Trên thị trường thuốc hiện nay có rất nhiều thông tin về thuốc Propylthiouracil nhưng chưa đầy đủ và thực sự chính xác. Bài viết này nhà thuốc Ngọc Anh xin giúp các bạn trả lời các câu hỏi: Propylthiouracil là thuốc gì? Thuốc Propylthiouracil có tác dụng gì? Thuốc Propylthiouracil dùng như thế nào? Thuốc Propylthiouracil giá bao nhiêu và mua ở đâu?
Propylthiouracil là thuốc gì?
Propylthiouracil là sản phẩm thuốc để điều trị cho người bị ưu năng tuyến giáp trước khi phẫu thuật, cho người đã xạ trị rồi sau đó bị nhiễm độc tuyến giáp, người điều trị bằng iod phóng xạ.
Dạng đóng gói: một lọ gồm 100 viên nén.
Mỗi viên nén gồm:
Propylthiouracil có hàm lượng 50mg
Tá dược vừa đủ một viên nén
Thuốc Propylthiouracil có giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Propylthiouracil là thuốc do công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà sản xuất.
Giá thuốc Propylthiouracil là 33.000vnd, giá bán có thể thay đổi tùy từng nhà thuốc.
Thuốc hiện nay có bán tại nhà thuốc Ngọc Anh và có nhận giao hàng trên toàn quốc.
Người có nhu cầu mua thuốc nên tìm cơ sở bán thuốc uy tín chất lượng để tránh mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng.
Tham khảo sản phẩm tương tự:
Thuốc Rieserstat được sản xuât bởi Rudolf Lomapharm Lohmann GmbH KG – Đức
Thuốc Propylthiouracil có tác dụng gì?
Thuốc có hoạt chất Propylthiouracil là một dẫn chất của chất thioure.Hoạt chất có các tác dụng dược lý sau:
Hoạt chất có thể ức chế ngăn không cho các gốc tự do iodotyrosyl kết hợp với nhau tạo thành iodothyronin.
Hoạt chất ngăn cản sự sản xuất hormon ở tuyến giáp qua việc ức chế ở chỗ có gắn tyrosyl trong chất thyroglobulin.
Hoạt chất có tác dụng sản xuất T3 thông qua ức chế giai đoạn khử iod của hormon T4. Ngoài ra thì hoạt chất không thể ức chế sự hoạt động của hormon tuyến giáp khi đi vào tuần hoàn hoặc khi hormon tuyến giáp đó là do từ ngoài được đưa vào trong người bệnh.
Hoạt chất của thuốc này có thể được cơ thể hấp thu mạnh thông qua đường tiêu hoá bằng cách uống với nước. Thuốc có nồng độ cao nhất trong máu là khoảng 1 tiếng đến 1tiếng rưỡi sau khi uống. Tuy vậy đáp ứng điều trị của cơ thể người với thuốc lại không liên quan đến nồng độ hoạt chất của thuốc trong máu.
Do hoạt chất được hấp thu nhanh nên cùng với đó là chuyển hoá và bài trừ của cơ thể qua đường tiểu cũng rất nhanh, khoảng từ 1 tiếng đến 2 tiếng. Sau một ngày thì bài tiết được khoảng 35% thuốc ra nước tiểu và khoảng 75% hoạt chất được hấp thụ rồi chuyển hoá.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc được chỉ định cho người tăng sinh tuyến giáp và đã được chẩn đoán cần phải phẫu thuật trong thời gian tới. Người bị ảnh hưởng từ điều trị phóng xạ bằng iod hay người bị nhiễm độc tuyến giáp.
Cách dùng – Liều dùng
Thuốc này được bán theo đơn nên khi đi mua thuốc người bệnh nên mang theo đơn của bác sĩ để được tư vấn.
Đối với người lớn: bình thường các liều dùng thì cách nhau khoảng 8 tiếng. Đối với liều điều trị là 6 viên /ngày thì cách khoảng từ 4 đến 6 tiếng.
Liều bạn đầu : 6-8 viên /ngày, rồi ta chia thành các bữa nhỏ hơn và uống cách nhau 8 tiếng. Người bệnh nào bị nặng thì có thể dùng liều 12-24 viên/ ngày, Dùng tới khi các triệu chứng giảm đến mức có thể kiểm soát được thì sẽ trở về dùng liều bạn đầu trong khoảng 2 tháng nữa.
Tùy theo thể trạng đáp ứng với thuốc của người bệnh mà có thể điều chỉnh liều dùng. Thường thì liều duy trì với người lớn là 3 viên /ngày và vẫn chia liều uống cách nhau 8 tiếng hoặc 12 tiếng.
Người bị nhiễm độc tuyến giáp nên dùng liều 4 viên /lần, uống cách nhau 4-6 tiếng trong ngày đầu tiên dùng thuốc. Khi các triệu chứng giảm và kiểm soát được thì ta có thể hạ liều dùng.
Đối với trẻ em:
Liều ban đầu : 5-7mg/ngày chia thành các bữa nhỏ và uống cách nhau 8 tiếng. Với trẻ từ 6 đến 10 tuổi có thể dùng liều 1-3 viên /ngày. Trẻ trên 10 tuổi thì nên dùng liều từ 3-6 viên /ngày.
Liều duy trì: chỉ bằng khoảng 1/3 đến 2/3 liều ban đầu và uống cách nhau 8 tiếng đến 12 tiếng.
Trường hợp trẻ sơ sinh bị ưu năng tuyến giáp thì chỉ được dùng liều 5-10mg/kg thể trọng mỗi ngày.
Đối với người cao tuổi thì liều dùng thấp hơn so với người lớn, khoảng 3-6 viên /ngày và cũng chia liều uống cách nhau như người lớn.
Đối với người bị suy thận nên khả năng bài tiết creatinin kém , do đó liều dùng là khoảng ¾ liều thường( với người bài tiết 10-50ml/phút) và khoảng ½ liều thường ( với người bài tiết creatinin < 10ml/phút).
Chống chỉ định
Chống chỉ định với người mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan.
Không dùng cho người bị bệnh về máu như không có bạch cầu hạt, thiếu máu,..
Không dùng cho người dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc
Viêm đau xương khớp, mỏi cơ thậm chí đau cơ, cảm giác không muốn ăn, buồn nôn, …
Thông báo đến bác sĩ về những tác dụng không mong muốn để được hỗ trợ kịp thời.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Trong khi dùng thuốc nên theo dõi bạch cầu hạt trong máu. Khoảng 3 tháng khi dùng ở giai đoạn đầu thường bị giảm lượng bạch cầu hạt.
Nếu dùng thuốc bị viêm họng, sốt cao, đau đầu hay có cảm giác bồn chồn khó chịu hoặc nổi mề đay trên người thì cần liên hệ bác sĩ để được tư vấn hỗ trợ.
Thuốc có thể gây thiếu máu cho người bệnh. Phải đi khám nếu có dấu hiệu bất thường.
Người ở già và người ở tuổi trung niên nên chú ý do nguy cơ mất bạch cầu hạt tăng cao.
Người bệnh có thể có những suy giảm, rối loạn về hoạt động của gan hoặc thậm chí có thể tử vong do các phản ứng gan nhưng trường hợp này rất hiếm gặp.
Với phụ nữ có thai và cho con bú: hoạt chất có thể qua nhau thai gây ra các phản ứng có hại cho thai nhi như suy giáp, bướu giáp. Hoạt chất cũng được hấp thu từ mẹ và bài tiết vào sữa làm trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng có hại. Vì vậy phải giảm liều dùng cho mẹ đang mang thai và không được dùng cho phụ nữ đang cho con bú
Thuốc không gây ảnh hưởng đến người lái xe và vận hành máy móc.
Lưu ý khi dùng chung với thuốc khác
Khi dùng đồng thời với các thuốc chống đông máu có thể làm tăng tác dụng cũng như hiệu quả của thuốc chống đông máu. Vì vậy cần điều chỉnh cho phù hợp.
Quá liều và xử trí quá liều
Khi dùng quá liều cũng gây mất bạch cầu hạt, nhức đầu, thiếu máu, tăng thân nhiệt, …. Nếu nặng hơn là co giật, mê sảng không thể ói ra ngoài thì nên rửa dạ dày, luồn ống vào trong khí quản. Nặng hơn là suy tủy thì phải truyền máu và thuốc ngăn cản vi khuẩn.
Cũng có thể truyền dịch theo đường tĩnh mạch và các thuốc làm giảm triệu chứng như thuốc cắt giảm cơn đau và thuốc an thần cho người bệnh
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.