Trên thị trường dược phẩm hiện nay tồn tại một số thông tin về sản phẩm thuốc Opecalcium, tuy nhiên những thông tin đưa ra chưa giải đáp được đầy đủ thắc mắc cũng như sự quan tâm cho bạn đọc. Chính vì vậy, ở bài viết này, nhà thuốc Ngọc Anh xin được giải đáp cho bạn những thắc mắc cơ bản về Opecalcium như: Opecalcium là thuốc gì? Thuốc Opecalcium có tác dụng gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng Opecalcium để có được hiệu quả tốt nhất và tránh được những tác dụng không mong muốn? Thuốc Opecalcium được bán ở đâu, với giá bao nhiêu? Dưới đây là phần thông tin chi tiết:
Thuốc Opecalcium là gì?
Opecalcium là 1 thuốc bổ sung khoáng chất và vitamin, được dùng để phòng ngừa và điều trị loãng xương.
Opecalcium có thành phần gồm:
Calci carbonat hàm lượng 1250mg
Phối hợp tá gồm có: Manitol, Povidon K30, Natri lauryl sulfat, Natri croscarmellose, Aspartam, hương bạc hà dạng bột, Talc, Green lake, Magnesi stearat vừa đủ.
Thuốc được công ty TNHH dược phẩm OPV nghiên cứu bào chế dưới dạng viên nhai, đóng gói hộp 1 chai gồm 30 viên.
Thuốc Opecalcium giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Opecalcium do dược phẩm OPV sản xuất hiện đang được bán tại các nhà thuốc và cơ sở y tế trên cả nước với giá khoảng 45.000 VNĐ/ hộp.
Hiện nay, thuốc đang có bán tại nhà thuốc Ngọc Anh với dịch vụ giao hàng toàn quốc và tư vấn miễn phí.
Bạn nên liên hệ các cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Opecalcium 1250mg đảm bảo chất lượng, tránh mua phải thuốc giả, không đạt được hiệu quả mong muốn khi sử dụng, đôi khi còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Vitamin D3 B.O.N do Bouchara Recordati – Pháp sản xuất.
Thuốc Calcitra do TV.Pharm (Việt Nam) sản xuất.
Thuốc Calci Milk – D do Công ty cổ phần Dược Hậu Giang – Việt Nam sản xuất.
Thuốc Opecalcium có tác dụng gì?
Opecalcium với thành phần chính là Calci carbonat có tác dụng trung hòa acid, giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Thuốc có tác dụng bổ sung Calci cho những trường hợp thiếu hụt Calci, nồng độ Calci huyết thấp.
Trong cơ thể, Calci là 1 nguyên tố rất quan trọng, đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo xương, hoạt động dẫn truyền tín hiệu thần kinh qua kênh Calci để giải phóng các chất truyền tin là các chất trung gian hóa học ở cúc tận cùng….
Vì vậy, ở những người có nguy cơ loãng xương, ợ nóng, trào ngược, việc bổ sung Calci là vô cùng cần thiết và lựa chọn Opecalcium là vô cùng chính xác.
Chỉ định
Opecalcium được chỉ định trong các trường hợp sau:
Thiếu hụt Calci huyết do kém hấp thu, hoặc các bệnh lý khác
Nồng độ acid dạ dày cao, thực quản bị ăn mòn, trào ngược dạ dày thực quản
Bổ sung Calci cho đối tượng có nguy cơ loãng xương bao gồm phụ nữ đang mang thai, phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, trẻ em còi xương
Bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp Corticoid
Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để nhận được lời khuyên thích hợp khi dùng Opecalcium cho các trường hợp bệnh lý khác.
Cách dùng – liều dùng
Cách dùng:
Opecalcium được bào chế dạng viên nhai, không dùng cùng bia rượu hay các chất kích thích.
Liều dùng: Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Dưới đây là mức liều tham khảo:
Trẻ em từ 1-12 tuổi: nhai nửa viên hoặc cả viên/ ngày
Người lớn và trẻ trên 12 tuổi: nhai 1-2 viên/ ngày
Người loãng xương: uống từ 2-5 viên/ ngày, chia thành 2-4 liều
Người rối loạn tiêu hóa: uống từ 1-6 viên/ ngày, chia 2-4 liều
Hãy tuân thủ liều dùng theo chỉ định của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Chống chỉ định
Opecalcium không được dùng trong các trường hợp sau:
Dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc (Không chỉ với Opecalcium mà bất kì thuốc nào nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thành phần thuốc đều không được phép sử dụng)
Mắc các bệnh suy chức năng thận, sỏi tiết niệu
Sarcoidosis
Cường cận giáp
Sốt, mất nước, đa niệu
Trước khi dùng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có thêm những tư vấn cụ thể
Tác dụng phụ
Khi sử dụng Opecalcium có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn như:
Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón, chán ăn, đầy hơi
Trên thần kinh: đau đầu
Trên hệ tim mạch: hạ huyết áp, loạn nhịp tim, huyết khối
Trên hệ miễn dịch: đỏ bừng, ngứa, nổi ban
Trên đây không phải đầy đủ tác dụng phụ khi dùng Opecalcium, tùy thuộc vào cơ thể mỗi người mà các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra là khác nhau. Hãy trao đổi với bác sĩ về các vấn đề gặp phải khi dùng Opecalcium để có được các biện pháp hỗ trợ hoặc lựa chọn thuốc thay thế thích hợp.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng
Xem kĩ nhãn thuốc, hạn dùng và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc
Lưu ý với các chế phẩm có cùng thành phần hoạt chất.
Dùng chung với vitamin D có thể làm tăng nồng độ Calci huyết
Không dùng thuốc ở những bệnh nhân có sỏi tiết niệu và suy chức năng thận
Hỏi kĩ bác sĩ điều trị để có thêm những lưu ý cụ thể khi dùng Opecalcium.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Khi dùng đồng thời Opecalcium với:
Các thuốc gây cảm ứng enzym (như Phenobarbital, Phenylbutazon, Rifampicin…) làm kích thích quá trình giáng hóa thuốc, hoạt chất bị đào thải nhanh, giảm nồng độ Opecalcium trong huyết tương, do đó giảm hoặc mất tác dụng điều trị.
Các thuốc ức chế enzyme (Cimetidine, Cloramphenicol, Isoniazid…) làm ức chế quá trình giáng hóa thuốc gây tăng nồng độ Opecalcium trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ quá liều và tăng tác dụng phụ của thuốc
Các thuốc Biphosphonat, Levothyroxin, nhóm Quinolon… làm giảm hấp thu thuốc
Nhựa trao đổi ion K, điều trị tăng nồng độ K huyết: nguy cơ tăng Calci huyết.
Chính vì tương tác thuốc ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả cũng như độc tính khi sử dụng thuốc nên bạn cần hỏi bác sĩ nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị các bệnh lý khác. Nếu như không thể nhớ được tên thuốc, bạn có thể đem theo thuốc đang sử dụng cho bác sĩ kiểm tra.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
Qúa liều:
Khi sử dụng Opecalcium quá liều quy định sẽ làm tăng khả năng gặp phải cũng như tăng mức độ trầm trọng của tác dụng phụ.
Dùng quá nhiều có khả năng tăng calci huyết, dễ gây lắng đọng tạo sỏi tiết niệu. Nếu tăng calci huyết quá mức, cần điều trị bằng cách bù dịch như truyền tĩnh mạch NaCl 0.9%.
Nếu quá liều gây ra các triệu chứng ngộ độc cấp, shock, đe dọa đến tính mạng của nạn nhân, hãy đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, ưu tiên duy trì chức năng sống bằng cách dùng thuốc giải độc đặc hiệu, thẩm tách máu, rửa dạ dày, ruột… cũng như hạn chế được di chứng về sau.
Quên liều: Hãy trao đổi với bác sĩ điều trị để có phương án dùng thuốc đúng nhất. Không tự động gộp liều để bù hoặc uống 2 liều quá gần nhau làm tăng độc tính và khả năng ngộ độc thuốc
Hãy đặt thông báo dùng thuốc đúng giờ kèm theo liều cần uống để thực hiện tuân thủ điều trị.