Ma chẩn chuẩn thằng: phương pháp và kinh nghiệm trong điều trị bệnh sởi

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Bài viết Ma chẩn chuẩn thằng: phương pháp và kinh nghiệm trong điều trị bệnh sởi.

Tham khảo từ quyển I, tập 1, 2 “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” – Nhà xuất bản Y học tải bản pdf Tại đây.

Tác giả Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

NGUYÊN ỦY BỆNH CHẨN

Bệnh chẩn không phải một loại có thứ Tao chẩn (mẩn ngứa), Ả chẩn (mày đay) và Ôn chẩn. Bởi vì Đậu chẩn không phải đúng là chứng chẩn, chỉ có Ma chẩn mới đúng là chứng chẩn. Chứng này do thai độc náu ở lục phủ, khi cảm phải khí dương tà hỏa vương trong trời đất mà phát sinh ra từ hai kinh phế và tỳ, cho nên thể hiện ho đờm, hắt hơi, sổ mũi, nước mắt ràn rụa, sưng hai mí mắt, phát sốt vài bốn ngày mới thấy điểm lấm tấm ngoài da dạng như hạt vừng, sắc như hoa đào, thỉnh thoảng cũng có điểm to giống mụn đậu, đó là triệu chứng của bệnh Ma chẩn sơ phát, lúc đầu hình mọc, thưa ít, dần dần mọc đầy có mụn mà không có chẩn gốc, hơi nổi lên mà không có nước, đo là chứng Ma chẩn sau khi thể hiện rất khác nhau bệnh đậu, phải nên để ý điều trị, trước sau không để sơ suất một mảy may, so với chứng đậu thì chẩn, tuy hơi nhẹ, mà biến hóa nhanh chóng cũng chỉ trong chốc lát.

TỔNG LUẬN

Gọi là Ma chẩn là tiếng tượng hình vì nó giống như hạt vừng (ma), bệnh này cùng gốc do thai độc, phần nhiều do thời khí ấm nóng truyền nhiễm mà gây nên, đây nói độc tức là hỏa, nốt bé mà dầy, thuộc thiếu âm qua hòa phần âm thường kém cho nên nốt chẩn bé mà dầy, độc chẩn xuất sứ từ lục phủ thuộc dương, chủ khí cho nôn có hình mà không có nước thành ra chứng nhiệt mà không có hàn, khi nó phát ra bắt đầu ở phần dương sau quy về phần âm, độc thịnh ở tì, nhiệt tích ở tâm, khí của nhiệt độc xông lên phế, vì thế khi mới phát nhiệt thể hiện các triệu chứng của phế nhiều hơn, như ho đờm, hắt hơi, sổ mủi, sưng mí mắt, nước mắt nóng chảy ràn dụa, mặt sưng má đỏ, tay rụi vào lông mày, mắt, mỗi, mũi, và mặt, đấy là chứng trạng của bệnh chẩn, quan sát thấy lờ mờ trong da, vuốt thấy gợn tay ở khoảng da thịt, hình nó như hạt cải, sắc đỏ như son, mọc ba ngày rồi lặn dần là thuận, vừa mọc đến đâu lặn đến đấy thì nên đề phòng có biến chứng, sắc đen như than thì khó chữa.

Khi nam nữ giao hợp để lại hỏa độc, đàn ông dương thịnh thì dâm hỏa trúng vào khí mà thành độc ma chẩn, phát ra ở lục phù, phủ thuộc dương là khí, cho nên mụn chẩn có hình mà không có nước.

Chứng chẩn xuất xứ từ lục phủ, cho nên cần được mọc nhiều ở đầu và mặt, quý nhất là được mọc đều rối lặn, sắc đỏ suốt mới tốt, vì đỏ suốt là chính sắc của tâm.

Về thời gian mụn chẩn mọc và lặn, đời xưa lấy 6 giờ làm chừng, sáng mọc thì chiều lặn, tối mọc thì sáng lặn. Tại sao chứng chẩn ngày nay khi mọc phải lên sót vài bốn ngày và khi lặn phải đợi đến hai ba ngày? Bởi vì người đời xưa sinh hoạt đạm bạc, ít tình dục, độc ở phủ vốn nhẹ, người đời nay ăn nhiều cao lương, bẩm sinh bạc nhược, bị độc sâu hơn, cho nên chứng chẩn đời nay khác hơn chẩn đời xưa.

Mọi chứng ban chẩn tuy thuộc dương chứng, nhưng thực ra phần nhiều do nội thương, vì ăn bú, tỳ vị kém yếu, dinh khí đí nghịch mà gây ra, cho nên hư hỏa bốc ở trong, đốt hao chân âm làm hư hại ở ngoài, đó chân âm rất thiếu kém âm hư hoại ở ngoài thì dương cũng chạy ra ngoài.

Về phép chữa, sách Tâm pháp có nói: Chứng ma chẩn khi mọc quý ở chỗ đều khắp, trước tiên nên dùng thuốc tán biểu, tuy hàn cũng không dùng Quế chi, hư cũng không dùng Thương truật, nôn ọe ra đờm cũng không dùng Nam tinh, Bản hạ, chỉ cốt làm cho hết khí độc, thấu đạt hết ra ngoài cơ biểu, nếu quá dùng thuốc hàn lương thì nhiệt độc sẽ vì hàn lương mà ngưng đọng lại, ắt không thể mọc thấu suốt được, phần nhiều công phá vào trong rồi phát suyễn, buồn bực mà chết. Còn như đã mọc thấu suốt rồi thì nên dùng thuốc thanh lợi trừ hết dư nhiệt ở trong để tránh mọi tình trạng biến chứng sau bệnh chẩn. Vả lại ma chẩn thuộc dương nhiệt, nặng lắm thì chân âm thương tổn, huyết ráo, cho nên sau khi chẩn lại phải dưỡng huyết làm chủ mới giữ được sự vạn toàn, đó là phương pháp đại cương chữa chứng chẩn từ đầu đến cuối, trong lâm sàng phải biết quyền biến xoay xở; cốt linh động và sáng suốt mà thôi.

Phép chữa chứng chẩn, nhất thiết kiêng kị làm cho thực ở trong, khi mới mọc chi cần giải tán, phát tiết hết khí độc của nó là tốt, nghĩa là mụn chẩn mọc ra thấu suốt thì không còn việc gì nữa, tuy có sưng đỏ nhiều, cũng không đáng lo, vì đó đã phát tiết ra ngoài thì nhất định không có tai hạt gì chạy vào công phá bên trong, nhưng điều trị đúng cách thì mười bệnh khỏi mười, điều trị sai cách thì tai vạ nhanh như trở bàn tay.

Sau khi chẩn đã mọc rồi, chi nên bổ ấm để chế bớt dương, nghĩa là nóng quá lắm thì phần âm bị đốt khô huyết phần nhiều bị hư hao, hướng chi chẩn đã mọc rồi, độc đã giải, chỉ còn sợ âm hư họa đậu dư nhiệt khó thanh được thôi, cho nên cốt phải tư âm, bổ huyết và thanh hỏa, phàm những vị thuốc táo hàn là rất nên kiêng kị từ đầu đến cuối, không thể dùng một mảy may để làm động khí. Nội kinh nói: ” Tà khí thịnh thì thực” nhưng tà khí đã thịnh không phải hàn tán thì tà làm sao mã trừ được. Phát hãn ngoài biểu không khỏi dùng thuốc nhiệt, nếu không phải thuốc tân nhiệt thi làm sao mà giải được. Chỉ vì chứng chẩn vốn thuộc dương cho nên dùng thuốc phải kiêng những loại táo hãn, sao người đời phần nhiều câu nệ vào đó mà nhất khái dùng thuốc hàn lương, nếu đầu tiên mà cho uống thuốc hàn lương thì huyết sẽ ngừng, dọa sẽ trệ mà khó phát ra, cuối cùng mà dùng thuốc hàn lương thì tổn hại vị khí, tà lưu lại ở kinh nãy mà sinh ra các chứng đau vặt và kiết lị. Tuy nói rằng “chứng chẩn nên dùng thuốc thanh lượng, chứng đậu nên dùng thuốc ôn” thì thanh lượng há không phải là hàn lương hay sao. Nhưng tóm lại phải nhận xem tà độc thịnh hay suy, thời tiết nóng hay lạnh, mùa đông thì nên ấm, mùa hè thì nên mát, tức như cây mùi, tính nó hơi tân ôn, tuy là vị cốt yếu chữa chứng chẩn, song lúc mùa hè cũng nên kiêng kị.

Chứng chẩn so với chứng đậu giống như nhẹ, nhưng nếu chữa sai thì tai vạ đến ngay, vì đậu do thai độc mà phát sinh, hình thế nhiều ít, nặng nhẹ tốt xấu, tự mình có thể dự đoán được; chứng chẩn do bị cảm thời khí mà sinh ra, nhẹ có thể trở nên nặng, nặng có thể trở nên nhẹ, đều là do sự điều trị có phương pháp, cho nên thuốc thang, ăn uống kiêng khem cũng phải cẩn thận như chứng đậu.

Tiên sư chữa chứng ban chẩn, sau khi thấy mọc mụn, sốt cao, mê mẩn li bì, khó thở, bứt

rứt, khát nước, không ăn, ỉa chảy và mửa ra giun, hoặc đầu và mặt lặn trước, trán nóng, mình sót, chân lạnh, thi dùng một vài thang Đại bổ chân âm, chân dương đều có thể thành công được, nghĩa là huyết bị oa làm bức mà hình thành ra ngoài thì biết rằng phần âm ở kinh này bị tiêu mòn, dương khí bốc ra bên ngoài thì biết rằng thiếu hỏa tàng nạp ở đan điền bị suy kém, thủy hỏa đều kém cả hai thì tỳ nguyên còn vận dùng sao được, trung khí rất tổn thương không phải nói nữa, nếu không đại bổ chân âm chân dương thì lấy gì để gìn giữ tinh khí và thần làm tác dụng cho sinh mạng? Nội kinh có nói: “dương mạnh quá mà không kín đáo thì âm khí phải tuyệt, âm bị hòa dương kín đáo thì tinh thần mới mạnh khỏe, âm dương lìa tách nhau, thần khí sẽ tuyệt” thực là câu nói chí lí về sự tìm cái sống trong trăm thứ bệnh.

Tiên sư có nói: “Người xưa cho chứng chẩn thuộc thiếu âm tâm hỏa, chứng ban thuộc dương minh vị hỏa, cho nên có định luận ràng “chân phần nhiều thuộc nhiệt, ban thì có gia tướng của phàn dương” nhưng đều thuộc về chứng phủ không ngoài phần vinh nhiệt cực thì âm huyết sẽ trào bộc lên, không cằn phải chia ra ban chân, chỉ nên chia là hư là thực, thực thì chính trị, hư thì tòng trị, tức là bệnh thực là tà khí thực, không phải là chân khí thực, “bệnh lui mà chính khí hư mới là chân khí hư, thày thuốc ngày nay chỉ giữ lấy lời nói người xưa, chứng chấn phần nhiều là thực nhiệt, rồi tha hồ mà dùng thuốc hàn lương, đem những chất thuốc hữu hình quá mạnh để chữa những chứng hư vô hình biến hoa, không biết dương độc có thừa là thực, do âm huyết kém bỏ qua cái hư hiện tại mà trị cái độc vô hình, rồi phần nhiều dẫn đến nguy khốn, tiên sư rất đau sót về chỗ ấy, lập ra phương Toàn chân nhất khí thang, bỏ Nhân sâm để chữa chứng ma chẩn nguy khốn, thường có kiến hiệu. Như thế có thể biết không nói nhất định là thực nhiệt được. TiỀn sư có nói: “Ban chẩn là hỏa độc của phế vị cho nên nóng dữ, phiền khát, thích uống nước lạnh, uống nhiều là sự thường, nếu cứ để cho uống nước lạnh, thì lạnh ngăn nhiệt độc ở trong, nhẹ thì kích thích hư hỏa bốc lên, khi rét khi nóng không thôi, nặng thì bức bách cho nhiệt độc đi xuống thành tả lị không ngớt, người không hiểu rô nhận lầm cho phiền khát thích uống nước lạnh là thực nhiệt dùng mạnh những vị cầm liên khô hàn, họ không hiểu nổi hỏa mạnh có thửa là do thủy không đủ, ngay như khát là tân dịch của tạng phủ khô héo mà sinh ra, nếu không tìm đến bản chân là âm dương mà điều hòa, chỉ lấy những hiện tượng của thời hành làm chủ trị thì nguy sẽ đến ngay, không nhớ câu: “cam ôn có thể trừ đại nhiệt” đó chăng? Điều căn bản phải biết rằng tật bệnh là thiên biến vạn hóa, phần nhiều do hỏa bên trong không được yên ổn vị trí của nó, ngoại tà nhận chỗ hở ấy mà lọt vào, tức thì dương khí biến thành hỏa, nếu hỏa được yên vị trí của nó thì lại là chính khí của chân dương, tại sao thầy thuốc thời nay hễ chữa bệnh nhiệt thì nó phiến là nhiệt tà, lúc nào cũng dùng thuốc hàn lương, vậy thì nhiệt ở trong con người lại còn có cái hỏa ở ngoài nữa sao? Do tức là hỏa của tự mình bốc ra để gây bệnh, chỉ có khi nào thực hiệt thái quá mới tạm dùng thuốc hàn lương để ngăn chặn, trấn áp, hễ trúng bệnh thời thôi, quyết không có lý gì mà bỏ hỏa đi được, kẻ u mê để cho bệnh nhân thức mát, uống nước lạnh, gạt tất cả dương khí ra ngoài, long lôi hỏa không còn chỗ nương thân, phải bốc lên là cho trong vị thối nát sinh hôi miệng, mắt đỏ, lưỡi đen, phần vinh không có khí đế vận hành, ngừng trệ lại làm thành chứng ban chi phát hiện ở chân

Chứng ban chẩn thuộc hỏa, tính hỏa thì bốc lên cho nên phát hiện ở đầu mặt. Nay chỉ hiện ra ở chân là dương khỉ đã tuyệt, âm huyết ngừng lại gọi là chứng “tử huyết ban” không chữa được. Đó đều là giả nhiệt của chứng “âm cực giống như dương” mà là do cái tội dùng lầm thuốc hãn lương. Nếu môi miệng thối lở, thùng má sứt môi, mũi nát mát đau, giống như chứng có nhiệt độc, song không biết dương khí là để làm cho đầy đủ da lông, vững gân xương, kín thớ thịt, hộ vệ phần ngoài; âm huyết là để làm tươi mạch lạc, nhuận mượt da thịt, thêm tinh túy, sung dưỡng ở trong; mật là nơi tụ hội của các khí dương, là tinh ba cùa chí âm; mũi là khiếu của tổng khí, khí huyết trong thân thể vận hành đến mũi và mặt nếu không phải thứ rất trong rát tinh thì không thể đạt tới được, nếu một khi dương khí hao tán ở ngoài mất quyền hộ vệ, âm huyết khô ráo ở trong mất chức năng vinh dưỡng, do đó tinh ba của ngũ quan suy cạn, thì cái họa âm che thừa hư mà lọt vào không khiếu xông đốt gây hại, dó là do khí của ban gây bệnh, không phải có độc gì khác. Người thầy thuốc biết rõ lẽ đó chỉ cần làm cho ánh thái dương soi sáng thì long lôi hỏa sẽ tắt, chân dương một khi đã thu liễm lại được thì âm ế tự giải trừ, chân âm một khi đã sinh ra thì hư dương tự nhiên tiêu mất mà vinh vệ đêu lãm được đầy đủ bổn phận của nó. Bởi vì cái hỏa vô hình sinh ra giả hỏa hữu hình nên phải dùng thuốc hữu hình mà điều trị đê sinh ra thủy hỏa vô hình, lẽ của tạo hóa đều là từ chỗ không mà có, phàm những cái hữu hình đều không phải là thực cả, tại sao mỗi khi thấy nóng dữ có nốt đỏ, đã cho ngay là hiện tượng chân thực hữu hình mà dùng thuốc công phạt đến nỗi biến sinh trăm chứng trách sao khỏi chết được.

BỐN ĐIỀU TỐI KỴ TRONG BỆNH CHẨN

  1. Kiêng ăn những chất tanh, sống, lạnh, cay, hăng và đi ra gió lạnh. Khi ma chân mọc ra tối kỵ ăn những thức cay hăng tanh và sống lạnh và phạm phải gió lạnh…đều làm cho da dè bít lấp lại, độc khí sẽ uất át mà chạy vào trong.
  2. Kiêng chớ vội dùng thuốc hàn lương. Khi mới phát sốt tối kỵ vội dùng thuốc hàn lương, vì làm như thế thì nhiệt độc sẽ đọng chặt lại, độc khí bị ngăn chặn không ra được, thì sẽ chạy vào trong. Người xưa nói: “Tiết trời nóng nực thì nên dùng thuốc hàn lương để phát ra như loại Hoàng liên giải độc thang” không biết rằng khí trời nóng nực có thể dùng thuốc hàn lương giải được chăng? Nay vội dùng thuốc hãn lương e rằng không đủ giải nóng ở ngoài mà lại ngăn cản cho nóng ở trong không phát ra được.
  3. Kỵ dùng thuốc tân nhiệt, khi mới phát nóng rất kỵ dùng nhiều thuốc tân nhiệt để làm tiing thêm nhiệt độ như loại Quế chi, Ma hoàng, Khương hoạt, có thể làm cho độc khí che lấp mà không ra được, cũng gây nên tại hai độc công vào trong, người xưa nói “tiết trời rét dữ nên dùng thuốc tân nhiệt ” song không biết tiết trời rét dữ chỉ nên tổ chức nhà ở cho ấm cúng, cẩn thận tránh gió lạnh là được. Vả lại, sự rét sự nóng của khí hậu chưa chắc đã làm giảm bớt được nhiệt độc trong con người, như vậy dùng nhiều thuốc tân nhiệt là không hợp lý.
  4. Kỵ dùng thuốc bổ, nê trệ, khi chẩn đã mọc ra rồi phần nhiểu hay thấy đi lỏng, nhiệt độc nhân dại đại tiện đó mà tiêu hết, như thế là không có hại gì nếu đi lỏng quá nhiều thì dùng Tứ linh tán (21 nhăt thiết kỵ dùng thuốc bổ, nê trệ như Sâm, Truật, Kha, Dấu khấu, nặng thi làm cho bụng trương suyễn đấy mà không cứu được, nhẹ thì biến thành chứng “Hưu tức lỵ” liên miên không khỏi, nên cảnh giác chỗ đó.

CÁCH PHÂN BIỆT ĐÚNG CHỨNG CHẨN HAY KHÔNG PHẢI CHẨN KHI XUẤT HIỆN PHÁT SỐT

Khi mới phát sốt thì giống như bệnh thương hàn, nhưng khi chẩn mọc thì mặt nặng, má đỏ, có đờm, hắt hơi, mũi chảy nước trong, nước mắt ràn rụa, mí mắt sưng nặng, lợm giọng nôn khan, ngáp, hay ngủ, hoặc thổ tả, hoặc tay giụi mắt, mũi mày, mắt đỏ đều là chứng hậu của chẩn, cùng với hình trạng đỏ ứng khắp mình như bôi son, là báo hiệu chẩn sắp mọc.

  1. Nếu có nóng biến chứng thường thấy điểm đỏ, đó là thớ thịt nở ra mà da thịt mềm, phần huyết co nhiệt trào bốc ra ở da thịt, tuy ràng, giống chứng chẩn, cách chữa nên điều hòa khí huyết không cần phải sơ thông giải biểu.
  2. Chứng kinh phong lúc khỏi cũng thấy điểm hồng đỏ, đó là khí huyết đã điều hòa, tà khí sáp tan, báo hiệu sẽ khỏi.
  3. Có khi da rất ngứa, gãi thì sưng lên, dày cộm, nổi từng đám như đám mây, đó là phong nhiệt ghé thấp làm ra chứng “đơn”, chứng “phong”, đều không thuộc dòng họ chẩn. Phàm phát sốt mà mọc ngay, chắc chắn là chứng chẩn, phát sốt mà khó mọc ra chắc chắn là chứng đậu, đó có thể thấy được độc ở nông hay sâu.
  4. Tay chân hơi lạnh, khắp mình nóng, sợ lạnh không có mồ hôi, sắc mặt xanh đau, là nóng của bệnh thương hàn.
  5. Tay chân hơi ấm, phát sốt có mồ hôi, mặt đỏ mà sáng, mũi chảy nước trong, là nóng của chứng thương phong.
  6. Trước buổi trưa phát sốt, mí mắt sưng to, sác mặt vàng, nôn mửa, đi ngoài phân lỏng, đau bụng lâm râm, đầu trán và bụng rốn thì nóng hơn hoặc ngày nóng đêm mát, cùng trên nóng dưới lạnh, là nóng của chứng thương thực.
  7. Lòng bàn tay có mồ hôi, mạch ở tay hơi động, sắc mặt xanh hồng, có lúc sợ hãi, đó là báo hiệu của chứng kinh nhiệt.
  8. Môi má đều đỏ, đại tiểu tiện đều bế, dưới sườn có mồ hôi, mình nóng mà ăn được là chứng phong nhiệt.

Những chứng kể trên lâu chẳng khỏi, thì trong và ngoài đều cảm nhiễm phải độc tà uất át. lại, cũng có thể nhận chỗ sơ hở mà sinh ra chứng chẩn được.

Chúng trạng và cách chữa khi chẩn chưa mọc.

Chứng ma chẩn không phát sốt thì không mọc, cho nên khi nó sắp mọc thì thân thể phát nóng trước, biểu và lý không có tà thì nhiệt độ phải hòa hoãn, độc khí nhẹ thì dễ mọc dễ thấu suốt, nếu có cả mọi chứng nhiệt vì phong hàn hay vì ăn uống không tiêu thì nhiệt độ phải dữ hơn, độc khí bị uất bế lại, khí mọc và khó thấu suốt thì dùng Tuyên độc phát biểu thang để chữa, trong đó hoặc có chứng phức tạp cũng nên theo phương thuốc này gia giảm mà chữa.

CHỨNG TRẠNG VÀ CÁCH CHỮA KHI CHẨN ĐÃ HÌNH THÀNH

Chứng ma chẩn đã hinh thành thì quý ở chỗ mọc thấu suất mọc rồi nốt chẩn bé và đỏ tươi là lành, nếu mọc không thấu suốt không khớp, nên xét nguyên nhân của nó, như bị phong hàn bế tắc thì có những chứng mình nóng không ra mồ hôi, đầu nhức, lợm giọng, nôn mửa, sắc nhạt mà sạm tối, nên dũng Thăng ma cát căn thang gia Tô diệp, Xuyên khung, Ngưu bàng. Nếu nhiệt độ ủng trệ thì mặt phải đỏ, mình nóng, nói nhảm, khát nhiều, nốt chấm đỏ tía hơi sạm, nên dùng Tam hoàng Thạch cao thang. Nếu vì chính khí hư yếu không thể đưa độc ra ngoài thì mật phải trắng bợt minh hơi nóng, tình thân mỏi mệt, nốt chẩn trắng mà không đỏ, thì dùng nhân sâm bại độc thang làm chủ. Có người ốm mới khỏi gầy, yếu, môi trắng khí hư, nhân cảm đọc thời khí mà sinh ra ma chẩn thì dùng Gia vị Tiểu dao tán hoặc có người thể chất hư yếu chẩn sắc tráng ít tươi đỏ thì có thể dùng Bạch truật, Bạch thược, Thục linh, Đương quy, Mẫu đơn, Trần bì, Sài hồ, Mạch đông, Cam thảo, Cát căn sắc uống.

CHỨNG TRẠNG VÀ CÁCH CHỨA CHẨN MỌC LẶN CHẬM MAU

Sau khi chẩn đã mọc ba ngày thì nên dằn dần theo thứ tự mà lặn đều không nhanh không chậm mới là không bệnh. Nếu một hai ngày chẩn đã lặn ngay đó là nhanh quá, vì giữ gìn không cẩn thận hoặc bị phải phong hàn lấn vào, hoặc gập phải hơi tà uế nhiễm vào đều nổi độc công vào trong, nhẹ thì sinh phiền khát, phát điên, nói nhảm, nặng thì mê mệt mất trí, dũng Kinh giới giải độc thang uống trong, ngoài dùng rượu Hồ tuy đem phun vào quần áo chăn màn, làm cho chẩn mọc ra hết thì mới ổn. Chẩn đang bay mà không bay là có hư nhiệt ở trong lưu trệ lại ngoài da, chứng của, nó có sốt cơn bực dọc khát nước, miệng khô lưỡi ráo, nhất thiết không nên thuần dùng thuốc hàn lương, dùng Sài hồ, Tứ vật thang mà chửa, làm cho huyết phận điều hòa, dư độc phải trừ, sang chẩn sẽ khỏi ngay.

CÁCH NGHIỆM XÉT VỀ CHỨNG THUẬN

Ban đầu mọc vùng mặt, đến hai má, mọc đều rồi đến chản dạng như hạt cải sắc như Hoa đào, hai ba lượt mọc đều, tinh thần yên ổn, ăn uống và đại tiểu tiện điều hòa, là chứng thuận.

Dầu mặt mọc đều thấu mụn chẩn mập mà nhiều, màu đỏ nhạt tươi nhuận, ba ngày rồi lặn dần dần là nhẹ, sắc tươi nhuận là tốt.

CÁCH NGHIỆM XÉT VỀ CHỨNG NGUY

Đầu mặt và hai má mọc không thấu suốt là nặng. Hai bên má như sắc mây màu tím đóng từng mảng là nặng, trong chứng chẩn có ghé cả chứng ban, khí nghịch lên là nặng, sắc hồng tia hơi sạm tối và khô là nặng: yết hầu sưng đau không ăn được là nặng, nhiệt chuyển vào đại tràng, biến ra chứng phát nóng là nặng, khắp mình chưa thấy mọc, mà hai bên sườn mọc trước và hai má sưng trướng, sắc giống như yên chi là rất nguy.

=> Đọc thêm: Y nghiệp thần chương: Khái quát những điểm chính về lý luận của Hải Thượng Lãn Ông.

CÁCH NGHIỆM XÉT VỀ CHỨNG NGHỊCH

Sắc đen sạm, khô se mọc rồi lặn ngay thì không chữa được, Lỗ mũi thở phồng, miệng há, mất tinh thần là không chữa được. Mũi xanh nhập đến không chữa được, hơi thở ồ ồ trước ngực chỉ có hít vào không chữa được, nóng dữ suyễn đầy ngực cao lên, vai so lại nói như điên, ra máu mũi, tay quờ quạng, lác dầu, màn áo sờ giường, ọe nôn, đại tiểu tiện bí, miệng thở ra như mùi người chết là không chữa được.

Sau khi chẩn bay mà có 5 chứng cam răng không chữa được một là có mùi, thối nát, hai là cam từ ngoài vào trong, ba là không có mủ máu, bốn là sắc trắng là đã ăn nát dạ dày, năm là rặng rơi ra là thận đã bại, đều không chữa được. Sáu là chính khỉ không đầy đủ không thể đuổi độc tà ra ngoài, độc âm náu ở trong, suyễn đầy mà chết, thì gọi là “muộn chứng”.

Ý NGHĨA TÓM TẮT VỀ DỤNG DƯỢC

Tiên sư có nói: Về chứng ma chẩn, một nửa do thai độc, một nửa do thời khí, đều có liên quan với tình trạng khí huyết đầy đủ hay suy kém, mà bệnh chứng thi có nặng nhẹ khác nhau lại nhờ vào cách chữa có đúng hay sai, tổn thương hay bổ ích của thầy thuốc. Vả lại, người đời xưa ăn uống đảm bảo, bẩm thụ lại khỏe khoắn, người đời nay bẩm thụ vốn yếu đuối mà hay ăn nhiêu đồ cao lương, nên người thầy thuốc hết thảy theo phương pháp xưa đều cho là chứng bệnh “hữu dư” đem chữa chứng chẩn cần phải dùng thuốc thanh lương, chứng đậu cần phải dùng thuốc ấm làm định luận, đến nỗi làm cho dương hư không thể đưa lên để đẩy độc ra ngoài được, thành ra chẩn không thể mọc được lên mặt, vì âm hư không thể thấu suốt đến dương làm cho nhiệt độc còn lại không lui, như vậy thể chất yếu đuối âm khí chưa đầy đủ, chịu đựng sao nổi với tình trạng nóng lâu tổn hại âm, đến nỗi lìm lịm mê mẩn không ăn được, thở dốc, vật vã, tỳ khí ngày càng hư yếu, nếu lại dùng phong dược để sơ thống ngoài biểu, thúc độc ra ngoài thi chân âm, càng hao, nếu dùng thuốc thanh lương để thanh phế giải độc thì lại càng làm tổn thương vỵ khí khi sinh ra chủng tiết tả, trên nhiệt dưới hàn suyễn thở càng nặng thì lại cho là chẩn độc chạy vào phế, rồi dùng bừa những thuốc hàn lương thì nguy vong đến nơi. Biết đâu khí huyết không điều hòa chỉ lệch về âm hay lệch về dương thì thành ra độc, nếu làm cho khí huyết điều hòa, âm dương thăng bằng thì độc tự nhiên hóa hết. Tiên sư mới chế Toàn chân, nhất khí thang bỏ Nhân sâm dùng chữa chứng ma chẩn đầu và mặt không mọc nóng dữ không ăn suyễn thở, mê mẩn, trên nhiệt dưới hàn rất hiệu nghiệm.

Toàn chân nhất khí thang

  • Thục địa 8 đồng, vi quân, dương âm để hóa dương,
  • Bạch truật 3 đồng, vi thần, để giữ chặt tỳ khí về tiêu đờm.
  • Phụ tử 6 phân, vi sứ, để cho nó dẫn thẳng xuống hạ tiêu
  • Mạch môn 2 đồng làm tá, đê thanh phế sinh thủy, có thể chế ngự cạn mộc, sao với gạo.
  • Ngưu tất 1 đồng 4 phân, để dẫn đường, để đè nén sự thăng bốc của dương.
  • Ngũ vị tử 3 phân, để dẫn đường, để rút trọc âm xuống dưới.

Trong bài này, dùng phụ tử để dẫn Thục địa mà tư âm giáng hòa Mạch môn, Ngũ vị để đưa khí về nguồn, hễ chân âm được bồi bổ thì tình trạng nóng đốt sẽ tự khắc tiêu trừ. Khí huyết đã điều hòa, âm dương tự nhiên vừa phải thấu suốt sẽ thấu suốt đến nơi, khí hồi sẽ hồi đến chốn, thì tình trạng suyễn thở gấp kia sẽ tự tan như ngói vỡ.

Có người nghi ngờ, cho vị Phụ tử là vị đại nhiệt. Bạch truật rất táo, Ngũ vị hay thu liễn… Nhưng họ không biết, Phụ tử không có Can khương thì không nhiệt, cũng đi với Thục địa là âm dược thì chẳng táo, trong những Mạch đồng; Bạch truật mà có Thục địa thì sức nó yếu mền ra vả lại tỳ khí kém yếu thì lấy gì để vận hành được lực để thành cộng được. Vị Phụ tử chạy thông suốt các kinh lạc tựa như việc phá ải đoạt cờ đã có Bạch truật kèm cập lại còn có Ngũ vị để giữ gìn chặt chẽ sự ngay thẳng của Đan điền thì độc của mù tối còn lo gì nữa. Sức Phụ tử tuy ràng mạnh, nhưng sơ tiết quá đà thì tân mác mà không thu được, chỉ khi gia thêm những vị thu liềm thì sức sơ tiết lại càng mạnh hơn cũng như có mùa đông bế tàng thì mới có mùa xuân này nở tốt tươi, lại giống như cây pháo, ngoài có chặt cho thì thuốc bên trong nổ mới mạnh, tiếng mới vang dậy xa gần, dùng mà công độc thì độc nào giáng hỏa nào chẳng yên, dùng mà tư âm thì âm nào chẳng mạnh, thật lã công hiệu như than. Lại như kém có ma chẩn ẩn náu, chỉ nên dùng Địa hoàng thang mà chớ nên dùng phong dược để sơ thông giải biểu.

Lục vị địa hoàng thang (Bài tiên sư đã dùng)

Dùng 1-2 thang thì chẩn mọc ho giảm thần khí tỉnh táo muốn ăn, sốt lui rồi khỏi. Do là ý nghĩa cùng giống với bài trước có sức mạnh của Phụ tử ở trong thì không sợ Ngũ vị tính hay thu liễm. Cho nên người thầy thuốc khi chẩn trị phải biết cứu âm cứu dương làm chủ yếu thì còn lo gì cái nạn tử vong, thực là phép chửa hay ngoài khuôn phép chữa chẩn, vị tất phải lấy câu nói “Chẩn phần nhiều thuộc thực nhiệt, ban co giá tượng thuộc dương, “làm định luận, lại không cần phải chia ra ban ra chẩn làm gì, chỉ nên biệt hư thực. Chứng chẩn thuộc hư thì vận dụng ngay cách chữa ban để chữa, chứng ban thuộc thực thì dùng ngay cách chữa chẩn để chữa ban.

ĐẠI LƯỢC VỀ CÁCH DÙNG PHƯƠNG THANG (Dưới đây đều là phép thông thường trong phương thư)

Khi chẩn mới mọc nên dùng Thăng ma cát căn thang, tuy hàn cũng không dùng Quế chi, hư cũng không dùng Sâm Truật, tuy mửa mà có đờm cũng không dùng Nam tinh, Bán hạ, và kỵ nhận lầm là thương hàn rồi đem phép hãn, hạ để chữa, dần thì tăng nhiệt sinh đổ máu mũi, ho ra máu, lở miệng sưng họng, phiền nong, mắt đỏ, đại tiểu tiện không thông; hạ bì hư bên trong hoặc sinh ra chứng kiết lỵ, ỉa chảy, đó là đại lược về cách chữa.

Khi mới phát sốt, muốn mọc ra mà chưa mọc thì nên dùng Tuyên độc phát biểu thang. Bảo rằng chẩn ưa thuốc thanh lương là nói đại lược, nếu sốt mà không cho dùng thuốc mát thì cũng khó mà mọc cho hết, nên nhận xét mùa ấm để dụng dược, như mùa rét lắm thù dùng Quế chi cát thang để giải biểu cho mọc ra, mùa bức thì dùng Thăng ma cát thang thì dùng Kinh phòng bài độc tán, nếu có cả thời khí dịch lệ thì dùng Nhân sâm bại độc tán, mấu chốt là ấm mát vừa phải thì âm dương tự điều hòa, chẩn tự nhiên mọc ra hết, mọc hết thì độc phải giải ngay. Tuy vậy, nốt chẩn lại có sắc trắng đỏ khác nhau, sắc đỏ thì phải dùng thuốc thanh lương mới giải được, sắc tráng thì phải dùng thuốc ôn hoãn mới thanh được, đó là không phải căn cứ vào thời tiết nữa.

Phàm nốt chẩn ban đầu mọc nhiều ở phía sau tai, trên gáy, ngang lưng và dưới chân, thấy đầu nốt chẩn nhọn mà không dài hình bé mà đều đặn sắc hồng là kiêm có hỏa hóa nôn dùng những vị như Ngưu bàng, Liên kiều, Thăng ma, Địa cốt bì, Tri mẫu.

Sắc tía khô ráo mờ sạm là hỏa thịnh độc bốc lên, nên phát biểu giải độc ghé có tư âm lương huyết thì nhiệt tự nó phải rút tức là nói: “bồi dưỡng âm để dương rút lui”

Sắc đen là nhiệt độc bốc dữ không chữa được, chi dùng thuốc hạ thì họa may cứu sống trong muôn một.

Sắc trắng nhợt là tâm huyết không đầy đủ, nên dùng Dưỡng huyết hóa ban thang làm chủ.

Sắc rất đỏ tươi hoặc hơi tía là huyết nhiệt, hoặc mọc ra nhiều quá, đều nên dùng Dại thanh long thang làm chủ.

Sắc đen là chứng chết, nếu bỗng nhiên thấy đổ máu mũi là tà theo máu mũi đưa ra lại là triệu chứng tốt.

Phát sốt 67 ngày mà chẩn không mọc là da đỏ cứng dày thớ thịt chặt chẽ, lại bị phong hàn lần vào, hoặc đã có dùng thuốc thổ lợi gây nôn nguyên khí suy yếu thành ra độc ẩn nấp lại, nên cấp tốc dùng thuốc Thác lý, thuốc phát biểu, ngoài dùng rượu Hô tuy (23) nấu lẽn mà phun.

Hơn một tuần mà không thấy mọc ra là phong hàn bó ở ngoài da dẻ vít kín, nên dùng Kinh phòng bại độc tán làm chủ.

Lâu ngày không đi đồng là độc ở phần lý nhiều mà ẩn nấp ở trong không mọc ra được, nên dùng lương cách tán giai Ngưu bàng để phát biểu giải độc, nếu lại không mọc ra ngoài được nữa, trong bụng đầy đau khí suyễn độc đưa lên, nôn mẽ, buồn bực, nói nhảm thì chết.

Trong khi chấn đang mọc, nhất thiết phải kiêng gió lạnh, kiêng ăn đồ lạnh, không thì người da sẽ vít lại độc khí úng trệ rồi làm cho khắp mình nổi sắc xanh tím hoặc ẩn hoặc hiện bứt. rứt, bụng đau, khí suyễn, buồn bực rối loạn là nguy đã dẫn đến nơi, nếu độc tà mọc ra lại lặn mà không có ác chứng khác thì dùng nhiều thuốc phát biểu thì họa may có thể sống.

Nếu do phong hàn bó ở ngoài, da dẻ vít kín mà dây dưa không mọc ra hoặc buồn bực hoặc mửa ỉa, nên dùng Kinh phong bại độc làm chủ, chẩn mọc ra hết thì mọi chứng tự khỏi.

Về cách chữa chứng chẩn cốt. yếu là làm cho dầu, mặt, hai bên má mọc thâu suốt là hơn nếu mùa đông rét lắm mà mọc không thấu suốt thì không nên dùng lầm thuốc hàn lương, nên dùng những vị Kinh giỏi, Phòng phong, Thuyền thoái, Khương hoạt, Hồ tuy, Thông bạch, lại gây thèm Ma hoàng sao mật, rượu, bốc làm 1 thang cho uống thì khỏi, không nên dùng quá.

Đã mọc ra rồi mà đỏ sưng nhiều nên dùng Hóa độc thanh biểu thang làm chủ.

Mọc ra ba bốn ngày mà không thu được là dương độc rất nhiều, nên dùng Đại thanh thang làm chủ, hoặc dùng những vị Kinh giới, Ngưu bàng, Huyền sâm, Cam thảo, Thạch cao, Cát cánh để giải độc.

Chỗ khác nhau giữa chẩn với đậu là đậu thì xuất phát từ ngũ tạng, mà chẩn thì xuất phát từ lục phủ, phụ thuộc dương, dương chủ khí, cho nên chẩn có hình mà không có nước mủ, chứng phần nhiều thuộc thực nhiệt, mà không hàn. Chứng đã khác thì phép chữa cũng phải khác, chẩn vốn thực nhiệt mà làm cho trẻ con rét run nghĩa lả hòa tượng nhiệt cực thì sinh âm thành ra hàn đó thôi. Khi mới sốt chỉ nôn phát biểu, lại nên bồi bổ âm chế bớt dương là được. Vì chẩn nóng nhiều phần âm bị nung nấu, huyết hư hao, cho nên vẽ phép chữa phải thanh hỏa, tư âm, không thể mảy may làm động khi chút nào, những thuốc nóng dữ trước sau đều phải kiêng kỵ. Người đời chỉ biết chứng đậu là quan hệ trọng đại mà không biết chứng chẩn cũng không kém gì. Tối ngày thường chữa chứng chẩn, thoạt đầu phát sốt như chứng thương hàn, nhưng thấy có ho đờm hắt hơi, mũi chảy nước trong, khóe mốt sinh màng, mí mắt và hai bên má sưng nặng, nước ràn rụa, lợm giọng nôn khan, luôn muốn uống nước, thì thực là khác xa với thương hàn lắm, nên cẩn thận tránh gió lạnh, kiêng những đỏ tanh hôi, đô lả những nét lớn, một ngày ba lần mọc là khác thường, hai ngày mọc ra sáu lần là tốt, nếu có mọc ra không thỏa mãn thì cấp tốc dùng thuốc để giải biểu, làm cho da dỏ thông suốt, thớ thịt mở rộng thì tự nó không lưu độc lại được.

Về cách xem bệnh chẩn, thấy đầu tiên mọc nhiều ở sau tai trên gáy, ngang lưng vồ đùi, nốt nó đầu nhọn mà không dài, mọc đến đâu lặn đến đấy, hình nó bé mà đều đặn sạch sẽ là tốt, nếu sắc thấy đỏ là gồm có hỏa thì chữa lành được, nên dùng Hóa ban thang (Thuyền thoái, Mật mông, Quy vĩ, Mộc thông, Xuyên khung, Trúc diệp, Sài hồ, Long đởm thảo, Sơn chi tử, Bạch đậu khấu), hoặc Nhân sâm Bạch hổ thang (Tri mẫu, Thạch cao, Nhân sâm, Cam thảo, Cát cánh, Trúc diệp) cũng được, nếu đè tay vào thấy trắng lấy tay lên thấy đỏ ngay là huyết không đầy đủ, nên dùng Dương sinh thang làm chủ. Nếu sắc tím đỏ khô ráo sạm đen là hỏa bốc lên, khát uống nước luôn nén dùng Lục nhất tán để giải độc (Thạch cao 6, Cam thảo 1), hoặc Hoàng liên thang cũng được. Nóng dữ không lui gia, Sài hồ, Thăng ma, Cát căn, Ngưu bàng, Huyền sâm. Nóng quá nói nhầm mê mệt bất tỉnh nên dùng Hoàng liên giải độc thang, nếu khát thì không nên cấm uống nước, nhưng không được cho uống nhiều. Tuy rằng gặp lúc trời rét cũng không cho mặc nhiều quần áo, e nhiệt vào trong yết hầu làm cho trẻ em mất tiếng, mà chẩn không mọc ra được thì hại rất. lớn. Hoặc có ỉa mửa nên dùng tứ linh thang (Trư linh, Trạch tả, Phục linh, Mộc thông) gia Ngưu bàng, Kha tử, hoác chẩn mọc mà mình nóng dữ, nên dùng Thăng ma bạch hổ thang bội Ngưu bàng, Huyền Sâm, đến 9 ngày chẩn bay hết mà nói ú ớ không ra tiếng thì dùng nước lã hòa với Nhi trà, lọc hàn the vào cho uống thì khỏi. Sau khi bị bệnh chẩn mà có chứng lỵ đều do tích mà thương tổn nội tạng trước nên trừ hết độc rồi sau mới nên bổ, nên dùng Đại hoàng, Hoàng liên, Chỉ xác, Binh lang, để thông lợi, chớ ăn những của ngọt bổ để tránh khỏi chứng cam răng. Nếu có chứng cam thì lấy quả hông quả táo bỏ hạt. đi, nhét Hùng hoàng vào to bằng hạt gạo d qua tán nhỏ, dùng nước vo gạo mà súc miệng rồi trộn một ít vào nước muối bôi vào răng thì khỏi.

Mụn chấn lờ mờ không mọc ra được nên dùng Thăng ma thang gia Ma hoàng thì mọc ra ngay vài ngày không ăn uống nước nhiệt nhiều thì nên dùng thuốc thanh vị dưỡng tỳ giải độc làm chủ độc giải thì tự nhiên ăn uống như bình thường. Khi độc chẩn sắp hết thì kiêng ra gió đề phòng đau mắt, minh gầỵ, da vàng thì không ăn chất nóng như hạt tiêu, bột mỳ, vị hòa nhân đó bốc lên mà sinh ra lở miệng lưỡi, làm cho trẻ kêu khóc, nếu có lỡ như vậy thì cạo lấy cáu trắng ở nồi đựng nước tiểu (Nhân trung bạch) đốt qua tán nhỏ đem xát vào chút ít thì khỏi.

Chữa chứng chấn chẳng lạ gì chỉ lương giải là đệ nhất trong khi chẩn mọc và lặn 21 ngày cho đến 100 ngày không thể khinh thường. Tục ngữ có câu: “Bệnh đậu lúc ban đầu thì khó, bệnh chẩn lúc về sau cũng chẳng dễ, thực đúng như vậy”.

CÁCH DÙNG THUỐC NHIỀU HAY ÍT

Đại để xem nhiệt nhiều hay ít phân biệt chứng nặng hay nhẹ thì phương thuốc bổ hay tả, không câu nệ phương pháp nhất định.

  1. Về phát biểu, nhẹ thì dũng Thăng ma thang nặng thì dùng Ma hoàng thang.
  2. Giải nhiệt, ở trong dùng giải độc thang hoặc ích nguyên tán, nặng thì dùng những phương thuốc lợi tiểu.
  3. Trong và ngoài nóng dữ nhẹ thì dùng Hòa giải thang hoặc Tiểu Sài hồ thang hoặc Sâm tô ẩm, nặng thì dùng Liên kiều ẩm.
  4. Khí huyết đều hư nhẹ thì dùng Bổ trung ích khí nặng thì dùng Bát vật thang hoặc Thập toàn đại bổ thang.
  5. Bổ huyết hoạt huyết, nhẹ thì dùng Tứ vật thang nặng thì dùng Đương quy hoạt huyết tán hoặc Bạch thược độc thánh tán.
  6. Bổ khí hành khí nhẹ thì dùng Tứ quân tử thang hoặc Bảo nguyên thang nặng thì dùng Nội thác tán.
  7. Nữ hàn, nhẹ thì dùng Lý trung thang hoặc Sâm kinh Bạch truật tán, nặng thì dung Mộc hương Dị công tán.
  8. Tiểu tiện đỏ, sẻn, nhẹ thì dùng Tứ linh tán nặng thì dùng Bát chính tán.
  9. Đại tiện bế, nhẹ thì dùng Mật dạo pháp, Tứ thuận ẩm, Tuyên phong tán, nặng thì dâng Đại Sài hồ thang gồm có cả ngoại nhiệt thì dùng Thùa khí tang hoặc dương cách tán.

Những phương thuốc trên đây, phàm mới chứng có đến hai ba phương, khi dùng nên xem xét chứng bệnh nhiêu hay ít, nặng hay nhẹ, để châm chước sử dụng mới có thể tránh sai lâm.

TẠP CHỨNG TRONG BỆNH CHẨN

  1. Ho đờm. Mặt nặng, tàm phiên, miệng khô, khi mới phát sốt chưa mọc mà ho đờm họng đau, hơi đưa lên, suyễn cấp, mặt và mắt sưng, nề, lúc nằm lúc ngồi. Tâm phiền miệng khô là hỏa độc hun đốt ở trong làm cho lá phổi khô ráo, nên dùng Cam cát than hợp với Nhân sâm Bạch hổ thang gia thêm Ngưu bàng, Bạc hà mà chữa.
  2. Ho có đờm. Bởi chứng ma chẩn xuất phát từ tỳ phế cho nên phần nhiều ho có đờm, khi mới mắc nên thanh nhiệt thấu độc, không nên ngăn no, nếu quá lắm nên chia ra trước và sau khi mới ho là vì bị phong hàn uất lại nên dùng Thăng ma cát căn thang gia Tiên hồ Cát cánh, Tô điệp, Hạnh nhân, Khi chẩn.
  3. Đau họng. Đau sưng họng không ăn uống được, dùng Cam cát thang gia Ngưu bàng. Theo sách Tâm pháp thì dùng Lương cách tiêu độc âm. Lại nói không cứ bệnh mới hay cũ dùng Nhị vọng tán mà thổi vào.
  4. Mắt tiếng. Vì nhiệt độc bế tắc ở phế khiếu mà sinh ra, khi mới mắc dùng Huyền sâm thăng ma thang, mác khi chẩn đã mọc thì dùng Lương cách tán gia giảm.
  5. Khát nước. Khát muốn uống nước lã hỏa tà vào trong, hòa ở trong xông lên, cho nên phế nóng mà vị khô, khi mới nóng mà khát thì nên dùng Thăng ma cát căn thang gia Thiên hòa phất Mạch môn để tà phải bộc lộ ra ngoài chần mọc rồi mà nhiệt tà tự giải, nếu khát nước khi chấn đã mọc rồi thì dùng Thiên hoa Mạch đông hợp với Hoàng liên giải độc thang làm chủ.
  6. Khát nước thì nên cho uống gì? Chỉ có dùng Đậu xanh Bấc đèn sao với gạo làm nước uống để sinh tâm giải độc mà thôi, không được cho uống bừa bãi nước lã, nặng thì át lấp độc khí công vào trong, đều nổi không cứu được, nhẹ thỉ biến thành chứng súc thủy, truyền vào năm tạng mà sinh ra mọi chứng khác.
  7. Nói mê nói sảng là độc khí thịnh quá, nóng làm mê tâm thần mà sinh ra, chẩn chưa mọc thì dùng Tam hoàng Thạch cao thang, đã mọc rồi thì dùng Hoàng liên giải độc thang.
  8. Suyễn gấp. Suyễn là chứng hậu hung ác rất kỵ đối với chứng ma chẩn, khi mới mọc, khi mọc chưa thấu suốt, không ra mồ hôi, suyễn gấp , đó là độc bị uất ở ngoài biểu, nên dùng Ma hạnh Thạch cam thang để phát biểu; chẩn đã mọc rồi mà lồng ngực suyễn gấp là vì độc khí công ở trong, phế kim bị khắc nên dùng bài Thanh khí hóa độc ẩm để thanh phế, nếu để chậm không thanh ngay đến nỗi phổi nóng héo thì khó cứu vãn.
  9. Chứng ra mồ hôi. Khi phát sốt khắp mình ra mồ hôi là độc theo mồ hôi, tan ra, lỗ chân lông mở ra thì mụn chấn dễ mọc chớ nên ngăn cản, đó là hợp với cái nghĩa phát tán, nếu mồ hôi nhiều quá mãi không dứt là tà độc nhiêu, bức bách tân dịch chày bừa bãi, nên dùng những vị Hoàng cầm, Hoàng liên, Sinh địa, Phù tiểu mạch để chỉ hãn, hoặc Nhân sâm Bạch hổ thang, hoặc Hoàng liên giải độc thang làm chủ đề chân, thì mồ hôi ra nhiều, nguyên khí hư mà vong dương.
  10. Đổ máu mùi. Khi phát sốt chảy máu mũi là độc theo máu mũi, mà toát ra, cũng là cái may trong cái không tốt, không nên ngăn cản. Nếu máu ra nhiều quá lại là bức bách máu chảy tràn, nên dùng những vị như Hoa cả gianh, Quy đầu, Sinh địa, Cam thảo, Đan bì, Huyền sâm, Chi tự, Liên Kiều để cầm máu. Không làm vậy thì huyết tất âm vong mà tinh thần biến thành hoại chứng. Sách Tâm pháp có nói: “Đổ máu mũi nhiều thì ngoài dùng Phát khôi tán thổi vào trong miệng, trong cho uống Tê giác địa hoàng thang thì cầm máu được.
  11. Đau bụng. Thức ăn ngưng đọng, độc khí không phát ra ngoài được cho nên đột nhiên phát đau, cong lưng kêu khóc, mặt thường nhân nhó, nên dùng Gia vị Bình vị tán để chữa, tiêu trệ giải độc thì bụng tự nhiên hết đau, nếu có đi lỵ thì nên dùng Hoàng cầm thang, có thổ thì gia thêm Bán hạ 2 đồng, Sinh khương ba nhát nấu uống, quặn đau mót rặn thì dùng Hoàng liên giải độc thang hợp với ích nguyên tán.
  12. Nôn mửa. Nôn mửa là do hỏa tà bên trong bức bách vỵ khí xông ngược lên, nên dùng Trúc Thạch cao thang (70) để hòa trung thanh nhiệt, nôn mửa sẽ tự hết.
  13. Ỉa mửa. Khi mới phát sốt vì hỏa tà ở trong bức bách thượng tiêu thỉ mửa, bức bách hạ tiêu thì ỉa, bức bách trung tiêu thì cả ỉa cả mửa, nên dùng thuốc thanh lương để phát biểu giải độc, chớ nên dùng loại thuốc thu sáp.
  14. Ỉa chảy. Khi chẩn mọc đi ỉa chảy không cầm được, hoặc luôn luôn ỉa ra nước loãng là chứng hậu rất tai ác, nhưng nhận xem, nếu mụn chẩn mọc khắp mình dày kín, đỏ tím, thì không ngại gì, nghĩa là nếu không ỉa ra thì uất nhiệt không giải, chỉ nên dùng thuốc thanh lợi, hễ chẩn mọc đều và mọc thấu suốt thì ỉa chảy tự hết, nếu chẩn sắp bay mà ỉa chảy vẫn chưa khỏi, thì độc chẩn chữa hết hẳn, nên dùng loại thuốc thanh nhiệt thác độc ghé có lợi tiểu nhất thiết không nên dùng những vị sáp trệ như Kha tử. Đậu khấu, đến nỗi sinh ra chứng bụng đầy trướng, suyễn gấp mà không chữa được. Bệnh chẩn phần nhiều hay có ỉa chảy , chớ nên cầm lại ngay, chỉ nên dùng Hoàng liên, Cát căn, Thăng ma, Cam thảo thì chứng ỉa chảy tự nhiên hết. Bệnh chẩn không kỵ chứng ỉa chảy vì ỉa chảy thì tà nhiệt ở dương minh giải được, đó cũng là ý nghĩa độc ở biểu ở lý cũng tiêu ra ngoài, Sách Tâm pháp chép: “Chứng ỉa chảy là nhiệt độc di chuyển vào trường vị làm cho sự truyền hóa mất bình thường, chớ nên dùng những phương ôn nhiệt, khi chẩn mới mọc nên dùng Thăng ma cát căn thang gia thêm Phục linh, Trư linh, Trạch tả; khi chẩn đã mọc nên dùng Hoàng liên giải độc thang gia Xích linh, Mộc thông. Cảnh Nhạc nói: “Người tỳ khí yếu mà dùng nhiều thuốc hàn lương hoặc ăn đồ sống, lạnh, đến nỗi thương tổn tỳ vị mà sinh ra ỉa chảy, tuy do chứng chẩn mà ra, thực tế không phải là độc của chẩn, chỉ xét không thấy chứng trạng nhiệt và mạch nhiệt mà gồm có sắc trắng nhợt, sức yếu thì phải cứu tỳ khí, dùng Ôn vỵ ẩm hoặc Ngũ quân tiễn.
  15. Kiết lỵ. Nếu khi mới phát sốt mà có chứng quận đau mót rặn sinh ra chứng kiết lỵ thì gia thêm một ít Đại hoàng đế hơi lợi đại tiện, đo là chứng thuần dương, không thể gọi là chứng hàn nên theo cách chữa bệnh chấn mả tìm hiểu. Sách Tâm pháp nói: “Ma chẩn mà kiết lỵ, gọi là chứng chấn ghé lỵ vì nhiệt độc không giải di chuyển vào bàng quang, có chứng đau bụng muốn làm dịu mà không dịu được, hoặc đi ra lẫn lộn những đỏ và trắng, đều phải dùng Thanh nhiệt đạo trệ thang không được khinh suất dùng mà dùng phương thuốc cố sáp.
  16. Sốt không lui. Chứng sang chứng chẩn nếu không có sốt thì không phát ra được đâ mọc rồi mà mình mẩy mát là đúng chứng, nếu mọc ra rồi mà sốt không lui, là độc vẫn còn ủng tắc nên dùng Đại thanh thang để giải biểu, đại tiện khó đi thì dùng Hoàng liên giải độc thang để giải phần lý nếu có buồn bực không yên thì cũng cùng một ý nghĩa đó mà biến thông, cốt yếu là khi chẩn mọc thì làm cho độc giải hết không hết thì độc chứa ở trong, nóng dữ lâu ngày thì phải khô héo thành ra chứng cam mà chết; chẩn đã lận mà mình nóng, ho đờm hơi thở to, lã dư nhiệt còn lại ở cơ biểu, nên dùng Sài hồ thanh nhiệt âm để chữa.

NHỮNG TẠP CHỨNG SAU KHI CHẨN BAY

  1. Sốt không lui. Sau khi chẩn đã bay mà sốt vẫn không lui biến thành chứng cam lao, nên dùng Lục vị địa hoàng hoàn để bổ thận thủy. Hoặc có người nói: “Trẻ em tuổi còn non nớt, việc gì mà bại thận”. Nhưng không biết âm khí của trẻ em chưa đầy đủ, nếu bẩm thụ lại bạc nhược thì gọi là chân hư, huống chi chẩn mới phát rất tổn thương phần huyết, dư độc còn bổ mạnh cho thủy thì làm chế ngự bớt được sự sáng chói quá (dương quan).
  2. Ho có đờm. Sau khi chẩn bay có chứng ho đờm nên dùng Bối mẫu, Cát cánh, Cam thảo, Bạc Hà, Thiên hoa phần, Huyền sâm, Mạch môn đê thanh dư nhiệt và tiêu đờm ủng tắc thì ho sẽ khỏi, đừng nên dùng thuốc thu liễm.
  3. Suyễn. Sau khi chẩn bay mà có suyễn là tà nhiệt ủng tắc ở phế, chớ nên dùng thuốc định suyễn, chí nên dùng đại tê Trúc diệp thạch cao thang gia Tây hà liễu 1 lạng, Huyền sâm Bạc hà mỗi thứ hai đồng, nếu thế nhiệt dữ lắm thì dùng Bạch hổ thang, gia thêm Tây hà liễu, kỵ dùng vị Thăng ma, nếu phạm đến là phát suyễn mà chết, lại còn sau khi chẩn bay hơi có suy suyễn là dư độc chưa hết, dùng Thanh phế ẩm gia vào Tiêu độc ẩm làm chủ, Nếu ho nhiều ho liên thanh không ngót gọi là Đồi suyễn, ho quá thì ăn uống hoặc uống thuốc đều nôn ra, hoặc ho có đờm, ra máu là nhiệt độc xâm phạm đến phế, nên cho uống nhiều Mạch đông thanh phế ẩm gia Liên Kiều làm chủ yếu. Nếu như thấy ngực có gió lên hai bên háng, so vai mà thở, miệng mũi chảy máu, quay đầu lắc cổ, sắc mặt hoặc trắng hoặc xanh hoặc đỏ mà khô sạm thì không chữa được, nhưng cũng có khỉ phế khí hư mà phát suyễn liên thanh không dứt, không có chứng ho đờm ra máu, nôn ra thức ăn thì nên dùng Thanh phế ẩm gia nhiều Nhân sâm, đúng câu nệ mát phế nhiệt mà thuần dùng những thuốc thanh phế giải nhiệt. Cảnh Nhạc có nói: “Trong chứng chỉ suyễn thì 10 bệnh đã có 9 bệnh thuộc hư”, xét về căn bản thì chứng này không phải do hỏa, hoặc vỉ lầm dùng thuốc tả quá, Hàn quá mà gây nên, cho nên đều quy về chứng khí thoát, nên dùng Lục khí tiễn hoặc Trinh nguyên ẩm.
  4. Ỉa chảy ra máu mủ. Sau khi chẩn bay sinh chứng ỉa chảy ra máu mủ là đều do nhiệt tà hãm ở trong, tối kỵ dùng thuốc chỉ sáp, chỉ nên dùng thuốc thăng tán, vẫn nên dùng những vị Thăng ma, Cam thảo, Cát cân, Hoàng liên, Bạch chỉ, Biển đậu, đi ngoài ra máu mủ, thì gia thêm bột Hoạt thạch, hễ thông lợi được thì bệnh tự khỏi, nếu quà thật trên nhiệt dưới hàn trên thực dưới hư, thì nên chữa theo cách tòng trị, không nên dùng thuốc hàn lương mà chữa theo cách chính trị.
  5. Kiết lị. Sau khi chẩn bay độc khí chạy vào mà thành chứng lỵ thì nên dùng Thanh nhiệt đạo trệ thang.
  6. Sau khi chần bay sinh sang lở. Đấy là do dư nhiệt ở phần vinh chưa hết, nên dùng Kim ngân hoa, Kinh giới tuệ, Liên kiều Huyền sâm, Cam Thảo, Hồ ma, Việt sất, Hoàng liên, Mộc thông sác uống để giải nhiệt tà thì chứng sang lở tự nhiên khỏi.
  7. Chứng cam răng. Sau khi chẩn bay bị chứng cam răng là tình trạng rất nguy, ngoài dùng chót phân bò đốt tồn tính tán nhỏ gia phiến não (Long não nấu thành) nghiền nhỏ thổi vào trong dũng Liên kiều, Cát cản, Tháng ma, Huyền sâm, Hoàng liên, Cam thảo, Sinh địa sắc lấy nước ròi gia thêm 2 – 3 thìa nước Tê giác mài hòa vào uống, nếu để chậm thì không cứu được, nếu tỳ khí hư hàn không thể tiếp nạp âm hỏa ở hạ tiêu thì dùng Lý trung thang mà hóa tự rút. Tóm lại, nên bằng vào mạch mà dùng thuốc chứ đừng nói nhất định mà chẩn là nhiệt độc, bởi vì mọi bệnh co chỗ khác nhau khi mới thỉ giống nhau mà cuối cùng là khác.
  8. Trúng ác. Sau khi chẩn ba/, cử chỉ ăn uống bình thường bỗng nhiên khắp người ra mồ hôi như tắm hoặc chỉ có trong bụng đau xoắn mà chết, đó là nguyên còn thiếu, ngoài tuy không có bệnh mà trong thực đã hư hỏng, một khi cảm phải khí dịch bất chính, chỉnh khí không thắng được tà, bị trúng mà chết gọi là “trúng ác”, nên dùng ngay Nhân sâm thang gia Tô hợp hương hoàn cho uống thì sống lại, cũng giống như loại người lớn thốt nhiên bị trúng ác.
  9. Khàn tiếng. Sau khi chẩn bay bị khàn tiếng lâu ngày không khỏi là do phế bị hóa xông vào vỵ, vỵ hỏa bốc lên ho hội yểm. Sách có nói “phế kim thanh thời kêu, phế kim đặc thời khàn, huyệt hội yểm ở chỗ yết hầu, bị hỏa đốt thời trước hết phế kim bị hỏa chế, lúc đó nếu không kịp thanh phế chế hỏa thì trước nên dùng Nhi trà tán (84) điều ngay với nước lã uống vài làn thì bệnh co thể rút mà tiếng phát ra được, rồi cho uống Thanh kim giáng hỏa thang (Quy, Thược, Sinh địa, Tràn bỉ, Bối mâu, Qua lâu, Phục lỉnh, Hoàng cầm, Cam thảo, Sơn chi, Huyền sâm, Thiên môn, Mạch môn, Tang bỉ, Hạnh nhân, Tô ngạnh, Hoàng liên châu, Sinh khương sác uống) thì bệnh tự khỏi, phàm trước khi mọc chẩn sau khi chẩn bay mà bị ho là vì độc cùa chẩn, không được xem thường, nếu bi ho lằu kết thành chúng “chẩn hậu phong” hoặc đến nỗi ra máu họng thì nên uống Mạch đông thanh phế ẩm (Tri mẫu Bối mẫu, Thiên môn, Cát cánh, Cam thảo, Thạch cao, Trần bì, Hạnh nhân và Đơn linh, gạo nếp sắc uống) không chữa như thế thì chứng ho ẩy sẽ làm tổn thương đến phế vỵ, trưốc ngực giồ cao lên, bụng trướng, suyễn đầy, môi và mặt lúc trắng lúc xanh và khô sạm, miệng hôi, máu chảy ra là chứng không chữa được. Tôi gặp chứng này kinh nghiêm chữa vài trẻ đều nhờ sức Nhi trà tán, mong các đồng chí xét kỹ.
  10. Chứng hựu tức lỵ. Sau khi chẩn bay chưa được 10 ngày, vì cha mẹ trẻ nuông chiều quá, tha hồ cho nó muốn ăn uống gì cũng cho mà không kiêng cữ, làm cho nó bị đi lỵ lâu ngày không khỏi trở thành chứng hựu tức lỵ, đó là dư độc ở đại trường, nhất thiết không được dùng thuốc thu sáp hoặc công phạt bùa, nếu sáp lại mà khỏi ngay thì độc ở trong sẽ công lên, làm cho trẻ ấy phát nôn mà không ăn được thành ra chứng cấm khẩu không nói được, hai ba ngày độc công vào đại trường lại đi tả không ngớt, hoặc đi ra máu tươi, hoặc giống như nước đục, nước đậu, đều là chứng nguy cả, nên mau mau cho dùng Tam hoàng thang gia Binh lang, Chi xác, sắc song hòa với Thiên thủy tán cùng uống mới có thể sống được, nghĩa là trước thanh lợi sau bổ, một phép rất tót chữa chứng lỵ.
  11. Dư độc chưa hết lại phát sốt mọc chẵn lần nữa. Sau khi chẩn đã bay vài ngày dư độc chưa hết rồi phát sốt ngày đêm không rút, chẩn lại mọc ra lần nữa, so với làn trước thì ít hơn. Vả lại, dư độc nóng dữ thường đêm phiền nóng nói nhảm, thất huyết và hay kinh giật, vì ban đêm thuộc âm, âm là huyết, cũng như trước khi chẩn mọc, nóng dử, tâm hảo hao tán, cho nên trẻ em khí huyết thực thì dễ chữa mà hư là khó chữa. Phàm gặp chứng này trước hết phải chữa huyết, dùng ngày Tê giác địa hoàng thang hoặc Giải độc thang sắc cho uống 1 chén, lại dùng Tứ vật thang gia Viễn chi 3 phân, Cam thảo 2 phần uống 1 chén mà thôi, nếu phát điên nói nhảm kinh giật thì lại sác Ngũ linh tán điều với ích nguyên tán với 1 đồng cân Thần sa cho uống thì mọi chứng sẽ khỏi. Dại để chứng chẩn trước khi mọc là dễ mà sau khi bay là khó, nhất thiết phải kiêng ăn uống mới khỏi lo hậu hoạn.
  12. Khát nước. Chấn vối thương hàn cùng một bệnh nhiệt hai bệnh đó không có lẽ không khát nước, thương hàn phát sinh ra khát nước thì sống mà chẩn phát khát cũng có thể cho uống nhưng chẩn khát nước thì dùng Ô mai 1 lạng cô đặc hòa với nước lã từ từ cho nhấp nuốt mà thôi, hoặc dùng Nhân sâm Bạch hổ thang thì khát nước tự khỏi, nếu uống nước quá nhiều e sinh ra chứng “thủy súc”. Vì nóng quá mà khát là do tạng tâm nước uống vào thì tâm truyền sang tỳ mà sinh ra nôn mửa tả lỵ, truyền sang phế thì sinh ra ho đờm, truyền sang thận thì sinh ra tiểu tiện không lợi làm cho bìu dái sưng mọng, truyền sang can thỉ sinh ra đau sườn, gan mềm nhũn, trướng lên. Phế bị thương thì dùng Thanh phế ẩm gia ít Ngũ vị, tỳ bị thương thì dùng Ngũ linh tán để thẩm thấp. Can và thận thì dùng Ngũ linh tán gia Mộc thông, Xa tiền để lợi thủy ở bàng quang thì bệnh can thận bị tiêu trừ. Tôi xét trong sách có nói: “Thực hỏa nên tả, hư hỏa nên bổ, tả là chính trị, bổ là tòng trị”, nghĩa là dùng hàn để chữa nhiệt mọi người đều dễ hiểu mà lấy thuốc nhiệt chữa bệnh nhiệt thì mọi người đều nghi ngại. Phàm thực hỏa là dương hỏa, là hỏa hữu hình, hư hỏa là âm hỏa là hỏa vô hình, vì sự tàng nạp của hòa không ngoài thùy thổ, tỳ hư không bế tàng được nguyên dương ở trong cũng thì nên dùng những loại. Bổ trung, Lý trung, Quy tỳ; thận hư không tiếp nạp được âm hỏa ở hạ tiêu thì dùng những loại Lục vị, Bát vị, Nếu chỉ biết tỳ mà không biết thận thì đối với y lý còng thiếu sót quá bán. Nếu chứng trạng thấy rõ là âm hòa ở hạ tiêu mà dùng thuốc cho tỳ thì thật là đầu Ngô mình Sở làm sao mà tiếp khớp được.

=> Tham khảo thêm: Bách bệnh cơ yếu: Lý luận và kinh nghiệm chữa bệnh.

BAN CHẨN

  1. Sa chẩn. Bệnh sa chẩn là hỏa nhiệt của phế vị, gây ra phần nhiều là bệnh ở trẻ em, đôi khi người lớn cũng mắc phải. Bệnh này là 1 loại bệnh ôn dịch thời khí, phép chữa phải thanh lương phát tán làm chủ, thuốc thì dùng loại cam hàn, tân hàn, khổ hàn để đưa lên và phát tán, kiêng kỵ không dùng loại chua thu liêm mà rất nên dùng thuốc tân tán. Tản hàn như những vị Kinh giới, Tây hà liễu, Cát căn, Thạch cao, Ngưu bàng tử, Ma hoàng, Huyền sâm, Trúc diệp, Thiên hoa phần, Thanh đại, Bạc hà. Cam hàn như Mạch môn, Sinh thảo, nước mía ép. Khổ hàn như Hoàng liên, Hoàng cầm, Bối mẫu, Liên kiêu, Tùy chứng nặng nhẹ mà dùng, trúng bệnh thì thôi không nên lạm dụng.
  2. Tao chẩn. Chứng này trẻ em còn trong bụng mẹ bị khí của huyết nhiệt xông nấu đã lâu, khi sinh ra rồi gặp gió lạnh bên ngoài mà nổi nốt đỏ khắp mình giống như hạt kê, thời gian chưa đầy tháng mà có như vậy gọi là “Lạng nùng sang”, trong 100 ngày mà mọc như vậy gọi là “Bách nhật sang”, chưa lên đậu mà mọc gọi là “Tao chẩn”. Chỉ nên điều dưỡng cẩn thận không cần chữa cũng khỏi. Lại có trẻ em trước khi chưa lên đậu, trong lúc thời khí có bệnh dịch, người mẹ nhiễm phải dịch khí, trẻ em bú phải sữa có bệnh ấy mà cảm sinh bệnh nhiệt, nổi nốt đỏ khắp mình mẩy, người thì cho là chẩn kê cho là ban, đều không phải, đó là do nhiệt độc trong sửa chạy vào khoang da thịt trẻ em nhưng độc khí không xuất phát từ tạng phủ thì có lo gì chỉ vì mẹ bệnh con cũng bệnh, cho nên chữa bệnh cho mẹ thì con sẽ khỏi, chọn người khác cho bú thì không lo gì cả.
  3. Cái đậu chẩn. Là chứng đậu sắp lặn, sau vài ngày mình hơi nóng, hai ba ngày khắp mình nổi ban đỏ ngứa, càng mập càng nhiều, trước tiên mọc ra mụn lớn mụt nhỏ không đều hình như hạt thóc hạt gạo dần dần to lên thành từng chỏm như mây, đo là sau khi đậu đã chóc vảy dư đọc chưa hết mà ăn uống bừa bãi mà quá hại, ngoài kiêm cảm phong nhiệt mà gây nên, gọi là “Vân đầu chân” hoặc gọi “Cái đầu chân”. Chớ cho là chứng chẩn thật mà sợ, nếu thực do ăn uống mà bị tích thì nên dùng Tam hóa thang, gia thêm Hoàng liên, Phòng phong để tiêu thực tích mà trù phòng nhiệt, tránh khỏi xảy ra chứng tả lỵ, hoặc dùng Gia vị Tiêu độc ẩm để sơ phong thanh nhiệt thì chẩn khỏi ngay.
  4. Ấn chẩn. Chứng này là do tâm hỏa nóng đốt phế kim, còn cảm phải phong thấp ở ngoài mà gây nên, phát bệnh ắt có ngứa nhiều, sắc thì đỏ lờ mờ trong da, cho nên phần nhiều là ẩn chẩn. Trước phải dùng Gia giảm Khương hoạt tán để sơ phong tán thấp, rồi tiếp dùng Gia vị Tiêu độc ẩm để thanh nhiệt giải độc, biểu lý được thanh thì bệnh tự khỏi.
  5. Vựng chẩn. Đàn bà có thai mà lên chẩn thì nên dùng Tứ vật gia Điều cầm, Ngải diệp, Sa nhân, cốt để an thai thanh nhiệt thì thai không động mà chẩn tự khỏi. Tiên sư có nói: “Đó là chữa phép của người xưa chỉ biết thanh nhiệt để an thai mà không nghỉ đến khi chẩn chưa mọc, nếu sớm dùng thuốc thanh nhiệt thì chẩn khó mọc, mà nhiệt ở bàng quang càng sâu, đó là muốn bảo vệ thai mà trái lại làm hại thai, chỉ nên thúc nhẹ ra biểu thì chẩn mọc mà nhiệt tự thanh rồi tiếp dùng thuốc tư âm thanh giải thì chẩn cũng như thai hai bên đều không bị trở ngại, không an thai mà thai tự an, và lại Ngải cứu, Sa nhân tính âm mà có mùi thơm, sau khi phế khí đã bị tổn thương nhiều lại phải đói pho bàng những vị hương táo thì ho đờm, suyễn gấp đều co thể làm động thai, thân thủy cạn phế kim khô, lấy gì mà nuôi lớn thai được, chỉ có danh là an thai mà thực tế lại tổn thai, nhất thiết không thể theo thành pháp của người xưa được Xưa có một người đàn bà co thai 3 – 5 tháng, bỗng nhiên phát nhiệt lên đậu ngày lên ba lần, có hình có sắc đó thật là chứng chẩn. Trước phải bảo vệ thai làm chủ, dùng Tứ vật gia Cầm Truật cho uống, nếu mọc ra không được thỏa mãn thì có thể dùng Bạch hổ thang gia Thăng ma, bội dụng Huyền sâm Ngưu bàng làm thang nhỏ; nếu nóng dữ thai khí không yên, thì uống thuốc giữ thai vài chén, hễ thấy bụng đau lưng tức là biết ngay thai sẽ sảy, phải chữa như cách chữa sản hậu, trước dùng đại tễ rồi sau dùng thuốc chữa chứng khá, thai tuy hỏng rồi nhưng người mẹ lên chẩn là có thể sống, Còn như người đàn bà lên đậu mà sảy thai thì muôn phần không thể sống được là tại sao? Bởi vì chứng chẩn còn phàn lý rỗng không, thai ra thì nhiệt theo thai mà giải chứng đậu cần phần lý sung thực, một khi thai sẩy khí huyết đều tổn thương, đã hư mã lại thêm hư nữa thì sống sao cho nổi.
  6. Ban chẩn. Chứng này phần nhiều do bệnh dịch thời khí, nóng dữ, đại tiện táo là nhiệt độc lưu ở trong vỵ, thuốc lý chứng tỏ nên hay phát ra chứng ban, không thể chữa giống như chứng chẩn mà dùng bừa thuốc phát tán, bởi vì chứng chẩn thì có mụn có hình chứng ban thì lờ mờ dưới da, không dấu vết lại bằng phẳng, đó là phương pháp để nhận biết, thầy thuốc nhất thiết không thể dùng thuốc phát biểu hay tả hạ bừa bãi và phải kiêng ăn những đồ cay có, gạo nếp, vì nó giúp thêm vị hỏa, Nếu mình nóng khát nước thì nên dùng Nhân sâm bạch hổ thang bỏ Nhân sâm gia Huyền sâm, Sinh địa uống 1 chén là khỏi, nếu đại tiện táo bón thì dùng tam hoàng thang để lợi, sắc đỏ thì sống, đen là chết. Nhưng lại có chứng âm hàn phục ở trong bức bách vô can hỏa bỏ, mất vị trí của nó, nổi ở ngoài da mà sinh ra ban điểm, là chứng vị khí hư lắm uống lầm thuốc hàn lương thì nguy ngay, lẽ đó cũng cần nên biết.
  7. Mạch chẩn. Chứng này trẻ con mới sinh ra và trong khi đầy tháng, khắp mình mọc ra những điểm đô giống như hạt thóc hạt gạo, hình thức giống như chứng chẩn, o nhà giàu cô, mới có con, bởi lòng dạ ân cần mới thấy có chứng như vậy đã vội mới thấy đến chữa, nhầm cho là chứng chẩn hoặc cho người mẹ uống thuốc, hoặc cho con uống những loài kim thạch Đơn sa, họ không biết trẻ còn nhỏ, trường vỵ của nó còn non yếu, trong trẻo như hạt móc hạt châu, làm gì chịu nổi với những thử kim thách ấy, và người mẹ khi mới sinh làm gì chịu nổi thuốc thanh lương phát biểu. Nếu nghe thầy thuốc kém mà chữa như thế là hãm con vào chỗ không cứu được. Phải biết rằng chứng này là do đứa bé khi còn trong bào thai, người mẹ có chứng nóng sốt, trẻ bị khí nóng của âm huyết ấy xông nóng da lâu, kịp đến lúc sinh ra gặp phải gió nóng làm bức thì phát ra chứng này gọi là “Lạng mạch chẩn” cho nên gọi là “mạch chẩn” không cần chữa nó cũng khỏi.
  8. Ảnh chẩn. Chứng này phát sốt hai ba ngày thì nổi đỏ lờ mờ trong da, dao động như vật với bong, khi co khi không. Chính là giữa lúc nhiệt độc phát ra ngoài gặp phải gió to rét dữ, vật sống lạnh xâm phạm vào, da bế tắc, khí trệ thành từng đám và sắc đỏ hoặc trắng, hồng hồng, biến ra sắc tím là nhiệt độc công vào trong, làm cho trẻ sinh ra mọi chứng suyễn đày, đau bụng, chẩn muốn mọc mà không mọc ra được, nguy sáp đến nơi, kíp dùng Thang ma hóa ban thang hoặc Họa huyết tán thì chẳng không đến một ngày liên mọc ra ngay? nếu tiểu tiện không thông, sốt dữ thì dùng Tứ linh tán gia Sơn chi tử, Mộc thông, sốt dữ không lui mà khát nước thì dùng Nhân sâm bạch hổ thang làm chủ.

PHỤ PHƯƠNG (gồm 68 bài)

  1. Thăng ma cát căn thang. Thăng ma, Cát căn, Bạch thược, Cam thảo, phân lượng bằng nhau, sắc uống nóng.
  2. Tuyên độc phát biểu thang. Thăng ma, Bạch phấn cát đều 8 đồng, Phòng phong, Cát cánh (đều 5 phân) Kinh giới, Bạc hà, Cam thảo (đều 5 phân). Ngưu bàng (sao nghiên) Liên kiều, Tiên hồ, Chỉ xác, Mộc thông, Đạm trúc diệp (đều 6 phân). Nếu khí trời nóng lắm gia Đại hoàng sao 8 phân, rét lắm gia Ma hoàng 8 phân.
  3. Cam cát thang. Cát cánh 8 phân, Cam thảo 1 đồng hai phân Ngưu bàng, Xạ can (đều 6 phân) Phòng phong, Huyền sâm (đều 4 phân) Gia Sinh khương 1 nhát sắc uống. Nóng lắm bỏ Phòng phong gia Hoàng cầm.
  4. Nhân sâm Bạch hổ thang. Nhân sâm 5 phân, Thạch cao 4 phân Tri mẫu 5 phân, Chích thảo 3 phân, giã gạo tẻ sắc uống.
  5. Hoàng liên giải độc thang lại có tên là Lương huyết giải độc thang. Tử thao 1 đồng, Sinh địa 8 phân, Xích thược, Tô mộc, Phòng phong, Kình giới Hoàng liên, Mộc thông (đều 3 phân) Hồng hoa, Thiên ma, Cam thảo, Ngưu bàng (đều 4 phân) Sài hồ 8 phân Đơn bì 7 phân, gia Đăng tâm gạo nếp sắc uống ấm.
  6. Quế chi cát căn thang. Cát cân 4 đồng, Sinh khương 3 đồng, Quế chi, Thược dược, Cam thảo chích (đều 2 đồng) Đại táo hai quả sác uống nóng.
  7. Kinh phòng bại độc tán. Tức Nhân sâm bại độc bỏ Nhân sâm gia kinh giới Liên kiều, Phòng phong, Kim ngân hoa, sắc uống.
  8. Nhân sâm bại độc tán. Nhân sâm, Xích linh, Khương hoạt, Độc hoạt, Tiên hồ, Bạc hà, Sài hò, Chỉ xác, Xuyên khung, Cát cánh, phân lượng bằng nhau, Cam thảo, Ngưu bàng, bớt một nửa, giã 1 củ hành sắc uống.
  9. Lương cách tán. Đây là bài thuốc hay nhất giải nhiệt ở phần lý. Hoàng cầm, Liên kiều để làm quân, Cam thảo, Chi tử, Bạc hà, Cát cánh, Trúc diệp, sắc uống.
  10. Đại thanh thang. Huyền sâm, Đại thanh, Cát cánh, Nhân trung hoàng, Tri mẫu, Thạch cao, Chi tử, Mộc thông, Sắc uống, đốt 1 cục phân người hòa vào, nếu đại tiện táo bón thêm Đại hoàng.
  11. Trúc diệp Thạch cao thang. Cũng gọi là Lục vị Thạch cao thang. Thạch cao đốt làm quân, Đạm trúc diệp, Cát cánh, Bạc hà diệp, Mộc thông, Cam thảo, sắc uống.
  12. Bạch hổ thang. Thạch cao đốt 4 đồng, Tri mẫu 5 phân, Cam thảo 3 phân, giã gạo tẻ sắc uống.
  13. Thạch nhiệt đạo trệ thang. Hoàng liên, Hoàng cầm, Bạch thược, Chỉ xác, Sơn trà, đều 1 đồng), Hậu phác sao gừng, Thanh bì, Binh lang (đều 6 phân) Đương quy, Cam thảo, Ngưu bàng, Liên kiều (đều 5 phân) sắc uống, nếu ngoài da đỏ gia Hồng hoa ba phân Địa du 5 phân, đại tiện táo bón gia Đại hoàng 1 đồng 2 phân.
  14. Hóa độc thanh biểu ẩm. Ngưu bàng, sao nghiền, Liên kiều, Thiên hoa phân, Địa cốt bì, Hoàng liên, Hoàng cầm, Chi tử, Tri mẫu, Càn cát, Huyền sâm (đều 8 phân) Cát cánh, tiến hồ, Mộc thống (đều 6 phân) Cam thảo, Bạc hà, Phòng phong (đều 3 phân) sắc uống, khát nước gia Mạch môn 1 đồng, Thạch cao 3 đồng, Đại tiện khó đi gia Đại hoàng 1 đồng 2 phân.
  15. Lý trung thang. Nhân sâm, Bạch truật, Bào khương, Chích thảo, phân lượng bằng nhau gia Khương táo sắc uống.
  16. Thanh phế ẩm. Mạch đứng 2 đồng, Cát cánh 2 đồng, Tri mẫu 1 đồng, Kinh giới tuệ 1 đồng, Thiên hỏa phần 1 đồng, Xương bồ 8 phân, Kha tử 8 phân, sắc uống.
  17. Tiêu độc ẩm. Ngưu bàng tử 4 đồng, Cam thảo 1 đồng, Phòng phong 5 phân, Kinh giới tiêu 2 đồng, sắc cho uống nóng. Gia thêm Sinh địa, Tê giác, Hoàng cầm càng hay. Một bản khác có Thăng ma 1 đồng.
  18. Mạch môn thanh phế ẩm. Trị ho đờm hoặc ra máu hoặc khát nước sau khi chẩn bay. Tri mẫu, Bối mẫu, Thiên môn, Cát cánh, Cam thảo, Hạnh nhân (bỏ vò và đầu nhọn) Ngưu bàng tử, Thạch cao, Mã đậu linh, Địa cốt tri, dùng gạo nếp sắc uống.
  19. Dưỡng huyết hóa ban thang. Đương quy, Nhân sâm, Sinh địa, Hồng hoa, Thuyền thoái, phân lượng bằng nhau, nước 1 bát gừng sống 1 nhát, sắc còn 6 phân, luôn luôn uống nóng.
  20. Lục vị địa hoàng hoàn. Thục địa 8 đồng, Sơn dược 4 đồng, Sơn thù 4 đồng, Thục linh 3 đông, Đơn bì 3 đông, sắc uống nóng.
  21. Tô hợp hương hoàng. Tràm hương, Thanh mộc lương, Tê giác, Hương phụ, Đinh hương, Chu sa, Bạch truật, Kha tử, Bạch đàn hương, Tất bát, Xạ hương, An tức hương, Long não, Tô hợp hương, Huân lục hương, tán nhỏ viên bàng mật, bao sáp bên ngoài.
  22. Tam hoàng hoàn. Hoàng liên, Hoàng cầm, Đại hoàng, tán nhỏ luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng, liều dùng 40 – 50 viên triêu với nước đun sôi hoặc nước muối nhạt.
  23. Nguyên tuy tửu. Rau mùi đun với rượu cho sôi vài dạo để nguội bớt, ngậm phun khắp mình trẻ và phun cả giường, màn và cửa buồng.
  24. Gia vị Tứ linh tán. Chu Trư linh, Mộc thông, Trạch tả, Xích linh, đều dùng 7 phân Liên tử sao qua 1 đồng, Hoàng liên, Hoàng cầm, Ngưu bàng sao (đều 5 phân), băc đèn 1 lọn, sắc uống.
  25. (Khuyết).
  26. Tam hoàng Thạch cao thang. Thạch cao sống 3 đồng, Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá 2 đồng, Đậu xị nửa cáp, Ma hoàng 8 phân, Chi tử 5 quả đập nát, nước 2 bát sắc còn 1 bát cho uống.
  27. Gia vị Tiêu dao tán. Bạch truật, Phục linh, Đương quy, Bạch thược, Cam thảo, Sài hồ (đều bằng nhau) Đại táo 1 quả, gia sơn chi, Đơn bì sắc uống.
  28. Kinh phòng giải độc thang, (khuyết).
  29. Sài hồ Tứ vật thang. Trị dư nhiệt sau khi chẩn bay. Sài hồ, Đương quy, Xuyên khung, Sinh đại, Bạch thược, Nhân sâm, Mạch môn, Trì mâu, Đạm trúc, Hoàng cầm, Địa cốt bì, sắc uống.
  30. Dưỡng vinh thang. Nhân sâm, Đương quy, Hồng hoa, xích thược, Cam thảo, sắc uống.
  31. Hoàng liên thang. Hoàng liên, Cam thảo, Can khương, Quế chi, Cam thảo, sắc uống.
  32. Thăng ma Bạch hổ thang, (khuyết).
  33. Thăng ma thang. Thăng ma, Cát căn, Khương hoạt, Nhân sâm, Sài hồ, Tiền hồ, Cam thảo, Cát cánh, Phòng phong, Kinh giới, Ngưu bàng, Xích thược, Liên kiều, Đạm trúc diệp, sắc uống.
  34. Ma hoàng thang. Ma hoàng, Quế chi, Hạnh nhân, Cam thảo, Gừng sống ba nhát sắc uống.
  35. Giải độc thang. Kim ngân, cam thảo, Ngưu bàng tử, Liên kiều, Phòng phong, Kinh giới, Mộc thông, đều ba đồng, sắc uống.
  36. Ích nguyên tán. Phân thảo 1 lạng, Hoạt thạch 6 lạng, tán nhỏ uống với lá đun sôi.
  37. Hòa giải thang, (khuyết).
  38. Tiểu sài thang. Sài hồ 3 đồng cân, Nhân sâm, Hoàng cầm đều 1 đồng, Bán hạ 1 đồng Cam thảo 7 phân, Sinh khương ba nhát nước 1 chén sắc còn sáu phân uống âm.
  39. Liên kiều ẩm. Liên kiều, Cù anh mạch, Kinh giới, Mộc thông, Xích thược, Đương quy, Phòng phong, Sài hồ, Hoạt thạch, Thuyền thoái, Cam thảo, Sơn chi, Hoàng cầm, đều bằng nhau, tán nhỏ liều dùng 2 đồng cân, gia tử thảo sắc uống.
  40. Sâm tô ẩm. Tiền hồ, Nhân sâm, Tô diệp, Càn cát, Bán hạ, Phục linh (đều 3 phân). Chỉ xác, Trần bì, Chích thảo, Cát cánh đều 1 phân, sắc uống.
  41. Bổ trung ích khí thang. Sâm, Kỳ, Quy, Truật, Thăng ma, Sài hõ, Trần bì, Cam thảo, gia gừng Táo sắc uống.
  42. Bát vật thang. Nhân Sâm, Phục linh, Cam thảo, Bạch truật, Thục địa, Bạch thược, Xuyên quy, Xuyên khung, Bào khương ba nhát sắc uống.
  43. Thập toàn đại bổ thang. Nhẵn sâm, Bạch truật, Phục linh, Chích thảo, Thục địa, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung, Hoàng kỳ, Nhục quế, gừng táo sắc uống.
  44. Tứ vật thang. Thục địa, Bạch thược, Đương quy, Xuyên khung, sấc uống nóng.
  45. Đương quy hoạt huyết tán. Đương quy, Xuyên khung, Xích thược, Sinh địa, Hồng hoa, Tứ thảo, nước sắc uống.
  46. Bạch thược Độc thánh tán, (khuyết).
  47. Tứ quân thang. Nhân sâm, Bạch truật, Bạch linh, Chích thảo, Gừng táo sắc uống
  48. Bảo nguyên thang. Hoàng kỳ 1,5 đồng, Nhân sâm 1 đồng, Cam thảo 5 phân, sắc uống.
  49. Nội thác tán. (co tôn khác là Hoàng kỳ Nội thác tán) trị chứng biểu hư lý thực, khí huyết đều hư, đâu nốt đậu đen hãm, sắc mụn đậu trắng nhợt, đều có thể uống được. Hoàng kỳ, Nhân sâm, Đương quy (đều hai đồng cân) Xuyên khung, Cát cánh, Hậu phát, Bạch chi, Cam thảo (đều 1 đồng cân) Mộc hương, Nhục quế (đều 3 đồng cân) Phòng phong 1 đông, sắc uống.
  50. Lý trung thang. (xem 15 trên) Nhân sâm, Chích thảo, Hoàng kỳ, Nhục quế sắc uống.
  51. Sâm linh Bạch truật tán. Nhân sâm, Bạch truật, Phục linh Chích thảo, Biển đậu, Liên nhục, Di nhân, Sơn dược, Xuyên tiêu tán nhỏ uống với nước đun sôi.
  52. Mộc hương dị công tán. Đương quy, Mộc hương, Phục linh đều ba đồng cân rưỡi, Nhục quế 2 đông, Nhân sâm, Nhục khẩu 1 đồng Trần bì, Đình hương, Bản hạ (đều 2 đồng) Bạch truật, Hậu phác, Phụ tử (đều 1 đồng) 5 phân bỏ phụ tử cũng được nếu quặn đau mót rặn thì không bỏ Phụ tử, xem trẻ em lớn bé mà dùng. Tán nhỏ, liều dùng 2 đồng cân, gừng táo nấu lấy nước làm thang.
  53. Tứ linh tán. Trư linh, Phục linh, Bạch truật, Trạch tả, tán nhỏ, liều dùng 2 đồng cân uống với nước lã đun sôi.
  54. Bát chính tán. Đại hoàng, Xa tiên, Cù mạch, Biển súc, Sơn chi, Mộc thông, Cam thảo, Hoạt thạch (đều 1 đồng) tán nhỏ, liều dùng 2 đồng cân, uống với nước sôi.
  55. Dạo mật pháp. (Thông khoan bằng thoi mật) Dùng mật ong nửa chén, đựng trong cái gáo đồng, nhỏ lửa nấu đến độ giỏ vào nước không tan thì cho vào hai đồng cân Tạo giác, quấy đều, nắm thành quả táo dài hơn 1 tấc, hai đầu nhúng dầu vừng, đem nút vào trong lỗ đít, dại tiền ra được thì bỏ ngay đi, nếu chưa thông thì đổi cái khác, ngoài dùng vải che chở làm thuốc phải chịu khó để cho mật ở trong đó chờ khi phân ra mới bỏ vải đi.
  56. Tứ thuận ẩm. Đại hoàng, Dương quy, xích thược, Cam thảo phân lượng bằng nhau, sắc uống, nếu có nóng khát gia thêm Mộc hương.
  57. Tuyên phong tán. Trị đờm thấp, khử trích trệ, thông bí kết, trừ hắc hãm thuộc lý thực. Binh lang 3 cái, Trần bì, Cam thảo đều ba đồng, Phiên ngưu 4 lạng, nửa sao nửa để sống, tán nhỏ rây lấy lần đầu và lần cuối 1 lạng đều cùng tán nhỏ liều dùng 1 đồng cân, xem trẻ lớn bé mà thêm bớt, uống với nước sôi. Một phương khác có Đại hoàng, Mộc hương, Xa tiền, sau khi sắc song cho bột Khiên ngưu vào hòa tan mà uống.
  58. Đại Sài hồ thang. Sài hồ, Chi thực (đều dùng 2,2 lạng) Bán hạ 1,5 lạng, Đại hoàng 3,7 lạng, gia Khương táo sắc uống bất cứ lúc nào.
  59. Thừa khí thang. Đại hoàng 4 đồng, Hậu phác, Chỉ thực Ba đồng sắc uống.
  60. Lương cách tiêu độc ẩm. (khuyết).
  61. Nhị vọng tán (khuyết).
  62. Huyền sâm thăng ma thang. Huyền sâm, Xích thược, Thăng ma, Tê giác, cưa lấy mạt, Cát cánh, Quản trọng, Hoàng cầm (đều dùng 1 đồng cân), Cam thảo nửa đồng, bốc làm 1 thang, nước hai chén sác lấy 8 phân, cho mạt Tê giác vào hòa tan uống sau bữa ăn.
  63. Tam hoàng Thạch cao thang (khuyết).
  64. Ma hạnh thạch cao thang (khuyết).
  65. Phát khí hóa độc ẩm. (khuyết).
  66. Phát khói tán (khuyết).
  67. Tê giác địa hoàng thang. Sinh địa, Thược dược, Đơn bì, Tờ giác, phân lượng bằng nhau, sắc uống. Sách Bạt tụy thêm vào Cầm liên, Đại hoàng, Sách lương phương thêm vào Hoàng liên, Hoàng cầm Cục phương thêm vào Đào nhân để trị huyết.
  68. Gia vị Bình vị tán. Trần bì để cùi trắng, Bạch biển đậu (đều hai lạng, Thương truật ba lạng hai đồng, Hậu phác 1,6 lạng, Cam thảo 1 lạng, Mộc thông 8 lạng, Tán nhỏ uống với nước gừng, liệu chừng người lớn hay trẻ em mà cho cho vừa.
  69. Hoàng cầm thang. Hoàng cẩm, Hoàng liên, Chi tử, Sinh địa, Mộc thông, Trạch tả, Cam thảo, Mạch đông, sắc uống trước khi ăn.
  70. Trúc như thạch cao thang. (Trọng cảnh) Thạch cao 5 đồng, Nhân sâm 1 đồng, Mạch môn 1,5 đồng, Cam thảo 7 phân, Đạm trúc diệp 14 lá. gạo tẻ 1 nắm to, sắc xong chế vào 2 thìa nước gừng quậy đều mà uống.
  71. Ôn vị ẩm. Nhân sâm, Bạch truật, Biển đậu, Trần bì, Can khương, Đương quy, Chích thảo, sắc uống.
  72. Ngữ quân tiễn. Nhân sâm ba đồng, Bạch truật, Phục linh (đều hai đông) Chích thảo 1 đồng, Can khương 2 đồng, sắc uống.
  73. Vỵ quan tiến. Thục địa 3,5 đồng, Sơn dược 2 đồng, Biến đậu 2 đồng, Chích thảo 2 đồng, Tiêu khương 2 đồng, Ngô thù 7 phân, Bạch truật 3 đồng, sắc uống.
  74. Sài hồ thanh nhiệt ẩm (khuyết).
  75. Tam hóa thang (khuyết).
  76. Gia vị tiêu độc ẩm (khuyết).
  77. Gia gia khương hoạt tán (khuyết).
  78. Thăng ma hóa ban thang (khuyết).
  79. Hoạt huyết tán. Bạch thược, Huyền hồ, Đương quy, Xuyên khung (đều 4 lạng) Nhục quế 1 lạng, Tán nhỏ liều dùng 4 đồng cân, hoặc sắc cho uống sau bữa ăn.
  80. Tứ linh tán. Xem 53 ở trên.
  81. Lục khí tiễn. Hoàng kỳ. Nhục quế, Nhân sâm, Bạch truật, Đương quy, Chích thảo, sắc uống.
  82. Trinh nguyên ẩm. Thục địa, Chích thảo, Đương quy, sắc uống ấm.
  83. Nhân sâm thang. Nhân sâm, Phục linh, Hoàng kỳ, Trần bì Khương hoạt, Ma hoàng, Thục tiêu (bỏ mắt và hột vào mím miệng, sao cho đổ mồ hôi, đều dũng 1 đồng cân rưỡi), sắc uống sau bữa ăn.
  84. Nhi trà tán (khuyết).
  85. Tam hoàng thang (khuyết).
  86. Thiên thủy tán. Hoạt thạch, Cam thảo (đều 1 lạng) tán nhỏ, hòa với nước mới gánh mà uống.
  87. Ngũ linh tán. Trư linh, Trạch tả, Phục linh, Bạch truật, Nhục quế, sắc uống.
  88. Thần sa ích nguyên tán. Hoạt thạch 6 lạng, Cam thảo 1 lạng, Thần sa 3 đồng, tán nhỏ hòa với nước mà uống.

Y ÁN CHỮA BỆNH CHẨN (trích trong sách cẩm nang)

Một thời gian ban chẩn thịnh hành mà rất nguy, mọi thầy đều dùng thuốc thanh giải để thúc ra nhưng không có công hiệu chứng trạng của nó thỉ khắp mình đều mọc mà trên mặt thì lờ mờ rồi lặn, nóng dữ, ho suyễn, phiên táo không ăn và ỉa chảy, có người thì mình và mặt đều mọc ra, nhưng mặt đỏ, nóng dữ, suyễn đờm, không ăn, ỉa chảy. Như thế cần biết rằng đấy đều là dương khí vượt ra ngoài mà âm ở trong thì kiệt hết, tỳ khí yếu mà phế khí tổn thương, chứng ấy hỏa có thừa là do thủy không đủ, thầy thuốc không sáng suốt, đều cho là dư nhiệt của chẩn mà họ có biết đâu sự thực là khí huyết đã tổn thương lắm, tức là hai khí âm dương bị hư mà sinh ra bệnh.

Tiên sư xem mạch thấy bộ thốn mạnh, bộ xích yếu, hoặc tế sác vô lực, đều dùng Toàn chân nhất khí thang, bỏ Nhân sâm, liệu chừng lớn bé cho uống 1 – 2 thang rồi nong suyễn đều rút lui, ngủ đầy giấc hơn 1 ngày rồi tỉnh thần tỉnh táo, muốn ăn, và chứng lở miệng đau mắt hôm trước đều nhất loạt khỏi. Quả đó có thể thấy được tác dụng kỳ diệu của sự đương tàng âm trưởng chỉ có những trường hợp mạch đều hữu lực, người cường tráng, thì mới nên dùng loại thuốc Liên kiều, Bối mẫu, Ngưu bàng, Cát cánh, Cam thảo Đan bi, Sinh địa để thang giải, nếu không biết lẽ âm kiệt thì dương phù, nhất khái dùng thuốc phát biểu giải chẩn độc thì không những chữa không khỏi, mà rút cục cũng không thể cứu được nữa, đến lúc âm dương, kiệt hết thể hiện phiẽn táo suyễn gấp lại bảo chẩn độc công vào trong, nguyên thân đã thoát hết mà mát tráo miệng câm, còn cho là biên thành chứng kinh mà chữa, sao mà lờ mờ quá đến như thố.

1. Bệnh án cháu lớn của tiên sư, lên 4 tuổi, lúc đang tháng hè phát sinh chứng chẩn vì em bé không chịu uống thuốc, cho kiêng gió để giữ gìn yên tỉnh để nghe ngong, sốt đến 5-6 ngày, tinh thần rất mệt, ngủ mê, lộ con mắt, trong mình lờ mờ mọc chẩn, đầu và mặt mọc rất ít, trán nóng như đốt, chán đùi ấm. Ăn uống không được, khô ráo không có mồ hôi. Tiên sư nói: “Mặt không mọc lên là do dương hư không thúc lên được, trán nóng dữ là hỏa long lôi bốc lên, không ăn, tinh thần mò tối, là do nóng sót. lâu tổn thương ở trong trung khí không vận hỏa được, khô ráo không ra mồ hôi là do sốt lâu chẩn, âm khô cạn, ngủ mê mờ mắt là tinh thần mệt mà mạch dốc, cấp xúc, nếu dùng thuốc sơ thông phát tán thỉ chân âm càng háo, hư hỏa bốc ở trong thì phong tà từ bên trong nổi dậy, phải biến ra chứng giống như kinh phong mà không phải kinh phong, huống gì chẩn âm kiệt mà lại dùng thuốc sơ giải thì chân âm càng khô, nhất định là phải cuồng loạn phiền táo, căn bản khí huyết đã bại thì ban chẩn là hình ảnh của khí huyết biến hiện, bởi đâu mà thúc phát ra ngoài đầy đừ được, mới dùng:

  • Thục địa 8 đồng làm quân để tư nhuận chằn thủy
  • Bạch truật 3 đồng, làm thần, sao vàng để giữ vững trung khí.
  • Ngưu tất 1,4 đong làm cho trọc âm giáng xuống, Mạch môn 2 đòng, sao khô để thu liễm phế khí, Ngũ vị 3 phân, dễ líễm nạp long lôi hỏa về nguyên chỗ các vị này đều làm sứ chế phụ tử 6 phân, trực tiếp giữ vững đơn điều để làm sứ. Thế thì chân dương đã hồi phục mà chẩn ở vùng mật không phải thúc đẩy cũng tự mọc ra, trán nóng không cân giải tán mà cũng tự lui, chân âm đã thấm nhuần thì nóng đốt trong minh tự có thể ra mồ hôi mã điều hòa, Quả nhiên, sau khi uống, cái gì cũng hưởng ứng, nhưng nóng lên hãy còn dây dưa, chiều đến dùng Nhân sâm 8 phân, Mạch môn 1 lạng, Ngũ vị 5 hạt đun lên uống nóng, ngày hôm sau tinh thần khỏe lại như cũ, có người, ngờ là uống ngũ vị chua thì liễm lại mà không biết trong đó có Phụ tử là thuốc rất mạnh, nếu có liễm thì sức Phụ tử lại càng mạnh hơn. Chân dương đã mạnh ở trong, âm mù phải giải ở ngoài tức là nói một bên thang thì một bên phải thua, cho nên tư nhuận chân thủy để cho ra mồ hôi khoan khoái làm mạnh chân dương, để phá tan cái gia tượng của nó, gia tượng của nó không còn thì khác nào mặt trời mọc lên thì hỏa long lôi tát, thủy hỏa đã giúp đỡ nhau thì bách bệnh tự trù, lại điều hòa chỉnh khí ở trong thì tà khí tự nó tiêu tan ở ngoài cho nên trị bách bệnh là chứng trang hữu hình đều, phải tìm hiểu ở trong khí huyết vô hình, thì hết thấy biến ảo hữu hình đều là hư tượng của vô hình cả, đó thực là hư nhiệt của bản thân phát hiện còn ai dám bảo là ngoại tà truyền lấn được, không tỉm đến gốc mà khu trục bừa thi làm sao cho khỏi thất bại.

2. Bệnh án, ở xã Tam quan co 1 cháu lên 3 tuổi, phát sốt vài ngày rồi mọc ma chẩn, (lên sởi như hạt vừng) vừa 1 ngày mà trên mặt lặn hết, thần khí khốn đốn, giun đũa bè ra miệng rất nhiều, vài ngày không ãn, bên dưới thì ỉa chảy, bên trên thì suyễn lạnh, mạch thì tê sác không có thứ tự, hai bộ xích càng yếu, thầy thuốc cũng như nhà bệnh đều cho là độc chẩn chạy vào tạng, trong vỵ nóng lắm cho nên giun đũa bò ra mà không biết thân khí bệnh nhi sáp thoát., năm tạng đều khốn đốn, tỳ hư không vận hóa mạch thì thu nạp và tiêu hóa thức ăn sao được, trong dạ trống rỗng đã lâu giun không có gì ăn, lại vì tân dịch khô khan, hư hỏa hun đốt, tạng phù nóng ráo, giun ở không yên phải bò ra ngoài, huống mọi chứng ban chẩn phần nhiều do nội thương măt điều hòa, tỳ vị bất. tức cho nên vinh khí đi ngược âm bị che ở ngoài đó thôi. Phàm khí huyết mạnh thì sắc của chẩn đỏ và mọc ra đầy đủ, khí huyết suy yếu thì sắc trắng mà máu núp lại chứ có độc gì nặng hay nhẹ đâu! Mụn chẩn trên mặt lặn đi là dương hư không thúc lên được, chứ có độc gì mà công ở trong, suyễn đốc là hơi thở ngắn khó tiếp tục, môi ráo là tận dịch ở tỳ hao kiệt, ngủ tâm phiền nhiệt là âm hư hỏa bốc, ỉa chảy, không ăn là chân hỏa suy, tùy không vận hóa, mạch bộ thốn, quan tế sắc mã bộ xích yếu là khí hư huyết hư, hư hỏa nổi lên trên mã không chứa ở nguồn nếu không bốc hỏa trong âm làm cho long lôi liễm nạp lại thì 1 điểm nguyên dương đó lấy gì làm căn bản cho mạng sống toàn thân? huống chi bệnh cấp bách thì hãy chữa ngọn “tiêu” bệnh hoãn thì chữa vào gốc, cái lo của ngày này là khí của bản thân đã thoát ra, Nội kinh cho là có chứng tiêu mà thành ban, là lấy điều cấp bách 4àm tiêu bản, người ta không biết điều cấp bách, vẫn bảo là dư độc cùa ma chẩn, dùng thuốc để giải, lợi, thanh, thúc… thì e ràng thần khí đà mất hết trước chứng ma chẩn rồi, huống ngay đến thững độc của mụn đại ung cũng đều là khí huyết lưu kết mà thành hình, nhân hư của một tạng nào mà phát hiện ở bộ vị của tạng đó, đều là bệnh khí huyết của bản thân, chứ phải thật thà có độc gì vào trong khí huyết mà làm hại đâu, không có thể đem phương thuốc giải độc của thói đời quý chuông mà đưa tính mạng người đến chỗ nguy vong rồi dùng:

  • Thục địa 6 đồng, Đơn bì 2 đồng.
  • Mạch môn 3 đồng, Ngưu tất 2 đồng.
  • Phụ tử 6 phân.
  • Sắc cho uống 1 thang thì các giả tượng của hòa nhiệt tự tiêu, thực hàn thực nhiệt lộ ra hết, thân khí lại mệt hơn, Tiên sư nói: Phàn âm đã hồi phục chút ít, phải bổ khí để giúp nó phát sinh, rồi chiếu phương trên, sắc thêm Nhân sâm 5 đồng chế vào cho uống, sau khi uống, ngủ kỹ suốt đêm, thần khí dần dần tỉnh mình nóng thổ đốc đều yên, mới ăn được cháo mà còn hơi ọc là vi vị khí hư đã lâu, rồi dùng thang Toàn chân, sắc Sâm đô vào cho uống 3 – 4 chén mà khỏi hết.
  • Hoặc có người ngờ, Ngũ vị tính chua hay liềm có trở ngại cho chứng ma chẩn thì hãy còn câu hệ ma chẩn là độc có hình tích mà chưa quán triệt là do khí huyết vô hình hóa ra, huống gì có sức của Phụ nữ dẫn suốt các kinh lạc còn lo gì Ngũ vị tính chua liễm nữa, nếu không mượn vị ấy thu liễm chút ít thì tàn dương của năm tạng đã bị phù tán, bởi đâu tàng nạp lại mà làm căn bản phát sinh được, Phàm xem người xưa dùng thuốc, một mở một đóng đều không mất ý nghĩa sơ tiết bế tàng. Tiên sư dùng phương thuốc này để chữa chứng ma chẩn phần âm khô đốt, nóng dữ phiền táo, trên suyễn dưới dị tả, trên thực dưới hư, trên nhiệt dưới hàn uống vào đều khỏi ngay, chính như Ngô Hạc Cao bảo là dùng Sâm, Phụ mà chữa chứng ban là biến pháp, Người làm thuốc mà không biết quyền biến thì còn nói gì đến chuyện này huống dũng âm dược làm quân thì có sức hướng về âm để chế bớt hỏa, làm gì có tính tân nhiệt thêm mạnh cho dương nữa.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here