Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Sinemet tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Sinemet là thuốc gì? Thuốc Sinemet có tác dụng gì? Thuốc Sinemet giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Sinemet là thuốc gì?
Sinemet là một sản phẩm của công ty Merck Sharp & Dohme, là thuốc dùng trong điều trị Parkison, với 2 hoạt chất là carbidopa, levodopa. Một viên nén Sinemet loại 25 mg / 250 mg có các thành phần:
Hoạt chất Carbidopa có hàm lượng 25 mg
Hoạt chất Levodopa có hàm lượng 250 mg
Tá dược bao gồm các loại tinh bột, indigotine E – 132, cellulose vi tinh thể, Mg stearat vừa đủ 1 viên.
Ngoài ra, thuốc Sinemet còn có các dạng bào chế 10 mg / 100 mg, 25 mg / 100 mg, hoặc 12,5 mg / 50 mg.
Thuốc Sinemet giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Một hộp thuốc Sinemet 25 mg / 250 mg có 3 vỉ, mỗi vỉ 10 viên nén, được bán phổ biến tại các cơ sở bán thuốc trên toàn quốc. Giá 1 hộp vào khoảng 450.000 vnđ, hoặc có thể thay đổi tùy vào từng nhà thuốc.
Viên nén Sinemet là thuốc bán theo đơn, bệnh nhân mua thuốc cần mang theo đơn thuốc của bác sĩ.
Cần liên hệ những cơ sở uy tín để mua được sản phẩm tốt nhất, tránh thuốc kém chất lượng.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thuốc Syndopa 275 do Công ty SUN PHARMACEUTICAL INDUSTRIES LTD sản xuất.
Thuốc Danapha Trihex 2 do công ty cổ phần dược Danapha sản xuất.
Thuốc Sinemet có tác dụng gì?
Với 2 dược chất là carbidopa, levodopa, viên nén sinemet mang đầy đủ những tác dụng dược lý của cả 2 chất này.
Levodopa: là tiền chất của dopamin, dùng trong điều trị Parkison. Parkinson gây ra do thiếu hụt dopamin (Dopamin là chất cần thiết cho điều hòa trương lực cơ), có biểu hiện là run chi. Sau khi qua được hàng rào máu – não sẽ chuyển thành dopamin, sau đó mới phát huy tác dụng.
Tuy nhiên, một mình dược chất levodopa là chưa đủ bởi bản thân chất này không thể đi qua hàng rào máu não mà cần thêm một chất ức chế enzym decarboxylase mới giúp levodopa đi qua hàng rào và vào não, đó chính là carbidopa. Chính vì vậy, thuốc Sinemet kết hợp 2 chất này với nhau. Carbidopa-levodopa là một sự kết hợp hữu hiệu, không chỉ hỗ trợ vai trò của nhau trong điều trị mà còn làm giảm liều của levodopa, từ đó giảm tác dụng bất lợi của chất này.
Công dụng – Chỉ định
Sinemet được dùng phổ biến nhất trong điều trị bệnh parkison, cải thiện được các triệu chứng của bệnh này (đi đứng khó khăn, quay đầu khi đang đi khó, chân tay run cứng, cử động chậm chạp,…); hội chứng parkinson do nhiều nguyên nhân (sau viên não, sau nhiễm độc Mn hay nhiễm độc CO).
Cách dùng – Liều dùng
Cách dùng: thuốc dùng đường uống, uống viên nén với nước lọc hoặc nước sôi để nguội. Hạn chế dùng thuốc đồng thời với các thực phẩm chứa nhiều sắt; hạn chế rượu và các thức uống có cồn vì sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. Chú ý bắt đầu từ liều ban đầu thấp nhất có tác dụng
Liều dùng:
Liều dùng khởi đầu: có thể dùng viên nén 10 mg / 100 mg với liều 1 viên / lần / ngày, ngày 3 – 4 lần; dùng viên nén 25 mg/ 100 mg với liều 1 viên / lần / ngày.
Liều duy trì: mỗi ngày tối đa 70 đến 100 mg carbidopa / 280 đến 400 mg levodopa.
Đối với người đang dùng levodopa đơn lẻ sau đó chuyển sang dạng kết hợp: chuyển sang dạng kết hợp sau ít nhất 8 giờ ngừng dạng đơn lẻ. Hỏi ý kiến bác sĩ để có thể có tư vấn liều dùng chính xác nhất trong trường hợp này.
Chống chỉ định
Sinemet chống chỉ định dùng đồng thời với các thuốc chống trầm cảm IMAO.
Chống chỉ định trong các trường hợp: glaucom góc hẹp; bệnh nhân tổn thương da nghi ngờ hoặc cỏ tiền sử u melanin; bệnh nhân có rối loạn tâm thần mức độ nặng.
Không dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú vì không đủ dữ liệu về an toàn.
Tác dụng phụ của thuốc Sinemet
Sử dụng thuốc sinemet có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như lo âu, mệt mỏi, ảo giác, loạn động; có thể trong trạng thái kích thích thần kinh hoặc trầm cảm. Tác dụng phụ trên tiêu hóa có thể gặp là nôn, khó nuốt. Ngoài ra còn một số tác dụng phụ trên tim mạch như loạn nhịp, hạ huyết áp thế đứng, hồi hộp. Bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng nhìn mờ khi sử dụng thuốc này.
Các tác dụng phụ như loét tá tràng, bí tiểu, nước tiểu đục hay thở nhanh, chảy nước mũi cũng có thể gặp phải nhưng tần suất ít hơn. Một số tác dụng không mong muốn trên thần kinh- cơ: yếu cơ, nhức đầu, rụng tóc, chảy máu sau mãn kinh,…
Nếu bệnh nhân gặp phải các triệu chứng trên hoặc bất cứ biểu hiện bất thường nào cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn giảm liều hoặc có hướng dẫn phù hợp nhất.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Sinemet
Cần chú ý theo dõi chặt chẽ đối với bệnh nhân khi giảm liều đột ngột. Parkinson là bệnh tiến triển từ từ nên cần đánh giá tình trạng bệnh (trên các hệ cơ quan: gan, tim mạch, tạo máu) để hiệu chỉnh liều phù hợp.
Thận trọng khi dùng trên những người có tiền sử nhồi máu cơ tim; người loạn nhịp tim có di chứng; bệnh nhân trầm cảm, loạn thần; những người bệnh nặng trên tim mạch, gan, thân, nội tiết, hô hấp; thận trọng những người có lét trên tiêu hóa.
Thuốc có thể gây ra hội chứng cai thuốc, vì vậy cần giảm liều từ từ.
Chỉ sử dụng trên phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú khi đã cân nhắc lợi ích – nguy cơ.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Tránh sử dụng sinemet với các thuốc có tác dụng đối kháng với levodopa như methyldopa, diapezam, clonazepam, isoniazid
Một số thuốc làm giảm hấp thu sinemet như biperiden, muối sắt, thuốc gây mê toàn thân,… cần thận trọng khi dùng chung.
Một số thuốc làm giảm tác dụng của sinemet: phenytoin, papaverin, butyrophenon
Sinemet làm tăng tác dụng hạ huyết áp của một số thuốc điều trị tăng huyết áp, cần hiệu chỉnh liều cho phù hợp
Cách xử trí quá liều và quên liều thuốc Sinemet
Quá liều: quá liều sinemet gây tăng chứng loạn động và tăng các tác dụng bất lợi của levodopa. Thuốc được dùng xử trí trong trường hợp này là Pyridoxin. Ngoài ra có thể rửa dạ dày hoặc các biện pháp hỗ trợ khác. Cần theo dõi trên tim mạch các biểu hiện loạn nhịp, điện tâm đồ; truyền dịch tĩnh mạch. Bệnh nhân cần báo với bác sĩ, dược sĩ để được hướng dẫn xử trí phù hợp.
Quên liều: tránh quên liều; nếu quên liều, bệnh nhân cần bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo.