Hiện nay trên thị trường có nhiều thông tin về Spobet tuy nhiên thông tin còn chưa đầy đủ. Vì vậy bài viết dưới đây của nhà thuốc Ngọc Anh sẽ giới thiệu tới bạn đọc thông tin về Spobet như công dụng là gì, liều dùng Spobet như thế nào, lưu ý gì khi dùng Spobet và giá Spobet là bao nhiêu,…
Thuốc Spobet là thuốc gì?
Thuốc Spobet là thuốc có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus,.. được điều trị để chữa các bệnh nhiễm nấm.
-Dạng bào chế: Viên nang
-Quy cách đóng gói: Hộp 6 vỉ x 5 viên
-Nhà sản xuất: S.C.Slavia Pharma S.R.L.
-Số đăng ký : VN-14580-12
Thành phần
Trong mỗi viên nang Spobet có chứa các thành phần:
- Itraconazole 100mg
- Tá dược vừa đủ
Cơ chế tác dụng của thuốc Spobet
- Itraconazole là một N-arylpiperazine, cơ chế hoạt động của nó là do nó có khả năng tương tác với 14-α demethylase đây là một enzyme cytochrome P-450 cần thiết để tham gia vào quá trình chuyển đổi lanosterol thành ergosterol. Mà ergosterol là một thành phần cơ bản của màng tế bào nấm, sự ức chế tổng hợp ergosterol dẫn đến tăng tính thấm của tế bào và hậu quả là gây rò rỉ các chất bên trong tế bào ra bên ngoài .
- Ngoài ra Itraconazole còn có tác dụng ức chế hô hấp môi trường nội sinh nhờ sự tương tác với phospholipid ở màng vi khuẩn dẫn đến ức chế quá trình biến đổi của nấm men thành dạng sợi và ức chế sự hấp thu purin từ đó làm suy giảm sinh tổng hợp triglycerid và / hoặc phospholipid.
Dược động học
- Hấp thu: sau khi uống Itraconazole hấp thu tốt, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được là sau 4 giờ và với liều 100mg Itraconazole thì có thể cho 400-600mg/ml ở trạng thái ổn định và đạt được trong 14 ngày.
- Phân bố: Itraconazole được tìm thấy gắn mạnh với protein huyết tương và chỉ có 0,2% là ở dạng tự do , chỉ một lượng nhỏ khuếch tán vào dịch não tủy, nồng độ Itraconazole trong da, mủ, bã nhờn hay các mô bộ phận sinh dục nữ cáo gấp mấy lần ở trong huyết tương
- Chuyển hóa: Itraconazole được chuyển hóa nhờ gan và cho ra các sản phẩm bị chuyển hóa là các sản phẩm không còn hoạt tính
- Thải trừ: Itraconazole đã bị chuyển hóa được đào thải chủ yếu qua mật và nước tiểu, có 3-18% qua phân dưới dạng chưa chuyển hóa, một lượng nhỏ được đào thải qua lớp sừng và tóc. Thời gian bán thải của thuốc là 20 giờ.
Công dụng – Chỉ định Spobet
Spobet được chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị :
- Bệnh nhân bị nhiễm nấm candida ở miệng hay ở họng
- Bệnh nhân bị nhiễm nấm ngoài da như các loại nấm da chân, nấm kẽ tay,..
- Bệnh nhân bị nấm móng tay hay bị nấm móng chân
- Bệnh nhân bị nhiễm nấm ở nội tạng như các loại nấm candida, aspergillus, histoplasma, paracoccidioides, blastomyces,..
- Dùng trong đề phòng bị nấm khi bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính kéo dài
Liều dùng – Cách dùng Spobet
Liều dùng
Spobet có liều dùng khác nhau phụ thuộc vào mục đích dùng thuốc:
- Nhiễm nấm Candida ở âm hộ, âm đạo : 2 viên/lần x 2 lần/ngày, dùng thuốc trong 1 ngày, nếu dùng trong 3 ngày thì liều là 2 viên/lần/ngà
- Dùng để điều trị lang ben: 2 viên/lần/ngày, uống liên tục trong 7 ngày
- Điều trị nấm ngoài da:
- Dùng trong 7 ngày thì liều 2 viên/lần/ngày
- Dùng trong 15 ngày thì 1 viên/lần/ngày
- Đối với các vị trí da bị sừng hóa như lòng bàn chân hay lòng bàn tay thì 2 viên/lần x 2 lần/ngày trong 7 ngày hoặc dùng liều 1 viên/lần/ngày trong 30 ngày
- Điều trị nấm Candida ở miệng- họng : q viên/lần/ngày trong 15 ngày
- Đối với bệnh nhân bị AIDS hay cấy ghép cơ quan, bị giảm bạch cầu trung tính: liều 2 viên/lần/ngày trong 15 ngày
- Điều trị nấm móng tay hoặc nấm móng chân: cần điều trị tầm 2-3 liệu trình và mỗi liệu trình cần kéo dài 7 ngày, với liều 2 viên/lần x 2 lần/ngày. Mỗi liệu trình cách nhau 3 tuần hoặc liều 2 viên/lần/ngày trong liên tục 3 tháng
- Nấm nội tạng:
- Nhiễm Aspergillus: 2 viên/1 lần/ngày, điều trị trong 2-5 tháng, nếu bệnh nhân mắc bệnh lan tỏa có thể dùng liều 2 viên/lần x 2 lần/ngày.
- Nhiễm nấm Candida: 1-2 viên/lần/ngày, điều trị liên tục trong trong 3 tuần đến 7 tháng.
- Nhiễm Cryptococcus ngoài màng não: 2 viên/lần/ngày, uống thuốc từ 2 tháng đến 1 năm.
- Viêm màng não do Cryptococcus: 2 viên/lần x 2 lần/ngày, nếu trường hợp bệnh nhân dùng với liều duy trì thì liều dùng duy trì: 2 viên /lần/ngày.
- Nhiễm Histoplasma: 2 viên/lần x 1-2 lần/ngày, dùng thuốc trong 8 tháng
- Nhiễm Sporothrix schenckii: 1 viên /lần/ngày, uống thuốc trong 3 tháng.
- Nhiễm Paracoccidioides brasiliensis: khi điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm nấm này nên dùng phác độ trong 6 tháng với liều 1 viên /lần/ngày
- Nhiễm Chromomycosis : 1-2 viên/lần/ngày, dùng trong 6 tháng.
- Nhiễm Blastomyces dermatitidis: 1 viên /lần/ngày hoặc 2 viên/lần x 2lần/ngày, liên tục trong dùng trong 6 tháng.
Cách dùng
- Spobet được dùng theo đường uống
- Thời điểm uống Spobet : uống thuốc vào lúc đói hoặc no, uống trước hay sau khi ăn đều được
Chống chỉ định
Không dùng Spobet trong các trường hợp:
- Bệnh nhân có triệu chứng mẫn cảm với bất cứ thành phần nào có trong thuốc
- Không dùng Spobet cho bệnh nhân đang trong quá trình dùng terfenadin, astemisol, triazolam dạng uống, midazolam dạng uống, cisaprid
- Phụ nữ có thai hoặc dự định có thai
==Xem thêm Thuốc Toduc 100mg: Công dụng, liều dùng, giá bán?
Tác dụng không mong muốn
Sau đây là một vài tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Spobet :
- Thường gặp: tác dụng phụ thường gặp xảy ra ở dạ dày ruột như khó tiêu, buồn nôn, đau bụng, choáng váng hay bị tiêu chảy, táo bón
- Ít gặp : đau đầu, men gan bị tăng, kinh nguyệt rối loạn, phù, suy tim, hoa mắt, phù phổi, suy tim sung huyết và gặp các triệu chứng dị ứng như da bị phát ban, mày đay, phù mạch
- Hiếm gặp: Hội chứng Stevens-Johnson do dùng itraconazole,
- Nếu dùng Spobet kéo dài ( Khoảng 1 tháng ) có thể gây giảm kali huyết, viêm gan, phù và rụng tóc
- Nếu gặp các tác dụng phụ gây ra các triệu chứng nghiêm trọng cần đến trung tâm y tế gần nhất để được hỗ trợ điều trị thích hợphợp
Tương tác thuốc
Thuốc được chuyển hóa bởi enzym cytochrom P450 3A | Kéo dài tác dụng điều trị và tác dụng không mong muốn của thuốc |
Terfenadin, astemisol,cisaprid | Loạn nhịp tim dẫn đến tử vong |
Warfarin | Tăng tác dụng chống đông của warfarin |
Thuốc chẹn calci | Có thể gây phù, ù tai |
Thuốc hạ cholesterol nhóm ức chế HMG-CoA reductase | Tăng nồng độ thuốc này trong máu |
Digoxin | Tăng nồng độ Digoxin trong huyết tương |
Thuốc chống đái tháo đường | hạ đường huyết nặng |
Thuốc kháng acid , các thuốc kháng H2 | Mất tác dụng điều trị nấm của Spobet |
Omeprazol, sucralfat | Giảm sinh khả dụng của Spobet |
Thuốc cảm ứng enzym như rifampicin, isoniazid, phenobarbital, phenytoin | Giảm nồng độ itraconazole trong huyết tương |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
Khi dùng Spobet cần lưu ý:
- Theo dõi mức enzym gan ở bệnh nhân trước khi cho dùng Spobet , xem gan có gì bất thường về chức năng gan không, bệnh nhân cần uống thuốc trong bữa ăn
- Nếu thấy bệnh nhân có các biểu hiện hay triệu chứng lâm sàng cho thấy bệnh gan có dấu hiệu nặng lên thì nên ngừng dùng thuốc Spobet
- Chưa có dữ liệu khi dùng cho trẻ con vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc Spobet cho nhóm đối tượng này
- Bệnh nhân bị giảm acid dạ dày làm giảm hấp thu thuốc, khuyên dùng Spobet với nước giải khát coca để tăng hấp thu thuốc
- Nếu bệnh nhân bị bệnh thần kinh xảy ra do dùng Spobet thì nên ngừng dùng thuốc
- Trong quá trình dùng Spobet nếu muốn muốn dùng thêm bất kì thuốc nào cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh các tương tác có thể xảy ra làm thay đổi sinh khả dụng, hấp thu, bài tiết hay chuyển hóa của thuốc có thể gây ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị hay gây hại cho cơ thể
Spobet cho phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ
- Phụ nữ có thai: ở các thí nghiệm trên động vật cho thấy Spobet gây độc cho cả chuột mẹ và gây quái thai ở chuột con biểu hiện cụ thể là sự rối loạn bộ xương và thoát vị não hoặc bị tật lưỡi to. Hiện nay mới chỉ có thí nghiệm trên động vật chưa có bất kì thử nghiệm nào trên người vì vậy tốt nhất không nên dùng Spobet cho phụ nữ có thai.
- Phụ nữ trong thời kì cho con bú : dược chất itraconazole trong thuốc có khả năng bài tiết qua sữa mẹ vì vậy không dùng Spobet cho phụ nữ đang cho con bú
Ảnh hưởng đối với công việc lái xe, vận hành máy móc
Chưa có dữ liệu cho thấy Spobet có ảnh hướng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc hay không vì vậy cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng Spobet cho nhóm đối tượng này
Bảo quản
- Bảo quản ở nhiệt độ mát từ 20-25 độ
- Để thuốc ở nơi cao tránh xa tầm tay trẻ em
- Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Khi dùng quá liều Spobet hiện không có thuốc giải độc đặc trị và cũng không thê dùng phương pháp thẩm tách được. Nếu không may quá liều Spobet thì cần điều trị hỗ trợ bao gồm rửa dạ dày bằng natri bicarrbonat
==Xem thêm Thuốc Candid ear drops: Công dụng, liều dùng, giá bán?
Quên liều
Nếu quên liều Spobet dùng ngay khi nhớ ra, nhưng nếu gần liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và không dùng gấp đôi liều để bù liều đã quên
Thuốc Spobet giá bao nhiêu?
Hiện nay Spobet giá trên thị trường có giá khác nhau tùy từng nơi bán có thể chênh lệch ít nhiều . Hiện nay nhà thuốc Ngọc Anh có bán Spobet với giá 750.000 đồng cho 1 hôp 6 vỉ
Thuốc Spobet mua ở đâu uy tín?
Spobet là thuốc kê đơn, các bạn có thể mua Spobet ngay tại bệnh viện mà các bạn đi khám hoặc cầm đơn thuốc đến các nhà thuốc, hiệu thuốc để được các dược sĩ tư vấn hoặc nếu các bạn là người bận rộn và không có nhiều thời gian để mua Spobet trực tiếp thì các bạn có thể mua Spobet chính hãng trực tuyến tại Nhà thuốc Ngọc Anh để được tư vấn về mọi thông tin của sản phẩm và hỗ trợ giao hàng toàn quốc, các bạn chỉ cần gọi vào số hotline hoặc nhắn trực tiếp qua page của nhà thuốc Ngọc Anh
Nguồn tham khảo
Thư viện Y học Quốc gia, Itraconazole, pubchem.ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 20/10/2022.
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Thủy Đã mua hàng
Thuốc Spobet trị nấm móng tay tốt, tôi đã dùng 2 tháng và móng tay dài ra, không bị ăn sâu vào da nữa