Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Spydmax tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu: Spydmax là thuốc gì? Thuốc Spydmax có tác dụng gì? Thuốc Spydmax có giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Thuốc Spydmax là thuốc gì?
Thuốc Spydmax thuộc nhóm thuốc có tác dụng chữa trị ký sinh trùng, kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm
Mỗi gói thuốc bột Spydmax có chứa:
- Gói Spydmax 0,75 M.IU: Spiramycin hàm lượng 750.000 IU (0,75 triệu đơn vị)
- Gói Spydmax 1,5 M.IU: Spiramycin hàm lượng 1.500.000 IU (1,5 triệu đơn vị)
Tá dược: Hương trái cây, Aspartam, Sorbitol powder, vừa đủ 1 gói thuốc bột.
TRÌNH BÀY:
- Spydmax0.75M.IU: Hộp 20 gói x 3g.
- Spydmax1.5M.IU: Hộp 20 gói x 5g.
Bảo quản: Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng
Thuốc sản xuất theo TCCS
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Thuốc Spydmax giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Giá thuốc Spydmax 1.5 M.IU là 86.000 đồng/hộp
Thuốc được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc.
Hiện nay thuốc đang được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh, giao hàng trên toàn quốc, đội ngũ dược sĩ tư vấn miễn phí.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm thuốc Spydmax tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Mời quý khách tham khảo một số thuốc tương tự tại nhà thuốc:
- Thuốc Rodogyl do công ty Aventis Intercontinental sản xuất
- Thuốc Domridon do công ty cổ phần Dược phẩm 2/9 – Nadyphar – VIỆT NAM sản xuất
- Thuốc Rovas 0.75M do CTCP Dược Hậu Giang (DHG Pharma) sản xuất
Tác dụng
Thuốc có thành phần chính là spiramycin với công dụng:
Spiramycin là kháng sinh và cũng là thuốc diệt ký sinh trùng macrolide . Nó có tác dụng chữa bệnh toxoplasmosis. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn trên vi khuẩn đang phân chia tế bào. Ở các nồng độ trong huyết thanh, thuốc có công dụng hạn chế khuẩn, nhưng khi đạt nồng độ ở mô thuốc có thể diệt khuẩn.
Tại những nơi khó kháng thuốc, Spiramycin có thể kháng nhiều loại vi khuẩn như: Các chủng Coccus, phần lớn chủng Gonococcus, 3/4 chủng Streptococcus, Enterococcus, một số chủng Mycoplasma và Toxoplasma cũng nhạy cảm với spiramycin.
Spiramycin không có hiệu quả trong việc điều trị cảm lạnh, cúm hoặc các chứng bệnh nhiễm trùng do virus.
Công dụng – Chỉ định
- Trị nhiễm trùng đường hô hấp đặc biệt là tai, mũi, họng, nhiễm trùng phế quản- phổi, nhiễm trùng da và sinh dục do các vi khuẩn nhạy cảm với spiramycin.
- Điều trị dự phòng viêm màng não do Meningococcus, khi có chống chỉ định với rifampicin.
- Dự phòng chứng nhiễm Toxoplasmabẩm sinh trong thời kỳ mang thai.
- Hóa dự phòng viêm thấp khớp cấp tái phát ở người bệnh dị ứng với penicillin
- Các bệnh nhiễm do vi khuẩn nhạy cảm:
– Viêm họng.
– Viêm xoang cấp.
– Bội nhiễm viêm phế quản cấp.
– Cơn kịch phát viêm phế quản mãn.
– Viêm phổi cộng đồng ở những người:
– không có yếu tố nguy cơ,
– không có dấu hiệu lâm sàng nặng,
– Nhiễm trùng da lành tính: chốc lở, chốc lở hóa của bệnh da, chốc loét, nhiễm trùng da-dưới da (đặc biệt viêm quầng).
– Nhiễm trùng miệng.
– Phòng ngừa viêm màng não do màng não cầu
Cách dùng – Liều dùng
Dùng uống. Nên uống thuốc lúc bụng đói để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Người lớn 2 – 3 lẩn/24 giờ. Có thể chia làm nhiều lẩn/ngày đối với nhiễm trùng nặng.
- Trẻ nhỏ và trẻ em: 3 lẩn/24 giờ
Điều trị dự phòng viêm màng não do các chủng Meningococcus:
- Người lớn: cứ 12 giờ một lần.
- Trẻ em: cứ 12 giờ một lần, trong 5 ngày.
Dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai: 9.000.000 lU/ngàỵ, chia làm nhiều lẩn uống trong 3 tuần, cứ cách 2 tuần lại cho liều nhắc lại.
Người bệnh dùng spiramycin phải theo hết đợt điều trị.
Hoặc theo hướng dẫn của Bác sĩ.
Chống chỉ định
Quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
Dị ứng với spiramycine.
Tác dụng phụ của thuốc Spydmax
Spiramycin rất ít khi gây các triệu trứng nghiêm trọng.
Thường gặp:
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu nếu dùng đường uống.
- Tại chỗ: Kích ứng tại chỗ tiêm.
Ít gặp:
- Người bệnh bị oải, bị chảy máu cam, toát mồ hôi, cảm giác bị ép ngực.
- Dị cảm tạm thời, loạn cảm, lảo đảo.
- Tiêu hóa: Viêm kết tràng cấp.
- Da: Ban da, mày đay.
Hiếm gặp:
- Bệnh nhân có phản ứng phản vệ, bội nhiễm, xuất huyết sinh dục.
Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
Người bệnh bị suy thận không bị ảnh hưởng bởi thuốc, nên không cần điều chỉnh liều dùng với những người bị bệnh về thận.
Đối với phụ nữ có thai và cho con bú:
Lúc có thai: Spiramycin có vào trong nhau thai nhưng ko gây ảnh hưởng đến thai nhi, không gây tai biến
Lúc nuôi con bú: Vì Spiramycine tác động, có rất nhiều trong sữa mẹ, nên khi bệnh nhân đang dùng thuốc không cho con bú.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Lưu ý khi phối hợp với Levodopa: ức chế sự hấp thu của carbidopa và giảm nồng độ levodopa trong huyết tương. Theo dõi và chỉnh liều levodopa cho hợp lí.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc
Quên liều: Bổ sung liều sớm nhất có thể, nếu gần với liều tiếp thì bỏ qua liều đã quên. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ
Quá liều: chưa có báo cáo quá liều, nếu có biểu hiện bất thường, đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành rửa dạ dày và điều trị triệu chứng
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.