Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Trà Ruton tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này nhà thuốc Ngọc Anh xin được trả lời cho các bạn câu hỏi: Trà Ruton là thuốc gì? Trà Ruton có tác dụng gì? Trà Ruton giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.
Trà Ruton là thuốc gì?
Thuốc Trà Ruton là thuốc có tác dụng trị các bệnh giãn tĩnh mạch, táo bón, mụn nhọt, dị ứng, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, cải thiện chức năng não bộ có thành phần chính là:
- Diếp cá (Herba Houttuyniae cordatae) với hàm lượng 915 mg;
- Nụ hoa hòe (Flos Styphnolobii japonici imaturi) với hàm lượng 540 mg;
- Cúc hoa vàng (Flos Chrysanthemi indici) với hàm lượng 45 mg;
Ngoài ra còn có một số tá dược (Natri carboxymethyl cellulose, Natri benzoate) thêm vào vừa đủ 1 túi lọc 1,5g.
Dạng bào chế: Trà túi lọc.
Quy cách đóng gói: Mỗi hộp thuốc Trà Ruton có 24 túi, mỗi túi 1,5g.
Bảo quản thuốc Trà Ruton ở nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa tầm với của trẻ em.
Thuốc Trà Ruton giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Thuốc Trà Ruton do Công ty cổ phần Dược phẩm OPC sản xuất dưới dạng trà túi lọc, đóng hộp, mỗi hộp chứa 24 túi, mỗi túi 1,5g.
Hiện nay trên thị trường, thuốc Trà Ruton được cung cấp bởi nhiều nhà thuốc, quầy thuốc và các trung tâm thuốc. Vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng tìm và mua được thuốc Trà Ruton ở khắp mọi miền tổ quốc với giá mua có thể dao động khác nhau tùy vào cơ sở bán thuốc.
Hiện tại, nhà thuốc Ngọc Anh có bán Trà Ruton, với giá thị trường là: 31.500 VNĐ/ hộp chứa 24 túi, mỗi túi 1,5g.
Một điểm lưu ý: hãy tìm các cơ sở uy tín để chọn và mua được loại thuốc tốt nhất và đảm bảo chất lượng, đề phòng mua nhầm hàng giả, hàng nhái.
Thuốc Trà Ruton là thuốc không kê đơn, nhưng bạn vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Tham khảo một số thuốc tương tự:
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Helaf do Công ty dược phẩm Hậu Giang sản xuất.
Cốm táo bón Fibo fast do CÔNG TY TNHH MEDISTAR VIỆT NAM sản xuất.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zinlacto do MELIPHAR – CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM MÊ LINH sản xuất.
Tác dụng của thuốc Trà Ruton
Thuốc Trà Ruton phối hợp các loại thảo dược đã được sử dụng lâu đời trong dân gian: diếp cá, nụ hoa hòe, cúc hoa vàng.
Diếp cá có thành phần hóa học là: dẫn xuất aldehyd và ceton (3- oxododecanal, l-decanal, l- dodecanal, methyl-n-nonyl ceton,…), các terpen (camphen, α-pinen, myrcen, linalol, limonen,…), các alcaloid (Aristolactam A, Aristolactam B, piperolactam A, Norcephara-dione B, splendidine, cepharadione B,…), flavonoid (quercitrin, quercetin – 3 – O – beta – D – glucopyrannoside), β-sitosterol, acid capric, benzamid, acid hexadecanoic, vitamin K,…Theo y học cổ truyền (YHCT) có tác dụng: thanh nhiệt, giải độc bài nùng, tiêu thũng. Theo dược lí hiện đại có tác dụng: kháng khuẩn rộng trên các loài vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu tan huyết, trực khuẩn bạch hầu, xoắn khuẩn leptospira, một số loài nấm, virus cúm; tăng cường khả năng miễn dịch: lợi tiểu, chống viêm; dịch chiết diếp cả chích vào ổ bụng chống được các cơn ho.
Nụ hoa hòe có thành phần hóa học là: flavonoid (rutin – thành phần chủ yếu có thể đạt tới 34% dược liệu khô), sophoradiol, bertulin, sophorin A, sophorin B và sophorin C. Theo YHCT hoa hòe có tác dụng: lương huyết, chỉ huyết, thanh can tả hỏa. Theo dược lí hiện đại có tác dụng: cầm máu (tác dụng tăng lên khi sao khan), làm giảm tính thấm mao mạch và tăng độ bền thành mạch; tác dụng hạ huyết áp, làm hưng phấn nhẹ tim ếch cô lập; tác dụng kháng viêm trên viêm khớp ở chuột thực nghiêm; rutin làm giảm tỉ lệ chết của chuột do nhiễm phóng xạ; rutin cũng làm giảm mức độ tổn thương do đông lạnh thực nghiệm; chống tiêu chảy ở thỏ thực nghiệm.
Cúc hoa vàng có thành phần hóa học là: carotenoid (chrysanthemoxanthin), tinh dầu (sabinen, pinen, myrcen, terpinen, p-cymen, cineol, chrysanthenon, chrysanthetriol, borneol, linalyl acetat, bornyl acetat, cadinen,…), các sesquiterpen (angeloyl cumambrin B, arteglasin…), các flavonoid (acaciin, galactopyrianosid acacetın, chrysanthemin, glucopyranosid,), các acid amin (cholin, adenin, stachydrin), sitosterol, indicumenon, sesamin, Vitamin A. Theo YHCT cúc hoa vàng có tác dụng: tán phong thấp, giải độc, thanh nhiệt, làm sáng mắt. Theo dược lí hiện đại có tác dụng: kháng khuẩn (ức chế tụ cầu trùng vàng, liên cầu tan huyết beta, trực khuẩn thương hàn, lỵ trực khuẩn sh. sonnei), điều trị huyết áp cao.
Công dụng – Chỉ định
Thuốc Trà Ruton có công dụng: lợi tiểu, nhuận tràng, giảm tình trạng giãn tĩnh mạch, thanh nhiệt, giải độc, trị dị ứng, mụn nhọt, làm bền thành mạch, hạ huyết áp, cầm máu.
Thuốc Trà Ruton được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp:
- Trị các chứng liên quan đến tình trạng giãn tĩnh mạch: nặng chân, nổi tĩnh mạch chân tay, trĩ nội, trĩ ngoại.
- Lợi tiểu, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, trị táo bón, mụn nhọt, dị ứng (mề đay, mẩn ngứa,…).
- Làm bền thành mạch, phòng chống vỡ mao mạch, xuất huyết não ở người cao tuổi, trị các chứng liên quan đến giãn tĩnh mạch: nặng chân, giãn nổi tĩnh mạch chân tay, trĩ (bao gồm cả trĩ ngoại và trĩ nội).
- Làm hạ huyết áp, hỗ trợ điều trị cao huyết áp, cầm máu trong các trường hợp xuất huyết.
Cách dùng – Liều dùng
Liều dùng:
- Dùng làm đồ uống hàng ngày: 2 – 4 mỗi ngày.
- Dùng để trị bệnh: 6 – 8 túi mỗi ngày.
Cách dùng: Thuốc Trà Ruton ở dạng trà túi lọc nên được dùng theo đường uống. Xé vỏ giấy ngoài túi trà, cho vào cốc nước sôi, chứa khoảng 100 – 150ml, khoảng 3 – 5 phút là dùng được, bạn có thể uống không, hoặc thêm đường chanh, tùy thích. Bạn có thể dùng Trà Ruton thường xuyên hàng ngày. Nếu dùng Trà Ruton để điều trị bệnh, bạn nên pha đặc gấp đôi, nghĩa là giảm lượng nước đi một nửa, hoặc với thể tích 100 – 150ml bạn pha 2 túi trà.
Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Trà Ruton cho người có tiền sử mẫn cảm với diếp cá, cúc hoa vàng, nụ hoa hòe hoặc bất kì thành phần nào có trong thuốc kể cả tá dược.
Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Trà Ruton
- Thận trọng khi dùng Trà Ruton cho bệnh nhân bị mất nước, vì thuốc có tác dụng lợi tiểu có thể làm tăng tình trạng mất nước.
- Thận trọng khi dùng Trà Ruton cho bệnh nhân hạ huyết áp cì thuốc có tác dụng hạ huyết áp, có thể làm nặng hơn tình trạng hạ huyết áp của bệnh nhân.
- Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ theo chỉ định, không tự ý tăng hay giảm lượng thuốc uống để nhanh có hiệu quả.
- Nếu bạn có bệnh mạn tính cần phải dùng thuốc kéo dài như bệnh tim mạch, bệnh phổi, gan, thận, dị ứng… hãy cho bác sĩ biết để được tư vấn và điều chỉnh liều dùng Trà Ruton nếu cần thiết.
- Trong thời gian điều trị, bệnh nhân cần hạn chế tối đa các loại thức ăn hay đồ uống có chứa cồn hoặc chất kích thích.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi quyết định ngừng điều trị bằng thuốc
Lưu ý:
- Với các thuốc Trà Ruton hết hạn sử dụng hoặc xuất hiện các biểu hiện lạ trên thuốc như mốc, đổi màu thuốc, chảy nước thì không nên sử dụng tiếp.
- Tránh để thuốc ở những nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc nơi có độ ẩm cao.
- Không để thuốc gần nơi trẻ em chơi đùa, tránh trường hợp trẻ em có thể nghịch và vô tình uống phải.
- Tốt nhất nên thận trọng nếu đang cân nhắc sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang trong thời gian cho con bú. Để có quyết định chính xác, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc Trà Ruton
- Thuốc có nguồn gốc thảo dược nên rất an toàn, chưa thất có báo cáo về tác dụng phụ của thuốc.
- Tuy nhiên, nếu bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ trên da như ngứa ngáy, nổi ban đỏ thì nên ngừng thuốc và xin thêm ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc dược sĩ tư vấn.
- Bệnh nhân cần thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Trà Ruton.
Lưu ý khi sử dụng chung với thuốc khác
Không nên phối hợp Trà Ruton với các thuốc có cùng công dụng như thuốc hạ huyết áp, thuốc lợi tiểu, nhuận tràng vì có khả năng làm tăng tác dụng của cả 2 thuốc, dẫn đến các dụng quá mức.
Trà Ruton khi vào cơ thể, có thể xảy ra tương tác với một số thuốc dùng đường uống khác, ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc đó cũng như có thể làm tăng nguy cơ và mức độ của tác dụng phụ.
Điều cần làm là bệnh nhân hãy liệt kê các thuốc hoặc thực phẩm chức năng đang sử dụng vào thời điểm này để bác sĩ có thể biết và tư vấn để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
Cách xử trí quá liều, quên liều thuốc Trà Ruton
Triệu chứng: Chưa có báo cáo về tình trạng quá liều. Khi uống quá liều thuốc, bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng bất thường trên gan, tim, thận, tiêu hóa, thần kinh giống tác dụng không mong muốn của thuốc.
Xử trí: Theo dõi nếu các triệu chứng là nhẹ; nhưng cần đề phòng với sốc phản vệ vì thường có diễn biến rất nhanh, nguy hiểm. Bệnh nhân cần được chuyển ngay đến bệnh viện để có hướng xử trí an toàn.
Quên liều: Nếu liều quên chưa cách quá xa liều dùng đúng thì bệnh nhân nên uống bổ sung ngay liều đó. Trong trường hợp thời gian bỏ liều đã quá lâu thì bệnh nhân nên uống liều tiếp theo như bình thường và duy trì tiếp tục.
Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.