Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc PATROTADIN tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: PATROTADIN là thuốc gì? Thuốc PATROTADIN có tác dụng gì? Thuốc PATROTADIN giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
PATROTADIN là thuốc gì?
PATROTADIN là một sản phẩm thuốc của Công Ty TNHH US PHARMA USA, thuộc nhóm thuốc điều trị ho, cảm cúm, sổ mũi; và thường được dùng để điều trị hiệu quả các triệu chứng cảm cúm. Thuốc Patrotadin được bào chế dạng viên nén bao phim. Thành phần mỗi viên nén bao gồm:
- Paracetamol hàm lượng .500mg
- Guaifenesin với hàm lượng 200mg
- Dextromethorphan HBr với hàm lượng 15mg
- Loratadin hàm lượng 5mg
- Các thành phần tá dược khác vừa đủ 1 viên thuốc: Starch 1500, Microcrystalline Cellulose, Lactose monohydrate, Polyvinyl Pyrrolidon K30, Colloidal silicon dioxid, Natri Croscamellose, Magnesi stearat, Hương bạc hà, Talc, Hydroxypropylmethyl cellulose, Polyethylen glycol 6000, Màu Brilliant Blue,Titan dioxyt, Màu Quinolein yellow lake, Màu Tartrazin yellow lake,
Thuốc PATROTADIN giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc PATROTADIN có giá 60,000 đồng/hộp đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin và được tư vấn, hiện tại chúng tôi có giao hàng trên toàn quốc.
Thuốc PATROTADIN là thuốc bán theo đơn của bác sỹ,do vậy khi mua thuốc, bệnh nhân cần mang theo đơn thuốc đi cùng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Paracetamol 500mg được sản xuất bởi công ty CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC – TRANG THIẾT BỊ Y TẾ BÌNH ĐỊNH (BIDIPHAR)
Thuốc Efferalgan được sản xuất bởi công ty BRISTOL MYERS SQUIBB
Thuốc Panalganeffer 500 do công ty Pharimexco – VPC của CTCP Dược phẩm Cửu Long (DCL)
Tác dụng
Thuốc PATROTADIN được bào chế từ 3 hoạt chất chính là Paracetamol, Guaifenesin,Dextromethorphan HBr. Với 3 hoạt chất này giúp thuốc Patrotadin phát huy hiệu quả trong việc điều trị nhanh các triệu chứng sốt, nhức đầu, nghẹn mũi, sổ mũi. Hiệu quả đặc biệt đối với những đối tượng viêm xoang, viêm mũi, đau họng,..Cụ thể như sau:
Paracetamol có tác dụng giảm đau, đồng thời, khi hoạt chất đi vào trong cơ thể sẽ tác động lên vùng trung tâm điều nhiệt làm điều hòa nhiệt trong cơ thể, ngoài ra, thuốc giúp giãn mạch và tăng lượng máu vùng ngoại biên từ đó làm giảm nhiệt khi bệnh nhân đang trong tình trạng sốt
Hoạt chất Guaifenesin có vai trò hạn chế sự tiết khí quản, đồng thời có tác dụng kích thích các tuyến bài tiết ở mặt trong khi quản, làm dịu cơn ho.
Dextromethorphan có tác dụng kích thích hoạt động vùng trung tâm họ ở hành não, đồng thời tác dụng vào phần họng, phế quản, do vậy nó hiệu quả trong việc điều trị các chứng ho dai dẳng, mãn tính.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Patrotadin được chỉ định dùng để điều trị các trường hợp sau: điều trị nhức đầu, sốt, chảy nước mũi, viêm phế quản, viêm xoang, ho có đờm,…
Dùng trong viêc hỗ trợ điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang, tình trạng sổ mũi theo mùa,…
Ngoài ra, một số công dụng khác không được kể đến ở trên, bác sỹ có thể tư vấn và cho bệnh nhân dùng một cách linh hoạt phù hợp với việc điều trị.
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: Uống thuốc với nước lọc, sau khi ăn.
Liều dùng: Liều dùng thông thường cho người lớn và trẻ em >12 tuổi: mỗi lần 1 viên, cách nhau sau 6 giờ mỗi lần uống. Lưu ý: Không được dùng một ngày quá 6 viên thuốc.
Lưu ý: Tùy vào mỗi đối tượng, tình trạng bệnh, cũng như mục đích sử dụng thuốc mỗi người khác nhau, do vậy liều dùng có thể khác nhau. Nên tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định của bác sỹ để được sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả nhất. Ngoài ra, trước khi sử dụng thuốc, bạn cũng nên đọc kỹ hướng dẫn về cách sử dụng thuốc Patrotadin để có thêm kiến thức về thuốc cũng như cách sử dụng đúng nhất.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc đối với những người bị dị ứng hoặc đã từng mẫn cảm với thành phần hoạt chất, tá dược bất kì có trong thuốc.
Thuốc khuyến cáo không sử dụng với trẻ em dưới 6 tuổi.
Không dùng thuốc với phụ nữ có thai và cho con bú vì có thể làm tăng nguy cơ của chất kháng histamin đối với trẻ sơ sinh và tăng khả năng sinh non đối với phụ nữ đang mang thai.
Ngoài ra, đối với các trường hợp sau cũng không nên sử dụng thuốc: đang trong tình trạng bệnh tim nghiêm trọng, bệnh nhân mắc bệnh hen, suy giảm khả năng hô hấp, đối tượng bị suy gan, suy thận,…và một số trường hợp khác.
Tác dụng phụ của thuốc PATROTADIN
Khi sử dụng thuốc Patrotadin, trong một số trường hợp có thể gặp phải các tình trạng với các triệu chứng như: nhức đầu, chóng mặt, khô miệng, nổi mề đay, cảm giác khó chịu,… Trong trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến biểu hiện như: ảo giác, tim đập nhanh, lên cơn co giật, buồn nôn,…
Khi bệnh nhân gặp phải các trường hợp trên hoặc xảy ra bất kì biểu hiện nào khi đang dùng thuốc, nên báo cho bác sỹ được biết để hạn chế rủi ro xảy ra.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc PATROTADIN
Chú ý: Thuốc chỉ dùng điều trị trong một khoảng thời gian ngắn, không dùng thuốc quá 7 ngày.
Đối với các bệnh nhân đang mắc bệnh đau thắt ngực, đau mạch vành hoặc đang trong tình trạng bị đái tháo đường, nên thận trọng khi sử dụng thuốc. Thận trọng khi dùng thuốc Patrotadin với các loại thuốc khác, đặc biệt thuốc chức paracetmol và loratan Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Lưu ý khi sử dụng Patrotadin chung với các thuốc khác
Khi sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau với thuốc Patrotadin cần hết sức thận trọng do thuốc có thể tương tác với một số loại thuốc khác, làm giảm hoạt tính của thuốc cũng như tăng tỷ lệ xảy ra các tình trạng không mong muốn như: thuốc có thể tương tác và làm tăng tác dụng của thuốc kháng đông do có chứa Paracetamol; tương tác với thuốc chống co giật làm ảnh hưởng đến gan; thuốc khi dùng chung với Quinidin có thể làm tăng nồng độ huyết thanh,… Do vậy, để đảm bảo an toàn, cũng như đem lại hiệu quả cao nhất khi sử dụng thuốc, trước khi dùng cần nói cho bác sỹ tất cả các loại thuốc đang sử dụng để hạn chế các tình trạng không mong muốn xảy ra.
Cách xử trí quá liều thuốc PATROTADIN
Một số biểu hiện cho thấy việc sử dụng thuốc quá liều có thể là: cảm giác chóng mặt, nhức đầu, khó thở; gặp các vấn đề về tiêu hóa như: buồn nôn, đau bụng,…, tim đập nhanh bất thường, cảm giác hồi hộp, khó thở,…và còn 1 số biểu hiện khác không được nói đến.
Khi gặp phải trường hợp này đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện gần nhất để được xử lý và cứu chữa kịp thời.