Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Vitamin D3 B.O.N tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Vitamin D3 B.O.N là thuốc gì? Thuốc Vitamin D3 B.O.N có tác dụng gì? ThuốcVitamin D3 B.O.N giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Vitamin D3 B.O.N là thuốc gì?
Vitamin D3 B.O.N là thuốc thuộc nhóm thuốc giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể..Thuốc được bào chế dưới dạng dầu uống hoặc tiêm với thành phần trong 1 ống thuốc 1ml gồm
Hoạt chất là vitamin D3 (Cholecalciferol) hàm lượng 200.000 UI/ ml
Tá dược ( dầu oliu trung hòa tiệt trùng) để đủ 1 ml
Vitamin D3 B.O.N giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Vitamin D3 B.O.N là sản phẩm của thương hiệu Bouchara Recordati – Pháp có giá là 115.000 VNĐ /1 HỘP gồm 1 ống dung tích 1ml thuốc. có bán tại Nhà thuốc Ngọc Anh.
Lưu ý : Đây là giá bán buôn còn giá bán lẻ tại các quầy thuốc và nhà thuốc bệnh viện có thể khác nhau. Nếu mua được với giá thấp hơn bạn nên thận trọng về chất lượng của thuốc.
Hiện nay trên thị trường, thuốc Vitamin D3 B.O.N được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm mua được ở khắp mọi miền Tổ quốc với giá có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.
Tuy nhiên,bạn nên tìm các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái, hang kém chất lượng.
Tham khảo một số sản phẩm của chúng tôi:
Thuốc Thuốc Enpovid A,D do CÔNG TY CỔ PHẦN S.P.M sản xuất.
Thuốc Philbone – A do Phil Inter (Việt Nam) sản xuất.
Thuốc Caldihasan do Công ty TNHH HASAN – DRMAPHARM sản xuất.
Tác dụng của Vitamin D3 B.O.N
Vitamin D3 là một dạng của vitamin D.Thực tế vitamin D là một nhóm các chất tan trong dầu với chức năng giúp tăng khả năng hấp thu calci và phosphate ở ruột non,trong đó 2 hợp chất quan trọng nhất là vitamin D2 và vitamin D3. Hai loại vitamin D2 và D3 có nhiều điểm tương đồng nhau song điểm khác nhau đáng chú ý nhất chính là trong khi vitamin D2 có thể được bổ sung cho cơ thể một cách tự nhiên thông qua các loại thực phẩm thì vitamin D3 lại chỉ được hấp thu tự nhiên nhờ việc da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt trời.
Vitamin D3 (Cholecalciferol) là chất có khả năng tham gia vào quá trình tạo xương của cơ thể do có tác dụng trên chuyển hóa calci và phosphate ,giúp tăng hấp thu calci và phosphate ở ruột,tăng tái hấp thu calci ở ống thận,đồng thời tham gia quá trình calci hóa sụn tăng trưởng.Do đó vitamin D3 giúp điều hòa nồng độ calci trong máu luôn ổn định và là chất rất cần thiết cho trẻ đang trong lứa tuổi phát triển chiều cao và chất lượng xương.
Khi cơ thể bị thiếu vitamin D3 thì quá trình hấp thu các chất vô cơ mà chủ yếu là calci và phosphate dẫn đến nồng độ calci trong máu giảm .Với cơ chế tự điều hòa của cơ thể thì để nồng độ calci trong máu trở lại bình thường thì sẽ phải huy động calci từ các tế bào xương với sự hoạt động của các tế bào hủy sương.Ttình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả là trẻ em thì còi xương,chậm lớn,chậm biết đi,chân vòng kiềng,..;người lớn nhất là những người lớn tuổi thì có tình trạng loãng xương,xương mềm,xốp,dễ gãy trong khi ở phụ nữ có thai sẽ có nguy cơ sinh ra con bị khuyết tật về xương.
Vitamin D3 cũng tham gia vào quá trình biệt hóa tế bào biểu mô.Nhiều nghiên cứu gần đây đã cho thấy mối liên quan giữa việc bổ sung loại vitamin này với điều trị ung thư.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc được sử dụng để giúp cơ thể tăng khả năng hấp thụ calci vào xương,giúp giảm rõ rệt các triệu chứng và hậu quả của bệnh còi xương ở trẻ em:trẻ hay nôn chớ, quấy khóc vô cớ,chậm lớn,chậm biết đi,…
Thuốc được dùng trong điều trị chứng co giật,co giật do thiếu calci và bệnh nhuyễn xương.
Cách dùng – Liều dùng
- Cách dùng
Thuốc có thể được sử dụng theo đường uống hoặc đường tiêm.Thuốc dạng dầu nên sẽ được tiêm bắp,với những người không hấp thu thuốc theo đường tiêm hay không muốn tiêm thuốc thì vẫn có thể dùng bằng cách uống vào buổi sáng trước bữa ăn
Nếu dùng thuốc theo đường tiêm thì cần được thực hiện bởi nhân viên y tế có đủ chuyên môn tại các cơ sở y tế để xử lí các biến chứng có thể xảy ra khi tiêm thuốc.
Còn nếu dùng đường uống thì chỉ cần mở nắp ống ra rồi trực tiếp uống thuốc trong ống.
- Liều dùng
Phòng và điều trị bệnh còi xương ở trẻ:
Phòng bệnh còi xương: sử dụng cho trẻ càng sớm càng tốt cho đến khi trẻ 5 tuổi.Cứ cách 6 tháng dùng một lần .Mỗi lần dùng 1 ống thuốc (200.000 UI).Nếu trẻ có da sậm màu hoặc ít khi được ra nắng thì có thể dùng liều gấp đôi tức là mỗi lần dùng 2 ống (400.000UI) nhưng cần được sự đồng ý của bác sĩ.Riêng đối với trẻ sơ sinh đang dùng sữa có bổ sung vitamin D thì tiêm cho trẻ ½ ống mỗi 6 tháng.
Liều điều trị bệnh còi xương là dùng một lần /1 tuần kéo dài 2 tuần mỗi lần dùng 1 ống
Sử dụng điều trị tình trạng co giật,co giật do thiếu calci: dùng liều giống với điều trị còi xương.Lưu ý cần phối hợp với việc bổ sung calci cho cơ thể.
Điều trị bệnh nhuyễn xương thì cứ 15 ngày dùng 1 ống (200.000 UI) trong vòng 3 tháng.
Tác dụng phụ của Vitamin D3 B.O.N
Có thể bạn sẽ xuất hiện triệu chứng dị ứng :phát ban,khó thở, sưng môi-lưỡi-họng,..khi đó hãy lập tức tới bệnh viện để khám và điều trị.
Bạn cần ngừng thuốc ngay và thông báo với bác sĩ điều trị của mình nếu gặp phải một trong số các biểu hiện sau:
- Cảm giác cơ thể khó chịu,khó khăn khi tập trung suy nghĩ
- Đau ngực,khó thở
- Đi tiểu nhiều hơn
- Biểu hiện dùng quá liều vitamin D dù bạn vẫn dùng đúng liều( khô miệng,miệng cảm giác có vị kim loại,buồn nôn,táo bón,..)
Không phải tất cả mọi người khi dùng Vitamin D3 B.O.N đều xuất hiện các tác dụng phụ hoặc cũng có thể sẽ gặp phải những triệu chứng bất thường không giống kể trên,khi đó bạn cũng phải báo ngay cho bác sĩ/dược sĩ.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc cho các trường hợp
- Bệnh nhân bị tăng calci huyết , calci niệu,sỏi calci,..
- Những người có tiền sử dị ứng với vitamin D
- Người đã nằm bất động lâu mà không được cho dùng liều cao
Chú ý và thận trọng khi sử dụng Vitamin D3 B.O.N
- Trước khi dùng Vitamin D3 B.O.N nên lưu ý điều gì ?
Trước khi sử dụng thuốc nên tham khảo ý kiến của bác sĩ /dược sĩ báo cáo đầy đủ tình trạng sức khỏe : tiền sử dị ứng,bệnh tật,bệnh trạng hiện tại, tình trạng có thai/cho con bú,…
Đồng thời cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trong tờ giấy hướng dẫn kèm theo hộp thuốc
- Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú
Hiện tại vẫn chưa có đây đủ các nghiên cứu chứng minh các rủi ro xảy ra khi sử dụng thuốc cho đối tượng là phụ nữ có thai nhưng vẫn nên cẩn trọng khi dùng thuốc trong thời kì mang thai,nhất là trong 3 tháng đầu của thai kì.Nên tham khảo những tư vấn của bác sĩ/dược sĩ và không nên dùng liều cao cho phụ nữ có thai.Phụ nữ có thai thường được sử dụng liều tiêm ½ ống 1 lần trong khoảng thời gian tháng thứ 6-7 của thai kì có thể tiêm thêm một liều như vậy sau đó 1 tháng nếu vào mùa đông ánh nắng yếu hoặc bà bầu ít tiếp xúc với ánh nắng.
Tuy chưa có thông tin về rủi ro khi dùng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú nhưng thuốc chắc chắn có trong sữa mẹ do đó vẫn nên thận trọng khi dùng thuốc khi đang cho con bú cần cân nhắc lợi – hại và điều chỉnh liều dùng phù hợp.Hãy hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi dùng thuốc.
- Một số lưu ý khác khi dùng thuốc
Cần giảm liều đối với người cao tuổi : nên tiêm liều ½ ống mỗi 3 tháng một lần
Trong trường hợp cần sử dụng liều cao kéo dài bệnh nhân phải được thường xuyên kiểm tra nồng độ calci trong máu và trong nước tiểu để điều chỉnh liều phù hợp tránh trường hợp bị ngộ độc do dùng quá liều.
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân bị calci huyết,calci niệu,sỏi calci, rối loạn chuyển hóa calci.,bệnh tim,bệnh thận,rối loạn cân bằng điện giải,..
Nhiều trường hợp cần sử dụng thuốc phối hợp với việc bổ sung calci mới có thể có hiệu quả tăng lượng calci cho xương nên cần thăm khám cẩn thận và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ.
- Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 ◦C trong lọ kín, tại nơi khô ráo,thoáng mát,tránh ánh sáng trực tiếp từ Mặt trời và tránh xa tầm tay trẻ em.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Dùng đồng thời Vitamin D3 B.O.N với cholestyramine hoặc colestipol hydroclorid làm giảm khả năng hấp thu vitamin D3 của cơ thể
Sử dụng lượng dầu khoáng quá lớn sẽ cản trở hấp thu thuốc ở ruột
Sử dụng vitamin D3 cùng với thuốc lợi tiểu thiazide cho người bị suy tuyến cận giáp có thể dẫn đến tình trạng tăng calci huyết .Nếu trường hợp đó xảy ra cần giảm liều hoặc ngừng dùng Vitamin D3 B.O.N ngay lập tức tùy theo chỉ định từ bác sĩ điều trị
Sử dụng đồng thời vitamin D3 với các thuốc có khả năng gây cảm ứng enzyme gan như phenobarbital,phenytoin,..sẽ làm giảm nồng độ vitamin D3 trong máu, tăng cường chuyển hóa nó thành chất không có hoạt tính do đó làm giảm/mất tác dụng của thuốc/
Dùng đồng thời Vitamin D3 B.O.N với corticosteroid thì corticosteroid sẽ cản trở tác dụng của vitamin D3
Dùng thuốc trong khi đang điều trị bằng glycoside trợ tim sẽ làm nhịp tim tăng nhanh do tăng nồng độ calci trong máu do đó làm tăng độc tính của glycoside trợ tim.
Thức ăn,rượu bia,thuốc lá,..cũng có thể gây ra ảnh hưởng nhất định tới hiệu quả sử dụng thuốc nên cần xin ý kiến tư vấn của bác sĩ/dược sĩ. Không nên dùng thuốc trong bữa ăn vì khả năng xảy ra tương tác thuốc- thức ăn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Vitamin D3 B.O.N
- Nên làm gì khi dùng quá liều ?
Các biểu hiện thường xảy ra khi ngộ độc vitamin D3 do dùng quá liều: chán ăn,khát nước,táo bón,tiểu nhiều,cao huyết áp,..Ngoài ra còn có các triệu chứng cận lâm sàng:rối loạn chứng năng thận nồng độ calci trong máu và nước tiểu tăng cao.
Cần sử dụng đúng liều lượng đã được chỉ định.Nếu chót dùng quá liều thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị để có biện pháp xử trí thích hợp.
Trong trường hợp dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất , người nhà cần cung cấp cho bác sĩ điều trị danh sách thuốc bệnh nhân đang dùng cả thuốc kê đơn và không kê đơn,các loại vitamin,chất khoáng,thảo dược,..
- Nên làm sao nếu quên một lần dùng thuốc?
Cần tuân thủ thời gian và liều dùng được bác sĩ chỉ định.Nếu bạn chót quên một lần dùng thuốc thì có thể dùng ngay một liều ngay khi nhớ ra .Trong trường hợp đã sát giờ dùng thuốc lần kế tiếp hãy bỏ qua liều đã quên dùng thuốc theo đúng kế hoạch chứ không được phép tự ý tăng liều dùng lên mức cao hơn liều được chỉ định.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.