Thuốc hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn: Công dụng và bài thuốc cổ xưa

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Thuốc hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn

Nhà Thuốc Ngọc Anh – Chủ đề: Thuốc hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn

Nguồn sách: Dược lý dược cổ truyền – BSCKI. Nguyễn Tiến Dũng. Biên tập – Bác Sĩ. Nguyễn Tiến Dũng

Đại cương

Các thuốc có tác dụng khử đàm, hoá đàm, hoãn giải hoặc chỉ ho, chỉ suyễn là chính, chủ trị các chứng ho nhiều đàm, đàm ẩm suyễn tức, các chứng loa lịch, u nhọt, được gọi là thuốc hoá đàm, chỉ ho, bình suyễn. Thuốc thuộc nhóm này chủ yếu quy kinh phế, tâm, tỳ, vị, đại tràng. Có tác dụng trừ đờm, giảm ho, giãn cơ trơn khí quản. Dùng điều trị các chứng ho nhiều đờm, đờm ẩm suyễn tức và các chứng bệnh liên quan đến đàm ẩm như loa lịch, u nhọt. Các vị thuốc và phương thuốc thường dùng bao gồm: cát cánh, bán hạ, khổ hạnh nhân, bối mẫu, tô tử, thiên nam tinh, tạo giác, bách bộ, tử uyển, khoản đông hoa, Tiểu thanh long thang, Nhị trần thang, Tam tử dưỡng thân thang…

Khái niệm về đàm theo YHCT bao gồm 2 loại: hữu hình và vô hình. Đàm hữu hình (đờm) có thể nhìn thấy khi khạc nhổ; đờm vô hình có thể thấy từ chứng. Đờm thường gặp trong các trường hợp ho có đờm, đờm ẩm suyễn tức, hay gặp trong viêm nhiễm đường hô hấp, viêm phế quản cấp mạn tính, giãn tiểu khí quản. Ho thường có đờm, nhiều đờm sẽ dẫn đến suyễn, do vậy đờm, khái, suyễn thường có quan hệ mật thiết với nhau, là nhân quả của nhau.

Khái niệm đàm vô hình thông thường chỉ các chứng bệnh mà đàm ứ trệ tại tạng phủ, kinh lạc gây loa lịch u nhọt, khối u dưới da, viêm hạch mạn tính, u lành tính tuyến giáp; đàm ở ngực, gây đau ngực, tức ngực, đánh trống ngực, thường gặp trong bệnh mạch vành, đau thắt ngực, cao huyết áp, suy tim; hoặc đàm mê tâm khiếu, dẫn đến tâm thần bất ninh (bồn chồn), hôn mê, mê sảng, rối loạn tinh thần, thường thấy trong các trường hợp tai biến mạch máu não, động kinh, tinh thần phân liệt, tuy nhiên ở góc độ này chưa thấy có nhiều nghiên cứu.

Các nghiên cứu về tác dụng dược lý của thuốc hoá đàm, chỉ khái, bình suyễn hiện nay mới chủ yếu tiếp cận vấn đề “đờm hữu hình Y hay lấy ảnh hưởng đến bệnh lý đường hô hấp là chính; ở khía cạnh “đờm vô hình”, các nghiên cứu thường được tiếp cận ở ảnh hưởng của thuốc trên hệ tim mạch và hệ thần kinh. Tác dụng dược lý của thuốc hóa đàm, chỉ ho, bình suyễn như sau:

Trừ Đờm

Cát cánh, bối mẫu, tiền hồ, tử uyển, tạo giác, thiên nam tinh… dùng đường uống đều có tác dụng trừ đờm, tăng bài tiết dịch của các tuyến đường hô hấp, trong đó cát cánh, tiền hồ, tạo giác có tác dụng mạnh nhất. Tác dụng trừ đờm liên quan đến thành phần saponin. Saponin dùng đường uống có tác dụng kích thích niêm mạc dạ dày và niêm mạc họng, gây phản xạ buồn nôn nhẹ, táng tiết dịch các tuyến ở khí quản, làm loãng đờm mà long đờm, một số dược liệu chứa faưerol có tác dụng kích thích niêm dịch khí quản – nhung mao vận động, làm cho độ dính, nhớt của đờm giảm xuống, mà dễ khạc ra.

Giảm ho

Hạnh nhân, bán hạ, cát cánh, bối mẫu, bách bộ, tử uyển có tác dụng giảm ho ở các mức độ khác nhau. Tác dụng giảm ho theo cơ chế ức chế TKTW nhưng yếu.

Giãn cơ trơn khí quản

Hạnh nhân, bối mẫu, cát cánh, khoản đông hoa, tỳ bà diệp, Tiểu thanh long thang có tác dụng giãn cơ trơn khí quản. Cơ chế tác dụng: bối mẫu, khoản đông hoa làm giãn cơ trơn khí phế quản; platycodin (cát cánh) có tác dụng chống co thắt phế quản do histamin gây ra ở chuột lang… Thuốc nhóm này ngoài tác dụng trực tiếp gây giãn khí quản, hoãn giải tình trạng hen suyễn còn có tác dụng cải thiện khả năng trao đổi khí ở bệnh nhân hen suyễn.

Tóm lại, thuốc hóa đàm, chỉ khái, bình suyễn có tác dụng trừ đờm, giảm ho, giãn cơ trơn khí quản ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra, công năng khứ “đàm vô hình” của thuốc còn liên quan đến tác dụng trên hệ tim mạch, hệ TKTW, các khối u… Ví dụ, tiền hồ có tác dụng hạ huyết áp và chống loạn nhịp tim; bán hạ chống khối u, hải tảo hạ mỡ máu, thiên nam tinh chống co giật… đây cũng là các hướng nghiên cứu tác dụng dược lý chủ yếu của thuốc hoá đàm, chỉ ho, bình suyễn.

Một số vị thuốc thường dùng

Cát cánh

Là rễ để nguyên hoặc đã cạo vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô của cây cát cánh Platycodon grandiflomm (Jacq.) A. DC., họ Hoa chuông (Campanulaceae). Cát cánh có chứa nhiều saponin, trong đó chủ yếu là platycodin. Saponin cát cánh thuỷ phân cho hỗn hợp các chất, bao gồm platycodigenin, polygalacic acid A, B, c, platycogenic acid A, B, c, ngoài ra còn có platycodonin, botulin, a-spinasterol, a-spinasteryl- yỔ-D-glycosid và nhiều acid amin, nguyên tố vi lượng khác.

Cát cánh có vị đắng, cay, tính bình, quy kinh phế. Công năng tuyên phế, lợi hầu, khứ đàm, bài nùng (trừ mủ), dùng cho trường hợp ho nhiều đờm, hầu họng sưng đau, khàn tiếng, áp xe phổi, sườn đau tức, lở loét…

Cát cánh có các tác dụng:

Trừ đờm, giảm ho: rễ, vỏ rễ, thân, lá, hoa, quả cát cánh đều có tác dụng trừ đàm. Tác dụng này của cát cánh chủ yếu liên quan đến thành phần saponin. Saponin cát cánh khi uống có tác dụng kích thích, tăng phản xạ tăng tiết dịch phế quản, giúp đờm loãng ra, dễ khạc. Platycodin cũng có tác dụng giảm ho hiệu quả.

Chống viêm: saponin toàn phần có tác dụng chống viêm mạnh lên mô hình phù chân chuột cống trắng do carrageenan và acid acetic gây ra. Platycodin dùng đường uống có tác dụng ức chế u hạt, chống viêm khớp thực nghiệm rõ rệt, đồng thời ức chế tăng tính thấm mao mạch chuột nhắt trắng sốc phản vệ; tiêm phúc mạc saponin toàn phần cát cánh, làm tăng ACTH và hàm lượng corticosteron huyết thanh tăng lên rõ rệt. Cơ chế tác dụng chống viêm của cát cánh là thông qua kích thích trục tuyến yên – tuyến thượng thận.

Giảm đau, hạ sốt: platycodin đường uống có tác dụng ức chế viêm rõ rệt trên mô hình đau quặn do tiêm acid acetic phúc mạc chuột nhắt trắng có tác dụng hạ sốt rõ rệt trên chuột nhắt trắng gây sốt thực nghiệm bằng vi khuẩn Salmonella typhi, Salmonella enterica, vacxin.

Tác dụng trên hệ tim mạch: platycodin tiêm tĩnh mạch chó làm tăng lưu lượng máu mạch vành, hạ huyết áp thoáng qua; tiêm tĩnh mạch chuột cống trắng gây hạ huyết áp thoảng qua, giảm nhịp tim và suy hô hấp, thời gian tác dụng tỷ lệ thuận với sự tăng lên
của liều. Trên tim chuột lang cô lập, làm giảm lực co bóp tâm nhĩ, giảm nhịp tim, nhưng có tác dụng ức chế acetylcholin (Ach) gây rung nhĩ.

Hạ đường huyết và cholesterol: dịch chiết nước và cắn chiết ethanol cát cánh có tác dụng hạ đường huyết trên thỏ tăng đường huyết thực nghiệm do alloxan, giảm phục hồi glycogen ở gan, và có thể ức chế tăng đường huyết do chế độ ăn. cắn chiết ethanol tác dụng mạnh hơn dịch chiết nước. Platycodin làm giảm hàm lượng cholesterol trong gan và tăng bài tiết cholesterol ở chuột cống trắng.

Tóm lại, công năng tuyên phế lợi hầu, khứ đàm của cát cánh có liên quan chủ yếu đến tác dụng trừ đờm, giảm ho, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, đây là căn cứ quan trọng sử dụng cát cánh trong điều trị các chứng ho, đờm, đau họng, khàn tiếng, áp xe, đau tức ngực sườn, mụn nhọt sưng đau (có mủ). Thành phần có hoạt tính là saponin.

Độc tính và phản ứng bất lợi: trên chuột nhắt trắng LD50 của dịch chiết nước cát cánh đường uống là 24 g/kg TT, của platycodin đường uống là 420 mg/kg TT, tiêm phúc mạc là 22,3 mg/kg TT. Trên thỏ, platycodin đường uống có liều chết 100% trong 24 giờ là 40g/kg TT và liều sống 100% là 20g/kg TT. Trên chuột lang tiêm màng bụng, LD50 của platycodin là 23.1 mg/kg TT.

Nhìn chung, cát cánh đường uống không độc và không có phản ứng bất lợi, đôi khi thấy buồn nôn, nôn; nặng có thể có hiện tượng chân tay đổ mồ hôi, suy nhược, bồn chồn.

Bấn ha

Là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây bán hạ Pinellia temata (Thunb.) Breit., họ Ráy (Araceae). Bán hạ có chứa tinh dầu, sitosterol -D- glycosid, cholin, daucosterol, homogentisic acid, methionin, glycin, L-ephedrin, trigonellin, acid aspartic, tổ-và y- aminobutyric acid, 2, 4-hydroxyl benzaldehyd glycosid và lượng nhỏ protein, polysaccharid, chất béo… Bán hạ có vị cay, tính ấm, có độc, quy kinh tỳ, vị, phế. Công năng táo thấp hoá đàm, giáng nghịch chỉ nôn, tiêu bĩ tán kết. Chủ trị các chứng ho suyễn nhiều đờm, đờm ẩm dẫn đến chóng mặt, nhịp tim nhanh, hoa mắt, đau đầu, nôn mửa, ngực đầy tức; bán hạ sống dùng ngoài trị mụn nhọt sưng đau… Bán hạ có các tác dụng dược lý sau:

Giảm ho, trừ đờm: dịch chiết nước bán hạ sống, khương bán hạ, pháp bán hạ có tác dụng giảm ho trên mô hình gây ho bằng kích thích điện dây thần kinh thanh quản mèo hoặc tiêm dung dịch i-ét vào màng phổi. Thành phần có tác dụng chống ho là alcaloid. Tác dụng giảm ho của bán hạ yếu hơn so với codein, nhưng mạnh hơn bối mẫu và tác dụng này là do ức chế trung tâm ho. Trên chó, bán hạ dùng đường uống không có tác dụng gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp.

Gây nôn và chống nôn: trên động vật thí nghiệm, bán hạ sống có tác dụng gây nôn, nhưng bán hạ sống đem sấy ở 120°cường 2-3 giờ thì mất tác dụng gây nôn và thể hiện tác dụng chống nôn. Tác dụng gây nôn của bán hạ có liên quan đến chất 2,4-hydroxy benzaldehyd glucosid, phần aglycon có tính kích ứng niêm mạc rất mạnh. Sau khi chế biến, tác dụng này giảm đi rõ rệt. Các chế phẩm bán hạ chế khác nhau đều có tác dụng chống nôn do các tác nhân như morphin dehydrat, digitalis, đồng sulfat gây ra… Hoạt chất chống nôn của bán hạ là alcaloid, methionin, glycin, acid glucuronic. Cơ chế tác dụng chống nôn của bán hạ là ức chế TKTW. Như vậy, tác dụng gây nôn và chống nôn của bán hạ có liên quan đến thành phần hoạt chất khác nhau của nó.

Kháng tế bào ung thư: polysaccharid bán hạ có tác dụng hoạt hóa bạch cầu đa nhân (PMN). Alcaloid toàn phần bán hạ chế có tác dụng ức chế sinh trưởng tế bào ung thư máu (K652) in vitro, trong đó tác dụng của pháp bán hạ là mạnh nhất, tiếp đến là khương bán hạ. Trigonellin trong bán hạ cũng có tác dụng ức chế tế bào ung thư gan chuột nhắt trắng.

Tác dụng trên hệ tiêu hóa:

+ Ảnh hưởng đến dịch vị: bán hạ làm giảm tiết dịch vị ở chuột cống trắng, làm giảm pH dịch vị, giảm nồng độ acid tự do và acid toàn phần, giảm hoạt tính của pepsin, bảo vệ niêm mạc dạ dày và xúc tiến phục hồi vết loét. Bán hạ sống làm giảm hàm lượng PGE2 trong dịch vị chuột cống trắng rõ rệt, tuy nhiên, pháp bán hạ và tiêu bán hạ không ảnh hưởng đến hàm lượng PGE2. Như vậy, tác dụng gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá của sinh bán hạ có liên quan đến khả năng ức chế niêm mạc dạ dày, ruột phân tiết PGE2. Cắn chiết ethanol bán hạ có tác dụng ức chế loét dạ dày thực nghiệm trên chuột nhắt trắng, đồng thời có tác dụng giảm đau và tác dụng chống viêm.

+ Ảnh hưởng đến nhu động ruột: bán hạ làm tăng nhu động ruột thỏ rõ rệt, nhưng tác dụng này bị ức chế bởi atropin, điều đó cho thấy cơ chế tác dụng của bán hạ là tác dụng trên thụ thể M. Có báo cáo cho rằng pháp bán hạ và bán hạ nấu gừng dùng đường uống có tác dụng ức chế nhu động đường tiêu hóa chuột nhắt trắng, trong khi bán hạ sống lại có tác dụng gây tăng nhu động.

Tác dụng của glucocorticoid: bán hạ làm tăng hoạt tính của enzym tyrosin aminotransferase trong gan chuột nhắt trắng. Trên chuột nhắt trắng cắt bỏ tuyến thượng thận, cho dùng đồng thời bán hạ và cortison, hoạt tính men tyrosin aminotransferase gan tăng lên. Cho thấy, bán hạ có tác dụng của glucocorticoid. Dịch chiết nước bán hạ có tác dụng kích thích nhẹ tuyến thượng thận chuột nhắt trắng, nếu cho dùng kéo dài lại gây ức chế.

Hạ mỡ máu: dịch chiết nước bán hạ dùng đường uống trên chuột cống trắng có tác dụng ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự hình thành hội chứng mỡ máu cao do chế độ ăn giàu lipid, đồng thời có tác dụng điều trị đối với các trường hợp mỡ máu cao, làm giảm TC và LDL-C rõ rệt.

Tóm lại, công năng táo thấp hóa đàm của bán hạ có liên quan đến các tác dụng giảm ho, trừ đờm, đây là những căn cứ quan trọng đối với tác dụng điều trị các chứng ho suyễn nhiều đờm, đàm ẩm đau đầu, chóng mặt, tim hồi hộp, phong đàm huyễn vựng, thường sử dụng điều trị các chứng ho, viêm họng mạn tính, mất giọng. Công năng giáng nghịch cầm nôn của bán hạ có liên quan mật thiết đến các tác dụng chống nôn, tiêu bĩ tán kết và chống ung bướu của bán hạ, thường dùng trong điều trị nôn mửa, u tuyến giáp… Thành phần có hoạt tính sinh học của bán hạ là alcaloid, methionin, glycin, acid glucuronic…

– Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: cho chuột cống trắng cái đang mang thai uống bột sinh bán hạ 9g/kg TT thể hiện rõ rệt với chuột mẹ và phôi thai. Dịch chiết nước bán hạ chế và sinh bán hạ liều 30g/kg TT (tương đương 150 làn liều lâm sàng) gây chảy máu âm đạo chuột mang thai, tăng số lượng phôi tử vong sớm, làm giảm đáng kể trọng lượng của thai nhi, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Sinh bán hạ gây kích ứng niêm mạc miệng, cổ họng và niêm mạc đường tiêu hoá rất mạnh, gây phù nề, đau đớn, mất tiếng, chảy nước bọt không ngừng, co giật, khó thở, thậm chí nghẹt thở dẫn đến tử vong. Độc tính của bán hạ giảm đi sau khi chế biến.

Khổ hạnh nhân

Là hạt lấy ở quả chín được bỏ hạch cứng đã phơi hay sấy khô của cây mơ Prunus armeniaca L., họ Hoa hồng (Rosaceae). Khổ hạnh nhân chứa dầu béo khoảng 50%, amygdalin, protein và acid amin tự do. Ngoài ra, trong khổ hạnh nhân còn chứa amygdalase, emulsin và prunase. Khổ hạnh nhân có vị đắng, tính hơi ấm, ít độc, quy kinh phế, đại tràng, có công năng chỉ khái bình suyễn, nhuận tràng thông tiện. Chủ trị các chứng ho suyễn, ngực đầy, nhiều đờm, huyết hư tân kết, trường táo tiện bí… Khổ hạnh nhân có các tác dụng dược lý sau:

– Giảm ho, trừ đờm, giãn khỉí quản: khổ hạnh nhân dùng đường uống có tác dụng trừ đờm rõ rệt trên chuột nhắt trắng. Dịch chiết khổ hạnh nhân, amygdalin, Ma hạnh thạch cam thang có tác dụng ức chế ho do sulfur dioxid gây ra trên chuột nhắt trắng. Trên thỏ tiêm acid oleic tĩnh mạch gây hội chứng suy hô hấp, dịch chiết khổ hạnh nhân có tác dụng cải thiện chức năng hô hấp của phổi. Thành phần hoạt chất có tác dụng trừ đờm, giảm ho, giãn khí quản là amygdalin. Amygdalin được vi khuẩn đường ruột thủy phân thành mandelonitril, sau đó được tiếp tục thuỷ phân thành acid hydrocyanic tự do, có tác dụng ức chế trung khu hô hấp, nhờ vậy có tác dụng giảm ho, giảm co thắt khí quản.

– Chống viêm: sản phẩm thuỷ phân khổ hạnh nhân do pepsin dịch vị có tác dụng chống viêm mạn trên mô hình gây u hạt thực nghiệm và ức chế tăng sinh mô liên kết trong viêm khớp thực nghiệm. Các chat protein KR-A, KR-B chiết xuất từ khổ hạnh nhân, dùng đường uống, có tác dụng ức chế viêm rõ rệt trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng do carrageenan.

– Chống loét: amygdalin có tác dụng ức chế loét dạ dày trên chuột nhắt trắng thực nghiệm bằng ngâm nước đá, xúc tiến lành vết loét dạ dày do bỏng acid acetic trên chuột cống trắng, giảm diện tích vết loét dạ dày trong nghiệm pháp thắt môn vị, làm giảm hoạt tính của pepsin.

Nhuận tràng: khổ hạnh nhân rất giàu dầu béo, có tác dụng làm trơn đường ruột, khiến cho phân mềm ra. Đồng thời, trong môi trường kiềm của dịch đường tiêu hoá, dầu LD50 tiêm tĩnh mạch là 25g/kg TT. LD50 trên chuột cống trắng dùng đường uống là 0,6 g/kg TT, tiêm phúc mạc là 8 g/kg TT, tiêm tĩnh mạch là 25g/kg TT. Dùng quá liều khổ hạnh nhân (trẻ em từ 10 đến 20 hạt, người lớn 40 đến 60 hạt), có thể dẫn tới trúng độc do ngạt thở mô bào; triệu chứng ngộ độc là chóng mặt, nhức đầu, nôn mửa, khó thở, đánh trống ngực, tím tái, tụt huyết áp, hôn mê, co giật.I. cấp cứu không đúng cách có thể gây tử vong. Trên lâm sàng đã có các báo cáo liên quan đến sử dụng amygdalin liên tục, kéo dài, quá liều để hỗ trợ điều trị ung thư dẫn đến tử vong.

Cơ chế ngộ độc chủ yếu là do amygdalin trong hạnh nhân bị thủy phân thành HCN, CN’ kết hợp với Fe3+ trong cytochrom oxidase ty thể, gây ức chế hoạt tính của enzym, ức chế hô hấp tế bào, gây tử vong. Trong trường họp bị ngộ độc, ngoài việc xử lý thường quy và điều trị triệu chứng ra, cần dùng sodium nitrit và sodium thiosulfat để giải độc. Trước hết tiêm tĩnh mạch 10ml dd natri nitrit 3%, tạo thành hemoglobin biến thủi, cạnh tranh cyanua với cytochrom oxidase, hình thành methemoglobin cyanid, để phục hồi hoạt động của cytochrom oxidase. Tiếp theo là truyền 50ml dung dịch sodium thiosulfat 25%, dưới tác động của các enzym thiocyanat, kết hợp với xyanua để tạo thành muối thiocyanat không độc hại, nhanh chóng bài tiết ra ngoài qua nước tiểu.

Một số phương thuốc thường dùng

Tiểu thanh long thang

Phương thuốc có xuất xứ từ “Thương hàn luận” gồm ma hoàng (bỏ đốt) 9g, thược dược 9g, tế tân 3g, can khương 3g, cam thảo 6g, quế chi (bỏ vỏ) 9g, ngũ vị tử 3g, bán hạ 9g. Tiểu thanh long thang có công năng giải biểu tán hàn, ôn phế hóa ẩm, chỉ khái bình suyễn. Chủ trị ngoại cảm phong hàn, thuỷ ẩm nội đình, đàm ẩm khái suyễn, rêu lưỡi trắng hoạt, mạch phù. Tiểu thanh long có các tác dụng dược lý sau:

Giảm ho: Tiêu thanh long thang có tác dụng ức chế phản xạ ho trên chuột nhắt trắng do tác nhân SO2 và NH3 đậm đặc gây ra, kéo dài thời gian tiềm phục ho, biểu hiện có tác dụng giảm ho rõ rệt.

Giãn cơ trơn khí quản: Tiểu thanh long thang dùng đường uống có tác dụng phòng chống cơn hen trên chuột lang do phun sương acetylcholin, histamin và histamin phosphat gây ra; làm giảm co thắt khí quản, tăng khả năng hô hấp, giảm số lượng tế bào bạch cầu ái toan, thể hiện tác dụng cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh lý tiểu khí quản, cắn chiết ethanol trực tiếp làm giãn cơ sườn khí quản chuột lang cô lập, đồng thời đối kháng với histamin, acetylcholin và bari clorua gây co thắt cơ trơn khí quản.

Quan sát trên mô học bệnh lý cho thấy, Tiểu thanh long thang cải thiện tình trạng phù nề niêm mạc, giảm tắc nghẽn khí quản, và giảm lực co thắt của khí quản.

Nghiên cứu tách phương để đánh giá ảnh hưởng của 5 vị thuốc trên khí quản chuột lang cô lập bị co thắt bởi acetylcholin cho thấy, ma hoàng đóng vai trò quan trọng nhất trong tác dụng giãn phế quản, tăng lưu lượng phổi của phương thuốc; ngũ vị từ, bạch thược cũng đóng vai trò quan trọng; tế tân, bán hạ có vai trò không rõ ràng nhưng quế chi, cam thảo lại có tác dụng ngược lại.

Cơ chế tác dụng:

(1) tăng độ nhạy của não chuột với adrenalin và dopamin, giảm tiết histamin và serotonin;

(2) ổn định màng tế bào mast, tăng thụ thể glucocorticoid, thụ thể p-adrenergic, AMP vòng và corticosteroid huyết tương;

(3) giảm hàm lượng interleukin (IL-4) huyết tương, tăng tỷ lệ IL-4/IFN-y, ức chế phản ứng kết tụ tế bào Th2 và giúp điều tiết, cân bằng miễn dịch, giảm nhẹ viêm đường hô hấp;

(4) giảm hàm lượng oxit nitric và endothelin huyết thanh, giảm phản ứng quá mức của khí quản và giúp phục hồi đường hô hấp.

Chống dị ứng: ức chế phản ứng gây vỡ màng bạch cầu ái toan do lòng trắng trứng, IgG và globulin A; ức chế rõ rệt phản ứng quá mẫn muộn gây phù nề da trên chuột nhắt hắng. Tiểu thanh long thang có tác dụng ức chế albumin lòng trắng trứng (EA) và huyết thanh anti-IgE chuột lang (kháng thể kháng EA IgE) gây ra phản ứng quá mẫn trên da trên chuột lang.

Cơ chế làm bền tế bào mast, ức chế giải phóng histamin. Thành phần hoạt chất có tác dụng chống dị ứng của Tiểu thanh long thang là prolin glycosid trong thược dược.

Kháng khuẩn: Tiểu thanh long thang có tác dụng ức chế Staphylococcus aureus, s. epidermidis, Pseudomonas aeruginosa, E. coli, Proteus vulgaris, Shigella sp.. Micrococcus luteus in vitro.
Chống viêm, kháng nội độc tố: ức chế phản ứng viêm do histamin, serotonin gây ra; tăng sản sinh kháng thể kháng nội độc tố trên chuột nhắt trắng.

Hạ sốt: hạ sốt trên mô hình gây sốt thực nghiệm bằng cách tiêm tĩnh mạch tai thỏ nội độc tố E. coli. Gia sinh thạch cao, địa long tác dụng hạ sốt tăng lên.

Tóm lại, Tiểu thanh long thang với công năng ôn phế hóa ẩm, chỉ khái bình suyễn, có tác dụng giảm ho, giãn cơ trơn khí quản, chống dị ứng, kháng khuẩn, chống viêm. Sự phối hợp của các thuốc trong phương, có khả năng giải trừ “ngoại cảm phong hàn biểu chứng”, mặt khác lại có tác dụng tăng cường công năng “ôn tán phế hàn” của toàn phương, làm tăng cường chức năng hệ hô hấp.

Độc tỉnh và phản ứng bất lợi: có thể gây rối loạn tiêu hoá, ngứa da…có trường hợp viêm phế quản hen mãn tính, khí phế thũng, mắc bệnh tim phổi khi kết hợp tiểu thanh long thang và digoxin thấy tâm thu sớm, thành phần ephedrin có tác dụng tăng cường tác dụng của digoxin và cũng khiến cho độc tính tăng lên

Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here