Nhathuocngocanh.com – Để duy trì cho sự hoạt động của não bộ, cơ thể cần cung cấp ít nhất 25% lượng oxy từ hệ tuần hoàn, khoảng 20% lượng máu và một tỷ lệ lớn đường trong máu, trong khi trọng lượng của não bộ chiếm một phần rất nhỏ trong cơ thể (chỉ khoảng 2%). Hoạt động của não bộ là vô cùng quan trọng. Vì vậy, tình trạng thiếu máu lên não khiến hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây ra thiếu máu cục bộ hoặc thiếu máu toàn phần. Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh tìm hiểu về chứng bệnh thiếu máu não trong bài viết dưới đây
1, Thiếu máu não là gì?
Tỷ lệ người mắc chứng thiếu máu não trong xã hội ngày nay không hề nhỏ. Vậy, thiếu máu não là gì? Thiếu máu não là tình trạng giảm lượng máu lên não, dẫn đến giảm lượng oxy và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho não bộ. Khi tình trạng này xảy ra sẽ khiến não bị ảnh hưởng cục bộ hoặc toàn phần. Việc thiếu máu não làm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của hệ thần kinh trung ương, gây ra một số các triệu chứng cho người bệnh như rối loạn giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, tăng nguy cơ nhồi máu não, đột quỵ và có thể dẫn đến tử vong.
Căn bệnh thiếu máu não thường gặp ở những đối tượng ở độ tuổi trung niên và người cao tuổi. Trong thời gian gần đây, tỷ lệ người trẻ tuổi bị thiếu máu não cũng tăng cao, chủ yếu gặp ở những đối tượng lao động trí óc hoặc các nhân viên văn phòng. Đây là một vấn đề nguy hiểm, cần sớm tìm ra những giải pháp để phòng ngừa căn bệnh này.
2, Nguyên nhân gây thiếu máu não
Qua nghiên cứu cho thấy có nhiều các nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Bài viết tổng hợp các nguyên nhân chính gây thiếu máu não để độc giả cùng biết và phòng tránh:
– Các bệnh lý nền trong cơ thể như xơ vữa động mạch, thoái hóa đốt sống cổ, chấn thương cột sống, huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, co mạch máu, thừa cân, béo phì, các bệnh lý liên quan đến tim mạch như suy giảm chức năng tim.
– Thói quen sinh hoạt hàng ngày không khoa học và lành mạnh:
- Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn sẵn, đồ ăn chứa nhiều chất béo và dầu mỡ.
- Ngủ sai tư thế (kê gối quá cao so với tư thế nằm).
- Lười rèn luyện cơ thể, tập luyện thể thao.
- Sử dụng máy tính, điện thoại trong một thời gian rất dài, không để có não bộ nghỉ ngơi.
- Làm việc trí óc với cường độ cao trong một thời gian.
3, Triệu chứng của tình trạng thiếu máu não
Một số các triệu chứng điển hình của căn bệnh thiếu máu não bao gồm:
- Đau đầu: Người thường xuyên bị căng thẳng, lo âu, stress kéo dài sẽ dễ bị đau đầu. Đau đầu cũng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của người bị thiếu máu não. Triệu chứng đau đầu thường xuất phát tập trung tại 1 khu vực, sau đó lan rộng ra khắp đầu, gây khó chịu và mệt mỏi cho người gặp phải.
- Hoa mắt, chóng mặt, ù tai
- Chân tay tê mỏi, có cảm giác kiến bò râm ran ở đầu ngón tay ngón chân, lòng bàn tay bàn chân. Tình trạng thiếu máu cục bộ nghiêm trọng có thể gây ra triệu chứng cứng môi, tê liệt hàm và cơ mặt, khó nói.
- Suy giảm thị lực
- Rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ tỉnh giấc giữa đêm.
- Suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng tập trung, trầm cảm, rối loạn cảm xúc.
- Đau dọc cột sống thắt lưng, đau dọc vai gáy.
- Rối loạn tính cách, người bệnh dễ bị kích động, cáu gắt, mất kiểm soát.
- Đột quỵ
- Xuất huyết não. ((Erica Hersh — Updated on September 29, 2018, Everything You Should Know About Ischemic Stroke, Healthline, Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2021.))
Các triệu chứng của thiếu máu não thường xuất hiện ở mức độ từ nhẹ cho đến nặng, thường không rõ ràng trong giai đoạn đầu tiên, cho nên rất khó nhận biết để tham gia điều trị sớm. Các triệu chứng thể hiện rõ ràng dần theo thời gian thể hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh tăng lên.
4, Thiếu máu não có nguy hiểm không?
Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới, thiếu máu não là một căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong nhiều chỉ sau các vấn đề tim mạch và bệnh ung thư. Một số bệnh nhân sau khi bị thiếu máu não bình phục cũng gặp nhiều các biến chứng nghiêm trọng như suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ hay liệt người.
Do đó, bệnh nhân nhận thấy các dấu hiệu của thiếu máu não thì cần tham gia điều trị sớm nhất có thể. Tuy nhiên, các dấu hiệu ban đầu của bệnh thường bị bỏ qua do không rõ ràng như choáng, mệt mỏi, đau đầu. Các dấu hiệu kéo dài khiến mất khả năng cung cấp oxy lên não, khiến các tế bào thần kinh chết và không hồi phục được, hình thành huyết khối gây chèn ép lòng mạch (hiện tượng xảy ra trong đột quỵ). Tốt nhất, bệnh nhân cần theo dõi cơ thể kỹ lưỡng nếu có tiền sử hoặc nguy cơ cao mắc chứng thiếu máu não, để có thể tham gia điều trị kịp thời và tránh các biến chứng sau này.
5, Phác đồ điều trị thiếu máu não
Nguyên tắc điều trị thiếu máu não: Áp dụng các phương pháp giúp tăng cường tuần hoàn máu lên não, giúp máu tuần hoàn dễ dàng hơn, lưu thông khắp cơ thể và cung cấp đầy đủ oxy cũng như các chất dinh dưỡng cho não bộ, giúp nuôi dưỡng não bộ và tăng cường hoạt động của não bộ.
Để điều trị một cách có hiệu quả cho bệnh nhân, bác sĩ cần thông qua các triệu chứng bệnh nhân gặp phải để chẩn đoán một cách sơ bộ. Sau đó, kết hợp với các kết quả xét nghiệm và các hình ảnh chụp não bộ, xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương hướng điều trị phù hợp. Đa số trong các trường hợp, các bác sĩ thường kê đơn thuốc để hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu lên não, làm tan các cục máu đông khiến dòng máu không lưu chuyển được.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc giúp cải thiện hiệu quả chứng thiếu máu não. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần tuân theo hướng dẫn của các y bác sĩ. Sử dụng thuốc sai cách hoặc sai liều có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, gây khó khăn và phức tạp trong liệu trình điều trị sau này.
Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của các bác sĩ điều trị giúp tình trạng thiếu máu não được cải thiện nhanh chóng, các triệu chứng cũng được khắc phục triệt để và biến mất. Để ngăn ngừa tình trạng tái phát sau này, các bác sĩ thường kê đơn sử dụng kéo dài Aspirin cho bệnh nhân (Aspirin là một loại thuốc thuộc nhóm chống kết tập tiểu cầu).
6, Một số biện pháp phòng ngừa thiếu máu não
Tình trạng thiếu máu não là tình trạng phổ biến có thể gặp phải ở bất kỳ đối tượng nào nhưng không phải không có biện pháp phòng ngừa và điều trị. Nguyên tắc phòng ngừa căn bệnh này là giảm lượng cholesterol xấu trong máu và tăng cường bổ sung các chất chống oxy hóa cho cơ thể.
Một số các biện pháp phòng ngừa thiếu máu não được các chuyên gia khuyên dùng bao gồm:
– Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học:
- Luyện tập các thói quen theo giờ giấc sinh hoạt
- Ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, không nên thức quá khuya
- Tăng cường luyện tập thể dục, ít nhất 5 buổi mỗi tuần, 30 phút mỗi ngày.
- Tránh để tinh thần trong trạng thái căng thẳng, stress kéo dài. Nên cân bằng hài hòa giữa cuộc sống và công việc.
– Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học, lành mạnh:
- Bổ sung nhiều các loại hoa quả và trái cây giàu vitamin.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá tuyết, tảo biển, cá mòi, cá hồi
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu nitrat như rau chân vịt, rau diếp, rau xà lách.
- Cung cấp các chất là nguyên liệu tham gia tạo máu cho cơ thể như acid folic, vitamin b12, sắt, vitamin C, chất đạm (thịt bò, cá hồi, lòng đỏ trứng gà, hải sản).
- Hạn chế sử dụng các đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê.
– Rèn luyện thói quen thăm khám định kỳ. Đi khám định kỳ thường xuyên giúp bạn sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể, từ đó có được những quyết định điều trị sớm và phù hợp.
– Chữa trị các bệnh lý có nguy cơ làm tăng tỷ lệ thiếu máu não như các bệnh lý về cột sống.
Để bảo đảm sức khỏe cho cơ thể, mỗi chúng ta không nên lơ là với bản thân, và bỏ qua các dấu hiệu bất thường của cơ thể, vì các dấu hiệu đó có thể là triệu chứng của căn bệnh thiếu máu não dù bạn ở bất kỳ độ tuổi nào. Khi có những dấu hiệu khác lạ, bạn nên đến các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh. Căn bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời có thể để lại những biến chứng vĩnh viễn cho cơ thể, thậm chí là đe dọa tới tính mạng.
Xem thêm:
Nhồi máu não do tắc động mạch não giữa ác tính: Chúng ta có thể làm được gì?
7. Câu hỏi lâm sàng
Bệnh nhân nữ 52 tuổi thuận tay phải đến khoa cấp cứu do khó nói và yếu tay phải. Các triệu chứng bắt đầu đột ngột vào bữa sáng nhưng tự khỏi sau khoảng 30 phút. Bệnh nhân có tiền sử bệnh đa xơ cứng tái phát. Cách đây 3 tháng, cô phải nhập viện do nhìn mờ mắt trái, được điều trị bằng corticosteroid và cải thiện sau vài tuần. Các vấn đề sức khỏe khác bao gồm tăng huyết áp và tăng lipid máu. Cô ấy hiện không dùng thuốc nào cho bệnh đa xơ cứng của mình. Cô ấy có hút thuốc lá 40 gói/năm. Huyết áp là 170/96 mm Hg, và mạch là 92/phút. BMI là 35 kg/m2. Có tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm nhẹ ở mắt trái kèm giảm thị lực. Chụp CT sọ não không cản quang không có gì đặc biệt. Bước tiếp theo nào sau đây là tốt nhất trong điều trị bệnh nhân này?
- Administer intravenous glucocorticoids
- Administer intravenous immunoglobulin
- Administer tissue plasminogen activator
- Initiate aspirin and statin therapy
- Initiate disease-modifying agent
- Initiate intravenous heparin infusion
- Initiate plasma exchange therapy
Đáp án D: Initiate aspirin and statin therapy
Bệnh nhân này bị khó nói đột ngột và yếu cánh tay phải tự hết sau 30 phút cùng với kết quả chụp CT sọ não không cản quang chưa ghi nhận tổn thương, có khả năng bị một cơn thoáng thiếu máu não (TIA – transient ischemic attack) ở động mạch não giữa bên trái.
Ở những bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng (MS – multiple sclerosis), các triệu chứng thần kinh khu trú mới có thể không phải lúc nào cũng là do một cơn MS cấp tính. Dấu thần kinh liên quan đến mảng khử myelin cấp tính của bệnh MS thường kéo dài vài ngày đến vài tuần; ngược lại, các triệu chứng thoáng qua kéo dài <24 giờ ở bệnh nhân có nhiều yếu tố nguy cơ mạch máu (ví dụ: tăng huyết áp, tăng lipid máu, sử dụng thuốc lá) gợi ý nhiều hơn về TIA.
TIA được điều trị bằng cách thay đổi các yếu tố nguy cơ có thể xác định để ngăn ngừa TIA tái phát hoặc đột quỵ, bao gồm ngừng sử dụng thuốc lá, bắt đầu dùng aspirin, bắt đầu dùng statin để điều trị tăng lipid máu và giảm huyết áp.
(Lựa chọn A, B, E và G) Glucocorticoid tiêm tĩnh mạch ( intravenous glucocorticoids), globulin miễn dịch (intravenous immunoglobulin) và liệu pháp thay thế huyết tương (plasma exchange therapy) có thể được sử dụng để điều trị đợt cấp tính của MS. Bệnh nhân này có bằng chứng viêm dây thần kinh thị giác (ví dụ: tổn thương phản xạ đồng tử hướng tâm) cuối cùng có thể cần mdisease-modifying agent (ví dụ, interferon beta, glatiramer) để làm chậm sự tiến triển của MS tái phát – thuyên giảm (relapsing-remitting MS). Tuy nhiên, trong bối cảnh trước mắt, việc điều trị nên tập trung vào các triệu chứng thoáng qua của bệnh nhân này, vốn gợi ý nhiều hơn về TIA.
(Lựa chọn C) Dùng tissue plasminogen activator được sử dụng để điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp tính gây ra tình trạng triệu chứng thần kinh đáng kể (ví dụ: liệt nửa người) và xuất hiện trong vòng 4,5 giờ kể từ khi xuất hiện các triệu chứng. Các triệu chứng thần kinh khu trú của bệnh nhân này đã tự hết nên không có khả năng xảy ra đột quỵ.
(Lựa chọn F) Heparin tĩnh mạch hiếm khi được sử dụng để điều trị đột quỵ do thiếu máu cục bộ cấp tính trừ khi có các dấu hiệu rõ ràng khác chỉ điểm nguyên nhân (ví dụ: rung nhĩ, bóc tách mạch máu).
Kết luận:
Dấu thần kinh khu trú liên quan đến mảng khử myelin cấp tính của bệnh đa xơ cứng (MS) thường kéo dài vài ngày đến vài tuần trong khi các triệu chứng cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) thường kéo dài <24 giờ. Điều trị ban đầu cho TIA là điều chỉnh các yếu tố nguy cơ, bắt đầu dùng aspirin và statin, đồng thời cải thiện việc kiểm soát huyết áp.
Bài viết hữu ích ghê