Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng nôn, trớ ở trẻ em

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Hội chứng nôn, trớ ở trẻ em

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Thị Việt Hà, ThS. Lê Thị Lan Anh

BSNT. Đỗ Thị Minh Phương, BSNT. Chu Thị Phương Mai

Bài viết Nguyên nhân và cách điều trị hội chứng nôn, trớ ở trẻ em trích trong chương 8 sách Bài giảng Nhi khoa (tập 2) – Bộ môn Nhi – Trường Đại học Y Hà Nội.

Mục tiêu bài học

  1. Trình bày được định nghĩa và cách phân loại nôn.
  2. Trình bày được các nguyên nhân gây nôn, trớ ở trẻ em.
  3. Thực hiện được các bước tiếp cận một trẻ bị nôn, trớ.
  4. Chỉ định được các xét nghiệm xác định nguyên nhân gây nôn.
  5. Điều trị được một so nguyên nhân gây nôn, trớ ở trẻ em.
  6. Chỉ định được các thuốc điều trị triệu chứng khi chưa xác định được nguyên nhân.

1. ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI NÔN

1.1. Định nghĩa

Nôn: là hiện tượng thức ăn hoặc các chất chứa trong dạ dày, ruột bị đẩy ra ngoài qua miệng một cách tùy ý hoặc không do sự co bóp của các cơ trơn dạ dày ruột kèm theo sự co thắt của các cơ vân thành bụng, cơ hoành và các cơ trơn của thành dạ dày ruột, thường phôi họp bởi buôn nôn và nôn khan.

Buồn nôn: là cảm giác khó chịu vùng thượng vị, bụng kèm theo với những rối loạn thần kinh thực vật giảm co bóp, tưới máu dạ dày, tăng bài tiết nước bọt, thay đổi nhịp tim, nhịp thở, vã mồ hôi, nhu động một đi ngược từ một non về phía môn vị.

Trớ: là sự trào ngược thức ăn dạ dày vào thực quản qua miệng dễ dàng không gắng sức do cơ thắt dưới thực quản giãn, thường xảy ra sau bữa ăn.

Nôn khan: là sự gắng sức mạnh không tự chủ bao gồm sự co bóp mạnh của cơ hoành, cơ thành bụng làm tăng áp lực trong ổ bụng và giảm áp lực trong lồng ngực, cơ thắt thực quản dưới giãn ra cùng với các thắt dọc cơ thực quản trên để tống các chất chứa trong dạ dày đi vào thực quản và không có tống xuất chất chứa trong dạ dày. Cơ chế giống nôn nhưng không có tống xuất chất chứa trong dạ dày, áp lực lồng ngực giảm, ổ bụng tăng.

Nhai lại: Hiện tượng nhai lại một lượng nhỏ hoặc toàn bộ thức ăn đã nuốt trào ngược lên miệng hoặc hạ họng.

Nôn chu kỳ: là tình trạng nôn đặc trưng bởi những đợt nôn cấp tính, nặng, tái diễn có tính chất giống nhau kéo dài vài giờ tới vài ngày xen kẽ với những khoảng thời gian hoàn toàn không có triệu chứng kéo dài vài tuần đến vài tháng.

1.2. Phân loại nôn

Sơ đồ phân loại nôn
Sơ đồ phân loại nôn

Căn cứ vào tần suất và mức độ nôn trong khoảng thời gian 60 ngày, nôn được chia làm 3 mức độ:

  • Nôn cấp tính: Đợt nôn đơn lẻ với cường độ trung bình trong khoảng thời gian ngắn.
  • Nôn mạn tính: Các đợt nôn tái diễn hàng ngày với cường độ thấp
  • Nôn chu kỳ: Các đợt nôn với cường độ cao tái diễn, có ít nhất 3 đợt nôn trong vòng vài tuần xen kẽ các đợt trẻ hoàn toàn bình thường.

Nôn mạn tính và nôn chu kỳ được xếp vào nhóm nôn tái diễn, có ít nhất 3 đợt nôn trong khoảng thời gian 3 tháng.

Đặc điểm Nôn cấp tính Nôn mạn tính Nôn chu kỳ
Dịch tễ học Thường gặp nhất Chiếm 2/3 trong số nôn tái diễn Chiếm 1/3 trong số nôn tái diễn
Mức độ nặng Trung bình đến nặng, có thể có biểu hiện mất nước Không quá nặng hoặc không mất nước Rất nặng, có mất nước
Cường độ nôn Trung bình đến cao Thấp, 1-2 lần nôn mỗi giờ Cao, khoảng 6 lần nôn/giờ
Lặp lại, tần số Không Thường xuyên, trên 2 đợt/tuần Không thường xuyên ≤ 2 đợt/tuần
Định hình Duy nhất Không
Khởi phát Thay đổi Ban ngày Sáng sớm
Triệu chứng Sốt, tiêu chảy Đau bụng, tiêu chảy Da xanh tái, li bì, buồn nôn, đau bụng
Tiền sử tiếp xúc với người trong gia đình bị bệnh Thường có Không Không
Tiền sử gia đình có người đau đầu Migraine 14% 82%
Nguyên nhân Nhiễm virus Hay gặp nhóm nguyên nhân tại đường tiêu hóa hơn ngoài đường tiêu hóa, nguyên nhân do tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa trên là thường gặp nhất Hay gặp nhóm nguyên nhân ngoài đường tiêu hóa hơn tại đường tiêu hóa

2. CƠ CHẾ GÂY NÔN

Nôn là một phản xạ phức tạp đáp ứng với nhiều loại tác nhân kích thích. Phản xạ nôn gồm có 3 giai đoạn: (1) giai đoạn tiền triệu gồm cảm giác buồn nôn và dấu hiệu kích thích hệ thần kinh thực vật, (2) nôn khan và (3) nôn hoặc sự tống chất chứa đựng trong dạ dày ra ngoài qua khoang miệng. Mặc dù kết quả của 3 giai đoạn này là như nhau nhưng mỗi giai đoạn có thể xảy ra độc lập. Ví dụ như buồn nôn không phải luôn luôn tiến triển đến nôn và sự kích ứng vùng hầu họng cũng có thể gây nôn mà không có tiền triệu là buồn nôn.

Dấu hiệu báo trước của nôn là buồn nôn và một số biểu hiện thần kinh thực vật như co mạch dưới da, vã mồ hôi, giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt và tăng nhịp tim. Buồn nôn là một trải nghiệm khó chịu, không đau khu trú ở vùng thượng vị thường kèm theo cảm giác muốn nôn. Khi đó các cơ vân thực quản co ngắn theo chiều dọc, kéo phân gần dạ dày đang giãn (đáy vị và tâm vị) về phía khoang lồng ngực, đoạn thực quản bụng biến mất làm cho chất chứa trong dạ dày đi vào thực quản. Tiếp theo là các co thắt với biên độ lớn khởi phát từ hỗng tràng và truyền đi theo hướng về phía dạ dày với tốc độ 8-10 cm/s, giúp đẩy chất chứa trong tá tràng vào dạ dày trước khi xuất hiện nôn khan.

Hai yếu tố cấu thành động tác nôn là nôn khan và sự tống xuất các chất chứa ong dạ dày ra ngoài gây ra bởi sự phối hợp hoạt động giữa cơ hô hấp, hầu họng và cơ bụng làm thay đổi áp lực trong ổ bụng và lồng ngực. Trong mỗi chu kỳ nôn khan, nắp thanh môn đóng lại, cơ hoành, cơ liên sườn ngoài và cơ bụng co lại tạo một áp lực âm trong lồng ngực và áp lực dương trong khoang ổ bụng. Thực quản giãn ra và phần gần dạ dày mất trương lực tiếp tục bị kéo về phía lồng ngực, chất chứa đựng trong dạ dày đi vào trong thực quản trong mỗi chu kỳ. Sau khi nôn khan, nôn có thể xảy ra. Trong giai đoạn này cơ liên sườn ngoài và vùng đáy cơ hoành giãn ra, các cơ bụng và phần sườn của cơ hoành co thắt mạnh, tạo ra một áp lực dương trong ổ bụng, đẩy chất chứa đựng trong dạ dày vào khoang miệng. Co thắt ngược chiều của phần thực quản cổ hỗ trợ thêm để đẩy chất chứa trong dạ dày vào khoang miệng. Sau khi nôn, nhu động về phía trước của thực quản làm sạch chất chứa còn lại trong thực quản, phần gân của dạ dày trở về vị trí của nó trong ổ bụng, khôi phục lại giải phẫu bình thường.

Phản xạ nôn bao gồm: phần hướng tâm (receptor và đường dẫn truyền hướng tâm), trung tâm tích hợp – xử lý và phần ly tâm (đường dẫn truyền ly tâm và cơ quan đáp ứng). Phản xạ này có thể bị gây ra bởi hiện tượng viêm và đau ở tạng, độc tố, vận động, có thai, tiếp xúc với phóng xạ, sau phẫu thuật và cảm xúc khó chịu. Các kích thích từ đường tiêu hóa hầu họng, tim, hệ thống tiểu não hoặc thần kinh trung ương (vùng postrema, dưới đồi và vùng vỏ não) sẽ kích hoạt các receptor và đường dẫn truyền hướng tâm khởi phát phản xạ nôn Những phản xạ ban đầu này được tích hợp trong cuống não và phản xạ nôn được hoàn thành thông qua đường ly tâm và cơ quan đáp ứng.

Hình 2. Cung phản xạ nôn
Hình 2. Cung phản xạ nôn

Trong thành ống tiêu hóa có nhiều receptor có khả năng khởi phát phản xạ nôn. Các receptor cơ học trong lớp cơ niêm được hoạt hóa bởi những thay đổi về áp lực hoặc có thể bởi sự giãn thụ động hay co bóp chủ động của thành ruột. Những tình trạng này thường gặp trong tắc ruột với biểu hiện nôn là chủ yếu. Receptor hóa học trong lớp niêm mạc dạ dày và đoạn gần của ruột non đáp ứng với nhiều kích thích hóa học (acid hydrochloric, đồng sulfat, dấm, muối ưu trương, siro ipeca) và tham gia vào phản xạ nôn gây ra do hóa trị và xạ trị. Con đường hướng tâm từ ống tiêu hóa được điều hòa chủ yếu qua dây thần kinh phế vị, thần kinh tạng đóng vai trò thứ yếu. Các sợi thần kinh X hướng tâm hướng chủ yếu về phân lưng giữa của nhân bó đơn độc và một phần nhỏ hướng về vùng postrema và nhân vận động lưng thân kinh X.

Có nhiều chất dẫn truyền thần kinh, peptid hoạt hóa thần kinh và hormon tham gia vào cung phản xạ nôn. Các chất độc trong máu tuần hoàn cũng có thể gây ra phản xạ nôn thông qua các receptor nhận cảm như D2 dopamine, serotonin 5-HT3, opioid, acetylcholine và các thụ thể của chất P ở vùng receptor nhận cảm hóa học (Chemoreceptor Trigger Zone – CTZ) nằm ở sàn não thất bốn, bên ngoài hàng rào máu não. Apomorphine là chất gây nôn thường được sử dụng trong thực nghiệm thông qua receptor dopamine (receptor D2). Receptor D2 có mặt ở CTZ với mật độ cao tham gia vào cung phản xạ nôn gây ra bởi chất độc tác động vào vùng CTZ. Ngoài nhóm receptor này, những bằng chứng gần đây cho thấy receptor D3 trong vùng postrema cũng có vai trò trong cung phản xạ nôn.

Vai trò của serotonin (5-hydroxytryptamine hay 5-HT) và receptor serotonin trong cung phản xạ nôn được xác định khi quan sát thấy hiện tượng nôn gây ra bởi cisplatin có thể được phòng tránh bởi chẹn receptor 5 – HT3. Receptor 5 – HT3 có mặt ở sợi hướng tâm của dây X ở đường tiêu hóa và sợi tận cùng tiên synap của dây X ở hệ thân kinh trung ương đặc biệt ở nhân bó đơn độc và vùng CTZ. Receptor 5 – HT3 tham gia vào phản xạ nôn gây ra bởi một số hóa chất trị liệu, xạ trị và các chất độc đường tiêu hóa. Các chất này tác động trực tiếp lên niêm mạc đường tiêu hóa làm giải phóng serotonin từ tế bào ưa chrome, hoạt hóa đầu tận cùng phân hướng tâm của dây X gây ra phản xạ nôn.

Chất P (một peptid hoạt hóa thần kinh) và receptor của nó NK1 được phân bố rộng khắp ở hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh ngoại vi và các mô ngoài thần kinh. Chất đối kháng receptor NK có thể phòng nôn do chất độc đường tĩnh mạch (morphine) và trong đường tiêu hóa (ipeca, đồng sulphat), hóa chất trị liệu (cisplastin) và nôn do thay đổi tư thế. Receptor NK có nhiều ở nhân bó đơn độc, nhân vận động lưng của dây X. Chẹn receptor này có thể phòng nôn vì vậy receptor NK được xem là yếu tố quan trọng trong trung tâm tích họp hoặc đường ly tâm của tất cả các tác nhân gây nôn.

Sự chuyển động của cơ thể có thể gây nôn do hoạt hóa sợi hướng tâm của cung phản xạ nôn, là hậu quả của sự mất tương xứng trong nhận cảm cảm giác của hệ thông thị giác – tiên đình – tiêu não. Receptor histamine Hi và receptor hệ muscarine cholinergic tham gia vào sợi hướng tâm của con đường này. Ngoài con đường hướng tâm đã nêu, khi được kích thích bởi hoàn cảnh khó chịu hoặc trong trường họp nôn có điều kiện như trong hóa trị liệu, các trung tâm vỏ não cao hơn có thể hoạt hóa phản xạ nôn. Sau khi hoạt hóa, phần hướng tâm dẫn truyền xung động thần kinh về trung tâm nôn. Có 2 mô hình vê trung tâm phối hợp của phản xạ nôn được đưa ra: (1) hệ thống nhân cạnh não thất, được xác định dựa vào sự liên kết của chúng với vùng postrema tạo nên hệ thống thần kinh kết nối chịu trách nhiệm cho tất cả các hiện tượng liên quan đến nôn và (2) nôn được gây ra bởi sự hoạt hóa có tuân tự của hàng loạt nhân đáp ứng riêng rẽ chứ không phải được hoạt hóa song song bởi một trung tâm đơn lẻ.

3. NGUYÊN NHÂN GÂY NÔN

3.1. Nguyên nhân ngoại khoa

  • Dị tật thực quản bẩm sinh: thực quản hẹp, ngắn, giãn to
  • Hẹp phì đại môn vị
  • Lồng ruột cấp
  • Thoát vị bẹn nghẹt
  • Xoắn ruôt, tắc ruôt
  • Tắc tá tràng, hẹp tá tràng do tụy nhẫn, màng ngăn
  • Nôn do các cấp cứu ngoại khoa: viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, tắc ruột do giun, bã thức ăn.
  • Thoát vị cơ hoành
  • Phình đại tràng bẩm sinh

3.2. Nguyên nhân nội khoa tại đường tiêu hóa

  • Sai lầm ăn uống: ăn quá nhiều, quá nhanh hoặc ăn thức ăn khó tiêu hóa, thức ăn không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.
  • Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa: Rotavirus, tụ cầu
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Không dung nạp thức ăn: dị ứng protein sữa bò, trứng, Celiac
  • Táo bón

3.3. Các nguyên nhân nội khoa ngoài đường êu hóa

– Nôn trong các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính:

– Nôn trong bệnh lý thần kinh:

– Nôn trong bệnh lý nội tiết chuyển hóa:

  • Nôn chu kỳ
  • Tăng aceton, amoniac, calci máu
  • Suy thận
  • Rối loạn chuyển hóa acid amin, tyrosin, đường + Hội chứng sinh dục thượng thận
  • Nôn do ngộ độc thuốc và hoá chất: vitamin A, chì, acid salicylic

– Nôn do nguyên nhân tâm thần: triệu chứng nôn kèm theo các rối loạn tâm thần như chán ăn, nhai lại, rôi loạn hành vi.

3.4. Nguyên nhân nôn liên quan đến điều trị

– Đa hóa trị liệu trong điều trị ung thư

– Xạ trị

– Thuốc:

4. TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN TRẺ BỊ NÔN TRỚ

4.1. Khai thác tiền sử – bênh sử

Thời gian xuất hiện nôn: khởi đầu nôn từ khi nào, nôn xuất hiện ngay từ sau sinh hay xuất hiện trong thời gian gần đây.

Tiến triển của nôn: nôn thường xuyên hay chỉ xảy ra trong một hoàn cảnh nhất định như khi thay đổi tư thế, tăng hay giảm dần theo thời gian.

Đặc điểm nôn liên quan với bữa ăn: nôn ngay sau ăn, nôn muộn vào cuối ngày, nôn vào buổi sáng, nôn về đêm.

Đặc điểm của chất nôn: sữa mới bú, sữa vón cục, mảnh thức ăn, chất nôn có dây máu, máu cục, màu vàng của mật, nôn ra phân.

Mùi của chất nôn: mùi chua, hôi do sữa hoặc thức ăn đã lên men

Các triệu chứng kèm theo:

  • Đau bụng, bí trung đại tiện
  • Đau đầu, nhức đầu kèm theo mỏi mắt, nôn khi thay đổi tư thế
  • Sốt.
  • Các triệu chứng khác

Nếu trẻ non trong giai đoạn sơ sinh cần hỏi mẹ có bị đa ối không? Có khám quản lý thai nghén hoặc có kết quả siêu âm trước sinh không.

4.2. Triệu chứng tiêu hóa

  • Các dấu hiệu bụng ngoại khoa: bụng chướng, quai ruột nổi, dấu hiệu rắn bò, khối lông, u cơ môn vị.
  • Bí trung đại tiện
  • Các triệu chứng của bụng ngoại khoa: sẹo mổ cũ, cảm ứng phúc mạc, phản ứng thành bụng.
  • Chất nôn: sữa mới bú, sữa vón cục, dịch vàng, máu…
  • Phân: táo bón, phân lỏng, phân máu
  • Xuất huyết tiêu hóa

4.3. Các triệu chứng toàn thân

Toàn trạng của bệnh nhân:

  • Dấu hiệu mất nước
  • Rối loạn điện giải
  • Các biểu hiện nhiễm khuẩn

Phát triển thể chất: suy dinh dưỡng

Rối loạn tiêu hóa

Dấu hiệu não – màng não

Biến đổi bộ phận sinh dục

Chế độ ăn uống hiện tại của bệnh nhân.

4.4. Các xét nghiệm cận lâm sàng

Xét nghiệm xác định hậu quả của nôn: điện giải đồ, công thức máu, nước tiểu, ceton niệu.

Xét nghiệm xác định nguyên nhân gây nôn:

  • Bệnh ngoại khoa: chụp bụng không chuẩn bị tư thế đứng, chụp dạ dày ruột có chuẩn bị, siêu âm bụng…
  • Bệnh tiêu hóa: siêu âm, nội soi dạ dày, thực quản, đo pH thực quản…
  • Bệnh nhiễm khuẩn tại đường tiêu hóa: công thức máu, soi phân, cây phân, cấy nước tiểu, soi cặn nước tiểu.
  • Rối loạn chuyển hóa, nhiễm độc: ceton niệu, glucose máu, albumin mẹu, ure huyết, acid lactic….
  • Bệnh lý thần kinh: chọc dịch não tủy khi nghi ngờ nhiễm thân kinh, soi đáy mắt, chụp CT sọ não, điện não đồ…

4.5. Chẩn đoán nôn

Cần tiếp cận một cách hệ thống và theo nhóm tuổi để chẩn đoán hội chứng này. Cần phải trả lời 4 câu hỏi:

  • Đặc điểm, tính chất nôn và mức độ nặng
  • Tuổi của trẻ
  • Có các triệu chứng ngoại khoa không
  • Các triệu chứng, hội chứng bệnh của các cơ quan ngoài ổ bụng

4.5.1. Đánh giá mức độ nặng của nôn

Đánh giá Mức độ nặng cần nhập viện ngay Mức độ vừa có thể trì hoãn được
Tình trạng toàn thân Sốt, gày sút, mất nước rõ

Da tái xám, thóp trũng hoặc phồng

Rối loạn tri giác hoặc trương lực cơ

Bình thường, tỉnh táo

Không có biểu hiện mất nước

Cân nặng không thay đổi

Không sốt hoặc sốt nhẹ

Bụng Đau bụng

Chướng bụng

Tiêu chảy, phân máu

Bí trung đại tiện

Bụng mềm, không đau bụng

Trung tiện, đại tiện bình thường

Nôn Bắt đầu dữ dội

Nôn thường xuyên, liên tục

Nôn ra dịch mật, máu, phân

Không dung nạp thức ăn tuyệt đối

Bắt đầu từ từ

Nôn ngắt quãng

Nôn ra thức ăn

Trẻ vẫn thèm ăn

Xử trí Nhập viện chẩn đoán và điều trị ngay  Khám bệnh, điều trị dự phòng mất nước và theo dõi

4.5.2. Tiếp cận chẩn đoán nôn theo lứa tuổi của trẻ và các triệu chứng kèm theo

Chẩn đoán nguyên nhân gây nôn dựa vào sự thường gặp các nguyên nhân theo lứa tuổi, nôn xảy ra cấp tính hay kéo dài, sự thường gặp các nguyên nhân nôn cấp tính và nôn kéo dài theo lứa tuổi được trình bày ở các sơ đồ sau:

Nguyên nhân nôn thường gặp ở trẻ sơ sinh: Hình 3

Nguyên nhân nôn cấp tính ở trẻ nhỏ: Hình 4

Nguyên nhân nôn kéo dài ở trẻ nhỏ: Hình 5

Nguyên nhân nôn cấp và mạn tính ở trẻ lớn: Hình 6

Hình 3. Sơ đồ tiếp cận nôn ở trẻ sơ sinh
Hình 3. Sơ đồ tiếp cận nôn ở trẻ sơ sinh

 

Hình 4. Sơ đồ tiếp cận nôn trớ cấp tính ở trẻ nhỏ
Hình 4. Sơ đồ tiếp cận nôn trớ cấp tính ở trẻ nhỏ

 

Hình 5. Sơ đồ nôn kéo dài ở trẻ nhỏ
Hình 5. Sơ đồ nôn kéo dài ở trẻ nhỏ

 

Hình 6. Sơ đồ tiếp cận nôn cấp và mãn tính ở trẻ lớn
Hình 6. Sơ đồ tiếp cận nôn cấp và mãn tính ở trẻ lớn

XỬ TRÍ NÔN TRỚ

5.1. Nguyên tắc xử trí nôn trớ ở trẻ em

  • Xử trí tình trạng nặng liên quan đến nôn: Điều chỉnh rối loạn điện giải, chuyển hóa, dinh dưỡng.
  • Tìm và xử trí nguyên nhân nôn
  • Điều trị triệu chứng bằng các thuốc giảm nôn.

5.2. Xử trí tình trạng nặng liên quan đến nôn

  • Nếu trẻ có biểu hiện mất nước: bù nước và điện giải tùy theo mức độ mất nước.
  • Nếu trẻ có tình trạng rối loạn tăng bằng kiềm toan: bù kiềm toan theo khí máu.
  • Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng phù họp với nhu cầu và độ tuổi của trẻ.

5.3. Xử trí nôn theo nguyên nhân

Nguyên nhân do ăn uống:

  • Ăn quá nhiều hoặc thiếu ăn: điều chỉnh theo chế độ ăn bình thường
  • Dị ứng thức ăn: giải mẫn cảm hoặc thay thức ăn

Nôn do rối loạn thần kinh thực vật:

  • Chế độ ăn đặc hem bình thường.
  • Tư thế chống trào ngược, nôn trớ: bế thẳng, đầu cao, nghiêng trái.
  • Sử dụng thuốc chống nôn phù họp

Điều trị ngoại khoa

5.4. Điều trị triệu chửng bằng các thuốc giảm nôn

Nên thận trọng khi quyết định sử dụng các thuốc chống nôn, giảm co thắt khi theo dõi các chỉ định ngoại khoa.

5.4.1. Antihistamine

  • Các loại thuốc: Cyclizine, dimenhydrinate, diphenhydramine, hydroxyzine
  • Tác động: tiền đình và não bộ.
  • Chỉ định: say tàu xe, nôn sau điều trị đa hóa trị liệu, sau phẫu thuật.
  • Tác dụng ngoại ý: buồn ngủ, khô miệng, ứ nước tiểu.
  • Tương tác thuốc: macrolides, terfenadine + ketoconazole, itraconazole
  • Không khuyến cáo sử dụng điều trị nôn triệu chứng cho trẻ em

5.4.2. Kháng cholinergics

  • Tác động: tiền đình và não bộ
  • Chỉ định: say tàu xe, nôn sau phẫu thuật, nônkhan, buồn nôn, nôn do tắc ruột
  • Tác dụng ngoại ý: buồn ngủ, khô miệng, nhìn mờ, giãn đồng tử thoáng qua.
  • Cẩn thận: tắc môn vị, tắc vùng cổ bàng quang. Không dùng miếng dán scopolamine cho trẻ em.

5.4.3. Phenothiazines

  • Các loại thuốc: Prochlorperazine, chlorpromazine, perphenazine, promethazine
  • Tác động: chẹn dopamine receptor tại CTZ
  • Chỉ định: buồn nôn, nôn do nhiều nguyên nhân.
  • Tác dụng ngoại ý: buồn ngủ, khô miệng, ứ nước tiểu.
  • Lưụ ý các dấu hiệu ngoại tháp.

5.4.4. Prokinetìcs

Các loại thuốc: Metoclopramide, domperidone, cisapride

Điều hoà vận động đường tiêu hóa qua các phương thức:

  • Tăng cường cholinergic trực tiếp hoặc gián tiếp
  • Ức chế các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin, dopamine)
  • Tác dụng giống như các hợp chất noncholinergic nonadrenergic, làm tăng vận động (motilin).

Chỉ định: trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn nhu động ruột

Lưu ý tác dụng phụ: hội chứng ngoại tháp (Metoclopramide), xoắn đỉnh (Cisapride).

5.4.5 Kháng serotonin

  • Các loại thuốc: Ondansetron, granisetron
  • Tác động: Serotonin (5-HT3)
  • Nôn do hóa trị, nôn sau phẫu thuật
  • Tác dụng không mong muốn: nhức đầu, táo bón, đau bụng.

5.4.6. Benzodiazepine

  • Các loại thuốc: Lorazepam, diazepam, midazolam
  • Tác động: GABA
  • Chỉ định: nôn chu kỳ, nôn sau điều trị đa hóa trị liệu
  • Lưu ý: Khởi đầu nhánh, tác dụng ngắn, buồn ngủ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Nguyễn Gia Khánh (2013), Bài giảng Nhi khoa tập 1, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  2. Carlo Di Lorenzo Approach to the infant or child with nausea and vomiting, uptodate 2019.
  3. Wyllie R, Hyams J, Kay M (2011), Pediatric gastrointestinal and Liver diseases, Elsevier, Chapter 9, 88 – 105.
  4. BU.K. and Katja Kovacic (2018), Walker’s Pediatric Gastrointestinal Diseases, Elsevier, Chapter 8, 541-592.
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here