis: Consensus Guidelines from the Cystic Fibrosis Foundation. J Pediatr. 2017 Feb;181S:S4-S15.e1. Toàn văn Tóm lược
  20. Comeau AM, Accurso FJ, White TB, et al. Guidelines for implementation of cystic fibrosis newborn screening programs: Cystic Fibrosis Foundation workshop report. Pediatrics. 2007 Feb;119(2):e495-518. Tóm lược
  21. Castellani C, Southern KW, Brownlee K, et al. European best practice guidelines for cystic fibrosis neonatal screening. J Cyst Fibros. 2009 May;8(3):153-73. Tóm lược
  22. Sermet-Gaudelus I, Munck A, Rota M, et al. French guidelines for sweat test practice and interpretation for cystic fibrosis neonatal screening [in French]. Arch Pediatr. 2010 Sep;17(9):1349-58. Tóm lược
  23. Sermet-Gaudelus I, Mayell SJ, Southern KW, et al; European Cystic Fibrosis Society, Neonatal Screening Working Group. Guidelines on the early management of infants diagnosed with cystic fibrosis following newborn screening. J Cyst Fibros. 2010 Sep;9(5):323-9. Tóm lược
  24. Mogayzel PJ Jr, Naureckas ET, Robinson KA, et al; Pulmonary Clinical Practice Guidelines Committee. Cystic fibrosis pulmonary guidelines. Chronic medications for maintenance of lung health. Am J Respir Crit Care Med. 2013 Apr 1;187(7):680-9. Toàn văn Tóm lược
  25. Mckoy NA, Wilson LM, Saldanha IJ, et al. Active cycle of breathing technique for cystic fibrosis. Cochrane Database Syst Rev. 2016;(7):CD007862. Toàn văn Tóm lược
  26. Flume PA, Robinson KA, O’Sullivan BP, et al. Cystic fibrosis pulmonary guidelines: airway clearance therapies. Respir Care. 2009 Apr;54(4):522-37. Toàn văn Tóm lược
  27. Flume PA, O’Sullivan BP, Robinson KA, et al. Cystic fibrosis pulmonary guidelines: chronic medications for maintenance of lung health. Am J Respir Crit Care Med. 2007 Nov 15;176(10):957-69. Toàn văn Tóm lược
  28. Elkins MR, Robinson M, Rose BR, et al. A controlled trial of long-term inhaled hypertonic saline in patients with cystic fibrosis. N Engl J Med. 2006 Jan 19;354(3):229-40. Toàn văn Tóm lược
  29. Wark P, McDonald VM. Nebulised hypertonic saline for cystic fibrosis. Cochrane Database Syst Rev. 2009; (2):CD001506. Tóm lược
  30. Aitken ML, Bellon G, De Boeck K, et al; CF302 Investigators. Long-term inhaled dry powder mannitol in cystic fibrosis: an international randomized study. Am J Respir Crit Care Med. 2012 Mar 15;185(6):645-52. Tóm lược
  31. Balfour-Lynn IM, Welch K. Inhaled corticosteroids for cystic fibrosis. Cochrane Database Syst Rev. 2016; (8):CD001915. Toàn văn Tóm lược
  32. Dovey M, Aitken ML, Emerson J, et al. Oral corticosteroid therapy in cystic fibrosis patients hospitalized for pulmonary exacerbation: a pilot study. Chest. 2007 Oct;132(4):1212-8. Toàn văn Tóm lược
  33. Auerbach HS, Williams M, Kirkpatrick JA, et al. Alternate-day prednisone reduces morbidity and improves pulmonary function in cystic fibrosis. Lancet. 1985 Sep 28;2(8457):686-8. Tóm lược
  34. Saiman L, Marshall BC, Mayer-Hamblett N, et al. Azithromycin in patients with cystic fibrosis chronically infected with Pseudomonas aeruginosa: a randomized controlled trial. JAMA. 2003 Oct 1;290(13):1749-56. Toàn văn Tóm lược
  35. Fennell PB, Quante J, Wilson K, et al. Use of high-dose ibuprofen in a pediatric cystic fibrosis center. J Cyst Fibros. 2007 Apr;6(2):153-8. Tóm lược
  36. Lands LC, Stanojevic S. Oral non-steroidal anti-inflammatory drug therapy for lung disease in cystic fibrosis. Cochrane Database Syst Rev. 2016;(4):CD001505. Toàn văn Tóm lược
  37. Ramsey BW, Davies J, McElvaney NG, et al; VX08-770-102 Study Group. A CFTR potentiator in patients with cystic fibrosis and the G551D mutation. N Engl J Med. 2011 Nov 3;365(18):1663-72. Toàn văn Tóm lược
  38. De Boeck K, Munck A, Walker S, et al. Efficacy and safety of ivacaftor in patients with cystic fibrosis and a non- G551D gating mutation. J Cyst Fibros. 2014 Dec;13(6):674-80. Tóm lược
  39. Wainwright CE, Elborn JS, Ramsey BW, et al; TRAFFIC Study Group; TRANSPORT Study Group. Lumacaftor-Ivacaftor in patients with cystic fibrosis homozygous for Phe508del CFTR. N Engl J Med. 2015 Jul 16;373(3):220-31. Tóm lược
  40. Douglas TA, Brennan S, Gard S, et al. Acquisition and eradication of P. aeruginosa in young children with cystic fibrosis. Eur Respir J. 2009 Feb;33(2):305-11. Tóm lược
  41. Plummer A, Wildman M. Duration of intravenous antibiotic therapy in people with cystic fibrosis. Cochrane Database Syst Rev. 2016;(9):CD006682. Toàn văn Tóm lược
  42. Smyth AR, Bhatt J, Nevitt SJ. Once-daily versus multiple-daily dosing with intravenous aminoglycosides for cystic fibrosis. Cochrane Database Syst Rev. 2017;(3):CD002009. Toàn văn Tóm lược
  43. Aaron SD, Vandemheen KL, Ferris W, et al. Combination antibiotic susceptibility testing to treat exacerbations of cystic fibrosis associated with multiresistant bacteria: a randomised, double-blind, controlled clinical trial. Lancet. 2005 Aug 6-12;366(9484):463-71. Tóm lược
  44. Colombo C. Liver disease in cystic fibrosis. Curr Opin Pulm Med. 2007 Nov;13(6):529-36. Tóm lược
  45. Shidrawi RG, Murugan N, Westaby D, et al. Emergency colonoscopy for distal intestinal obstruction syndrome in cystic fibrosis patients. Gut. 2002 Aug;51(2):285-6. Toàn văn Tóm lược
  46. Holmes M, Murphy V, Taylor M, et al. Intussusception in cystic fibrosis. Arch Dis Child. 1991 Jun;66(6):726-7. Toàn văn Tóm lược
  47. Saiman L, Anstead M, Mayer-Hamblett N, et al. Effect of azithromycin on pulmonary function in patients with cystic fibrosis uninfected with Pseudomonas aeruginosa: a randomized controlled trial. JAMA. 2010 May 5;303(17):1707-15. Toàn văn Tóm lược
  48. Southern KW, Barker PM, Solis-Moya A, et al. Macrolide antibiotics for cystic fibrosis. Cochrane Database Syst Rev. 2012;(11):CD002203. Toàn văn Tóm lược
  49. Ratjen F, Saiman L, Mayer-Hamblett N, et al. Effect of azithromycin on systemic markers of inflammation in patients with cystic fibrosis uninfected with Pseudomonas aeruginosa. Chest. 2012 Nov;142(5):1259-66. Toàn văn Tóm lược
  50. Lee TW, Southern KW, Perry LA, et al. Topical cystic fibrosis transmembrane conductance regulator gene replacement for cystic fibrosis-related lung disease. Cochrane Database Syst Rev. 2016;(6):CD005599. Toàn văn Tóm lược
  51. Stalvey MS, Anbar RD, Konstan MW, et al. A multi-center controlled trial of growth hormone treatment in children with cystic fibrosis. Pediatr Pulmonol. 2012 Mar;47(3):252-63. Tóm lược
  52. Phung OJ, Coleman CI, Baker EL, et al. Recombinant human growth hormone in the treatment of patients with cystic fibrosis. Pediatrics. 2010 Nov;126(5):e1211-26. Toàn văn Tóm lược
  53. Schuster A, Haliburn C, Döring G, et al; Freedom Study Group. Safety, efficacy and convenience of colistimethate sodium dry powder for inhalation (Colobreathe DPI) in patients with cystic fibrosis: a randomised study. Thorax. 2013 Apr;68(4):344-50. Toàn văn Tóm lược
  54. Geller DE, Flume PA, Staab D, et al; Mpex 204 Study Group. Levofloxacin inhalation solution (MP-376) in patients with cystic fibrosis with Pseudomonas aeruginosa. Am J Respir Crit Care Med. 2011 Jun 1;183(11):1510-6. Toàn văn Tóm lược
  55. Amin R, Noone PG, Ratjen F. Chemical pleurodesis versus surgical intervention for persistent and recurrent pneumothoraces in cystic fibrosis. Cochrane Database Syst Rev. 2012;(12):CD007481. Toàn văn Tóm lược
  56. Milla CE, Warwick WJ, Moran A. Trends in pulmonary function in patients with cystic fibrosis correlate with the degree of glucose intolerance at baseline. Am J Respir Crit Care Med. 2000 Sep;162(3 Pt 1):891-5. Toàn văn Tóm lược
  57. Peterson ML, Jacobs DR Jr, Milla CE. Longitudinal changes in growth parameters are correlated with changes in pulmonary function in children with cystic fibrosis. Pediatrics. 2003 Sep;112(3 Pt 1):588-92. Tóm lược
  58. Moran A, Pillay K, Becker DJ, et al; International Society for Pediatric and Adolescent Diabetes. ISPAD Clinical Practice Consensus Guidelines 2014. Management of cystic fibrosis-related diabetes in children and adolescents. Pediatr Diabetes. 2014 Sep;15 Suppl 20:65-76. Toàn văn Tóm lược
  59. Beer H, Southern KW, Swift AC. Topical nasal steroids for treating nasal polyposis in people with cystic fibrosis. Cochrane Database Syst Rev. 2015;(6):CD008253. Toàn văn Tóm lược
  60. Tangpricha V, Kelly A, Stephenson A, et al; Cystic Fibrosis Foundation Vitamin D Evidence-Based Review Committee. An update on the screening, diagnosis, management, and treatment of vitamin D deficiency in individuals with cystic fibrosis: evidence-based recommendations from the Cystic Fibrosis Foundation. J Clin Endocrinol Metab. 2012 Apr;97(4):1082-93. Tóm lược
  61. Conwell LS, Chang AB. Bisphosphonates for osteoporosis in people with cystic fibrosis. Cochrane Database Syst Rev. 2014;(3):CD002010. Toàn văn Tóm lược
  62. Konstan MW, Butler SM, Wohl ME, et al. Investigators and coordinators of the epidemiologic study of cystic fibrosis: growth and nutritional indexes in early life predict pulmonary function in cystic fibrosis. J Pediatr. 2003 Jun;142(6):624-30. Tóm lược
  63. Flume PA, Mogayzel PJ Jr, Robinson KA, et al. Cystic fibrosis pulmonary guidelines: pulmonary complications: hemoptysis and pneumothorax. Am J Respir Crit Care Med. 2010 Aug 1;182(3):298-306. Toàn văn Tóm lược
  64. Quittner AL, Abbott J, Georgiopoulos AM, et al. International Committee on Mental Health in Cystic Fibrosis: Cystic Fibrosis Foundation and European Cystic Fibrosis Society consensus statements for screening and treating depression and anxiety. Thorax. 2016 Jan;71(1):26-34. Toàn văn Tóm lược
  65. Nixon PA, Orenstein DM, Kelsey SF, et al. The prognostic value of exercise testing in patients with cystic fibrosis. N Engl J Med. 1992;327:1785-1788. Tóm lược
  66. Orenstein DM, Hovell MF, Mulvihill M, et al. Strength vs aerobic training in children with cystic fibrosis: a randomized controlled trial. Chest. 2004;126:1204-1214. Toàn văn Tóm lược
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here