Bệnh viêm phổi: Khái niệm và các dạng viêm phổi thường gặp

Xuất bản: UTC +7

Cập nhật lần cuối: UTC +7

nhathuocngocanh.com – Để tải file PDF của bài viết Bệnh viêm phổi: Khái niệm và các dạng viêm phổi thường gặp, xin vui lòng click vào link ở đây.

Giới thiệu

Viêm phổi là tình trạng viêm ở phổi kèm theo đông đặc hoặc thâm nhiễm phổi kẽ, thường được phân loại nhiều nhất theo vi sinh vật gây bệnh. Các triệu chứng điển hình bao gồm sốt, ho, khó thở, và đau ngực. Vì mỗi loại viêm phổi cụ thể có thể do một nguyên nhân gây bệnh và cơ chế gây bệnh khác nhau gây ra nên mỗi nhóm phụ cũng có các yếu tố nguy cơ, dấu hiệu, và triệu chứng đặc trưng.

Các tình trạng

Viêm phổi cộng đồng

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Viêm phổi cộng đồng

Viêm phổi mắc phải từ cộng đồng (CAP) được định nghĩa là bệnh viêm phổi mắc phải ngoài bệnh viện hoặc các cơ sở y tế. Đặc biệt những bệnh nhân cao tuổi thường không sốt và có thể lú lẫn và làm tình trạng bệnh nền nặng hơn. Nguyên nhân thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae (còn được gọi là pneumococcus), được nghĩ tới đầu tiên trong viêm phổi do vi khuẩn điển hình.(( Mandell LA, Wunderink RG, Anzueto A, et al. Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society consensus guidelines on the management of community-acquired pneumonia in adults. Clin Infect Dis. 2007;44(suppl 2):S27-S72.))Viêm phổi do Mycoplasma cũng là nguyên nhân chính và được nghĩ tới đầu tiên trong viêm phổi do vi khuẩn không điển hình.

Viêm phổi bệnh viện

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Viêm phổi bệnh viện

Viêm phổi mắc phải bệnh viện (HAP) là nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính được định nghĩa mắc phải sau khi nhập viện ít nhất 48 tiếng và không ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. Biểu hiện viêm phổi bệnh viện (HAP) hiện khác với viêm phổi do thở máy (VAP), được định nghĩa là viêm phổi xảy ra sau khi đặt nội khí quản hơn 48 tiếng. Viêm phổi liên quan đến chăm sóc sức khỏe (HCAP) không còn được xem là dạng biểu hiện lâm sàng trong hướng dẫn gần nhất dành cho HAP và VAP của Hiệp hội Bệnh Truyền Nhiễm và Hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ.((Kalil AC, Metersky ML, Klompas M, et al. Management of adults with hospital-acquired and ventilator-associated pneumonia: 2016 clinical practice guidelines by the Infectious Diseases Society of America and the American Thoracic Society. Clin Infect Dis. 2016;63:e61-e111.)) Hướng dẫn cũng khuyến cáo mỗi bệnh viện đưa ra kháng sinh đồ để hướng dẫn chọn lựa thuốc kháng sinh tại cơ sở.

Viêm phổi do virút

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Viêm phổi do virút

Các vi-rút có thể gây viêm phổi và biểu hiện như một viêm phổi không điển hình, và cũng là nguyên nhân hiếm gặp gây viêm phổi mắc phải trong bệnh viện ở người lớn có miễn dịch bình thường. Viêm phổi do vi-rút thường gặp ở trẻ em hơn ở người lớn. Căn nguyên vi-rút mắc phải ở cộng đồng thường gặp bao gồm vi-rút cúm, virus hợp bào đường hô hấp (RSV), và vi-rút á cúm. Vi-rút cúm có thể gây viêm phổi nặng và dễ bội nhiễm Staphylococcus aureus dẫn đến tỷ

lệ tử vong cao ở người trẻ tuổi. Có thể gặp viêm phổi do cytomegalovirus (CMV) hoặc vi-rút varicella zoster (VZV) ở người bị suy giảm miễn dịch bao gồm những người nhiễm HIV và liên quan đến sự tái hoạt động của virus đã nhiễm từ trước. Những nguyên nhân ít gặp hơn gây viêm phổi do vi-rút bao gồm hantavirus, cúm gia cầm, và hội chứng hô hấp cấp nặng (SARS).

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Hội chứng hô hấp cấp tính nặng

Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) là bệnh viêm phổi do coronavirus SARS (SARS-CoV) gây ra.((World Health Organization. WHO guidelines for the global surveillance of severe acute respiratory syndrome (SARS): updated recommendations. October 2004. http://www.who.int/ (last accessed 25 October 2016).)) Các yếu tố nguy cơ bao gồm tiền sử du lịch gần đây, tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm virus, và làm việc trong phòng thí nghiệm với SARS-CoV. Bệnh nhân ban đầu xuất hiện các triệu chứng tiền triệu giống cúm. Ho (ban đầu là ho khan), khó thở, và tiêu chảy có thể biểu hiện trong tuần đầu tiên nhưng thường gặp hơn trong tuần thứ hai của bệnh. Trong các ca bệnh nặng, bệnh nhân tiến triển nhanh chóng thành suy hô hấp và mất bão hòa oxy, với khoảng 20% trường hợp cần chăm sóc tích cực.((Wang YH, Lin AS, Chao TY, et al. A cluster of patients with severe acute respiratory syndrome in a chest ward in southern Taiwan. Intensive Care Med. 2004;30:1228-1231.)) ((Fowler RA, Lapinsky SE, Hallet D, et al. Critically ill patients with severe acute respiratory syndrome. JAMA. 2003;290:367-373.)) ((6. Tsui PT, Kwok ML, Yuen H, et al. Severe acute respiratory syndrome: clinical outcome and prognostic correlates. Emerg Infect Dis. 2003;9:1064-1069.)) ((Lew TW, Kwek TK, Tai D, et al. Acute respiratory distress syndrome in critically ill patients with severe acute respiratory syndrome. JAMA. 2003;290:374-380.))  Lây truyền chủ yếu xảy ra trong tuần thứ hai của bệnh.

Hội chứng hô hấp Trung Đông

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Hội chứng hô hấp Trung Đông

Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) là nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do một loại vi-rút mới betacoronavirus Middle East respiratory syndrome coronavirus (MERS-CoV) gây ra. Cần nghĩ tới MERS khi có bệnh lý hô hấp nặng xảy ra trong 2 tuần sau khi sinh sống hoặc lui tới vùng Trung Đông hoặc các vùng bùng phát dịch, và/hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh. Phần lớn ca bệnh là do lây truyền từ người sang người với cao điểm các ca bệnh được khẳng định xảy ra trong các đợt bùng phát tại bệnh viện. Biểu hiện lâm sàng của nhiễm bệnh đa dạng từ không có triệu chứng hoặc triệu chứng hô hấp nhẹ đến viêm phổi nặng, tiến triển nhanh, hội chứng suy hô hấp cấp tính, sốc nhiễm khuẩn, hoặc suy đa tạng dẫn đến tử vong. Điều trị chủ yếu là điều trị hỗ trợ.

Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình

Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình gây ra bởi các vi khuẩn không điển hình không thể phát hiện được bằng nhuộm Gram và không thể nuôi cấy theo phương pháp tiêu chuẩn. Các căn nguyên thường gặp nhất là vi khuẩn Mycoplasma pneumoniae, vi khuẩn Chlamydophila pneumoniae (Chlamydia pneumoniae) và vi khuẩn Legionella pneumophila.((Waites KB, Talkington DF. Mycoplasma pneumoniae and its role as a human pathogen. Clin Microbiol Rev. 2004;17:697-728.))Viêm phổi do vi khuẩn không điển hình thường có đặc trưng là phức hợp các triệu chứng bao gồm đau đầu, sốt nhẹ, ho và tình trạng khó chịu. Các triệu chứng toàn thân thường nổi bật hơn so với các biểu hiện hô hấp. Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, biểu hiện của viêm phổi mắc phải cộng đồng có thể ở thể nhẹ hơn, nhưng một số ca bệnh, đặc biệt là do vi-rút L pneumophila, có thể biểu hiện dưới dạng bệnh viêm phổi nặng, cần phải được chăm sóc tích cực.

Nhiễm Mycoplasma

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Nhiễm Mycoplasma

Mycoplasma pneumoniae gây ra bệnh đường hô hấp trên và viêm phổi mắc phải ở cộng đồng. Xảy ra chủ yếu ở trẻ em và người trẻ tuổi và thường gặp ở các cộng đồng khép kín (ví dụ như các trường nội trú, các trường đại học và các căn cứ quân sự).

Nhiễm chlamydia pneumoniae

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Nhiễm chlamydia pneumoniae

Chlamydia pneumoniae là một tác nhân gây bệnh đường hô hấp thường gặp ở người trên toàn thế giới và ở mọi lứa tuổi. Đây là nguyên nhân chính gây viêm phổi mắc phải từ cộng đồng. Viêm phổi do C pneumoniae khó phân biệt về mặt lâm sàng với bệnh viêm phổi do các vi khuẩn không điển hình khác, đặc biệt là Mycoplasma pneumoniae.((Hammerschlag MR. Pneumonia due to Chlamydia pneumoniae in children: epidemiology, diagnosis and treatment. Pediatr Pulmonol. 2003;36:384-390. ))

Nhiễm vi khuẩn Legionella

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Nhiễm vi khuẩn Legionella

Viêm phổi do legionella, được biết đến là bệnh Legionnaire, xảy ra khi hít phải vi khuẩn (hoặc hút phải nhưng hiếm khi xảy ra) vào trong phổi. Biểu hiện bao gồm các triệu chứng hô hấp như ho (có thể ho khan) và khó thở, sốt, gai rét, và đau ngực. Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, buồn nôn, nôn, đau bụng, hoặc tiêu chảy.

Viêm phổi do nhiễm Pneumocystis jirovecii

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Viêm phổi do nhiễm Pneumocystis jirovecii

Viêm phổi do nhiễm nấm Pneumocystis (PCP) là tình trạng nhiễm trùng phổi gây ra bởi nấm Pneumocystis jirovecii (trước đây gọi là Pneumocystis carinii). Loại nấm này thường gây ra bệnh cảnh lâm sàng ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, ví dụ như bệnh nhân dương tính với HIV có số lượng tế bào CD4 <200 tế bào/microlit, bệnh nhân ghép tủy xương, bệnh nhân ghép tạng đặc, hoặc bệnh nhân đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.

Nhiễm nấm coccidioidomycosis

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Nhiễm nấm coccidioidomycosis

Nhiễm nấm coccidioides gây ra bởi loài nấm Coccidioides gây dịch và mắc phải do hít phải bào tử đốt lây truyền qua đường không khí trong vùng lưu hành dịch ở tây nam Hoa Kỳ, bắc Mexico, và một vài vùng ở Trung và Nam Mỹ.

Nhiễm nấm Coccidioides có thể không có triệu chứng hoặc có thể gây ra các hội chứng phổi cấp tính và mạn tính, và hiếm khi gây nhiễm ngoài phổi.

Bệnh nấm aspergillosis

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Bệnh nấm aspergillosis

Bệnh nấm aspergillus xâm lấn gây ra bởi một loại nấm sợi thuộc loài Aspergillus, được tìm thấy khắp nơi trong đất. Hít phải bào tử trong không khí (bào tử) gây nhiễm trùng. Phần lớn gây bệnh ở người suy giảm miễn dịch, rất hiếm khi gây bệnh ở người có hệ miễn dịch bình thường. Các biểu hiện lâm sàng không đặc hiệu và bao gồm sốt, ho, và đau kiểu màng phổi. Để chẩn đoán sớm, cần có chỉ số nghi ngờ cao. Tổn thương tại phổi, các xoang, não và da. Các u nấm (Aspergilloma) hình thành trong khoang phổi có sẵn. Thường là không có triệu chứng.

Hít sặc cấp

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Hít sặc cấp

Hít sặc là hít phải dị vật vào đường thở phía sau dây thanh âm.((Raghavendran K, Nemzek J, Napolitano LM, et al. Aspiration-induced lung injury. Crit Care Med. 2011;39:818-826.))  Có thể phân loại thành là tổn thương phổi do hít phải hoặc viêm phổi do hít phải. Tổn thương phổi do hít phải là tổn thương hóa học sau khi hít phải các chất trong dạ dày.

Viêm phổi hít

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Viêm phổi hít

Viêm phổi hít là hậu quả của việc hít phải chất ở miệng-họng vào đường dẫn khí dưới dẫn đến tổn thương phổi và từ đó gây nhiễm khuẩn. Các yếu tố chẩn đoán chính bao gồm ho và khó thở. Các yếu tố nguy cơ mạnh bao gồm trạng thái tâm thần thay đổi (ví dụ như giảm ý thức có thể dẫn đến giảm phản xạ ho và suy giảm khả năng đóng nắp thanh môn), rối loạn chức năng nuốt (ví dụ như ở bệnh nhân đột quỵ), bệnh đường tiêu hóa trên, đặt nội khí quản hoặc mở khí quản, cho ăn qua sonde, tuổi cao, và tư thế nằm.((Johnson JL, Hirsch CS. Aspiration pneumonia. Postgrad Med. 2003;113:99-102,105-106,111-112.)) ((Marik PE. Aspiration pneumonitis and aspiration pneumonia. N Engl J Med. 2001;344:665-671.))

Hội chứng hít phải ở trẻ sơ sinh

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Hội chứng hít phải ở trẻ sơ sinh

Viêm phổi trẻ sơ sinh có thể do hít phải, thường là hít phải phân su.((World Health Organization. International statistical classification of diseases and related health problems. 10th revision. Version for 2015. http://www.who.int/ (last accessed 25 October 2016).))

Viêm tiểu phế quản tăc nghẽn với viêm phổi tổ chức hóa

» xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Viêm tiểu phế quản tăc nghẽn với viêm phổi tổ chức hóa

Viêm tiểu phế quản tắc nghẽn với viêm phổi tổ chức hóa (BOOP) được định nghĩa là các mô tạo hạt dạng polyp ở các tận cùng đường thở xâm lấn vào các ống phế nang và phế nang.((Epler GR, Colby TV. The spectrum of bronchiolitis obliterans. Chest. 1983;83:161-162.)) ((Epler GR, Colby TV, McLoud TC, et al. Bronchiolitis obliterans organizing pneumonia. N Engl J Med. 1985;312:152-158.)) ((Epler GR. Bronchiolitis obliterans organizing pneumonia, 25 years: a variety of causes, but what are the treatment options? Expert Rev Respir Med. 2011;5:353-361.))Biểu hiện điển hình của viêm phế quản- viêm phổi tổ chức hóa (BOOP) vô căn là một người có biểu hiện bệnh giống cúm bao gồm sốt nhẹ, đau khớp, mệt mỏi, và ho nhẹ kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Khó thở tiến triển sau khi BOOP gây tổn thương càng nhiều phế nang. Nghe thấy ran nổ cuối thì hít vào ở cả hai bên. Các biểu hiện khác tùy thuộc vào thể bệnh. BOOP có thể xảy ra sau viêm phổi do nhiễm trùng. Các vi sinh vật bao gồm các vi-rút, vi khuẩn, vi khuẩn không điển hình, và ký sinh trùng.((Almaslmani M, Derbala MF, Albozom I, et al. Bronchiolitis obliterans organizing pneumonia associated with Pneumocystis jiroveci infection in orthotopic liver transplantation. Transpl Infect Dis. 2008;10:339-342.))

Viêm phổi tăng cảm

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Viêm phổi tăng cảm

Viêm phổi tăng nhạy cảm (HP), còn được gọi là viêm phế nang dị ứng ngoại sinh, là hậu quả của tình trạng viêm miễn dịch qua trung gian không phải IgE. HP do nhiều lần hít phải protein không phải của người, có thể là của thực vật tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ động vật hoặc có thể do một chất hóa học liên hợp với protein trong đường thở của người, chẳng hạn như albumin. Tình trạng viêm của HP tự biểu hiện trong phế nang và tiểu phế quản tận. Biểu hiện lâm sàng của HP phụ thuộc vào nồng độ và tần suất phơi nhiễm. Hội chứng lâm sàng (HP cấp tính, bán cấp và mạn tính) biểu hiêṇ khác nhau.

Đánh giá thâm nhiễm phổi dai dẳng

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Đánh giá thâm nhiễm phổi dai dẳng

Thâm nhiễm phổi dai dẳng xảy ra khi một chất đặc hơn khí (ví dụ như mủ, phù nề, máu, surfactant, protein, hoặc tế bào) ở lại lâu trong nhu mô phổi. Viêm phổi không khỏi và khỏi chậm là các nhóm phân loại thường gặp nhất của thâm nhiễm phổi dai dẳng. Sự dai dẳng được cho là do khiếm khuyết trong cơ chế bảo vệ miễn dịch của cơ thể, sự xuất hiện của vi khuẩn bất thường hoặc đề kháng, hoặc bệnh giống viêm phổi.

Đánh giá khó thở

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Đánh giá khó thở

Khó thở, hay thở dốc hoặc thở hổn hển, là cảm giác chủ quan khó chịu khi thở. Nguyên nhân gây bệnh rất rộng, từ các tình trạng nhẹ, tự khỏi đến các bệnh lý đe dọa tính mạng. Các bệnh lý về tim mạch, phổi, và hệ thần kinh cơ là những nguyên nhân thường gặp nhất. Khó thở là yếu tố chẩn đoán quan trọng của viêm phổi.

Đánh giá ho mạn tính

Xem bài viết toàn diện của chúng tôi về Đánh giá ho mạn tính

Ho là triệu chứng thường gặp nhất khi bệnh nhân tới khám tại các cơ sở chăm sóc ban đầu.((Schappert SM, Burt CW. Ambulatory care visits to physician offices, hospital outpatient departments, and emergency departments: United States, 2001-02. Vital Health Stat 13. 2006 Feb;(159):1-66.))Ho sau nhiễm trùng là nguyên nhân thường gặp nhất của ho bán cấp (ho dai dẳng trong 3 đến 8 tuần).((Kwon NH, Oh MJ, Min TH, et al. Causes and clinical features of subacute cough. Chest. 2006;129:1142-1147.))Một khi thời gian ho kéo dài quá 8 tuần, cần tiếp cận một cách có hệ thống để làm sáng tỏ nguyên nhân và điều trị tốt nhất. Các nguyên nhân gây ho mạn tính (ho dai dẳng > 8 tuần) thường gặp ở người lớn không hút thuốc với phim Xquang ngực bình thường và không sử dụng thuốc ức chế men chuyển bao gồm hội chứng ho đường thở trên, hen, bệnh trào ngược dạ dà-thực quản, và viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không phải hen.((Morice AH, Fontana GA, Sovijarvi AR, et al. The diagnosis and management of chronic cough. Eur Respir J. 2004;24:481-492.)) ((Irwin RS, Baumann MH, Bolser DC, et al. Diagnosis and management of cough executive summary: ACCP evidence-based clinical practice guidelines. Chest. 2006;129(suppl 1):1S-23S.)) ((Gonlugur U, Gonlugur TE. Eosinophilic bronchitis without asthma. Int Arch Allergy Immunol. 2008;147:1-5.)) Cần xét nghiệm thêm về viêm phổi cho bệnh nhân bị ho mạn tính (thường có đờm), tiền sử sốt, khó chịu, và đau ngực, và thăm khám thấy gõ đục, giảm rì rào phế nang, và có ran.

Các bài báo chủ yếu

  • Mandell LA, Wunderink RG, Anzueto A, et al. Infectious Diseases Society of America/American Thoracic Society consensus guidelines on the management of community-acquired pneumonia in adults. Clin Infect Dis. 2007;44(suppl 2):S27-S72. Toàn văn Tóm lược
  • Fowler RA, Lapinsky SE, Hallet D, et al. Critically ill patients with severe acute respiratory syndrome. JAMA. 2003;290:367-373. Tóm lược
  • Johnson JL, Hirsch CS. Aspiration pneumonia. Postgrad Med. 2003;113:99-102,105-106,111-112. Tóm lược
  • Marik PE. Aspiration pneumonitis and aspiration pneumonia. N Engl J Med. 2001;344:665-671. Tóm lược
  • Epler GR, Colby TV, McLoud TC, et al. Bronchiolitis obliterans organizing pneumonia. N Engl J Med. 1985;312:152-158. Tóm lược

Tuyên bố miễn trách nhiệm

Bên ngoài Hoa Kỳ và Canada. BMJ Publishing Group Ltd (”BMJ Group”) nỗ lực để đảm bảo rằng các thông tin được cung cấp là chính xác và cập nhật, nhưng chúng tôi và cả những người cấp giấy phép của chúng tôi, là những người cung cấp các nội dung nhất định có liên kết với nội dung của chúng tôi hoặc có thể truy cập được từ nội dung của chúng tôi, đều không đảm bảo điều đó. BMJ Group không ủng hộ hay xác nhận việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay trị liệu nào trong đó và BMJ Group cũng không thực hiện chẩn đoán cho các bệnh nhân. Các chuyên gia y tế cần sử dụng những cân nhắc chuyên môn của mình trong việc sử dụng thông tin này và chăm sóc cho bệnh nhân của họ và thông tin trong này không được coi là sự thay thế cho việc đó.

Các phương pháp chẩn đoán, điều trị, liên lạc theo dõi, thuốc và bất kỳ chống chỉ định hay phản ứng phụ nào. Ngoài ra, các tiêu chuẩn và thực hành y khoa đó thay đổi khi có thêm số liệu, và quý vị nên tham khảo nhiều nguồn khác nhau. Chúng tôi đặc biệt khuyến nghị người dùng nên xác minh độc lập các chẩn đoán, điều trị và theo dõi liên lạc được đưa ra, đồng thời đảm bảo rằng thông tin đó là phù hợp cho bệnh nhân trong khu vực của quý vị. Ngoài ra, liên quan đến thuốc kê toa, chúng tôi khuyên quý vị nên kiểm tra trang thông tin sản phẩm kèm theo mỗi loại thuốc để xác minh các điều kiện sử dụng và xác định bất kỳ thay đổi nào về liều dùng hay chống chỉ định, đặc biệt là nếu dược chất được cho sử dụng là loại mới, ít được sử dụng, hay có khoảng trị liệu hẹp. Quý vị phải luôn luôn kiểm tra rằng các loại thuốc được dẫn chiếu có giấy phép để sử dụng cho mục đích được nêu và trên cơ sở được cung cấp trong tình trạng “hiện có” như được nêu, và trong phạm vi đầy đủ được pháp luật cho phép BMJ Group và những người cấp giấy phép của mình không chịu bất kỳ trách nhiệm nào cho bất kỳ khía cạnh chăm sóc sức khỏe nào được cung cấp với sự hỗ trợ của thông tin này hay việc sử dụng nào khác của thông tin này.

Câu hỏi lâm sàng

Câu 1

Nữ 33 tuổi than phiền vì những cơn sốt, đau cơ, rét run, khó thở và ho khan trong 6 tháng qua. Cô ta nói mỗi cơn bắt đầu đột ngột và kéo dài vài ngày. Cô ta không có tiền sử y tế nào đáng kể, không dùng bất kỳ thuốc gì. Không có tiềnsử gia đình về bệnh phổi. Cô ta không hút thuốc hay uống rượu. Cô ta chưa từng đi nước ngoài và không có liên quan dịch tễ nào. Cô ta nuôi một con Vẹt giống Úc. Xquang ngực thấy đám mờ lan tỏa toàn bộ trường phổi dưới hai bên. Đo chức năng hô hấp thấy giảm thể tích phổi và FEV1/FVC bằng 87%, xét nghiệm PPD âm tính. Xét nghiệm huyết thanh thấy kháng thể với kháng nguyên Budgerigar (con vẹt). Điều trị hợp lý nhất cho bệnh này là?

  1. Dùng beclomethasone dạng khí dung.
  2. Dùng predisolone đường uống.
  3. Cromolyn dạng hít.
  4. Tránh tiếp xúc với chim.
  5. Đảm bảo với cô ấy và cho về nhà.

Đáp án đúng là D: Bệnh nhân rất có khả năng mắc bệnh phổi do chim, một dạng viêm phổi do quá mẫn (HP-hypersensitivity pneumonitis). HP có nguyên nhân do hít vào các kháng nguyên bao gồm hít phải các chất thải ra từ chim và bụi bẩn có liên quan tới chăn nuôi. HP có thể có biểu hiện lâm sàng cũng như mức độ đa dạng. Tiền sử tiếp xúc kháng nguyên kèm với những triệu chứng phù hợp có tính gợi ý cao. Đợt cấp của bệnh có thể biểu hiện với ho, khó thở, sốt và đau cơ xảy ra 4-6 giờ sau tiếp xúc kháng nguyên. Với tiếp xúc nhiều-mãn thì bệnh nhân tiến triển tình trạng xơ hóa phổi và có dấu hiệu giới hạn khi đo chức năng hô hấp. Các dấu hiệu xquang thường thấy bao gồm hình ảnh đám mờ dạng kính hoặc lờ mờ ko đều tại đáy phổi. Các nghiên cứu cho thấy điều trị tốt nhất cho HP là tránh tiếp xúc kháng nguyên (Đáp án D). Với nhiều bệnh nhân, việc này giúp thuyên giảm bệnh hoàn toàn. Tiếp tục tiếp xúc kháng nguyên làm tăng nguy cơ tiến triển bệnh.

Đáp án A: Có nhiều lời khuyên nên dùng steroid dạng khí dung như một cách thay thế cho việc tránh tiếp xúc với kháng nguyên có thể giúp phục hồi các triệu chứng HP. Tuy nhiên điều này chưa được nghiên cứu kĩ càng.

Đáp án B: Corticosteroid đường toàn thân cải thiện các triệu chứng cấp tính của HP và cũng là điều trị cốt lõi trong các trường hợp cấp tính. Tuy nhiên, corticosteroid không làm giảm cũng như đảo ngược sự tiến triển của bệnh. Bệnh nhân này có thời gian mắc kéo dài nên được tránh tiếp xúc với kháng nguyên.

Đáp án C: Cromolyn dạng khí dung ko có vai trò trong điều trị HP. Nó được sử dụng để dự phòng co thắt phế quản cấp và quản lý trong thời gian dài ở bệnh nhân hen.

Đáp án E: Đảm bảo cho bệnh nhân là không phù hợp trong tình huống này. Tiên lượng của bệnh tệ hơn so với đa số các dạng khác của HP, không ngừng tiếp xúc với kháng nguyên có thể dẫn tới bệnh phổi xơ hóa.

Tổng kết: Hypersensitivity pneumonitis (Bệnh phổi do quá mẫn) là tình trạng viêm tại nhu mô phổi gây ra do tiếp xúc kháng nguyên. Đợt cấp biểu hiện bằng ho, khó thở, sốt và đau cơ thường xảy ra 4-6h sau tiếp xúc khágn nguyên. Tiếp xúc lâu dài có thể gây sụt cân, ngón tay dùi trông và phổi hình tổ ong. Nền tảng chính trong điều trị HP là tránh tiếp xúc kháng nguyên.

Câu 2

Nam 55 tuổi tới khoa cấp cứu vì sốt, rét run và ho có đờm 2 ngày nay. Khoảng 4 tháng nay, anh ta có 2 lần mắc viêm phổi, đều đã khỏi hoàn toàn sau dùng kháng sinh. Anh ta hút 1 gói thuốc mỗi ngày trong 30 năm nhưng bỏ sau hai lần mắc viêm phổi. Vấn đề y tế khác của anh ta là tăng huyết áp. Thân nhiệt 38.9 độ C, huyết áp 130/86 mmHg, mạch 98 lần/phút, nhịp thở 18 lần/phút, SpO2 94%. Ran ẩm và tiếng thở tăng nghe thấy ở phần dưới phổi phải. Bạch cầu 14.200/mm3, Ure 12 mg/dL. Xquang ngực thấy đông đặc tại thùy dưới phổi phải. Bệnh nhân được kê dùng kháng sinh. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhân thấy cải thiện ho và sốt. Ran ẩm vẫn còn tại phổi phải. Xquang ngực tại các lần viêm phổi trước cũng thấy đông đặc tại phổi phải ở cùng vị trí với các đợt này. Bước điều trị tiếp theo phù hợp nhất ở bệnh nhân này là gì?

  1. Đánh giá nuốt barium.
  2. Nội soi phế quản.
  3. Chụp CT ngực.
  4. Chụp lại Xquang lại sau 6 ngày.
  5. Định lượng nồng độ immunoglobulin trong huyết thanh.

Đáp án đúng là C: Bệnh nhân này hiện có sốt, rét run, ho có đờm, tăng bạch cầu có viêm phổi thùy dưới bên phải 3 lần trong vài tháng. Viêm phổi tái phát xảy ra cùng tại một vị trí ở phổi làm tăng nghi ngờ với hẹp đường thở tại chỗ, nếu xảy ra có thể dẫn tới bất thường trong khả năng loại bỏ vi khuẩn và tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn tại vị trí đó trong tương lai (viêm phổi sau chít hẹp). Các nguyên nhân gây chít hẹp đường thở tại chỗ bao gồm:

  • Chèn ép từ phế quản ở bên ngoài do bệnh hạch lympho, sự gia tăng kích thước u hoặc bất thường về mạch máu.
  • Chít hẹp bên trong đường thở do các chất ngoại lai, hẹp phế quản, co thắt phế quản, hiếm hơn là do K nội mô phế quản.

Hút thuốc lá yếu tố nguy cơ chính gây K phổi nguyên phát. Ở độ tuổi >50 với tiền sử hút thuốc (30 năm) và bằng chứng tắc nghẽn đường thở tại chỗ thì ban đầu cần theo dõi K phổi bằng việc sử dụng CT ngực.

Các nguyên nhân gây viêm phổi tái phát
Tổn thương cùng một vị trí tại phổi Tắc nghẽn đường thở tại chỗ

-Chèn ép từ bên ngoài phế quản (Ung thư, hạch to)

-Tắc nghẽn bên trong phế quản (Giãn phế quản, các tác nhân bên ngoài)

Viêm phổi hít tái phát (Các tác nhân có thể rất đa dạng tùy thuộc vào tư thế người bệnh)

-Động kinh

-Dùng rượu hoặc chất cấm

-Trào ngược dạ dày thực quản, khó nuốt

Tổn thương các vị trí khác nhau tại phổi -Suy giảm miễn dịch (HIV, Leucemia, các bệnh suy giảm miễn dịch thường gặp khác)

-Bệnh tại phổi (xơ hóa hệ thống)

-Không nhiễm khuẩn (viêm mạch, bệnh viêm phế quản tắc nghẽn do các tác nhân gây viêm phổi)

Đáp án A: Thử nghiệm nuốt chậm barium được sử dụng để đánh trào ngược dạ dày thực quản hoặc khó nuốt dẫn tới viêm phổi hít mạn, cái có khả năng gây ra bởi viêm phổi tái phát. Tuy nhiên, ở bệnh nhân này nghi ngờ có u phổi cần được tiến hành CT ngực.

Đáp án B: CT ngực thường được tiến hành trước nội soi phế quản ở các bệnh nhân nghi ngờ u phổi. Nội soi phế quản thường được sử dụng để sinh thiết mô khi u phổi ở trung tâm không thể chẩn đoán trên hình ảnh CT.

Đáp án D: Bệnh nhân > 50 tuổi, thường đc tiến hành 6-12 tuần sau điều trị viêm phổi ban đầu làm lại Xquang ngực để theo dõi bệnh ác tính. Tuy nhiên bệnh nhân này có tiền sử hút thuốc và bằng chứng về viêm phổi tại chỗ nên cần các đánh giá ở mức trung bình. CT ngực có độ nhậy cao hơn so với xquang trong chẩn đoán K đặc biệt khi có thâm nhiễm tới phế nang.

Đáp án E: Định lượng nồng độ immunoglobulin huyết thanh cần trong chẩn đoán bệnh suy giảm miễn dịch thông thường (CVID) thường biểu hiện ở người trưởng thành với nhiễm khuẩn tái phát tại phổi và đường hô hấp trên (viêm xoang, viêm tai). Tuy nhiên, các bệnh suy giảm miễn dịch được mong đợi với viêm phổi tái phát tại các vị trí khác nhau hơn là cùng 1 chỗ.

Tổng kết: Bệnh phổi ác tính có thể là nguyên nhân của tắc nghẽn đường thở tại chỗ và có thể biểu hiện các đợt viêm phổi tái phát. Chụp CT ngực nên được sử dụng để theo dõi bệnh nhân nghi ngờ mắc K phổi.

Câu 3

Nữ 87 tuổi bị sa sút trí tuệ được đem tới khoa cấp cứu bởi con trai do sốt và ho có đờm mùi thối 3 ngày nay. Bệnh nhân nằm liệt giường và cần hỗ trợ khi làm tất cả các hoạt động thường ngày. Tiền sử y tế khác bao gồm tăng huyết áp, tăng mỡ máu và đột quỵ do xuất huyết não xảy ra 8 tháng trước. Cô ta đã nhập viện 2 lần trong 6 tháng trước, lần gần nhất là 4 tháng trước. Bệnh nhân không hút thuốc lá. Thân nhiệt 38.3 độ C, huyết áp 100/70 mmHg, mạch 105 lần/phút, nhịp thở 20 lần/phút. SpO2 90% ở khí phòng. BMI 20 kg/m2. Bà ta không nhận thức được tên, thời gian và địa điểm. Thăm khám thấy niêm mạc khô và giảm độ căng da. Tiếng thở giảm ở phổi phải. Tiếng tim bình thường. Bụng mềm, ấn không đau, không chướng. Xquang ngực thấy hình ảnh thâm nhiễm phần sau thùy trên phổi phải. Yếu tố quan trọng nhất để tiên lượng tình trạng ở bệnh nhân này là gì?

  1. Sự suy giảm miễn dịch do tế bào.
  2. Sự suy giảm miễn dịch thể dịch.
  3. Rối loạn phản xạ ho.
  4. Rối loạn khả năng đào thải chất nhầy.
  5. Tăng sản xuất acid dạ dày.
  6. Tăng thể tích cặn tại dạ dày.
  7. Trào ngược dạ dày thực quản mức độ nặng.

Đáp án đúng là C: Bệnh nhân này có biểu hiện viêm phổi, rất nhiều khả năng là viêm phổi hít. Bất thường trong việc nuốt và phản xạ ho là các bất thường thường thấy ở bệnh nhân bị sa sút trị tuệ tiến triển. Đa số bệnh nhân bị giảm khả năng di chuyển thức ăn từ họng miệng cũng như khó khăn để tạo hạt thức ăn và điều hòa hoạt động phức tạp khi nuốt. Bệnh nhân có tiến sử đột quỵ làm tăng nguy cơ bất thường phản xạ ho và khó nuốt, làm tăng thêm nguy cơ mắc viêm phổi hít.

Chính vì thế, đa số bệnh nhân được tiên lượng với viêm phổi hít do các dịch tiết ở họng miệng hay hít phải các vi khuẩn tại chỗ (Peptostreptococus). Viêm phổi hít thường xuất hiện sau vài ngày và gây sốt nhẹ, khó thở, ho có đờm, đờm thối. Nó có thể gây biến chứng hoại tử và hình thành áp xe.

Vị trí của thâm nhiễm phụ thuộc vào trọng lực và khác nhau dựa theo vị trí của bệnh nhân tại thời điểm hít. Ở tư thế nằm ngửa, phần sau của thùy trên và phần trên của thùy dưới là các vùng bị ảnh hưởng nhiều nhất. Kháng sinh phổ rộng với độ bao phủ nhiều vi khuẩn (Clindamycin, amoxicillin) là các điểm chính trong điều trị.

Các tình trạng nguy cơ đối với viêm phổi hít
  • Thay đổi trạng thái tâm thần gây rối loạn phản xạ ho/đóng mở nắp thanh môn (Sa sút trí tuệ, ngộ độc thuốc).
  • Khó nuốt do bất thường hệ thần kinh (đột quỵ, bệnh thoái hóa thần kinh).
  • Rối loạn của ống tiêu hóa (GERD).
  • Viêm phổi hít do chèn ép cơ học (Đặt ống thông dạ dày và ống nội khí quản).
  • Nôn kéo dài.
  • Cho ăn lượng lớn qua ống ở tư thế nằm nghiêng.

Đáp án A: Miễn dịch tế bào giúp loại bỏ những tác nhân nội bào. Bệnh nhân có suy giảm miễn dịch tế bào biểu hiện nhiễm khuẩn tái phát có nguồn gốc lành tính như virus, các nguyên nhân gây bệnh cơ hội (opportunistic pathogens) hoặc nấm.

Đáp án B: Dù cho tuổi tác đi kèm với suy giảm chức năng hệ miễn dịch nói chung nhưng sự giảm miễn dịch dịch thể thường không đi kèm với viêm phổi hít. Những bệnh nhân mắc suy giảm miễn dịch dịch thể thường biểu hiện nhiễm khuẩn cả đường hô hấp trên và dưới.

Đáp án D: Bất thường trong khả năng loại bỏ chất nhầy xảy ra ở người hút thuốc lá và bệnh nhân mắc xơ nang hoặc Hội chứng Kartagener. Nhiều tình trạng đi kèm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn phổi, nhưng không phải yếu tố đặc hiệu đối với viêm phổi hít.

Đáp án E và G: Acid dạ dày là một chất gây bảo vệ chcíng lại viêm phổi bởi môi trường acid của dịch dạ dày và giảm sự cư trú của vi khuẩn ở ống tiêu hóa. Dù cho bệnh GERD tiến triển có thể gây viêm phổi hít bởi môi trường acid, co thắt phế quản và viêm phổi, nhưng bệnh nhân này lại không có tiền sử trào ngược từ trước.

Đáp án F: Tăng thể tích cặn tại dạ dày có liên quan tới viêm dạ dày, đặc tr giác mệt mỏi, bụng chướng nôn, buồn nôn, nhưng những triệu chứng trên không có ở bệnh nhân này. Ngoài ra, ở bệnh nhân này nhận chất dinh dưỡng từ ngoài vào ở ICU nên thể tích cặn không có liên quan tới nguy cơ mắc viêm phổi.

Tổng kết: Bệnh nhân có bất thường trong nhận thức, sa sút trí tuệ, và các rối loạn thần kinh khác là các tình trạng thuận lợi gây viêm phổi hít do bất thường trong nuốt và phản xạ ho.

Câu 4

Bệnh nhân nam 45 tuổi HIV đến phòng cấp cứu do khó thở tăng dần, đau ngực trái, rét run và ho có đờm. Triệu chứng bắt đầu 7 ngày trước. Ban đầu, bệnh nhân nghĩ là do cúm, nhưng sau 3 ngày bệnh nhân bắt đầu ho có đờm xanh và có đau ngực trái. Đau ngực tăng khi hít thở sâu và ho. Số tế bào CD4 không xác định. Bệnh nhân hút thuốc và uống rượu thường xuyên. Nhiệt độ 38.9, huyết áp 110/70, mạch 110 l/p, nhịp thở 26 l/p. Thăm khám thấy tình trạng răng miệng kém và giảm tiếng thổi đáy phổi trái. Hình ảnh x-quang như hình dưới đây:

Hình ảnh x-quang ngực
Hình ảnh x-quang ngực

Nguyên nhân nào sau đây nhiều khả năng nhất gây ra triệu chứng hiện tại của bệnh nhân?

  1. Viêm màng ngoài tim cấp
  2. Rò phế quản màng phổi
  3. C. Tràn mủ màng phổi
  4. Áp xe phổi
  5. Viêm phổi Pneumocystis jiroveci
  6. Tràn khí màng phổi
  7. Viêm cơ tim do virus
Tràn dịch màng phổi do viêm phổi
Không biến chứng Biến chứng
Nguyên nhân
  • Dịch xuất tiết vô khuẩn trong khoang màng phổi
  • Xâm nhập vi khuẩn khoang màng phổi
Phân tích dịch màng phổi
  • pH ≥7.2
  • Glucose ≥60 mg/dL
  • WBC ≤50000/mm3
  • pH <7.2
  • Glucose <60 mg/dL
  • WBC >50000/mm3
Nhuộm Gram và cấy dịch màng phổi Âm tính Âm tính
Điều trị Kháng sinh Kháng sinh + dẫn lưu

Khoảng 40% viêm phổi có tràn dịch màng phổi. Hầu hết lượng nhỏ, tràn dịch tự do, vô khuẩn và cải thiện với kháng sinh (tràn dịch màng phổi không biến chứng). Tuy nhiên, nếu vi khuẩn xâm nhập từ nhu mô phổi nhiễm khuẩn vào khoang màng phổi, có thể tiến triển tràn dịch màng phổi có biến chứng hoặc tràn mủ màng phổi. Tràn mủ màng phổi và tràn dịch màng phổi biến chứng đặc trưng bởi tràn dịch khu trú lượng lớn và có bất thường khi xét nghiệm dịch chọc màng phổi điển hình (pH thấp, glucose thấp); không giống như tràn dịch màng phổi có biến chứng, tràn mủ màng phổi có mủ đại thể hoặc vi khuẩn (bằng nhuộm Gram) trong khoang màng phổi.

Bệnh nhân nhiều khả năng có viêm phổi (ho có đờm, sốt), có đau ngực kiểu màng phổi và tràn dịch màng phổi trái lượng lớn gợi ý viêm phổi nhiều khả năng biến chứng tràn mủ màng phổi. Nguy cơ biến chứng viêm phổi như tràn mủ màng phổi cao hơn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch (HIV, sau ghép tạng). Tất cả tràn mủ màng phổi (và một số tràn dịch màng phổi có biến chứng) cần điều trị kháng sinh kéo dài (2-4 tuần) và dẫn lưu (thường với một ống dẫn lưu ngực)

Ý A và G: Viêm màng ngoài tim cấp biểu hiện với đau nhói thành ngực trước. Viêm cơ tim virus gây đau ngực và có thể đi kèm các triệu chứng đường hô hấp trên. Tuy nhiên, ho đờm xanh là không thường gặp và hình ảnh x-quang ngực thường bình thường.

Ý B: Rò phế quản màng phổi thường xảy ra với u ác tính hoặc chấn thương, hoặc sau thủ thuật liên quan đến phế quản (cắt thuỳ phổi). Có thể gây tràn mủ màng phổi nhưng thường có hình ảnh khí tự do trong khoang màng phổi.

Ý D: Một áp xe phổi được đặc trưng bởi tổn thương hang với mức dịch-khí trên x-quang. Viêm phổi hít thường gây áp xe phổi, thường kèm ho có đờm hôi và các triệu chứng xuất hiện sau vài ngày đến vài tuần.

Ý E: Viêm phổi do pneumocystis jiroveci thường gặp ở bệnh nhân nhiễm HIV với số tế bào CD4 <200/mm3. Các triệu chứng (khó thở, ho không có đờm, sốt) thường khởi phát sau nhiều tuần. Hình ảnh x-quang ngực có thể bình thường hoặc có xâm nhiễm phế nang và mô kẽ lan tỏa 2 bên, không phải hình ảnh tràn dịch lượng lớn 1 bên.

Ý F: Tràn khí màng phổi thường biểu hiện đau ngực kiểu màng phổi đột ngột và khó thở. X-quang phổi có diện thấu quang (màu đen) của khí ngoài màng phổi. Bệnh nhân này có biểu hiện sốt và triệu chứng đường hô hấp trên khởi phát sau vài ngày (và tràn dịch)

Mục tiêu học tập: Viêm phổi do nhiễm khuẩn thường gây tràn dịch màng phổi. Thường tràn dịch lượng nhỏ, vô khuẩn và cải thiện với kháng sinh (không biến chứng). Tuy nhiên, nếu nhiễm khuẩn xâm nhập vào màng phổi kéo dài, tràn dịch màng phổi biến chứng hoặc tràn mủ màng phổi có thể xuất hiện. Tràn mủ màng phổi có mủ đại thể hoặc vi khuẩn (qua nhuộm Gram) trong màng phổi và cần điều trị dẫn lưu (ống ngực) kết hợp kháng sinh kéo dài.

Câu 5

Nam 55 tuổi tới khoa cấp cứu do sốt, khó thở, ho có đờm mùi thối 10 ngày nay. Anh ta đã tới khoa cấp cứu vào 1 tháng trước vì chấn thương tay sau đánh nhau. 6 tháng trước, anh ta tới bệnh viện do viêm tụy cấp nhưng từ chối điều trị. Thân nhiệt 38.9 độ C, huyết áp 120/70 mmmHg, mạch 112 lần/phút, nhịp thở 24, lần/phút, BMI 19 kg/m2. Spo2 90% ở khí phòng, tĩnh mạch cổ không nổi ở tư thế ngồi. Thăm khám miệng thấy sót răng và sâu răng nặng. Ran ẩm phổi phải. Không tiếng thổi tại tim.

Cận lâm sàng: Hemoglobin 13g/dL, MCV 103 um, TC 140.000, BC 14.200, Ure 14 mg/dL, Creatinin 0.8 mg/dL, Canxi 9 mg/dL, Glucose 90 mg/dL. Test HIV âm tính. Xquang thấy thâm nhiễm tại thùy dưới phổi phải. Nhuộm Gram đờm thấy nhiều bạch cầu, cầu khuẩn gram dương, trực khuẩn gram dương và trực khuẩn gram âm. Nguyên nhân gây ra triệu chứng trên ở bệnh nhân?

  1. Nhiễm khuẩn huyết do chăm sóc răng miệng kém.
  2. Tắc nghẽn phế quản do ác tính.
  3. Sử dụng nhiều rượu.
  4. Viêm phế quản do hút thuốc.
  5. Suy dinh dưỡng gây giảm chức năng TB T.

Đáp án đúng là C: Bệnh nhân này có biểu hiện viêm phổi nhiều khả năng do viêm phổi hít trên nền lạm dụng rượu. Anh ta có tiền sử đánh nhau ở quán bar và viêm tụy cấp cùng xét nghiệm cho thấy thiếu máu hồng cầu to và giảm tiểu cầu gợi ý lạm dụng rượu. Viêm phổi hít do hít các chất tiết từ họng miệng có các tác nhân vi khuẩn cư trú. Viêm phổi hít có những yếu tố nguy cơ bao gồm:

  • Thay đổi ý thức như do động kinh, ngộ độc rượu, dùng thuốc quá liều, hội chứng cai.
  • Khó nuốt do nguyên nhân thần kinh (Sa sút trí tuệ, parkinson, nhồi máu não, nhược cơ).
  • Gián đoạn trong chức năng của hệ tiêu hóa (bệnh thực quản, trào ngược dạ dày).
  • Bất thường trong khả năng đóng mở của nắp thanh môn (đặt nội khí quản, nội soi phế quản, nội soi).

Dùng rượu nhiều là một nguy cơ gây viêm phổi hít nếu nó có gây bất thường về nhận thức. Bệnh nhân thường biểu hiện các triệu chứng ẩn như đờm hôi, các bệnh nha chu. Chẩn đoán hình ảnh thấy thâm nhiễm thùy dưới hoặc giữa phổi phải (hít trong khi đứng) hoặc mặt sau của thùy phổi trên (hít trong khi nằm). Những sinh vật gây nhiễm khuẩn thường là các vi khuẩn chí ở khoang miệng. Kháng sinh phổ rộng có đáp ứng tốt với kỵ khí (Clindamycin, amoxicillin-clavulanate) là các điều trị chính.

Các tình trạng thúc đẩy đối với viêm phổi hít
-Thay đổi nhận thức gây bất thường phản xạ ho/đóng mở nắp thanh môn (sa sút trí tuệ, ngộ độc thuốc).

-Khó nuốt nguyên nhân do thần kinh (đột quỵ, các bệnh thoái hóa thần kinh).

-Các rối loạn của ống tiêu hóa trên (Trào ngược dạ dày thực quản)

-Chèn ép cơ học hoặc bất thường hít (đặt ống thông dạ dày hoặc đặt ống nội khí quản)

-Nôn kéo dài

-Cho ăn lượng lớn qua sonde ở tư thế nằm nghiêng.

Đáp án A: Viêm phổi do thuyên tắc bởi ổ nhiễm khuẩn có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết và viêm nội tâm mạc do các bệnh nha chu. Tuy nhiên, bệnh nhân này không có các dấu hiệu của Viêm nội tâm mạc như tiếng thổi, xuất huyết splinter hay đốm xuất huyết.

Đáp án B: Tắc nghẽn phế quản do nguyên nhân ác tính nên được cân nhắc ở các bệnh nhân mắc viêm phổi tái phát hoặc không hồi phục hoặc nếu khối u thấy trên hình ảnh xquang. Bệnh nhân này không có yếu tố nào kể trên.

Đáp án D: Hút thuốc lá nhiều có thể dẫn tới giảm khả năng làm sạch đờm và là điều kiện thuận lợi cho nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phổi tại cộng đồng (Community – acquired pneumonia, CAP) tuy nhiên CAP thường có triệu chứng khởi phát cấp tính và thường chỉ do 1 loài sinh vật gây nên.

Đáp án E: Miễn dịch tế bào giúp loại trừ những tế bào nhiễm khuẩn. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch tế bào biểu hiện nhiễm khuẩn tái phát từ các virus lành tính, các nguyên nhân gây bệnh cơ hội và nấm.

Tổng kết: Yếu tố nguy cơ của viêm phổi hít bao gồm thay đổi nhận thức do dùng quá nhiều rượu, khó nuốt do nguyên nhân thần kinh, hoặc bất thường trong hoạt động của sụn nắp thanh môn. Bệnh nhân thường biểu hiện các triệu chứng ẩn như đờm thối, có mắc bệnh nha chu tái phát.

Trả lời (Quy định duyệt bình luận)

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

The maximum upload file size: 1 MB. You can upload: image. Drop file here