Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Duphalac® tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Duphalac® là thuốc gì? Thuốc Duphalac® có tác dụng gì? Thuốc Duphalac® giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Duphalac® là thuốc gì?
Duphalac® là một sản phẩm của công ty Abbott Biologicals B.v, là thuốc dùng trong điều trị tình trạng táo bón, khó tiêu, làm lỏng phân và ngăn ngừa bệnh não gan với hoạt chất là Lactulose . Một gói Duphalac® có các thành phần:
Lactulose: 10 g/15 ml.
Ngoài ra còn có các tá dược khác vừa đủ 1 gói 15 ml.
Thuốc Duphalac® còn có các dạng bào chế lọ chứa 200, 500 hoặc 1000 ml.
Thuốc Duphalac® giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Duphalac® có 10 gói, mỗi gói 15 ml, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 60.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, chúng tôi giao hàng trên toàn quốc.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Duphalac® tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Kính mời quý khách xem thêm một số sản phẩm khác tại nhà thuốc của chúng tôi có cùng tác dụng:
Tác dụng
Hoạt chất Lactulose: Lactulose bị thủy phân bởi vi khuẩn ở đại tràng thành các acide hữu cơ, làm hạ độ pH tại đây giúp cơ thể hạn chế hấp thu ammoniac do chất này đã bị chuyển thành muối ammoni, đồng thời sự giảm pH ở đại tràng cũng dẫn tới sự phân tán của ammoniac từ máu vào ruột. Lòng ruột được acide hóa sẽ làm tăng nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình đào thải ammoniac ra khỏi cơ thể. Các tác dụng này có ý nghĩa trong điều trị và phòng ngừa bệnh lý não do gan. Việc làm giảm pH tại lòng ruột cũng làm tăng lượng chất chứa trong đại tràng làm cho độ chắc của phân được điều chỉnh về bình thường, giúp điều trị táo bón và tái lập nhịp sinh lý của đại tràng.
Công dụng – Chỉ định
Điều trị táo bón
Điều trị cho bệnh nhân bị trĩ, hậu phẫu kết tràng/hậu môn hoặc các trường hợp khác mà việc làm lỏng phân là có lợi.
Điều trị các triệu chứng cho người mắc bệnh não gan.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Dung dịch Duphalac có thể pha loãng hoặc không, uống 1 liều/ngày hoặc chia 1 liều thành 2 lần/ngày, khi chia liều nên dùng cốc đo.
Không được ngậm dung dịch uống trong miệng mà phải nuốt xuống ngay.
Liều dùng:
Liều dùng điều trị táo bón:
Tùy vào đáp ứng của người bệnh với thuốc mà thầy thuốc sẽ điều chỉnh liều phù hợp. Cần vài ngày để thấy được hiệu quả từ thuốc.
Nếu được chỉ định dùng 1 liều/ngày, nên dùng vào cùng một thời điếm.
Uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày (1.5 -2 lít, tương đương 6-8 cốc nước) rất quan trọng trong khi tiến hành điều trị.
Duphalac dạng chai nên dùng cốc đo có sẵn để chia liều.
Duphalac dạng gói 15 ml, xé góc gói và dùng ngay.
Liều dùng dành cho người lớn: liều khởi đầu: 15-45 ml, tương đương 1-3 gói; liều duy trì: 15-30 ml, tương đương 1-2 gói.
Liều dùng dành cho trẻ em từ 7-14 tuổi: liều khởi đầu: 15 ml, tương đương 1 gói; liều duy trì: 10-15 ml, tương đương 1 gói.
Liều dùng dành cho trẻ em từ 1-6 tuổi: liều khởi đầu: 5-10 ml; liều duy trì 5-10 ml.
Trường hợp dùng liều nhỏ hơn 15 ml, nên dung thuốc dạng đóng chai.
Liều dùng điều trị bệnh não gan:
Liều khởi đầu: 30 – 45 ml tương đương 2-3 gói, 3-4 lần/ngày.
Liều sẽ hiệu chỉnh dần đến liều duy trì để người bệnh đi được 2-3 lần phân mềm/ngày.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Duphalac® cho người có tiền sử mẫn cảm với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
Chống chỉ định với các trường hợp tắc đường tiêu hóa, có nguy cơ thủng hoặc thủng tiêu hóa.
Không dùng thuốc cho bệnh nhân bị galactosemia.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Duphalac®
- Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân gặp tình trạng đau bụng chưa biết nguyên nhân.
- Nếu sau vài ngày điều trị chưa thấy hiệu quả thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ
- Kiểm soát chặt chẽ lượng thuốc khi dùng cho người bệnh không dung nạp galactose.
- Người bệnh bị đái tháo đường không bị ảnh hưởng bởi liều dùng khi điều trị táo bón, cần thận trọng khi dùng ở liều điều trị bệnh não gan.
- Sử dụng liều không phù hợp có thể dẫn tới rối loạn điện giải hoặc đi ngoài phân lỏng.
- Ở trẻ em, chỉ kê thuốc nhuận tràng khi thực sự cân thiết do có thể làm mất phản xạ đại tiện.
- Phụ nữ có thai và cho con bú có thể sử dụng thuốc do sự phơi nhiễm của toàn than với lactulose là rất thấp.
- Trong thời gian sử dụng thuốc, người bệnh tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định về liều của bác sĩ điều trị, tránh việc tăng hoặc giảm liều để đẩy nhanh thời gian điều trị bệnh.
- Trước khi ngưng sử dụng thuốc, bệnh nhân cần xin ý kiến của bác sĩ điều trị
Lưu ý:
- Nếu nhận thấy thuốc xuất hiện các dấu hiệu lạ như đổi màu, biến dạng, chảy nước thì bệnh nhân không nên sử dụng thuốc đó nữa.
- Thuốc cần được bảo quản ở những nơi khô ráo, có độ ẩm vừa phải và tránh ánh nắng chiếu trực tiếp
- Để xa khu vực chơi đùa của trẻ, tránh việc trẻ có thể uống phải thuốc mà không biết
Tác dụng phụ của thuốc Duphalac®
Tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa: rất thường gặp: tiêu chảy; thường gặp: đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, nôn.
Tác dụng phụ trên điều hòa nội môi: mất cân bằng điện giải.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Duphalac® thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Trong quá trình sử dụng thuốc Duphalac®, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể
Bệnh nhân cần thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn các thuốc hoặc thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang dùng tại thời điểm này để tránh việc xảy ra các tương tác thuốc ngoài ý muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Duphalac®
Quá liều: bệnh nhân có thể gặp tình trạng tiêu chảy, đau bụng.
Xử trí: ngừng dùng thuốc hoặc giảm liều đến khi các biểu hiện của quá liều giảm xuống; trường hợp mất nước và điện giải do tiêu chảy hay nôn có thể cần bù lại theo chỉ định của bác sĩ.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.