Thuốc Vintolox được sử dụng để điều trị loét dạ dày, tá tràng,trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường, thông tin về Vintolox chưa thực sự đầy đủ. Nhà Thuốc Ngọc Anh xin gửi đến độc giả các thông tin chi tiết và đầy đủ liên quan đến sản phẩm này.
Vintolox là thuốc gì?
Thuốc Vintolox thuộc nhóm thuốc kê đơn, thành phần chính là Pantoprazol, có tác dụng điều trị loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison. Đây là một sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc và đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành trên thị trường với số đăng ký VD-18009-12.
Thành phần
Thành phần chính của thuốc Vintolox bao gồm:
- Pantoprazol (dưới dạng Pantoprazol natri sesquihydrat) 40mg
- Tá dược khác vừa đủ
Cơ chế tác dụng của thuốc Vintolox
- Pantoprazol là một chất ức chế bơm proton, sau khi vào các ống tiết acid của tế bào thành dạ dày sẽ được chuyển thành chất sulfenamid, chất này liên kết thuận nghịch với enzym H+/K+-ATPase (bơm proton) ở tế bào thành dạ dày, từ đó gây ức chế bơm proton và giảm bài tiết acid dạ dày. Tác dụng ức chế tiết acid dạ dày có tác dụng cả khi dạ dày bị kích thích do bất kì tác nhân nào.
- Tùy thuộc vào liều dùng, tác dụng thuốc thể hiện khác nhau, thời gian ức chế tiết acid dạ dày có thể kéo dài hơn 24 giờ mặc dù thời gian bán thải của Pantoprazol chỉ kéo dài khoảng 0,7-1,9 giờ.
- Trong nghiên cứu của Andrzej Dabrowski và các cộng sự về hiệu quả và an toàn của pantoprazole trong điều trị và giảm triệu chứng ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản, cho thấy 45% bệnh nhân đáp ứng khỏi bệnh sau 4 tuần điều trị và 70% bệnh nhân sau 8 tuần điều trị.
Dược động học
Hấp thu
Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ lớn nhất trong huyết tương chỉ sau 2-2,5 giờ. Sinh khả dụng đường uống khoảng 77%.
Phân bố
Tỉ lệ liên kết protein huyết tương của Pantoprazol là 98%, thể tích phân bố khoảng 0,17 lít/kg.
Chuyển hóa
Pantoprazol chuyển hóa chủ yếu qua gan nhờ CYP2C19, chất chuyển hóa là desmethylpantoprazol. Một phần nhỏ thuốc được chuyển hóa qua CYP3A4, CYP2D6, CYP2C9.
Thải trừ
Thuốc sau khi chuyển hóa được thải trừ chủ yếu qua thận (80%), phần còn lại được thải trừ qua mật vào phân. Thời gian bán thải của Pantoprazol là 1 giờ và thời gian này có thể kéo dài ở người bị say gan.
Công dụng – Chỉ định Vintolox
Thuốc Vintolox được chỉ định sử dụng trong các trường hợp:
- Bệnh nhân loét dạ dày – tá tràng
- Bệnh nhân bị mắc hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
- Bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger – Ellison.
Liều dùng – Cách dùng
Liều dùng
- Liều dùng điều trị loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản: Tiêm tĩnh mạch trong thời gian ít nhất 2 phút, 40 mg/ngày.
- Liều điều trị hội chứng Zollinger- Elison: Liều khởi đầu 80 mg/ngày, sau đó điều chỉnh theo đáp ứng của bệnh nhân, liều tối đa 240 mg/ngày. Với liều trên 80mg, chia làm 2 lần mỗi ngày.
- Liều dùng cho bệnh nhân suy gan nặng: Liều tối đa 20mg, hoặc 40mg mỗi 2 ngày.
- Liều dùng cho bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều
- Liều dùng cho trẻ em: Tính an toàn khi sử dụng thuốc cho trẻ em chưa được thiết lập.
Cách dùng
- Thuốc Vintolox chỉ dùng dạng tiêm, không dùng được đường uống.
- Chuẩn bị tiêm: Sử dụng bơm tiêm vô trùng, hút hết lượng dung môi trong ống dung môi, cho vào lọ bột, lắc đều cho tan hoàn toàn.
- Không tự ý sử dụng thuốc tiêm, chỉ dùng thuốc bởi các bác sĩ có chuyên môn.
Chống chỉ định
- Chống chỉ định sử dụng thuốc Vintolox 40mg cho người có tiền sử dị ứng với Pantoprazol và bất kỳ thành phần tá dược nào có trong thuốc.
- Không sử dụng Pantoprazol trong liệu pháp kết hợp để diệt trừ H. pylori ở bệnh nhân suy gan hoặc suy thận nặng.
Lưu ý và thận trọng
- Cần loại trừ khả năng bị ung thư dạ dày trước khi dùng thuốc, vì thuốc có thể làm che lấp triệu chứng và làm chậm chẩn đoán ung thư.
- Cần xem xét giảm liều trên bệnh nhân suy gan hoặc dùng thuốc cách ngày, có thể dùng liều 20mg/ngày hoặc 40mg dùng cách 1 ngày 1 lần. Cần theo dõi men gan trong thời gian điều trị, nếu có dấu hiệu tăng men gan cần ngưng sử dụng thuốc.
- Pantoprazol có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin B12, đặc biệt khi dùng thuốc kéo dài trên những bệnh nhân có nguy cơ giảm hếp thu vitamin B12 cần theo dõi bệnh nhân thường xuyên.
- Dùng thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng số lượng vi khuẩn thường trong đường tiêu hóa trên, gây tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Đã có báo cáo ghi nhận Pantoprazol làm hạ magnesi máu nghiêm trọng với các triệu chứng như mệt mỏi, đau thắt lưng, co giật, chóng mặt. Tình trạng hạ magnesi máu sẽ được cải thiện sau khi bổ sung magnesi và ngừng sử dụng Pantoprazol.
Lưu ý khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Phụ nữ có thai: Chưa có đầy đủ dữ liệu an toàn khi dùng thuốc Vintolox trên phụ nữ có thai, vì vậy chỉ sử dụng thuốc khi thực sự cần thiết.
- Phụ nữ cho con bú: Thuốc có thể bài tiết vào sữa mẹ, chỉ sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú khi thực sự cần thiết.
Lưu ý khi dùng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc Vintolox 40mg như chóng mặt, đau đầu, nhìn mờ. Không lái xe hay vận hành máy móc khi gặp phải các tác dụng phụ trên.
Bảo quản
Khuyến khích bảo quản thuốc Vintolox ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng cường độ cao. Nên để thuốc cách xa tầm tay trẻ em.
Xem thêm Thuốc Topraz 20 có tác dụng gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Tác dụng phụ của thuốc Vintolox
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc tiêm Vintolox:
- Thường gặp: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, ban da, mày đay, khô miệng, buồn nôn và nôn, rối loạn tiêu hóa, đau cơ, đau khớp.
- Ít gặp: Suy nhược, choáng váng, chóng mặt, mất ngủ, ngứa, tăng men gan.
- Hiếm gặp: Phù ngoại biên, phản vệ, viêm da tróc vảy, hồng ban đa dạng, nhìn mờ, ảo giác, dị cảm, viêm thận kẽ, viêm gan, vàng da, giảm natri máu.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Các thuốc có sự hấp thu phụ thuộc vào pH như Ketoconazol, itraconazol, posaconazol | Giảm hấp thu thuốc dùng cùng |
Atazanavir | Giảm hấp thu Atazanavir |
Phenprocoumon, Warfarin | Tăng INR và thời gian prothrombin |
Methotrexat | Tăng nồng độ methotrexat |
Cách xử trí quá liều, quên liều
Quá liều
Chưa ghi nhận báo cáo nào về việc sử dụng quá liều Pantoprazol gây triệu chứng trên lâm sàng. Tuy nhiên nếu gặp phải tác dụng phụ khi dùng quá liều thì biện pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng và hỗ trợ, nếu phát hiện dùng thuốc quá liều sớm có thể gây nôn, rửa dạ dày hoặc dùng than hoạt tính.
Quên liều
Trường hợp phát hiện quên liều thuốc Vintolox, người dùng nên bổ sung liều ngay sau đó nhưng đảm bảo khoảng thời gian tối thiểu giữa các liều. Không nên sử dụng gấp đôi liều Vintolox để bù cho liều đã quên.
Xem thêm Thuốc Pantin 40 có tác dụng gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Vintolox có tốt không?
Ưu điểm
- Thuốc Vintolox điều trị hiệu quả loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison.
- Thuốc được sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn GMP của công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc và được phân phối rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc, người dùng có thể dễ dàng tìm mua.
Nhược điểm
- Thuốc chưa có nghiên cứu đầy đủ về độ an toàn khi sử dụng cho trẻ dưới 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng, đặc biệt các tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe hay vận hành máy móc.
Sản phẩm thay thế thuốc Vintolox
- Thuốc A.T Pantoprazol Tab 40mg có thành phần hoạt chất chính là Pantoprazol hàm lượng 40mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột, sản xuất bởi công ty cổ phần Dược phẩm An Thiên, có tác dụng tương tự thuốc Vintolox.
- Thuốc SaVi Pantoprazole 40 có thành phần hoạt chất chính là Pantoprazol hàm lượng 40mg, được bào chế dưới dạng viên nén bao phim tan trong ruột, sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm SAVI, có tác dụng tương tự thuốc Vintolox.
Thông tin về sản phẩm thay thế cho thuốc Vintolox chỉ mang tính chất tham khảo Người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
So sánh thuốc Vintolox dạng tiêm và dạng uống
Hiện nay trên thị trường có hai dòng sản phẩm Vintolox dạng tiêm và Vintolox dạng viên nén bao tan trong ruột. Ưu tiên sử dụng Vintolox dạng tiêm cho bệnh nhân không nuốt được viên và cần tác dụng điều trị nhanh.
Thuốc Vintolox giá bao nhiêu?
Giá thuốc Vintolox được cập nhật ở phía trên nhưng chỉ mang tính chất tham khảo, giá bán được cập nhật liên tục vào từng thời điểm và tùy thuộc vào hệ thống các nhà thuốc. Độc giả vui lòng ấn đặt mua trên trang web Nhà Thuốc Ngọc Anh để mua được với giá tốt nhất.
Thuốc Vintolox mua ở đâu?
Độc giả có nhu cầu sử dụng thuốc Vintolox chính hãng nên tìm mua tại các nhà thuốc và cơ sở uy tín, tránh mua nhầm hàng giả kém chất lượng. Nhà thuốc Ngọc Anh cam kết cung cấp sản phẩm uy tín chất lượng cao. Độc giả vui lòng liên hệ với website nhà thuốc Ngọc Anh hoặc hotline 0333.405.080 để được tư vấn.
Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng thuốc Vintolox, tải file tại đây.
Hiếu Đã mua hàng
Vintolox (Dạng Tiêm) điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả