Thuốc Zengesic được chỉ định để điều trị gút và bệnh xương khớp. Trong bài viết này, Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Zengesic.
Zengesic là thuốc gì?
Thuốc Zengesic 500mg thuộc nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc điều trị gút và bệnh xương khớp. Dùng trong điều trị các thuốc giảm đau, nhức xương, đau do thần kinh. Thuốc được sản xuất bởi Công ty liên doanh TNHH Stada -Việt Nam.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên, chai 100 viên.
Số đăng ký: VD-4497-07.
Thành phần
Thuốc Zengesic có thành phần chính là Paracetamol: 500mg và Diclofenac: 50mg và tá dược vừa đủ một viên.
Tác dụng của thuốc Zengesic
- Paracetamol có tác dụng là thuốc thuộc nhóm giảm đau, hạ sốt, thuốc điều trị gout.
Hoạt chất Paracetamol được biết đến với khả năng hạ sốt, giảm đau hiệu hiện thay thế aspirin.Hạ nhiệt nhanh do tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt do tăng giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại vi.Đặc biệt với liều điều trị thuốc ít tác động lên hệ tim mạch và hô hấp, ít gây kích ứng không gây ảnh hưởng niêm mạc tiêu hóa hoặc chảy máu dạ dày như dung nhóm Salicylat. Thuốc không có tác dụng lên tiểu cầu và thời gian chảy máu.
- Diclofenac thuộc nhóm thuốc kháng viêm không Steroid.
Hoạt chất Diclofenac có tác động khởi phát nhanh chóng làm trong điều trị giảm đau cấp tính và giảm viêm, nhờ vào cơ chế ức chế sinh tổng hợp Prostaglandin (là chất có vai trò gây nên viêm, đau, sốt).
Qua nhiều minh chứng hoạt chất Diclofenac có tác dụng giảm đau mạnh trong các trường hợp ở mức độ cơn đau từ trung bình đến nghiêm trọng. Ngoài ra khi có các viêm do chấn thương hoặc sau phẫu thuật, ngoài việc giảm đau, thuốc còn có tác dụng giảm phù nề do viêm, giảm phù nề ở vết thương. Mặt khác từ các nghiêm cứu lâm sàng cho thấy thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả trong đau bụng kinh.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Zengesic
Thuốc Zengesic 500mg được dùng trong các trường hợp: hạ sốt, giảm đau trong đau nhức xương khớp, nhức đầu, đau mỏi toàn thân, đau do thần kinh, đau nhức răng, đau mỏi cơ,… Thuốc dùng trong điều trị kháng viêm, giảm đau trong viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gout, viêm khớp mãn tính, thấp khớp…
Thuốc được dùng trong giảm đau bụng kinh, giảm đau sau phẫu thuật, sau cơn đau quặn thận.
Thuốc được dùng trong các trường hợp sốt do viêm, nhiễm trùng.
Dược động học
Hấp thu
Thuốc hấp thu hoàn toàn ở đường tiêu hóa, sau khi uống nồng độ đặt đỉnh trong huyết tương khoảng sau 30- 60 phút. Diclofenac trong khi ăn không làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc mà sự hấp thu ảnh hưởng bởi tuyến tính và liều dùng thuốc.
Phân bố
Sau khi dùng thuốc Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể, trong đó khoảng 25% Paracetamol kết hợp với protein huyết tương.
Diclofenac liên kết hoàn toàn với protein huyết tương chiếm 99,7% (Albumin:99,4%). Thể Diclofenac đi vào trong hoạt dịch, sau 2 -4 giờ nồng độ đạt tối đa trong huyết tương. Chuyển hoá: Paracetamol được chuyển hoá thành chất trung gian (N – Acetyl Benzoquinonimin), sau đó tiếp tục liên hợp với nhóm Sulfydryl của Glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.
Thải trừ
Paracetamol được thải trừ qua nước tiểu là chính, có độ thanh thải là 19,3l/h thời gian bán thải là 2,5 giờ. Thời gian bán hủy đào thải từ hoạt dịch là 3-6 giờ.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Paracetamol 500: Công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Liều dùng – Cách dùng của thuốc Zengesic
Liều dùng của thuốc Zengesic
Tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng thông thường: 1 viên/ lần (ngày 3 lần), hoặc cách nhau 4-6 giờ/ lần, ngày không quá 4g Paracetamol.
Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ, tùy từng tình trạng bệnh có thể tăng liều hoặc giảm liều.
Cách dùng thuốc Zengesic hiệu quả
Đối với dạng viên: dùng theo đường uống, uống sau ăn 30 phút. Uống nguyên cả viên thuốc không bẻ gãy hoặc nhai nát viên thuốc.
Chống chỉ định
- Không dùng thuốc cho bất kì trường hợp nào mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, hay có tiền sử quá mẫn với các nhóm thuốc ibuprofen, aspirin hay thuốc kháng viêm không steroid khác.
- Không dùng thuốc cho người bệnh bị suy gan, suy thận nặng.
- Không dùng thuốc cho người bệnh đang dùng thuốc chống đông coumarin.
- Người bệnh đang viêm loét dạ dày, hoặc người đang có chảy máu, có bệnh tim, thiếu hụt men G6PD, người bệnh hen phế quản hay co thắt phế quản.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Fahado sản xuất bởi CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM HÀ TÂY.
Tác dụng phụ của thuốc Zengesic
Trong quá trình dùng thuốc có thể xảy ra các tác dụng không mong muốn như:
- Tác dụng phụ thông thường xảy ra là: bồn chồn, đau thượng vị, nhức đầu.
- Tác dụng phụ ít gặp: buồn nôn, nôn, chóng mặt, phát ban. Đau bụng, chảy máu đường tiêu hóa, nôn ra máu, buồn ngủ, lo âu, trầm cảm, phù dị ứng, mày đay, tụt huyết áp, rối loạn tạo máu như giảm bạch cầu trung tính, gây độc cho thận khi sử dụng dài ngày…
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Rụng tóc, phù, rung giật, Hội chứng Steven-Johnson, viêm màng não, hội chứng thận hư, đái máu, suy thận cấp, viêm bàng quang.
Khi dùng có bất kỳ các tác dụng phụ nào cần báo ngay cho bác sĩ điều trị được biết.
Tương tác thuốc
- Sử dụng đồng thời với một số thuốc có thể xảy ra tương tác.
- Dùng rượu bia làm tăng tác dụng phụ của thuốc và tăng nguy cơ độc tính ở gan.
- Nhóm thuốc chống đông máu Coumarin, Indandion, Heparin, làm tăng tác dụng chống đông máu nguy hiểm hơn có thể gây nguy cơ xuất huyết nặng.
- Thuốc chống co giật Barbiturat, Phenytoin, Carbamazepin, nhóm thuốc chống lao, thuốc Isoniazid làm tăng độc tính ở gan.
- Dùng cùng thuốc kháng sinh nhóm quinolon, làm tăng tác dụng ở hệ thần kinh trung ương, có thể dẫn đến co giật.
- Thuốc Probenecid làm tăng khả năng đào thải của Paracetamol.
- Nhóm Glucocorticoid làm tăng tổn thương ở dạ dày- tá tràng.
- Khi dùng Salicylat cùng với thuốc sẽ làm giảm nồng độ Salicylat.
- Không dùng các nhóm thuốc lợi tiểu giữ kali chung với thuốc.
- Khi dùng cùng thuốc Phenothiazine cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng.
- Do vậy để tránh xảy ra các tương tác với thuốc, trước khi dùng bất kì loại thuốc cần hỏi ý kiến của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Trong quá trình dùng thuốc xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nào cần thông báo ngay cho bác sĩ.
- Trong khi dùng thuốc không dùng thêm bất kỳ thuốc khác có chứa paracetamol. Vì với liều điều trị thông thường paracetamol không độc, nhưng dùng quá liều có thể xảy ra các phản ứng quá mẫn, phù, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu..nếu dùng liều cao kéo dài có thể gây độc cho gan dẫn đến hôn mê gan thậm chí nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
- Khi dùng thuốc kéo dài, liều cao có thể gây tổn thương gan.
- Thận trọng khi thuốc người già, người bệnh suy tim, người bệnh đang dùng nhóm thuốc kháng viêm không Steroid khác.
- Thận trọng dùng cho người bệnh có tiền sử viêm loét dạ dày, chảy máu tiêu hóa, thiếu máu, người bệnh có rối loạn đông máu, chảy máu… người bệnh bị nhiễm khuẩn.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho người cần phải tập trung cao như người làm nghề lái xe hay vận hành máy móc do thuốc có tác dụng phụ gây chóng mặt, buồn ngủ.
- Không dùng thuốc khi quá hạn sử dụng hoặc vì thuốc bị rách, mốc, thuốc được bóc ra ngoài quá lâu.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Theo một số minh chứng dùng thuốc cho phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối thai kì gây tình trạng đóng ống động mạch. Vì vậy không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai. trước khi dùng thuốc cần phải thông báo cho bác sĩ có mang thai hay không.
Thuốc dược bài tiết một lượng nhỏ qua sữa mẹ, do vậy nếu dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú có thể gây ảnh hưởng đến trẻ khi bú mẹ. Chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và không còn thuốc nào thay thế, khi dùng thuốc không nên cho trẻ bú mẹ hoặc có thể cai sữa trước khi dùng.
Bảo quản
Thuốc được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp dưới 30 độ C, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, để thuốc ở nơi thông thoáng. Để thuốc xa tầm tay của trẻ em.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Biểu hiện:
- Khi dùng liều quá cao, hoặc dùng một liều lớn lặp lại (trên 10g/ ngày dùng liên tục trong 1-2 ngày) gây tình trạng nhiễm độc Paracetamol trong 1 – 2 ngày) biểu hiện nặng nhất là gây hoại tử gan và có thể gây tử vong.
- Các biểu hiện xuất hiện sau khi dùng quá liều thường là: đau nhức đầu, buồn nôn, nôn, xuất huyết tiêu hóa, kích thích, ngủ gà, tiêu chảy, ngủ lơ mơ,…tiêu chảy, nghiêm trọng hơn có thể gây suy thận cấp do tổn thương gan.
Xử trí: Khi xảy ra bất kỳ biểu hiện nào cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc gọi điện đến trung tâm cấp cứu 115, cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Quên liều
Uống ngay sau khi nhớ, chú ý khoảng cách thời gian với liều tiếp theo, nếu 2 liều gần nhau thì bỏ qua liều quên uống liều tiếp theo như bình thường. Phải luôn nhớ hậu quả của quên liều không nguy hiểm bằng quá liều nếu bù liều quên không đúng cách.
Thuốc Zengesic giá bao nhiêu?
Hiện nay, giá thuốc Zengesic 500mg là 40000-50000 VNĐ một hộp. Giá thuốc phù hợp với mọi đối tượng nên người dân có thể dễ dàng mua được thuốc ở bất kì quầy thuốc nào.
Thuốc Zengesic mua ở đâu uy tín (chính hãng)?
Thuốc Zengesic mua ở đâu? – Với thời đại công nghệ 4.0 phát triển hiện nay chúng ta có thể dễ dàng mua được Thuốc ở hầu hết các quầy thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc. Ngoài ra rất nhiều hệ thống quầy thuốc lớn đang có nhiều hình thức bán hàng trực tuyến qua các app, website,…
Tài liệu tham khảo
Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Zengesic. Tải về tại đây.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Minh Thức Đã mua hàng
sản phẩm hiệu quả.