Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Siro Bổ Phổi tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Siro Bổ Phổi là thuốc gì? Thuốc Siro Bổ Phổi có tác dụng gì? Thuốc Siro Bổ Phổi giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Siro Bổ Phổi là thuốc gì?
Thuốc Siro Bổ Phổi là một sản phẩm của CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA, có địa chỉ tại Lô 4-5-6, KCN Tây Bắc Ga -TP.Thanh Hóa. Siro Bổ Phổi là thuốc uống có tác dụng giảm ho, giúp long đờm, bổ phế, chữa trị chứng ho gà, ho lâu ngày.
Thuốc Siro Bổ Phổi có các thành phần chính bao gồm:
Ma hoàng chế (Herba Ephedrae) có hàm lượng 2,0 gam
Cát cánh chế (RadixPlatycodi grandiflori) có hàm lượng 1,0 gam
Xạ can chế (Rhizoma Belamcandae chinensis) có hàm lượng 1,0 gam
Mạch môn chế (Radix Ophiopogonis japonici) có hàm lượng 2,0 gam
Bán hạ chế (Rhizoma Pinelliae) có hàm lượng 1,5 gam
Bách bộ chế (Radix Stemonae tuberosae) có hàm lượng 3,0 gam
Tang bạch bì chế (CortexMorialbae radicis) có hàm lượng 2,0 gam
Trần bì chế (Pericarpium Citri retículatae perenne) có hàm lượng 0,6 gam
Tinh dầu bạc hà (Oleum Menthae arvensis) có hàm lượng 0,02 ml
Ngoài ra còn có 1 số tá dược và phụ liệu khác với hàm lượng vừa đủ 100ml như đường trắng, nước tinh khiết, natri benzoat, ethanol 96%
Thuốc Siro Bổ Phổi giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Siro Bổ Phổi có chứa 1 chai 100ml, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp Siro Bổ Phổi vào khoảng 20.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc Siro Bổ Phổi đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc. Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự
- Thuốc Khaterban được sản xuất bởi công ty CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM KHÁNH HÒA WHO, GMP.
- Thuốc TUSSPOL được sản xuất bởi công ty POLFARMEX S.A. Józefów 9 Street, 99-300 Kutno, Ba Lan.
- Thuốc Bổ phế Nam Hà được sản xuất bởi công ty CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM NAM HÀ.
Tác dung
Với các thành phần chính là bách bộ, ma hoàng, Siro Bổ Phổi thế hiện tác dụng thông qua tác dụng dược lý của các thành phần này:
- Bách bộ với alcaloid chính là tuberostemonin LG có tác dụng long đờm, trị ho hiệu quả.
- Ma hoàng thể hiện tác dụng dược lý chủ yếu thông qua tác dụng của Ephedrin. Ephedrin giúp tinh thần thoải mái, hưng phấn, bên cạnh đó còn có tác dụng giảm nhiệt, kháng virus, lợi tiểu.
Nhờ đó mà Siro Bổ Phổi có tác dụng giảm ho, giúp long đờm, tiêu đờm, bổ phế, chữa trị chứng ho gà, ho lâu ngày, ho có đờm
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Siro Bổ Phổi được các bác sĩ chỉ định dùng phổ biến nhất trong điều trị các bệnh ho gà và ho lâu ngày, bên cạnh đó người bệnh cần:
- Kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế thức ăn chứa nhiều gia vị mạnh như ớt, hạt tiêu, hành tỏi
- Hạn chế các thức ăn lạnh, nước lạnh
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, ma túy và thuốc lá
- Đi ngủ trước 11 giờ đêm, chú ý ngủ đủ giấc, giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan
- Hạn chế lao động quá sức, có thể tập thể dục vừa sức để cải thiện hệ miễn dịch, giúp bệnh mau khỏi
Cách dùng – Liều dùng
Thuốc Siro Bổ Phổi được dùng theo đường uống, với liều dùng được khuyến cáo là:
Mỗi ngày uống sản phẩm 3 lần.
Liều dùng với người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: Mỗi lần uống 1 thìa canh (khoảng 15 ml thuốc).
Liều dùng đối với trẻ em 7 – 10 tuổi: Mỗi lần uống 2 thìa cà phê (khoảng 10 ml thuốc).
Liều dùng với trẻ em 30 tháng – 6 tuổi: Mỗi lần 1 thìa cà phê (khoảng 5 ml thuốc).
Liều dùng trên đây là liều dùng phổ biến và mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi chỉ định của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc Siro Bổ Phổi .
Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Siro Bổ Phổi cho những trường hợp:
Người bệnh có tiền sử dị ứng với Ma hoàng chế, Mạch Môn hoặc bất kì thành phần tá dược, hoạt chất nào của thuốc.
Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú.
Trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi.
Người bệnh đái tháo đường, suy tim, suy thận
Tác dụng phụ của thuốc Siro Bổ Phổi
Trong quá trình sử dụng thuốc Siro Bổ Phổi, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:
- phản ứng quá mẫn
- dị ứng: mẩn ngứa, mụn nhọt, phát ban đỏ, nổi mề đay,
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Siro Bổ Phổi
Thận trọng khi sử dụng thuốc Siro Bổ Phổi cho những người có tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim, cao huyết áp
Chống chỉ định dùng thuốc Siro Bổ Phổi cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang cho con bú do có nguy cơ gây ra tác hại với mẹ và bé
Người lái xe và vận hành máy móc có thể sử dụng thuốc Siro Bổ Phổi
Lưu ý khi sử dụng chung Siro Bổ Phổi với thuốc khác
Chưa ghi nhận được sự tương tác giữa thuốc Siro Bổ Phổi với các thuốc khác.
Tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi phối hợp các loại thuốc cùng lúc, nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Siro Bổ Phổi
Xử trí quá liều: Rất hiếm khi xảy ra tình trạng quá liều khi sử dụng thuốc Siro Bổ Phổi, nếu quá liều có thể gây ra 1 số hiện tượng chán ăn, buồn nôn, mất ngủ, chủ yếu là điều trị triệu chứng.
Xử trí quên liều: Uống liều tiếp theo hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.