Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Rovas 0.75M tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Rovas 0.75M là thuốc gì? Thuốc TirRovas 0.75M m có tác dụng gì? Thuốc Rovas 0.75M giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Rovas 0.75 M là thuốc gì?
Rovas 0.75 M thuộc nhóm kháng sinh macrolide dùng để điều trị bệnh toxoplasmosis và một số bệnh nhiễm trùng . Hộp thuốc gồm gồm 25 gói với thành phần chính là spiramycin hàm lượng 750000IU/gói và tác dược vừa đủ 1 viên gồm có: Đường trắng, PVP K30, đường sunett, methylcellulose, mùi dâu bột.
Thuốc Rovas 0.75 M giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Rovas 0.75 M được sản xuất tại công ty cổ phần dược Hậu Giang- DHG pharma. Hiện nay giá bán của Rovas 0.75 M là 21.000 đồng/hộp và thuốc được bán tại nhà thuốc Ngọc Anh giao hàng trên toàn quốc.
Giá thuốc có thể khác nhau đối với các công ty sản xuất khác nhau, hàm lượng khác nhau, nhập khẩu khác nhau.
Giá cả có thể chênh lệch một chút ở những nơi bán khác nhau. Hãy lựa chọn mua Rovas 0.75 M ở những nơi uy tín để tránh tình trạng mua phải thuốc giả không đảm bảo chất lượng.
Bạn có thể mua Rovas 0.75 M tại các nhà thuốc, quầy thuốc, phòng khám, bệnh viện hay đặt hàng online để tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Naphacogyl do công ty cổ phần Dược phẩm Nam Hà NAMHA sản xuất.
Thuốc Kitaro do công ty cổ phần dược phẩm SaVi – VIỆT NAM sản xuất.
Thuốc Cadirogyn do công ty TNHH US PHARMA USA Lô B1 – 10 sản xuất.
Tác dụng của Rovas 0.75 M
Spriramycin được chiết xuất từ môi trường nuôi cấy streptomycyes ambofaciens. Kháng sinh này được phân lập từ năm 1954 và đến năm 1955 được đưa vào sử dụng.
Tác dụng của spiramycin
Spiramycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolide gồm 16 C. kháng sinh này có tác dụng diệt vi khuẩn nhờ việc gắn vào tiểu phân 50S của ribosom từ đó ức chế sự tổng hợp nên protein của vi khuẩn.
Spiramycin có phổ tác dụng rộng trên cả vi khuẩn gram âm, vi khuẩn gram dương và một số vi khuẩn khác. Một số vi khuẩn gram dương chịu sự tác động của spiramycin như: cầu khuẩn, trực khuẩn (Staphylococcus-tụ cầu khuẩn, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus-liên cầu khuẩn, Clostridium perfringens …), một số vi khuẩn gram âm như: N.gonorrhoeae-lậu cầu, H.influenza- cầu trực khuẩn gram âm, Neisseria norrhoeae, Legionella pneumophila, Meningococcus … một số vi khuẩn khác như: mycoplasma,spirochetes, chlamydia, Toxoplasma…
Công dụng – Chỉ định
Với tác dụng ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn nên thuốc được bác sĩ chỉ định dùng trong các trường hợp nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản cấp, viêm phổi, viêm mũi…; nhiễm khuẩn da và nhiễm khuẩn đường sinh dục do các vi khuẩn nhạy cảm gây nên.
Với tác dụng trên vi khuẩn Meningococcus nên thuốc còn được bác sĩ hỉ định dùng trong các trường hợp dự phòng viêm màng não khi bệnh nhân bị chống chỉ định với rifampicin.
Với tác dụng trên Toxoplasma nên thuốc còn được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kì mang thai.
Ngoài ra thuốc còn được sử dụng thay thế penicillin cho những người bị mẫn cảm dị ứng với penicillin trong điều điều trị hoặc phòng ngừa tái phát viêm khớp cấp, viêm tai giữa,
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng
Thuốc dược bào chế ở dạng bột pha và được dùng đường uống. Bạn nên lấy một cốc nước vừa đủ pha với thuốc và chú ý khuấy đều để thuốc được tan ra và hấp thu tốt hơn.
Bạn nên uống thuốc với một lượng nước vừa đủ, uống sau khi ăn và uống và uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều dùng
Liều dùng có thể thay đổi tùy thuộc vào lứa tuổi, cân nặng và tình trạng bệnh lí mắc phải.
Khi sử dụng thuốc để điều trị nhiễm khuẩn cho người lớn thì sử dụng với liều dùng là 2-4 viên/lần và ngày uống 3 lần.
Khi sử dụng thuốc để điều trị nhiễm khuẩn cho trẻ nhỏ và trẻ em thì sử dụng với liều dùng là 150.000 UI/kg /24 ngày và chia ra ngày uống 3 lần.
Khi sử dụng thuốc để điều trị dự phòng viêm màng não do các chủng Meningococcus thì người lớn sử dụng với liều dùng là 4 viên/lần và ngày uống 2 lần còn trẻ em sử dụng với liều dùng tính theo cân nặng của trẻ là 75000UI/kg/lần và ngày uống 2 lần suy trì uống liên tục trong 5 ngày.
Khi sử dụng thuốc để dự phòng nhiễm Toxoplasma bẩm sinh trong thời kỳ mang thai thì sử dụng với liều dùng là 12 viên/ngày và chia ra uống nhiều lần trong ngày, sử dụng liều nhắc lại: khoảng 2 tuần cho một liều nhắc lạị để dự phòng.
Bạn có thể tham khảo ý kiến của các sĩ về các liều dùng cho các bệnh khác, từng lứa tuổi đặc biệt là trẻ nhỏ và nghe tư vấn của bác sĩ để có liều dùng hợp lí nhất.
Tác dụng phụ của thuốc Rovas 0.75 M
Khi sử dụng thuốc bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn liên quan đến tiêu hóa do kháng sinh làm ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến tiêu chảy, khó tiêu và buồn nôn, nôn, đây là các tác dụng phụ thường gặp. bệnh nhân có thể gặp tình trạng viêm kết tràng cấp nhưng tác dụng này ít gặp hơn.
Một số báo cáo cho thấy một số bệnh nhân sau khi sử dụng thuốc có một số tác dụng không mong muốn liên quan đến các phản ứng dị ứng như: ban, ngoại ban và mề đay có thể là do dị ứng với một số thành phần có trong thuốc.
Một số bệnh nhân có báo cáo gặp phải các tác dụng không mong muốn toàn thân như: mệt mỏi, đổ mồ hôi, phản vệ, bội nhiễm tuy nhiên acsc tác dụng phụ này thường ít và hiếm gặp hơn.
Các tác dụng phụ không xảy ra với tất cả các trường hợp dùng thuốc mà xảy ra với một số trường hợp nào đó. Bạn nên báo cáo cho bác sĩ về các tác dụng mong muốn mình gặp phải khi sử dụng thuốc và đên các cơ sở ý tế gần nhất để được xử lí kịp thời.
Chống chỉ định
Rovas 0.75 M được chống chỉ định với tất cả các bệnh nhân có tiền sử bị nhạy cảm hay quá mẫn với thành phần spiramycin nói riêng, các macrolide nói chung và các thành phần khác của thuốc.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Rovas 0.75 M
Cần chú ý sử dụng thuốc cho các bệnh nhân bị suy gan do có thể gây độc cho gan, hiệu chỉnh liều dùng nếu cần. Đồng thời bạn cần theo dõi các chức năng gan đối với các bệnh nhân suy gan và chức năng thận đối với người già.
Cần chú ý đọc kĩ các thành phần của thuốc để tránh các dị ứng có thể xảy ra, nếu có dị ứng với thành phần của thuốc cần báo cáo ngay cho bác sĩ để tìm thuốc thay thế.
Đối với phụ nữ cho con bú: spiramycin có thể được bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ cao và có thể dẫn đến một số tác dụng không mong muốn cho con. Bạn không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ dẫn của bác sĩ và cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc để cân nhắc mặt lợi và mặt hại của thuốc trước khi sử dụng, dùng thuốc khi ngừng cho con bú hoặc không dùng thuốc khi cho con bú.
Đối với phụ nữ có thai: spiramycin có thể đi qua hàng rào nhau thai tuy nhiên không gây tai biến trên thai nhi. Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ khi sử dụng để cân nhắc mặt lợi và mặt hại khi sử dụng thuốc.
Lưu ý khi sử dụng chung với các thuốc khác
Rovas 0.75 M làm giảm tác dụng của các thuốc chống thai nên cần chú ý khi sử dụng và có thể lựa chọn các cách tránh thai khác bởi vì spiramycin có thể ảnh hưởng đến các vi khuẩn hệ đường ruột do đó nó sẽ làm giảm các enzyme tham gia chu trình gan ruột từ đó làm tăng thải trừ các thuốc tránh thai và giảm tác dụng của nó.
Khi sử dụng đồng thời spiramycin với một số thuốc như: terfenadine, cisapride, astemizole sẽ tăng nguy cơ mắc rối loạn tâm thất vì vậy cần chú ý khi sử dụng thuốc để tránh tương tác không mong muốn có thể xảy ra.
Khi sử dụng đồng thời Fluphenazine với spiramycin sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải chứng loạn trương lực cơ cấp tính vì vậy cần chú ý theo dõi khi sử dụng hoặc có thể không dùng đồng thời 2 thuốc với nhau.
Bạn nên thông báo cho bác sĩ về bất kì thuốc nào bạn đang sử dụng để biết được các tương tác thuốc có thể xảy ra.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Rovas 0.75 M
Cần lưu ý khi sử dụng thuốc để tránh tình trạng quá liều. Nếu có các biểu hiện quá liều cần dừng thuốc và đưa bệnh nhân đến cơ sở ý tế để được xử lí và điều trị kịp thời.
Nếu bệnh nhân quên liều bệnh nhân nên uống càng sớm càng tốt tuy nhiên nếu khoảng thời gian gần đến lần uống tiếp theo thì nên bỏ qua liều đó vì có thể hay ra hiện tượng quá liều và uống liều tiếp theo như bình thường.
Bạn có thể đặt báo thức hay ghi nhớ bằng điện thoại về lịch hay thời gian tiêm thuốc để đến các cơ sở ý tế, bệnh viện tiêm đúng hạn.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn một cách phù hợp nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.