Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Bostacet tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Thuốc Bostacet là thuốc gì? Thuốc Bostacet có tác dụng gì? Thuốc Bostacet giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết:
Thuốc Bostacet là thuốc gì?
Là 1 loại thuốc được bán theo đơn có tác dụng giảm đau .
Mỗi viên nén bao phim Bostacet chứa thành phần bao gồm :
- Hoạt chất chính : Tramadol hydrodoód 0.0375g
- Paracetamol 0,325g.
- Tá dược: Avicel, natri starch glycolat, HPMC, pregelatinized starch, titan dioxyd, magnesi stearat, natri starch glycolat, oxyd sắt vàng vừa đủ 1 viên .
Được sản xuất tại: CÔNG TY CỒ PHÀN DƯỢC PHÂM BOSTON VIỆT NAM.
Thuốc Bostacet giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc bostacet gồm có các loại hộp 2 vỉ, 3 vỉ, 5 vỉ hoặc 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên nén bao phim. Giá một hộp vào khoảng 50.000đ với hộp 3 vỉ và 180.000đ với hộp 10 vỉ.
Đây là 1 loại thuốc phải kê đơn, người bệnh muốn mua thuốc cần được bác sĩ chỉ định loại thuốc này trong đơn.
Để mua được Bostacet tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng cần tìm đến cơ sở uy tín.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh đảm bảo chất lượng uy tín, được khách hàng tin yêu lựa chọn, giao hàng trên toàn quốc.
Sản phẩm thuốc tương tự:
PARACETAMOL 500mg OPC của nhà sản xuất CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC.
Tác dụng của thuốc Bostacet
Nhờ sự gắn kết chất gốc và chất chuyển hóa có hoạt tính (M1) với receptor muopioid receptor và ức chế mức độ thấp sự tái hấp thu của serotonin và norepinephrin, Tramadol dựa vào 2 cơ chế trên thực hiện được tính năng giảm đau trung ương.
Với Paracetamol (acetaminophen) là 1 dẫn xuất của p – aminophenol. Thông qua cơ chế tác dụng là hạ sốt và giảm đau tương tự acid salicylic và dẫn chất của nó thực hiện tác dụng hạ sốt giảm đau tổng hợp, tuy nhiên paracetamol không có tác dụng trong việc chống kết tập tiểu cầu và chống viêm.
Thuốc tác dụng lên vùng dưới đồi từ đó gây hạ nhiệt ở người bị sốt. Tuy nhiên không có tác dụng lên người bình thường, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và làm tăng lưu lượng máu ngoại biên.
Phối hợp paracetamol và tramadol mang lại sự hiệp đồng tác dụng.
Công dụng- chỉ định
BOSTACET được khuyến cáo điều trị các triệu chứng đau từ trung bình đến nặng.
Cách dùng – Liều dùng
Liều lượng theo lứa tuổi:
Trẻ em 16 tuổi trở xuống: chưa đủ bằng chứng về an toàn và hiệu quả.
Với người lớn và trẻ em 16 tuổi trở lên: Liều nhiều nhất cho phép là 1 đến 2 viên mỗi 4 đến 6 giờ và không uống nhiều hơn 8 viên trong 1 ngày.
Người già (65 tuổi trở lên ): Không có khác biệt về liều của đối tượng này với người dùng ít tuổi hơn.
Cách dùng: Viên nén bao phim BOSTACET được sử dụng qua đường uống, và thuốc không bị tác động bởi thức ăn.
Không dùng khi bị biến chất hết hạn. Không cố uống khi phát hiện bất thường.
Chống chỉ định
Đối tượng bị ngộ độc cấp tính do thuốc ngủ, rượu, các chất ma túy, thuốc opioid và các thuốc hướng thần, các thuốc giảm đau trung ương.
Bệnh nhân bị suy gan nặng.
Bệnh nhân bị suy hô hấp nặng.
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Bệnh nhân bị động kinh chưa có biện pháp kiểm soát.
Bệnh nhân bị nghiện chất opioid.
Người đang dùng thuốc IMAO (ngừng thuốc chưa đến nửa tháng ).
Người mẹ đang trong giai đoạn cho con bú.
Đối tượng quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc.
Hoặc các trường hợp chống chỉ định theo yêu cầu của bác sĩ.
Tác dụng phụ của thuốc
Các trường hợp báo cáo khi dùng tramadol gồm có: các phản ứng dị ứng (gồm nổi mề đay, phản ứng phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson), tăng huyết áp thế đứng, muốn tự sát và viêm gan, rối loạn chức năng nhận thức. Hội chứng serotonin (các triệu chứng của nó có thể là sốt, kích thích, run rẩy, căng thẳng lo âu), tăng nồng độ creatinin.
Người bệnh cần được bác sĩ cảnh báo về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng Steven-Johnson(SJS), hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Thông báo ngay cho bác sĩ của bạn những tác dụng phụ gặp phải khi sử dụng thuốc.
Hỏi ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ nếu cần thêm thông tin về thuốc.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Nếu điều trị trong 1 thời gian dài nếu rồi đột ngột ngừng dùng thuốc có thể gây nên hội chứng cai thuốc, có các biểu hiện như: ra nhiều mồ hôi, hốt hoảng, run, buồn nôn, ỉa chảy, dựng lông, mất ngủ. Trên một số đối tượng còn gây ra ảo giác, hoang tưởng. Vì vậy, trong điều trị nên dùng tramadol liều thấp nhất trong thời gian ngắn nhất có tác dụng.
Những người bệnh dùng liều cao tramadol với thuốc mê, thuốc tê, rượu sẽ có khả năng cao bị suy hô hấp.
Người bệnh bị tăng áp lực nội sọ hay chấn thương đầu.
Người bệnh nghiện rượu mãn tính và có nguy cơ gây độc tính trên gan.
Co giật có thể xảy ra khi xử lý quá liều tramadol bằng việc xử lý với naloxone.
Người bệnh nghiện thuốc phiện vì có thể gây tái nghiện.
Với những người bệnh có độ thanh thải creatinin dưới 30ml/phút được khuyến cáo dùng không quá 2 viên cho mỗi 12 giờ.
Người bệnh suy gan nặng.
Không dùng thuốc cho đối tượng có tiền sử lệ thuộc opioid, vì nếu dùng sẽ gây lệ thuộc thuốc tiếp diễn.
Lái xe và vận hành máy móc
Tramadol làm giảm sự tính táo do vậy không nên sử dụng.
Phụ nữ có thai: Độ an toàn cho phụ nữ có thai chưa được chứng minh đầy đủ.
Phụ nữ cho con bú: Vì độ an toàn của nó đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa được nghiên cứu đầy đủ không nên dùng cho phụ nữ cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Dùng với các chất IMAO và ức chế tái hấp thu serotonin: Có thể làm tăng khả năng xảy ra tác dụng không mong muốn, gồm hội chứng serotonin và chứng co giật.
Dùng với carbamazepin gây tác dụng: Làm tăng đáng kể sự chuyển hóa tramadol dẫn đến làm giảm hiệu quả giảm đau của tramadol.
Dùng với quinidin: Enzym CYP2D6 xúc tác cho quá trình biến đổi Tramadol thành chất chuyển hóa có hoạt tính M1. Khi sử dụng quinidin kết hợp với tramadol sẽ làm tramadol tăng nồng độ.
Dùng với các chất thuộc nhóm chống đông warfarin: định kỳ đánh giá lại thời gian đông máu bên ngoài do ghi nhận INR (international normalized ratio – chỉ số bình thường quốc tế) tăng ở một số người bệnh.
Dùng với các chất ức chế CYP2D6: dùng kết hợp với các chất ức chế enzyme CYP2D6 như paroxetin, fluoxetin và amitriptylin có thể làm hạn chế chuyển hóa tramadol.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc
Xử trí quá liều: Bostacet là thuốc kết hợp nhiều thành phần. Ngộ độc paracetamol, tramadol hay của cả hai sẽ gây ra các triệu chứng rõ rệt. Khi phát hiện điều khác thường, cần lập tức báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có phương án kịp thời.
Xử trí quên liều: Bạn nên cố gắng sử dụng thuốc một cách đầy đủ. Nếu đã lỡ quên liều thì có thể bỏ qua mà tiếp tục sử dụng thuốc như bình thường.