Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Loratadine Lorucet tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Loratadine Lorucet là thuốc gì? Thuốc Loratadine Lorucet có tác dụng gì? Thuốc Loratadine Lorucet giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Loratadine Lorucet là thuốc gì?
Loratadine Lorucet thuộc nhóm thuốc chống dị ứng. Loratadine Lorucet được đóng gói thành hộp thuốc 3 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên với thành phần chính là loratadine hàm lượng 10mg/viên và tá dược vừa đủ 1 viên gồm có: tinh bột, pharmatose DCL 15, aerosil, magie stearate.
Loratadine Lorucet giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Loratadine Lorucet được sản xuất tại công ty Microlabs Limited. Hiện nay giá bán Loratadine Lorucet đang được cập nhập trên hệ thống và thuốc được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc.
Giá bán của thuốc sẽ khác nhau tùy thuộc vào công ty sản xuất, nhà nhập khẩu, hàm lượng… Giá cả có thể chênh lệch một chút ở những nơi bán khác nhau. Hãy lựa chọn mua Loratadine Lorucet ở những nơi uy tín để tránh tình trạng mua phải thuốc giả không đảm bảo chất lượng.
Bạn có thể mua Loratadine Lorucet tại các nhà thuốc, quầy thuốc, phòng khám, bệnh viện hay đặt hàng online để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Loratadine SPM 10mg do CÔNG TY CỔ PHẦN SPM sản xuất
Thuốc Epofluden do công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây sản xuất.
Thuốc Loratadine 10mg do công ty cổ phần Traphaco sản xuất.
Tác dụng của thuốc Loratadine Lorucet
Loratadin được tìm thấy vào năm 1981 và năm trong danh mục các thuốc thiết yếu của tổ chức ý tế thế giới.
Loratadin thuốc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2. Các thuốc thuộc nhóm kháng histamin thế hệ 2 thường không tác dụng lên thần kinh trung ương và thời gian tác dụng kéo dài. Loratadin là dẫn chất của piperidin và thuốc có tác dụng chống di ứng.
Cơ chế tác dụng của loratadin
Histamin là một chất trung gian hóa học. Khi histamin gắn vào thụ thể H1 của nó có tác dụng giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, gây phù nề, xung huyết, tăng tiết dịch niêm mạc, tăng tiết dịch tuyến ngoại tiết, khi tác động lên thần kinh trung ương sẽ gây hắt hơi, sổ mũi…đây cũng chính là biểu hiện của các phản ứng dị ứng.
Loratadin có tác dụng ức chế chọn lọc thụ thể H1 ở ngoại biên do đó nó mất tác dụng của histamin và giảm các triệu chứng di ứng.
Thông qua việc ức chế sự giải phóng histamin 1 ra khỏi dưỡng bào mà loratadin có tác dụng làm giảm các triệu chứng di ứng.
Loratadin có khả năng hấp thu tốt qua đường uống và được chuyển hóa qua gan nhờ hệ enzyme microsom cytocrom P450, đào thải ra ngoài theo phân và nước tiểu.
Công dụng – Chỉ định
Thông qua tac dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng mà thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp điều trị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc di ứng và nổi mề đay.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Thuốc được bào chế ở dạng viên nén và được dùng đường uống. Bạn nên uống thuốc với một lượng nước vừa đủ và uống khi đói. Bạn nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng và thời gian dùng để đạt được tác dụng điều trị tốt nhất.
Liều dùng
Liều dùng có thể thay đổi tùy thuốc vào tình trạng bệnh lí của bệnh nhân và tuổi tác, cân nặng.
Thông thường khi sử dụng thuốc cho người lớn và trẻ em có độ tuổi trên 12 tuổi thì thuốc được sử dụng với liều dùng là 1 viên/lần/ngày.
Đối với các bệnh nhân có độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi mà cân nặng trên 30kg thì sử dụng với liều dùng giống như người lớn còn với những trẻ em mà cân nặng dưới 30kg thì sử dụng với liều giảm đi một nửa.
Đối với các bệnh nhân bị suy gan và suy thận thì thuốc được sử dụng với liều dùng là ½ -1 viên/lần và ngày uống 2 lần.
Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có liều dùng hợp lí cho bản thân.
Tác dụng phụ của thuốc Loratadine Lorucet
Thông thường khi bệnh nhân sử dụng loratadin thường gặp phải một số tác dụng không mong muốn như khô miệng và đau đầu, mệt mỏi, buồn ngủ và một vài rối loạn tiêu hóa.
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp phải một số tác dụng phụ khác như: chóng mặt, hắt hơi, khô mũi.
Khi sử dụng thuốc ở liều cao bệnh nhân có thể gặp một vài tác dụng không mong muốn như: nôn, buồn ngủ, nhịp tim nhanh.
Ngoài ra rất hiếm gặp một số tác dụng phụ của thuốc như: co cứng cơ, đau ngực chóng mặt và thay đổi huyết áp
Bạn nên báo cáo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc và đến ngay cơ sở ý tế để được chữa trị kịp thời.
Chống chỉ định
Loratadine Lorucet được chống chỉ định với tất cả các bệnh nhân có tiền sử bị nhạy cảm hay quá mẫn với thành phần Loratadine và các thành phần khác của thuốc.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Loratadine Lorucet
Bạn cần hiệu chỉnh liều dùng thuốc cho các bệnh nhân suy gan và suy thận một cách hợp lý.
Đối với phụ nữ có thai:
Hiện nay vẫn chưa thấy có báo cáo cũng như nghiên cứu đầy đủ về các tác dụng không mong muốn xảy ra với thai nhi khi người mẹ mang thai sử dụng thuốc. Tuy nhiên bạn không được chủ quan khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc mặt lợi và hại của thuốc và không sử dụng thuốc trong thời kì này.
Đối với phụ nữ cho con bú
Nhiều báo cáo cho thấy Loratadine và chất chuyển hóa của chúng có thể đi vào được sữa mẹ và đạt được nồng độ bằng trong huyết tương nên các tác dụng không mong muốn cho trẻ khi bú sữa của người mẹ có sử dụng thuốc. Vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để cân nhắc mặt lợi và hại của thuốc và có thể ngừng thuốc khi cho con bú hoặc không cho con bú khi dùng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng với các thuốc khác
Loratadin được chuyển hóa bởi hệ enzyme microsom cytocrom P450 ở gan do đó các thuốc cảm ứng hay ức chế hệ enzyme này sẽ làm ảnh hưởng đến tác dụng và độc tính của thuốc.
Do cimetindin ức chế chuyển hóa loratadin nên khi sử dụng đồng thời 2 thuốc này với nhau sẽ làm tăng nồng độ của loratadin có trong huyết tương và có thể dẫn đến tăng độc tính của thuốc.
Ketoconazole ức chế enzyme CYP3A4 do đó sẽ làm tăng nồng độ của loratadin trong huyết tương khi sử dụng đồng thời hai thuốc này với nhau và có thể làm tăng độc tính của loratadin.
Erythromycin làm tăng nồng độ của loratadin trong huyết tương và có thể làm tăng độc tính của thuốc khi sử dụng đồng thời erythromycin với loratadin.
Bạn nên báo cáo cho bác sĩ về các thuốc mình đang sử dụng để tránh các tương tác không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Loratadine Lorucet
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều. Nếu có các biểu hiện quá liều cần dừng thuốc và đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế để được xử lí và điều trị kịp thời.
Nếu bệnh nhân quên liều bệnh nhân nên uống càng sớm càng tốt tuy nhiên nếu khoảng thời gian gần đến lần uống tiếp theo thì nên bỏ qua liều đó vì có thể hay ra hiện tượng quá liều và uống liều tiếp theo như bình thường. Bệnh nhân có thể đặt báo thức cho các lần sử dụng thuốc để nhắc nhở việc sử dụng hoặc sắp xếp thời gian biểu để uống thuốc cho hợp lý.
Bạn nên báo cho bác sĩ về tiền xử bệnh để tránh hiện tượng quá liều.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một cách phù hợp nhất.