Fabamox 1g là một loại thuốc dùng để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp cả trên và dưới, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất và giảm thiểu tác dụng phụ, việc sử dụng thuốc cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn. Bài viết dưới đây từ Nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin chi tiết về cách sử dụng thuốc Fabamox 1g.
Fabamox 1g là thuốc gì?
Fabamox 1g là thuốc kháng sinh, được sản xuất tại Việt Nam bởi Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 – Pharbaco và đã được cấp phép lưu hành với số đăng ký thuốc VD-23035-15. Thuốc được bào chế với thành phần hoạt chất chính là Amoxicillin và được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh nhóm penicillin gây ra. Fabamox 1g có dạng viên nén và mỗi hộp thuốc Fabamox 1g có chứa 02 vỉ, trên mỗi vỉ có 07 viên nén hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
Thành phần
Thành phần hoạt chất có trong mỗi viên nén Fabamox 1g bao gồm:
- Amoxicillin (dưới dạng Amoxicilin trihydrat) với hàm lượng 1000mg.
- Tá dược vừa đủ cho 1 viên.
Cơ chế tác dụng của thuốc Fabamox 1g
Fabamox 1g chủ yếu hoạt động thông qua Amoxicillin, một loại penicillin bán tổng hợp (kháng sinh beta-lactam). Cơ chế hoạt động của nó tập trung vào ức chế một hoặc nhiều enzym (thường được gọi là protein liên kết với penicillin, PBP) trong con đường tổng hợp peptidoglycan, thành phần cấu trúc quan trọng của tế bào vi khuẩn. Hiệu quả diệt khuẩn của Amoxicillin tương tự như các kháng sinh khác trong nhóm beta-lactam, giúp giảm sự ổn định của tế bào và ngăn chặn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Amoxicillin có độ bền trong môi trường axit, tuy nhiên, nó dễ bị men beta-Lactamase phân hủy.
Công dụng – Chỉ định của thuốc Fabamox 1g
Thuốc Fabamox 1g được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
- Đường hô hấp trên bị nhiễm khuẩn.
- Đường hô hấp dưới bị nhiễm khuẩn do phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn không tiết penicillinase và H.influenzae.
- Đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn không xuất hiện biến chứng.
- Bệnh lậu.
- Đường mật bị nhiễm khuẩn.
- Cơ và da bị nhiễm khuẩn do tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, E.coli nhạy cảm với amoxicilin.
Dược động học
Hấp thu
Fabamox nhanh chóng được hấp thụ qua đường uống, với sinh khả dụng khoảng 70% sau khi sử dụng. Nồng độ Fabamox trong huyết tương đạt đỉnh sau khoảng 1 giờ (Tmax), và quá trình hấp thụ không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.
Phân bố
Khoảng 18% Fabamox kết hợp với protein huyết tương, với thể tích phân bố khoảng 0,3 – 0,4 L/kg. Fabamox được phân bố rộng rãi trong cơ thể, bao gồm túi mật, mô bụng, da, mỡ, mô cơ, dịch khớp, phúc mạc, mật và mủ. Tương tự như nhiều penicillin khác, Fabamox cũng có thể được tìm thấy trong sữa mẹ và có khả năng vượt qua hàng rào nhau thai.
Chuyển hóa
Khoảng 10 – 25% Fabamox được chuyển hóa, một phần qua nước tiểu dưới dạng axit peniciloic không hoạt động.
Loại bỏ
Hệ thống thải trừ chủ yếu của Fabamox là qua thận. Ở người khỏe mạnh, thời gian bán thải trung bình là khoảng một giờ, và tổng độ thanh thải trung bình là khoảng 25l / giờ. Khoảng 60 đến 70% Fabamox được bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu trong 6 giờ đầu sau khi sử dụng một liều Fabamox.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc khác cùng hoạt chất: Thuốc AMOXICILLIN 500MG MEKOPHAR là thuốc gì, giá bao nhiêu, mua ở đâu, có tác dụng gì?
Liều dùng – Cách dùng thuốc Fabamox 1g
Liều dùng
- Theo sự chỉ dẫn của bác sĩ,
- Hoặc dùng liều thường sử dụng là 25–50mg, cách mỗi 8 tiếng uống một lần.
- Trẻ em đến 10 tuổi có thể dùng liều 125–250mg, cách mỗi 8 tiếng uống một lần.
- Trẻ dưới 20kg thường dùng liều 20–40 mg/kg thể trọng/ngày.
Cách dùng
- Thuốc dùng đường uống.
- Uống nguyên cả viên thuốc với nước nguội.
Chống chỉ định
- Chống chỉ định sử dụng Fabamox 1g đối với người dị ứng với Amoxicillin, nhóm beta – Lactam, các thành phần khác có trong thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm về thuốc khác cùng hoạt chất: Thuốc Amoxicillin 250mg Mekophar dạng gói: công dụng, liều dùng, lưu ý tác dụng phụ, giá bán
Tác dụng phụ
Máu: Thiếu máu, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa eosin, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu.
Thường gặp: 3-10% xảy ra ngoại ban, thường xuất hiện chậm sau 7 ngày điều trị.
Ít gặp:
Tiêu hoá: Ỉa chảy, nôn, buồn nôn.
Phản ứng quá mẫn: Ban đỏ, mày đay, ban dát sần, đặc biệt là hội chứng Stevens-Johnson.
Hiếm gặp:
Gan: Tăng nhẹ SGOT.
Thần kinh trung ương: Kích động, lo lắng, vật vã, mất ngủ, thay đổi ứng xử và/hoặc chóng mặt, lú lẫn.
Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Nifedipin | Dùng cùng gây tăng hấp thu Amoxicillin. |
Thuốc chống đông máu | Tăng tác dụng chống đông, làm thời gian chảy máu kéo dài. |
Tetracycline, Chloramphenicol | Đối kháng tác dụng, từ đó gây giảm tác dụng của Amoxicilin. |
Allopurinol | Tăng triệu chứng phát ban |
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
Lưu ý và thận trọng
- Cần thực hiện kiểm tra chức năng gan và thận định kỳ trong suốt quá trình điều trị kéo dài.
- Tránh sử dụng Fabamox 1g nếu có nghi ngờ về bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn.
- Trong trường hợp bệnh nhân mắc suy thận, cần điều chỉnh liều thuốc Fabamox 1g phù hợp với tình trạng bệnh lý và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Fabamox 1g được chứng minh là an toàn và có thể sử dụng được cho phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú.
Lưu ý cho người lái xe, vận hành máy móc
Ảnh hưởng tới khả năng lái xe, vận hành máy móc của thuốc Fabamox 1g hiện nay chưa có báo cáo.
Bảo quản
- Thuốc Fabamox 1g cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, khô ráo, không quá 30 độ C và tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
Xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quá liều
- Nếu phát hiện sự cố hoặc có bất kỳ dấu hiệu lạ khi sử dụng quá liều thuốc Fabamox 1g, hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được tư vấn và đưa ra những biện pháp kịp thời.
Quên liều
- Trong trường hợp lỡ quên một liều, người dùng nên uống thuốc ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian bù quá gần với thời gian uống liều sau (khoảng 2 giờ), hãy bỏ qua liều quên và tiếp tục theo đúng lịch trình.
- Tuyệt đối không uống bù gấp đôi liều cho liều đã quên trước đó.
Thuốc Fabamox 1g giá bao nhiêu?
Hiện nay, Fabamox 1g có sẵn tại nhiều cơ sở y tế và nhà thuốc trên toàn quốc, và giá của thuốc có thể thay đổi tùy theo địa điểm bán. Để cung cấp thông tin chi tiết về giá bán của thuốc Fabamox 1g, Nhà thuốc Ngọc Anh đã cập nhật thông tin này ở đầu bài viết, mời quý độc giả tham khảo thêm.
Thuốc Fabamox 1g mua ở đâu uy tín?
Để tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng hoặc hàng giả, độc giả nên ưu tiên chọn các cơ sở y tế và nhà thuốc uy tín khi có ý định mua Fabamox 1g. Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác và chất lượng, người đọc cũng có thể tìm kiếm và mua thuốc Fabamox 1g chính hãng trực tuyến qua trang web của Nhà thuốc Ngọc Anh. Chúng tôi cam kết rằng tất cả các sản phẩm mà chúng tôi cung cấp đều đạt chất lượng cao, là hàng chính hãng và được giao đến tận tay người sử dụng với dịch vụ hỗ trợ vận chuyển.
Sản phẩm thay thế
Nếu gặp phải trường hợp không có sẵn thuốc Fabamox 1g, bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc tương đương dưới đây:
Thuốc Amoxicillin 500mg Pharbaco là thuốc được kê đơn điều trị các tình trạng nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu, đường hô hấp, đường tiêu hóa và nhiễm khuẩn huyết. Thuốc sản xuất tại Việt Nam bởi Công ty CP Dược phẩm Trung ương 1- Pharbaco. Thành phần chính có trong 1 viên nang là 500mg Amoxicillin. Tìm hiểu thêm.
Thuốc Amoxicillin 500mg Domesco, có hoạt chất chính là Amoxicillin với hàm lượng 500mg. Thuốc được sử dụng rộng rãi trong điều trị nhiễm khuẩn. Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco – Việt Nam, dưới dạng bào chế viên nang cứng. Tìm hiểu thêm.
Ưu nhược điểm của thuốc Fabamox 1g
Ưu điểm
Amoxicillin đã được chứng minh cho tác dụng hiệu quả trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu.
Dạng bào chế viên nén thuận tiện cho việc bảo quản, dễ sử dụng.
Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm trung ương 1 – Pharbaco, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về chất lượng, an toàn khi sử dụng.
Nhược điểm
Trong quá trình điều trị liên tục và kéo dài bằng thuốc có thể xảy ra hiện tượng cơ thể nhờn thuốc, khiến thuốc không còn hiệu quả như trước.
Tài liệu tham khảo
- PubChem: Amoxicillin. Truy cập 30/11/203
- WebMD: Amoxicillin – Uses, Side Effects, and More. Truy cập 30/11/2023
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
*Mọi thông tin của website chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế lời khuyên của bác sĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào vui lòng liên hệ hotline: 098.572.9595 hoặc nhắn tin qua ô chat ở góc trái màn hình.
Trung Đã mua hàng
giao hàng nhanh, dùng rất hiệu quả