Tất tận tật những điều cần biết về bệnh viêm phế quản cấp

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

Viem phe quan

Nhathuocngocanh – Giao mùa là thời điểm lý tưởng cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển đặc biệt là những vi khuẩn, vi nấm hoặc virus gây ra bệnh lý của đường hô hấp. Những bệnh đường hô hấp phổ biến phải kể đến là cảm lạnh, cảm cúm, viêm tiểu phế quản,… đặc biệt là viêm phế quản. Vậy triệu chứng của viêm phế quản là gì? bài viết dưới đây sẽ cho bạn một cái nhìn tổng quát về vấn đề này.

Vị trí của phế quản trên cơ thể

Hệ hô hấp ở người được chia ra làm hai phần là hệ hô hấp trên và hệ hô hấp dưới. Hệ hô hấp trên bao gồm mũi, hầu họng, thanh quản, xoang,… có nhiệm vụ chính là lấy và lọc không khí trước khi đưa xuống hệ hô hấp dưới. Hệ hô hấp dưới gồm phế quản, khí quản, phế nang và hệ thống màng phổi, và phổi có nhiệm vụ chính là dẫn khí, lọc và trao đổi khí để nuôi cơ thể.

Phế quản là một phần của ống dẫn khí và thuộc hệ hô hấp dưới, và là phần tiếp nối giữa khí quản và phổi, nằm ở khoảng đốt sống thứ 4,5 của ngực. Phế quản được chia ra làm phế quản gốc phải và phế quản gốc trái, hai phế quản tạo với nhau một góc 70 độ. Vị trí hai khí quản tách ra thành phế quản được gọi là “ngã ba khí phế quản”.

Cấu tạo của hệ thống phế quản

Hệ thống phế quản ở người là một hình lăng trụ, có cấu tạo không hoàn toàn tương đồng nhau trong suốt chiều dài của cây phế quản. Tuy nhiên, hệ thống phế quản đều được tạo thành từ 4 lớp cơ bản đó là: niêm mạc, lớp đệm, cơ trơn và hệ thống sụn sợi.

Lớp niêm mạc

Lớp niêm mạc là phần lót ở mặt trong của phế quản gồm các tế bào trụ giả tầng có lông chuyển động và các tuyến khí quản. Khi luồng không khí theo ống dẫn khí qua phế quản các bụi bẩn, vi sinh vật gây bệnh sẽ bị tuyến lông chuyện động giữ lại và đẩy khỏi cơ thể bằng phản xạ ho.

Lớp đệm

Lớp đệm của phế quản là một lớp mô liên kết thưa, mặc dù có cấu tạo đơn giản nhưng vẫn đảm nhiệm những nhiệm vụ nhất định.

Lớp cơ trơn

Lớp cơ trơn phế quản hay còn được gọi với cái tên khác là Reissessen. Hệ thống cơ trơn có thể co giãn dưới sự tác động của hệ thần kinh trung ương, giúp điều hòa lượng không khí đi vào phổi. Hệ thống thần kinh giao cảm chịu trách nghiệm làm giãn cơ và thần kinh phó giao cảm điều khiển khả năng co cơ trơn. Nếu lớp cơ trơn này bị co thắt thường xuyên, lâu ngày sẽ tạo thành bệnh hen suyễn.

Lớp sụn sợi

Lớp sụn sợi có nhiệm vụ chính tạo nên hình dạng ổn định cho phế quản, giúp phế quản đảm nhận được tốt vai trò đưa, lưu thông và dẫn khí.

Cấu tạo chính của lớp sụn sợi là những mảng sụn cùng các tuyến có khả năng tiết chất nhầy. Ngoài việc làm khung đỡ cho phế quản, lớp sụn sợi còn giúp cải thiện chức năng lọc, tăng lưu thông không khí vào phổi.

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Thông khí cơ học: Chiếc lược đặc hiệu theo bệnh lý trong thông khí hỗ trợ cho trẻ sơ sinh

Cấu tạo của hệ thống phế quản
Cấu tạo của hệ thống phế quản

Những chức năng chính của phế quản

Vai trò chính của phế quản đó là tông dẫn khí và bảo vệ phổi khỏi những tác nhân tiêu cực gây bệnh, những chwusc năng này thường được điều khiển bởi hệ thống thần kinh thực vật.

Dẫn khí vào phổi

Không khí sau khi vào đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) sẽ theo hệ thống các ống dẫn khí của phế quản để vào phổi. Sau khi các cơ hô hấp vận động, nhờ có sự đàn hồi của phổi và lồng ngực sẽ tạo thành áp suất âm ở trong phế nang, từ đó đưa dòng không khí đến phổi. Phế quản với hệ thống đường dẫn khí sẽ thông phế nang với bên ngoài.

Ngoài việc lưu thông và dẫn khí phế quản còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác đặc biệt là bảo vệ hệ thống hô hấp dưới.

Đường dẫn khí ở người chịu ảnh hưởng bởi Epinephrine và Norepinephrine có trong máu, hai Hormon này được tiết ra khi hệ thần kinh giao cảm tạo kích thích vào tuyến thượng thận. Cả hai chất trên đều có thể tác động vào thụ thể Beta 2 gây ra hiện tượng giãn phế quản. Ngược lại, Acetylcholine khi bị kích thích bởi thần kinh phó giao cảm sẽ tạo thành những cơn co thắt ở phế quản và tiểu phế quản.

Bảo vệ phổi

Phế quản có khả năng ngăn cản các vật lạ xâm nhập vào hệ thống đường hô hấp dưới, nhờ có các lông rung nên có thể giữ lại được các bụi bẩn, vi sinh vật gây bệnh trước khi chúng kịp đi vào các phế nang. Chất tiết phế quản có chứa immunoglobulin cùng các hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn mạnh, các vật lạ sau khi bị giữ lại sẽ được tống xuất ra ngoài bằng phản xạ ho.

Với hệ thống chất tiết, khi không khí đi qua phế quản sẽ được làm ẩm trước nhằm mục đích khi đi vào phổi sẽ được trung hòa hơi nước.

Điều chỉnh nhiệt độ không khí đi vào phổi: Phế quản có khả năng làm ẩm và làm ấm dòng không khí đi vào, để sao cho nhiệt độ của luồng không khí đi xuống phổi luôn sát với nhiệt độ cơ thể. Mục đích của việc làm này là bảo vệ các phế nang, giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực từ nhiệt độ bên ngoài đến hệ hô hấp dưới.

Phế nang còn đảm nhiệm một phần của quá trình phát âm. Khi luồng khí đi lên từ phổi qua hệ thống phế nang, khí quản rồi đến thanh môn sẽ làm cho hai dây thanh rung động từ đó tạo ra âm thanh.

Viêm phế quản cấp là gì?

Viêm phế quản là gì? Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm của cây khí phế quản, nó thường là hệ quả của những đợt cấp của viêm đường hô hấp trên, xảy ra ở những bệnh nhân không có tiền sử rối loạn phổi mạn tính.

Nguyên nhân chính gây viêm phế quản cấp là do Virus, mầm bệnh thường ít khi được xác định. Những triệu chứng điển hình thường là ho có đờm xanh, đôi khi có thể kèm theo sốt.

Ở những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý nền về phế quản (hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,…) thì tình trạng viêm cấp tính của cây khí phế quản thường được coi là đợt tái phát cấp tính của các bệnh lý mạn đó hơn là viêm phế quản cấp.

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Cai máy thở và rút nội khí quản trong thông khí hỗ trợ cho trẻ sơ sinh

Viêm phế quản cấp là gì?
Viêm phế quản cấp là gì?

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản

Viêm phế quản cấp gây ra do virus

Virus là nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm phế quản thường chiếm đến 50% đến 90% tính trong tổng số các ca bệnh. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhanh có đến 180 loại virus gây bệnh. Những loại virus điển hình gây viêm phế quản là: rhinovirus, virus cúm A hoặc B, coronavirus, hợp bào hô hấp,…

Viêm phế quản cấp gây ra do vi khuẩn

Viêm phế quản gây ra do vi khuẩn thường ít gặp hơn các trường hợp bệnh có tác nhân gây ra là virus. Một số chủng vi khuẩn gây viêm phế quản thường gặp là Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, (nguyên nhân của 25% trường hợp mắc viêm phế quản). Viêm phế quản gây ra do Hemophillus influenzae thường rất ít gặp, chỉ chiếm một phần rất nhỏ khoảng 5% trong tổng số các ca bệnh.

Viêm phế quản gây ra do hít phải khí độc

Một số tác nhân bất lợi có thể làm gia tăng nguy cơ mắc viêm phế quản cấp là: khói thuốc, amoniac, các loại dung môi công nghiệp đặc biệt là những chất có khả năng bay hơi mạnh, hơi độc.

Yếu tố dị ứng

Giống như bệnh nhân bị hen phế quản, đợt cấp của viêm phế quản thường xảy ra trên những bệnh nhân có các yếu tố dễ dị ứng đặc biệt là nguoiwf có tiền sử bị hen, phù Quincke.

Các yếu tố thuận lợi

Một số yếu tố thuận lợi làm gia tăng số ca bệnh viêm phế quản cấp là:

  • Thay đổi thời tiết đột ngột, nhiệt độ chênh lệch quá lớn khiến cơ thể không kịp thích ứng.
  • Bị nhiễm lạnh đột ngột, tắm nước quá lạnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp.
  • Người có cơ thể suy nhược, trẻ em bị còi xương suy dinh dưỡng và chậm lớn.
  • Người lớn và trẻ em bị suy giảm miễn dịch, sức khỏe yếu.
  • Người bị ứ đọng phổi gây ra do suy tim.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến phổi như lao phổi hoặc ung thư phổi.
  • Người sống ở những nơi ẩm thấp, có nhiều khói và bụi mịn.
Các yếu tố thuận lợi gây viêm phế quản
Các yếu tố thuận lợi gây viêm phế quản

Giải phẫu bệnh lý

Vị trí tổn thương: Khi tiến hành giải phẫu sẽ thấy được những tổn thương ở phế quản gốc, phế quản thùy thậm chí là ở cả khí quản và phế quản tận. Dựa vào vị trí tổn thương, mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Tiến hành quan sát lâm sàng, một số tổn thương mà có thể dễ dàng nhận biết là: niêm mạc phế quản bị sưng tấy, đỏ, hệ thống mạch máu xung quanh giãn to. Quan sát kỹ sẽ thấy có lớp dịch nhầy bao ngoài, có mủ xanh bao phủ cho thấy đã có sự xuất hiện của hệ thống bạch cầu. Các tế bào biểu mô cũng có thể bị tróc và loét ra, các tuyến tiết chất nhầy có hiện tượng căng lên và tiết ra nhiều dịch nhầy hơn.

Triệu chứng của viêm phế quản cấp

Viêm phế quản có triệu chứng thường là ho có đờm kèm theo đó là các biểu hiện của nhiễm trùng đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi, đau họng,… Tổn thương thường lan nhanh xuống đường hô hấp dưới, các biểu hiện ban đầu thường là ho khan, ho từng cơn, viêm phế quản thường bị khó thở hoặc cảm giác tức ngực khi thở gắng sức. Khi thăm khám thường thấy tiếng ran ngáy rải rác cùng những cơn khò khè. Dịch tiết của bệnh nhân có thể loãng, có mủ xanh hoặc đôi khi lẫn cả tia máu. Đây là là lúc mà viêm phế quản toàn phát, bệnh tiến triển gồm hai giai đoạn là giai đoạn khô và giai đoạn ướt.

Triệu chứng của viêm phế quản cấp
Triệu chứng của viêm phế quản cấp

Giai đoạn khô

Triệu chứng viêm phế quản ở người lớn: Bệnh nhân bị viêm phế quản thường sẽ có cảm giác bỏng rát sau phần xương ức, cảm giác này sẽ tăng lên khi bệnh nhân ho.

Khi những cơn ho xảy ra nhiều và liên tục, người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ở ngực. Ở giai đoạn này, bệnh nhân chủ yếu là bị ho khan, ho thành từng cơn dài, tiếng bị khàn, lạc hoặc nói không rõ tiếng.

Các triệu chứng toàn thân mà người bệnh có thể mắc phải là: sốt từ nhẹ đến cao khoảng 38 độ C, nhức đầu mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon miệng. Thăm khám phổi lúc đầu thấy bình thường nhưng một lúc sau có thể sẽ thấy những tiếng ran rít và ran ngáy đặc trưng. Giai đoạn khô thường kéo dài từ 3 cho đến 4 ngày sau đó chuyển biến sang giai đoạn ướt.

Giai đoạn ướt

Ở giai đoạn ướt cảm giác bỏng rát sau xương ức sẽ giảm dần rồi sau đó hết hẳn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở nhẹ, khi ho sẽ khạc ra được đờm nhầy, đờm thường có màu vàng đặc hoặc đôi khi lẫn tia máu. Tiến hành nghe phổi sẽ có tiếng ran ngáy kèm ran ẩm, gõ thì không thấy vùng đục. Giai đoạn ướt thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày và tiếp diễn đến 10 ngày thì khỏi hẳn, người bệnh sẽ mất hết hẳn các triệu chứng nhưng những cơn ho vẫn có thể kéo dài suốt những ngày sau đó.

Ở một số bệnh nhân tình trạng ho khan có thể kéo dài nhiều tuần, bệnh có thể bắt đầu với hàng loạt các triệu chứng như ho nặng từng cơn, sốt cao, ho kèm máu,…

Nếu bệnh nhân có tiền sử nghiện thuốc lá, tuổi tác đã cao mà bị ho ra máu thì cần nghĩ đến tình trạng ung thư phế quản, chẩn đoán bước đầu thông qua việc chụp X quang.

Khi tiến hành chụp X quang ở bệnh nhân viêm phế quản cấp thường không có biểu hiện gì nổi bật, có thể quan sát thấy thành phế quản bị dày lên.

Chẩn đoán viêm phế quản cấp

Chẩn đoán xác định viêm phế quản cấp

Các triệu chứng của viêm đường hô hấp trên:

  • Biểu hiện nhẹ: thăm khám thấy họng bệnh nhân có biểu hiện sưng đỏ, nước mũi trong chảy nhiều.
  • Biểu hiện nặng: Dịch mũi đặc có mủ màu xanh, bệnh có thể tiến triển thành viêm xoang hoặc viêm tai giữa.

Các triệu chứng ở đường hô hấp dưới:

  • Các biểu hiện nhẹ: Thăm khám thấy bệnh nhân có các biểu hiện của viêm đường hô hấp trên, ho nhiều, mất giọng hoặc khàn giọng. Tiến hành nghe phổi thấy xuất hiện tiếng ran rít và ran ngáy.
  • Các biểu hiện nặng: Ngoài những triệu chứng ở trên bệnh nhân còn có biểu hiện khó thở, lồng ngực lõm, cơ thể tím tái và nhịp tim nhanh. Thăm khám và nghe phổi có thấy ran rít, ran ẩm, ran nổ.

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Triệu chứng viêm phế quản cấp

Chẩn đoán phân biệt viêm phế quản với những bệnh khác

Viêm phổi: Khi thăm khám phổi sẽ thấy tiếng ran ẩm và ran nổ khu trú, tiến hành chụp X – quang phổi thấy có những đám mờ. Trường hợp điển hình của viêm phổi là hình đám mờ hình tam giác với đáy tam giác quay ra ngoài, đỉnh tam giác quay về phía rốn của phổi.

Hen phế quản: Chẩn đoán phân biệt cần dựa vào tiền sử bệnh. Người bị hen phế quản sẽ xuất hiện những cơn khó thở, tình trạng này thường xuất hiện về đêm đặc biệt là những khi thời tiết thay đổi thất thường. Khó khăn trong việc thở ra, tiếng thở khò khử, sau các cơn hen cấp bệnh nhân thường không có biểu hiện gì khác. Bệnh nhân đáp ứng tốt với Corticoid và thuốc giãn phế quản.

Giãn phế quản do bội nhiễm: Bệnh nhân có tiền sử ho và khạc đờm kéo dài, thường xuyên tái phát các đợt nhiễm khuẩn. Tiến hành nghe phổi thấy có ran nổ, ran ẩm ở hai bên, chụp cắt lớp vi tính sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được chính xác hơn.

Dị vật ở hệ thống đường thở: Người bệnh ho không nhiều nhưng nặng, khi khạc đờm thấy chất đờm đặc đôi khi có lẫn máu, tình trạng viêm phổi sẽ tái đi tái lại nhiều lần gần hoặc ở chỗ bị tắc do dị vật. Trong trường hợp này cần chụp cắt lớn vi tính, và soi phế quản để có thể xác định được vị trí mắc dị vật.

Lao phổi: Triệu chứng phân biệt là người bệnh bị lao phổi sẽ có tình trạng ho khạc đờm kéo dài, thường xuyên ho ra máu, bệnh nhân thường sốt nhẹ về buổi chiều. Chụp X – quang phổi thấy có những tổn thương đặc trưng của lao phổi.

Ung thư phổi hoặc ung thư phế quản: Tình trạng này thường xảy ra ở bệnh nhân hút thuốc lá, thuốc nào nhiều năm, các biểu hiện lâm sàng thường là ho có đờm, có thể ho ra máu, đặc thắt ngực, sụt cân bất thường. Tiến hành can thiệp y tế thấy có những tổn thương dạng đám mờ hoặc xẹp phổi.

Đợt cấp ở bệnh suy tim sung huyết: Bệnh nhân có tiền sử tim mạch từ trước đó, nghe phổi thấy có ran ẩm, ran rít, và ran ngáy. Chụp X – quang phổi thấy có bóng tim to, phổi có biểu hiện ứ huyết.

Chẩn đoán viêm phế quản cấp bằng chụp X quang phổi
Chẩn đoán viêm phế quản cấp bằng chụp X quang phổi

Tiến triển và biến chứng của viêm phế quản

Tiến triển ngắn hạn

Viêm phế quản thường có tiên lượng gần tốt, tuy nhiên nó cũng có thể có những tiến triển đáng lo ngại hơn đặc biệt là ở một số bệnh nhân có tiền sử bệnh liên quan đến đường hô hấp (suy hô hấp mạn, hen phế quản,…). Ở người cao tuổi, do sức đề kháng kém cũng như sự lão hóa mạnh của các cơ quan và hệ cơ quan, có thể làm bệnh dễ lan đến hệ thống các tiểu phế quản và phế nang bên cạnh, từ đó gây ra tình trạng viêm phổi cấp với những diễn biến phức tạp.

Tiến triển về lâu dài

Phần lớn tình trạng viêm phế quản cấp thường khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng về sau. Tuy nhiên bệnh có thể tái đi tái lại nhiều lần kiến cho phế nang và tiểu phế quản bị ảnh hưởng từ đó gây giãn phế quản hoặc viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Những biến chứng này thường gặp ở trẻ em.

Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn

Ở trẻ em, sau khi viêm phế quản cấp chuyển thành viêm tiểu phế quản (nguyên nhân thường là do Virus) quá trình viêm và hoại tử nghiêm trọng ở biểu mô phế quản có thể gia tăng rất mạnh, tạo thành các tổ chức xơ gây bít tắc lòng phế quản. Triệu chứng điển hình thường là suy hô hấp mạn, khó thở, ho đi kèm với tiếng bất thường khi làm động tác hít vào. Trẻ không hồi phục hoặc hồi phục rất chậm, không đáp ứng với thuốc giãn phế quản hoặc Corticoid. Tình trạng này thường có diễn biến nặng, đôi khi cải thiện tạm thời với một loại Corticoid.

Ở người lớn, sau khi bị viêm phế quản thường hiếm khi gây ra tình trạng viêm tiểu phế quản tắc nghẽn. Nếu tình trạng này xuất hiện cần cân nhắc đến các bệnh hệ thống như xơ cứng bì, viêm đa khớp hoặc lịch sử dùng thuốc từ trước đó để đưa ra phác đồ điều trị đúng đắn.

Tình trạng tăng tính phản ứng phế quản

Tình trạng tăng tính phản ứng phế quản hoặc rối loạn thông khí tắc nghẽn thoáng qua có thể gặp trong mọi trường hợp bị viêm phế quản cấp, kể cả ở những bệnh nhân không có tiền sử rối loạn hô hấp. Các biến chứng này thường thấy sai khi bệnh nhân bị viêm phế quản gây ra do Virus hoặc do vi khuẩn mycoplasma. Tình trạng này sẽ thuyên giảm dần và biến mất sau khoảng 2 tháng tính từ thời điểm đợt viêm khởi phát.

== > Bạn có thể xem thêm bài viết: Thông khí cơ học: Chiếc lược đặc hiệu theo bệnh lý trong thông khí hỗ trợ cho trẻ sơ sinh

Điều trị viêm phế quản cấp

Điều trị viêm phế quản bằng tây y

Cách điều trị viêm phế quản là gì? Ở người bệnh nhân có sức khỏe tốt thường không cần điều trị viêm phế quản cấp đơn thuần mà có thể tự khỏi. Khi có chỉ định thì chỉ tiến hành điều trị triệu chứng kết hợp với việc nghỉ ngơi đầy đủ. Cần cho bệnh nhân uống đủ lượng nước cần thiết.

Thuốc điều trị viêm phế quản cấp:

Điều trị triệu chứng bằng các thuốc chống viêm NSAID hoặc một đợt ngắn corticoid đường uống (Prednisone: 0,5mg/kg/ngày trong 5 đến 7 ngày).

Sử dụng các thuốc giảm đau thông thường, các thuốc giảm ho như siro Codein khi ho khan nhiều.

Có thể dùng các thuốc giãn phế quản cường β2 adrenergic đường phun hít khi có dấu hiệu co thắt phế quản. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của các thuốc long đờm.

Không cần dùng kháng sinh cho viêm phế quản cấp ở người bình thường. Các thuốc kháng sinh không làm thay đổi tiến triển của bệnh và gây tăng chi phí điều trị.

Các khuyến cáo liên quan đến việc dùng kháng sinh trong viêm phế quản cấp là: ho kéo dài và khạc đờm mủ trên 7 ngày, cơ địa viêm phế quản mạn tính hoặc có viêm mũi mủ, viêm amidan, viêm VA, viêm tai giữa phối hợp. Trong các trường hợp này, kháng sinh được khuyến cáo là dùng một loại thuốc trong nhóm Penicillin hoặc Macrolid như Erythromycin 1,5g ngày trong 10 ngày, Roxithromycin 150mg x 2 lần/ngày.

Việc ngừng hút thuốc là một thành phần cơ bản của điều trị ở những người nghiện thuốc lá, thuốc lào.

Điều trị các nguyên nhân thuận lợi nếu có.

Điều trị viêm phế quản bằng tây y
Điều trị viêm phế quản bằng tây y

Điều trị viêm phế quản bằng đông y

Theo y học cổ truyền thì viêm phế quản thuộc phạm vi của chứng Khái thấu cũng như Đàm ẩm. Theo đông y nguyên nhân gây bệnh thường là do các tác động bên ngoài, cơ thể yếu dễ dẫn đến các chứng ngoại cảm phong hàn hoặc phong nhiệt. Những yếu tố này tác động đến phế khí, khiến cho nó bị ngưng trệ, giáng khí, từ đó gây ra ho và đờm nhiều. Các yếu tố gây bệnh bên trong thường được nhắc tới là do bất thường ở chức năng của ba tạng đó là phế, tỳ và thận, hàn thấp gây tổn thương tỳ, tạo thành đờm khiến người bệnh bị ho và nhiều đờm. Nhiệt làm tổn thương đến phế, thận hư khiến khí và tân dịch đều bị ảnh hưởng cũng tạo thành ho và có đờm.

Tùy vào từng thể bệnh mà sẽ có những bài thuốc khác nhau, do đó bạn có thể áp dụng để điều trị viêm phế quản tại nhà.

Thể phong hàn

Thể phong hàn thường gặp ở giai đoạn đầu của viêm phế quản cấp. Người bệnh thường có biểu hiện ho, có đờm nhưng đờm trong và lỏng, dễ khạc, đi kèm với tình trạng tắc mũi, chảy nước mũi trong. Ở một số bệnh nhân có xuất hiện tình trạng sốt, người gai rét, đau đầu và nhức mỏi các cơ, khản tiếng, quan sát chất lưỡi thấy có rêu lưỡi trắng mỏng.

Trong trường hợp này cần hướng tới việc điều trị phong hàn, tuyên phế và hóa đờm.

Bài thuốc Hạnh tô tán:

Sắc ngày một thang, chia làm hai lần uống sáng chiều.

Châm cứu: Tiến hành châm tả vào hệ thống các huyệt phong môn, hợp cốc, thái uyên, ngoại quan, xích trạch, khúc trì.

Thể phong nhiệt

Thể phong nhiệt thường gặp trong các đợt viêm phế quản cấp hoặc kịch phát ở người bệnh viêm phế quản mạn. Người bệnh thường có biểu hiện ho nặng tiếng, đờm đặc có mủ xanh hoặc vàng, miệng khô, cổ họng đau rát, nước mũi chảy ít nhưng vàng đục. Bệnh nhân thường có tình trạng sốt cao, ra mồ hôi, rét lạnh cả người đau nhức. Khi quan sát chất lưỡi thấy có rêu lưỡi vàng mỏng, đôi khi là trắng mỏng.

Phương án điều trị là cần sơ phong thanh nhiệt, làm đường thở được thông thoáng.

Bài thuốc Tang cúc ẩm:

  • Tang diệp với lượng 12g.
  • Cúc hoa với lượng 12g.
  • Liên kiều với lượng 12g.
  • Bạc hà với lượng 6g.
  • Ngưu bàng tử với lượng 12g.
  • Cát cánh với lượng 8g.
  • Hạnh nhân với lượng 12g.
  • Tiền hồ 12g.
  • Cam thảo 4g.

Một số nguyên liệu gia giảm: Nếu bệnh nhân có tình trạng đờm đặc nhiều, đờm có màu vàng đục kèm sổ cao thì có thể bỏ thêm vào thang thuốc Tang diệp, Ngưu bàng, Cúc hoa, Hoàng cầm và Ngưu tinh thảo.

Mỗi ngày sắc 1 thang, chia làm 2 lần uống sáng và chiều, uống đều đặn cho đến khi khỏi bệnh.

Cần châm cứu các huyệt trung phủ, phong môn, xích trạch, phế du, hợp cốc, ngoại quan, liệt khuyết, thiên đột.

Thể khí táo

Ở thể khí táo người bệnh sẽ có biểu hiện ho khan, đờm ít, họng khô rát môi và lưỡi đều khô. Bệnh nhân có tình trạng sốt cao, sợ gió, họng đau khi ho khạc đờm đôi khi sẽ lẫn cả tia máu. Quan sát chất lưỡi thấy có rêu lưỡi vàng, đầu lưỡi đỏ bất thường, mạch phù sác.

Phương pháp điều trị chính trong trường hợp này là nhuận táo cùng dưỡng phế. Trong trường hợp bệnh nhân bị ôn táo cần sơ phong và thanh nhiệt. Nếu bệnh nhân bị lương táo thì cần sơ tán phong hàn.

Bài thuốc Tang bạch thang:

Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc, uống một lần hoặc chia làm nhiều lần uống.

Điều trị viêm phế quản bằng đông y
Điều trị viêm phế quản bằng đông y

Phòng ngừa viêm phế quản cấp

Để hạn chế mắc viêm phế quản cấp, bạn có thể:

  • Loại bỏ yếu tố kích thích: không hút thuốc, tránh khói bụi trong nhà, môi trường ô nhiễm.
  • Giữ gìn sức khoẻ, giữ ấm nhất là mùa lạnh.
  • Gây miễn dịch bằng tiêm chủng vacxin chống virus, vi khuẩn.
Tiêm Vacxin để phòng ngừa viêm phế quản cấp
Tiêm Vacxin để phòng ngừa viêm phế quản cấp

Phòng ngừa viêm phế quản

Loại bỏ các yếu tố kích thích có thể làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh bằng việc: hạn chế hút thuốc, tránh những nơi có nhiều khói bụi, bụi mịn hoặc những nơi bị ô nhiễm nặng. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa.

Tiến hành tiêm Vacxin phòng một số loại virus gây bệnh như phế cầu, virus cúm A, B. Cần đặc biệt chú ý với những bệnh nhân cao tuổi có nhiều bệnh lý nền liên quan đến tim hoặc phổi.

Uống thuốc đủ liều theo chỉ định của bác sĩ điều trị, tuân thủ liệu trình đồng thời giữ vệ sinh họng răng hàm mặt.

Đa dạng hóa các loại trái cây và rau xanh trong bữa ăn nhằm tăng cường bổ sung Vitamin và khoáng chất cho cơ thể, góp phần nâng cao sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật.

Phòng ngừa viêm phế quản bằng việc tiêm vắc xin
Phòng ngừa viêm phế quản bằng việc tiêm vắc xin

Viêm phế quản là hệ quả của tình trạng viêm đường hô hấp trên, bệnh thường có triệu chứng đặc trưng điển hình là tình trạng khó thở, ran rít hoặc ran ngáy. Bệnh thường có tiến triển phức tạp và có thể để lại di chứng nhiều ngày sau đó. Bởi vậy, loại bỏ những tác nhân gây bệnh, tăng cường rèn luyện thể dục thể thao chính là phương pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu tối đa tình trạng nhiễm bệnh.

Ca lâm sàng

Nữ 38 tuổi tới phòng khám do ho và ho có dây máu. Cô ta xuất hiện mệt mỏi, xung huyết mũi, đau họng và ho khan 10 ngày nay. Đa số’ các triệu chứng của cô ta đã khá hơn nhưng còn ho và ho nay có đờm vàng. 2 ngày trước, cô ta có nhiều lần ho có dây máu. Bệnh nhân không đau ngực dù cho thấy khó chịu khi ho. Ăn uố’ng bình thường, không bị sụt cân. Cô ta cảm thấy lo lắng vì chưa từng bị ho máu trước đây. Cô ta không hút thuố’c và không có vấn đề y tế nào khác, không có du lịch ra nước ngoài. Tiêm chủng đầy đủ. Thân nhiệt 36.7 độ C, huyết áp 132/80 mmHg, mạch 82 lần/phút, nhịp thở 18 lần/phút. SpO2 98%. BMI 29 kg/m2. Họng miệng sạch. Nghe có ran rít và ran ẩm hai bên nhưng hết khi ho. Xquang thấy phổi trong. Bước tiếp theo phù hợp nhất trong quản lý ở bệnh nhân này là gì?

  1. Nội soi phế quản.
  2. Chụp CT ngực.
  3. Đo chức năng hô hấp.
  4. Nhuộm AFB với đờm.
  5. Cây đờm.
  6. Cây đờm và nhuộm Gram.
  7. Chỉ điều trị triệu chứng.

Đáp án đúng là G: Bệnh nhân không hút thuốc có triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên (upper respiratory infection-URI) và ho kéo dài có đờm vàng, đờm kèm dây máu nhiều khả năng mắc viêm phế quản cấp.

Ho kéo dài trên ít nhất >5 ngày là đặc trưng của viêm phế quản cấp, và URI do vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp. Đờm thấy ở % bệnh nhân, thường là đờm vàng/có mủ do biểu mô tróc vẩy và không phải dấu hiệu của nhiễm khuẩn. Một phần nhỏ của máu trong đờm có thể xuất hiện do viêm và tổn thương biểu mô. Thường thấy khó thở nhẹ và đau tức thành ngực, thăm khám thường thấy ran rít cũng như ran ẩm và hết khi ho, gợi ý sự tiết dịch này dễ bị dọn sạch (không như trong viêm phổi). Không thường thấy sốt và khi có thì nên nghi ngờ viêm phổi do vi khuẩn hoặc cúm.

Bệnh này sẽ tự hết (dù cho ho và tăng nhạy cảm đường thở thì có thể kèo dài vài tuần) và được chỉ định chỉ điều trị triệu chứng. Nên tránh dùng kháng sinh do không có hiệu quả (bao gồm cả viêm phế quản cấp do Mycoplasma) và đi kèm các tác dụng phụ khác.

Viêm phế quản cấp
Nguyên nhân -Các bệnh đường hô hấp trước đó (90% là virus)
Biểu hiện lâm sàng -Ho trên 5 ngày tới 3 tuần (+/- đờm mủ)

-Không có dấu hiệu toàn thân (sốt, rét run)

-Ran rít hoặc ran ngáy, ấn đau thành ngực.

Chẩn đoán và điều trị -Chẩn đoán dựa trên lâm sàng, chỉ làm xquang ngực khi nghi ngờ viêm phổi.

-Điều trị triệu chứng (NSAIDs và/hoặc giãn phế quản) -Không khuyến cáo dùng kháng sinh.

Đáp án A và B: Chụp CT ngực và nội soi phế quản có thể có ích trong việc chẩn đoán và điều trị ho máu nhiều và hay tái phát. Bệnh nhân này ho máu ít trong bệnh cảnh URI, hình ảnh xquang bình thường, không có nguy cơ mắc K (hút thuốc) hoặc giãn phế quản (nhiễm khuẩn tái phát) nên không cần theo dõi thêm.

Đáp án C: Bệnh nhân ho khan nên có thể được theo dõi bằng đo chức năng hô hấp nếu nghi ngờ hen hoặc COPD. Ho do viêm phế quản cấp thường tự hết, và không chỉ định đo chức năng hô hấp.

Đáp án D: Xét nghiệm AFB với đờm thường được sử dụng để chẩn đoán lao ở bệnh có ho mãn tính và có các triệu chứng như sụt cân hay ra mồ hôi đêm. Hình ảnh Xquang bình thường và không có các nguy cơ (du lich) nên chẩn đoán này là ít khả năng.

Đáp án E: Cấy đờm đôi khi có thể có ích trong chẩn đoán ung thư phổi, nhưng độ đặc hiệu thấp. Ung thư phổi không gặp ở bệnh nhân trẻ mà không hút thuốc.

Đáp án F: Đa số các trường hợp có viêm phế quản cấp thường là do virus, cấy đờm thường không đc chỉ định trừ khi nghi ngờ viêm phổi. Không có sốt và hội chứng đông đặc trên xquang nên chẩn đoán viêm phổi là rất ít khả năng.

Tổng kết: Viêm phế quản cấp là nguyên nhân chính gây ho có đờm mủ, dây máu. Viêm đường hô hâ’p trên do virus là nguyên nhân chính gây bệnh, triệu chứng thì thường tự hết. Chiến lược điều trị hợp lý nhất là điều trị triệu chứng và theo dõi lâm sàng.

Tài liệu tham khảo

  1. Persistent and Newly Developed Chronic Bronchitis Are Associated with Worse Outcomes in Chronic Obstructive Pulmonary Disease, nguồn NCBI, truy cập ngày 28/3/2023.
  2. Bronchitis, nguồn Drug.com, truy cập ngày 28/3/2023.
  3. Association of Nonobstructive Chronic Bronchitis With Respiratory Health Outcomes in Adults, nguồn NCBI, truy cập ngày 30/3/2023.
  4. Plastic Bronchitis in Adult and Pediatric Patients: A Review of its Presentation, Diagnosis, and Treatment, nguồn NCBI, truy cập ngày 30/3/2023.
Để lại một bình luận (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here