Thuốc Soli-Medon 16 mg đang được dùng để điều trị các loại viêm da dị ứng và các loại viêm khớp dạng thấp. Vậy thuốc Soli-Medon 16mg có liều dùng và cách dùng được chỉ định như thế nào? Giá bán của thuốc trên thị trường là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi – Nhà Thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) đi tìm hiểu những thông tin có liên quan về thuốc Soli-Medon 16mg trong bài viết sau đây:
Soli-Medon 16 mg là thuốc gì?
Thuốc Soli-Medon 16 là thuốc thuộc nhóm những thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm steroid. Vì thế thuốc có tác dụng trong điều trị các bệnh viêm như viêm da dị ứng, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp. Thuốc được bán và sử dụng khi có sự kê đơn của thầy thuốc chuyên môn.
Dạng bào chế của Soli-Medon 16mg: dạng viên nén.
Quy cách đóng gói thuốc: Hộp 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Thuốc Soli-Medon 16mg là sản phẩm được sản xuất bởi Công Ty cổ Phần Dược Trang thiết bị y tế Bình Định – Việt Nam đang được lưu hành ở Việt Nam với số đăng ký sản phẩm là VD-23144-15.
Thành phần
Mỗi viên nén Soli-Medon 16mg có chứa:
Hoạt chất chính: Methylprednisolone 16mg
Các hoạt chất và tá dược vừa đủ một viên nén.
Tác dụng của thuốc Soli-Medon 16
Thuốc Soli-Medon 16mg với thành phần chính là Methylprednisolone có bản chất là một glucocorticoid, có các tính chất tổng quát của một Prednisolon, có tác dụng chống dị ứng, chống viêm và chống ức chế miễn dịch một cách rõ rệt. Thuốc có tác dụng kéo dài trên cơ thể hơn so với các thuốc cùng nhóm khác vì nó ít tan hơn và khó chuyển hóa hơn.
Công dụng – chỉ định của thuốc Soli-Medon 16
Thuốc Soli-Medon 16mg chỉ được sử dụng khi đã được bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có chuyên môn kê toa. Thuốc được chỉ định trong một số trường hợp dưới đây nhưng chỉ xem việc điều trị với các glucocorticoid giống như việc điều trị triệu chứng. Còn đối với các bệnh như rối loạn nội tiết tố, Soli-Medon 16mg chỉ sử dụng như một điều trị thay thế.
Bệnh dạng thấp khớp:
Viêm khớp dạng thấp, kể cả trường hợp có viêm khớp dạng thấp ở trẻ em.
Viêm màng hoạt dịch của khớp và xương.
Viêm khớp bao hoạt dịch trường hợp không đặc hiệu.
Viêm khớp vảy nến.
Bệnh về da:
Viêm da bọng nước có dạng Herpes.
Viêm da bã nhờn, tróc vảy.
Bệnh vảy nến
Bệnh về collagen:
Viêm đa cơ thần kinh.
Lupus ban đỏ.
Bệnh về mắt:
Viêm thần kinh mắt.
Viêm loét lớp kết mạc gây ra do dị ứng.
Viêm giác mạc.
Bệnh về hệ hô hấp:
Các bệnh về viêm đường hô hấp.
Bệnh về máu:
Thiếu máu giảm sản trong bẩm sinh.
Thiếu máu tan huyết.
Giảm tiểu cầu ở trẻ.
Ban xuất giảm nhẹ các tiểu cầu ở trẻ.
Bệnh về khối u:
Các bệnh về u lympho và bạch cầu ở trẻ em.
Bệnh về đường tiêu hóa:
Bệnh Crohn.
Các chỉ định khác trong viêm màng não do lao, các bệnh do giun xoắn đến thần kinh và tim.
Dược động học
Hấp thu: Soli-Medon 16mg với dạng bào chế viên nén rất dễ hấp thu ở ống tiêu hóa của người sử dụng. Methylprednisolone được phân hủy bởi accs men cholinesterase có ở huyết thanh thành dạng hoạt động trong cơ thể. Sinh khả dụng của thuốc đạt được ở mức tương đối cao lên đến 80%.
Phân bố: Sau khi đã được hấp thụ ở ống tiêu hóa của người sử dụng thuốc nhanh chóng phân bố đến các tế bào và cơ quan trên khắp cơ thể. Thuốc có thể vào cơ thể trẻ sơ sinh thông qua nhau thai hoặc một phần qua sữa mẹ bằng con đường bú.
Chuyển hóa: Methylprednisolone với tính chất đặc trưng của cortisol nên được chuyển hóa chủ yếu ở gan.
Thải trừ: Thuốc soli-Medon 16mg được đào thải qua ngoài cơ thể chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng các sulfate, hay glucuronide, và các hợp chất khác.
Liều dùng – Cách dùng của thuốc Soli-Medon 16
Liều dùng
Soli-Medon 16mg là thuốc kê theo đơn nên việc sử dụng thuốc phải theo liều lượng chỉ định của thầy thuốc chuyên môn:
Người lớn
Khởi đầu nên sử dụng từ 4-48 mg/ngày, có thể dùng một lần hoặc chia làm nhiều lần theo ngày tùy theo chỉ định bác sĩ.
Đối với bệnh xơ cứng rải rác 160mg/ngày sử dụng suốt trong một tuần, tiếp theo giảm xuống còn 64 mg, 2 ngày uống một lần trong vòng một tháng.
Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp: Bắt đầu với liều dùng 4-6mg/ngày. Nếu trong trường hợp bệnh cấp tính dùng liều 16-32mg/ngày, sau đó giảm liều nhanh dần.
Đối với bệnh thấp khớp nặng: nên dùng 0,8mg/kg/ngày chia thành nhiều liều nhỏ, tiếp đó dùng liều duy nhất trong ngày.
Đối với cơn hen cấp tính: dùng 32-48mg/ngày, trong suốt 5 ngày. Sau khi đã dần khỏi cơn hen cấp, liều phải giảm liều nhanh.
Trong viêm loét đại tràng thể mạn tính: mức độ nặng dùng 8-24mg/ngày.
Đối với hội chứng thận hư nguyên phát: liều bắt đầu từ 0,8-1,6mg/kg trong vòng 6 ngày, ngay sau đó giảm liều ở 6-8 tuần tiếp theo.
Đối với bệnh thiếu máu tan huyết nguyên nhân do miễn dịch: sử dụng 64mg/ngày trong 3 ngày, nhưng kéo dài điều trị từ 6-8 tuần.
Trong bệnh Sarcoid: dùng 0,8mg/kg/ngày để làm giảm ngay tình trạng bệnh, tiếp đó duy trì liều thấp hơn 8mg/ngày.
Trẻ em
Dùng 0,417-1,67mg/kg/ngày chia làm 3-4 lần.
Đối với những trẻ biij suy vỏ thượng thận: liều chỉ từ 0,117mg/kg/ngày chia làm 3 lần.
Cách dùng
Bệnh nhân được kê toa sử dụng thuốc Soli-Medon 16mg theo đường uống phải tuyệt đối nghe theo liều chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ, chuyên viên y tế có chuyên môn và nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng có trong hộp thuốc.
Tuyệt đối không được tự động tăng thêm hay giảm bớt liều dùng khi chưa nhận được sự đồng ý của người thầy thuốc có chuyên môn.
Với dạng viên nén nên sử dụng thuốc với lượng nước vừa đủ để là trôi thuốc xuống dạ dày mà không bị vướng mắc ở cổ họng.
Nếu đang trong quá trình sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích khác thì nên trình bày cụ thể hơn với bác sĩ điều trị để nhận được tư vấn về phù hợp về cách dùng thuốc bởi những chất đó sẽ gây tác động không tốt, làm giảm hoặc mất tác dụng trong quá trình sử dụng thuốc.
Chống chỉ định
Chống chỉ định với tất cả các trường hợp quá mẫn hay dị ứng với Methylprednisolone hoặc bất kỳ với các hoạt chất nào có trong thuốc.
Với các trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhưng có thể sử dụng trong trường hợp lao màng não và sốc nhiễm khuẩn.
Trong tổn thương da và niêm mạc do các loại virus, lao hoặc nấm gây tác động lên.
Người bệnh đang sử dụng vaccin virus sống.
Tác dụng phụ
Tùy vào từng cơ địa của mỗi bệnh nhân mà có những tác dụng không mong muốn khác nhau. Cần báo ngay cho bác sĩ điều trị nếu bạn đang xuất hiện một trong những bất thường dưới đây:Gây rối loạn nước và các chất điện giải như giữ nước, giữ natri, mất kali…
Gây ảnh hưởng đến hệ cơ xương như biểu hiện yếu cơ, loãng xương, hoại tử.
Gây loét dạ dày tá tràng nặng hơn có thể dẫn đến xuất huyết hoặc thủng tại chỗ.
Làm vết thương chậm lành, da dễ bị tổn thương hay mỏng nhạy cảm.
Có thể xuất hiện một số rối loạn về thần kinh như chóng mặt mất ngủ, đau đầu, động kinh, tăng áp lực nội sọ.
Gây rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới, chậm tăng trưởng, chậm phát triển ở trẻ em.
Trên đây là một số tác dụng phụ hay gặp nhất ở những bệnh nhân đã từng sử dụng thuốc, thuốc cũng có thể làm xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường khác tùy vào liều lượng, thời gian sử dụng.
Tương tác thuốc
Tương tác thuốc có thể gây biến đổi một số tác dụng của thuốc điều trị chính. Tương tác đó làm tăng tác động hay ức chế thuốc chính tùy thuộc vào từng nhóm thuốc cụ thể. Hãy kể ra tất cả các loại thuốc không kê toa hoặc đang được kê toa, các loại chất khoáng vitamin, hoạt chất khác một cách chi tiết cho bác sĩ điều trị, để từ đó họ có thể đưa ra cho bạn một liều dùng hợp lý với cơ địa bạn.
Không dùng đồng thời với Cyclosporin vì khi hai chất này gặp nhau có thể gây co giật cho người bệnh
Ketoconazole, Troleandomycin làm giảm sự thanh thải của Methylprednisolon do tác động gây ức chế chuyển hóa chất đó.
Phenytoin, Phenobarbital làm sự thanh thải của Methylprednisolon gia tăng.
Khi sử dụng thuốc với các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cafe hay đồ uống có ga, có thể gây ra hiện tượng hiệp đồng hoặc kháng thuốc được sử dụng. Vì thế bạn nên hạn chế sử dụng chung những chất này với thuốc khi đang trong quá trình trị liệu bệnh.
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng:
Thận trọng đối với những bệnh nhân có tiền sử bị loãng xương, người bị rối loạn tâm thần, người mới nối thông các mạch máu.
Người loét dạ dày tá tràng, người suy tim, tăng huyết áp,đái tháo đường các typ và trẻ em đang tuổi lớn thì dùng thuốc phải để ý đến liều dùng.
Sử dụng thận trọng với nhóm Corticosteroid trên toàn thân đối với các bệnh nhân là người già cao tuổi, khuyến cáo sử dụng liều thấp nhất và nên thu ngắn thời gian nhất trong mức có thể.
Khi dùng thuốc ở liều lượng cao đối với những bệnh nhân nặng làm ảnh hưởng đến tác dụng của vaccin tiêm chủng đã sử dụng.
Khi bệnh nhân ngừng thuốc một cách đột ngột sau một khoảng thời gian đã điều trị thì có thể dẫn đến suy tuyến thượng thận cấp tính.
Những người nhiễm Herpes simplex trên mắt cũng cần lưu ý khi sử dụng.
Trên trẻ em nếu dùng kéo dài nên có liệu trình quan tâm theo dõi chặt chẽ.
Lưu ý của thuốc trong thời kỳ mang thai và cho con bú:
Có thể dùng khi thực sự cần thiết, nếu không thì nên dừng sử dụng vì ở những người phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với thuốc và gây ảnh hưởng đến trẻ.
Các thầy thuốc thường khuyên các bà mẹ không nên sử dụng khi đang trong thời gian cho con bú.
Bảo quản:
Cần bảo thuốc Soli-Medon 16mg ở những nơi thoáng mát, tránh nước, tránh những nơi ẩm mốc. Điều kiện phù hợp để bảo quản là 20-30 độ, ở nhiệt độ phòng.
Cần để ý đến hạn sử dụng của thuốc, tránh sử dụng thuốc khi đã quá hạn, xuất hiện những hiện tượng nấm mốc, đổi màu thuốc.
Xử trí quá liều và quên liều thuốc
Quá liều:
Khi bệnh nhân đã sử dụng quá liều lượng quy định, cần đến ngay các trung tâm y tế để có được hướng xử lí kịp thời, nhanh nhất tránh để lại hậu quả không đáng có.
Quên liều:
Cần bổ sung liều ngay khi nhớ ra.
Không được sử dụng liều bù khi đã quên quá lâu.
Thuốc Soli-Medon 16mg giá bao nhiêu?
Trên thị trường đang bán loại thuốc này với giá 90.000 một hộp.
Thuốc Euxamus 200mg mua ở đâu uy tín (chính hãng)?
Người bệnh nên tìm đến các cửa hàng, trung tâm kinh doanh thuốc đã được cấp phép gần nhất để được tư vấn, kê toa và tiến hành mua hàng. Tránh mua phải hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng.
Ưu nhược điểm của thuốc Soli-Medon 16
Ưu điểm
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang rất dễ sử dụng và nhẹ nhàng cho việc mang từng liều khi sử dụng.
- Giá thành hợp lí, phải chăng phù hợp với mọi người dùng.
Nhược điểm
- Không phù hợp với trẻ nhỏ những người kém khả năng nuốt, sợ nuốt thuốc.
- Thuốc có nhiều tác dụng phụ đến toàn thân người sử dụng.
Tài liệu tham khảo
Methylprednisolone, Medically reviewed by Sanjai Sinha, MD. Last updated on Dec 13, 2021. Truy cập ngày 27/03/2022.
Mai Đã mua hàng
sp okk