Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Ravonol viên sủi tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Ravonol viên sủi là thuốc gì? Thuốc Ravonol viên sủi có tác dụng gì? Thuốc Ravonol viên sủi giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Ravonol viên sủi là thuốc gì?
Thuốc Ravonol viên sủi là một sản phẩm điều trị cảm cúm của công ty cổ phần Dược phẩm Trường Thọ – VIỆT NAM.
Dạng bào chế: viên sủi bọt
Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 4 viên
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ
Công ty đăng ký: Công ty cổ phần dược phẩm Trường Thọ
Số đăng ký: VD-15191-11
Thành phần của thuốc Ravonol viên sủi
Một viên nén sủi bọt Ravonol có các thành phần:
- Paracetamol 500mg
- Dextromethorphan hydrobromid: 15mg
- Loratadin: 2,5mg
- Tá dược (natri benzoat, acid citric, tween 80, kali hydrocarbonat, natri saccharin, acid glutamic, đường trắng,
Tác dụng
Thuốc Ravonol viên sủi thể hiện tác dụng dựa trên sự kết hợp của các thành phần tạo nên sản phẩm:
- Paracetamol có tác dụng ức chế enzyme COX (đây là một enzym xúc tác tổng hợp để tạo ra prostaglandin) gây ra các phản ứng đau, sốt, viêm giảm đau. Khi hoạt chất đi vào trong cơ thể sẽ tác động lên trung tâm điều nhiệt giúp điều hòa nhiệt trong cơ thể, mặt khác thuốc gây giãn mạch và tăng lượng máu vùng ngoại biên để làm giảm nhiệt giúp hạ sốt
- Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng, có tác dụng ức chế một cách chọn lọc lên thụ thể H1 ngoại biên, ngăn chặn sự giải phóng Histamin, qua đó làm giảm triệu chứng của viêm mũi, dị ứng, giảm thiểu tình trạng ngứa và nổi mày đay.
- Dextromethorphan hydrobromid là một chất có tác dụng trị ho, ức chế trung tâm ho ở hành não khi xuất hiện những kích thích nhẹ ở đường hô hấp trên như cảm lạnh hoặc hít phải dị nguyên.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Ravonol
Thuốc Ravonol viên sủi được sử dụng để điều trị các triệu chứng của bệnh cảm cúm như: ho, đau nhức đầu, sốt, ngạt mũi, xổ mũi, hắt hơi, đau nhức cơ, xương khớp đau nhức, nhức mỏi tay chân, chảy nước mũi, chảy nước mắt, mệt mỏi,…
Nếu bạn còn thắc mắc về công dụng và chỉ định của thuốc thì có thể hỏi thêm bác sĩ để biết chi tiết.
Dược động học
Liên quan tới Paracetamol
Paracetamol hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn ở đường tiêu hóa, thức ăn chứa cacbonhydrat làm giảm hấp thu thuốc. Thời gian thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương Tmax khoảng 30-60 phút. Sau đó vào tuần hoàn chung và phân bố rộng khắp đến các mô của cơ thể, tỷ lệ liên kết với protein huyết khoảng 25% . Paracetamol vào cơ thể chuyển hóa Hydroxyl – hóa khử acetyl. Khi chuyển hóa ra chất này sẽ phản ứng với nhóm Sulfhydryl trong glutathion. Paracetamol thải trừ 90-100% qua nước tiểu sau ngày dùng đầu tiên. Thời gian bán hủy khoảng 1,25-3 giờ.
Liên quan tới Dextromethorphan HBr:
Dextromethorphan hấp thu một cách nhanh chóng ở đường tiêu hóa và phát huy tác dụng trong vòng 15 – 30 phút sau khi uống có thể kéo dài đến 6 – 8 giờ. Nó được chuyển hóa ở gan và thải trừ qua nước tiểu ở dạng không chuyển hóa và các chất chuyển hóa demethyl trong đó có dextrorphan cũng có tác dụng giảm ho nhẹ.
Liên quan tới Loratadin
Loratadin hấp thu một cách nhanh chóng sau khi uống. Thời gian thuốc đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình của loratadin là 1,5 giờ và chất chuyển hóa có hoạt tính descarboethoxyloratadin là 3,7 giờ.
Tỷ lệ liên kết với protein huyết là 97%. Thể tích phân bố của thuốc là 80 – 120 lít/kg.
Loratadin chuyển hóa nhiều khi qua gan lần đầu bởi hệ enzym microsom cytochrom P450; loratadin chủ yếu chuyển hóa thành chất có hoạt tính là descarboethoxyloratadin.
Thời gian bán thải của loratadin là 17 giờ và của descarboethoxyloratadin là 19 giờ. Ðộ thanh thải của thuốc là 57 – 142 ml/phút/kg. Khoảng 80% tổng liều của Loratadin bài tiết ra nước tiểu và phân ngang nhau, khoảng 80% liều dùng trong vòng 10 ngày.
Cách dùng – Liều dùng của thuốc Ravonol viên sủi
Liều dùng
Người bệnh sử dụng thuốc Ravonol viên sủi từ 3 đến 4 lần trong 1 ngày với liều lượng khuyên dùng như sau:
- Đối với trẻ em nằm trong độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi: sử dụng ½ viên sủi Ravonol viên sủi trong 1 lần uống.
- Đối với trẻ em nằm trong độ tuổi từ 7 đến 12 tuổi: sử dụng từ ½ đến 1 viên sủi Ravonol viên sủi trong 1 lần uống.
- Đối với người lớn: sử dụng từ 1 đến 2 viên sủi RAVONOL VIÊN SỦI trong 1 lần uống.
Cách dùng
Thuốc Ravonol viên sủi được sử dụng bằng đường uống, không uống trực tiếp Ravonol viên sủi. Thả viên sủi vào nước đun sôi để nguội đến khi hòa tan thì uống trực tiếp.
==> Xem thêm: Thuốc Biragan Extra có tác dụng gì, lưu ý cách dùng, mua ở đâu, giá bao nhiêu
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Ravonol sủi trong các trường hợp được kể đến sau đây:
- Bệnh nhân bị dị ứng hoặc mẫn cảm với bất cứ chất nào có trong thành phần của thuốc.
- Người bệnh bị thiếu hụt men G6DP.
- Bệnh nhân đang sử dụng thuốc IMAO.
- Người bệnh bị suy giảm chức năng của gan nặng.
- Không dùng thuốc cho trẻ em nằm trong độ tuổi dưới 3 tuổi.
Tác dụng phụ của thuốc Ravonol viên sủi
- Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra như: ban da, nổi mề đay, buồn nôn, choáng váng, loạn nhịp tim. Một số trường hợp khác, paracetamol gây giảm bạch cầu trung tính, loạn tạo máu, thiếu máu.
- Loratadin khi dùng liều cao hơn 10 mg/ ngày, có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu, chóng mặt, khô mũi miệng, hắt hơi, đánh trống ngực, chức năng gan bất thường, kinh nguyệt không đều.
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Lưu ý thận trọng và bảo quản khi sử dụng thuốc Ravonol viên sủi
Lưu ý và thận trọng
Cần thận trọng khi thấy xuất hiện những triệu chứng bất thường trên da khi dùng thuốc Ravonol viên sủi vì những phản ứng phụ trên da mặc dù tỷ lệ mắc phải là không cao nhưng nghiêm trọng.
Thận trọng với người bị thiếu máu.
Thận trọng với người suy giảm chức năng gan, thận.
Thận trọng với người cao tuổi, người bị cao huyết áp, cường giáp, đái tháo đường.
Khi dùng Loratadin thường gây khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng đặc biệt ở những người lớn tuổi.
Cần hạn chế tối đa việc uống nhiều bia rượu trong quá trình dùng thuốc Ravonol viên sủi.
Lưu ý đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Chưa có nhiều nghiên cứu lâm sàng về tác động của thuốc trên sức khỏe của bà mẹ, em bé bú và thai nhi. Do đó, cần thận trọng khi dùng thuốc trên đối tượng là bà bầu và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Ảnh hưởng đối với khả năng vận hành máy móc và lái xe
Thuốc không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình lái xe và điều khiển máy móc tuy nhiên cần phải lưu ý đến triệu chứng chóng mặt khi dùng thuốc.
Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C
Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất
==>> Xem thêm: Thuốc Bivinadol 500mg có tác dụng gì, lưu ý cách dùng, mua ở đâu, giá bao nhiêu
Tương tác thuốc
Thuốc chống đông máu | tăng tác dụng chống đông máu |
Thuốc chống co giật phenytoin, barbiturat, carbamazepin | tăng độc tính trên gan |
Cimetidin, ketoconazol, erythromycin | tăng nồng độ loratadin |
Probenecid | có thể làm giảm đào thải và làm tăng thời gian bán hủy trong huyết tương của paracetamol |
Thuốc chống lao isoniazid | tăng độc tính trên gan |
Chính vì thế, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng và tránh được những tương tác không đáng có thì người dùng nên trình bày với bác sĩ những loại sản phẩm mà bạn đang sử dụng trước khi dùng Ravonol viên sủi.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
Quá liều Paracetamol
Quá liều thuốc Ravonol viên sủi, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như: nôn mửa, ăn không ngon, đau bụng, độc với gan, hôn mê.
Cách xử trí:
Rửa dạ dày nhanh chóng, tốt nhất trong vòng 4 tiếng sau khi uống quá liều.
Giải độc bằng N-acetylcystein trong vòng 36 giờ, nếu không có nó có thể thay thế bằng methionin trong vòng 10-12 giờ.
Quá liều Loratadin
Triệu chứng:
Nhịp tim nhanh, nhức đầu, buồn ngủ ở người lớn khi dùng quá liều (40-180mg); ở trẻ em dùng quá 10mg có biểu hiện ngoại tháp và đánh trống ngực.
Cách xử trí:
Thường điều trị triệu chứng và hỗ trợ, trong trường hợp quá liều Loratadin cấp cần gây nôn, rửa dạ dày và đặt nội khí quản để tránh hít phải dịch dạ dày. Phương pháp thẩm tách máu không loại bỏ được Loratadin
Quá liều Dextromethorphan
Triệu chứng:
Buồn nôn, nôn, đau bụng, buồn ngủ, mắt mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện, lơ mơ, ảo giác, mất điều hòa, suy hô hấp, co giật.
Cách xử trí:
Dùng Naloxon 2mg tiêm tĩnh mạch, nhắc lại tới khi đủ 10mg.
Quên liều
Nếu như người bệnh quên 1 liều thì nên bổ sung càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Không nên bù gấp đôi liều ở lần sử dụng tiếp theo mà không có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Ravonol viên sủi giá bao nhiêu?
Thuốc Ravonol viên sủi giá bao nhiêu? Giá 1 hộp vào khoảng 69.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Mua thuốc Ravonol viên sủi ở đâu uy tín chính hãng?
Thuốc Ravonol viên sủi là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín hoặc đến trực tiếp quầy thuốc của bệnh viện để mua được sản phẩm tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Tài liệu tham khảo
Drugs.com Medically reviewed by Kaci Durbin, MD. Dextromethorphan Last updated on Feb 22, 2022. Truy cập ngày 24/09/2022.
Drugs.com Medically reviewed by Nicole France, BPharm. Paracetamol Last updated on Aug 2022. Truy cập ngày 24/09/2022.
Drugs.com Medically reviewed by Sophia Entringer, PharmD.Loratadine Last updated on Oct 8, 2021. Truy cập ngày 24/09/2022.
kiều Đã mua hàng
Thuốc hạ sốt nhanh ạ, nhân viên tư vấn nhiệt tình