Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Lysopadol tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Lysopadol là thuốc gì? Thuốc Lysopadol có tác dụng gì? Thuốc Lysopadol giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Lysopadol là thuốc gì?
Lysopadol là một sản phẩm của công ty Delpharm Reims – PHÁP, là thuốc dùng trong điều trị chứng khó khạc đờm trong bệnh viêm phế quản cấp, mạn, hen phế quản nhằm phòng tránh các biến chứng về đường hô hấp, với các hoạt chất là Ambroxol hydrochloride. Một viên Lysopadol có các thành phần:
Ambroxol hydrochloride: 20mg
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 viên
Thuốc Lysopadol giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Lysopadol có 2 vỉ, mỗi vỉ 6 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 100.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Viên nén Lysopadol là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Lysopadol tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
- Thuốc Ambroxol 30mg do Domesco sản xuất
- Thuốc ambixol do Sopharma AD sản xuất
- Thuốc Halixol
Tác dụng
Hoạt chất Ambroxol hydrochlorid: là thuốc tan đờm, thuốc có tác dụng điều hòa sự bài tiết chất nhầy loại làm tan đờm giúp cho sự long đờm trở nên dễ dàng.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng khó khạc đờm trong bệnh viêm phế quản cấp, mạn, hen phế quản, giãn phế quản, viêm thanh quản, viêm xoang, việc điều trị trước & sau phẫu thuật để phòng tránh các biến chứng về đường hô hấp.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng:
Dạng viên: Nên uống thuốc vào sau khi ăn. Thuốc được bào chế dạng viên ngậm nên được sử dụng bằng đường uống. Khi uống không nên nhai nát viên thuốc, phải uống cả viên với nước đun sôi để nguội.
Liều dùng:
Liều dùng dành cho trẻ em trên 5 tuổi: mỗi lần ngậm 1/2 viên, chia làm 3 lần trong ngày.
Liều dùng dành cho người lớn : mỗi lần ngậm 1 viên, chia làm 3 lần trong ngày. Liều dùng điều trị duy trì : mỗi lần ngậm 1 viên, chia làm 2 lần trong ngày.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Lysopadol cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Lysopadol
- Thận trọng khi dùng thuốc trên phụ nữ có thai và cho con bú
- Cần cân nhắc kĩ lưỡng khi điều trị bằng thuốc trên bệnh nhân loét đừng tiêu hóa, suy giảm chức năng thận: giảm liều dùng
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Lysopadol
Tác dụng phụ ít gặp: ợ hơi, nôn nao, nôn mửa, khô mũi miệng, nhiều nước bọt, chảy nước mũi, khó tiểu tiện.
Tác dụng phụ hiếm gặp: dị ứng (phù mặt, ban đỏ, sốt, khó thở).
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Lysopadol thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Khi vào cơ thể, thuốc có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác như: thuốc giảm ho khác
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Lysopadol
Quá liều: Các biểu hiện khi uống quá liều thuốc khá giống với các triệu chứng của tác dụng phụ. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm độc gan, thận. Bệnh nhân cần được theo dõi kĩ các biểu hiện trên da, mặt, huyết áp và đề phòng vì tình trạng nguy hiểm có thể diễn biến rất nhanh. Tốt nhất, tình trạng của bệnh nhân cần được thông báo với bác sĩ điều trị để có hướng xử trí kịp thời
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.