Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trong viêm nội tâm mạc

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trong viêm nội tâm mạc

Bài viết Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng trong viêm nội tâm mạc tham khảo từ Chương 6 Sách Hướng dẫn điều trị Kháng sinh theo kinh nghiệm (2016) – Nhà xuất bản Y học – tải file PDF tại đây.

Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh

Trưởng khoa cấp cứu Bệnh Viện Bạch Mai

Trưởng bộ môn Hồi sức cấp cứu – Trường Đại học Y Hà Nội

Dự phòng trong viêm nội tâm mạc

Dự phòng viêm nội tâm mạc hiện tại chỉ được khuyến cáo đối với các trường hợp có viêm nội tâm mạc từ trước, phẫu thuật thay van tim nhân tạo, một số bệnh tim bẩm sinh, bệnh tim bẩm sinh có tim song chưa được tiến hành sửa chữa, bao gồm đặt shunt và đường dẫn làm giảm triệu chứng (palliative shunts and conduits), các khuyết tật tim bẩm sinh được sửa chữa hoàn chỉnh bằng chất liệu/thiết bị nhân tạo (được thực hiện bằng cách phẫu thuật hoặc bằng can thiệp qua catheter trong vòng 6 tháng đầu sau thủ thuật), bệnh tim bẩm sinh đã được sửa chữa song có các khuyết tật tồn dư nằm gần với vị trí đặt tấm vá/thiết bị bộ phận giả và ghép tim ở trường hợp có bệnh lý van tim.

Các chỉ định trước đây để điều trị dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn *

Bệnh lý Các dự phòng được khuyến cáo (Cột A) Các dự phòng không khuyến cáo (Cột B)
Tim mạch
  • Thông liên nhĩ lỗ thông tiên phát (ostium primum).
  • Van tim nhân tạo, bao gồm cả van nhân tạo sinh học (bioprosthetic valves) và ghép van tim đồng loại (homograft valves).
  • Tiền sử bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
  • Hầu hết các dị tật tim bẩm sinh.
  • Bệnh van tim do thấp tim.
  • Bệnh cơ tim phì đại.
  • Sa van hai lá (MVP) kèm theo tình trạng hở van hai lá có ý nghĩa.
  • Hẹp động mạch chủ canxi hóa.
  • Thông liên nhĩ lỗ thông thứ phát (ostium secundum) đơn độc
  • Thông liên nhĩ lỗ thông thứ phát hoặc còn ống động mạch đã được phẫu thuật sửa chữa và không còn khuyết tật tồn dư quá 6 tháng.
  • Tiền sử phẫu thuật làm cầu nối động mạch vành.
  • Sa van hai lá (MVP) không có tình trạng hở van hai lá.
  • Các tìếng thổi sinh lý, chức năng hoặc không có biểu hiện lâm sàng.
  • Tiền sử bị bệnh lý tim mạch do bệnh Kawasaki hoặc thấp tim song không có bệnh lý van tim.
Thủ thuật
  • Các thủ thuật nha khoa được biết có thể gây chảy máu lợi/ chảy máu niêm mạc, kể cả làm vệ sinh răng lấy cao răng.
  • Cắt amiđan hoặc nạo VA.
  • Các phẫu thuật tác động đến niêm mạc ruột hoặc hô hấp.
  • Soi bàng quang hoặc nong niệu đạo.
  • Đặt catheter niệu đạo hoặc phẫu thuật đường tiết niệu nếu có nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Phẫu thuật tiền liệt tuyến.
  • Chích rạch và dẫn lưu mô bị nhiễm khuẩn.
  • Sinh thiết niêm mạc hô hấp bị nhiễm khuẩn hoặc da/mô mềm bị nhiễm khuẩn.
  • Tất cả các loại thủ thuật ngoại khoa can thiệp vào trường nhiễm khuẩn.
  • Các thủ thuật nha khoa không có khả năng gây chảy máu lợi.
  • Đặt ống mở màng nhĩ.
  • Soi phế quản ống mềm ± sinh thiết.
  • Đặt ống nội khí quản.
  • Nội soi tiêu hóa ± sinh thiết.
  • Mổ lấy thai.
  • Nong và nạo có tử cung (D&C), đặt/ tháo bỏ dụng cụ tử cung hoặc đình chỉ thai nghén khi không có nhiễm khuẩn.
  • Đặt máy tạo nhịp tim/ hoặc máy khử rung tim tự động.
  • Đặt stent mạch vành.
  • Can thiệp mạch vành qua da (PTCA).
  • Thông tim.

* Wilson W, et al.Prevention of Infective Endocarditis. Circulation 116:1736-1754, 2007.

Các từ tiếng Anh viết tắt: D & C (dilatation and curettage): Nong và nạo có tử cung; I & D (incision and drain): Trích rạch và dẫn lưu, MVP (mitral valve prolapse): Sa van ba lá; PDA (patent ductus arteriosus): Còn ống động mạch.

* Dự phòng được chỉ định cho những bệnh nhân có bệnh lý tim thuộc cột A được tiến hành các thủ thuật trong cột A. Không khuyến cáo dự phòng cho các bệnh nhân ở cột B hoặc khi làm các thủ thuật trong cột B. Xem thêm các bảng dưới đây về phác đồ dự phòng khi thực hiện các thủ thuật phía trên và phía dưới eo.

Dự phòng viêm nội tâm khi thực hiện các thủ thuật phía trên eo (răng, miệng, thực quản, đường hô hấp) *

Dự phòng ** Phản ứng với Penicillin Phác đồ kháng sinh
Dự phòng theo đường uống Không bị Amoxicillin 2g (uống) 1 giờ trước khi làm thủ thuật*
Không phải là phản vệ Cephalexin 1g (uống) 1 giờ trước khi làm thủ thuật.
Phản ứng phản vệ Clindamycin 300 mg (uống) 1 giờ trước khi làm thủ thuật. **
Dự phòng theo đường tĩnh mạch Không bị Ampicillin 2g (TM) 30 phút trước khi làm thủ thuật.
Không phải là phản vệ Cefazolin 1g (TM) 15 phút trước khi làm thủ thuật.
Phản ứng phản vệ Clindamycin 600mg (TM) 30 phút trước khi làm thủ thuật.

* Dự phòng viêm nội tâm mạc hướng trực tiếp đến liên cầu viridans (viridants streptococci), một tác nhân gây bệnh thường gặp của viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn bán cấp khu vực phía trên eo. Phác đồ dùng kháng sinh nhóm macrolid hiệu quả kém hơn so với các phác đồ điều trị khác; Phác đồ điều trị bằng clarithromycin/ azithromycin (500mg uống 1 giờ trước khi làm thủ thuật) không chứng minh là có hiệu quả.

** Ưu tiên dùng thuốc dự phòng đường uống hơn là đường tĩnh mạch. Ngoại trừ các bệnh nhân đã có tiền sử viêm nội mạc từ trước, có shunt hoặc phẫu thuật thay van tim.

*Một số tác giả khuyến cáo là với liều 3 g được cho là quá cao so với mức nhạy cảm được biết của liên cầu viridants với amoxicillin.

**Một số tác giả khuyến cáo dùng clindamycin liều 600 mg, tuy nhiên liều 300 mg đã đạt được một nồng độ thuốc trong máu thỏa đáng và được bệnh nhân dung nạp tốt hơn (gây ỉa chảy ít hơn).

Bạn đọc xem thêm: Hướng dẫn sử dụng kháng sinh dự phòng các bệnh lý mạn tính

Dự phòng viêm nội tâm mạc khi thực hiện các thủ thuật phía dưới eo (niệu sinh dục, dạ dày-ruột) có tác động tới trường nhiễm khuẩn **

Dự phòng** Phản ứng với Penicillin Phác đồ kháng sinh
Dự phòng theo đường uống Không bị Amoxicillin 2g (uống) 1 giờ trước khi làm thủ thuật.
Có hoặc không có phản ứng phản vệ. Linezolid 600mg (uống) 1 giờ trước khi làm thủ thuật
Dự phòng theo đường tĩnh mạch. Không bị Ampicillin 2g (TM) 30 phút trước khi làm thủ thuật

cộng với

Gentamicin 80mg (Tiêm bắp) hoặc (TM) trong vòng 1 giờ, 60 phút trước khi làm thủ thuật.

Có hoặc không có phản ứng phản vệ. Vancomycin 1 g (TM) trong vòng 1 giờ, 60 phút trước khi làm thủ thuật

cộng với

Gentamicin 80mg (Tiêm bắp) hoặc (IM) trong vòng 1 giờ, 60 phút trước khi làm thủ thuật.

* Thuốc dự phòng viêm nội tâm mạc hướng trực tiếp đến E. faecalis, tác nhân gây bệnh thường gặp đối với viêm nội tâm mạc bán cấp nhiễm khuẩn khi thực hiện các thủ thuật phía dưới eo.

** Ưu tiên dùng thuốc dự phòng đường uống hơn là đường tĩnh mạch. Ngoại trừ các bệnh nhân đã có tiền sử viêm nội mạc từ trước, có shunt hoặc phẫu thuật thay van tim.

**Seto TB. The case for infectious endocarditis prophylaxis. Arch Intern Med 167:327-330, 2007; Harrison JL, Hoen B, Prendergast BD. Antibiotic Prophylaxis for Infective Endocarditis. Lancet 371:1317-1319, 2008.

Tài liệu tham khảo

  1. Antrum RM, Solomkin JS. A review of antibiotic prophylaxis for open fraaures. Orthop Rev 16: 246-54, 1987.
  2. Batiuk TD, Bodziak KA, Goldman M. Infectious disease prophylaxis in renal ưansplant patient: a survey of US transplant centers. Clin Transplant 16: 1-8,2002.
  3. Baum SG. Oseltamivir and the influenza alphabet. Clin Infect Dis 43: 445×6, 2006.
  4. Bennett JE, Echinocandins for Candidemia in Adults without Neutropenia. New Engl J Med 355:1154-9,2006.
  5. Bow EJ, Rotstein c, Noskin GA, et al. A Randomized, Open-Label, Multicenter Comparative Study of the Efficacy and Safety of Piperacillin- Tazobactam and Cefepime for the Empirical Treatment of Febrile Neutropenic Episodes in patient with Hematologic Malignancies. Clin Infect Dis 43:447-59,2006.
  6. Brantley JS, Hicks L, Sra K, Tyring SK. Valacydovir for the treatment of genital herpes. Expert Rev Anti-lnfect Ther 4:367-76,2006.
  7. Camann w, Tuomala R. Antibiotic prophylaxis for cesarean delivery: always before skin incision! Int J Obstet Anesth 20:1-2,2011.
  8. Caple J. Varicella-Zoster Virus vaccine: a review of its use In the prevention of Herpes Zoster in older adults. Drugs of Today 42:249-54,2006.
  9. Carratala J. Role of antibiotic prophylaxis for the prevention of intravascular catheter-related infection. Clin Microbiol Infect 7 (Suppl 4): 83-90,2001.
  10. Centers for Disease Control, Recommended Adult Immunization Schedule: United States, 2010. MMWR ,59:1-4,2010.
  11. Chen LH, Wilson ME, Schlagenhauf p. Prevention of Malaria in Long-term Travelers. JAMA 296:2234-44,2006.
  12. Chattopadhyay B. Splenectomy pneumococcal vaccination and antibiotic prophylaxis. Br J Hosp Med 41:172-4,1989.
  13. Colizza s, Rossi 5. Antibiotic prophylaxis and treatment of surgical abdominal sepsis. J Chemother 13: 193-201, 2001.
  14. Craig AS, Schaffner w. Prevention of Viêm gan A with the HAV vaccine. N Em Med 350:476-81,2004.
  15. Systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials. J Antimicrob Chemother 58: 478-9, 2006.
  16. Rupprecht CE, Gibbons RV. Prophylaxis against rabies. N Engl J Med 351: 2626-35,2004.
  17. Segreti J. H antibiotic prophylaxis necessary for preventing prosthetic device infection. Infect Dis Clin North Am 13:871-7,1999.
  18. Seto TB. The case for infectious endocarditis prophylaxis. Arch Intern Med 167:327-330,2007.
  19. Seymour RA, Whitworth JM. Antibiotic prophylaxis for endocarditis, prosthetic joints, and surgery. Dent Clin North Am 46:635-51,2002.
  20. Shiffman ML, Suter F, Bacon BR, et al. Peginterferon alfa-2a and ribavirin for 16 or 24 week in HCV genotype 2 or 3. N Engl J Med 357:124-134,2007.
  21. Small TN, Cowan MJ. Immunization of hematopoietic stem cell transplant recipients against vaccinepreventable diseases. Expert Rev Clin Immunol 7:193-203,2011.
  22. Snydman DR. Cytomegalovirus prevention strategies: The case for prophylaxis.
    Am J Transplant 9:1254,2009.
Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. Bạn chỉ được tải lên hình ảnh định dạng: .jpg, .png, .gif Drop file here